1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đảng với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ QUỲNH

CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CUA DANG VỚI ASEAN

TỪ NĂM 1995 DEN NĂM 2010

Chuyên ngành Lịch Đảng cộng sản Việt NamMã sô: 602256

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Kim Cương

Hà Nội-2013

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 BANG LANH DAO TUNG BƯỚC DUA VIET NAM GIANHAP ASEAN VA THAM GIA CAC LINH VUC HOP TAC CUAASEAN (1995 vi) 12

1.1 Qua trình Dang lãnh dao đưa Việt Nam gia nhập ASEAN 12

1.1.1 Đường lỗi đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai227/08/8752 SP nh Ầ.ẦỐằ 121.1.2 Qua trình Đảng lãnh dao đưa Việt Nam gia nhập ASEAN 221.2 Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam bước đầu tham gia các lĩnh vực

hợp tác trong khuôn khé ASEAN từ năm 1995 — 2000 271.2.1 Đường lỗi doi ngoại của Đảng nhằm thúc đẩy quan hệ

1.2.2 Việt Nam tham gia các lĩnh vực hợp tác cua ASEAN 32

Tiểu kết chương 2- 2+ 2+SE£SEE£EEE2EEEEEE2EEE711211211211211 11 xe 41Chương 2 BANG LANH ĐẠO HOP TÁC TOAN DIEN QUAN HE.49VIỆT NAM — ASEAN (2001 — 2005) o ccescecccsseesscessessessessessesssesseesseens 49

2.1 Khái quát chung về tinh hình thé giới, khu vực va trong nước 49

2.2 Đảng tiếp tục day mạnh thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới

đối voi ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2005 -52c-¿c: 56

2.3 Dang lãnh đạo xây dựng và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác

Việt Nam — ASEAN vi hòa bình, 6n định và phát triển 64

2.3.1 Sự tham gia dong gop cua Việt Nam vào các hoạt động an ninh —

Chính trị Của A/SEAÌN - 1H51 key 642.3.2 Những đóng góp trên lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại 68

2.3.3 Đảng lãnh đạo đẩy mạnh hợp tác Việt Nam — ASEAN trên một số

Trang 4

Tiểu kết chương 2 2-22 s+ t+EE£2EE9EEE2112711211111211111211 11111 74

Chương 3 BANG LÃNH ĐẠO XÂY DUNG VA PHÁT TRIEN

QUAN HỆ VIỆT NAM ~ ASEAN LÊN TAM CAO MỚI TỪ NĂM

2006 Nv-jtaaaaaẳaẳaiẳiaiaaẳẳẳẳẳaaiiiaiiaiiiẳỶỶẳ 76

3.1 Khái quát chung về tình hình thế giới , khu vực va trong nước

giai đoạn 2006 — 21 («1kg TH nh ng tr 76

3.2 Chủ trương, chính sách đối ngoại của Dai hội đảng X 84

3.3 Thực hiện nghị quyết Đại hội X, Dang lãnh đạo xây dựng va

phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN lên tam cao mới 89

3.3.1 Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế — thương mại và an ninh — chính trị

trong khuôn khổ ASEAN vsessesscessesssesseessesssessessscssesssessesssessesssesssessecsseess 89

3.3.2 Thanh công của năm Chủ tịch ASEABO10 và dau ấn Việt Nam 98

3.4 Những bài học kinh nghiệm về hợp tác đối ngoại sau 15 ViệtNam gia nhập ASEAN (1995 — 2010) -2¿©2xzc2cxzscrscee 110

KẾT LUẬN cccccc2222EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE.EEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrrrrrree 118

TÀI LIEU THAM KHAO 2 5£ E+EE£+EE£EEE£EEeEEEzrkrrxerrxee 122

PHỤ LỤC

Trang 5

LƯỢC ĐÒ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Trang 6

DANH MỤC CÁC TÊN VIET TAT

Tên Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

viết tắt

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA — ASEAN Free Trade Area Khu vực mau dich tự do ASEAN

AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tr ASEAN

AICO — Agreement on Industrial Cooperation Chương trình hợp tác công nghiệp

AIPO ASEAN Inter — Paliamentary Tổ chức liên minh quốc hội ASEAN

AMM ~ ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN

APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A —

Thái Bình Dương

ARE ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC ASEAN Security Community Céng déng an ninh ASEAN

ASCC ASEAN Socio Cultral Community Cộng đồng văn hóa — xã hoi ASEANASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các nước Đông Nam A

ASEM _ Asia-Europe Meeting Hội nghị A - Âu

CEPT Common Efective Preferential Tariff Hiệp định về Thuế quan Uu đãi có

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa tự nhiên và địa kinh tế hết sứcthuận lợi Vì thé, ngay từ khi lập quốc, người Việt đã có mỗi quan hệ giao lưu hết

sức rộng rãi với các quốc gia và thiết lập được những mối quan hệ bang giao hếtsức tốt đẹp Kế thừa những truyền thống quý báu của cha ông, ngay từ khi Nhànước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại Chínhphủ Việt Nam đứng dau là Hồ Chủ tịch đã tuyên bố chính sách ngoại giao “thânthiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới” [63, tr.30] và “sẵn sàng đặt mọiquan hệ thân thiện với bat cứ một nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoan

chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can

thiệp nội bộ của nhau, bình đăng cùng có lợi và chung sống hòa bình” [64, tr.5].

Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là sự kế thừavà phát triển đường lối đối ngoại qua các thời kì trước, đặc biệt từ khi tiến hànhcông cuộc đổi mới, thé hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đường lối

chính trị của Việt Nam.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đềra đường lối đổi mới, trong đó đổi mới đường lối đối ngoại là một nội dung quantrọng Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiệnchính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính

sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau”

[31 tr.105] Đại hội lần thứ VII của Đảng tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn vớitat cả các nước trong cộng đồng thé giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát

triển” [52, tr.147].

Với đường lối đối ngoại rộng mở đó, Việt Nam đã không ngừng mở rộngquan hệ quốc tẾ, nâng cao vi thế của mình ở khu vực và trên thế giới Từ chỗ bịcô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế đến nay Việt Nam đã có mối quan hệ

ngoại giao với rât nhiêu nước và vùng lãnh thô trên thê giới Việt Nam hiện là

Trang 8

thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực Đảng Cộng sản Việt Nam có mốiquan hệ khác nhau với trên 200 chính đảng các nước trên thế giới, các nước lánggiéng, các nước khu vực Các tổ chức nhân dân Việt Nam có quan hệ với hàngtrăm tổ chức tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ Đặc biệt, lần đầu tiên

trong lịch sử, nước ta đã có quan hệ với tất cả các nước láng giềng, các nước

trong khu vực.

Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã thiết lập

những mối quan hệ đậm nhạt khác nhau với từng quốc gia nhưng các mối quanhệ này luôn giữ vị trí quan trọng Suốt chặng đường dài của lịch sử ngoại giaoViệt Nam, quan hệ với ASEAN cũng có nhiều bước thăng trầm Những nămĐảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN là quan hệ đối đầu.

Khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi thì các nước ASEAN đã điều chỉnh

chính sách đối ngoại và triển khai một số bước đi thân thiện hơn trong quan hệ

với Việt Nam.

và phía Việt Nam, tháng 7/1976 Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm

đối với khu vực chủ trương xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước

ASEAN Tháng 8/1976 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nướcASEAN Tuy nhiên đến 1979, do bat đồng quan điểm trong giải quyết van déCampuchia, quan hệ Việt Nam — ASEAN từ quan hệ thân thiện hợp tác chuyểnsang quan hệ đối đầu Đến năm 1989 khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia,quan hệ này mới ấm dần lên Sau những bước đi và thủ tục cần thiết, ngày

28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN Sự kiện này

thé hiện quyết tâm của Dang và Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ

quốc tế, đặc biệt là chính sách đối với khu vực theo hướng chủ động hội nhập Sự

kiện này cũng đã cham dứt thời kì đối đầu thù nghịch dé 2 bên bước vào thời kì

hợp tác lâu dài.

Trang 9

Ở thời điểm hiện tại, quan hệ Việt Nam với ASEAN tiếp tục phát triển

mạnh mẽ Đặc biệt, mối quan hệ của các nước ASEAN cùng các nước láng giềngkhác trong đó có Trung Quốc xung quanh van đề biển Đông đang hết sức phứctạp và gay gắt Việt Nam cùng các nước ASEAN đã và đang nỗ lực hết sức, song

bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông vẫn chưa tìm được tiếng nói đồng thuận Điều

này kéo dài, càng làm tình hình khu vực có thêm nhiều biến động khi Trung

Quốc, Mỹ và một số các nước lớn khác có rất nhiều những động thái tích cực

cũng như tiêu cực trên biên Đông và vùng biển thuộc chủ quyên lãnh thé của các

quốc gia khác trong đó có Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu chính sách đối

ngoại của Đảng đối với ASEAN từ 1995 đến năm 2010 một cách hệ thống toàn

diện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Thông quađó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm góp phầnvào việc nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ Việt Nam — ASEAN, đồng thời hoànthiện đường lối chính sách đối ngoại giúp Việt Nam có thé xử lí tốt nhất mốiquan hệ với các nước trong khu vực va trên thế giới đưa đấtnước thực sự hộinhập và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

Vì những lý do co bản trên đây tôi lựa chọn đề tài “Chinh sách doi ngod cua

Dang voi ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010” cho luận văn tốt nghiệp của mình.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Với lịch sử phát triển lâu dài và có vị trí chiến lược quan trọng, ĐôngNam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu

của nhiều học giả, nhiều ngành khoa học khác nhau ở trong và ngoài nước.

Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN thì

quan hệ Việt Nam — ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhânvà tô chức, các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu Đông Nam A thuộc

Viện khoa học xã hội Việt Nam, Đại học ngoại giao — Bộ Ngoại giao, VụASEAN - Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội trên rất nhiều các mặt, các vấn

đề có thé ké đến như:

Trang 10

Về lich sử quan hệ ngoại giao Việt Nam — ASEAN có các tác phẩm như:Việt Nam — Đông Nam A: Quan hệ lịch sử văn hóa của Viện nghiên cứu Đông

Nam Á; Tiến trình hội nhập Việt Nam — ASEAN của Dinh Xuân Lý, Việt Nam —

ASEAN quan hệ song phương và đa phương của Vũ Dương Ninh Ngoài ra còn

các bài tạp chí như: Van dé Việt Nam gia nhập ASEAN của Nguyễn Vũ Tùng,Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, số 2 năm 1994; Viét Nam gia nhập ASEAN tưtưởng Hồ Chi Minh về đoàn kết quốc tế của Hà Van Tham, Tạp chí Cộng san, số

8 năm 1997; Về quan hệ Việt Nam ASEAN của Nguyễn Huy Hồng, Tap chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1995

Về những vấn đề cụ thể trong quan hệ Việt Nam — ASEAN có các tác

phẩm: Quan hệ Việt Nam — ASEAN chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam củaVũ Đình Hương, Vũ Đình Bách Tác giả Nguyễn Xuân Thắng có tác phẩm Khu

vực mậu dịch tự do ASEAN tiến trình hội nhập của Việt Nam Những nhân tổ

thúc day hợp tác an ninh chính trị Việt Nam — ASEAN trong 5 năm qua của tác

giả Ngô Hữu Mạnh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 3 năm 2000

Về những cơ hội, thách thức cũng như đánh giá lại thời gian Việt Nam trở

thành thành viên chính thức của ASEAN có các bài viết như: Vấn đề hòa bình

hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay — những thuận lợi khó khăn

của Nguyễn Hữu Cát, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lý luận số 3 năm 1994;

Nhìn lại một năm gia nhập ASEAN của Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu

Quốc tế số 13 năm 1996; Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập

ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1996 của Nguyễn CảnhHuệ

Về những vấn đề chung liên quan đến ASEAN có các tác giả, tác phâm

như: ASEAN hôm nay, triển vọng của thé ki XXI của tác giả Nguyễn Thu Mỹ Tácgiả Nguyễn Duy Quý với tác phẩm: Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và

phát triển bên vững, in năm 2001 và bài viết Xây dựng một ASEAN phát triển

dong đều trong thé ki XXI, đăng trên Tap chí Nghiên cứu Đông Nam A số 5 năm

2001 Lê Công Phụng với Việt Nam — ASEAN 10 năm nhìn lại, đăng trên Tạp chi

Thông tin đối ngoại, số 8 năm 2005 Vũ Dương Ninh với Việt Nam — ASEAN 10

Trang 11

năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế 1995 — 2005, Tạp chíNghiên cứu Đông Nam A, số 4 năm 2005 Trần Khánh với Việt Nam sau 10 năm

gia nhập ASEAN thành tựu, cơ hội thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Ásố 4 năm 2005

Ngoài các công trình đã được xuất bản thành sách, in ấn trên các tạp chí

còn có rất nhiều cuộc hội thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt

Nam — ASEAN được tô chức ở trong và ngoài nước Hầu hết các tác pham, các

bài viết đều tập trung nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, những thành tựu

kinh tế xã hội của từng nước Đông Nam Á cũng như của tô chức ASEAN, đề cậpđến khả năng phát triển hợp tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN, sự hội

nhập của của Việt Nam vào ASEAN, những khó khăn thách thức của Việt Nam

khi gia nhập tổ chức này.

Các tác phẩm bài viết về quan hệ Việt Nam — ASEAN rat phong phú, tiếpcận trên nhiều phương diện khác nhau Không chỉ mô tả lịch sử các công trìnhcòn trình bày, lý giải nhiều vấn đề, khía cạnh trong quan hệ Việt Nam với các

nước ASEAN, quan hệ của ASEAN với các nước va tổ chức đối tác, những xu

hướng, những thách thức và dự báo về tương lai phát triển của khu vực Đông

Nam Á, của ASEAN cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ ViệtNam — ASEAN Song chưa có một công trình nào mang tinh chất tổng hợp có

hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt

Nam — ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010 Do đó, kế thừa những công trìnhnghiên cứu trước đây, tác giả có găng phân tích sâu thêm về quá trình Đảng lãnh

đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam — ASEAN trong thời gian 15 nămké từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Trình bày và phân tích chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản ViệtNam với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010.

- Thông qua đó, khẳng định tính chủ động, đúng đắn, sáng tạo, nhạy cảm

chính trị của Đảng trong việc đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào ASEAN qua việc

Trang 12

trở thành thành viên chính thức của ASEAN, hoạt động tích cực vì sự phát triển

mạnh mẽ của ASEAN, thúc day ASEAN phát triển toàn diện và vươn ra thé giới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu và phân tích chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng ta với

ASEAN trong các giai đoạn: 1995 — 2000; 2001 — 2005; 2006 — 2010.

- Nêu lên những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quan hệ Việt

Nam — ASEAN, rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng và

phát triển quan hệ Việt Nam ASEAN sau 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các chủ trương chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các nước ASEAN, quá trình chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước trong việc tô chức thực hiện và triển khai các chính sách ay.

- Về thời gian: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ Việt

Nam va ASEAN tir năm 1995 đến năm 2010.

5 Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở những quan điểm củachủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm của Dang Cộng sảnViệt Nam về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại.

5.2 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các tài liệu của Đảng về đường lối đối ngoại bao gồm:

Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung

ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối đối ngoại va công tac đối

Các tác phẩm, bài nói, bài viết hoặc phát biểu của các đồng chí lãnh đạo

Đảng và nhà nước qua các thời kì.

Ngoài ra, luận văn còn tham khảo sử dụng các công trình nghiên cứu của

các nhà khoa học trong và ngoài nước về Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói

riêng đã được In thành sách, công bô trên báo chí hoặc các hội thảo liên quan.

10

Trang 13

5.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lich sử và phương pháp logic

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh và hệ thống hóa

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như

nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp so sánh, thống kê

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống một cách tương đối day đủ tư liệu về chủ trương, đường lối củaĐảng về quan hệ Việt Nam — ASEAN từ năm 1995 - 2010.

- Bước đầu rút ra kinh nghiệm để góp phần thiết thực nâng cao hiệu quảvà chất lượng hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN, góp phan triển khai chính sáchđối với khu vực một bộ phận quan trọng của chính sách đối ngoại rộng mở, đa

phương hóa, đa dạng hóa của Đảng va nhà nước ta.

7 Cau trúc của luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết Nội dung chính của mỗi chương như sau:

- Chương 1: Dang lãnh đạo ttn g bước đưa Việt Nam gia nhập ASEAN và

tham gia các lĩnh vực hợp tác của ASEAN

- Chương 2: Đảng lãnh đạo hợp tác toàn diện quan hệ ViệtNam - ASEAN

từ năm 2001 — 2005

- Chương 3: Đảng lãnh đạo xây dung và phát trién quan hệ Việt Nam —

ASEAN lên tầm cao mới từ năm 2006 — 2010

11

Trang 14

Chương 1

DANG LÃNH ĐẠO TUNG BƯỚC BUA VIỆT NAM GIA NHAP ASEAN

VA THAM GIA CAC LINH VUC HOP TAC CUA ASEAN (1995 — 2000)

1.1 Qua trình Dang lãnh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN

1.1.1 Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai

đoạn 1986 —1995

Tình hình thế giới

Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến hết sứcnhanh chóng và phức tạp làm thay đổi căn bản cục diện thế giới Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và

nghiêm trọng dẫn tới sự sụp đồ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Sự tan rã của một trong hai siêu cường của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra một

khoảng trong lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng giữa

hai hệ thống chính trị xã hội đối lập chuyền sang có lợi cho Mỹ và các nước tưban phát trién.

Khi trật tự thé giới hai cực không còn nữa, thé giới chuyên sang cục điệnmới với sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm Nhật Bản và Tây Âu xem

việc Liên Xô tan rã là thời cơ thuận lợi để vươn lên tăng cường vai trò chính trị

và quân sự cho tương xứng với thực lực kinh tế của mình.

Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu tolớn Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến cán cân so sánh

lực lượng của thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh Trung Quốc tham vọng trở

thành siêu cường của thế giới vào giữa thế kỷ XXI.

