1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Huyện Chương Đức (Trần Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua tài liệu địa bạ

224 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huyện Chương Đức (Trần Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua tài liệu địa bạ
Tác giả Trịnh Văn Bằng
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Văn Quân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 68,9 MB

Nội dung

Tác giả Vũ Văn Quân đã cho công bố số lượng lớn công trình khai thác thông tin từ nguồn tư liệu địa bạ: Vài nét tình hình nông thôn vùng đông bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XIX Tạp chí Nghiê

Trang 1

_ ĐẠI HỌC QUỐC NOL TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN

TRINH VAN BANG

HUYỆN CHUONG ĐỨC (TRAN SƠN NAM THƯỢNG)

ĐẦU THE KY XIX QUA TÀI LIEU DIA BA

LUAN VAN THAC SI LICH SU’

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH VĂN BẰNG

HUYỆN CHƯƠNG ĐỨC (TRÁN SƠN NAM THƯỢNG)

DAU THE KY XIX QUA TAI LIEU DIA BA

Chuyên ngành: Lich sử Việt Nam

PGS.TS Vũ Van Quan PGS.TS Phan Phuong Thao

Người hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được nhiều sự giúp

đỡ, hỗ trợ, động viên của tập thể và các cá nhân Với tình cảm chân thành, sự

biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể Khoa Lịch sử đã cấp kinh phí,

cũng như tạo mọi điều kiện để tôi tham gia và hoàn thành chương trình đạo

tạo thạc sĩ ngành Lịch sử.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, Sự quý trong đến PGS.TS

Vũ Văn Quân Trưởng khoa Lich sử, đồng thời là người Người hướng dẫn khoa

học trực tiếp cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn này Thầy đã luôn luôn

động viên, giúp đỡ tôi nuôi dưỡng đam mê lịch sử nói riêng và hỗ trợ tôi trong

cuộc sống thường nhật nói chung.

Dé thực hiện tron vẹn được ước mo học lịch sử của mình, tôi đã nhận

được rất nhiều sự chia sẻ, hỗ trợ của các cá nhân trong Khoa Lịch sử, Phòng

Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Khoa học, Phòng Tổ chức cán bộ,

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Việt Nam học Khoa học phát

triển - Đại học Quốc gia Hà Nội Qua đây, tôi xin được bày tỏ những tình cảm

chân thành, sự trân quý đến tất cả sự hỗ trợ, giúp đỡ trên

Gia đình là động lực, là chỗ dựa vững chắc để tôi hoàn thành chương

trình học tập và nghiên cứu trong một thời gian dai Xin được gửi gắm những

tình cảm tốt đẹp nhất đành cho những người thân yêu

Luận văn là sự nỗ lực, cố gang của bản thân, tuy nhiên van còn nhiều

hạn chế, thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổsung ý kiến của các nhà nghiên cứu, quý thầy cô và những người quan tâm dé

luận văn được hoàn thiện hơn Tôi xin được chân thành cảm ơn tất cả.

Tac giả luận văn

Trịnh Văn Bằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả quá trình nghiên của tiếng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Quân Các số liệu sử dụng trong luận

văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng Kết quả

của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một sản phẩm khoa học nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Trịnh Văn Bằng

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIỂU 2211222111 tt Hee 5

MỞ ĐẦU 2222222222222 22212 t2 222 tre 7

1 Lý do chọn để tài 222cc 22221112c t2 t2 reo 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 221111 112222 sec 8

3 Nhiệm vụ nghiên COU ccccccccsssesescsssscsvsssscsvssscavesaesvavasevssseesseatesssesversseseiveveveceeees 14

5 Đối tượng va phạm vi nghiÊN CỨU ác S22 112521112111111111111211115 01211 1 ngày 16

6 Phương pháp nghiên CứỨu ¿5:51 21222 25225121211212121 11 1 2E are 16

7 Đóng góp của luận văn -.-:ct c1 n1 12 11 1 n1 n1 re 17

8 Bố cục luận văn s 221 222 t2 1 22H reo 17

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HUYỆN CHƯƠNG ĐỨC (TRAN SƠN NAM

THƯỢNG) VÀ NGUON TÀI LIEU DIA BẠ 00 22c 19

1.1 Tổng quan về huyện Chương ĐỨC SH HH HH HH 110211111 ren 19

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên 55s 222S 1211 19

1.1.2 Kinh tế, văn hóa, xã hội -ccccccssrrrrrre 25

1.1.3 Diên cách hành chính s55 cv EEEEETEEEE1 1211111 EEeenerrree 28

1.2 Nguồn tài liệu địa bạ - 0101111111 tt 1211rrreeeereeee 31

1.2.1 Quá trình hình thành dia bạ c6 Việt NAM veesccccecscsssssssssssssssssssssssssssssssecsescesceeee 31

2.1.2 Địa bạ huyện Chương Dw cecccccccccsssscscssessevscsseevesrsrssessavavssssssrsssessssaseveresecseccecees 40

Tiểu kết chương 1D oaeeeeccsssssessessesessescsssssssvasssssssesssnssessssansansnssmesssisssassasassssesissseveececeees 46

CHUONG 2: BON VỊ HANH CHÍNH VA CÁC LOẠI HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở

HUYEN CHƯƠNG ĐỨC (TRAN SƠN NAM THƯỢNG) ĐẦU THE KY XIX 48

2.1 Don vị hành chính và quy mô làng xã 5.5 SE E121 0112111121 Ea 48

2.1.1 Đơn vị hành ChÍHÌ ác cc St LH Heo 48 2.1.2 Quy mô TANG XÃ ccc tt SH TH HH nree 55

2.2 Các loại ruộng đất qua tài liệu địa bạ 2ssc 2nn 221 22T Hee 57

2.2.1 Ruộng đất công làng xã 1H 0121 rrrreeesree 59 2.2.2 Ruộng đất thuộc sở hiữu tư NAN ececccecccsecssssssssssessssssssissssssssssssseessseccsseeesesccceccs 69 2.2.3 Các loại ruộng đất khác ecsccccecsessssesssesssssssssessssesssessresssstisesisivesiseesinecseceseecseeceec 75

Tiểu kết chương 2 veeceeesesccsesssssssssvsccccssssssssssssessscesessesesssesssssnssssssssssissesssssssssesessssssssssseeees 79

CHUONG 3: SỞ HỮU RUỘNG DAT TƯ NHÂN VÀ SỰ PHAN HÓA XÃ HOI Ở

HUYỆN CHUONG ĐỨC (TRAN SON NAM THƯỢNG) ĐẦU THE KỶ XIX 81

3.1 Tinh hình chung về sở hữu ruộng đất tư nhân 222222 Theo 8l

]

Trang 6

3.2 Sở hữu ruộng đất của các dòng hO veececccsecscessessssecssesssessuccssecsssssssssessssesarecsssesesseceseee 92

3.3 Yếu tố giới tính trong sở hữu TUONG s daa 95

3.4 Đội ngũ chức dich và vấn dé sở hữu ruộng đẤt, c1 2 2 eeereee 98 3.5 Hiện tượng phụ canh (xâm canh) 0 cceccccccscssscsssescescscsvsvsessesesssvessvecarsessensasvanens 103

Tiểu kết chương 3 222 221 2112121111122 2211102 neo 116 KẾT LUẬN 225- 2n HH n2 ng te rerreereee 118

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 555 2t 22c eerrrerree 121

Nw

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

TT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt

28624.3.04.8.6 28.624 mẫu 3 sào 04 thước 8 tắc 6 phân

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ huyện Chương Đức cuối thé kop XIX 5 Sen 23

Hình 2.1: Lược đô địa giới hành chính các tổng thuộc huyện Chương Đức đâu thé

222225 ;aa AC 34

DANH MỤC BIÊUĐÒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các loại ruộng đất s22 2e 59

Biểu đô 2.2: Tỷ lệ diện tích ruộng đất công làng xã ở huyện Chương Đức đâu thé Ip

“7a ó9

Biểu đô 3.1: Tỷ lệ diện tích phân canh và phụ canh ở huyện Chương Đức 85

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1: Danh mục tài liệu dia bạ hiện bảo quản tai Ti rung tâm Liu trữ Quốc gia l

39

Bang 1.2: Danh mục địa bạ huyện Chương Đức dau thé kỷ XIX còn được lưu giữ 40

Bang 1.3: Thống kê số lượng và tình hình dia bạ huyện Chương Đúc 43Bảng 1.1: Đối chiếu các đơn vị hành chính cấp cơ sở thuộc huyện Chương Đúc 48

đâu thé kỷ XIX qua hai nguôn tài liệu 5: SE 2221212112111 ree 48

Bảng 2.2: Đơn vị hành chính cấp cơ sở của huyện Chương DUC c.c sec 51 Bang 2.3: Quy mô lớp sở hữu ruộng đất của các đơn vi hành chính cấp cơ sở S6

Bảng 2.4: Các loại ruộng đất ở huyện Chương ĐỨC 2c c n2 nen erey 58 Bang 2.5: Diện tích công điền của các don vị hònh chính cấp cơ Sở 62

Bảng 2.6: Quy mô sở hữu công điền của các đơn vị hành chính cấp cơ sở 64 Bảng 2.7: Diện tích và biểu thuế công ith e.cccecccscssessssesssesssssesssesscesssssssssesssseeseces 65 Bảng 2.8: Diện tích công châm NO eececccscccsssssssesssisessesssessrseessisessisssesssessisasssssseessses 66

Bảng 2.9: Diện tích CONG PN eeceeeccccscecvsvssesesesssvsvsvssssesesvsvsvsvsrtavacsseseresesssessesseverseeecs 67

Bảng 2.10: Quy mô diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước scnsesce 68

Bảng 2.11: Diện tích tư điền của các đơn vị hành chính COP CƠ SỞ cccccccccc: 7 Bang 2.12 : Diện tích theo loại FUỘNG FHf 2S ESStEEEEEEEEEEEEEE neo 73 Bang 2.13: Diện tích theo hạng ruOng tut ecccccccccscscesvecssssvscssssrssvsssavsssessiseressesseesenes 74

Bảng 2.14: Biểu thuẾ ruộng tet cccccsccccssssssssssssssesssssevssssssisesssisssssssssssssissssisessesesssseecee 75

Bảng 2.15: Các loại ruộng đất khác s55 tt SEEt12E1122211112111111E11ne 78

Bang 3.1: Quy mô các thika ruGng tr seeesccceccescssesesvsssssessssvsrssrseresvertssesesvesesssesaseseesees 81 Bang 3.2: Diện tích trung bình của một thita ruộng tư ở các tổng 83 Bảng 3.3: Quy m6 ruGng ẨHV 5S Ss tEEEEEEEEEEEEEE1 111121 neo 85 Bang 3.4: Tình hình sở hữu ruộng tư của các dòng NO veecesceccsesesseeseeseesesresssssseessesees 92

Bảng 3.5: Số lượng chủ và điện tích sở hữu ruộng đất của các dong họ lớn 94

5

Trang 10

Bang 3.6: Tình hình sở hữu ruộng tir của nam và Hữ' giÓi cc Sex csscccey 95

Bang 3.7: Diện tích sở hữu ruộng tư từ 20 mẫu đến trên 50 mẫu của nữ giới 98

Bang 3.6: Quy mô sở hữu ruộng tư của đội ngũ chức dịch -c se scstscsc+s 102

Bảng 3.9: Số lượng chủ sở hitu không có diện tích phân canh tại các tổng 104

Bảng 3.10: Tình hình phụ canh tại các tONG - cà S12 E2E1111111111111 55c 106 Bang 3.11: Quy mô trong sở hữu diện tích phụ canh - 52s SE 3E SEcEvzszv2 108

Bang 3.12: Quê quan chủ sở hữu có điện tích phy canh, 5c ccEccstivz+xszss 112 Bang 3.13: Quy mô diện tích phân canh của 235 chủ có ruộng phụ eanh, 113

Bảng 3.14: Tổng điện tích phân canh và phụ canh của 235 chit sở hiữu 114

Bảng 3.15: Qué quán chủ sở hữu không có điện tích phân canh cccs c5: 114

Bang 3.16: Quy mô diện tích sở hữu của 333 chủ không có diện tích phân canh 116

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam trong thời kỳ quân chủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước dựa chủyếu vào kinh tế nông nghiệp, trong đó thuế ruộng đất đóng vai trò trọng yếu Để có

thể tiến hành thu thuế từ người sử dụng ruộng đất nhà nước phải có những cách thức

quản lý phù hợp, qua nó nắm bắt được tình hình thực tế, đưa ra các biểu thuế với từng

loại hình ruộng đất Cách làm mang tính lịch sử, được áp dụng qua các triều đại quân

chủ Việt Nam là việc triều đình yêu cầu khám đạc diện tích ruộng đất và lập số phi chép Trải qua các thời kỳ, số ghi chép này mang những tên gọi khác nhau như “điền

bạ” “tu tri bạ” Khái niệm “địa ba” được xuất hiện khoảng thập niên 1730 [70, tr 877] Với chức năng đó, rõ ràng địa bạ đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà

nước phong kiến Việt Nam

Địa bạ cô nói chung và địa bạ triều Nguyễn nói riêng là loại số ghi chép lại tình

hình ruộng đất của các đơn vị hành chính cấp cơ sở xã, thôn, phường, sở, trại, giáp,

