1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2022

181 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2022
Tác giả Vũ Quang Ngọc
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Bớch Hạnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 45,88 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nếu so với ba nước đối tác chiến lược toàn diện làNga, Trung Quốc và Hàn Quốc thì quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ chưa được dé ý và biết đến nhiều, dù quan hệ Việt Nam - An Đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Vũ Quang Ngọc

QUAN HỆ KINH TE VIỆT NAM - AN ĐỘ

TỪ NĂM 2007 ĐÉN NĂM 2022

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOANHọc viên xin cam đoan luận văn Quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ từ năm

2007 đến năm 2022 là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi, khôngsao chép hay trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác, được thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS Trương Thị Bích Hạnh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội

Luận văn được thực hiện bằng các dẫn chứng và số liệu trung thực, đảm bảotính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo, bao gồm các phụ lục có nguồn

sốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng và có bản sao chụp, lưu trữ đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cảm đoan này!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Vũ Quang Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử, Trường Dai học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành chương trìnhCao học và Luận văn Cao học Lịch sử này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập, nghiên cứu và giúp tôi có những định hướng đúng đắn trong thời gian

thực hiện đề tài Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất đến TS TrươngThị Bích Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn tất luận văn này cũng như đưa ranhững góp ý quý báu về định hướng học tập và phát triển nghiên cứu trong tương

lai.

Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về tư liệu từ các

chuyên gia, nhà nghiên cứu của: Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Viện

Nghiên cứu Ấn Độ và Tập Nam A; Trung tâm văn hoa Swami Vivekananda, Dai sứ

quán An Độ ; các cán bộ của Cục Xuất nhập khâu, Bộ Công Thương Nguồn tư

liệu đã giúp luận văn có thêm nhiều luận chứng vững chắc và số li ệu quan trọng,

góp phần làm sáng tỏ các nội dung của đề tài Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn

sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên

cứu và hoàn thiện luận văn này.

Lich sử quan hệ Việt Nam - An Độ nói chung còn rất nhiều van đề phải timhiểu Trong khi đó, luận văn mới chỉ tiếp cận ở góc độ hợp tác kinh tế, được giớihạn trong khoảng thời gian cụ thé (2007 — 2022) nên còn nhiều hạn chế và thiếu

xót Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý, bé sung từ các thay, cô, bạn bè và những

người quan tâm tới van dé này dé giúp tôi tiếp tục hoàn thiện và phát triển hướng

nghiên cứu của mình trong thời gian tới Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Vũ Quang Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG o5 c<csssseeexetsteeeeeststeersrsrrersrsrrerersrserersrsre 3DANH MỤC BIEU ĐỒ - 7< +cc<+<+cseseeEeteEeEetrtrersrsrsrsrsrrrrrrrrerersre 4DANH MỤC VIET TÁTT 5-5 =<c+s+zczEzEEsteEeersrzteererzrzteersrsrzersrsrrere 5

1 LY do Chon dé 1: 001088" 6

2 Lich sử nghiên cứu vấn GC ccscssssssessessssssessessessssssessessssssssessessessssssesseesssenseseeees 7

3 Mục tiêu và nhiệm vu nghién CỨU do 6 56 S969 9 95 9559905896 958956 14

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên €ứu - 2s s+ssss+sse+ssEssessessesserssessex 14

5 Phương pháp nghiiỀn CỨU - << << 5 49.99 1.0010 3 09 005656 15

6 Đóng góp mới của luận VĂẶNI d- 5< 5< 5 9 9 0 000 000900 16

7 Bố cục của luận văn - e2 s< se ©ss©ss£EseEssEvsExseEseEsstksersersersserserserssrssee 16

Chương 1: NHUNG NHÂN TO TÁC DONG DEN QUAN HỆ KINH TE VIỆT

NAM - AN ĐỘ TỪ NĂM 2007 DEN NAM 2022 s<<c<c<czexexsrs 17

1.1 Bối cảnh thế giới và khu Vực 5-5 << s2 se se se sessessessessesersersersee 17BAN (701.015 1 ng eee 17

Na nen he ố 34

1.3.2 GU nanan 39

IhA/.1.— 40

Tiểu kết chương 1 << s°s°s£ s£ sSsSs£S£ES£ES£EsEs£Es£EsESseSsexEseEserssersersere 43

Chương 2: QUAN HỆ KINH TE GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TỪ NĂM

2007 DEN NĂM 2015 <<+c+k++skEESEkEEEkskEEksrrkkrrerrkrerre 442.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam và Án Độ trong hợp tác phát triểnkinh tế những năm 2007 - 2()15 2-5 2s s©s£©ss£ss£EseEssEssexserserssrsser 442.1.1 Chủ trương, chính sách của Viet ÏNGHH - S- 5S siseerseereersrerree 44

Trang 6

2.3 Nhận xĩt quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ từ năm 2007 đến năm 2015 67

Tidur Ket ChUONG 2 72

Chương 3: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - AN ĐỘ TỪ NAM 2016 DEN

NAM 62 — ,,Ô 73

3.1 Những nhđn tố mới tâc động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ những

1.0211 10 73

B11 Tinh hinh thĩ gibi nẽố ẽe nee 73

3.1.2 Tinh hinh KAU Vc 766A 75

3.1.3 Thuận lợi vă thâch thức đến từ hai nước Việt Nam vă Ấn Độ 71

3.2 Chủ trương, chính sâch của mỗi nước trong phât triển quan hệ kinh tế

Việt Nam - An Độ những năm 2016 - 2(J22 2-2 se ssssvsseessrssessess 863.2.1 Chủ trương, chính sâch của Viet NGIH 5S SScSSsseisserrersserrrerrres 86

3.2.2 Chủ trương, chính sâch của Ấn DO cececcescessesseesvessesseessessessesseessessessesssessesseeseess 92

3.3 Quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ từ năm 2016 đến năm 2022 trín một số

TIM VỤCC - <5 << 5 %9 99.90 0 000.0090.004 0 0400.0009 5004.0004600 8000 95 3.3.1 THƯƠNG THẠI ST HH TT TT HH HH Hă Hệ 95

3.3.2, ¡nan nn.VỤ.AẶ, 100

3.3.3 ViỆN FỢ 55 55c SE CS 2212211221221 11.1 1111eere 110

3.4 Nhận xĩt quan hệ kinh tế Việt Nam - Ân Độ từ năm 2016 đến năm 2022 112

Tiểu kết chương 2 - s- 5s s£ s©Sss£Es£Es£EsEE3ES4 E342 se sEEsEssessesersersee 119can ~ ẴẴ,ÔỎ 120

TĂI LIEU THAM KHẢO 5-5 <c+c+c+ses+s£sesesezeeezezeeeeersrsrsrseszxe 123

PHU LUC 22 138

Trang 7

DANH MỤC BANGBảng I.1 Giá trị thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1991 đến năm

Bảng 2.3 Danh mục các mặt hàng Việt Nam xuất khâu sang An Độ từ năm 2007

6071020 5177 ` 60

Bảng 2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Ấn Độ vào Việt Nam từ năm 2007

én nm 1S - 62

Bang 3.1 Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - An Độ từ năm 2016 đến

Bảng 3.2 Tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam - An Độ từ năm 2016 đến

năm 2022 c c2 299 SH HH TH TT nh nh ng nà nh ni nh 99

Bang 3.3 Pau tu truc tiép nước ngoài (FDI) của Ấn Độ vào Việt Nam từ năm 2016đến năm 2022 1139222211 11132 1111111111111 1 11111101111 khu 102Bang 3.4 Cơ cau các ngành đầu tư của An Độ tại Việt Nam đến năm 2020 (lũy kếđến ngày 20/10/2020) -L c1 1122211111221 111 11511111 215111111 5x ve 103

Trang 8

DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 1.1 Giá trị xuất - nhập khâu hang hóa Việt Nam - An Độ từ năm 1991 đến

Biểu đồ 1.2 Tăng trưởng kim ngạch song phương Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2000

Trang 9

DANH MUC VIET TAT

Asia-Pacific Economic Cooperation

Dién dan Hop tac kinh té chau A - Thai Binh Duong

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

Đảng Cộng sản Việt Nam Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quick Impact Projects

Dự án Tác động nhanh World Trade Organization

Tổ chức Thuong mai thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiNăm ở phía đông của bán đảo Đông Dương - trung tâm của Đông Nam Á vàkhu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam sở hữu vị trí địa - chính trị, địa -

chiến lược cực kỳ quan trọng trên bản đồ thế giới, kết nối quá trình giao thương từ

Ấn Độ Duong sang Thái Bình Dương, giữa chau A với châu Âu và châu Mỹ: “Việr

Nam là cầu nối trên dat liền giữa phan lớn nhất của lục dia A, Au với khu vực Dong

Nam A, da sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hànhlang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thé giới

di qua vùng biển này" [117] Sở hữu vi trí thuận lợi nên xuyên suốt quá trình lịch sử

của dân tộc, Việt Nam liên tục phải đề phòng, cảnh giác, đấu tranh ngăn chặn sự

nhăm nhe xâm lược của các thế lực thù địch Bên cạnh việc đấu tranh vũ lực, công

tác ngoại giao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc độc lập,

chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thô

Hiện nay, khi thế giới đang chuyền mình nhờ quá trình hội nhập mạnh mẽ, cácquốc gia trên thé giới tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhằm thắt chặt tình

hữu nghị, sự liên kết giữa các dân tộc Không nằm ngoài xu thế chung, Việt Nam

trong thời gian qua cũng liên tục củng cố, day mạnh hợp tác với các nước, vùnglãnh thổ trong khu vực và trên thế giới Trong đó, kinh tế là một trong những khíacạnh hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với đối tác Cho đến nay, Việt Nam có quan

hệ ngoại giao với 189 nước, quan hệ kinh tế với hon 221 thị trường nước ngoài, trởthành thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), diễn đàn Hợp tác Kinh tếkhu vực châu A — Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO)

Trong số các đối tác của Việt Nam, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các

Đối tác Chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ) là vấn

đề cần đặc biệt quan tâm Đây là những quốc gia có mối quan hệ mật thiết trong tiếntrình lịch sử của Việt Nam đồng thời có khả năng hợp tác toàn diện trên nhiêu lĩnh

