Việcđặt ra nghiên cứu vấn đề sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN về đối phó vớicác thách thức an ninh phi truyền thống sẽ làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn,nhằm đưa ra các giải phá
NHUNG CONG TRINH NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN LUAN AN Những công trình nghiên cứu về lý luận an ninh phi truyền thống
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn sách Governing borderless threats’ (Quản lý những vấn dé de dọa không biên giới) của tác giả Shahar Hameiri và Lee Jones, xuất bản năm 2015 bởi Nhà xuất bản Đại hoc Cambridge University Phan 1, tác giả đưa ra các học thuyết về cách tiếp cận ANPTT, trong đó đề cập tới nguồn gốc ra đời của khái niệm ANPTT Theo tác giả, ANPTT là một vấn đề của thế giới đương đại, khi nó xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh vào khoảng những năm 1980 Theo đó, khi thế giới phát triển theo hướng đa phương, mở rộng hơn đã kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề có tính toàn cầu, xuyên biên giới đe dọa các quốc gia và cộng đồng quốc tế Điều này gây ra nhiều ý kiến tranh luận đặc biết là các cách tiếp cận đối với van dé về an ninh, ANPTT và quản trị ANPTT Trong van dé nghiên cứu về an ninh và ANPTT, cuốn sách cũng nêu các trường phái khác nhau với các cách tiếp cận về van đề ANPTT khác nhau, trong đó nổi trội là các trường phái như Copenhagen thuộc lý thuyết chủ nghĩa kiến tạo, trường phái Paris (Paris School) Đây là những trường phái có cách tiếp cận về an ninh và ANPTT mang lại những giá trị ảnh hưởng nhất định tới các chương trình nghị an ninh sau này của thế giới Tuy nhiên,
“Jones, L., & Hameiri, S (2015) The state transformation approach.In Governing
Borderless Threats: Non-Traditional Security and the Politics of State Transformation (pp.
51-74) Cambridge: Cambridge University Press doi:10.1017/CBO9781316275535.003. những trường phái nghiên cứu này cũng có những hạn chế khi các học giả bỏ qua việc nghiên cứu cách quản trị các mối đe doa khi nó được an ninh hoá (securitised). Đồng thời, những nhà nghiên cứu cũng không nhận ra các vấn đề đã được an ninh hoa (securitisation) không nhất thiết kéo theo tình trạng khan cấp Thay vào đó, chúng ta có thê quan sát thấy sự đa dạng, phức tạp của các vấn đề ANPTT Ngoài ra, việc xác định sự khác nhau về bản chất giữa ANTT và ANPTT cũng còn hạn chế Từ đó, tác giả đưa ra nhận định tính chất chính trị của các vấn đề ANPTT, đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia trong quản tri ANPTT Theo đó, ANPTT là các van dé có tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi hệ thống quản trị phải phán ánh được van dé này, quy mô quản trị quốc gia sẽ không đủ và thích hợp mà cần được xem xét trong mối quan hệ tập thé, mang tính toàn cau.
Nhắc tới trường phái nghiên cứu về an ninh hoá Copenhagen School, phân tích chuyên sâu hơn về học thuyết an ninh hoá (Securitization theory) còn có tác giả Jonna Nyman với Chương 5 “Securitization theory” trong cuốn sách Critical Approaches to Security - An introduction to theories and methods” (Các cách tiếp cận quan trọng tới an ninh - Giới thiệu các hoc thuyết và phương pháp), được xuất bản bởi nhà xuất bản Rouledge năm 2013 Trong Chương 5 của cuốn sách trên, tác giả đưa ra nguồn gốc của học thuyết an ninh hoá, xuất phát từ đầu những năm 1990 bởi các học gia Barry Buzan, Ole Wever va Jaap de trong một nghiên cứu liên quan tới chương trình nghị sự an ninh mới ở châu Au năm 1993 Kẻ từ đó, học thuyết an ninh hoá gắn liền với các cách thức tiếp cận an ninh mở rộng hơn so với khái niệm an ninh truyền thống và giới thiệu về các lĩnh vực an ninh mới như an ninh môi trường, kinh tế, xã hội, Bilgin, P (201 1)’, Holbraad, M., & Pedersen, M (2012).°
*Jonna Nyman (2013) Securitization theory Laura J Shepherd, Critical Approaches to Security - An introduction to theories and methods (T.67) Routledge.