ấp trong cả nước Các địa phương lập địa bạ theo lệnh của triều đình, trên cơ sở đo

đạc, mô tả cụ thể, tỉ mi, các thông tin từ tổng quát đến chỉ tiết theo những quy định

đã được lập ra Địa bạ được lập đến từng đơn vị hành chính cấp cơ sở, tức là cấp thấp

nhất trong phân cấp quản lý của nhà nước Bên cạnh đó, một số địa phương tại các

xã có nhiều thôn, thì công việc này còn được thực hiện đến cấp thôn Cách thức đó

giúp cho công việc lập địa bạ được thu hẹp về phạm vi thực hiện, vì thế công tác khám đạc, ghi chép được tỉ mi, cụ thé và sát thực hơn Những thông tin đưa vào địa

bạ đã phản ánh đầy đủ, chân thực các vấn đề ruộng đất của từng địa phương trong cảnước Địa bạ trở thành nguồn tài liệu cực kỳ giá trị về mặt tư liệu lịch sử Đối với

các nhà nghiên cứu, những người muốn tìm hiểu sâu về làng xã nói chung hoặc một

địa phương cụ thể nói riêng, thông tin trong địa bạ rất hữu ích Từ những thông tin

đó, người nghiên cứu có thể dựng lên một bức tranh sinh động về nhiều khía cạnh

của đời sống xã hội Việt Nam thời kì trung đại như quy mô làng xã, đơn vị hành

chính, những vấn đề về ruộng đất, vai trò của phụ nữ, đội ngũ chức sắc ở các làng

qué, dòng họ

Vào đầu thế kỷ XIX, huyện Chương Đức thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam

Thượng, nay phần lớn thuộc địa phận huyện Chương Mỹ và một phần các huyện Mỹ

Trang 12

Đức, Ứng Hòa nằm về phía Tây Nam thành phố Hà Nội Địa phương này thuộc đồng

bằng Bắc Bộ, tuy nhiên lại mang đặc điểm của vùng bán sơn địa Như vậy, ngoài

những đặc trưng của vùng đồng bằng, Chương Đức sẽ có những điểm khác biệt so

với nhiều địa phương thuộc châu thể Bắc Bộ Đây là vùng đất ghi dấu ấn đậm nét

trong lịch sử Việt Nam với những địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử được lưu danh

trong sử sách, là cửa ngõ phía Tây đóng vai trò quan trọng về địa chính tri, địa kinh

tế đối với Thăng Long - Hà Nội Chương Đức cũng là địa phương có bề dày truyền

thông về văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng nghiên cứu về vùng đất này là việclàm cần thiết và lý thú

Với những giá trị trên, tác giả đã chọn đề tài: “Huyén Chương Đức (trấn Sơn Nam

Thượng) dau thế ky XIX qua tai liệu dia ba” làm đề tai luận văn cao hoc cho minh

Qua nghiên cứu, tác giả mong muốn góp phan làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về

kinh tế, văn hóa, xã hội, quy mô đơn vị hành chính các cấp, các loại ruộng đất, sở

hữu tư nhân về ruộng đất Thông tin trong địa bạ rất phong phú, có thể tiếp cận ở

nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn, cũng như căn cứ vào

ý nghĩa chính của địa bạ, tác giả thực hiện thống kê, phân tích về tình hình ruộng đất,

các loại ruộng đất và đặc biệt đi sâu đối với vấn đề sở hữu ruộng đất tư nhân

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhóm công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam:

Làng xã là “đơn vị cơ bản và chủ yếu dé hợp thành vương quốc An Nam” [158,

tr.7], là dòng huyết mạch nuôi dưỡng lịch sử dân tộc Đất nước được hình thành, được

xây dựng, được bảo vệ, được dung dưỡng và lịch sử dân tộc được viết bắt nguồn từ

cộng đồng cư dân làng xã Làng xã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu

mang tính chất xuyên suốt của các nhà khoa học trong và ngoài nước qua các thời kỳ

lịch sử Trong phạm vi luận văn tác giả xin điểm qua một số nhà khoa học với các công trình mang tính khái quát tiêu biểu: Viet Nam phong tục (Phan Kế Bính, Nxb.

VHITT, 2003), Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy Anh, Nxb.VHTT, 2003); Lang

xã cổ truyền của người Việt, tiễn trình lịch sử và kết cấu kinh tế xổ hội (Phan Huy Lê,

Nxb Thế giới, 2011); Làng liên làng và siêu làng, may suy nghĩ về phương pháp (Hà

Văn Tấn, Nxb CTQG, 2000); Lang xã Việt Nam: Một số vẫn đề kinh tế văn hóa

-xã hội (Phan Đại Doãn, Nxb CTQG, 2001); Người nông dân châu thé Bắc Ky (Pierre

Trang 13

Gourou, Nxb Trẻ, 2003); Lang Việt Nam da nguyên và chặt (Phan Đại Doãn, Nxb.

DHQGHN, 2006); Mội số vấn dé lang xã Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc, Nxb.

DHQGHN, 2009); Kinh nghiệm tổ chúc quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử

(Phan Dai Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Nxb CTQG, 1994); Mội làng Việt cổ truyén

ở đẳng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Hải Kế, Nxb KHXH, 1996); Bách khoa thư làng Việt

cổ truyén (Bùi Xuân Đính, Nxb.CTQG ST, 2022) Nhóm công trình nghiên cứu vềlàng xã bé sung những nhận thức giúp tác giả có thêm kiến thức về lịch sử, quá trình

hình thành làng xã, đơn vị hành chính các cấp, những vấn đề liên quan đến xã hội

nông thôn Việt Nam truyền thống.

Nhóm công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam, tập trung nghiên cứu về vấn

đề ruộng đất:

Nghiên cứu về làng xã, tập trung nghiên cứu về ruộng đất, sở hữu ruộng đất, các vân đê liên quan ruộng đât có sô lượng công trình rất lớn Bên cạnh các chuyên khảo,

nhiều bài viết được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành Một số công trình tiêu

biểu nghiên cứu về ruộng đất thời kỳ trung đại: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp thoi Lê Sơ (Phan Huy Lê, Nxb Văn Sử Địa, 1959); Tim hiểu chế độ ruộng dat

Việt Nam mia dau thé kỷ XIX (Vũ Huy Phúc, Nxb KHXH, 1981); Chế độ ruộng đất

ở Việt Nam thé ky XI - XVII (Trương Hữu Quynh, Nxb KHXH, 1982, 1983); Chế

độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ nửa đẩu thé kỷ XIX (Nguyễn Thị Thu Lương, Nxb TP.HCM, 1994); Thái dp điền trang thời Trần (Thế kỷ XI - XIV)

(Nguyễn Thị Phương Chi, Nxb KHXH, 2022) Nhóm công trình về ruộng đất giúp

tác giả có thêm những nhận thức về lich sử, quá trình phát triển và biển đổi các loại

hình ruộng đất, chính sách quản lý, các hình thức sở hữu ruộng đất và các vấn đề liên

quan đến ruộng đất qua từng thời kỳ lịch sử.

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về làng xã qua tài liệu địa bạ Người đi tiên phong

trong việc phát hiện ra giá trị to lớn mà địa bạ để lại là cố Giáo sư Nguyễn Đức

Nghinh Ông đã công bố một loạt bài trên Tap chí Nghiên cứu Lich sử: Tinh hình

phân phối ruộng dat ở xã Mạc Xá giữa hai thời điểm (1789 - 1805) (Tạp chi NCLS,

số 157, 1974); Tình hình phân phối ruộng đất của thôn Định Công giữa hai thời điểm

1790-1805 (Tạp chí NCLS, số 161, 1975); Về tai sản ruộng đất của một số chức dich trong làng xã thuộc huyện Từ Liêm vào cuối thé lạ) XVIII đầu thé ky XIX (Tạp chí

Trang 14

NCLS, số 165, 1975); X@ Thuong Phúc giữa hai thời điểm 1790 - 1805 (Tạp chí

NCLS, số 173, 1975); Máy tư liệu ruộng đất công làng xã dưới triều Tây Sơn (Tapchí NCLS, số 175, 1977); Van đề ruộng đất và phong trào nông dân ở thé kỷ XVIIIđâu thé ky XIX (Tạp chi NCLS, số 1, 1981); Quy mô làng xã người Việt ở đồng bằngBắc Bộ vào cuối thé kỷ XVII dau thé lỷ XIX (Tạp chí NCLS, số 1, 1982); Từ máyvăn bản thuế dưới triều Quang Trung và Cảnh Thịnh (Tạp chi NCLS, số 5, 1982); Đi

tìm dấu vết những sở đôn điền ở Dang Ngoài (thé kỷ XV - XVID (Tạp chí NCLS, số

3, 1986); Vẻ quyên sở hữu ruộng đất khẩn hoang dưới thời phong kiến; (Tạp chíNCLS, số 5+6, 1987); Một số tài liệu ruộng đất vung Kién Xương - Thai Bình may

năm đâu thé kp XIX (Tạp chi NCLS, số 244, 1989 - viết chung với Nguyễn Thị Thanh

Nhàn); May tw liệu ruộng dat ở Thái Ninh (Thái Bình) cuối thé lỷ XVII đầu thé lgỷ

XIX (Tạp chí NCLS, số 250, 1990 - viết chung với Bùi Thi Minh Hiền); Tu liệu ruộng

đất vùng Thụy Anh - Thái Bình (cuối thế lạ) 18 - đầu thé lý XIX) (Tap chi NCLS, số

1, 1991 - viết chung với Bùi Thị Minh Hiền); Rudng đất công miền Đông Thái Bình

vào những năm cuối thế kỷ XVIII dau thé lạ XIX (Tap chi NCLS, sé 256, 1991) Từ

nguồn địa bạ, cố Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh đã đi sâu phân tích các vấn đề liên

quan đến ruộng đất, sở hữu ruộng đất, loại hình ruộng đất Đặc biệt, ông thường so

sánh giữa hai thời điểm cuối triều đại Tây Sơn và đầu thời Nguyễn để đưa ra những

nhận định, phân tích Địa bàn mà ông nghiên cứu chủ yếu là 2 tỉnh Hà Nội, Thái Bình

và một số làng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Tại Nam Bộ, người đi đầu trong khai thác nguồn tài liệu địa bạ triều Nguyễn lànhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu Ông đã công bố một loạt các công trình về địa bạ

của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và tỉnh Thừa Thiên ở Bắc Trung Bộ: Nghiên

cứu địa bạ triều Nguyễn - Biên Hòa (Đông Nai, Sông Bé, Bà Rịa, Viing Tàu) (Nxb.

TP.HCM, 1994); Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Định Tường (Tiền Giang, Đằng

Tháp, Long An) (Nxb TP.HCM, 1994); Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Gia Định

(Tp Hồ Chi Minh, T dy Ninh, Long An) (Nxb TP.HCM, 1994); Nghiên cứu địa ba

triều Nguyễn - Hà Tiên (Kiên Giang, Minh Hải) (Nxb Tp.HCM, 1994); Nghiên cứu

địa bạ triều Nguyễn - Vinh Long (Vinh Long, Bến Tre, Trà Vinh) (Nxb TP.HCM,

1994); Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam kỳ lục tinh (Nxb TP.HCM, 1994); Nghiên

cứu địa bạ triều Nguyễn - An Giang (An Giang, Dong Tháp, Can Thơ, Sóc Ti răng)

19

Trang 15

(Nxb Tp.HCM, 1995); Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Bình Định (3 tập) (Nxb.

TP.HCM, 1996); Nghiên cứu địa bạ triểu Neguyén-Binh Thuận (Binh Thuận, NinhThuận, Lâm Đông, Đắc Lắc) (Nxb TP.HCM, 1996); Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn

- Thừa Thiên (Nxb TP.HCM, 1996); Nghiên cứu dia bạ triéu Nguyễn - Khánh Hòa

(Nxb TP.HCM, 1997); Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Phú Yên (Nxb TP.HCM, 1997) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cùng các cộng sự khai thác khối lượng địa

bạ đồ sộ, đã cung cấp những thông tin cơ bản, tổng quát về tình tình ruộng đất chung

của các tỉnh, phủ, huyện chủ yếu là khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tuy chưa đi

sâu vào phân tích cụ thé, chi tiết đến từng xã thôn, xứ đồng, thửa ruộng hay từng chủ

sở hữu tư nhân nhưng những gi ông công bé rất có giá trị và ý nghĩa.