Trang 11

vực Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Việt

Nam và các nước này Tuy nhiên, nếu so với ba nước đối tác chiến lược toàn diện làNga, Trung Quốc và Hàn Quốc thì quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ chưa được dé

ý và biết đến nhiều, dù quan hệ Việt Nam - An Độ còn rất nhiều dư địa phát triển.Trong bối cảnh chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu đang được tái cơ cấu, ViệtNam và An Độ đang trở thành các trung tâm sản xuất mới của khu vực thì quan hệViệt Nam - An Độ, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng

cố, mở rộng trong những tương lai

Do đó, việc tìm hiéu, nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ,đặc biệt là quan hệ kinh tế là yêu cầu quan trọng, nhằm làm sáng tỏ hoạt động hợp

tác kinh tế giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh kê từ khi hai nước thiết lập quan hệ

Đối tác Chiến lược (2007) đến năm 2022

Vì những lý do trên đây, học viên chọn đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Án

Độ từ năm 2007 đến năm 2022” làm Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Án Độ đã và đang trở thành đề tài được giới

chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây, được tiếp cận từnhiều góc độ khoa học kinh tế, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, Trên phươngdiện nghiên cứu lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam -

Ấn Độ Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nghiên cứu, tổng hợp vàtham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu theo ba nhóm chủ yếu sau đây:

2.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế, bối cảnh khu vực Châu Á —

Thái Bình Dương và chính sách ngoại giao của hai nước Việt Nam, Ấn Độ

Đối với chính sách ngoại giao của hai nước Việt Nam và Ấn Độ có một sốcông trình nổi bật như sau: Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Qué (2013), Chínhsách đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội; VũDương Ninh (2015), Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 — 2010, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội Các công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở hoạch định

Trang 12

chính sách, quá trình đổi mới tư duy và nội dung cơ bản về đường lối, chính sách

đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những diễn biến trong quan hệ đốingoại của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới

Cuốn Ngoại giao Việt Nam 2001 — 2015, tài liệu của Bộ Ngoại giao năm 2020,

Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội đã miêu tả, phân tích và phác họa rõ nét

bức tranh toàn cảnh hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong 15 năm đầu thế kỷ

XXI (2001 — 2015) Cuốn sách là tập hợp của nhiều bài viết giá trị, cung cấp nhiềukinh nghiệm và bài học quý báu về hoạt động đối ngoại do tập thể những nhà ngoại

giao giàu kinh nghiệm như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan thực hiện, với sự

đóng góp ý kiến của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các cán bộ ngoại giao lão thành cùngcác đơn vi, chuyên gia trong và ngoài Bộ Ngoại giao.

Tác giả Vũ Lê Thái Hoàng có cuốn Ngoại giao chuyên biệt: hướng di, ưu tiên

mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, 2020 Tác phẩm đã làm rõ được những điểm sáng trong chính sách và hoạt

động đối ngoại của Việt Nam, chỉ rõ hoạt động đối ngoại của Việt Nam được thực

thực hiện dựa trên nhiều phương diện khác nhau: trục chủ thể (Đối ngoại Đảng,Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại Quốc hội, Đối ngoại nhân dân), theo nhóm đối tác(láng giềng, khu vực, nước lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác khác, đối ngoại

đa phương), theo khuôn khổ (đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiếnlược theo lĩnh vực) Trên cơ sở của việc học hỏi, tiếp thu các thành công trong hoạtđộng ngoại giao của các quốc gia khác trên thế giới, ngoại giao Việt Nam đã cónhững sự thay đôi, bước đầu thử nghiệm đi sâu vào một số van đề/lĩnh vực chuyênbiệt để phù hợp hơn với thế mạnh và lợi ích của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại và

tương lai: ngoại giao trung gian hòa giải, ngoại giao số, ngoại giao năng lượng,

ngoại giao công chúng,

Ngoài các tác phẩm nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam có một sốcông trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ như: Trần Thị Lý (2002),

Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nxb Khoa học xãhội, Hà Nội Công trình nghiên cứu đã dé cập đến những thành tựu nổi bật trong

Trang 13

hoạt động đối ngoại và kinh tế của Án Độ từ năm 1991 đến năm 2000 Tác giả đãchỉ ra những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độbao gồm những nhân tố chủ quan và khách quan; quá trình hoạch định và triển khaichính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng, các nước lớn, các khu

vực chủ yếu trên thế giới

Nguyễn Thị Quế, Đặng Đình Tiến (2017), Chính sách đối ngoại của An Độ

những năm dau thé kỷ XXI, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội: Kết quả nghiên cứu của

công trình này đã cung cấp góc nhìn tổng quan về chính sách đối ngoại của An Độnhững năm đầu thế kỷ XXI, từ cơ sở hình thành, nội dung chính sách, quá trìnhtriển khai và tác động của chính sách đến quan hệ quốc tế và Việt Nam Trong cuốn

sách còn có riêng một phần phân tích những tác động từ chính sách đối ngoại của

Ấn Độ đến Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI và khái lược một số kết quả

đạt được trong quan hệ Việt Nam - Án Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh

tế, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và văn hóa Trên cơ sở của những thànhtựu đã đạt được, hai tác giả còn tiến hành đánh giá sơ bộ những thuận lợi, tháchthức từ thế giới và khu vực cũng như nội tại mỗi nước tác động tới quan hệ ViệtNam - An Độ Từ đó tiến hành phân tích triển vọng quan hệ của hai nước và khuyếnnghị chính sách nhằm thúc day quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nướcđược hiệu quả và thực chất hơn

Năm 2021, Đặng Đình Tiến (2021) bảo vệ Luận án Tiến sĩ chuyên ngảnhQuan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội với đề tài Chính sách đối ngoại của

Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014) Luận án đã cung cấpbức tranh toàn cảnh về sự phát trién vượt bậc của An Độ trong giai đoạn dau thé kyXXI và những điều chỉnh chiến lược dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh nhằmkhẳng định vị thế của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới, tạo môi trường thuậnlợi cho phát triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộng không gian chiến lược đểcạnh tranh sự ảnh hưởng với các cường quốc khác trong khu vực và trên toàn cau

Trong giai đoạn 2004 - 2014, chính sách đối ngoại của Ấn Độ từng bước được điều

chỉnh theo hướng linh hoạt, mềm dẻo dé tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với hàng

Trang 14

loạt các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, EU và ASEAN Luận áncũng dành một phan riêng dé chia sẻ những thay đổi trong chính sách đối ngoại của

Ấn Độ đối với Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2014 và tác động của sự thay đôichính sách đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thê như: kinh tế, thương mai,

viết đã khái quát được quan hệ Việt Nam và Án Độ với những đặc điểm, gắn kết từ

sự giao thoa trong lịch sử, văn minh từ nhiều thế kỷ trước Tiếp nối sang thế kỷ

XXI, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế,

văn hóa, xã hội, giáo dục, đảo tạo, giúp thúc day quan hé Viét Nam - An D6 gankết chặt chẽ hơn với nhau, với kết quả là nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lượcvào năm 2007 Tuy nhiên, bài viết của tác giả Võ Minh Tập cũng chỉ rõ một số hạn

chế trong quan hệ giữa hai nước khi vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của

nhau Do đó, bài viết còn tiễn hành đánh giá lại thực trạng trong quan hệ hai nước

từ giai đoạn 1991 đến 2015 và đưa ra những dự báo triển vọng về mối quan hệ giữahai nước Việt Nam - An Độ trong giai đoạn mới

Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)(2017), 45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thành tựu và triển vọng, Nxb Khoa hoc

Xã hội, Hà Nội: Tác phẩm này là tập hợp nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của

các tác giả trong và ngoài nước về mối quan hệ Việt Nam - Án Độ trước những biến

động của tình hình thế giới và khu vực Nhiều bài viết đã khái quát được mối quan

hệ Việt Nam - Ấn Độ trong lịch sử cho đến hiện tại, giúp tái hiện toàn cảnh mốiquan hệ sâu sắc, “trong sáng như bầu trời không gợn bóng mây” giữa hai nước.Ngoài ra, các bài viết đã cung cấp góc nhìn khách quan cho thấy yêu cầu cần phải

thay đổi trong chính sách đôi ngoại của mỗi nước; đồng thời còn cung cấp bức tranh

10

Trang 15

toàn cảnh về những thành tựu trong hợp tác, những rào cản, vướng mắc còn tôn tại

gây ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - An Độ và triển vọng phát triển quan hệ giữa

hai nước trong tình hình mới.

Đại sứ quán Cộng hòa An Độ tại Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh (2017), Việt Nam - Ấn Độ 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tácchiến lược, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Kỷ yếu là tập hợp của gần trăm bài tham

luận của các nhà lãnh đạo, quản lý, các học giả Việt Nam và Ấn Độ chứa đựng

nhiều nội dung về quan hệ Việt Nam - An Độ; đồng thời minh giải những van dé đachiều xoay quanh các lĩnh vực hợp tác của hai nước: chính trị - ngoại giao, kinh tế -thương mại, quốc phòng - an ninh, năng lượng, văn hóa, giáo dục - dao tạo Các

bài viết làm sâu sắc hơn giá tri, vai trò, tác động của sức mạnh mềm cũng như lợi

thế, mối tương quan giữa sức mạnh cứng, sức mạnh mềm và sức mạnh thông minhtrong mọi lĩnh vực hợp tác của Việt Nam và An Độ

Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn bao quát với những đánh giá khách quan

về quan hệ Việt Nam - Án Độ từ đầu thế kỉ XXI là Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từdau thé kỷ XXI đến nay, Nxb Văn hóa — Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh của Đỗ Thanh

Hà xuất bản năm 2020 Cuốn sách phác họa một cách tương đối đầy đủ và hệ thống

về quan hệ Việt Nam - An Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI thông qua nhữngnhân tổ tác động đến sự phát triển của mối quan hệ giữa hai nước như: sự tươngđồng về lịch sử văn hóa; sự chuyên biến, tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực

và quá trình chuyền biến tư duy trong hoạt động đối ngoại của hai nước Bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, tác giả còn trình bày những hạn chế, thiếu sót trongquá trình xây dựng và củng cố quan hệ giữa hai nước Trên cơ sở đó đưa ra những

dé xuất kiến nghị nhằm góp phần định hướng cho công tác ngoại giao của Việt Nam

và An Độ, nhằm đưa quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và di vào chiều sâu

trong tương lai.