“Barry Buzan, Ole Wever and Jaap de Wilde, Security: A New Framework for
“Bilgin, P (2011) The politics of studying securitization? The Copenhagen School in
Turkey Security Dialogue, 42(4/5), 399-412 http://www.jstor.org/stable/26301797. °Holbraad, M., & Pedersen, M (2012) Revolutionary securitization: An anthropological extension of securitization theory International Theory, 4(2), 165-197. doi: 10.1017/S1752971912000061. Đồng quan điểm nghiên cứu theo cách tiếp cận của học thuyết Copenhagen về van dé an ninh hoá có các tác giả Stepka, M (2022) với cuốn sách “Identifying Security Logics in the EU Policy Discourse” (Xác định an ninh hop lý trong Diễn đàn chính sách của EU) xuất bản năm 2022 bởi Nhà xuất bản Springer Tại chương
“The Copenhagen School and Beyond A Closer Look at Securitisation Theory”
(Trường phái Copenhagen va các van dé khác Xem xét kỹ hơn về hoc thuyết an ninh hoá), tác giả đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về trường phái an ninh Copenhagen và các đề xuất của trường phái này quanh lý thuyết an ninh hoá Đi theo lối tư duy về cách tiếp cận ANPTT của trường phái Copenhagen còn có tác giả như Huysmans, 2006; Lazardis, 2011; Leonard & Kaunert, 2019; Van Munster,
2009 trong các nghiên cứu về quan hệ di cu - an ninh, nhóm tác giả Phi Dinh
Hoang, Huy Quynh Nguyen, Ky Xuan Nguyen & Tuan Anh Hoang (2022).
Ngoài ra, làm rõ quá trình nhận thức van đề ANPTT còn được đề cập tới như một van dé của thé gidi hién dai va xuất hiện sau thời ky Chiến tranh Lạnh, đặc biệt sau báo cáo của LHQ về nhận định 7 vấn đề liên quan tới an ninh con người Vấn đề này được được đề cập tới bởi nhiều tác giả khác nhau như: Shahar Hameiri, Lee Jones (2013), Cook (2017), Caballero-Anthony, M (2016)'°. Đối với các công trình nghiên cứu về định nghĩa, đặc điểm, cơ sở xuất hiện của ANPTT, có rất nhiều tác giả với các công trình khác nhau được công bố, tuy nhiên tiêu biểu và được NCS nghiên cứu phải ké tới các công trình sau:
ANTT là khái niệm được nhắc tới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và là nội hàm của an ninh quốc gia Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, tác giả Bary Buzan đã đưa ra quan điểm cho rằng an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong nội hàm của
ANTT ma cân mở rộng hơn về các lĩnh vực khác liên quan tới con người, tuy nhiên
’Stepka, M (2022), The Copenhagen School and Beyond.A Closer Look at
Securitisation Theory In: Identifying Security Logics in the EU Policy Discourse.
IMISCOE Research Series.Springer, Cham, https://doi.org/10.1007/978-3-030-93035-6 2, truy cap ngay 05/4/2021.
Shahar Hameiri, Lee Jones, The Politics and Governance of Non-Traditional
Security, International Studies Quarterly, Volume 57, Issue 3, September 2013, Pages 462-
473, https://doi.org/10.1111/isqu.12014, truy cập ngày 05/4/2021.
"ADB Cook, (2017), Non-traditional security and world politics, Issues in 21st
Century World Politics, 3nd Edition.
'Caballero-Anthony, M (2016), Non-traditional security concept, issues, and implications on security governance.Georgetown Journal of Asian Affairs, 3(1), 5-13. lại chưa gọi tên được những lĩnh vực đó là ANPTT Khi nhắc tới người đầu tiên đưa ra quan điểm gián tiếp đầu tiên về ANPTT, tác giả Richard Ullman'" (Đại học
Princeton, Hoa Ky) đưa ra trong bài nghiên cứu năm 1983 của ông “Redefining
Security” Theo đó, Ullman cho rang, an ninh quốc gia nên hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nội hàm ANTT Ullman cũng đưa ra những thách thức phi quân sự quốc gia phải đối mặt như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp Tuy không xây dựng một định nghĩa về ANPTT nhưng quan điểm của Ulman cho thấy sự nhìn nhận về “an ninh phi truyền thống” là một phương diện mới của an ninh quốc gia bên cạnh ANTT Cùng chung quan điểm nghiên cứu với Ullman có tác giả Mely Caballero Anthony'”, Từ Hoa Bình.
Tác gia Saurabh Chaudhuri trong cuốn “Defining non - traditional security threats”'* (Định nghĩa về các mối de dọa ANPTT) đã lý giải về môi đe dọa ANPTT sau Chiến tranh Lạnh với sự tác động của toàn cầu hoá đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh đó là việc dam bảo an ninh vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự Sự sụp đô mô hình Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu đã khiến cho môi trường quốc tế có sự chuyên đổi kéo theo chiến lược an ninh toàn cầu cũng có sự thay đổi theo hướng chuyền từ trong tâm sức mạnh quân sự (yếu tố quyết định trật tự thé giới trước đây) sang ANPTT liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Cũng theo tác giả, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thông Như vậy, tác gia Saurabh Chaudhuri nhận diện ANPTT khác với ANTT ở tính chất vượt ra ngoải biên giới lãnh thé quốc gia và an ninh quân sự như quan niệm truyền thống trước đây và các thách thức này nỗi lên ké từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách tiếp cận của tác giả Alistair Cook về ANPTT trong bài
"Richard Ullman (1983), 'Redefining Security', International Security, Vol.8, No.1.
Ta Ngọc Tan, Phạm Thành Dung, Doan Minh Huấn (đồng chủ biên), An ninh phi truyền thống: Những van dé ly luận va thực tién, Nxb Ly luận Chính tri, Ha Nội.
‘Saurabh Chaudhuri (2005), Defining non-traditional security _ threats, http://globalindiafoundation.org, truy cap ngay 05/4/2021. viết “Non-traditional Security and World Politics” (ANPTT và chính trị thé giới)”, các tác giả Mely Caballerro Anthony va Alistair D.B Cook của cuốn sách “Non - traditional Security in Asia: Issues, Challenges adn Framework for Action”
(ANPTT trong khu vực Châu A: Van đề, thách thức va khuôn khổ hành động)" và tác giả Leanne Jennifer Smythe với Luận án Tiến si “Non-traditional security in the post- Cold War Era: Implications of a Broadened Security Agenda for the
Militaries of Canada and Australia” '’ (ANPTT trong kỷ nguyên sau Chiến tranh Lạnh: Ham ý đối với chương trình an ninh mở rộng cho quân đội của Canada va
Australia) Liên quan tới khái niệm ANPTT, tác giả Caballero - Anthony Mely trong bài viết “Non-traditional Security Concept, Issues, and Implications on security governance”'Š (Khái niệm, các vấn dé về ANPTT và ham ý trong quan tri an ninh) đã phân tích khái niệm về ANPTT trong ASEAN theo các cách hiểu phố biến và có những gợi mở hướng tiếp cận về khái niệm ANPTT trong thời gian tới.
Cụ thê, tác giả cho răng loài người đang chứng kiến sự gia tăng của toàn cầu của cạnh tranh quyền lực Sự cạnh tranh này thể hiện rõ nhất ở khu vực Đông Á khi Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống trị và tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực Trong khi các cường quốc khu vực khác như Nhật Bản, An Độ và Australia đang cố gắng tìm hướng đi trong sân chơi an ninh năng động này Trước thực tế đó, cần xem xét và tìm cách giải quyết các thách thức mới nổi hoàn toàn vượt ngoài khuôn khổ quốc gia có thé đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của hang tỷ người dân Thông qua thừa nhận và tham khảo các vẫn đề vốn có từ cấp nhà nước
(từ trên xuông - top-down) va từ cap người dân và các cộng đông (từ dưới lên -
‘Alistair Cook (2017), Non - traditional Security and World Politics, http://www.researchgate.net/publication/3 14220878, truy cap ngay 05/4/2021.
'*“Mely Caballerro Anthony va Alistair D.B Cook (2013), Non - traditional Security in Asia: Issues, Challenges and Framework for Action, Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), Singapore.
Leanne Jennifer Smythe (2013), Non-traditional security in the post- Cold War
Era: Implications of a Broadened Security Agenda for the Militaries of Canada and Australia, a Thesis for the degree of Doctor of Philosophy, the University of British Columbia.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
của tác giả Chu Mạnh Hùng năm 2012 Luận án tập trung chủ yếu vào một khía cạnh của ANPTT là an ninh con người, trong đó có nêu chính sách, pháp luật và giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam.
2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
2.1 Những thành tựu trong nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, có thể thấy các công trình nghiên cứu khoa học đã giải quyết được những vấn đề chính sau:
Về ly luận, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được các van dé sau:
Một là, bước đầu đã hình thành khung lý thuyết cơ bản về vẫn đề ANPTT như quá trình hình thành, khái niệm, đặc điểm trong mối tương quan với ANTT.
Hai là, đã thong nhất những mối đe doa của lĩnh vực ANPTT chủ yếu như: An ninh môi trường, an ninh y tế, an ninh cộng đồng, an ninh lương thực, an ninh cá nhan, Trong đó, nhân mạnh van dé bảo đảm ANPTT bằng những biện pháp phi vũ trang, ưu tiên phòng ngừa và giải quyết các vấn đề bằng pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia.
Ba là, dựa trên những van đề được chỉ ra thuộc phạm trù ANPTT, các tài liệu đều chỉ ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế dé đối phó, là nội hàm cụ thể của mối đe dọa ANPTT Vẫn đề ANPTT có đặc trưng
“động” và mang tính “xuyên quốc gia”.
Bon là, đã chỉ rõ nguồn gốc của ANPTT, phân biệt ANTT và ANPTT, tiếp cận và đưa ra các góc nhìn khác nhau về sự thể hiện của ANPTT trên một số lĩnh vực chủ yếu (an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh tài chính, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, buôn bán người, khủng bố quốc tế, ) đòi hỏi phải có sự hợp tác khu vực, đặc biệt là Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Á và Trung Quốc, cũng như khu vực ASEAN và giữa ASEAN với một số đối tác chiến lược.
Năm là, đã đưa ra những dự báo diễn biến tình hình ANPTT ở ASEAN Chỉ ra được các mối đe dọa ANPTT tác động tới ASEAN, Việt Nam như thế nào Đồng
“Anthony J Masys (2016), Exploring the Security Landscape: Non-Traditional
Security Challenges, Springer, p.1. thời xác định được việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là giải pháp quan trọng nhằm ứng phó với các mối đe dọa ANPTT trong bối cảnh hiện nay.
Sáu là, đã tập trung giải quyết bước đầu các mối đe dọa ANPTT trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, đồng thời yêu cầu, đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế song phương và đa phương: trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp ứng phó trước thách thức ANPTT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Vé pháp lý, những công trình nghiên cứu du ở mức độ và phạm vi khác nhau nhưng đều chỉ ra được một số vấn đề pháp lý cơ bản về hợp tác ANPTT trong ASEAN ở một số lĩnh vực cụ thể như cơ sở pháp lý, thiết chế pháp lý, nội dung hợp tác.
Về thực tiền, trên cơ sở phân tích những van đề pháp lý về hợp tác ANPTT, số Ít các công trình đã liên hệ với thực tiễn hợp tác tại một SỐ quốc gia thành viên ASEAN để từ đó làm nỗi bật những điểm tích cực và hạn chế của hợp tác ANPTT trong ASEAN.
Vé những van đề liên quan tới Việt Nam, một số tác giả trong các công trình liên quan đã đề cập đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các mối đe dọa ANPTT và đưa ra một số giải pháp ứng phó với các mối đe dọa đó Ngoài ra, số ít các công trình đề cập quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN về hợp tác đối phó với các thách thức ANPTT trong các lĩnh vực cu thé Ngoài ra, các tài liệu đã chi ra quan điểm, định hướng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đã xác định, việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm ứng phó với mối đe dọa ANPTT trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2 Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được, những nghiên cứu này vẫn còn ton tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, mặc dù có những công trình trong và ngoài nước có nội dung về hop tác ANPTT trong ASEAN nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận pháp luật quốc tế trong đảm bảo ANPTT.
Thứ hai, đỗi với những công trình nghiên cứu chung về ANPTT: Những công trình này đề cập tới hợp tác ANPTT trong ASEAN với tư cách là một những minh chứng cho hợp tác khu vực về lĩnh vực này Bởi vậy, các công trình này chỉ trình bày sơ lược về khái niệm ANPTT trong ASEAN dé làm nổi bật cách tiếp cận về ANPTT trong ASEAN mà chưa làm rõ về cơ chế hợp tác nhằm đối phó với các mối đe dọa từ thách thức ANPTT giữa các nước thành viên.
Thứ ba, đôi với những công trình nghiên cứu chuyên biệt về hợp tác ANPTT trong ASEAN: Số lượng các công trình nghiên cứu chuyên biệt về hợp tác ANPTT trong ASEAN không nhiều và các công trình này dừng lại giới thiệu một khía cạnh của ANPTT như tác động của ANPTT tới các nước trong khu vực Đông
Nam Á, đối phó với ANPTT dưới góc độ hợp tác quốc phòng, an ninh trong ASEAN nên thiếu những đúc kết toàn diện và sâu sắc về lý luận, pháp lý cũng như thực tiễn hợp tác ANPTT trong ASEAN Hơn nữa, các công trình này cũng chưa có những đánh giá nhiều chiều về thực tiễn hợp tác ANPTT trong ASEAN để từ đó có những đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong tương lai.