Bước vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX, cố Giáo sư Phan Huy Lê

đã chủ trì và triển khai Chương trình nghiên cứu địa bạ, một chương trình trọng điểm

của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa thuộc Đại học Quốc gia

Hà Nội Từ chương trình này, ông đã công bế một số công trình trên các tạp chí

chuyên ngành: Dja ba cổ ở Việt Nam (Tạp chi NCLS, số 3, 1995); Dia bạ cé Hà Nội

(Tạp chí NCLS, số 2, 1996) Đặc biệt, với vai trò chủ biên, ông cùng các tác giảNguyễn Đức Nghinh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo cho ra đời

các công trình có quy mô lớn đó là Địa bạ Hà Đông (Hà Nội, 1995); Dia bạ Thai

Binh (Nxb.Thé giới, 1997); Địa ba cổ Hà Nội (2 tập) (Nxb Hà Nội, 2005) Những

công trình này cung cấp số liệu chỉ tiết, cụ thể về diện tích ruộng đất ở từng xã thôn,

từng loại hình ruộng đất, tính chất sở hữu tại Hà Đông, Thái Bình, Hà Nội Được

đánh giá là nguồn tài liệu có ý nghĩa to lớn, trở thành công cụ không thể thiếu cho

nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu các vấn đề về làng xã và nông thôn đồng bằng Bắc

Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời kỳ trung đại, đặc biệt vào đầu thế ký

XIX Đặc biệt, tỉnh Hà Đông là địa bàn giáp ranh với huyện Chương Đức vì vậy Địa

bạ Hà Đông là tài quan trọng giúp tác giả có cơ sở đối sánh với các khu vực lân cận.

Địa bạ Hà Đông cung cấp tư liệu của 140 địa bạ của các làng xã thuộc 5 huyện Từ

Liêm, Đan Phượng, Thượng Phúc, Hoài An và Sơn Minh Tuy nhiên, đây mới là một

số huyện của tỉnh Hà Đông mà chưa phải toàn tỉnh.

Bên cạnh những công trình như đã kể trên, các nhà sử học đã khai thác nguồn tài

liệu địa bạ theo nhiêu chủ dé nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu về các loại hình

lại

Trang 16

ruộng đất, sở hữu ruộng đất: Loại đất “công châu thổ” ở một làng ven sóng (Bùi

Xuân Dinh, Tap chí NCLS, số 4, 1981); Thém một số ý kiến về chế độ ruộng đất ở

Tiên Hải mửa đầu thế ky XIX (Bùi Quý Lộ, Tạp chí NCLS, số 5, 1986); Vài suy nghĩ

về quyên tư hitu ruộng dat ở Việt Nam hôi thé ky XIX (Ngô Văn Hòa, Tạp chí NCLS,

số 1+2, 1987); Sw phái triển của các hình thức sở hitu ruộng đất trong lịch sử chế độ

phong kiến Việt Nam (Vũ Minh Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội,

số 3, 1988); Sở hữu ruộng đất tu ở Thái Bình qua địa ba Gia Long (Vũ Minh Giang,

Việt Nam học - Hội thảo quốc tế lần 1, 1998) Nghiên cứu về lịch sử địa bạ: Mot số

suy nghĩ về lịch sử địa bạ ở Việt Nam trước đây (Philppe Langlet, Việt Nam học

-Hội thảo quốc tế lần 1, 1998) Nhiều nhà nghiên cứu trong các chuyên khảo của mình

cũng đã sử dụng địa bạ là nguồn tài liệu quan trọng như Trương Hữu Quynh, Phan

Đại Doãn, Vũ Huy Phúc, Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Hồng Phong Tác giả Vũ Văn

Quân đã cho công bố số lượng lớn công trình khai thác thông tin từ nguồn tư liệu địa

bạ: Vài nét tình hình nông thôn vùng đông bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XIX (Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, số 5, 1989); Tử phân tích yếu tố dòng họ trong cấu trúc ruộng

đất của một làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ đâu thé ly’ XIX (Tạp chí Dân tộc học, số 3,1994); Máy phác họa về lang xã huyện Thanh Trì (Phủ Thường Tín, trấn Sơn NamThượng) đầu thé ky XIX qua tư liệu địa bạ (Tạp chí NCLS, số 5, 2005); Vài phác hoa

về không gian khu vực pho cô Hà Nội giữa thé kỷ XIX qua tư liệu địa bạ (Tạp chí

NCLS, số 1 1+12, 2008) Tác giả Phan Phuong Thảo với các công trình: Hiện tượng

“phụ canh ” ở Thái Bình qua tư liệu dia bạ 1805 (Việt Nam học - Hội thảo quốc tế

lần 1, 1998); Biến đổi sở hữu ruộng đất ở Kiên Mỹ (Bình Định) sau chính sách quân

điền năm Minh Mệnh thứ 20 (1639) (Tạp chí NCLS, số 1, 2001); Vài nhận xét về đội

ngũ chức sắc làng xã ở Bình Định nửa đầu thé kỷ XIX qua tư liệu địa bạ (Tạp chíNCLS, số 322, 2002); Chính sách quán điền năm 1893 ở Bình Định: nhìn nhận và

đánh giá lại trên cơ sở tư liệu địa bạ (Việt Nam học - Hội thảo quốc tế lần 2, 2004);

Từ chủ trương dén giải pháp quân điền 1839 ở Bình Định (Tạp chí NCLS, số 1, 2004)

và đặc biệt công trình chuyên khảo Chinh sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua

tư liệu địa bạ (Nxb Thế giới, 2004); Quản lý ruộng đất của nhà Nguyễn qua tư liệu

địa bạ (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn

trong lịch sử Việt Nam từ thế ky XVI đến thế ky XIX”, Nxb Thế giới, 2008), Su tap

12

Trang 17

địa bạ triều Nguyễn : Giá trị và Phương pháp tiếp cận (Kỷ yếu hội thảo “Khai thác

và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn”,

Nxb DHQGHN, 2010).

Tác giả Đàm Thị Uyên công bố các công trình: Tinh hình ruộng dat ở Quảng Hoà

(Cao Bằng) theo địa bạ Gia Long năm thứ 4 (1805) (Tạp chí NCLS, Số 6, 2001);

Tình hình ruộng đất của huyện Chiêm Hoa, tỉnh T: uyén Quang qua tu liệu địa bạ GiaLong 4 (1805) (Viết chung với Nguyễn Thị Hà, Nghiên cứu lịch sử, số 6, 2009); Tình

hình ruộng đất của huyện Đại Tù, tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ Gia Long 4(1805) (Viết chung với Hoàng Xuân Trường, Tạp chí NCLS, số 8, 2012) Bên cạnh

đó các công trình Vài nét về xã Trà Lit (Nam Định) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ

(Dinh Thị Thùy Hiên, Tạp chí Khoa học DHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn,

số 23, 2007); Tình hình ruộng đất khu vực hành cung Thiên Trường qua tu liệu đại

bạ triều vua Gia Long năm thứ 4 (805) (Trần Thị Thái Hà, Tạp chí NCLS, số 11,

2010); Vài nét về tình hình ruộng dat của làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) nửa đầu

thé ky XIX qua tư liệu địa bạ (Dinh Văn Viễn, Tạp chi NCLS, số 12,:2010); Sở hitu

ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Nam Bộ qua tời liệu địa bạ triều Nguyễn nghiên

cứu huyện Hà Châu - tỉnh Hà Tiên (Bùi Hoàng Tân, Nxb Đại học Cần Thơ, 2019).

Bên cạnh các nhà nghiên cứu chuyên sâu, xu hướng nhiều sinh viên, học viên, nghiên

cứu sinh đã chọn đề tài khoá luận, luận văn, luận án khai thác và nghiên cứu nguồn

tài liệu địa bạ.

Chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về nguồn tư liệu địa bạ của

huyện Chương Đức Trong cuốn sách Chương My xưa và nay được Sở Văn Hóa

-Thông tin Hà Tây phát hành năm 2003, tập hợp các bài viết của nhiều nhà khoa học,

nhà nghiên cứu trong đó có các bài đề cập những khía cạnh của vùng đất này trong

lịch sử: Máy nét về vùng đất, con người Chương Mỹ xưa nay (Lê Ngọc Doanh),

Chương Mỹ - Một địa danh lịch sử (Trương Sỹ Hùng), Dấu tích cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng ở Chương Mỹ (Nguyễn Vinh Phúc), Lý Thi Ngoc Ba và phòng tuyến sông

Đáy thời Hai Bà Trưng (Đặng Bằng), Chiến thắng Tốt Động Chúc Động (5 đến 7

-1 -1 - -1426) (Phan Huy Lê), Thám hoa Đặng Ma La - Người khai khoa của huyện

Chương Mỹ (Đặng Bằng), Nhà sử học thời Lê - Ngô Sĩ Liên, một nhân cách trung thực (Đặng Văn Tu), Dé đốc Đông Linh hau Đặng Tiến Đông (Phan Huy Lê), Văn

13

Trang 18

bia, thân tích Chương Mỹ - Nguôn sử liệu quý (Đình Khắc Thuan), Lang khoa bảng

Chi Né (Nguyễn Tá Nhí), Các nhà khoa bảng Chương Mỹ (Nguyễn Tá Nhí), Danh

thom họ Đặng làng Lương Xá (Nguyễn Tá Nhi), Một sé định hướng gid tri trong

hương ước cải lương của Chương Mỹ dau thé kp XX (Nguyễn Quang Ngọc), Nghề

mây và làng nghề Phú Vinh (Quách Vinh), Lễ hội chùa Trăm Gian (Chu Quang Tri),

Thắng cảnh múi Trầm (Nguyễn Văn Thành), Dink Phương Bản (Văn Lừng), Đình và đền Bài Tì ruong (Văn Ling), Đình Tốt Động (Nguyễn Thị Giang), Đình quan Lam Dién (Nguyễn Thi Giang).

Trong cuén Dia ba huyén Chương Đức, nhóm dịch giả đã biên soạn và giới thiệutóm lược về quá trình hình thành và biến đổi điên cách của huyện Chương Đức qua

các thời kỳ lịch sử; giới thiệu về đơn vị hành chính các cấp của huyện Chương Đức

từ dau thé kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Ngoài ra, trong Hồ sơ tir liệu văn hiến Thăng

Long - Hà Nội tập 5: quận Hà Đông, huyện Thanh Oai - huyện Ứng Hóa và tập 6:

huyện Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức, huyện Quốc Oai do tác giả Vũ Văn Quân chủ

biên phát hành năm 2019, cung cấp những thông tin cơ bản về lịch sử và văn hóa của:

từng đơn vị hành chính cơ sở trên địa bàn 6 quận, huyện kể trên Trong đó, huyện

Chương Đức đầu thé ky XIX thuộc địa phận ba huyện ba huyện Chương Mỹ, Mỹ

Đức và Ứng Hòa Đó là những nghiên cứu khái quát, cũng như đề cập đến các vấn đề

về lịch sử, văn hóa, xã hội của huyện Chương Đức qua các thời kỳ Những tài liệu trên nằm trong hạng mục Điều tra sưu tầm tư liệu văn hién Thăng Long Đây là hạng

mục quan trọng trong Dự án, Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng

Long ngàn năm văn hiến Năm 2019, 7 uyén tập địa bạ Ti hăng Long - Hà Nội và Hồ

sơ tu liệu văn hién Thăng Long được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành, trong đó có Dia

bạ huyện Chương Đức, Hà sơ tư liệu văn hién Ti hăng Long - Hà Nội, tập 5, tập 6.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả tiến hành tập hợp, thống kê, phân tích thông tin từ 76 đơn vị địa bạ của

62 đơn vị hành chính cấp cơ sở của huyện Chương Đức còn lưu giữ được đến ngày

nay Nêu ra quá trình hình thành, giá trị thực tiễn và giá trị sử dụng của nguồn tài liệu

địa bạ.

Xác định, làm rõ về địa bàn nghiên cứu với đầy đủ các vấn đề về vi tri địa lý, diahình, điều kiện tự nhiên, lich sử hình thành, kinh tế, văn hóa, xã hội

14

Trang 19

Làm rõ về số đơn vị hành chính, quy mô làng xã từng đơn vị hành chính cấp cơ sở của

huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên, tran Sơn Nam Thượng vào đầu thé ky XIX

Phân tích từng loại hình ruộng đất, thông qua đó đưa ra những đánh giá về thực trạng,

vai trò của từng loại hình đối với đời sống cư dan Chương Đức vào đầu thế kỷ XIX

Đi sâu phân tích đối với ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân, làm rõ các vấn đề về sở

hữu ruộng đất tư nhân ở các khía cạnh: Dong họ, giới tính trong sở hữu ruộng đất,

đội ngũ chức dịch với vấn đề sở hữu ruộng đất, hiện tượng phụ canh Qua các khíacạnh đó phân tích về thực trạng, xu thế và sự phân hóa xã hội thông qua sở hữu ruộng

đất tại Chương Đức vào đầu thế kỷ XIX.