Lê Văn Toan (2017), Việt Nam - Ấn Độ: Bồi cảnh mới, tam nhìn mới, NxbThông tin và Truyền thông, Hà Nội: Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhữngnhà nghiên cứu hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Việt Nam -

11

Trang 16

Ấn Độ nói riêng Nội dung của các bài viết xoay quanh mối quan hệ giữa Việt Nam

- Ấn Độ từ lịch sử cho đến hiện tại và những thành tựu đã đạt được trong việc hợptác giữa hai nước trong một số lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, ngoại giao, an ninh -quốc phòng Thông tin từ các bài viết sẽ giúp người đọc có thêm được nhữngthông tin, tư liệu khoa học đề xây dựng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về lịch sử,văn hóa và người dân ở hai nước nói riêng cũng như quan hệ Việt Nam - An Độ nói

chung Mặt khác, các bài viết trong cuốn sách còn cung cấp những phân tích và

đánh giá của các tác giả dé cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ ViệtNam - An Độ Trên cơ sở đó giúp phác họa phương hướng triển khai hiệu quả kếhoạch hợp tác giữa hai nước và cụ thê hóa chủ trương, quan điểm và đường lối

chính sách ngoại giao của Dang và nhà nước Việt Nam đối với An Độ trong thời

gian tới Ngoài ra, góc nhìn từ các chuyên gia còn giúp người đọc hiểu và nắm bắt

được những động lực mới dé thúc day và phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - An

Độ trong tương lai, phù hợp với mong muốn và lợi ích của hai dân tộc; góp phầnduy trì hòa bình, ồn định và thịnh vượng của hai nước, của khu vực và trên toàn thế

gidi.

2.3 Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam - An ĐộChuyên sâu về quan hệ thương mại có tác giả Lê Phương với cuốn Giới thiệuthị trường An Độ và giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam — An

Độ, Nxb Công thương, Hà Nội xuất bản năm 2017 Cuốn sách là tài liệu tham khảoquan trọng nhăm giới thiệu cho người đọc hiểu và biết thêm về thị trường kinh tế

Ấn Độ Trong đó có đề cập đến những điểm mạnh và điểm yếu khi tham gia trao

đổi buôn bán và dau tư vào thị trường tỷ dân này Bên cạnh những đặc điểm về thịtrường Ấn Độ, phần đầu của cuốn sách còn chia sẻ một số điểm chung về khó khăn,

thách thức của tình hình thế giới và khu vực mà cả doanh nghiệp Việt Nam và Ấn

Độ sẽ phải đối mặt khi hợp tác với nhau Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cuốnsách còn cung cấp những gợi ý quan trọng không chỉ gợi mở về thị trường An Độ

mà còn bố sung thêm định hướng cho việc phát triển quan hệ kinh tẾ, thương mạiViệt Nam - Ấn Độ trong tương lai

12

Trang 17

Cùng năm 2017, tác giả Lê Văn Toan cho ra mắt cuốn Quan hệ Việt Nam - Ấn

Độ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng, Nxb Thông tin và Truyền thông,

Hà Nội Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiêncứu về quan hệ Việt Nam - An Độ nói chung và quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam -

Ấn Độ nói riêng Nội dung các bài viết tập trung làm rõ về quan hệ kinh tế ViệtNam - Ân Độ với nhiều góc nhìn, tiếp cận từ các lĩnh vực như thương mại, đầu tư,viện trợ hoặc theo các nhóm ngành công nghiệp, năng lượng, khai thác khoángsản Trong các bài viết, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng tập trung làm rõđiểm mạnh, điểm yếu, thành tựu, hạn chế quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - An

Độ từ quá khứ cho đến hiện tại Trên cơ sở đó còn đưa ra một số góc nhìn, cách tiếpcận và định hướng khả năng phát triển trong tương lai của quan hệ kinh tế giữa hai

nước.

Năm 2021, tác giả Đặng Thái Bình có bài viết trên Tạp chi Đông Bắc A với

nhan đề “7c trạng kết nói kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ” Bài tiết đã phác họalại quan hệ thương mại song phương giữa Án Độ và Việt Nam trong thời gian quavới sự tăng trưởng 6n định và không ngừng phát triển Kết quả cho thấy đến hết

năm 2020, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 18 của An Độ trên toàn

cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong khu vực ASEAN sauSingapore, Indonesia và Malaysia Đối với Việt Nam, Ấn Độ là đối tác thương mạilớn thứ 7, nguồn nhập khâu lớn thứ 7 và là thị trường xuất khâu lớn thứ 9 trên toàncầu Bên cạnh những kết quả tích cực, trong bài viết của tác giả Đặng Thái Bình còncung cấp thêm những hạn chế, khó khăn trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữahai nước, đặc biệt nhắc đến những rào cản và thách thức tác động đến quan hệ kinh

tế hai nước Nhìn chung, bài viết đã tập trung phân tích thực trạng kết nối kinh tế

giữa Việt Nam và Ấn Độ đến năm 2020 và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cườngkết nỗi kinh tế giữa hai nước trong tương lai

Nhìn chung, các nghiên cứu hiện có đã làm rõ những nét lớn trong chính sách

ngoại giao của hai nước Việt Nam và Ấn Độ cũng như tìm hiểu được lịch sử quan

hệ lâu dài, bên chặt giữa hai quôc gia Một sô nghiên cứu đã tìm hiêu vê quan hệ

13

Trang 18

kinh tế Việt Nam - Ấn Độ trên một số lĩnh vực như thương mại, năng lượng v.v Ngoài ra, các nghiên cứu không chỉ làm rõ về lịch sử ngoại giao Việt Nam - Ấn Độnói chung, lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ nói riêng qua các thời kỳ lịch

sử mà còn làm sáng tỏ các điểm mạnh, điểm yếu, thành tựu, hạn chế quan hệ hợp

tác kinh tế Việt Nam - An Độ từ quá khứ cho đến hiện tại Tuy nhiên, hiện chưa có

công trình nghiên cứu nào hoàn toàn trùng với đề tài quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn

Đề đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: sưu

tầm, phê phán, phân tích, tổng hợp, so sánh những tài liệu về quan hệ kinh tế vàcác khía cạnh trong lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ trong giai

đoạn nói trên Trên cơ sở dit liệu được nghiên cứu, học viên trình bày diễn tiến quá

trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Án Độ qua hai giai đoạn 2007-2015 và2015-2022 Đồng thời, thực hiện đánh giá về lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn

Độ trong cả giai đoạn 2007 - 2022, phân tích các thành tựu và hạn chế trong quan

hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2022

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và An

Độ giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2022, đặt trong tổng thé mỗi quan hệ song

phương giữa Việt Nam và An Độ nói chung cũng như mối quan hệ kinh tế - thươngmại - đầu tư nói riêng Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là một vấn đề nghiêncứu rộng lớn, quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ được thúc đây hợp tác trên nhiềumặt, do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trên một số vấn đề cụ thể của quan hệkinh tế: thương mại, đầu tư (đầu tư trực tiếp FD), viện trợ

14

Trang 19

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nội dung: Nội dung của Luận văn nhằm làm rõ quan hệ kinh tế ViệtNam - An Độ từ năm 2007 đến năm 2022 Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lĩnh

vực chính bao gồm: thương mại, đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) và viện

trợ Đây là những lĩnh vực rất được hai nước Việt Nam và An Độ chú trọng hợp tácnhằm thúc đây quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ đi vào hiệu quả, thực chât, đặc

biệt trong giai đoạn 2007 - 2022.

Phạm vi thời gian: Luận văn sẽ tập trung vào kết quả hợp tác kinh tế ViệtNam - An Độ từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (2007) đếnnăm 2022 Giai đoạn kéo dai 15 năm nay đã có những bước tiến rất quan trọng, đưa

hai nước từ vị thế Đối tác Chiến lược (2007) trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện

(2016) và tiếp tục được củng cố, khăng định trong những năm kế tiếp Cột mốc

2016 cũng là thời điểm phân nhánh nội dung của luận văn, nhằm phác họa được sựthay đổi trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn hai nước là Đốitác Chiến lược (2007 - 2015) và Đối tác Chiến lược toàn diện (2016 - 2022)

Pham vi không gian: Nội dung chủ yêu của luận văn xoay quanh hai chủ théchính là Việt Nam và Án Độ Tuy nhiên, một số nội dung của luận văn sẽ mở rộngphạm vi không gian ra toàn bộ khu vực châu A - Thái Bình Dương dé cung cấp cáinhìn toàn cảnh từ thế giới và khu vực Phạm vi không gian nghiên cứu được mởrộng cũng giúp chỉ ra những nguyên nhân và yếu tô tác động khách quan đến quan

hệ kinh tế Việt Nam - An Độ nói riêng, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn này là

phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Phương pháp lich sử: nhìn nhận sự vật hiện tượng trong suốt chiều dai lịch sửcủa nó, từ khi ra đời, vận hành cho đến khi kết thúc Sự vận dụng phương pháp lịch

sử vào đề tài này ở chỗ: đối tượng nghiên cứu (quan hệ kinh tế Việt Nam - An Ðộ)

được phân tích liên tục ké từ thời điểm bat đầu và diễn tiễn tới điểm cuối của khung

thời gian nghiên cứu

15

Trang 20

Phương pháp logic: nhìn nhận sự vật hiện tượng ton tại một cách không biệt

lập với các sự vật hiện tượng xung quanh nó Áp dụng phương pháp này để nhìnnhận, đánh giá đối tượng nghiên cứu trong mỗi quan hệ tương hỗ với các đôi tượngkhác Quan hệ kinh tế không chỉ đơn thuần là hoạt động hợp tác kinh tế trên một số

lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ mà nó còn chịu sự tác động, chi phối của quan

hệ chính trị, ngoại giao giữa Ấn Độ đối với Việt Nam và các nước khác trong khu

vuc.