Ở khu vực Đông Nam Á, Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia được

kí kết vào tháng 10 năm 1991 Do đó, những bat đồng quan điểm trong việc giảiquyết vấn đề Campuchia không còn nữa Mặt khác, khi trật tự thế giới hai cựccham dứt, Đông Nam A không còn được các cường quốc kinh tế thé giới đặt ở vị

trí ưu tiên như trước Nga và Mỹ đều giảm dần sự hiện điện của mình ở khu vực

này Nga tuyên bố rút quân khỏi Cam Ranh (Việt Nam), Mỹ rút quân khỏi căn cứ

12

Trang 15

Xubích và Clark (Philippines) Tình hình đó tạo ra một “khoảng trống quyền lực”

các nước lớn ở vùng Đông Nam A Trung Quốc, Nhat Bản có gắng day mạnh vaitrò của mình cả về kinh tế, chính trị, quân sự ở Châu Á cũng như ở Đông Nam

Á Bên cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ xung đột tiềm tàng biển Đông Đó làthách thức lớn đối với ASEAN, buộc họ phải tính toán tìm ra cơ chế đảm bảo anninh, hòa bình ở khu vực Vì vậy, ASEAN chủ trương tăng cường bằng cách tiến

tới ASEAN 10, lay việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN là hướng ưu tiên, ra sứctạo ra thế cân bằng chiến lược mới ở khu vực bằng cách giữ cho Đông Nam Á

hòa bình, trung lập và thịnh vượng, đứng ngoai những quan hệ phức tạp giữa cácnước lớn.

Trước những xu thế mới của tình hình thé giới, hợp tác kinh tế giữa các

nước ASEAN ngày càng được ưu tiên Đầu những năm 90 của thế ky XX , tổng

sản phẩm nội địa (GDP) tính theo đầu người của các nước ASEAN đã đạt mức:

Singapore va Brunei khoảng 15000 USD, Malaysia là 2300 USD, Thái Lan trên1400 USD, Philippineses trên 700 USD, Indonesia trên 600 USD Các nước

ASEAN tiến hành chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa.Với chính sách hướng ngoại, ngoại thương của ASEAN phát triển nhanh chóng

đạt 160 tỉ USD vào đầu những năm 90, đến cuối những năm 90 bình quân hàng

năm các nước thu hút 13,5 tỉ USD vốn dau tư của thé giới so với những năm 80.Dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể, Singapore là trên 30 tỉ USD, Thái Lan

trên 20 ti USD, Indonesia trên 10 tỉ USD, Philippines khoảng 4,5 ti USD [60, tr29 - 30].

Toàn cau hóa cũng trở thành một xu thế mạnh mẽ từ sau khi trật tự 2 cựcbị tan rã chuyền sang thế đa cực Xu thế toàn cầu hóa tăng cường sự giao lưu hợptác giữa các nước và các khối nước, giúp các nước phát triển nhanh tận dụngthành quả khoa học công nghệ của loài người Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các

nước phải mở rộng quan hệ lẫn nhau bat ké sự khác biệt về chế độ chính trị, xãhội, nước lớn hay nước nho toan cầu hóa còn tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả

cho sử dụng và lưu thông vốn , kỹ thuật và công nghệ, hàng hóa, lao động góp

13

Trang 16

phan làm tăng thêm san pham xã hội và sự phát triển chung của loài người Tuy

nhiên không vì thế các nước nhỏ, kém phát triển, lạc hậu lại đứng ngoai xu thétoàn cầu hóa vi thực tiễn đã cho thay không một quốc gia nao, không một nhómnước nào dù lớn hay nhỏ và có tiềm năng có thé phát triển một cách biệt lập.

Tình hình trong nước

Từ những năm 70 nhất là vào những năm 80 của thế ki XX, nước ta lâm

vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng Dé đưa đất nước thoát khỏi

khủng hoảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lốiđổi mới Thực hiện đường lỗi đổi mới đó, đất nước ta đã đạt được nhiều thànhtựu quan trọng, sau 2 năm thực hiện “tình hình kinh tế, xã hội có sự cải thiện nhất

định; nhịp độ lạm phát và tăng giá giảm một ít, tình hình cung ứng lương thực,

hoạt động giao dịch, chuẩn bị hop tác với bên ngoài được mở ra” [37, tr.3].Trong các năm 1986 — 1989 tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều tăngso với năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng từ 4,8% năm 1986 lên 19,6% năm

1989, thu nhập quốc dân tương ứng cũng tăng từ 3,3% lên 14,7%; tình hìnhlương thực — thực phâm có chuyền biến tốt, từ chỗ thiếu ăn trién miên, năm 1988

còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước,

có dự trữ và xuất khâu” [39, tr 18].

Về kinh tế đối ngoại: Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384

triệu USD lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD năm 1990 [39, tr 19] Lạm phát

được kiềm chế, nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng trên thị trường năm 1986 là20%, 1987 là 10%, 1988 là 14%, 1989 là 2,5% đến năm 1990 là 4,4 % [39, tr.

19] Trong 5 năm từ 1991 — 1995 nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm vềtổng sản phầm trong nước đạt 8,2%, công nghiệp tăng bình quân 13,3%, nôngnghiệp tăng bình quân 4,5%, kim ngạch xuất khâu thủy hải sản năm 1995 gấp 3

lần năm 1990 Lạm phát được kiềm chế năm 1986 là 74,7% xuống còn 67,4%năm 1991, còn 12,7% năm 1995 Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp vớiyêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Trong 5 năm tổng kim ngạch xuấtkhẩu đạt 17 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ USD, quan hệ mậu dịch

14

Trang 17

đã mở rộng tới hơn 100 quốc gia Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanhtrong 5 năm, bình quân hàng năm là 50% Đến cuối 1995, tổng số vốn đăng kýcác dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào đạt trên 19 ti USD [42, tr 58 — 59].

Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa và xã hội cónhững chuyền biến tích cực.

Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được đảm bảo, chúng ta giữ

vững ồn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước,

tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đôi mới.

Trải qua 10 năm đôi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn

trong lĩnh vực kinh tế nhưng nên kinh tế Việt Nam van là nền kinh tế phát triển

chưa vững chắc, có trình độ thấp, cơ sở hạ tầng ở dưới mức trung bình của các

nước phát triển; trong các doanh nghiệp, trình độ thiết bị phần lớn công nghệ lạc

hậu, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, chất lượng nhiều sản phẩm chưa

tốt và giá thành còn cao Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, vốn đầu tưnước ngoài giảm mạnh Khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam với cácnước trong khu vực chậm thu hẹp, Báo cáo chính trị tại Hội nghị Đại biểu toàn

quốc giữa nhiệm kì khóa VII của Đảng đã chỉ rõ “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinhtế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới” [41, tr 25] Điều này đã gây

không ít khó khăn cho việc Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế.

Từ điều kiện thực tế của Việt Nam lúc này, phát triển nhanh và mạnh quanhệ hợp tác nhiều mặt với nhiều nước trong khu vực nhất là các nước ASEAN là

chìa khóa để Việt Nam mở cánh cửa vào khu vực vả là cầu nối để bước vào hợp

tác sâu rộng với các nước trên thế giới, qua đó tranh thủ được nguồn lực bênngoài dé phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với

các nước trong khu vực và trên thé giới.

Nhận thức sâu sắc được những tác động của tình hình thế giới và trong

nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta, đường lối đối ngoại đổi mới đãđược hình thành và từng bước phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

15

Trang 18

Sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng

quyết định 32 về “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước ta” Nghị quyết đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ của ta trên mặt trận đối ngoại là kết

hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn dau giữ vững hoabình ở Đông Dương và Đông Nam Á, góp phần tích cực giữ vững hòa bình thếgiới tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc thực hiện hạinhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [96, tr 17].

Qua nghị quyết 32 chúng ta thay được một cách tiếp cận mới trong bốicảnh thé giới chuyên từ đối đầu sang đối thoại va đấu tranh trong cùng ton tại hòabình, Đảng đã xác định rõ chủ trương và điều chỉnh chính sách ngoại giao tiến tớigiải quyết vấn đề Campuchia và các vấn đề quốc tế khác Chúng ta đã chủ động,tích cực chuyền sang một giai đoạn dau tranh mới dưới hình thức cùng ton tại

hòa bình với các trong khu vực và trên thế giới trong đó phải kế đến mối quan hệ

giữa nước láng giềng Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và có gắng xây dựng Đông NamA trở thành một khu vực hòa bình, ôn định và phát triển Day có thé coi là bước

đầu, sơ khai trong tư duy đôi mới của Đảng [62, tr 35].

Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) xác định nhiệm vụ hàng đầu cho đốingoại Việt Nam là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bởi “xu thé mở rộng phân công hợp tác giữa các

nước, kế cả các nước có chế độ kinh tế xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện

quan trọng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta”[35, tr 31].

Có sự soi đường của chủ trương và đường lỗi đúng dan, Đảng tiếp tục

lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại đối mới tích cực Đảng đã chủ trương sửdụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học,

16

Trang 19

kỹ thuật bên ngoai để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Quan hệvới các nước láng giéng và khu vực ngày càng được chú trọng Cụ thé là đối với

Trung Quốc, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc

bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, nhằm bình thường mối quan hệ giữa hai nước vìlợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [35,tr 107] Đặt đất nước trong mối quan hệ chung của khu vực, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã thê hiện thiện chí, mong muốn của nhân dân Việt Nam đối với việc

tạo lập môi trường hòa bình ở Đông Nam A Đây là một bước đi thiết thực dé kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách cùng ton tạihòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, tranh thủ tối đanhững điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của

cách mạng nước ta Đảng đã khăng định rõ: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàngcùng các nước trong khu vực thương lượng dé giải quyết các van đề ở Đông Nam

Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng khu vực Đông Nam Á, thành

khu vực hòa bình, ôn định và hợp tác” [35, tr.108].

Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Đảng là lấy kinh tế đối

ngoại làm ưu tiên hàng đầu “nhiệm vụ 6n định và phát triển kinh tế trong chặng

đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kĩ thuật và công nghiệp

hóa chủ nghĩa xã hội của nước ta tiễn hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộcvào một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đốingoại” [35, tr 18] Triển khai chính sách này, tháng 12 năm 1987, Việt Nam đãban hành Luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế

giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội Đây là bước đột phá cho kinh tế

đối ngoại nước ta.