4 Các nguồn tài liệu

Nguôn tu liệu dia ba

Bộ sách Tuyển tập địa ba Thăng Long - Hà Nói do tác giả Vũ Văn Quân và các

cộng sự thực hiện, được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2019 đã khảo cứu, dịch thuật từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ Bộ sách gồm 10 đầu sách (17 tập), mỗi

đầu sách tương ứng với một huyện, gồm: Dia ba huyện Chương Đức, Địa bạ huyệnDan Phượng (2 tập) Dia bạ huyện Gia Lâm (2 tập), Địa bạ huyện Hoài An, Địa ba huyện Phú Xuyên (2 tap), Dia bạ huyện Phúc Tho, Địa bạ huyện Son Minh (2 tap),

Dia bạ huyện Thanh Oai (2 tập), Dia bạ huyện Thanh Trì (2 tập) va Địa bạ huyện

Thượng Phúc (2 tập) Đây là công trình có giá trị về tư liệu, qua đó giúp cho các nhà

nghiên cứu có thể đi sâu khai thác, phát hiện nhiều vấn đề lý thú Luận văn này chủyếu thực hiện trên cơ sở khai thác tư liệu, phân tích thông tin từ tập sách Dia bạ huyén

Chương Đức trong bộ sách nêu trên, gồm 1.250 trang dịch, khổ 16x24cm

Nguồn tu liệu thư tịch

Tác giả sử dụng các tài liệu thư tịch, là công cụ đắc lực trong việc bổ sung những

thông tin quan trọng về đất nước nói chung, các địa phương nói riêng, trong đó có

huyện Chương Đức qua các thời kỳ lịch sử Đó là các tài liệu thư tịch như: Đại Việt

sử lược, Đại Việt sử ký toàn thu, Đại Việt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám

cương mục, Lịch triều hién chương loại chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống

chí, Khâm định Dai Nam hội điển sự lệ,

Nguôn tư liệu điền dã

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiễn hành khảo sát một số địa điểm

trên địa bàn huyện Chương Mỹ: thị tran Chúc Son, làng Ninh Sơn, xã Phụng Châu,

xã Tiên Phương, núi Tử Trầm, chùa Vô Vi, chùa Tram Gian, vực Ninh Khảo sát thực

15

Trang 20

địa, cùng với thông tin người dân địa phương cung cấp, tác giả có thêm những nhận thức hữu ích cho quá trình nghiên cứu của mình.

Nguồn tu là các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, các

sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên

ngành Trong rất nhiều công trình của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu phải kể đến các

công trình của các tác giả: Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Vũ Minh Giang, Vũ Văn

Quân, Phan Phương Thảo, Nguyễn Đức Nghinh, Trương Hữu Quýnh, Vũ Huy Phúc,

Bùi Xuân Đính Các công trình này đã được tác giả nêu ở phần lịch sử nghiên cứu

vấn dé, cũng như phan tài liệu tham khảo

5, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là huyện Chương Đức (trấn Sơn Nam Thượng) vào đầu

thé ky XIX, thông qua những ghi chép trong Dia bạ huyện Chương Đức.

Phạm vì nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: huyện Chương Đức vào đầu thế kỷ XIX hiện nay là địa

phận 3 huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa thuộc thành phó Hà Nội Trong đó

huyện Chương Mỹ bao gồm 19 đơn vị hành chính cấp cơ sở: thị tran Chúc Sơn, các

xã Phú Nam An, Quảng Bị, Phụng Châu, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Tốt Động, Hợp

Đồng, Lam Điển, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đồng Lạc, Tiên Phương, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Phú, Thượng Vực, Văn Võ, Đại Yên Huyện Mỹ Đức gồm 9 đơn vị:

An Mỹ, Tuy Lai, Phúc Lâm, Thượng Lâm, Lê Thanh, Mỹ Thành, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Bột Xuyên Huyện Ứng Hòa gồm 2 đơn vị: Viên An, Viên Nội.

- Phạm vi thời gian: đầu thế kỷ XIX

6 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện luận văn này, tac giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp lịch sử: Trong luận văn này, phương pháp lịch sử sẽ g1úp tac giả dựng lại bức tranh về đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội, quy mô làng xã, các

loại ruộng đất, sở hữu ruộng đất của huyện Chương Đức đầu thế kỷ XIX Qua mỗi

giai đoạn lịch sử, huyện Chương Đức có những sự biến đổi về mặt không gian, đơn

vị hành chính, tên gọi Phương pháp lịch sử sẽ giúp cho việc nhận định những biến

đổi đó theo đúng trình tự về thời gian.

16

Trang 21

- Phương pháp mô tả: huyện Chương Đức được mô tả về vị trí địa lý, địa hình,

đặc điểm về điều kiện tự nhiên, don vị hành chính, quy mô làng xã, các van đề vềkinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh mô tả chính về đối tượng nghiên cứu, phương pháp

này còn mô tả về công cụ nghiên cứu là nguồn tai liệu địa bạ được lập dưới thời Gia

Long 4 (1805).

- Phương pháp thong kê, phân tích định lượng: đây là phương pháp đặc biệt

quan trong, xuyên suốt trong việc thực hiện hoàn thành luận văn này Đặc trưng của

địa bạ là số liệu rất lớn, phức tạp vì vậy phương pháp này là sự tổng hợp, thống kê số

liệu, thông tin khai thác từ 76 đơn vị địa bạ, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác,

khách quan về nhiều mặt diễn ra trên địa bàn huyện Chương Đức đầu thế kỷ XIX

- Phương pháp so sánh: so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện luận văn Luận văn đã so sánh quy mô ruộng đất, sở hữu ruộng đất giữa

các đơn vị hành chính, giữa các nhóm sở hữu ruộng đất của huyện Chương Đức vào đầu

thế kỷ XIX Trong một số trường hợp, luận văn ra những đánh giá về sự tương đồng,khác biệt của huyện Chương Đức với các địa phương khác 6 cùng thời điểm.

- Phương pháp khảo sát, điền dã thực té: thông qua việc tìm hiểu thực tế tại

một số địa phương ngày nay thuộc huyện Chương Đức vào đầu thế kỷ XIX, từ đó có

thêm những nhận thức, khẳng định về các thông tin mà địa bạ đã cung cấp.

7 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu khác cùng với tài liệu địa

bạ, luận văn đóng góp một số vấn đề sau:

- Góp phần nghiên cứu và nhận thức tổng quát về huyện Chương Đức, phủ

Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng đầu thế kỷ XIX.

- Góp phần lý giải cơ sở các vấn đề về ruộng đất, sở hữu ruộng đất những xu

thé biến đổi, phân hóa trong sở hữu ruộng đất ở huyện Chương Đức đầu thế kỷ XIX.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư liệu bổ sung cho công tác nghiên

cứu, giảng day lich sử Việt Nam và một số chuyên ngành có liên quan Là nguồn tư

liệu cho sinh viên, học viên tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu.

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận

văn gôm 3 chương:

17

Trang 22

Chương 1: Tổng quan về huyện Chương Đức (trấn Sơn Nam Thượng) và

nguồn tài liệu địa bạ

Chương 2: Đơn vị hành chính và các loại hình ruộng đất của huyện Chương

Đức (trấn Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua tài liệu địa bạ

Chương 3: Sở hữu ruộng đất tư nhân và sự phân hóa xã hội ở huyện Chương

Đức (trấn Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua tài liệu địa bạ

18

Trang 23

CHUONG 1: TONG QUAN VE HUYỆN CHƯƠNG ĐỨC

(TRAN SON NAM THƯỢNG) VÀ NGUON TÀI LIEU DIA BA

1.1 Tổng quan về huyện Chương Đức

1.I.T Vi trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên

Vi trí địa lý của huyện Chương Đức được sách Dai Nam nhất thong chi chép:

“Huyện Chương Đức ở cách phủ Ứng Hòa 14 dam về phía Đông Nam; đông tây cách

nhau 22 đặm, nam bắc cách nhau 28 đặm Phía Đông đến địa giới huyện Thanh Oai

7 đặm, phía Tây đến địa giới huyện Mĩ Lương tỉnh Sơn Tây 15 đặm, phía nam đến

địa giới huyện Hoài An và địa giới huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình 56 dam, phía bắc

đến địa giới huyện Yên Sơn 22 dam” [15, tr.168] Huyện Chương Đức xưa, nay phần

lớn thuộc địa phận huyện Chương Mỹ và một phần các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa,

nằm về phía Tây Nam thành phố Hà Nội.

Chương Đức là vùng đất cổ, được hình thành nhờ sự vận động “tân kiến tạo”[150, tr 95] địa chất hàng vạn năm, tạo ra địa hình mang những đặc điểm khác biệt so

với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ Vùng đất này mang trong mình những đặc trưng

của đồng bằng, đồng thời có những đặc trưng của vùng bán sơn địa, trong lòng đồng

bằng vẫn có sự tồn tại của các đỉnh núi tương đối cao Vùng đồng bằng khá thấp, bằng

phẳng có độ nghiêng nhỏ chỉ dưới 10cm/km, độ nghiêng là từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng là từ 2 đến 10m, đặc biệt một

số khu tring chỉ 0.80-1.00m [150, tr 102] Chương Đức được hình thành bởi sự miệtmài bồi đắp phù sa mới của hệ thống các sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao

bọc phía Đông của huyện Theo các nhà địa lý học, ven các lòng sông còn lại nhiều

sống đất tự nhiên mà các con sông đã bồi vào mùa lũ và sau đó đã bị cắt xẻ tạo ra những

gò đồi rải rác, xếp thành day dài hai bên bờ sông, tạo ra những khoảng không gian cao

ráo giúp con người làm nơi cư trú Qua thời gian, với sự can thiệp của con người trong

việc dap đê trị thủy đã biến vùng đồng bằng thấp này thành những ô trũng, bị vây kín

bởi hệ thống đê bao tạo ra những “rốn nước” Tại huyện có “Dé sông Hat: huyện

Chương Đức trước đắp 6.460 trượng, đời Gia Long đắp 135 trượng, đời Minh Mệnh

đắp 405 trượng” [15, tr 206] Việc phù sa của những con sông bồi đắp là điều kiện

thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của huyện Tuy nhiên, hệ thống đê bao đã tạo ra

19

Trang 24

những vùng tring thấp trong lòng đồng bằng, đó là một trở ngại khi mùa mưa lũ, cùng

với một lượng nước rất lớn từ các đồi núi, các khe suối dé về đã biến vùng đất nay bi

ngập sâu, khiến cho việc canh tác gap nhiều khó khăn Ngoài ra, vùng đồng bằng cònlại nhiều khúc sông cụt đã thành hồ đầm, có nơi 6 tang sâu đã hình thành những via

than bùn, như ở hầu hết tầng sâu của vùng phù sa cổ

Bên cạnh đó, trên bề mặt đồng bằng có ngọn núi sót như núi đá vôi Tử Trầm,

ngọn núi này nằm giữa đồng bang thuộc xã Ninh Sơn tổng Chúc Sơn (nay là xã Phụng

Châu huyện Chương Mỹ) Núi Tử Trầm kết nối với núi Sài Sơn của phủ Quốc Oai tạo thành dãy núi đá vôi Sài Sơn - Tử Trầm, người xưa hay gọi là “Thập lục kỳ sơn”.

Cụm núi sót này được nhà sử học Phan Huy Chú ghi lại “Ninh Sơn ở về miền trên

huyện Chương Đức, trông xuống dong sông Hát, phong cảnh âm u thanh nhã, khi

trước Hy - tổ Trịnh [Cương] thường làm hành cung ở trên đỉnh núi để làm chỗ đến

chơi” [1, tr 89] Bên cạnh ngọn Ninh Sơn, còn có ngọn Chúc Sơn cũng đã được Phan

Huy Chú ghi lại “Chiic Sơn ở bên hữu núi Ninh - Sơn, có ngọn núi tròn nổi lên, xung

quanh có nhiều rừng vây bọc Đứng trên núi trông ra bốn bên, phong cảnh thoáng

rộng”[1, tr 89] Cũng theo Phan Huy Chú, ghi trong Lịch triều hiến chương loại chí

thì ở làng Cống Khê (nay là xã Hồng Sơn huyện Mỹ Đúc) cũng có núi Tượng Sơn:

“Tượng sơn ở làng Công Khê huyện Chương Đức, đột nhiên mọc ra ở nơi đồng bằng,

hình thế tôn nghiêm, đứng đối ngạn với các núi ở huyện Hoài An, phong cảnh ở đây

cũng là một chỗ đáng thưởng thức.