Ngoài phương pháp lich sử va phương pháp logic, học viên còn su dụng cácphương pháp: thống kê số liệu, phân tích, so sánh dé đưa ra làm rõ những thay đổitrong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và An Độ trong giai đoạn từ năm 2007 đếnnăm 2022 Đồng thời đưa ra những nhận định về quan hệ kinh tế Việt Nam - An DOtir nam 2007 dén nam 2022

Học viên sử dung thêm các phương pháp nghiên cứu va phương pháp lý thuyếttrong nghiên cứu quan hệ quốc tế và khu vực học nhằm phác họa nguyên nhân, tácđộng và ảnh hưởng từ thế giới đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và ngược lại

6 Đóng góp mới của luận vănLuận văn góp phần đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam

và An Độ nói riêng và quan hệ Việt Nam An Độ nói chung trong giai đoạn 2007

-2022.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảocho các bài viết, nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và quan hệkinh tế Việt Nam - Ấn Độ nói riêng

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn đượccấu trúc thành 03 chương:

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ từnăm 2007 đến năm 2022

Chương 2: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2015Chương 3: Quan hệ kinh tế Việt Nam - An Độ từ năm 2016 đến năm 2022

16

Trang 21

Chương 1: NHỮNG NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN QUAN HỆ KINH TE

VIỆT NAM - ÁN ĐỘ TỪ NĂM 2007 ĐÉN NĂM 20221.1 Bối cảnh thế giới và khu vực

1.1.1 Tình hình thế giớiSau Chiến tranh lạnh, thế giới có nhiều biến động, tạo ra thuận lợi nhưng cũng

đặt các quốc gia, dân tộc trước những thử thách to lớn

Trước hết, xu thế toàn cầu hóa, xu thế hội nhập ngày càng diễn ra mạnh mẽ

Toàn cầu hóa thúc đây sự phụ thuộc giữa các quốc gia và sự hội nhập kinh tế chính trị ở cấp độ toàn cầu Bên cạnh tăng cường liên kết trong một phạm vi rộnglớn với nhiều yêu tố khác biệt; các quốc gia có vị trí địa lý gần gũi, cùng chung mục

-đích, sự quan tâm về một hoặc nhiều vấn đề, mối bận tâm sẽ có sự kết ni, hợp tác

nhằm đạt được những kết quả chung, đôi bên cùng có lợi Quá trình hợp tác này thu

hút sự tham dự của các cường quốc thé giới, tạo cơ sở dé các tổ chức khu vực, tiểu

khu vực, vùng, tiểu vùng tiếp tục tăng cường hoạt động, mở rộng quy mô và hiệuqua hợp tác “Các t6 chức hợp tác, liên kết khu vực khác ở châu A, Phi, Mỹ La-tinh,Bắc Mỹ, Trung Đông, Nam A, châu A - Thái Bình Dương v.v déu có nhiều hoạt

động phong phú, da dạng theo xu thé vừa hợp tác vừa dau tranh cho hòa bình va

phát triển bên vững ” [138]

Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế hội nhập tạo điều kiện dé các quốc gia liênkết chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là kinh tế Dòng chảy thươngmại 6n định, được liên kết trong xu thế hội nhập giúp thế giới trở thành thị trườngthống nhất Nhiều chính sách thuế quan, rào cản thương mại được các quốc gia xemxét loại bỏ dé hoạt động hội nhập kinh tế diễn ra hiệu quả hơn Quá trình này cũng

tạo điều kiện đề các quốc gia có chung mục tiêu phát triển tăng cường hợp tác, giúp

xây dựng mối quan hệ song phương, đa phương, tiểu vùng, vùng, khu vực trở nên

vững chắc Trong quá trình hội nhập, xu thế hòa hoãn, đối thoại, thương lượng dé

giải quyết các tranh chap được các quốc gia nỗ lực thực hiện Quan hệ Mỹ - Ngađược cải thiện, triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế để manglại lợi ích cho cả đôi bên Quan hệ Trung - Nhật tiến triển với nhiều hoạt động hợp

17

Trang 22

tác cùng có lợi được hai nước chia sẻ và thúc đây Giữa các quốc gia có mâu thuẫn

như Ấn Độ - Pakistan, Ấn Độ - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam đều ghi nhận

sự giảm thiêu mâu thuẫn, đối đầu dé tăng cường kha năng hợp tác Trong hoạt độnggiải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế khác, các hoạt động đối thoại, thương

lượng dé giải quyết tranh chấp giữa các nước lớn được triển khai hiệu quả, ghi nhận

kết quả tích cực: giải quyết xung đột ở Trung Đông, khủng hoảng hạt nhân ở lran,

bán đảo Triều Tiên

Mặt khác, sau Chiến tranh lạnh, thế giới dần chuyền từ chạy đua vũ trang sangchạy đua khoa hoc công nghệ, kỹ thuật dé giành ưu thế về kinh tế - chính trị Cáchmạng khoa học công nghệ phát trién nhanh chóng va lan rộng ra khắp nơi trên thégiới Giới chức lãnh đạo nhìn nhận khoa học công nghệ là thước do dé đánh giá sứcmạnh tong hợp của một đất nước Tại mỗi quốc gia, khoa học công nghệ được xác

định là yếu tố then chốt dé xây dựng nội lực vững mạnh thúc đây khả năng sản xuất

và nâng cao sức cạnh tranh của các nhà sản xuất, cung ứng “Sản phẩm khoa họccông nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, dong thời quyết định tăng trường trong dàihan và chất lượng tăng trưởng” [33, tr.53] Yêu cầu này cũng khiến các quốc gia

phải đề ra chiến lược phát triển mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế,

hoặc là cơ cấu lại ngành và nền kinh tế, hoặc là thực hiện các chính sách cải cách,đổi mới Đối với các nước lớn, sự thay đổi về tư duy, nhận thức của giới chức lãnhđạo kết hợp với làn sóng phát triển của khoa học công nghệ dẫn tới tình thế cáccường quốc phải giảm chạy dua vũ trang và nguồn ngân sách không lồ cho công tácquốc phòng Thay vào đó là tiến tới hợp tác hòa bình trên tinh thần đối thoại, daymạnh cải thiện quan hệ và tăng cường hợp tác kinh tế và khoa học công nghệ nhằm

tăng cường sức mạnh quốc gia Quá trình này gián tiếp tạo ra những tác động mạnh

mẽ lên quan hệ quốc tế

Tuy nhiên, thế giới hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp Những nămđầu thế kỷ XXI, các phong trào ly khai diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thếgiới Mục tiêu của các phong trào này đều là đòi độc lập, thành lập các quốc gia

riêng do mâu thuẫn về xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tê (Kosovo,

18

Trang 23

Montenegro, Abkhazia và Nam Ossetia, Nam Sudan, ) Sự phát triển mạnh mẽ củacác phong trào này đã dẫn tới những e ngại về hòa bình, an ninh và trật tự thé giớivon đã bat ôn kề từ sau Chiến tranh Lạnh.

Cùng với chủ nghĩa ly khai, các phong trào khủng bé đầu thé kỷ XXI cũng gâyảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thế giới Vụ khủng bố vào tòa tháp đôi tạiNewyork (Mỹ) ngày 11/9/2001 là ngòi nỗ dé các phong trào cực đoan trên thé giới

phát triển cả về số lượng và mức độ hoạt động Tại khu vực Trung Đông, châu Phi,Nam Á, Đông Nam Á (miền nam Thái Lan, Philipines), các phong trào khủng bố

diễn ra với mức độ dày đặc Thống kê cho thấy năm 2007 có hàng ngàn vụ khủng

bố diễn ra, đa phần là các hình thức đánh bom liều chết, ám sát, bắt cóc con tin.Riêng tại Pakistan, năm 2007 có tới hàng trăm vụ khủng bộ bằng đánh bom liềuchết do các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra [138] Tại các quốc gia châu Âu, hoạtđộng khủng bố mang tính tự phát hoặc có tổ chức gây ra ám ảnh và sự lo sợ cho

người dân.

1.1.2 Tình hình khu vực

Thế kỷ XXI chứng kiến sự chuyển mình của khu vực châu Á - Thái BìnhDương Bat chấp những hạn chế còn tồn đọng của khủng hoảng châu A 1997 và dauhiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, châu Á - Thái Bình Dương vẫn có tốc

độ tăng trưởng hàng đầu và năng động nhất trên thế giới Các hoạt động hợp tác vàliên kết kinh tế trong nội bộ khu vực và bên ngoài đạt nhiều kết quả ấn tượng Chỉriêng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chiếm 50% tỷtrọng thương mai và 60% GDP toàn cầu [58, tr.74] Ngoài ra, liên kết nội khối, đặcbiệt là tại các tiểu vùng, vùng, tiểu khu vực cũng được các quốc gia châu A - Thái

Bình Dương chú trọng Trong đó, ASEAN là điển hình khi các hoạt động giao lưu,

hợp tác đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm từ các nước lớn ASEAN có

một vi trí quan trọng hon trong chính sách đối ngoại của các nước lớn.