Sự nhạy bén, nam bat tình của Đảng ta còn được thể hiện rõ hơn sau hainăm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị

lần thứ 13 với chủ đề: “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” bàn về nhiệm vụ

và chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm cụ thê hóa Nghị quyết Đại hộiVI trên lĩnh vực đối ngoại Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trước tình hình

17

Trang 20

mới, Nghị quyết đã chỉ rõ: “ chúng ta kiên quyết thực hiện nhiệm vụ giữ vữnghòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung

những có gắng đến mức cao nhất, nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở phát

triển về kinh tế trong 20 — 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập Tổ

quốc, góp phan tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân chủ

và CNXH Đó là mục tiêu chiến lược, lợi ích cao nhất của toan Đảng, toàn dân

ta ” [36, tr 2] Từ đó Nghị quyết chỉ ra rằng: “toàn bộ đường lối chính sách của

chúng ta ở trong nước cũng như về đối ngoại đều phải phục vụ cho mục tiêu vàlợi ích lâu dài đó” Biện pháp và nguyên tắc ở đây là: Không dé cho các van đềcục bộ và tạm thời như các vấn đề tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển cácvan dé tồn tại giữa các nước Trung Quốc, ASEAN, Mỹ làm chệch hướng mụctiêu phát triển lâu dai và cơ bản của đất nước ta, không mắc mưu những thế lựcchống đối ta, muốn chúng ta bị phân tán, suy yếu không tập trung được vào việcôn định và phát triển kinh tế [36, tr 2] Nghị quyết cũng nhấn mạnh ““với một nềnkinh tế mạnh, nền quốc phòng vừa đủ mạnh cộng với mở rộng hợp tác quốc tế

chúng ta lại càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ

nghĩa xã hội” Kinh tế chính là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong thời đại

mới Sự yếu kém về kinh tế, bị bao vây về kinh tế, có lập về chính trị sẽ là nguy

cơ lớn đối với an ninh độc lập dân tộc.

Bộ Chính trị cũng đã xác định rõ: Trong quan hệ quốc tế, chúng ta phảithêm bạn, bớt thù, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãithế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây cô lập ta

về kinh tế, chính trị; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật và xu

thé toàn cầu hóa nền kinh tế thé giới để tranh thủ vi trí có lợi nhất trong phâncông lao động quốc tế Bộ Chính trị cũng đề ra chính sách đối ngoại cụ thể:Trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác,không dé những mâu thuẫn vốn không đối kháng trở thành mâu thuẫn đối kháng;kiên trì và chủ động tạo điều kiện dé bình thường hóa quan hệ Việt — Trung; đổimới cách giúp dé nhân dân Campuchia nhanh chóng tự gánh vác lay trách nhiệm

18

Trang 21

của họ; trong quan hệ với Mỹ, chủ trương giải quyết cơ bản vấn đề người Mỹmất tích, khuyến khích chính giới, các nghị sĩ, các nhà kinh doanh, các Việt kiềuở Mỹ và Việt Nam trao đổi, hợp tác; trong quan hệ với các nước tư bản khác,thực hiện chính sách thúc đây quan hệ kinh tế , khoa học kĩ thuật trước hết là vớiPháp, Phần Lan, Thụy Điển, các nước Tây Âu, Bắc Âu với Nhật Bản, Australia;

Thiết lập mối quan hệ kinh tế với thị trường chung Châu Âu.

Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khóa VI đã thể hiện rõ sự điều chỉnh chiến

lược đối ngoại của Dang ta trong điều kiện thé giới và khu vực có những thay đôivà biến động to lớn Những chủ trương chuyển hướng đối ngoại của Hội nghị lầnthứ 13 của Bộ Chính trị đã đặt nền móng dé sau này Dang ta phát triển và nângcao thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan

hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho xây dựng và pháttriển kinh tế đất nước của Đảng ta tiếp tục được phát triển trong các năm tiếptheo Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989) đã nhắnmạnh: “Chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sangquan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ đất nước” [37, tr 40].

Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1990)đã khang định “tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạnbớt thù, giữ vững hòa bình dé xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [38, tr 40].

Tư duy đổi mới toàn diện nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng còn

được Dang và Nhà nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các giai đoạn tiếp sau.

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến độngphức tạp hơn trước, tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, trong đó có những yếu tôtích cực song cũng không ít khó khăn thách thức Các thế lực thù địch thực hiện

âm mưu “diễn biến hò a bình”, kích động việc thực hiện đa nguyên đa đảng, xóa

bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam,

truyền bá những tư tưởng độc hại, đưa lực lượng biệt kích, gián điệp vào phá

19

Trang 22

hoại nước ta, câu kết với các phần tử xấu trong nước tăng cường hoạt động chốngphá chế độ Hơn thế nữa, các nước xã hội chủ nghĩa lúc này cũng lâm vào khủnghoảng trầm trọng dẫn đến sự hoài nghi về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội về ý thức hệ làm cho tình hình trở nên thêm phức tạp Cùng lúc

đó, ở trong nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã bước đầu có những

chuyên biến về kinh tế xã hội nhưng khủng hoảng vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt,

có thê bùng phát trở lại bất cứ lúc nào Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng ta đã

tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (thang 6/1991) Nghị quyết Daihội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6 năm1991 thé hiện sự nắm bắt tình hình mới của toàn Đảng ta và đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ

đối ngoại bao trùm là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tạo

điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng va bảo vệ Tổ quốc, đồng thời gópphần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội” [39, tr 88] Đảng nhận định trong đờisông chính trị - kinh tế quốc tẾ, quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc bên cạnh lợiích mang tính giai cấp, mang tính ý thức hệ còn có những có những lợi ích mangtính phô biến, tính toàn cầu trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày

càng chặt chẽ thì nhu cầu cần có sự phối hợp, hợp tác giữa các nước dé giải quyết

vấn đề quốc tế là một nhu cầu khách quan với tất cả các quốc gia Trong điều

kiện như vậy, Đại hội VII khẳng định chủ trương “hợp tác, bình đăng và cùng có

lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên

cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [39, tr 88] Với chủ trương như vậy,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tat cả cácnước trong cộng đồng quốc gia phá n dau vì hòa bình, độc lập va phát triển” [39,tr 147].

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tình hình thế giới chuyên biến rất nhanh

chóng Cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên trầm

trọng, thậm chí ở một số nước Đảng cộng sản đã mất vai trò lãnh đạo chính

quyên, chê độ chính tri xã hội đã thay đôi Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã

20

Trang 23

hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã làm cho cách mạng Việt Nam mất đi một chỗ dựa

vững chắc và đứng trước nhiều thử thách sinh tử Các thế lực thù địch tiếp tụcchống phá, coi Việt Nam là trọng điểm trong các mục tiêu thực hiện “diễn biếnhòa bình” và lật đồ Tình hình khó khăn phức tạp trên đòi hỏi ở Đảng Cộng sảnmột quyết sách dé vượt qua tình thế hiểm nghèo Đảng ta đã nhận ra xu thế chủyếu trong quan hệ quốc tế và nhấn mạnh : “Chúng ta vừa đây mạnh đa dạng hóa,

đa phương hóa quan hệ đối ngoại vừa cải thiện quan hệ hợp tác, liên kết với các

nước ở khu vực” [40, tr 12].

Dựa trên đánh giá tình hình thế giới trong nước và khu vực, Đảng ta nhậnđịnh rằng, trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào tự khép kín, cô lậpmình với thế giới mà phát triển được Đặc biệt là Việt Nam, một nước dang pháttriển với nền kinh tế lạc hậu, càng cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp

phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công cuộc đôi mới Hội nghị lần thứ ba

Ban hành chấp Trung ương khóa VII (tháng 6/1992) đã nêu lên những tư tưởng

chỉ đạo hoạt động đối ngoại cua Dang và Nhà nước với các phương châm xử ly

các vấn đề quốc tế và chính sách đối với các đối tượng chủ yếu:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuan nhuyễn chủ nghĩa

yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

- Giữ vững độc lập tự chủ tự cường trong khi đây mạnh đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với mọi đối tượng- Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.

Tiếp sau đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng1/1994), tiếp tục khăng định việc mở rộng quan hệ đối ngoại nâng cao uy tín vàvị trí của Việt Nam trên thế giới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong ba thành tựu quan trọng của công cuộcđổi mới Hội nghị xác định phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục day mạnhviệc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, tranh thủ tối đanhững điều kiện thuận lợi và hạn chế những khó khăn bất đồng trong quan hệ với

21

Trang 24

các nước, “giữ vững nguyên tắc năng động linh hoạt” Bên cạnh đó, vai trò củangoại giao nhân dân được Đảng ta nhận thức hết sức rõ ràng Coi ngoại giaonhân dân là cánh tay nối dài của ngoại giao nhà nước, thông qua đó làm cho nhândân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam cũng như chính sách đốinội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Tăng cường tình hữu nghị hợp tác vớinhân dân các nước trên thế giới.

Từ việc xác định được đường lối đối ngoại đổi mới và phù hợp với hoàn

cảnh lịch sử cụ thé trong nước cũng như quốc tế cùng với sự lãnh đạo linh hoạtsáng tao của Đảng đến năm 1995, qua mười năm đổi mới Việt Nam đã di đượcmột bước khá dài trên con đường hội nhập quốc tế Cho đến năm 1995, ba sựkiện quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là: Bình thường hóa quan hệvới Mỹ (11/7/1995), Ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu

(17/7/1995), trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á

(ASEAN) (28/7/1995).