Tĩnh Vương Trịnh [Sâm] có vịnh thơ:

Tòng thiên vạn mã liệt trùng loan.

Ai đáo bình tân khởi Tượng - san.

Thạch chủy sương phì thiêm xuất sắc.

Mộc nha tuyết sấu thượng lưu ban

Ling đâu dau hoạch tình trung hiện

Nham phúc vân phi vũ hậu khan.

Đông triệt nhận lai dương vui tích.

Vi thân hán phủ thí su can.

[Dịch]

Nhiéu lượt múi đứng bày hàng như muôn con ngựa từ trên trời xuống.

20

Trang 25

Đến chỗ bãi đất bằng phẳng thì nổi lên Tuong - son.

Giọt sương bám đầy vào mém đá, làm cho sắc thêm đẹp ra.

Mua tuyết bám đây vào mam cây, còn để vết lại

Lic trời quang tanh, trông lên thấy ánh sáng sao đấu ở trên đâu thung lũng.

Sau khi mưa thì thấy đám mây ở giữa múi tan di

Nhó khi trước xe đi đánh dep về phía Đông, làm cho oai võ rực rỡ.

Cot để tỏ rỏ thé quân hùng mạnh, giết quân giặc đã nhờn cả lưỡi búa của triéu

đình ” [1, tr 88-89].

Bài thơ này được dịch giả Trương Sỹ Hùng tạm dịch như sau:

Nui như đàn ngụa trời cho

Tượng Sơn đất phẳng, nồi to khác thường

Long lạnh mom đá giọt sương

Mam cây tuyết dong còn Vương sớm ngày

Trong xanh sao Đẩu, gác cây

Sau mưa rỡ: cảnh đám mây tan dân

Oai dep phía Đông ghi ân

Bua rìu triều chính vẫn can hùng binh [122, tr 35]

Qua sự miêu ta của người đương thời, cũng như những dấu tích người xưa để

lại cho thấy vùng đất này mang nhiều đặc điểm khác biệt so với vùng đồng bằng châu

thé Bắc Bộ với những ngọn núi sót còn lại trên bé mặt đồng bằng Bên cạnh cụm núisot, tại Chương Đức còn có sự hiện diện của vùng bậc thềm phù sa cổ, bạc màu và đá

ong hóa Ngoài các đồi phù sa cổ, thi thoảng xen vào một số đối phiến thạch cao hơn,hiện nay được phân bồ lẻ té giữa các gò ở hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức [150,

tr 101] Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngoài những thay đổi địa giới hành chính,

có những biến đổi về địa hình dưới tác động từ thiên nhiên cùng với các hoạt độngsống của con người, địa hình Chương Đức ngày nay không còn giống như những mô

tả của người xưa Ví dụ như nói về cụm núi sót “Thập lục kỳ sơn”, các nhà địa lý đã

miêu ta: “Quan thé núi đá này có chân dé rộng đã bị phù sa sông đáy phủ lấp phần

lớn Nhưng đáng tiếc là “Thập lục kỳ sơn” nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại

có tám ngọn thôi” [150, tr 89].

Trang 26

Sự bồi đắp của những dòng sông cũng đã góp phần vào sự hình thành vùng đất

này, đó là sông Hát (nay là sông Đáy) và sông Bùi Các tài liệu của triều Nguyễn cũng

đã mô tả cu thé hai dòng sông này và vai trò đối với cư dân Chương Đức Đại Nam

nhất thong chí và Đồng Khánh dia du chi ghi chép về dòng sông Day như sau: “Sông

Hái: ở cách tỉnh thành 9 đặm về phía Tây Nam, là phân lưu của sông Nhị (xem Sơn

Tay tinh chi); nước sông từ bãi Yên Trung huyện Dan Phượng tỉnh Sơn Tây chảy về

phía Tây Nam huyện Từ Liêm thuộc tỉnh hạt, chảy qua huyện Thanh Oai đến xã Phù Yên huyện Chương Đức thì gặp nước sông Bui ở phía Tây chảy đến, lại chảy qua

huyện Sơn Minh, đến xã Dục Khê huyện Hoài An thì có sông Thường Vệ, lại chảy

từ đây qua các tổng Tiên Xá và Đội Sơn, rồi lại đỗ về sông Nhị, quanh co 232 dặm,

thượng lưu có thể đi thuyền được trong khoảng mùa hè mùa thu, còn mùa đông xuân

thì nước cạn” [15, tr 187] Tiếp đến: “Một đoạn sông vừa là sông Hát: chia dong từ

sông cái Nhị Hà chảy qua phía bên trái huyện hạt (trên từ chỗ bên phải là bến sông

xã Xuyên Cốc thuộc bản huyện, bên trái là xã Nga My huyện Thanh Oai), chảy xuôi

xuống (đến chỗ bến sông xã Kinh Đào thuộc bản huyện, bên trái là bến sông xã Tử

Dương huyện Sơn Minh), dài 22 dặm 120 trượng; ở chỗ bên phải là xã Phù An, bên

trái là xã Lưu Xá rộng 28 trượng 5 thước, sâu 2 trượng 8 thước” [27, tr 32].

Cũng theo hai tài liệu trên, dong sông Bùi được mô tả “Sông Bài: ở phía Bắc

huyện Chương Đức, có tên nữa là sông Yên Duyệt, nguồn từ núi Tản Viên chảy xuống

(tức là hạ lưu sông Tích Giang, xem Sơn Tây tỉnh chí) qua xã Yên Duyệt huyện TùngThiện đến huyện Mĩ Lương, rồi chảy vào phía Tây bắc huyện Phù Yên thì hợp lưu

với sông Hát” [14, tr 187] Dong Khánh địa du chi cũng có chép về sông Bùi: “Một

đoạn sông nhỏ là sông Bùi từ tỉnh hạt Sơn Tây chảy xuống phía bên phải huyện hạt,

phía trên bến đò xã Chi Nê huyện Mỹ Lương, chảy xuống đến xã Lưu Xá thuộc bảnhuyện (tục gọi là Ngd Ba Thd, nơi sông Bùi và sông Hát hop dòng), dài 30 dam 40

trượng, độ rộng (ở chỗ bên trái xã Phúc Lâm, bên phải là xã Lưu Xá) 10 trượng 5

thước, sâu | trượng 6 thước” [27, tr 32-33].

Ngoài hai con sông kể trên, theo Đông Khánh địa dv chí trên địa bàn huyện

Chương Đức còn có “Một dong khe nhỏ (tục gọi là Séng Đóc): bắt nguồn từ khe núi

xã Cao Đăng, chảy qua hai xã, trại Hanh Lợi, Vĩnh Lãng, đến giáp xã Đoan Nữ thì

dừng, dai 6 dặm 92 trượng 3 thước, độ rộng (ở chỗ Cửa Suối) là 3 trượng, sâu 6

22

Trang 27

thước” [27, tr 33] Với những đặc điểm trên, Chương Đức có một bề mặt địa hình là

rất đa dạng, điều này đã mang đến một cảnh quan thiên nhiên có những điểm khác

biệt so với các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, tạo nên những điều kiện trong

phát triển kinh tế và đặc trưng riêng về văn hóa - xã hội của cư dân sinh sống tại đây.

ang Suen jo †1T1SSP ayy ~ Ing ZuanyD ap 12117581 — ang Šunsix|-) trì4ng‡

Hình 1.1: Ban đồ huyện Chương Đúc cuối thé kỷ XIX

(Nguồn: Đông Khánh dự địa chi)

Khí hậu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đời sống cư dân nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình canh tác, người xưa cũng đã rất quan tâm đến đặc điểm

tự nhiên này Vào cuối thế kỷ XIX, tính chất khí hậu của Chương Đức được Déng

Khánh địa dư chí ghi lại như sau: “Khí hậu bỗn mùa cũng giống như ở các huyện khác

Duy các tháng 4, 5 thường có mưa lũ lớn, nước từ thượng du và khe núi trút xuống làm

cho lúa hè ting ngập tốn hại Sau tháng 6, tháng 7 nước sông dâng lên, ruộng đồng

mênh mông nước ngập, di lại đều phải dùng thuyền, lúa vụ thu cũng thường bị ngập

hại Riêng 2 xã, xã thôn Cao Đăng, My Sơn ở quanh chân núi thì không bị thiệt hại lũ

lụt, nhưng lại bị khí lam chướng nặng nề, sương núi dày đặc từ giờ Mão đến cuối giờ

23

Trang 28

Thìn vẫn chưa tan hết Trong các nhà thổ đân nền đất âm ướt, ban đêm hơi nước bốc

lên như đỗ mồ hôi, sáng ngày ra quét nhà mới ráo, cling phải đến giữa buổi mới khô.Nước khe rất độc, lỡ uống nhiều khi chết người Người miền xuôi lên đó chỉ 3 đến 4

ngày phan nhiều phát hiện sốt rét, quả đúng như người ta nói chướng khí ở đây còn độc

hơn cả miền Tuyên [Quang], Lạng [Sơn] Lại có quý núi hóa sùng, người Kinh lên đây

không may gặp gió thì phải mời thầy mo người địa phương đọc chú để giải trừ mới

khỏi, nếu không thì khó sống nổi” [27, tr 33] Bên cạnh đó là hiện tượng sương mù,

đặc biệt là khu vực phía Tây như trong Đông Khánh dia dự chí đã mô tả “sương núi

dày đặc từ giờ Mão đến cuối giờ Thìn vẫn chưa tan hết” Giải thích theo khoa học thì

đây “là hiện tượng xảy ra trong mùa đông ở dạng sương mù, do mặt trời tỏa nhiệt ban

đêm, nhưng không dày đặc và tan nhanh khi mặt trời mọc lên, sương mù buổi sáng báo

hiệu những ngày đẹp trời vào cuối đông, sương mù hình thành trong quá trình hỗn hợp

giữa những khối không khí âm và lạnh, dẫn đến tình trạng bão hòa trong một lớp không

khí dày đặc, thường làm cho thời tiết âm u và mưa phùn lai rai suốt ngày [rong vùng

miền núi phía Tây, sương mù có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và ngay có

sương mù cao hơn ở đồng bằng” [150, tr 123]

Hiện tượng thời tiết, khí hậu của Chương Đức ở thế kỷ XIX cho đến ngày nay

không có nhiều sự thay đổi Theo các tác giả trong cuốn Dia chí Hà Ti ay mô tả về thời

tiết, khí hậu khu vực này như sau: Mưa lớn vào thang 4, tháng 5 tao ra những trận lũ lụt, nước đồ từ trên các vùng cao phía Tây xuống, cộng với nước sông dâng cao tạo

ra tinh trạng ngập ung kéo dài trên diện rộng trong toàn huyện Nhiệt độ của các mùa

cũng rất chênh lệch nhau, mùa nóng nhiệt độ có thé trên 40°C và mùa rét xuống dưới

10° Lượng mưa giảm dan từ Tây sang Đông Phía Tay của huyện với sự góp mặt của

hệ thống dãy núi, đã biến thành những bức tường chắn gió, mây nhưng lại làm tăng

lượng mưa, đặc biệt các vùng chân núi Ngược lại đi dần về phía Đông thì lượng mưa

giảm dần và gần như ngang với lượng mưa của vùng đồng bằng Bắc Bộ Theo số liệu

đo được của các trạm, lượng mưa trung bình hàng năm ở Chương Mỹ là 1701mm

[150, tr.117], một lượng mưa trung bình so với các huyện ở khu vực lân cận Huyện

cũng là vùng có độ ẩm rat cao, đó là nguyên nhân gây ra tình trạng “nền đất âm ướt,

ban đêm hơi nước bốc lên như dé mồ hôi” [27, tr 33] Những đặc điểm về thời tiết,

24

Trang 29

khí hậu của Chương Đức ảnh hưởng tiêu cực đến việc canh tác nông nghiệp và năng

suất cây trồng.

1.1.2 Kinh té, văn hóa, xã hộiNông nghiệp truyền thống là nền kinh tế trọng yếu của huyện vào đầu thé ky

XIX Chương Đức không chỉ phát triển nông nghiệp trồng lúa nước (cây trồng chủ

đạo), mà bãi đất bồi ven các con sông thì có thé trồng mía, trồng đâu; nơi có bãi đất

cao thì trồng cây hoa màu như khoai, đậu Địa hình có đồng bằng và núi là điều kiệnthuận lợi để Chương Đức phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng Đối với các xã, thôn

phía Tây ven chân núi như Thượng Lâm, Tuy Lai, Đường Kệ, Lỗ Sơn trồng chè xanh

và cây chè ở Chương Đức được người đương thời coi là sản vật tốt nhất [15, tr 234].