Đặc biệt, khu vực châu A - Thái Bình Dương còn sở hữu biên Đông là tuyếnđường hàng hải huyết mạch, kết nối trực tiếp giữa Thái Bình Dương - Ấn ĐộDương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu A, “hơn 90% lượng vận tai thương

19

Trang 24

mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùngBiển Đồng.” [103] Riêng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cảTrung Quốc, biển Đông được coi là yếu tố sống còn của nền kinh tế đất nước Day

là tuyến hàng hải thiết yếu dé vận chuyên dầu và các nguồn tài nguyên thương mai

từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Hoạtđộng thương mại sôi nổi đã đưa biển Đông và khu vực châu A - Thái Bình Dươngtrở thành một phan của thé giới nhiều hơn là khu vực Kết hợp các yếu tố đã đưachâu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm mới của bàn cờ chính trị thế giới

trong những năm đầu của thế kỷ XXI

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và van đề Campuchia được giải quyết, môitrường hòa bình, ồn định dần được thiết lập trở lại trong khu vực Đông Nam A.Tình trạng đối dau giữa ba nước Đông Dương va 6 nước ASEAN cũ kết thúc danchuyển minh theo xu thế hợp tác chung của thế giới Bối cảnh này giúp cho cácquốc gia Đông Nam A có môi trường hòa bình, ổn định và những mục tiêu chung

dé phát triển kinh tế - xã hội, đưa Đông Nam A trở thành một trong những khu vựcphát triển năng động nhất trên thế giới Nhiều quốc gia trong Đông Nam Á được

đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao, với tỷ lệ tăng trưởng GDP ấn tượng qua

từng năm Trong số này, ngoại trừ Singapore đã được đánh giá là con rồng của kinh

tế châu Á thì một số quốc gia như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philipines và cảViệt Nam cũng được đánh giá là con hỗ mới của kinh tế châu A Ngoài ra, những

yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông và trẻ, các yếu tô về

địa lý khác đã đưa Đông Nam Á thực sự trở thành tâm điểm của tranh chấp, cạnh

tranh chiến lược và ảnh hưởng của các cường quốc trên thé giới Sự thoái lui của

Mỹ và Nga khỏi khu vực biển Đông, Châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh

lạnh đã “tao nên một “khoảng trồng quyên lực” ở Đông Nam A - một khu vực giàu

tiềm năng và có vị trí chiến lược rất quan trọng vẻ chính trị, kinh tế, giao thôngquốc tế, quân sự của thé giới ” [47, tr 60] Cơ hội thuận lợi này kết hợp với nhữngchính sách phát triển đúng đắn của tang lớp lãnh đạo đã giúp Trung Quốc vươn lêntrở thành cường quốc mới nồi ngay trong những năm đầu thế kỷ XXI Nếu như năm

20

Trang 25

1978, GDP của Trung Quốc mới chỉ chiếm 1% của thế giới thì đến năm 2005, GPD

của Trung Quốc đã đạt 1.981 tỷ USD, chiếm 4% của thế giới và vươn lên xếp ở vịtrí thứ 6 Ngoài ra, ngoại thương của Trung Quốc cũng tăng trưởng ấn tượng déđứng thứ 3 trên thế giới, xếp sau Mỹ và Nhật Bản Dự trữ ngoại tệ của quốc gia này

cũng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật Bản Với sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc

không ngừng tiến hành hiện đại hóa tiềm lực quân sự và khả năng phòng thủ Trongquá trình này, Trung Quốc thé hiện tiềm lực thông qua việc đưa ra những yêu sách

về chủ quyên, thực hiện các hoạt động tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia khác

trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Tại khu vực Nam Á - Ấn Độ Dương, Trung Quốc công khai ý định mở rộng

ảnh hưởng và cạnh tranh quyền lực với An Độ: thiết lập mối “quan hệ đặc biệt

trong mọi hoàn cảnh ” với Pakistan; hỗ trợ Myanmar phát triển các lĩnh vực kinh tế,

an ninh - chính trị, giúp hình thành liên minh chiến lược Đầu thế kỷ XXI, TrungQuốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng với các quốc gia láng giềng của An Độ nhưNepal, Bangladesh, Srilanka Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng một cảng hảiquân tại bờ biển Arabian (Pakistan), đưa hải quân tiến vào cảng Chittagong

(Bangladesh) và cảng Colombo (Srilanka), tạo nên thế kìm kẹp dé bao vây Án Độ

Riêng với Pakistan, Trung Quốc tăng cường hậu thuẫn cả về kinh tế và quân sự,nâng cấp quan hệ thành “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong mọi điều kiện ”,đưa Pakistan trở thành quan hệ đồng minh duy nhất của Trung Quốc trên thế giới

1.2 Các nhân tố chủ quan

1.2.1 Những tương đồng về lịch sử, văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ

Việt Nam và Án Độ là hai quốc gia có nền văn hóa lâu đời, được hình thành

và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử Trên nền tảng của sự phát triển, văn hóa

của hai nước đã có sự giao thoa, tiếp biến, tạo cơ sở để xây dựng mối quan hệ ViệtNam - Ấn Độ bền vững cho đến hiện tại

Những năm đầu công nguyên, trong cuộc hội nhập lần thứ nhất, giữa ViệtNam và Ấn Độ đã có những liên hệ sâu rộng về văn hóa và tôn giáo Đa số các học

gia tại Việt Nam đêu cho răng, sự giao thoa, tiép xúc sớm nhất trong văn hóa - tôn

21

Trang 26

giáo giữa Việt Nam và Ấn Độ được bắt đầu từ thế kỷ thứ I trước hoặc trong công

nguyên, khi những đoàn thuyền buôn của người Ấn Độ đến Việt Nam, đưa theo sựxuất hiện của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ theo Phật giáo Tư tưởng vi tha, vinhân sinh cùng những triết lý nhân văn sâu sắc của Phật giáo và văn hóa An Độ

nhanh chóng được người dân bản địa tiếp nhận và phát huy, trở thành một nét đặc

trưng của văn hóa Việt Nam Dưới thời phong kiến, Phật giáo trở thành tôn giáochính, phát triển cực thịnh đưới Lý - Trần: nhiều cao tăng từng làm có vấn cho nhàvua trong công việc đối nội và đối ngoại (Sư Vạn Hạnh, Lý Quốc Sư - NguyễnMinh Không ); nhiều nhà vua tin sùng Phật giáo, sau khi truyền ngôi cho con, đãxuất gia tu hành (Lý Huệ Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, ) Hiện nay ở

Việt Nam đặc biệt là khu vực miền Bắc, những nét đặc trưng của Phật giáo nói

riêng và văn hóa Ấn vẫn được thể hiện khá rõ nét trong phong cách kiến trúc, điêu

khắc ở một số đền chùa như chùa Phật Tích, chùa Thay, tháp Phé Minh, tháp

Chương Sơn

Bên cạnh Phật giáo, những triết lý và văn hóa của Bà la môn giáo và Héi giáocũng được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, trở thành nét văn hóa đặc trưng tại khu

vực duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy

Niên khang định: “Dau dn rõ nét nhất của văn hóa và tôn giáo An Độ ở Việt Nambên cạnh đạo phát là đạo Bàlamôn và đạo Hồi ở miễn Trung Việt Nam, đặc biệtphon thịnh dưới các vương triều Champa Những dấu tích còn lại đến ngày nay là

những tháp Chàm và khu thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận đi sản

văn hóa thé giới” [48, tr.528] Doc theo đường bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ, từQuảng Nam vào đến Bình Thuận vẫn còn xuất hiện rất nhiều dấu tích của văn hóa

Ấn Độ đã du nhập vào đây từ những thế kỷ đầu công nguyên, như tượng Phật Thích

Ca ở Đồng Dương (Quảng Nam) theo phong cách Amravati; tượng vũ nữ Aspara ởTrà Kiệu, các tháp chàm cổ kính ở Mỹ Sơn, Hòa Lai, Nha Trang; các mô hình thápPhật băng ngà ở di chỉ Óc Eo (An Giang), v.v Theo thống kê, nếu tính cả hai khukiến trúc lớn là khu di tích Mỹ Sơn và khu Đồng Dương thì suốt dải đất miền Trung

22

Trang 27

từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận có tất cả 19 khu Tháp với hơn 60 kiến trúc lớn

nhỏ hiện vẫn còn tồn tại và có niên đại từ thé kỷ IX đến XVI

Đến thời hiện đại, một yếu tố tương đồng lịch sử, văn hóa khác giữa Việt Nam

và An Độ đã xuất hiện Đó là tinh thần yêu nước, khát khao giải phóng dân tộc củanhững vi lãnh tụ xuất sắc, đại diện cho nhân dân Việt Nam và An Độ Xuất phátđiểm là sự tương đồng trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh

lúc này là Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp hệ tư tưởng của Mahatma Gandhi với trọng

tâm là quan điểm bất bạo động Từ quan điểm này, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiềubài báo về An Độ cũng như tư tưởng của Gandhi về phong trào cách mạng An Độ.Điền hình là bài viết “Phong trào cách mạng ở Ấn Độ”, được đăng trên Tạp chí La

Revue Communiste, số 18 - 19, tháng 8,9 năm 1921; “Th từ An Độ”, bút danh

Wang, tiếng Pháp, đăng trên tập san Inprekorr, số 28, tháng 3/1928; “Phong trào

công nhân ở Ấn Độ” bút danh Wang, tiếng Pháp, đăng trên tập san Inprekorr, sô

37, tháng 4/1928; “Nông dân Ấn Độ” bút danh Wang, tiếng Pháp, đăng trên tập sanInprekorr, số 38, tháng 4/1928; “Phong trào công nhân và nông dân mới đây tại AnĐộ” bút danh Wang, tiếng Pháp, đăng trên tập san Inprekorr, số 43, tháng 5/1928.Năm 1927, khi tham dự cuộc họp tại Đại Hội đồng Liên đoàn chống dé quéc tai thu

đô Bruxells (Bi), Nguyễn Ai Quốc đã gặp và làm quen với Motilal Nehru (cha của

cô Thủ tướng Jawaharlal Nehru sau này), mở ra “nhân duyên” mới cho tình hữunghị lâu dài giữa Việt Nam và Ấn Độ

Với tỉnh thần yêu chuộng hòa bình và chung hoàn cảnh từng trải qua, nhữngngười dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình đòi độc lập cho Việt Nam thoátkhỏi ách đô hộ của Pháp Một trong số đó là cuộc biểu tình tại Kolkata vào năm

1947, chứng kiến nhiều thanh niên Ấn Độ ngã xuống vì độc lập của Việt Nam Đếncuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Ấn Độ cũng luôn quan tâm, theo sát từngdiễn biến Hàng loạt bài viết ủng hộ Việt Nam, đòi hòa bình, thống nhất cho ViệtNam được đăng tải trên các mặt báo, được người dân Ấn Độ quan tâm dù giai đoạnnày An Độ chủ trương theo đuôi phong trào Không liên kết

23

Trang 28

1.2.2 Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - An Độ trước năm 2007

1.2.2.1 Giai đoạn 1954 - 197]

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ được thiết lập từ năm 1954, sau chuyếnthăm Việt Nam của thủ tướng An Độ Jawaharlal Nehru Chuyên thăm mang nhiều ýnghĩa quan trọng khi ông Jawaharlal Nehru là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầutiên đến thăm Việt Nam, sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết thúc 9 năm kháng

chiến chống thực dân Pháp “Chuyến thăm Việt Nam của Thi tướng J Nehru đã mở

ra một bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Năm

1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội Năm 1956, Việt Nam lập Tổnglãnh sự quán ở An Độ" [54, tr.12]