1.1.2 Quá trình Đảng lãnh dạo dưa Việt Nam gia nhập ASEAN

Trước những khó khăn thách thức to lớn mà tình hình thế giới và trongnước đặt ra, Đảng đã nắm bắt được quy luật, thực trạng và xu thế vận động củatình hình thế giới, đề ra đường lối đối ngoại đổi mới rộng mở với phương châmViệt Nam muốn là bạn của tat cả các nước trong cộng đồng thế giới phan đấu vìhòa bình, phát triển Đảng đã không ngừng nỗ lực để lãnh đạo hiện thực hóa

đường lối đối ngoại đổi mới, đặc biệt là mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng

và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộcvới sức mạnh của thời đại, phan đấu giữ hòa bình ở Đông Dương, góp phan tích

cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [35, tr 99] Vào thời

điểm đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng đang được triển khai, vấn đềCampuchia chính là trở ngại chính cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vì thế

Dang đã nhân mạnh “chúng ta mong muôn và san sàng cùng các nước trong khu

22

Trang 25

vực thương lượng để giải quyết vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng

tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam A thành khu vực hòa bình, ôn định và hợptác”.[35, tr 108] Bộ Chính trị nhắn mạnh ngoài việc tăng cường quan hệ với cácnước Lào và Campuchia, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phương Tây vàASEAN là một yêu cầu khách quan Đối với việc mở rộng quan hệ với ASEAN,

Bộ Chính trị cho rằng: “Cần có chính sách toàn diện với Đông Nam Á, trước hếtlà tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Indonesia, phá vỡ thế bế tắc trongquan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật văn

hóa với các nước trong khu vực, giải quyết những van đề còn tồn tại giữa ba

nước này bằng thương lượng, thúc đây việc xây dựng khu vực hòa bình, én định,

hữu nghị va hợp tác” [36, tr 12].

Đối với vấn đề Campuchia, Bộ Chính trị đã chủ trương rút toàn bộ quân

tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, coi đây là giải pháp pha bỏ những rào

cản và sự bao vây cô lập về chính trị của thế giới đối với nước ta.

Đại hội lần thứ VII của Đảng tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại rộng

mở với các nước láng giéng và các nước trong khu vực, phan dau cho một Đông

Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác Với ASEAN, Đảng ta cho răng: Đông

Nam Á liên quan mật thiết với yêu cầu tạo môi trường thuận lợi quốc tế cho an

ninh và phát triển của Việt Nam Cải thiện và mở rộng quan hệ với từng nước và

với cả nhóm nước ASEAN trên cơ sở cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình Chú ý

mở rộng hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ trên các lĩnh vựcmà ASEAN có trình độ cao, từng bước tham gia hợp tác khu vực với khẩu hiệubiến Đông Nam Á thành khu vực hợp tác và phát triển Việt Nam tham gia Hiệpước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mởrộng quan hệ với ASEAN trong tương lai Giải quyết thỏa đáng băng thương

lượng các vấn đề tồn tại vướng mắc giữa Việt Nam với các nước ASEAN.

Chủ trương đối ngoại của Đảng được đề ra qua các Đại hội VI, VII và các hội

nghị Trung ương khóa VI, VII đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ đối thoại giữa

Việt Nam và các nước ASEAN, chủ trương đó được Đông Nam Á và quốc tế đánh

giá cao, đã thúc day mạnh mẽ tiến trình hội nhập Việt Nam — ASEAN.

23

Trang 26

Tuy nhiên, trong một thời gian dài từ năm 1979 đến cuối những năm 80

của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN chuyền sang đối đầu do xuấthiện vấn đề Campuchia Về phía Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều đề nghị giảiquyết vấn đề Campuchia và về hòa bình, hợp tác ở Đông Nam Á nhưng đềukhông được ASEAN chấp nhận ASEAN cho rằng sự có mặt của Việt Nam tạiCampuchia là nguyên nhân chủ yếu gây bất ôn định khu vực, phải giải quyết vẫn

đề Campuchia trước rồi mới giải quyết vẫn đề hòa bình và hợp tác ở khu vực.

Với tinh thần đường lối đối ngoại đôi mới, Việt Nam san sàng đi vào giảiquyết vấn đề Campuchia Tại hội nghị AMM, tháng 2/1987 (Hội nghị bộ trưởngngoại giao ASEAN) các nước ASEAN đã đồng ý cử Indonesia làm đại diện đốithoại với các nước Đông Dương Tháng 7/1987 đã diễn ra cuộc đối thoại đầu tiêngiữa Việt Nam và Indonesia tại thành phố Hồ Chí Minh Hai bên đã ra thông cáochung Việt Nam — Indonesia đánh dấu quá trình thương lượng giữa hai nhómnước nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, mở đường cho các hội nghịkhông chính thức chung (Joint informal meeting) — JIM về van đề Campuchia.

Hội nghị lần 1 vào tháng 7 năm 1988 và lần 2 vào thang 2 năm 1989 Tại hộinghị lần 2, Việt Nam và lào tuyên bố sẵn sảng tham gia hiệp ước thân thiện và

Hợp tác (Hiệp ước Bali 1976) của ASEAN Hội nghị quốc tế về Campuchia —

IMC (2/1990) tại Jakarta đã thảo luận một cách cởi mở về một giải pháp chính trịcho van đề Campuchia.

Các nước ASAEAN bat đầu quan hệ song phương với Việt Nam và hoan

nghênh Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác khu vực Tháng 12/1987, tại hộinghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 họp tại Manila (Philippines), Tổng thống

Philippines tuyên bố, Philippines không coi Việt Nam là mối đe dọa đối vớiPhilippines Tiếp đó, tháng 2/1989, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuyên bốkhông chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN Còn Thủ tướng Thái Lan

Chatichai đã đưa ra chủ trương “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị

trường” từ năm 1988 Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ hữu

nghị hợp tác với các nước ASEAN, tháng 1/1989, tại Hội nghị bàn tròn các nhà

24

Trang 27

bao Châu A — Thái Bình Dương ở thành phố Hồ Chi Minh, Tổng Bi thư Dang

Cộng sản Việt Nam tuyên bố: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàngphát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác trong khuvực Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng

gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”.

Việt Nam đã chủ động rút quân khỏi Campuchia trước khi giải pháp cho

vấn đề Campuchia được đưa ra, quyết định tham gia hiệp ước Bali, to thái độ sẵn

sảng trở thành quan sát viên của ASEAN Ngày 22/7/1992, Việt Nam chính thức

tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN tại hội nghị Ngoại

trưởng các nước ASEAN lần thứ 25 ở Manila (Philippines) Từ đây, Việt Nam

tham gia từng bước vào một số cơ chế và chương trình hợp tác của ASEAN với

tư cách quan sat viên.

Tiếp đó, trong các chuyến thăm chính thức Singapore và Vương quốc Thái

Lan, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cũng đã một lần nữa khăng định lại

mong muốn được mở rộng quan hệ hợp tác với nước láng giéng, coi trong sự hợptác nhiều mặt với từng nước ASEAN và tô chức ASEAN nói chung , sẵn sàng gia

nhập ASEAN vào thời gian thích hợp.

Có thể nói, trong những năm từ 1992 đến 1994, quan hệ ngoại giao giữaViệt Nam với các nước ASEAN được đây mạnh tăng cường bằng các chuyến

thăm của các nhà lãnh đạo nước ta tới các nước ASEAN và ngược lại Tháng

9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Vụ ASEAN (Bộ Ngoại

giao) dé phối hợp hoạt động giữa Việt Nam và ASEAN.

Như vậy, với những phát triển nhanh chóng và thuận lợi trong quan hệViệt Nam — ASEAN, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chủ động chuẩn bị mọimặt dé gia nhập ASEAN Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh

Cầm đã gửi thư cho Ngoại trưởng Brunei, chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường

trực ASEAN (ASC) chính thức đặt van đề Việt Nam gia nhập ASEAN Tháng2/1995, các nước ASEAN nhất trí sẽ tô chức kết nạp Việt Nam vào ASEAN

25

Trang 28

trước phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28tại Bruney Ngày 28/7/1995, lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN được tổ chứctrọng thể.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức của tổ

chức này có ý nghĩa rất quan trọng Trước hết, sự kiện này chấm dứt một thời

gian dài khu vực này bị chia thành hai trận tuyến đối địch nhau Mặt khác việcgia nhập ASEAN góp phan quan trọng vào củng có xu thé hòa bình, ôn định và

hợp tác khu vực, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và

bảo vệ đất nước, cải thiện một cách cơ bản và thúc đây mạnh mẽ quan hệ song

phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN Gia nhập ASEAN góp phần chuẩn

bị và tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế tích lũythêm kinh nghiệm, chuẩn bị cho việc tham gia các hiệu quả các cơ chế hợp tácrộng lớn hơn Với các tư cách thành viên của ASEAN, chúng ta có nhiều thuậnlợi khi tham gia vào các tổ chức như APEC, WTO Đồng thời Việt Nam có cơhội thuận lợi hơn dé học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, tiếp cận khoa họccông nghệ hiện đại với các nước trong khu vực, cán bộ của Việt Nam có nhiều cơ

hội dé gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp của mình trong khu vực, từng bướclàm quen với cơ chế hợp tác đa phương Tham gia ASEAN giúp Việt Nam điều

chỉnh dần các thủ tục hành chính, phong cách làm việc theo hướng phù hợp tiêuchuẩn quốc tế và khu vực Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã phátbiểu tại lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN “đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa

lịch sử trong quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN, một mốc mới đánh dấu sự

thay đôi cục điện ở Đông Nam A sau 50 năm ké từ khi chiến tranh thé giới lầnthứ II kết thúc Đây cũng là một nhân tố mới góp phần đây mạnh sự hợp tác kinhtế - thương mai trong khu vực vi sự phon vinh của mỗi nước và của cả Đông

Nam A Sự kiện này đồng thời là bang chứng hùng hỗn nói về xu hướng khu vực

hóa đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thé quốc tế hóa ngày càng tăng trongmột thé giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét” [27, tr 415 — 416].