Tuy nhiên với địa hình phức tạp, khí hậu thất thường khiến cho việc trồng trọt

gặp nhiều khó khăn Tình trạng mùa hè nắng nóng kéo dài, hạn hán diễn ra thường

xuyên cây trồng thiếu nước, khi mùa lũ về phía Tây nước từ trên cao dé xuống va

phía Đông là nước sông dâng cao khiến cho vùng đất bị ngập sâu Đó là những trở

ngại rất lớn cho một nền nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên Vì vậy, VỀ cơ

bản đời sống của người dân đa phan là khó khăn Về chăn nuôi có nghé chăn nuôi gia

cầm như ga, vit.

Người dân trong huyện ngoài làm nông, tranh thủ các nghề như đánh bắt cá

trên sông, trên các cánh đồng khi mùa lũ về, đặc biệt phổ biến ở những cư dân sông

nước như Ngân Ngư, Lưu Xá Cư dân gần núi làm nghề kiếm củi Mùa lũ, nước sông

dâng cao cuốn theo một lượng củi rất lớn từ phía Tây theo các dòng sông, tràn vào

các xứ đồng người dân vùng đồng bằng đã tận dụng điều kiện này để vớt củi, tìm

kiếm thêm kế sinh nhai.

Đầu thế kỷ XIX, người dân huyện Chương Đức còn các nghề thủ công truyền thống Tùy điều kiện từng khu vực, nhân dân phát triển nghề thủ công phù hợp như

vùng ven sông Day có nghề dét, vùng núi phía Tây với những điều kiện thuận lợi từ

núi rừng có nghề thêu, nghề mây tre đan (xã Tuy Lai), nghề thêu (xã Thượng Lâm)

Các sản phẩm, sản vật của huyện không phong phú “không có nguồn lợi nào khác”

[27, tr.33] nên khó dé hình thành các trung tâm buôn bán, giao thương lớn

Về văn hóa, huyện Chương Đức đầu thế ký XIX là vùng đất có nền văn hiến

lâu đời, với bề day lịch sử Từ các di vật khảo cổ học được phát hiện trên địa bàn

25

Trang 30

huyện Chương Mỹ và một số vùng lân cận, cho thay người Việt cổ đã đặt chân trên

mảnh đất này từ rất sớm Tại xã Đại Yên (đầu thế kỷ XIX là xã Đại An Tràng và ĐạiPhẩm, Trién Khê), có đi chỉ khảo cổ học Đồng Dần nơi đây các nhà khảo cổ học đã

phát hiện ra nhiều di vật: đồ đá 105 rìu, 8 đục, 1 qua, 132 ban mài, 7 chì lưới, 2 khuôn

đúc rìu đồng, 2 hòn ghè, 6 hòn kê, 6 khuyên tai, 9 vòng tay, | mảnh hạt chuỗi và một

số đá cuội; đồ gốm 4 doi se chỉ, một số mảnh chân chạc và khoản 2 vạn mảnh gốm;

đồ đồng có 3 rìu, 1 đục, 1 mảnh dao, 1 dao khắc, 5 mũi nhọn, | lưỡi câu, 1 qua, 1giáo, | mũi lao, 7 mũi tên, 3 tram, | giữa, 4 chuôi dao, 1 chân dé, | mảnh bát, 1 mảnh

thạp Những di vật này được các nhà khảo cổ học xác định vào khoảng sau thời kỳ

văn hóa Phùng Nguyên và trước thời kỳ văn hóa Gò Mun [133, tr 52-53].

Như bao làng xã cổ truyền của đồng bằng Bắc Bộ, huyện Chương Đức đầu thế

kỷ XIX là vùng đất có rất nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, đền, chùa,

miéu, từ đường, hệ thông thần tích, thần sắc, lễ hội rất phong phú Hiện nay, trên địa

bàn huyện Chương Mỹ nhiều di tích vẫn còn giữ được văn bia, thần tích Đây là

nguồn tư liệu vô cùng quý giá, thông qua đó năm được lịch sử của di tích, cũng như

những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt nơi đây qua các giai đoạn lịch sử Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì có 29 xã trong

huyện có bia đã được in dập, trong đó nhiều xã thuộc huyện Chương Đức xưa có số

lượng văn khắc lớn như: xã Phụng Châu (đầu thế kỷ XIX là xã Ninh Sơn) có 42 bia

đá, 2 chuông; xã Hoàng Diệu (đầu thé ky XIX là các xã An Vọng, Bài Truong, Cổ

Hào và Trién Khê) có 29 bia đá, 3 chuông; Thụy Hương (đầu thế kỷ XIX là xã Hương

Lan và Thụy Hương) có 27 bia đá, 3 chuông [122, tr 231-232] Nội dung văn khắc

khá đa dạng, phản ánh nhiều mặt về làng xã của từng địa phương Đặc biệt, bia tại

các đình cung cấp thông tin phong phú về việc thờ thần làng của mỗi xã, thôn Hệ

thống đình thờ thần làng của người dân trong vùng có thần tự nhiên; nhân thần có nguồn gốc từ thiên thần, đặc biệt hầu như có từ thời Hùng Vương và được sinh ra từ

tự nhiên; nhân thần là những người có công trong lịch sử được làng xã phong là một

vị thần và tiến hành thờ phụng Một số di tích thờ thần tự nhiên nhưng được các đời

sau thờ thêm các nhân thần khác, nên số thần được thờ trong di tích được tăng lên

theo thời gian Hệ thống đình được phổ rộng khắp vùng, tiêu biểu như: đình Chợ,

đình Giáp Ngọ, đình Nội, đình Trang An, đình Xá thị tran Chúc Sơn (đầu thé kỷ XIX

26

Trang 31

là xã Chúc Sơn); đình Quán Hap, đình Nội An, đình Yên Khê xã Đại Yên (đầu thế

ky XIX là các xã Đại An Tràng, Dai Pham, Đồng Lệ); đình Phượng Luật, Dinh Tho

An, đình Yên Lạc, đình Yên Sơn xã Đồng Lạc (đầu thế kỷ XIX là xã Thiết Tháp);

đình Hạ Dục, đình Hòa Xá, đình Hoàng Xá xã Động Lạc (đầu thế kỷ XIX là các xã

Hạ Dục, Hoàng Xá) Nhìn chung, đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân trong

huyện rất sinh động, với nhiều lễ hội được tổ chức vào địp mùa xuân.

Về đời sông tôn giáo, qua các hệ thống đi tích, công trình kiến trúc tâm linh,thé kỷ XIX Chương Đức là vùng dat mà Phật giáo rất phát triển, với nhiều ngôi chùa

lớn được xây dựng như: chùa Trăm Gian, chùa Tử Trầm, chùa Vô Vi và đa số các

làng xã đều xây dựng chùa Có thể nói Phật giáo đã bám rễ bền chặt trong đời sống

tôn giáo của cư dân Chương Đức Bên cạnh, sự phát triển của Phật giáo là sự góp mặt

và phát triển của Nho giáo Nhiều địa phương có truyền thống hiểu học đều có lập

nhà bia văn chỉ ghi tên các vị đỗ dat của làng xã Chương Đức được xem là mảnh đất

hiểu học, có nhiều người đỗ đạt và được triều đình trọng dụng Đặc biệt, nhiều đòng

họ có truyền thống hiếu học đã quyên góp xây dựng nhà thờ tổ là các bậc đại khoa đỗ

đạt các kỳ thi Nho giáo, từ đó hàng năm tổ chức ngày giỗ ôn lại truyền thống hiếu

học của tổ tiên Vì vậy, trên địa bàn huyện Chương Đức xưa vẫn còn nhiều dấu tích

của các công trình mang đậm màu sắc Nho giáo Thiên chúa giáo dù đã có mặt trên

mảnh đất Chương Đức vào đầu thế kỷ XIX, song chưa thật sự phát triển: “rải rác có

người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng không nhiều” [27, tr 32].

Như đã nêu ở trên, Chương Đức là vùng đất hiếu học vì thế sự học trên mảnh

đất này đã đạt được vinh hiển trong khoa cử, cũng như con đường làm quan Trong

các danh nhân tiêu biểu của quê hương Chương Đức xưa phải kể đến: “Ngô Si Liên:

người xã Chúc Sơn huyện Chương Đức, đậu tiến sĩ khoa Nhâm Tuất đời Đại Bảo

(1442), làm đến Thị lang kiêm Quốc sử quán Tu soạn, hiệu chính sách Đại Viét sử ký

thêm vào phần Ngoại kí; thọ 99 tuổi” [15, tr 223]; tiếp đến là “Đặng Đình Tướng:

người xã Lương Xá huyện Chương Đức, là chắt của công thần trung hưng Đặng Huan,

đầu đồng tiến sĩ đời Cảnh Trị, làm đến Tả thị lang Lại bộ, đổi sung hàng võ làm Đô đốc, ra làm Trấn thủ Sơn Tây, bắt giặc yên dân; tham dy triều chính, hiểu thuộc điển

có, 80 tuổi mới hưu trí, người ta xưng là Quốc lão tiên Tho 87 tuổi, tặng Đại tư

không, phong phúc thần” [15, tr 224] Ngoài những danh thần nổi tiếng, thì Chương

27

Trang 32

Đức còn nhiều nhà khoa bảng: Hạ Ngọc Chúc (xã An Duyệt); Nguyễn Đình Tứ (xã

Bao Từ); Hoàng Thông (xã Hoàng Xá); Bùi Huu, Bùi Phúc (xã Lam Điền); Bùi Vĩnh

Phu (thôn Liên Trì) [122, tr 247-270] Ngoài những nhà khoa bảng, Chương Đức

còn đóng góp cho triều đình những võ tướng giỏi, tiêu biểu: “Đặng Huấn: người xã

Lương Xá huyện Chương Đức, theo Lê Ba Li đi đánh dẹp; từng trải hàng trận, có

công giúp nhà Lê diệt Mạc, làm đến Tả đô đốc, tước Nghĩa quận công Bản triều hệt

vào hàng công thần trung hưng nhà Lê bực thứ nhất, miễn giao dịch cho một ngườidòng dõi để giữ việc thờ tự, cho 2 người trong họ làm sai phu” [15, tr 224] Dướitriều Nguyễn có: “Đặng Tran Ti huong: người xã Lương Xá huyện Chương Đức gặp

loạn Tây Sơn, cùng người đồng quận là Nguyễn Bá Xuyến theo Nguyễn Đình Đắc

vào Gia Định ứng nghĩa, ứng đối xứng ý vua, có công trù hoạch, làm đến Thượng thư Binh bộ, sau bị tội” [15, 226] Họ Đặng ở xã Lương Xá là dòng họ nổi tiếng, cho thấy

“Đanh thơm họ Đặng” có truyền thống hiếu học và đỗ đạt, đúng như dân gian có câu:

“Bao giờ núi Trúc hết câySông Ninh hết nước, Đặng này hết quan”

hay:

“Giàu thì Quảng Bị, Bối Khê

Làm quan Lương Xá, Chỉ Nê, Đại Từ” [122, tr 164-203].

Năm ở phía Tây Nam của Thăng Long - Hà Nội, một vị trí có ý nghĩa chiến

lược về chính trị, kinh tế vào đầu thế ky XIX huyện Chương Đức xưa là vùng đất

rộng người thưa, nhiều nơi còn hoang vu, hẻo lánh điều kiện phát triển kinh tế rất khókhăn Tuy vậy, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng rất phong phú, tỉnh thần hiếu học của

người dân nơi đây luôn được hun đúc qua thời gian Tại mảnh đất này, nhiều danh

thần, danh nhân, tướng giỏi đã được sinh ra, góp phần vào công cuộc phát triển vùngđất Chương Đức nói riêng và đất nước nói chung.

1.1.3 Diên cách hành chính

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng đất huyện Chương Đức thuộc bộ Giao Chỉ - một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc Thời Bắc thuộc (179TCN

- 938), vùng đất này thuộc quận Giao Chỉ (179TCN - 618), sau đổi làm châu Giao

Chỉ thuộc An Nam đô hộ phủ (618 - 905) Thời Lý - Trần trở đi, vùng đất huyện

Chương Đức thuộc châu Quốc Oai sau là lộ Quốc Oai và lộ Ứng Thiên, sau đổi thành

28

Trang 33

huyện Ứng Thiên, năm Thuận Thiên thứ 5 (1014) huyện Ứng Thiên đổi làm NamKinh, đến thời Trần (1226 - 1400) thuộc lộ Ứng Thiên.

Thời thuộc Minh (1407 - 1427), thuộc châu Ủy Man, lệ vào phủ Giao Châu.

Đến thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469), đặt huyện

Chương Đức, lệ vào phủ Ứng Thiên, thừa tuyên (còn gọi là đạo hay xứ) Sơn Nam Thừa tuyên Sơn Nam lúc bấy giờ có 9 phủ, 36 huyện Phủ Ứng Thiên bao gồm 4

huyện: huyện Thanh Oai, huyện Chương Đức, huyện Sơn Minh và huyện Hoài An.