Trong gần 20 năm sau đó, dù không có nhiều chuyến thăm trực tiếp do Việt

Nam còn phải tiếp tục tiến hành công cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước trước hai

thế lực Pháp, Mỹ và Ấn Độ đang bắt đầu cho quá trình phát triển và xây dựng đất

nước, nhưng cả hai quốc gia vẫn có những kết nối bền chặt thông qua những thư từtrao đôi và hợp tác giữa những nhà lãnh đạo Nhiều thư từ, điện mừng đã được Chủ

tịch Hồ Chí Minh gửi đến các nhà lãnh đạo An Độ nhằm chia sẻ suy nghĩ và tinhcảm của nhân dân Việt Nam dành cho bạn bè Ấn Độ: Điện chúc mùng lễ kỷ niệm

lần thứ 5 ngày thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ ngày 26/1/1955; Điện mừng sinhnhật Tổng thống nước Cộng hòa Án Độ ngày 3/12/1955; Điện mừng sinh nhật Thủ

tướng Ấn Độ Nêru ngày 22/11/2956; Điện chúc mừng Tổng thống Ấn Độ nhân dịp

năm mới ngày 23/1/1957; Điện mừng sinh nhật Phó Tổng thống An Độ ngày

5/9/1957; Điện mừng sinh nhật Tổng thống Ấn Độ ngày 3/12/1957; Điện mừngquốc khánh nước Cộng hòa An Độ ngày 26/1/1959; Điện mừng ngày sinh Thủ

tướng Nêru ngày 14/11/1959; Điện mừng ngày sinh Tổng thống Ấn RajendraPrasad ngày 3/12/2959; Điện mừng Hội nghị đoàn kết Á - Phi của Án Độ ngày

1/12/1960; Điện gửi Thủ tướng G Nêru ngày 6/5/1961; Thư gửi Thủ tướng An Độ

Indira Gandhi tháng 9/1968

Giai đoạn này, Ấn Độ xây dựng chính sách đối ngoại hòa bình với trọng tâmủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc và giải quyết các xung đột quốc tế bằng

24

Trang 29

biện pháp hòa bình Đánh giá về tầm quan trọng của Ấn Độ trong tiến trình hòa

bình của thé giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh khang định: “Mộ khi Liên Xô, An Độ,Trung Quốc và các nước dân chủ khác, gom hơn nửa dân số thé giới, đoàn kết lạithành một bức tường sắt dé bảo vệ hòa bình, thi hòa bình chắc chắn được củng cô

thêm rất nhiều ” [44, tr.219] Đồng thời, Người đề cao mối quan hệ hữu nghị giữa

Việt Nam và An Độ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Ấn Độ có quan

hệ rất thân thiện với nhau và mối quan hệ đó đang tiếp tục ngày càng phát triển ”

[44 tr.221] Khi Mỹ từng bước leo thang chiến tranh tại Việt Nam, phía An Độ luônquan tâm, dõi theo và dành sự ủng hộ cao cho nhân dân Việt Nam kháng chiếnchống Mỹ theo phương châm hòa bình, phi bạo động: tháng 2/1965, trong vai trò là

thành viên Uy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế đối với Việt Nam (ICC), An Độ

đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về cuộc không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam;năm 1966, nhà lãnh đạo An Độ Indira Gandhi kêu gọi chấm dứt ngay các vụ đánhbom miền Bắc Việt Nam và giải quyết xung đột Việt Nam theo những quy ước

trong Hiệp định Genẻve năm 1954 Đặc biệt, ngày 19/5/1970, Bộ trưởng ngoại g1ao

Ấn Độ thay mặt Chính phủ công khai yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc

Việt Nam: “Nếu Mỹ ngừng ném bom không điều kiện thì sẽ tạo ra một bau không

khí cho việc tổ chức nói chuyện hòa bình cấp cao” [46, tr.34]

1.2.2.2 Giai doan 1972 - 1990

Năm 1972, Việt Nam - An Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủcấp Đại sứ, dù cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam bước vào giai đoạn quyếtliệt Trong giai đoạn này, Mỹ thực hiện chiến lược ngoại giao nước lớn, tìm cáchthỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc, gây sức ép với Án Độ nhằm tạo áp lực cho

cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Do đó, việc Ấn Độ thiết lập quan hệ

ngoại giao đầy đủ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho thấy sự coi trọng của phíaban và tình hữu nghị bền chặt của hai quốc gia Nhận định về sự kiện này, Bộ Ngoạigiao Việt Nam cho rằng: “Việc Chính phi An Độ quyết định nâng cấp quan hệngoại giao với ta là một thắng lợi có ý nghĩa với đường lối đối ngoại đúng đắn của

Dang và Nhà nước ta” [46, tr.35] Tầm ảnh hưởng của sự kiện này được báo giới

25

Trang 30

Việt Nam, An Độ va các nước trong khu vực liên tục theo đõi và đưa tin Báo chí

Ấn Độ còn thực hiện nhiều bài viết, bình luận về việc nâng cấp quan hệ ngoại giao;đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam, lên án việc leo thangchiến tranh của Mỹ dé trì hoãn việc ký kết hiệp định Paris Cuối năm 1972, Mỹ

dùng máy bay ném bom chiến lược B52 đánh phá ác liệt Hà Nội, Hai Phòng, An Độ

chính là quốc gia đầu tiên không thuộc phe xã hội chủ nghĩa lúc đó đã lên tiếng tố

cáo và phê phán hành động của Mỹ rất mạnh mẽ

Song hành với Chính phủ, nhân dân Ấn Độ triển khai nhiều phong trào đấutranh kêu gọi hòa bình cho người dân Việt Nam, lên án hành động xâm lược của déquốc Mỹ Các cuộc tuần hành, mít tinh ram rộ được đông đảo các tầng lớp nhân dân

An Độ tham gia, hô vang khẩu hiệu “Mera Nam, Tera Nam, Việt Nam, Việt Nam”(Tên anh, tên tôi đêu là Việt Nam) [111], đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam Khi quân và

dân miền Nam Việt Nam nổi dậy tiến hành cuộc tông tấn công năm 1968 nhằm

đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, nhân dân Ấn Độ cũng “tiếp sức”cho quân và dân miền Nam thông qua những đợt đấu tranh chống Mỹ, với mục tiêu:đòi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, công nhận Chính phủ lâm thời Cộng

hòa miền Nam Việt Nam; đòi Mỹ chấm dứt tức khắc việc ném bom miền Bắc Việt

Nam; kịch liệt lên án những hành động tàn bạo mà Mỹ và tay sai gây ra: cuộc thảmsát Mỹ Lai, “sự kiện vịnh Bắc Bộ” Năm 1975, Việt Nam giành được thắng lợitrọn vẹn, nhân dân Ấn Độ đã biểu thị tình cảm vui mừng chào đón thắng lợi củanhân dân Việt Nam Chính phủ Ấn Độ tiến hành trục xuất đại điện của Chính quyềnSài Gòn và chuyển giao trụ sở Tổng lãnh sự của Chính quyền Sài Gòn cho đại diệnChính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục bày tỏ quanđiểm ủng hộ Việt Nam tái thiết và phát triển đất nước Năm 1976, Việt Nam tổ chứctong tuyên cử, bầu quốc hội nước Việt Nam thống nhất và đặt tên nước là Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ đã gửi điện chúc mừng sự kiện trọngđại này, lên tiếng đề cao vị thế của Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng

26

Trang 31

đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực Cũng trong năm 1976, An Độ đã moi Việt

Nam sang dự Hội nghị Colombo, trao đổi về phong trào Không liên kết

Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, trong bối cảnh bị Mĩ bao vây, cắm vận, vấn

đề Campuchia cản trở quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ ngoại giao của ViệtNam, quan hệ với An Độ đã được Dang và Chính phủ Việt Nam xác định đứng ở vịtrí thứ 2, xếp ngay sau vị trí đầu tiên là Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa Ởchiều ngược lại, Chính phủ Ấn Độ cũng xác định Việt Nam là một đối tác quantrọng khi định hình chính sách đối ngoại Trong diễn văn trước Quốc hội ngày23/1/2980 về việc xác định chính sách đối ngoại của Chính phủ mới, Tổng thống

An Độ Neelam Reddi nêu rõ “Tinh hữu nghị với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là nhân tổ thường xuyên trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn

Độ” [47, tr.43] Thủ tướng An Độ I Gandhi nhấn mạnh: “7zước kia, chung ta đồngtinh với nhân dân Việt Nam Ngày nay, chúng ta cũng dong tình với họ và mãi đứng

bên cạnh họ trong lúc gian khổ cũng như trong hòa bình ” [4i, tr.43]

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ, Tổng Bí

thư DCSVN Nguyễn Văn Linh đã có chuyến thăm hữu nghị An Độ từ ngày 23 đến27/01/1989 Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là

đại biéu đầu tiên thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa được An Độ mời tham dự LễQuốc khánh lần thứ 39 với tư cách là khách mời danh dự.' [47, tr.46] Nhân chuyến

thăm này, hai bên đã tiến hành hội đàm trên nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là sựchuyên biến quan hệ của ba nước lớn Mỹ - Trung - Xô gây nên một số bất ồn vềtình hình chính trị trên thế giới nói chung cũng như trong khu vực châu Á nói riêng.Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Ấn Độ R Gandhi đưa ra sự nhất trícao về chương trình hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa

học kỹ thuật.

1.2.2.3 Giai đoạn 199] — 2006

Năm 1991, Liên Xô sụp đô, Chiến tranh Lạnh kết thúc Quan hệ quốc tẾ có

những đổi thay to lớn Ngoại giao An Độ cũng dần phải dịch chuyên dé thích ứng

Ị Hằng năm, nhân dip kỷ niệm ngày thành lập nước, Chính phủ Án Độ mời lãnh đạo cấp cao của một nước đến tham dự

với tư cách là khách danh dự.