26

Trang 29

1.2 Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam bước đầu tham gia các lĩnh vực hợp

tác trong khuôn khổ ASEAN từ năm 1995 — 2000

1.2.1 Đường lỗi đối ngoại của Đảng nhằm thúc day quan hệ Việt Nam

Trong những năm 1995 — 2000, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biếnnhanh chóng và phức tạp Mỹ vẫn tiếp tục đóng vai trò siêu cường duy nhất

chiếm ưu thế vượt trội Do vậy, Mỹ đây mạnh chính sách “can dự linh hoạt”

đồng thời “kiềm chế” đối với Nga và Trung Quốc Đối với các nước xã hội chủnghĩa, Mỹ đây mạnh thực hiện chính sách “dính líu tích cực”, thông qua quan hệkinh tế, chính trị, văn hóa, các van dé dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tác động

gây phân hóa nội bộ thực hiện chuyên hóa từ bên trong Quan hệ giữa các nước

lớn thay đổi theo hướng Nga, Trung Quốc, An Độ xích lại gần nhau Bên cạnhđó, sự xuất hiện của những van dé an ninh phi truyền thé ng tác động đến an ninh

các nước vừa và nhỏ Đó là “chủ nghĩa can thiệp nhân đạo”, do Mỹ và phương

Tây thúc đây Những xung đột về sắc tộc và tôn giáo vẫn diễn ra ở khắp các khu

vực trên thế giới.

Xu hướng chạy đua vũ trang gia tăng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều

Tiên, Pakistan liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa; Mỹ gap rút triển khai hệthống phòng thủ tên lửa chiến lược (NMD) và kế hoạch phòng thủ tên lửa chiếntrường (TMD), không phê chuẩn Hiệp định Cam thử hạt nhân CTBT Tình hìnhtrên đã tạo nguy cơ đe dọa an ninh nhiều khu vực.

Ở Đông Nam Á, năm 1997 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắtđầu ở Thái Lan Ngày 2/7/1997 khi các nhà quản lý tiền tệ của Thái Lan tuyên bốbãi bỏ việc gắn giá trị của đồng Bạt vào đồng USD Mỹ Chỉ sau I ngày, đồng Bạtđã mat giá 20% Vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này nhanh chóng bao trùmtoàn bộ nền kinh tế Thái Lan và lan sang các nước trong và ngoài khu vực nhưMalaysia, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đểlại cho một số nước ASEAN những hậu quả nghiêm trọng như nợ nước ngoàicủa các nước ASEAN6 tăng quá lớn do đồng tiền bị phá giá, không có khả năng

27

Trang 30

thanh toán các món nợ đến kì thanh toán Indonesia nợ nước ngoài 140 tỷ USDtương đương với 88,7% GDP, số tiền nợ của Thái Lan là 90 tỷ USD bang 97,1%GDP của cả nước, tiêu dùng đầu tư tư nhân giảm mạnh, xuất khâu vẫn chưa phụchồi do các nước không có sức tài trợ cho nhập khẩu; tốc độ tăng trưởng của cácnước giảm nghiêm trọng đặc biệt là ở Thái Lan (-5%), Indonesia (-1,5%); tỷ lệ thất

nghiệp tăng cao, đặc biệt là Indonesia (21%), Thái Lan (6%) [99, tr 19 — 22].

Không chỉ chịu tác động mạnh mẽ trên phương diện kinh tế, xã hội, mộtsố nước ASEAN còn chịu tác động mạnh mẽ trên phương diện chính trị; ỞIndonesia, phong trào đấu tranh đòi độc lập của Đông Timo, phong trào Acehtrỗi dậy Năm 1999, Tổng thống Habibi phải tiễn hành cuộc trung cầu dân ý vềnền độc lập của Đông Timo Kết quả là 78,5% phiếu ủng hộ Đông Timo tach

khỏi Indonesia Ở Philippines, các lực lượng hồi giáo ly khai do mặt trận giải

phóng dân tộc Môrô lãnh đạo đã tích cực hoạt trở lại.

Do bị khủng hoảng, ASEAN bị suy yếu, các nước không hỗ trợ được chonhau khắc phục khủng hoảng, nội bộ xuất hiện những mâu thuẫn mới Một số

nước đòi thay đôi nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nộibộ của các nước thành viên Một số nước ASEAN phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹvà quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cả về chính sách phát triển vĩ mô và cũng như về

đường lối chính trị Nội bộ một số nước như Indonesia, Malaysia mất ôn định.Quan hệ giữa một số nước ASEAN cũng xuất hiện một số vấn đề phức tạp nhưvai trò của Indonesia giảm sút; Thái Lan muốn vươn lên nắm vị trí hàng đầutrong ASEAN, phối hợp với một số nước khác (Philippines và Singapore muốnthay đổi nguyên tắc cơ bản của ASEAN là đồng thuận và không can thiệp); xuất

hiện sự khác biệt giữa nhóm ASEAN lục địa với nhóm ASEAN hải đảo, ASEAN

Phật giáo với ASEAN Hồi giáo.

ASEAN đã hoàn thành ý tưởng ASEAN 10, cũng phan dau cho hòa bình,

ồn định ở khu vực Song, các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, trình độ

phát triển kinh tế không đồng đều, các nước có cùng nhu cầu hợp tác, liên kếtkinh tế, song cạnh tranh cũng rất quyết liệt đang đặt ASEAN trước những thách

28

Trang 31

thức mới Môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á đang diễn biến hết sức phức tạp

vẫn chứa đựng những nhân tổ tiềm ân có thé gây bùng nỗ xung débat kì lúc nào.

Ở trong nước, công cuộc đôi mới bước đầu đã thu được nhiều thành tựu to

lớn GDP tăng bình quân hàng năm 7%, mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc

làm mới Giảm được trên 40 vạn hộ đói nghèo, khoa học công nghệ, văn hóa,

thông tin, ý tế giáo dục, thé thao có bước phát triển đáng kê Kinh tế bắt đầu có

tích lũy, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, quan hệ đối ngoại không

ngừng được mở rộng Những thành tựu sau 10 năm tiến hành công cuộc đôi mớiđã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộcsống của nhân dân, củng cô vững chắc đoàn kết dân tộc và chủ nghĩa xã hội,nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế Tuy nhiên, cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta,nhất là về thương mại và đầu tư nước ngoài Nhịp độ tăng trưởng GDP liên tụcgiảm từ 8,8% năm 1996 còn lại 4,7% năm 2000 do lĩnh vực xuất khẩu và thu hút

đầu tư nước ngoài đều không đạt chỉ tiêu, điều đó buộc chúng ta phải chú ý nhiềuhơn đến việc kích cầu nội địa để bù đắp sự sụt giảm kinh tế đối ngoại Nhữngthành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra thé và lực mới cho Việt Nam Bên

cạnh những lợi thế đó, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử tháchbao trùm lên tất cả là “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trongkhu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta là quá thấp,ta lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt” [42, tr 79] Ngoài ra,Việt Nam còn phải đối phó với những khó khăn thách thức khác như: Âm mưu

diễn biến hòa bình của các thé lực thù địch; Tình hình khu vực Châu A — Thái

Bình Dương và biển Đông còn diễn biến phức tạp; Nguy cơ lệch hướng xã hội

chủ nghĩa và tệ quan liêu tham nhũng.

Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Đại hội VIII của Đảng đã đềra: Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo

điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa dé đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

29

Trang 32

quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa

bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiễn bộ xã hội [42 tr 120].

và đường lối đối ngoại, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định : “Tiếp tục thực

hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mo, đa dạng hóa, đa phương hóa

các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nướctrong cộng đồng thế giới phân đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Hợp tácnhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tô chức quốc tế và khu

vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình dang cùng có lợi, giải quyết

các van đề tồn tai và tranh chấp bằng thương lượng [42, tr 120 - 121] Trên cơ

sở đó, Đại hội cũng đề ra đường hướng đối ngoại cụ thể trong quan hệ với

ASEAN “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trongtổ chức ASEAN” [42, tr 121].

Đề đây mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết01/NQ-TW ngày 18/11/1996 về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại5 năm 1996 — 2000 Nghị quyết đã nêu rõ: “Kinh tế đối ngoại phát triển trênnhiều mặt; kim ngạch xuất khẩu, nhập khâu tăng nhanh đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội” [44, tr 245] Song, hiệu quả kinh tế đốingoại chưa cao Việc phát triển kinh tế chưa hướng mạnh xuất khẩu, kim ngạchxuất khâu còn thấp cơ chế xuất khâu chưa hợp lý Nhập siêu quá lớn ” [44, tr.

246] Từ đó, đưa ra những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại: “Mở rộng và nâng caohiệu quả kinh tế đối ngoại nhằm góp phần đây mạnh công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1996 —

2000 và chuẩn bị cho sự phát triển vào đầu thế ki XXI theo các nguyên tắc độclập, dân chủ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đăng cùngcó lợi, kết hợp chặt chẽ kinh tế đối ngoại với chính trị đối ngoại, quốc phòng anninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Đa phương hóa, đa dạng hóacác hoạt động kinh tế đối ngoại nhưng có trọng tâm, trọng điểm, khai thác lợi thế

30

Trang 33

so sánh của nước ta và tận dụng xu thế phát triển của thé giới và khu vực [44, tr248 - 249].

Nghị quyết 01/NQ-TW cũng đã chỉ ra những giải pháp, cơ chế, chính sách

chủ yếu, trong đó có vấn đề thị trường và đối tác cần chú trọng là Hiệp hộiASEAN và các nước láng giéng.

Dé thúc đây quan hệ hợp tác với ASEAN, Chính phủ ra các Nghị định số

ND 91/CP ngày 18/12/1995; ND 82/CP ngày 13/12/1996; ND 15/CP ngày12/3/1998; ND 14/CP ngay 23/3/1999; ND 09/CP ngay 21/3/2000 ban hanh danh

mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế

quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN.

Cuối năm 1999, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong bối

cảnh vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn và thách thức Ở trongnước “qua 2 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 — 2000, nền kinh tế nước ta tiếptục phát triển và đạt tăng trưởng khá (GDP tăng 9%) Đời sống số đông nhândân được cải thiện Ôn định chính trị được giữ vững Quốc phòng an ninh được

đảm bảo Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng

cao” [43, tr 48 — 49].

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Nghịquyết hội nghị cũng chỉ rõ: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ,pháp luật và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh déhội nhập thị trường khu vực và thế giới Có kế hoạch cụ thé chủ động thực hiện

các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [43, tr 60] Hội nghị đề ra nhiệm vụ “Xây

dựng lộ trình giảm dần thuế nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT)

áp dụng trong các nước ASEAN và các cam kết quốc tế khác” [43, tr 76 — 77].

Với những chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại nói chung, quan hệViệt Nam — ASEAN nói riêng thé hiện qua các văn kiện, nghị quyết của Dangtrong những năm 1995 — 2000 đã thúc day quan hệ hợp tác Việt Nam — ASEAN,

định hướng cho Việt Nam từng bước tham gia vào các lĩnh vực hợp tác của

31

Trang 34

1.2.2 Việt Nam tham gia các lĩnh vực hợp tác của ASEANHọp tác trên lĩnh vực chính trị - an ninh

Đối với mỗi quốc gia, sự 6n định về chính trị - an ninh luôn có vị trí quyết

định để xây dựng và phát triển đất nước Trong bối cảnh tình hình thế giới cónhiều diễn biến nhanh chóng và phức tạp, ASEAN càng đây mạnh hợp tác chính

trị - an ninh, đây luôn là lĩnh vực hợp tác quan trọng và nhạy cảm của ASEAN.

Một trong những đóng góp đầu tiên được ghi nhận của Việt Nam đối với

khu vực là nỗ lực thúc day kết nạp các nước Lào, Myanma và Campuchia vàoHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hình thành một ASEAN 10, quy tụ mườiquốc gia ở Đông Nam Á.

Ngay từ năm 1992, khi Việt Nam và Lào được chấp nhận là quan sát viên

của tô chức ASEAN, Việt Nam đã luôn bày tỏ ủng hộ Lào Sau khi trở thành

thành viên chính thức, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giúp đỡ

Lào Việt Nam đã cùng các nước ASEAN khác nhiệt tình thúc day tiến trình gianhập của Lào như: “cung cấp các văn kiện, tài liệu về ASEAN cho Lào, phô biếncho Lào những kinh nghiệm tham gia hợp tác trong tổ chức hay tích cực vận

động sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với việc gia nhập Hiệp hội của Lào ”

[98, tr.38] Cùng với những nỗ lực của bản thân nước Lào, sự giúp đỡ tích cực vàsự hỗ trợ có hiệu quả của Việt Nam với Myanmangày 23/7/1997 Lào và

Myanma đã chính thức được kết nạp vào tô chức ASEAN nâng tổng số thành

viên của Hiệp hội lên 9 nước.

Khác với quá trình gia nhập của Lào, Myanma, Việc gia nhập ASEAN của

Campuchia là một van dé hết sức phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong nội bộkhối ASEAN vì chưa được sự nhất trí hoàn toàn của các nước thành viên Việt

Nam, Lào, Myanma, Indonesia, và Brunei cho răng cần sớm kết nạp Campuchia;

Thái Lan và Singapore và Philippines cho rằng Campuchia chưa có đủ điều kiệndé tham gia do tình hình nội bộ của nước nay thiếu 6n định có thể gây ảnh hưởngtới nền hòa bình chung của cả Hiệp hội Cũng chính vì lý do đó mà Lào và

Myanma đã được kết nạp trước Campuchia Tuy nhiên đối với việc kết nạp

32

Trang 35

Campuchia vào ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ Ngay từ

năm 1997 Đảng đã nhận thức rõ ràng rằng: “Cần kết nạp sớm Campuchia vào

ASEAN vi lợi ích của Campuchia, của ASEAN và của khu vực” [21, tr.1] Chính

vì vậy, Việt Nam đã rất có gang trong việc thuyết phục các nước thành viên khác

của ASEAN và có những tác động chính trị để làm giảm bớt tình hình căng

thắng, mâu thuẫn giữa các lực lượng ở Campuchia Tại hội nghị cấp cao ASEAN6 tổ chức tại Hà Nội (tháng 12 năm 1998), Việt Nam đã chuẩn bị trước tài liệu

“Lễ kết nạp Campuchia vào ASEAN” và phân phát cho các thành viên tham dự

hội nghị nhằm tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các nước đối với việc kết nạp

Campuchia vào ASEAN Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia

Việt Nam đã mời Thủ tường Hun Sen tới thăm chính thức Việt Nam vào ngày

13/12/1998, hai ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc, nhamgiúp Campuchia van động va thuyết phục các nước “thận trọng” còn chưa có

quyết định rõ ràng Mặc dù chưa đạt được nhất trí về việc kết nạp Campuchia

ngay tại Hà Nội nhưng các thành viên đã đạt được một giải pháp quan trọng là

khăng định trong tuyên bố Hà Nội kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ

10 của ASEAN vào thời gian gần nhất Chưa đến nửa năm sau, ngày 30/4/1999,

tại thủ đô Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 30(AMM - 30) đã tô chức kết nạp Campuchia vào ASEAN Đây là một bước ngoặtcó ý nghĩa chính trị quan trọng Tính từ thời điểm đó, ASEAN đã trở thành một

tổ chức thống nhất bao gồm cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đánh dấu

quá trình liên kết và hợp tác mới của khu vực.

Ba năm sau khi gia nhập ASEAN Việt Nam đã tô chức Hội nghị cấp caoASEAN 6 (12/1998) Nỗ lực của chúng ta trong việc tổ chức Hội nghị này đượcđánh giá rất cao Chương trình hành động Hà Nội (Hanoi Plan of Action — HPA)đã đề ra những biện pháp kinh tế và xã hội nhằm khắc phục hậu quả của cuộc

khủng hoảng, đưa hình thức ASEAN + 3 va ASEAN + | vào hoạt động thực tiễn

có hiệu quả Kế hoạch hành động Hà Nội đã mang lại sự hiện thực hóa sớm của

33

Trang 36

AFTA và giúp các nước trong khu vực phục hồi kinh tế mạnh sau cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ năm 1997.

Dé đảm bảo môi trường hòa bình, ôn định cho phát triển trong bối cảnhmới khu vực và thế giới, tháng 7/1994 các nước ASEAN quyết định thành lập

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của 18 nước trong và ngoài

khu vực để bàn về vấn đề an ninh khu vực (gồm 6 nước ASEAN, Mỹ, Nhật,

Trung Quốc, Nga, Canada, Liên minh Châu Âu, Australia, NewZealand, Việt

Nam, Lào, Hàn Quốc, Papua Niughinê) ARF là diễn đàn dé đối thoại hop tác

giữa các thành viên về các van đề chính trị - an ninh khu vực ARF tiến triển quaba giai đoạn theo trình tự từ xây dựng lòng tin đến ngoại giao phòng ngừa, cuốicùng là giải quyết xung đột Hoạt động của ARF theo nguyên tắc tiệm tiến, mọiquyết định phải trên cơ sở tham khảo ý kiến và đồng thuận của tất cả các thànhviên; thực hiện trên cơ sở tự nguyện; các hoạt động của ARF về cơ bản dựa trên

các tập quán, phương thức làm việc của ASEAN Việc thành lập ARF là thành công

lớn của ASEAN, do tô chức này không giống các tổ chức an ninh quân sự khác.

ARF được thành lập không nhằm đối phó với bất kì mối đe dọa hay khủng hoảng

nào mà mục đích chủ yếu của nó là phòng ngừa và ngăn chặn xung đột vũ trang.