Trong đó, huyện Chương Đức có 63 xã, | thôn, 1 xã, 2 phường [6, tr 21].

Thời Lê-Mạc, huyện Chương Đức thuộc phủ Ứng Thiên, thừa tuyên Sơn Nam.

Năm 1741 tran Sơn Nam được tach ra thành hai tran là Son Nam Thuong va Son

Nam Ha Tw đó, huyện Chương Đức thuộc phủ Ung Thiên, tran Sơn Nam Thượng.

Năm Gia Long thứ 14 (1815), phủ Ứng Thiên được đổi thành phủ Ứng Hòa

[28 tr 33] Từ đó, huyện Chương Đức thuộc phủ Ung Hòa, tran Sơn Nam Thượng Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi tran Sơn Nam Thượng thành trấn Sơn Nam Năm

Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Hà Nội được thành lập, huyện Chương Đức cùng với

các huyện Thanh Oai, Sơn Minh và Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội Năm

thứ 13 (1832), đặt thêm phân phủ Ứng Hòa lĩnh 2 huyện Chương Đức, Thanh Oai [28, tr 33] Năm Tự Đức thứ 5, bỏ phân phủ, lại lãnh 4 huyện [15, tr 167].

Năm Tự Đức thứ 33 (1880), tháng 2 vua Tự Đức đã chuẩn cho đặt đạo Mỹ

Đức: “Tháng 2, Trần Đình Túc dâng sớ tâu: “Địa phận xã Cao Đăng thuộc tỉnh Hà

Nội, tiếp giáp với sơn phận các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Thanh Hóa, Ninh Bình, xin đặt đồn sơn phòng ở chỗ ấy, xây đắp thành trì, trại quân, kho tàng chứa lương, để tiện

việc ngăn giữ Vua sai tỉnh làm cho chóng để xong ngay việc ấy (Rồi chuẩn cho đổi

đặt đạo Mỹ Đức, còn đồn sơn phòng thì thôi không đặt nữa) [24, tr 393] Đến thang

10 cùng năm, đạo Mỹ Đức được thành lập: “Nay xin trích lấy 3 huyện Chương Đức,

Hoài An (đều thuộc tỉnh Hà Nội) và Mỹ Lương (thuộc tỉnh Sơn Tây) đặt làm một

đạo, bỏ bớt 2 nha Sơn phòng, cùng hợp vào day Pham các việc công canh phòng

khai khan và binh lương án kiện, do quan ở đạo cùng bàn thỏa thuận làm việc, thuộc

về thống hạt tỉnh Hà Nội, dé tiện trông coi cả và đem đồ bản dâng lên Vua nghe theo

và cho lay tên ấy [Mỹ Đức] để gọi [24, tr 435].

29

Trang 34

Lúc này đạo Mỹ Đức bao gồm cả người Kinh và người Mường, đây là đặc

điểm cư dân vùng bán sơn địa Dưới chính sách của thực din Pháp ngày 2 tháng 7

năm 1886, Kinh lược Bắc Kỳ có Nghị định thành lập tỉnh Mường, địa phận gồm tắt

ca các địa phương Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình có người Mường cư trú.

Ngày 29 tháng 11 năm 1886 Nghị định được phê chuẩn [122, tr 43] Đến tháng 3

năm 1888, tỉnh Mường được đổi thành tỉnh Phương Lâm Một số xã thôn của phủ

Mỹ Đức giáp ranh tỉnh Phương Lâm, có người Mường được cắt về Phương Lâm [25, tr 402] Sau khi người dân tộc thiểu số chuyển về tỉnh Phương Lâm (tỉnh Hòa

Bình ngày nay) thì đến tháng 4 đạo Mỹ Đức đổi làm phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Nội:

“Quan Kinh lược Bắc Kỳ tâu: “Nay đã đặt tỉnh mới Phương Lâm để phòng thủ phía

rừng các tính: Sơn Tây, Hưng Hóa, Ninh Binh và phủ Mỹ Đức; các thé dân đều

trích theo quan tỉnh mới quản trị; 3 huyện ở đạo Ấy, chỉ còn ít dân Kinh, nên chiểu

theo địa thế, cho đối lệ thuộc, để đỡ phiền phí Về đạo Mỹ Đức xin đổi làm phủ,

trích 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức; 4

tong Thái Bình, Phù Luu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An;

cộng 8 tổng làm huyện Yên Đức, lệ thuộc vào phủ mới kiêm lý Còn 3 tổng: Bài

Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức; cùng 6 tổng Lương Xá, Chúc Son, Cao Bộ, Da Cát, Phương Hạnh, và An Kiện thuộc huyện Mỹ Lương sát nhập

vào huyện Chương Đức, đối làm huyện Chương Mỹ, thế là cả phủ hạt mới, đều

thuộc tỉnh Hà Nội” Vua chuẩn y cho” [25, tr 408].

Ngày 26 tháng 12 năm 1896, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển

tỉnh Ha Nội về làng Cau Do, mãi đến ngày 3 tháng 5 năm 1902, Toàn quyền Đông

Dương mới có Nghị định đổi một nửa diện tích của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu

Đơ Đến ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương có Nghị định đổi tỉnh

Cầu Do thành tỉnh Hà Đông [122, tr 44] Huyện Chương Đức xưa, nay thuộc địa

phận ba huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Trong đó, thuộc

địa phận huyện Chương Mỹ là các làng xã của 6 tổng Bài Trượng, Trúc Sơn, Hoàng

Xá, Lương Xá, Quảng BỊ, Vân La; thuộc địa phận huyện Mỹ Đức là các làng xã của

4 tong Bột Xuyên, Hoang Xá, Tuy Lai, Viên Nội; thuộc dia phận huyện Ứng Hòa là

các làng xã của hai tổng Văn La và Viên Nội [131, tr 24-27].

30

Trang 35

1.2 Nguồn tài liệu địa bạ

1.2.1 Quá trình hình thành địa bạ cé Việt Nam Trong lịch sử, địa bạ được nhắc đến lần đầu tiên vào thời kỳ nhà Lý (1010 -

1225), năm 1092 dưới triều vua Lý Nhân Tông đã cho tiến hành: “Định số ruộng,thu tô mỗi mẫu 3 thăng để cấp lương cho quân” [10, tr 283], đây là mốc thời gian

được các nhà nghiên cứu sử dụng và tạm coi đó như sự ra đời của địa bạ Tuy nhiên,

rất có thể đây chỉ khoảng thời gian mà địa bạ và việc “định số ruộng” được tài liệu thư tịch nhắc đến, việc làm tiếp nối của vua Lý Nhân Tông noi theo các vua nhà Lýtrước đó Cũng theo Đại Viét sứ toàn thw thì trong thời kỳ nhà Lý, việc thu thuế

ruộng đất đã được tiến hành vào những năm đầu thành lập (1013): “Mùa xuân, tháng

2, định các lệ thuế trong nước: l- Ao hồ ruộng đất, 2-Tiền và thóc về bãi dâu ” [10,

tr 243], va “Cho các vương hầu công chúa được quản các thứ thuế theo thứ bậc

khác nhau” [10, tr 244].

Dưới triều đại nhà Trần (1226 - 1400), tuy các tài liệu không nhắc trực tiếp việc

lập địa bạ, song những vấn đề về ruộng dat, thu tô thuế vẫn được ghi chép lại Năm

Dinh Dậu (1237), thời kỳ vua Trần Thái Tông (1226 - 1258): “khi làm giấy tờ về

chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng In tay ở 3

dòng trước, người bán in tay ở 4 dòng sau” Năm 1242, cùng với việc “Làm đơn số

hộ khẩu” triều đình đã quy định về các mức thuế phải nộp: “Nhân đỉnh có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả Có 1, 2 mẫu ruộng thì nộp 1

quan tiền, có 3, 4 mẫu thì nộp 2 quan tiền, có từ 5 mẫu trở lên thì nộp 3 quan tiền Tô

ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc” [11, tr 19] Năm 1254: “Tháng 6, bán ruộngcông, mỗi diện là 5 quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện), cho phép nhân dân mua làm

ruộng tư” [11, tr 25] Năm 1397, dười thời vua Thuận Tông (1389 - 1398), triều đình

đã quy định: “Tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền Đại vương và trưởng công

chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý lấy ruộng đất để chuộc tội, bị biếm chức hay mat chức

cũng được làm như vậy Số ruộng đất thừa phải hiến cho nhà nước” [11, tr 193] Đến

thời kỳ nhà Hồ (1400 - 1407), năm 1402, Hồ Hán Thương đã cho quy định lại cácmức thuế như sau: “Triều trước, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng Bãi dâu,triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu

31

Trang 36

5 quan tiền giây, hang (rung đẳng 4 quan tiền giấy, hạng hạ dang 3 quan tiền giấy.Tiền nộp hăng năm của đỉnh nam trước thu 3 quan, này chiếu theo số ruộng, người

nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan; 1 mẫu 1

sào đến 1 mẫu 5 sào thu | quan 5 tiền; từ | mẫu 6 sào đến 2 mẫu thu 2 quan; tir 2 mẫu

1 sào đến 2 mẫu 5 sào thủ 2 quan 6 tiền; từ 2 mẫu 6 sào trở lên thu 3 quan Dinh nam

không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu” [11,

tr 203-204] Như vậy, việc khám đạc, ghi chép điện tích ruộng đất dưới triều nhà Hồ

được tiến hành cần thận, thông qua các số liệu kê khai sẽ làm căn cứ thu tô thuế cũng

như việc miễn thuế cho những người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội

Thời kỳ nhà Lê Sơ (1428 - 1527), ngay từ khi mới thành lập triều đình đã rất chútrọng đến các vấn đề quản lý ruộng đất và dân cư bằng việc lập số theo đối, vào tháng

11 năm 1428 triều định đã hạ lệnh:

“Ngày 25, làm số ruộng đất, số hộ tịch

Ra chỉ thị cho các phủ, huyện tran, lộ khám xét các bãi chằm, ruộng đất, mỏ vàng

bạc, những sản vật núi rừng trong hạt, các loại thuế ngạch cũ, cùng ruộng đất đã sung

công của các nhà thế gia và những người tuyệt tự, và ruộng đất của những bọn đào

ngũ, hạn đến trung tuần tháng 2 năm Kỷ Dậu trình lên Số hộ tịch năm Mậu Thân và

số ruộng đất năm Ky Dậu thì đến tháng 4 năm Quý Sửu sẽ nộp Khi làm số ruộng đất

và hộ tịch thì khai cả từng hạng ngụy quan” [11, tr 297] Như vậy, triều đình Lê Sơ

đã bắt tay ngay vào việc xây dựng đất nước với những hành động quyết liệt trong

việc quản lý ruộng đất, khám xét, lập số được quy định chặt chẽ Bước sang tháng 12

cùng năm, triều đình tiếp tục hạ lệnh: “Ngày 22, ra lệnh chỉ cho các quan phủ, huyện,

lộ, trân, xã, sách đối chiếu, khám xét ruộng đất, đầm bãi công tư trong các huyện xã

của lộ minh ” [11, tr 298] Những công việc này, đã được triều đình nhà Lê tiến

hành liên tục và đều đặn qua các đời vua Đặc biệt, đến thời trị vì của vua Lê Thánh

Tông (1460 - 1497) với “Luật Hồng Đức” hệ thông pháp luật của triều đình được

hoàn chỉnh với những điều luật quy định chặt chẽ trên tat cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội lúc bấy giờ Trong bộ luật này, với chương “Điền sản” gồm 32 điều (từ điều

342 đến 373), đã quy định cụ thể các vấn đề về ruộng đất Đối với việc lập số ruộng

đất và thời gian lập được quy định tại điều 347: “Nếu chia ruộng còn thừa thì để vào

làm ruộng công; nêu thiêu thì lây ruộng công của bản xã, hay của xã lân cận mà cấp,

32

Trang 37

rồi làm số tau trình, cứ 4 năm lại làm số lại một lân” [31, tr 137] Những năm cuốicùng của triều đại Lê Sơ, dưới sự trị vì của vua Lê Cung Hoàng (1522 - 1527) triều

đình vẫn cho “Làm số hộ tịch và số ruộng đất” [12, tr 103] Dé quản lý ruộng đất

nhằm đảm bảo việc thu thuế cho nhà nước, cũng như én định các van dé xã hội, việc

lập địa bạ đã được thực hiện từ rất sớm và được nối tiếp giữa các đời vua nắm quyền,

cũng như triều đại sau kế tiếp triều đại trước, dù có những chính sách, cách thức tiến

hành của mỗi thời kỳ không hoàn toàn giống nhau.