27

Trang 32

và mang đến sự phát triển tốt hơn cho đất nước và người dân Ấn Độ trong một giai

đoạn mới Thời điểm này, An Độ thực hiện chính sách ngoại giao “hướng Đông”(Chính sách hướng đông), mục tiêu đưa Ấn Độ đến gần hơn với khu vực Đông Nam

Á, kết nối sâu rộng với Mỹ để tạo thành một khu vực chiến lược mới “Thái BìnhDương - An Độ Dương” Những thay đổi này đã mang đến cho Việt Nam và An Độ

nhiều cơ hội dé hợp tác, thúc đây tình hữu nghị giữa hai quốc gia Thông qua cácchuyến thăm của Tổng thống An Độ R Venkatraman đến Việt Nam vào tháng

4/1991 và Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Ấn Độ tháng 9/1992, hai nước đều khăngđịnh đối phương sở hữu những yếu tố quan trọng dé trở thành nhân tố chủ chốttrong khu vực cũng như trên thế giới Việt Nam cho rằng Ấn Độ rất xứng đáng

đóng vai trò to lớn trên trường quốc tế và phải có vị trí xứng đáng tại Hội đồng Bảo

an Liên Hợp Quốc Ở chiều ngược lại, Ấn Độ ủng hộ Việt Nam gia nhập Hiệp ướcthân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) và trở thành quan sát viên củaASEAN Tháng 04 năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ N Rao thăm Việt Nam, đánh dấumột bước tiễn mới trong quan hệ hai nước Nhiều vấn đề hợp tác đã được lãnh đạohai nước tập trung bàn thảo, đa phần liên quan đến một số lĩnh vực chính như kinh

tế Sang thế kỷ XXI, khi xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh

mẽ, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ cũng vì thế mà được đây lên cóchiều sâu và gan kết chặt chẽ hon Đặc biệt, trên lĩnh vực chính tri - ngoại giao, hainước cũng đạt được những thành tựu và thành công mới, khi hai nước quyết địnhnâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược vào năm 2007

1.2.3 Yêu cầu từ thực tiễn khách quan của Việt Nam và An Độ

1.2.3.1 Về phía Việt Nam

Nâng cao khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế và khu vực

Thực tiễn từ môi trường toàn cầu hóa, khu vực hóa đã cung cấp cho Việt Namnhững mối quan hệ ngoại giao mới, trong đó nổi bật là tiến trình bình thường hóaquan hệ ngoại giao với Mỹ, tiến tới thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện với quốcgia nay vào năm 2003 va Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2023 Dựa trên mốiquan hệ hợp tác với Mỹ, Việt Nam cũng dần đây mạnh hợp tác với nhiều quốc gia,

28

Trang 33

tổ chức khác trên thé giới, dần khang định vị thé là một trong những hạt nhân quan

trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vựcnày đang nóng lên từng ngày do chính sách của Trung Quốc, việc Việt Nam tăng

cường hợp tác với các cường quốc khác trên thế giới sẽ là môt trong những yếu tố

khiến chính quyền Trung Quốc “không may hài lòng”, từ đó gây ra những cản trở,

uy hiếp đến sự an toàn, tự do hàng hải của biên Đông nói chung cũng như an ninh,

chủ quyền của Việt Nam nói riêng Do đó, để ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng

mà Trung Quốc gây ra, cũng như hài hòa lợi ích của các bên, Việt Nam cần phải

tăng cường hoạt động hội nhập và hợp tác song phương, đa phương.

Yêu câu phát triển kinh tế - xã hội

Giai đoạn đôi mới yêu cầu Việt Nam cần tận dụng lợi thế phát triển đất nước,

đa dạng các hoạt động đầu tư kinh tế dé thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các

nguonv ốn viện trợ Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 147-TB/TW, ngày

27/6/1998 về tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và các giải pháp lớn cũng xác định:

“trong lĩnh vực dau tư phát triển, can tiếp tục quán triệt và thực hiện day đủ, nhấtquán nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) về phát huy toi đa nội lực,

nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, khai thác và sử dụng tốt từng nguồn vốn cho

dau tu phát triển ” [22, tr.236] và Đối với nguồn von FDI, can tiếp tục quán triệtđây đủ, nhất quán chủ trương thu hút nguôn vốn FDI, coi đây là nguồn vốn quantrọng có tác động tích cực đến các cân doi chung của nên kinh tế, cải thiện cơ cầudau tw.” [22, tr.238] Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa VIII) số 05-NQ/TW, ngày 17/10/1999 về nhiệm vụ kinh tế - xãhội năm 1999 xác định: đổi mới đồng bộ các chính sách, thể chế và thủ tục có liên

quan tới môi trường và điều kiện sản xuất, kinh doanh Ban hành các chính sách

ưu đãi đặc biệt (cao hơn mức bình thường) đối với mọi trường hợp đầu tư khôngdựa vào nguồn vốn nhà nước trong hai năm 1999 - 2000

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 của Dang khang định:

“Tình hình đất nước và bồi cảnh quốc tế đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải pháthuy cao độ tinh thân cách mạng tiên công, tiép tục đây mạnh công cuộc đôi mới,

29

Trang 34

phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tốc, đưa đất nước tiến nhanh và vững

chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” [23, tr.237] Yêu cầu này buộc Việt Namphải tập trung tìm kiếm các giải pháp để thúc đây phát triển kinh tế, bao gồm cảviệc hợp tác cùng phát triển với tất cả các quốc gia trên thế giới Nếu không làm

được như vậy sẽ khiến Việt Nam “? hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so

với các nước xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân, sự ổn

định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia” [23, tr.237]

Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong tranh chấp chủ quyên biển ĐôngKhu vực biên Đông nói riêng, Đông Nam A nói chung được xem là cửa ngõ

dé các cường quốc trong khu vực vươn ra ngoài Đây cũng là vùng đệm quan trọng

để các cường quốc bên ngoài khu vực thiết lập ảnh hưởng và triển khai các chiến

lược Sự quan tâm của các cường quốc trong khu vực và trên thế giới đối với biển

Đông đã dẫn đến vai trò và vị thế của Việt Nam cũng dần tăng cao Đáng chú ý,

Việt Nam lại là quốc gia có đường biển dai, sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng lớntại khu vực biển Đông càng làm cho vai trò của Việt Nam được nhiều cường quốctrên thế giới quan tâm Tuy nhiên, bối cảnh của khu vực lại khiến Việt Nam rơi vào

tình trạng tương tự các quốc gia Đông Nam Á khác khi phải đối diện với những

thách thức từ Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trái ngược vớiTrung Quốc đang ngày càng chuyên mình với tiềm lực kinh tế, quân sự phát triển

ấn tượng, đa phần các nước Đông Nam Á lại có tiềm lực kinh tế - quân sự khá hạn

chế Chính sức ép từ Trung Quốc và tận dụng sự quan tâm của các cường quốc, ViệtNam và các nước Đông Nam Á cần phải chủ động tranh thủ sự giúp đỡ của cáccuờng quốc dé tạo thé cân bằng với Trung Quốc trong van đề biển Đông “7hông

qua phương trình này, chúng ta có thé hiểu rằng trong một trò chơi có tổng bằng

không, khi mà Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước ASEAN nằm cùng một phía của phươngtrình thì Trung Quốc ở phía bên kia sẽ bi cô lập ” [2, tr.55]

1.2.3.2 Về phía An Độ

Cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, nâng cao hiện diện tại khu vực châu

Á - Thái Bình Dương

30

Trang 35

Sự gia tăng ảnh hưởng Trung Quốc tại Nam Á đã khiến Ấn Độ nhìn nhận ra

những khó khăn, hạn chế của quốc gia này trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởngvới Trung Quốc Các nhà hoạch định chính sách của An Độ cho rằng phải tìm kiếmnhững quốc gia gần gũi khác ở phía Đông dé tìm kiếm sự ủng hộ và kiềm chế sựbành trướng của Trung Quốc: “chỉ khi Ấn Độ hạn chế được sự ảnh hưởng củaTrung Quốc ở khu vực này thì vai trò của Ấn Độ ở khu vực Nam Á mới được đảm

bảo” [53, tr.185] Thủ tướng An Độ Manmohan Singh cũng khang định: “Trung

Quốc đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á, gây bất lợi cho Ấn Độ TrungQuốc muốn có chỗ đứng ở Nam A, chúng ta phải thích ứng với thực té này và chúng

ta can phải cảnh giác ” [90] Đồng thời, Thủ tướng Manmohan Singh không loại trừviệc An Độ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ở những khu vực chiến lược mà

quốc gia này đang duy trì sự hiện diện, điển hình là Đông Nam Á

Đối với An Độ, Đông Nam A không chỉ giúp cạnh tranh chiến lược với Trung

Quốc mà còn là tam khiên chắn tự nhiên, bảo vệ An Độ từ phía đông Đông Nam Á

sở hữu eo biển Malacca, con đường tiến vào An Độ Dương từ Thái Binh Dương vàngược lại Hai quần đảo của An Độ là Andamam va Nicobar trên Vinh Bengal chỉ

cách eo Malacca 90 dặm Đặc điểm này khiến vịnh Malacca như miệng một con cá

sấu, với bán đảo Malaya là hàm trên và phần mỏm Sumatra là hàm dưới, có hìnhdáng như vành đai an ninh tự nhiên phía đông của Ấn Độ Tìm kiếm được các đối

tác tại khu vực Đông Nam Á sẽ giúp An Độ hạn chế được vi thé và tam ảnh hưởng

của Trung Quốc tại khu vực Nam Á, tạo ra thế đối đầu cân bằng giữa hai quốc giatại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn “Mặc di không trực tiếp

liên quan va không tuyên bố chủ quyên đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông,nhưng Ấn Độ đang ngày càng được công nhận là “một bên trong cán cân quyén

luc” ở vùng biển nay.” [1, tr.177]

Yêu câu tập trung phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia

Ấn Độ là quốc gia lớn với dân số đông thứ 2 thế giới, có sự đa dạng ngôn ngữ,

tôn giáo, đăng cấp VỚI su phân biệt giàu — nghéo được thể hiện rất rõ nét Những

yêu tố này gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển, tao ra nguy cơ tiềm ân về

31

Trang 36

sự mất ồn định, xung đột đối với xã hội Tuy nhiên, đây cũng là động lực dé các nhà

lãnh đạo An Độ nhìn nhận và tìm kiếm các giải pháp kinh tế dé cải thiện cuộc sốngngười dân, nâng cao nội lực quốc gia Thủ tướng Manmohan Singh phát biểu năm2004: “Chính phủ của chúng tôi tin rằng quá trình tạo ra của cải là điều can thiết

dé chúng tôi đáp ứng cam kết xóa đói giảm nghèo Chúng ta can tăng trưởng

nhanh hơn, vì ở nức thu nhập của chúng ta, chắc chắn chúng ta phải mở rộng cơ

sở sãn uất nếu muốn cải thiện trên diện rộng các điều kiện vật chất cho cuộc sống

của người dân ” [93]

Một nguyên nhân khác buộc Ấn Độ phải tập trung phát triển kinh tế là tácđộng từ cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc cho Ấn Độ thấy rằng quốc gia

này phải có sự thay đổi trong việc kiềm chế những động thái ngày một gia tăng của

Trung Quốc tại khu vực Nam A Dé thay đổi van dé, An Độ phải tăng cường pháttriển kinh tế, cải thiện nội lực quốc gia Từ đó sử dụng kinh tế làm yếu té gia tăng

sự ảnh hưởng với các quốc gia lân cận cũng như các đối tác chiến lược của Ấn Độtrong khu vực và quốc tế Ngoài ra, tiềm lực kinh tế mạnh cũng góp phần nâng cao

vị thế của Ấn Độ tại các tổ chức kinh tế quốc tế và giúp quốc gia này có tiếng nói

hơn trong các cơ chế an ninh, chính trị của thế giới như phong trào Không liên kết,

SAARC, G20 và các cơ chế hợp tác song phương, đa phương

Nhu cau năng lượng và các nguồn tài nguyên tăng caoDân số hơn | tỷ người đặt ra thách thức cho An Độ trong việc giải quyết bàitoán năng lượng Các hoạt động sản xuất điện, hệ thong phát điện của Ấn Độ đượcliên tục được nâng cấp và làm mới nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụngngày càng gia tăng Các nguồn tài nguyên như dau mỏ và khí đốt của An Độ chỉ có

lượng dự trữ thấp Những yếu tố này khiến “van dé năng lượng trở thành điểm

nghẽn nghiêm trong đối với sự phát triển của Ấn Độ” [33, tr.84] buộc quốc giaNam A phải đây mạnh các hoạt động nhập khâu dé bù đắp nhu cầu sử dụng trongnước Bên cạnh các đối tác cung cấp năng lượng truyền thống như Nga, các nướcTrung Đông, các nhà lãnh dao An Độ chủ trương tìm kiếm các đối tác cung cấp mới

để phòng ngừa khả năng phụ thuộc quá mức vào một đối tác chính Châu Á - Thái

32

Trang 37

Bình Dương, đặc biệt các nước Đông Nam Á với sự gần gũi về địa lý, văn hóa, sựtương đồng về lịch sử là lựa chọn số một cho bài toán còn nhiều vướng mắc này.

1.3 Quan hệ kinh tế Việt Nam - Án Độ trước năm 2007

Năm 1972, khi hai nước xây dựng quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ, quan hệkinh tế chính thức giữa hai nước được thiết lập Giữa hai nước luôn dành cho nhau

sự coi trọng đặc biệt trong hợp tác kinh tế Nghị quyết của Bộ Chính trị số NQ/TW, ngày 17 tháng 7 năm 1984 đã chỉ rõ, “trong quan hệ hop tác nhiều bên vớiHội đồng tương trợ kinh tế, phan đấu tích cực và bên bi để tiến từ hợp tác thươngmại sang phân công, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất Mở rộng và tăng cườngquan hệ kinh té với các nước đang phát triển, trước hết là Ấn Độ, các nước châu

19-Phi và Trung Đông” [2I, tr.633] Về phía An Độ, trong chuyến thăm chính thức

Việt Nam vào năm 1985, Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi khăng định: "chứng tôi

sẵn sàng ung hộ các ban trong các nỗ lực phát triển kinh tế và sẽ luôn đứng về phía

Việt Nam trong bat kỳ hoàn cảnh nào" [52, tr.8] Đồng thời, Thủ tướng An Độ cũngnhấn mạnh chuyên thăm nhằm “xác định lại một lần nữa mối quan hệ lịch sử giữahai quốc gia và thúc day hợp tác và phát triển trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã

hội, góp phân tăng cường và bảo vệ hòa bình trong khu vực” [35, tr.47]

Trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách thúc đây quan hệ kinh tế giữahai nước: Ấn Độ ban hành Quy chế Tối huệ quốc (MEN) cho Việt Nam năm 1975;

ký kết Hiệp định thương mại song phương năm 1978; thành lập Ủy ban Hỗn hợp vềkinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật vào thang 12 - 1982 Sự kiện thành lập

Ủy ban Hỗn hợp được đánh giá là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tăngcường hợp tác kinh tế giữa hai nước, “đây là điều mà Ấn Độ trong thời gian này

chưa từng làm với một nước Đông Nam A nào khác" [35, tr.49]

Năm 1991, Chiến tranh Lạnh kết thúc, An Độ và Việt Nam tập trung cải cáchđất nước toàn diện theo hướng kinh tế thị trường, tự do hóa và mở cửa, triển khainhiều chính sách thúc đây thương mại tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế Việt Nam -

An Độ có nhiều dấu hiệu khởi sắc An Độ cho rằng họ phải có trách nhiệm hơn nữatrong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển, cũng như thúc đây quan hệ kinh tế giữa hai

33

Trang 38

nước đi vào thực chất, hiệu quả hơn đề tương xứng với vị thế quan hệ của hai nước

“tam quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam A đã tăng lên mạnh mẽ về tam chiếnlược cũng như kinh tế, An Độ can khai thác moi quan hệ truyén thống của minh với

Việt Nam dé mở rộng quan hệ kinh tế Một nước Việt Nam mạnh về quân sự can

phải la một quốc gia mạnh về kinh tế An Độ là nhân tô phù hợp có thể giúp đỡ Việt

Nam trên cả hai lĩnh vực ” [94]

Do đó, hai nước đã triển khai ký kết nhiều văn kiện, hiệp định khung về kinh

tế, thành lập các tổ chức dé thúc đây thương mại song phương như: Ký kết Nghị

định Thương mại Việt Nam - An Độ (1990); Thiết lập quan hệ kinh tế sâu rộng trênnhiều lĩnh vực, bao gồm thăm đò dầu khí, nông nghiệp và chế tạo (1992); Thành lậpHội đồng doanh nghiệp Việt Nam - An Độ dé thúc day, kết nối thương mai và đầu

tư (1993); Ký kết Hiệp định Bảo hộ và Khuyến khích đầu tư song phương (BIPPA),

Ký kết nâng tầm quan hệ đối tác thương mại song phương (1997); Ký kết đưa ra

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện (2003); ký kết Hiệp định

Tránh đánh thuế hai lần (2004)

1.3.1 Thương mại

Sau chuyến thăm của Thủ tướng Pham Văn Đồng đến An Độ vào năm 1978,hoạt động thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ chính thức được diễn ra, khiViệt Nam ký hợp đồng mua trang thiết bị đường sắt của Ấn Độ với tổng giá trị 350triệu rupi Đồng thời, chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên các mặt hàng củaViệt Nam được xuất khẩu vào Ấn Độ Đa phần là các mặt hàng quan trọng trongnền kinh tế nông nghiệp như: gia vị (bao gồm ớt đỏ, bột nghệ), các sản phâm chếxuất từ vừng, dầu dừa, cùi dừa Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp khác nhưmay mặc, xi măng va chì cũng được xuất khẩu sang Ấn Độ Ở chiều ngược lại,

nước ta tiễn hành nhập khâu một số mặt hàng quan trọng dé tiến hành xây dựng và

khôi phục kinh tế đất nước Một trong số đó có thé kế đến những sản phẩm công

nghiệp nhẹ trong lĩnh vực sản xuất mía đường, dệt may.

34

Trang 39

Bảng 1.1 Giá trị thương mại song phương Việt Nam - An Độ

từ năm 1991 đồn nam 2006

(Giá trị: triệu USD)

Nam | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng thương mại | Can cân thương mai 199] 5,5 24,0 29,5 -18,5

(Số liệu tong hợp từ báo cáo của Tổng cục Thong kê va

Báo cáo xuất - nhập khẩu hàng hóa các năm 2001 -2006)

Đến năm 1980, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước lần đầu cán mốc 50triệu USD Tuy nhiên, các hoạt động thương mại dan trở nên hạn chế do lệnh cấmvận của Mỹ và các nước phương Tây vào Việt Nam do anh hưởng từ cuộc chiếnbảo vệ biên giới Tây Nam Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Ấn Độ cũngkhiến cho quốc gia này lâm vào cảnh nợ nần nghiêm trọng Dù vậy, các hoạt độngthương mại giữa hai nước vẫn được thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu của mỗi bên

Nhìn chung trước năm 1991, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào An

Độ là thực phẩm nông nghiệp như rau quả, hạt điều, gia vị, các hóa chất hữu co,phân bón cho hoạt động sản xuất và các mặt hàng dệt may Trong khi đó, ở chiềungược lại, Việt Nam nhập khâu các mặt hàng quan trọng cho quá trình phát triểnkinh tế ở trong nước như: đồ da, máy móc điện tử, trang thiết bị cho hoạt động giao

35

Trang 40

thông vận tải và các sản phâm dược cùng hóa chât vô cơ.

Biểu đồ 1.1 Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Ấn Độ

Đến năm 1991, hoạt động thương mại Việt Nam - Ấn Độ dần phục hồi, vớitong kim ngạch xuất - nhập khẩu song phương giữa Việt Nam - An Độ dat 29,5triệu USD Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang An Độ dat 5,5 triệuUSD (chiếm 18,6% tông kim ngạch thương mại giữa hai nước Giai đoạn 1992 —

1993, kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang An Độ tăng mạnh, với cán can xuấtkhẩu nghiêng về phía Việt Nam Năm 1992, kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang An Độ dat 19,4 triệu USD, ghi nhận mức tăng 352,7% so với năm trước đó vachiếm 68,3% tổng kim ngạch song phương giữa hai nước năm 1992 Từ năm 1994

trở đi, giá trị xuất khẩu của Việt Nam lại có chững lại, dẫn tới tổng kim ngạch xuất

khẩu trong cả giai đoạn 1991 - 1995 chỉ đạt 68,3 triệu USD Trong khi đó, giá trị

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w