Là một thành viên sang lap ARF, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực

vào những hoạt động gìn giữ hòa bình, an ninh trong khu vực Với trọng trách là

chủ tịch ARF nhiệm kì 2000 — 2001, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị ARF lần thứ8, phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc

của ASEAN duy trì những nguyên tắc của ASEAN Việt Nam đã cùng các nước

ASEAN khác đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc “không can thiệp vào công việcnội bộ” trong giải quyết xung đột, cùng các nước ASEAN soạn văn kiện Hiệp

ước biến Đông Nam A thành khu vực phi vũ khí hạt nhân (SEANWEZ) Khi dam

nhiệm vai trò chủ tịch ARF, Việt Nam đã nêu sáng kiến và tổ chức cuộchọ ptham khảo ý kiến giữa các nước ASEAN với năm nước có vũ khí hạt nhân đểtranh thủ năm cường quốc tham gia Nghị định thu của SEANWEZ.

34

Trang 37

Cùng với Hiệp ước SEANWEZ, Việt Nam cũng góp phần vào việc sửa

đổi Hiệp ước TAC nhằm tạo điều kiện cho các nước ngoài khu vực, nhất là các

nước lớn tham gia Theo đó, Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao của Hiệpước TAC được soạn thảo Hiệp ước TAC chứa đựng những nguyên tắc cơ bản,

làm cơ sở để ASEAN đây mạnh sự hợp tác, thân thiện và hữu nghị trong

ASEAN TAC đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chung cho quan hệ giữa ASEAN

với bên ngoài mả đến nay đã có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,

Pakistan, Mông Cổ, NewZealand và Australia tham gia

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng thúc day giải quyết nhanh các van

dé do lịch sử dé lại trong quan hệ của nước ta với các nước ASEAN Chang hạn

vân đề phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam với các nước thành viên cóvùng biên chống lấn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines Trong khi

nỗ lực khắc phục những cản trở trong mối quan hệ song phương với từng nước

thành viên ASEAN, Việt Nam còn tích cực hợp tác với các nước Đông Nam Ácó liên quan tới cuộc tranh chấp chủ quyền ở biên Đông nhằm tìm ra giải phápcho vấn đề này.

Đối với vấn đề tranh chấp ở biên Đông, một vấn đề an ninh phức tạp và

nhạy cảm, liên quan đến lợi ích nhiều bên, Việt Nam luôn chủ động kiềm chế,bày tỏ lập trường nhất quán cùng các bên hữu quan giải quyết thông qua đàm

phán, thương lượng hòa bình Tháng 7 năm 1999 Việt Nam cùng Philippines

được Hiệp hội ủy nhiệm soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông Việc hoàn tất

dự thảo của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử bién Đông cho thấy rõ thái độ, trách

nhiệm của Việt Nam đối với những cố gắng của ASEAN nhằm đưa ra nhữngnguyên tắc ứng xử hợp lý giữa các bên hữu quan, hướng tới duy trì và củng cỗ

môi trường hòa bình, an ninh khu vực về mục tiêu phát triển Đó chính là cơ sở

dé tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII, ở Phnôm Pênh năm 2002, Trung

Quốc và ASEAN đã ra bản Tuyên bố về ứng xử ở biển Đông, đạt được sự thỏathuận những nguyên tắc cơ bản.

35

Trang 38

Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt chính trị của hiệp hội như

các Hội nghị thượng đỉnh chính thức và không chính thức, các Hội nghị Ngoại

trưởng và Bộ trưởng kinh tế, các cuộc họp quan chức cao cấp (cấp Thứ trưởng —

SOM và SEOM), các cuộc họp với các bên đối ngoại của ASEAN như ASEAN

+1, ASEAN +3, Diễn dan sau Hội nghị bộ trưởng ASEAN (PMC) dé đối thoại

với các nước công nghiệp phát triển.

Từ năm 1998 đến 2000, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thao

quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao Hiệp ước TAC trên cơ sở giữ vữngnguyên tắc cơ bản của Hiệp hội Nội dung chính của quy chế là Hội đồng chỉ tiếpnhận giải quyết những tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ôn định khuvực, được các bên liên quan trực tiếp đồng ý, chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải

giúp các bên tranh chấp giải quyết (không có biện pháp cưỡng chế), mọi quyết

định dựa trên nguyên tắc nhất trí.

Hội đồng tối cao của Hiệp ước TAC được coi là cơ chế đầu tiên củaASEAN để giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế khu vực, tránh dé bên ngoài

can thiệp Việt Nam đã tham gia soạn thảo quy chế hoạt động của Hội đồng tốicao, giúp cho việc sớm thành lập và đưa Hội đồng tối cao TAC đi vào hoạt động.

Trong hoạt động của Hội đồng tối cao, Việt Nam luôn chú ý tới việc đảm bảo tôntrọng và duy trì các nguyên tắc cơ bản và truyền thố ng của ASEAN, nhất là

nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp vào công việc nội bộ”, duy trì đượcvai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến hội đồng thành một tòa án tiểu khu vực,

VỚI vai trò của một vài nước khống chế các quy định của hội đồng Vì vậy, thành

phần của hội đồng bao gồm tất cả các bên nhằm đảm bảo lợi ích chính trị an ninh

của mọi thành viên.

Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các quan hệ đối thoại của ASEAN KhiViệt Nam gia nhập vào ASEAN năm 1995, ASEAN đã thiết lập quan hệ đối

thoại với 8 nước (Australia, Canada, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,

NewZealand, Mỹ) và tô chức quốc tế UNDP Việt Nam được giao làm nước điềuphối quan trọng của ASEAN với NewZealand.

36

Trang 39

Năm 1996, ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc, Nga Việt

Nam được giao thêm nhiệm vụ là nước điều phối quan hệ của ASEAN với Nga.Từ năm 1997 đến năm 2000, Việt Nam là nước điều phối quan hệ đối

thoại giữa ASEAN và Nhật Bản.

Việc ASEAN nâng quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ lên mức đối

thoại đầy đủ, một phần nhờ Việt Nam đã thúc đây quan hệ hợp tác với các nước

này trên cơ sở cân bằng Như vậy, ASEAN trở thành một tô chức khu vực duynhất có quan hệ đối tác với tat cả các nước và các trung tâm trên thế giới gồm có:

Mỹ, Nhat Ban, EU, Canada, Australia, NewZealand, Han Quốc, Nga, TrungQuốc, An Độ Điều nay có lợi cho việc giữ gìn hòa bình, ồn định trong khu vực.

Hơn cả là uy tín của ASEAN được nâng cao.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo của kênh 2, đâylà kênh đối thoại, tham khảo ý kiến, tư vấn nghiên cứu, xây dựng lòng tin, thôngtin liên lạc nhằm nâng cao ý thức hợp tác, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, xâydựng lợi ích cộng đồng, do vậy mà có thể kiềm chế dẫn tới loại trừ giải pháp

dùng vũ lực dé giải quyết xung đột và giảm thiêu các nguy cơ gây xung đột Việt

Nam tham gia ngày càng tích cực và chủ động hơn vào kênh này.

Họp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại

Quan hệ quốc tế thời kì hậu chiến tranh có những xu hướng mới, trong đóxu hướng ưu tiên phát triển kinh tế lôi cuốn cả cộng đồng quốc tế Kinh tế trở

thành nhân tố trọng tâm, quyết định trong sức mạnh tông hợp của mỗi quốc gia.

Không nam ngoài vò ng lôi cuốn đó, các nước ASEAN cũng chuyền từ hợp tác

chính trị an ninh là chủ yếu sang giai đoạn mới của quá trình hợp tác là lay hợptác kinh tế làm trọng tâm.

Hội nghị cấp cao ASEAN IV tổ chức ở Singapo 1/1992 đã thông qua Hiệpđịnh khung về hợp tác kinh tế ASEAN Hiệp định này đã nêu ra 3 nguyên tắc làhướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án,

chương trình của các nước thành viên Hiệp định nay cũng xác định 5 lĩnh vực

37

Trang 40

hợp tác cu thé là thương mại — công nghiệp — năng lượng — khoáng sản; nông —

lâm — ngư nghiệp; tài chính — ngân hang; giao thông vận tải — bưu chính viễn

thông và du lịch Hội nghị đã thông qua Hiệp định về hướng chương trình ưu đãithuế quan có hiệu lực chung (CEPT), quy định cụ thê về biện pháp và các giaiđoạn giảm thuế quan nhập khẩu tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA) AFTA ra đời trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự đohóa thương mại rộng lớn hơn ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương và toàn cầu.

Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự

thích ứng mới cho sự phat triển của ASEAN trong xu thế khu vực hóa, toàn cầuhóa Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN từ

khi thành lập.

AFTA được thiết lập nhằm các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, tự do hóa về thương mại nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ hàngrào thuế quan và phi quan thuế.

Hai là, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựngmột khối thị trường thống nhất AFTA sẽ tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhấttrong ASEAN, điều đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội

bộ khu vực và khai thác các thế mạnh của nền kinh tế thành viên khác nhau Tuy

nhiên, để đạt được mục đích này, các thành viên ASEAN còn phải nỗ lực cảithiện môi trường đầu tư và thông qua AFTA làm cho các môi trường đầu tư củaASEAN trở nên hấp dẫn hơn so với các khu vực khác.

Ba là, làm cho ASEAN thích nghỉ với những điều kiện kinh tế quốc tếđang thay đôi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại thếgiới Theo xu thé tự do hóa nền sản xuất toàn cầu, AFTA là nac thang đầu tiêntrong xu thế tiền tới sự hợp tác toàn diện.

Các mục tiêu của AFTA sẽ được thực hiện thông qua một loạt các thỏa

thuận trong Hiệp định AFTA như là: sự thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hóa

hàng hóa giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận nhận tiêu

chuẩn hàng hóa của nhau, xóa bỏ những quy định hạn chế đối với ngoại thương,

38

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w