Đối với triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945), sau khi được thành lập (1802) việc

quản lý một đất nước thống nhất từ Nam ra Bắc là một thách thức không nhỏ đặt ra

với Gia Long và vương triều Nguyễn Sự khác biệt về quá trình hình thành giữa hai

vùng đất Đàng Trong và Dang Ngoài trong lịch sử cũng đem đến cho nhà Nguyễn

những khó khăn trong quá trình quản lý đất nước Đàng Trong là vùng đất do các

chúa Nguyễn dày công khai phá Vùng đất này cũng chính là nơi Nguyễn Ánh đã dựa

rất nhiều trong công cuộc chống lại nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn Vì thế,

sau khi lên ngôi Gia Long chưa thể áp dụng các chính sách siết chặt ngay vào thời

điểm này Trong khi đó, tính cả thời kỳ Lê Sơ, vùng đất Đàng Ngoài có hơn ba thế

kỷ dưới sự trị vì của nhà Lê Những ảnh hưởng của nhà Lê trong suốt thời gian hơn

ba trăm năm đã khiến nhân dân Đàng Ngoài, đặc biệt tầng lớp sĩ phu, kẻ sĩ vẫn mangnặng tinh thần “hoài Lê” Tinh thần ấy, là một cản trở không hề nhỏ đặt ra với Gia

Long trong việc “thu phục nhân tâm” để tiến hành triển khai các chính sách quản lý

đất nước Tình hình đất nước đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn những thách thức,trong đó vấn đề quản lý ruộng đất mang yếu tố then chốt

Xác định rõ tầm quan trong của chính sách ruộng đất, Gia Long năm thứ 3 (1804),

triều đình đã xuống chiếu cho các tỉnh: “từ Nghệ An, Thanh Hóa đến các trấn Bắc

thành, từ nay phải sức xuống cho các phủ huyện tổng xã trong hạt, chiều theo ruộng

chiêm, ruộng mùa, và ruộng chiêm mùa 2 vụ ở trong xã, mà kê khai mẫu sào thước

tắc, ở xứ sở nào bốn bên Đông Tây, cước chú rõ ràng, làm số để nộp Việc làm số

ruộng này quan trọng, cần phải cố gắng làm cho cần thận chớ có sao nhãng” [28, tr.

79] Như vậy, từ năm 1804 triều đình nhà Nguyễn đã bắt đầu cho các địa phương

thuộc vùng đất Đàng Ngoài tiến hành lập số ruộng đất Công việc này được xác định

là rat quan trọng cân làm cân thận và sớm được hoàn thành Trong chiếu gửi đên các

33

Trang 38

tran Bắc Hà làm sé điền, vua Gia Long đã chiếu rằng: “Ruộng thời theo số mà địnhngạch, thuế thời theo ruộng mà chia hạng; nếu số không định thuế thời không cân,

không phải ý của Tiên vương chia điền thé và định cống phú như thế đâu Các ngươi

phải biểu dân khai ruộng thu, ruộng hạ được may mẫu, sao, thước, tc, toa lac 6 noi

nào, kê khai cho thiệt dé biên vào số” [5, tr 80] Để tiếp tục đốc thúc công việc, cũng

như làm địa bạ phải được thực hiện bài bản, quy củ, vào năm Gia Long thứ 4 (1805)

triều đình chuẩn y: “Từ nay phàm làm số điền, mỗi xã làm 3 bản Giáp, Ất, Bính làm

xong gửi nộp lên, đóng ấn có các chữ “Hộ bộ đường ấn” ở đưới chỗ đề ngày, niên

hiệu và đóng kiềm ở các chỗ giấy giáp nhau; bản Giáp để lưu chiếu ở bộ, bản Ất đưa

về lưu chiều ở các thành tran, và bản Binh cấp phát cho xã dé giữ làm bằng” [28, tr.

79] Đôi với các địa phương thuộc vùng đất Đàng Ngoài, đến năm 1805, việc lập địa

bạ của các địa phương đa số được hoàn thành, còn một số nơi chưa hoàn thành đó là

Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình, Hà Nội Sau này dưới triều vua Minh Mạng có

nhắc lại: “Về ba trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Binh đã cho làm số từ năm Gia

Long thứ 3, không biết vì sao giữa chừng lại thôi” [28, tr 79] Trong khi đó, tại cáctỉnh thuộc vùng đất Đàng Trong đến năm Gia Long thứ 9 (1810) triều đình cho chuẩn

y về việc này như sau: “Phàm từ Quảng Bình trở vào Nam đến Bình Định, Khánh

Hòa, sức xuống cho các huyện, tổng, xã dân trong hạt, đều chiều theo 4 bề Đông Tây

gia phận mình, phàm ruộng, đất, vườn ao, công và tư, đất mồ mả, ruộng quan điền,

ruộng trang trại quan ở trong xã, thực nộp thuế hay bỏ hoang, và mẫu sào, đẳng hạng,

xứ ở 4 bên, cứ thực khai ra làm số địa bạ ra bản Giáp, Ất, Bính, nếu xã nào bỏ sót

ruộng dat ra ngoài số, trót đã cày cấy mà không nộp thuế, thì cho làm đơn xin nộp

thuế, biên vào tất cả, cước chú rõ ràng, làm cho do bộ chuyển lên” [28, tr 79] Như

vậy, địa bạ các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến Khánh Hòa bắt đầu được lập năm

1810.

Trong thời kỳ của vua Minh Mạng (1820 - 1840), ông cho chỉnh sửa, bổ sung lại

các cách thức lập số địa bạ Theo đó, triều đình quy định từ năm 1826, sau khi lập số

điền, trong ba bản được lập thì bản Giáp được phê chữ “lưu chiều”, lưu tại bộ Hộ.

Trong khi đó 2 bản Ất và Bính được phê chữ “giao về lưu chiều”, bản At được giao

về đơn vị hành chính là trấn, bản Bính được chuyền về cấp xã dé nhân dân giữ Nhưvay, địa bạ được lập dưới thời Minh Mạng có thêm một điểm là phê vào các chữ, về

34

Trang 39

quy định nơi lưu giữ địa bạ vẫn duy trì như dưới thời kỳ vua Gia Long Tháng 6 năm

1830, triều đình “Hạ lệnh cho các địa phương dùng kiềm đóng vào địa bạ” [20, Tr

74], việc làm này với mục dich là “để tỏ sự tin thực mà ngăn sự gian đối” Những ché

sửa chữa hoặc kê khai thêm các thông tin trong địa bạ phải có đóng dấu của bộ Hộ và

ghi rõ ngày tháng năm; bản Ất nơi lưu chiểu là phủ hoặc trấn cũng sẽ được đóng dấu

của nơi lưu giữ và ghi rõ ngày tháng năm, sau khi thực hiện xong bản này chuyển về

bộ Hộ để đối chiếu với bản Giáp nham xác nhận sự chính xác của các thông tin trong

hai cuén địa bạ Ngoài việc bố sung quy định đối với các số địa bạ đã được lập trước

đó, một số địa phương đã thực hiện việc khám đạc, làm số nhưng chưa hoàn thành

(Nghệ An,Thanh Hóa, Ninh Bình) tiếp tục cho thực hiện (1831): “Về sé địa bạ của

ba tran ấy phải do các trấn ấy chuyển sức cho xã dân đều cứ địa phận xã mình có các

hạng ruộng đất, rừng núi, hồ chằm công tu nộp thuế trước và thêm mới, đông tây 4

bề, ở xứ sở nào và ruộng đất đẳng hạng nào? Mẫu sào thước tắc bao nhiêu? Chỗ nào

là ruộng chiêm, là ruộng mùa, chỗ nào 2 vụ vừa chiêm vừa mùa ” (28, tr 81] Một

số đơn vị hành chính thuộc 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An được miễn làm số do nhữngkhó khăn về điều kiện tự nhiên, địa hình, về thành phần tộc người Dé là các huyện,châu, tổng: Cam Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa, Thường Xuân, Lang Chánh, QuanHóa, 2 tổng Như Lăng, Lãng Lăng thuộc huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) và 2

phủ Tương Dương, Diễn Châu, cùng với huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) Năm

1832, triều đình có quy định trong việc đo đạc ruộng đất cũng như việc lập số đối với

những diện tích của dân lưu tán Năm 1834, nhận thấy 2 huyện Thọ Xuân, Vĩnh Thuận

thuộc tỉnh Hà Nội mới có 37 thôn, phường, trại là có số địa bạ, trong khi đó nhiều nơi

vẫn chưa thực hiện, vua Minh Mạng đã chuẩn tâu cho thực hiện triệt để công việc

này tại tỉnh Hà Nội với những yêu cầu rất cụ thé Đặc biệt, đối với các tỉnh Nam Kỳ

là vùng đất chưa hề được thực hiện công việc này trước đó, năm 1836 đưới thời kỳ

vua Minh Mạng các tỉnh thuộc Nam Kỳ mới bắt đầu tiến hành lập địa bạ và đến tháng

7 cùng năm công việc này được hoàn thành: “Việc đạc điền ở Nam Kỳ lục tỉnh đã

rồi, quan Kinh lược đệ sách số mục điền thé và các điều khoản chước nghị tau lên

(nguyên trưng điền thé 20.197 sở, 13 giây, 8 đám, và linh tỉnh 3.464 mẫu; nay đạc

thành điền thổ các khoản hơn 6300.75 mẫu; lại nguyên trước là ngạch ruộng hơn 65

sở, nay khám thành ao nuôi cá cả thảy 1017 miếng) [5, tr 278] Tiếp theo đến năm

35

Trang 40

Minh Mạng thứ 18 (1837), tỉnh Hải Dương cho lập lại số sách ruộng đất Năm Minh

Mang thứ 21 (1840), 6 tinh Quảng Yên, Lang Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên

Quang, Hưng Hóa theo lệ các tỉnh lớn cho làm lại số sách ruộng đất Như vậy, nhà

Nguyễn đã chia từng giai đoạn về mặt thời gian để tiến hành việc khám đạc lập địa

bạ, quá trình được thực hiện theo trình tự Bắc, Trung, Nam đây có lẽ là cách làm thận

trọng của triều đình để phù hợp với tình hình chung của đất nước, cũng như của mỗi

vùng miền lúc bấy giờ Theo quy định từ thời vua Gia Long cứ 5 năm làm số ruộng

đất một lần, đối với các tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang,

Ninh Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương,

Quảng Yên, thì lấy năm Dinh, năm Nhâm làm mốc tiến hành khám đạc và đến tháng

5 năm sau số ruộng đất đã được trình lên Bộ [28, tr 16]

Đối với các đời vua về sau của triều Nguyễn, đặc biệt trước sự xâm lược của thực

dân Pháp (1858), công việc lập địa bạ được triển khai ở các địa phương, song quy mô

không rộng lớn và cũng không liên tục như thời kỳ hai vua đầu tiên là Gia Long và

Minh Mạng Bộ sưu tập địa bạ của triều Nguyễn còn lưu-giữ được khá nguyên vẹn

cho đến ngày nay, đa phần được lập thời kỳ của hai vị vua đầu triều.

Nội dung trình bày trong địa bạ nhà Nguyễn đã được triều đình quy định rất

cụ thể, theo đó tất cả các loại ruộng đất đều phải được thể hiện trong số kê khai:

ruộng, đất, vườn, ao công và tư, đất mả và các hạng ruộng và trang trại quan ở địa

phận xã này, xứ sở nào Đông Tây 4 bên, mẫu sào thước tắc, đẳng hang, thực nộp thuế

bao nhiêu, bỏ hoang là bao nhiêu, theo từng khoản kê khai Đây là những yêu cầu

chung, đối với mỗi một loại ruộng đất cũng đều có những mục trình bày cụ thể như

vậy Việc nêu rõ giáp giới và cách thức phân biệt địa phận của các đơn vị hành chính

là được triều đình nêu rõ trong các văn bản, các địa phương căn cứ vào đó tiến hành

thực hiện: “Địa phận xã (Đông giáp tổng nào xã nào thuộc bản huyện, lấy bờ đê 2 xã

làm địa giới, lai giáp khe nước nhỏ của xã nào làm địa giới; Tây giáp huyện nào tổng

nào xã nào, lấy ao của bản xã làm địa giới; lại giáp địa phận xã nào, lấy đường rừng

của 2 xã làm địa giới; Nam giáp sông lớn, lấy sông làm địa giới; lại giáp từ chỗ nào

đến chỗ nào; Bắc giáp địa phận xã nào thuộc bản huyện, lẫy đường cõi 2 xã làm địagiới) [28, tr 80] Ruộng công, ruộng tư là hai loại hình ruộng đất có diện tích chiếm

tỷ lệ cao nhất, trong sở hữu ruộng đất thời quân chủ, mang tính quyết định trong việc

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN