LỜI CẢM ƠNĐề hoàn thành luận văn “Tương tro cộng đồng trong nghỉ lé vòng đời của người Nùng Phàn Slình Nghiên cứu ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Lý Viết Trường
TƯƠNG TRỢ CỘNG ĐÒNG
TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CUA NGƯỜI NÙNG PHAN SLÌNH
(Nghiên cứu ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TƯƠNG TRỢ CỘNG ĐÒNG
TRONG NGHI LE VÒNG ĐỜI CUA NGƯỜI NÙNG PHAN SLÌNH
(Nghiên cứu ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Mã số: Thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Minh Anh
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này do tôi thực hiện Những tư liệu trong luận văn được khai thác, thu thập từ địa bàn nghiên cứu và các tài liệu thamkhảo được trích dẫn nguồn đầy đủ Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm.
Xác nhận đã sửa chữa luận văn Học viên
của chủ tịch Hội đồng
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc Lý Viết Trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn “Tương tro cộng đồng trong nghỉ lé vòng đời của
người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)”, tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành các thủ tục đào tạo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Thạch Đạn, cán bộ vànhân dân tại địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã lấy tư liệu viết khóa luận và luận văn (từ năm
2015 đến năm 2018)
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Minh Anh, trong lúc khó khăn nhất chính Thay là người đã động viên tôi tiếp tục đi theo con đường khoa học Thay đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện thực hóacác ý tưởng khoa học, dé tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người đãkhích lệ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất dé tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cam on!
Ha Noi, thang 5/2018
Hoc vién
Ly Viết Trường
li
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIET TAT DUNG TRONG LUẬN VĂN
Trang 6MỤC LỤC
MỞ DAU ovscsssssssssssssssssssessssssessssssessssssessssssessssssssssssssssssnssssssnessssssessssssssssssssssssseess 1
1 Lý do chọn đề taic.cececcecceecccscssessessessessessessessecsuesuessessessessessrssesssssessessesseeseaees 1
2 Mục dich nghiÊn CỨU G2 11911919911 ng TH ngư 2
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên CỨU - 5+5 + £+s£+eseerseeees 2
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 2-2 + ++E+2E£2E££E£2EE£EEtrxerxerkerreee 3
5 Nguồn tư liệu nghiên cứu ¿- 2 + E+EE+E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrree 4
6 Đóng góp của luận văn . - + 1H TH HH HH ngư4
7 Kết cầu của luận văn -¿- St +kEEk+kEEkSEEEEEEEkEEEEKEEEE E211 crrrke 5
CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYET,
PHƯƠNG PHÁP VA DIA BAN NGHIÊN CỨU °-ss©cssccss 6
1.1 Lich stv mghién COU -10đ0BUgBŒƠ 6
1.2 Một số khái niệm và lý thuyết nghiên CUU wees eeseeseeseeseeseeeeseesees 10
1.3 Phương pháp nghiên cứu và phân tích - «+ +s+++s£+s++ex+eexeersxxs 17 1.4 Khung phân tÍCH - - «6 G11 vn nh TH HH trệt 19
1.5 Khái quát về tộc người và địa bàn nghiên cứu -s- se: 19Tiểu kết chương Ì -¿- 2-52 ©E+2E£+E£2EE2EE2E12E1571571712121121121111 11111 27
CHƯƠNG 2 NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH
;ii07S07 — 28
2.1 Nghi lễ thời kỳ sinh đề -2- 2 +c22++2E2EEEEESEEEEEEEEEEEEEkrrrrrrkrrrrees 282.2 Nghi 08 Nớ, , 312.3 Nghi lễ tang ma ¿6S 2SSESEE E239 1211121111215 1111 1111111111111 11 xe 40
Tiểu kết chương 2 ¿+ 2 5s+SE+EE£EE£EE2E12E1211571717121171121121111 111111 49
IV
Trang 7CHƯƠNG 3 TƯƠNG TRỢ TRONG NGHI LE VÒNG ĐỜI CUA
NGƯỜI NÙNG PHAN SLINH - 2555 c2 51
3.1 Tương trợ về vật chất và tiỀn - 5: St Et2ESE2EEEE2E2E1112E55E1215E2eExcxe2 51 3.2 Tương trợ về tỉnh thần 2-2-2 +5£+E2+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrvee 64 3.3 Tương trợ V6 CONG SỨC :- 2-2 ©5£+E2+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE1211221 2212121 rxe 67Tiểu kết chương 3 2 ¿5s S2+SE+ESEEEEEEEEE12E1215711121121521111111 1.1111 cye 77
CHUONG 4 VAI TRO CUA TUONG TRO TRONG NGHI LE VONG
ĐỜI VOI CÓ KET VÀ PHAT TRIEN CONG DONG - 79
4.1 Tương trợ trong nghi lễ vòng đời với cô kết và phát triển cộng đồng 794.2 Biến đôi tương trợ cộng đồng trong bối cảnh hội nhập hiện nay 844.3 Biến déi mạng lưới quan hệ xã hội thực hiện tương trợ trong bối cảnh
HOi MhApP HiSN NAY 0 VƯHHaaaa 94Tiểu kết chương 4o ceccccccccessessesseessessessessessecsessecssssuessessessessessessessnssssssessesseeseees 101KẾT LUẬN 2-5252 SS 2xx 2 211211211211211 1111112112111 211 11 1e 103TÀI LIEU THAM KHAO 22- 2© 2+SE£ESEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerrkee 106
PHU LUC ooieececcecccscccssesssesssesssssessecssessesssessvsssessssssessusssesssessessnessesssessessseeseeasess 115
Trang 8DANH MỤC BANG, BIEU
Bang 3.1 Tương trợ trong cưới xin của con trai ông Làn, năm 1990 54
Bảng 3.2 Tương trợ trong cưới xin của con gái bà Léu, năm 2007 55
Bảng 3.3 Số lượng hiện vat do hàng phường Nà Leng đóng góp 57
Biểu đồ 3.4 Tiền phúng viếng và mối quan hệ với gia đình tang chủ 62
Biểu đồ 3.5 Số lượng khách viếng đám tang bà Lan và ông Léu, năm 2004 63
Bảng 3.6 Tên công việc trong đám cưới phân theo gIỚI «+5 70 Bảng 3.7 Các công việc cần phải làm trong một đám tang, trường hợp đám tang Ong Lan, NAM 2015 - 73
Biểu đồ 3.8 Mức độ làm việc của các thành viên hang phường 75
Bang 4.1 Sự thay đối số lượng món ăn trong đám cưới ở xã Thạch Đạn S6 Bảng 4.2 Thay đôi số lượng món ăn trong đám tang ở xã Thạch Dan 87
Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi của số tiền mừng cưới từ năm 1980 - 2017 88
Bảng 4.4 Số lượng tiền phúng của khách trong đám tang năm 1988 90
Bảng 4.5 Số lượng tiền phúng của khách trong đám tang năm 2004 91
Bảng 4.6 Số lượng tiền phúng của khách trong đám tang năm 2015 9]
Biểu đồ 4.7 Sự thay đổi của số tiền phúng viéng từ năm 1980 đến 2017 92
Biểu đồ 4.8 Số lượng khách mời tham dự nghi lễ vòng đời từ 1980 - 2017 95
VI
Trang 9MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Tương trợ cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loàingười, đặc biệt là ở những xã hội kém phát triển Với điều kiện kinh tế còn khókhăn, các thành viên trong cộng đồng thực hiện tương trợ dé giúp đỡ nhau trongcuộc sống Người Ning Phan Slình có nhiều câu nói dé cao vai trò tương trợcộng đồng trong nghỉ lễ vòng đời như: “Còn noọc mà to pang / Còn chang mà
tô xoòi” (Xóm ngoài vào giúp /Xóm trong ra đỡ), “Ngừn xèn tô ky / Tào ly tô pang” (Bạc tiền khắc ghi / Đạo lý đáp đền) Mặc dù tương trợ đóng vai trò quantrọng, nhưng chủ đề này còn ít được các nhà nghiên cứu quan tâm Trước đây,các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm tìm hiểu về nghỉ lễ vòng đời, với diễntrình lễ nghi và vai trò của nó đối với đời sống tín ngưỡng, văn hóa.
Khoảng gần 10 năm trở lại đây, các tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Lê MinhAnh mới công bố một số nghiên cứu về mối quan hệ tương trợ cộng đồng trongmột số nghi lễ vòng đời của người Nùng Phan Slình Tuy nhiên, những côngtrình này mới là kết quả nghiên cứu bước đầu về hệ thống tương trợ cộng đồng
thông qua các nghi lễ riêng lẻ, mà chưa di sâu vào làm rõ vai trò của tượng trợ
cộng đồng trong nghi lễ vòng đời đối với đời sống cộng đồng Mặc dù vậy,những công trình nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết nhân học thời gian gần đây
đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình tiếp cận chủ đề này
Trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, đời sốngkinh tế ngày càng phát triển, người dân có điều kiện dé mở rộng mạng lưới quan
hệ xã hội ra khỏi địa bàn sinh sông Từ sự hội nhập về các khía cạnh kinh té,
văn hóa - xã hội, tương trợ trong nghi lễ vòng đời cũng nằm trong xu thé biếnđổi mạnh mẽ đó Sự phục hưng của các nghi lễ vòng đời hiện nay không chỉ gópmột phần không nhỏ vào công cuộc bảo lưu, tái tạo và phát huy những giá trị
văn hóa truyên thông, mà còn góp phân phát triên vôn xã hội của người dân.
Trang 10Thực tế cho thấy những vấn đề liên quan đến tương trợ trong nghỉ lễ vòng đời,giữ một vai trò không nhỏ trong đời sống văn hóa thôn bản Vì vậy, nghiên cứutương trợ cộng đồng thông qua nghi lễ vòng đời là gợi ý khoa học hữu ích choviệc xây dựng những chính sách thiết thực, góp phần xây dựng thành côngchương trình nông thôn mới ở miền núi hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn “Tương trợ cộng đẳng trongnghỉ lễ vòng đời của người Nùng Phan Slình (Nghiên cứu ở xã Thạch Dan, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)” làm đề tài cho luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời của người NùngPhàn Slình ở xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được thực hiện với
3 mục đích:
Thứ nhất: Tìm hiểu các loại hình tương trợ trong nghỉ lễ vòng đời
Thứ hai: Tìm hiểu vai trò của tương trợ với sự có kết cộng đồng tộc người.Thứ ba: Tìm hiểu vai trò của tương trợ trong phát triển cộng đồng
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động tương trợ trong bối
cảnh của nghi lễ vòng đời, ở người Nùng Phàn Slình xã Thạch Đạn, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
về phạm vi không gian, chúng tôi lựa chọn xã Thạch Đạn làm địa bànnghiên cứu Trung tâm xã Thạch Dan cách trung tâm huyện Cao Lộc 11km,
cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 14km, cách đường biên giới Việt - Trung
15km Do không quá xa trung tâm huyện và đường biên giới, nên từ lâu người
dân nơi đây đã có quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các địa phương
trong và ngoài nước.
Trang 11Về phạm vi thời gian, chúng tôi nghiên cứu các hoạt động tương trợ trongbối cảnh nghỉ lễ vòng đời hiện nay và có so sánh với thời kỳ trước Qua đó nhìnthay sự biến đôi của tương trợ cộng đồng từ trong truyền thong đến hiện nay.
3.2 Dia bàn nghiên cứu
Chúng tôi chọn 4 điểm nghiên cứu thuộc 4 thôn khác nhau dé tiễn hànhkhảo sát, thu thập dữ liệu Điểm thứ nhất là bản Thông Cùm, thuộc thôn BảnĐây, đây là thôn có người Nùng Phàn Slình và Tày cùng sinh sống Điểm thứhai là bản Nà Lẹng, thuộc thôn Nà Lệnh, thôn có sự cộng cư của người Tày,người Nùng Cháo và Nùng Phan Slình Điểm thứ ba là bản Khon Cuồng (thôn Khon Cuồng), đây là thôn có người Nùng Phan Slinh và người Nùng Cháo cùngsinh sống Điểm thứ tư là bản Nà Sla (thôn Nà Sla), đây là thôn có riêng ngườiNùng Phàn Slình cùng sinh sống Ngoài ra, cả 4 thôn từ lâu đều đã có mối quan
hệ tiếp xúc và giao lưu văn hóa với người Kinh và người Choang (Trung Quốc)
4 Câu hỏi va giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hoi nghiên cứu
- Các hoạt động tương trợ cộng đồng trong nghỉ lễ vòng đời hiện nay diễn
ra như thế nào?
- Tương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời đóng vai trò như nao đối với
sự cố kết cộng đồng tộc người và phát trién cộng đồng hiện nay?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Tương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời diễn ra dưới nhiều hình thứckhác nhau Mối quan hệ tương trợ hình thành trên nhu cầu trợ giúp và tồn tạidựa trên nguyên tac có đi có lại, niềm tin là cơ sở duy trì mối quan hệ tương trợ.Mỗi quan hệ tương trợ sẽ không được tiếp diễn, nếu giữa các cá nhân không có
niềm tin và không tuân thủ mối quan hệ có đi có lại.
Tương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời đóng vai trò quan trọng đốivới sự cô kết và phát triển cộng đồng Thông qua mối quan hệ tương trợ, các cá
3
Trang 12nhân trong mạng lưới xã hội xích lại gần nhau hơn Trong bối cảnh hội nhậphiện nay, tương trợ cộng đồng trong nghỉ lễ vòng đời là một trong những nhân
tố quan trọng thúc day sự cô kết và phát triển cộng đồng
5 Nguồn tư liệu nghiên cứuTrong quá trình thực hiện dé tài luận văn này, chúng tôi đã tập trung vào
các nguôn tài liệu chính sau đây:
Nguồn thông tin định tính được chúng tôi đặc biệt chú ý, nhất là những câu chuyện ké về tương trợ qua các nghi lễ và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu, với các đối tượng thuộc giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn khác nhau.
Nguồn tài liệu văn bản cũng được chúng tôi quan tâm thu thập, bao gồmgia phả, số gia đình, số hàng phường, văn bản báo cáo của Ủy ban nhân dân xãThạch Đạn về các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham các nguôn tài liệu trên tạp chí, sách báo, khóa luận, luận văn, luận án liên quan đên tương trợ cộng đông nói chung và tương trợ cộng đông trong nghi lễ vòng đời nói riêng Đó là nguôn tài liệu có gia tri so sánh và tham khảo vô cùng hữu ich trong quá trình viét luận văn.
6 Đóng góp của luận văn
Từ những tư liệu thu thập được thông qua điền dã dân tộc học/nhân học, chúng tôi sử dụng các lý thuyết dé tiếp cận tương trợ cộng đồng trong bối cảnh nghi lễ vòng đời của người Nùng Phàn Slình trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
Trang 137 Kêt cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nghi lễ vòng đời của người Nùng Phan Slình hiện nay
Chương 3: Tương trợ trong nghỉ lễ vòng đời của người Nùng Phàn Slình
Chương 4: Vai trò của tương trợ trong nghỉ lễ vòng đời với cố kết vàphát triển cộng đồng
Trang 14CHƯƠNG 1
TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYÉT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Một số nghiên cứu về tong trợ cộng dong trên thé giới và Việt Nam
Tương trợ cộng đồng nghĩa là các thành viên sống trong cùng một cộngđồng giúp đỡ lẫn nhau Hành động giúp đỡ trong cuộc sống diễn ra dưới nhiềukhía cạnh khác nhau, có thể là hữu hình như tặng quà, mời cơm; hay vô hìnhnhư hỗ trợ chỗ ở và giúp đỡ khi cần thiết [92, tr 4; 94, tr 160].
Ở Trung Quốc và Singapore người ta quan niệm tương trợ cộng đồng làhành động quan trọng trong nghi lễ vòng đời [95, tr 215] Người Trung Quốcquan niệm trong nghi lễ vòng đời, khách mời phải cỗ gắng tham dự và tặng cácmón quà bằng tiền mặt và hiện vật [91, tr 4 - 10]
Tương trợ cộng đồng là cơ sở dé nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân [94,
tr 1] Quà tặng vật chất và tinh thần trong mối quan hệ tương trợ cộng đồng cóbốn chức năng: giao tiếp, trao đôi xã hội, trao đổi kinh tế va xã hội hóa [96, tr.157] Người ta tặng qua dé biểu hiện tinh thân, bày tỏ sự quan tâm đến ngườinhận Sherry (1983) cho rang “qua tang là những biểu hiện hữu hình của cácmoi quan hệ xã hội” [96, tr 158] Đồng quan điểm với Sherry, Camerer (1988)phát triển thêm “tặng quà là một trải nghiệm xã hội, văn hoá và kinh té; trao
đổi thông tin vật chất và xã hội có liên quan đến xã hội loài người và là công cụ trong việc duy trì các moi quan hệ xã hội và thể hiện cảm xúc” [94, tr 1].
Theo Mauss (1950) tang qua diễn ra theo một hệ thống, có thé tóm tat
thành 3 bước như sau: nghĩa vụ tặng, nghĩa vụ nhận và nghĩa vụ tặng lại Mốiquan hệ tương hỗ cứ diễn ra như thế, vai trò của người cho và người nhận liên
tục bị đảo ngược dé duy tri méi quan hé trao déi qua thoi gian [94, tr 2] Mauss
6
Trang 15cho rằng người nhận quà mà không đáp tặng thì sẽ bị cộng đồng đánh giá làngười thấp kém, khi thực hiện đáp tặng người được tặng thường tặng bằng hoặcnhiều hơn số lượng họ đã nhận, dé thé hiện vị thé của mình [39, tr 396 - 341].Nguyên tắc có đi có lại đường như là phổ quát trong tất cả các nền văn hóa.
“Đôi khi những món quà trao đổi chính là cùng một loại Người ta có thể tặng
di và nhận lại cùng là một qua bóng sennit, hoặc một gói thức ăn biếu di vàđược tặng lại một gói thức ăn khác” [93, tr 53-54] Cứ như thế, mỗi quan hệtương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời nói riêng và trong cuộc sông nóichung được duy trì lâu dài Trong thời gian gần đây các nghiên cứu cũng chỉ rarằng mối quan hệ tương trợ cộng đồng đang biến đổi theo 2 xu hướng: người tangày càng thực hiện tương trợ trong nhiều dịp hơn, mối quan hệ tương trợ giữanhững người ngoài huyết thống ngày càng trở nên phô biến hơn [92]
Ở Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây những công trình nghiên cứu của các tác giả Lương Văn Hy, Lương Hồng Quang, Alexander Soucy, Nguyễn Tuấn Anh đã phần nào làm rõ vai trò của mạng lưới quan hệ xã hội trong việc tương trợ và cô kết cộng đồng Trong khi các tác giả Luong HongQuang và Nguyễn Tuan Anh quan tâm nhiều đến hoạt động và mối quan hệ củacác thành viên trong các tổ chức xã hội như quan hệ họ hàng, hội đồng niên; thicác tác giả Lương Văn Hy và Nguyễn Hải Hà lại quan tâm đến khía cạnh biếutặng quà của người Việt ở hai cộng đồng làng Bắc Bộ và Nam Bộ [8; 9; 25; 34;52; 53; 54] Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên góp phần làm rõ vai trò củadòng quà và sự tương trợ trong việc tạo dựng vốn xã hội của cá nhân, gia đình
trong “cuộc chơi có tinh xã hội”" Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại
ở vùng đồng băng nơi người Kinh sinh sống, mà chưa mở rộng tìm hiểu mốiquan hệ tương trợ cộng đông ở vùng các dân tộc thiêu sô.
! Từ gọi của Tessier (2010)
Trang 161.1.2 Những nghiên cứu về twong trợ cộng đồng trong bỗi cảnh nghỉ lễ
vòng doi của người Nùng Phan Slình
Trong công trình của mình, các tác giả Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn,
Ma Tiến Dũng, Hoàng Nam, Viện Dân tộc học, Ủy ban nhân dân tỉnh LạngSơn trình bày một cách khái quát tat cả các nghi lễ trong chu kỳ đời người,rồi đánh giá vai trò của từng nghi lễ đối với từng thời kỳ trưởng thành của con
người [37; 17; 40; 86; 84].
Thời kỳ ấu thơ có các nghi lễ đầy tháng, với các thủ tục lập bàn thờ mụ,đặt tên con, đây là nghi lễ khởi đầu của chu kỳ đời người [37, tr 98 - 99; 74, tr
30; 75, tr 31 - 32]; thời kỳ trưởng thành có nghỉ lễ cưới xin, đây là nghi lễ quan
trọng, đánh dấu bước ngoặt từ cuộc sống cá nhân sang cuộc sông gia đình, với hàng loạt nghi lễ bắt đầu từ lễ dạm hỏi đến lễ lại mặt [87, tr 182; 84, tr 577; 2,
tr 23; 12, tr 195], về già có nghi lễ tang ma, đây là nghi lễ lớn nhất, hết sức phức tạp va tốn kém, với hàng chục nghĩ lễ [37, tr 100; 37, tr 50 - 53; 17, tr 41
- 59; 87, tr 213 - 244; 40, tr 208 - 211; 84, tr 581 - 582].
Trong bài viết về “Hôn nhân truyền thống của người Nùng Phan Slình”, tác giả Lê Minh Anh trình bày diễn trình nghỉ lễ cưới xin từ khi dạm hỏi đến khi lại mặt [2, tr 23] Về tang ma, các tác giả Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Anh Tuanngoài mô tả chỉ tiết về đám tang truyền thống đã bước đầu trình bày những biếnđổi của tang ma trong bối cảnh hội nhập Tuy nhiên, như đã nói ở trên hầu hếtcác công trình nghiên cứu về nghi lễ vòng đời đã công bố mới chỉ tập trungnghiên cứu diễn trình nghỉ lễ, mà chưa đi sâu vào tiếp cận khía cạnh tương trợcộng đồng của nghi lễ vòng đời trong bối cảnh hội nhập hiện nay [42; 45; 79].
Có thể coi các tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Lê Minh Anh là những ngườiđầu tiên đề cập đến tương trợ cộng đồng, khi nghiên cứu về tương trợ cộng đồng ở vùng miền núi, mà cụ thể ở đây là người Nùng Phàn Slình Trong bài viết của mình Nguyễn Anh Tuấn sử dụng khung lý thuyết vốn xã hội, làm cơ sở
Trang 17dé tìm hiểu những ghi chép về mối quan hệ vay mượn dip cưới xin và tang macủa người Nùng Phan Slinh trong cuốn “sé ng doi” Cuốn số này được xem xétnhư một minh chứng cho những mối quan hệ tương trợ giữa người cho và ngườinhận Bài viết phân tích cuốn “sổ nợ doi” từ những góc cạnh: “sé nợ đời” phathuy tác dụng lúc nào, những ai được ghi danh trong cuốn sô và tiếp cận cuốn sốdưới góc nhìn nhân học liên chủ thé Tiếp theo, tác giả rút ra những nhận xét vềmối liên hệ của liên mạng xã hội, tính găn kết liên chủ thể trong mạng lưới quan
hệ xã hội của các chủ thé Từ đó, tác giả khang định cuốn số là một minh chứngkhang định sự cam kết giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội mà họ tham gia
[81, tr 25-34; 4].
Khác với Nguyễn Anh Tuan, trong nhiều bài viết dé cập đến quan hệ dòng
họ và tương trợ công đồng của người Nùng Phàn Slình ở vùng cao biên giớiViệt - Trung, nhà nghiên cứu Lê Minh Anh đã vận dụng lý thuyết vốn xã hội déxem xét yếu tô tương trợ cộng đồng trong các nghỉ lễ vòng đời như cưới xin,tang ma, làm nhà và lao động sản xuất Tác giả nhận định răng, khác với tương
trợ trong đám cưới khi mối quan hệ tương trợ chủ yếu dường lại ở quan hệ họ
hàng và hàng xóm thân thiết thì quan hệ tương trợ trong tang ma có phần mởrộng hơn về đối tượng và được tô chức quy củ hơn Thông qua những nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra nhận định dưới tác động của nên kinh tế thi trường,
đi đôi với đó là sự biến đổi về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, quan hệ tương trợcủa người Nùng Phàn Slình ngày càng biến đổi theo xu hướng tăng cả về sốlượng người tham gia và số lượng vật chất biếu tặng Trong các nghiên cứu củamình, tác giả cho rằng họ hàng đóng vai trò rất quan trọng trong mối quan hệtương trợ, mối quan hệ càng thân thích thì vai trò tương trợ càng lớn [4; 5; 6]
Khác với hai tác giả trên, trong các công trình của mình tác giả Lý Việt Trường tập trung vào các khía cạnh của vôn xã hội, như tô chức tương trợ cộng
? Từ gọi của Nguyễn Anh Tuấn (2011) Chúng tôi gọi là số gia đình.
9
Trang 18đồng trong tang ma là hàng phường Trong một bài viết về tổ chức hàngphường, tác giả ngoài trình bay cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành của tổchức này còn đi sâu vào tìm hiểu vai trò tương trợ và cô kết cộng đồng của hàng
phường [73; 75] Bên cạnh việc tìm hiểu tổ chức tương trợ cồng đồng, tác giả
cũng quan tâm tìm hiệu mối quan hệ biếu tặng có đi có lại và sự biến đổi của dòng qua tặng trong một số nghi lễ vòng đời như sinh đẻ, sinh nhật [74; 76] Ngoài ra, tác giả còn đi sâu vào tìm hiểu cuốn số gia đình và số hàng phường,hai cuốn số được coi là bằng chứng ghi chép lại những mối quan hệ biếu tặng,
sự biến đổi của dòng quà và mạng lưới xã hội từ trong truyền thống đến hiện tại[78] Tuy nhiên, các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh tương trợ vật chất,
mà chưa đi sâu vào tìm hiểu khía cạnh tương trợ tinh thần và công sức Mặc dùvậy, những công trình của các tác giả trên đã góp phần gợi mở hướng tiếp cận
tương trợ cộng đồng bằng lý thuyết nhân học.
1.2 Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm sw dụng trong luận van
Tương trợ cộng đồng nghĩa là những người sống trong một cộng đồng giúp
đỡ lẫn nhau Tương trợ là giúp đỡ lẫn nhau; cộng đồng là toàn thé những người sống thành một xã hội, có chung những điểm giống nhau, gắn bó thành mộtkhối [49, tr 205 + 1044]
Cé kết cộng đồng, là sự gan kết chặt chẽ như một chỉnh thé thống nhấtgiữa các thành viên trong cộng đồng, sự gắn kết này được tạo thành bởi sự hấpdẫn xúc cảm lẫn nhau, sự tin tưởng, mục đích hoạt động chung và thống nhất
các định hướng giá trị hoạt động của các thành viên trong nhóm [33, tr 65].
Nghi lễ, theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thi các nghi thứccủa một cuộc lễ và trật tự tiến hành là nghi lễ, hay còn gọi là lễ nghi [49, tr.541] Từ nghi lễ tiếng Anh là ritual có nguồn gốc từ tiếng latin (ritus), có nghĩa
là hành vi có trật tự Theo nghĩa rộng, nó bao gồm nhiều hoạt động đã được
10
Trang 19hình thức hóa trong văn hóa, thành những nghi lễ thông thường trong cuộc
sống Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc,chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ phụng tôn giáo
Theo Từ điển Nhân học của Thomas Barfield, nghi lễ là các nghi thức diễn
ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo hay tín ngưỡng Nghi lễ có bốn yếu tố: nghi
lễ là hoạt động xã hội lặp đi lặp lại, gồm các động tác có tính chất biểu tượng;
nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong xã hội; nghi lễ theo
đúng một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra, điều này có nghĩa là các thànhviên trong một nên văn hóa nào đó có thé nhận ra nghi lễ qua một loạt các hoạtđộng, mặc dù có thể chưa thấy nghi lễ đó bao giờ; hoạt động nghi lễ liên quanchặt chẽ đến một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyền thoại.
Lê Hải Đăng cho răng “Nghi lễ là tập hợp các hành vi của con người (cánhân hay tập thé) đã được mã hóa, luôn có sự hỗ trợ của thé chất, một giá trịbiểu tượng lớn đối với những người thực hiện và những người chứng kiến, và
nó được tạo dựng dựa trên sự nhất quan tu tưởng Hành vi đó mang tính linhthiêng, lặp di lặp lại nhằm tôn thờ thé lực siêu nhiên nào đó của từng cộng dong
cụ thể, nó được biểu hiện qua việc thờ cúng và có nhiễu dấu ấn gan voi sinhhoạt trong đời sống của người dân Nghi lễ là biểu hiện mọi khía cạnh của đờisống vật chất và tỉnh thân của con người, tộc người, do đó dù ở bắt kỳ hình thái
xã hội nào, nghỉ lễ cũng có tính tộc người” [18, tr 18]
Nghi lễ vòng đời có nghĩa là các lễ nghi liên quan tới đời sống của cá nhân
từ khi sinh ra đến khi chết đi Người Nùng Phan Slình có nhiều nghi lễ gắn vớivòng đời của con người như nghi lễ liên quan đến sinh đẻ, nghi lễ cưới xin,
nghi lễ tang ma Sinh đẻ, là việc người phụ nữ sinh ra đứa con của mình Sinh
3 Theo từ điển tiếng Việt thì nghỉ lễ có nghĩa giống với lễ nghi, hai từ này đều có nghĩa là cách thức
của một cuộc lễ và trật tự tiễn hành, ví dụ như tiến hành tang ma theo nghỉ lễ [49, tr 541].
11
Trang 20đẻ là một sự kiện phổ biến của sinh lý ở người phụ nữ, nhưng tùy thuộc vào môitrường song, hoàn cảnh văn hóa mà người ta có những quan niệm và kiêng ky khác nhau về cách sinh, ứng xử với người sinh Cưới xin, tiếng Nùng PhànSlình gọi là “kin Iau’ Đây là nghi lễ chính thức hóa mối quan hệ giữa hai cáthé, đồng thời cũng là dip dé ho hang, hàng xóm chứng kiến cuộc hôn phối.Theo Từ điển Tiếng Việt thì cưới xin là làm lễ để cưới theo phong tục [49, tr.225] Tang ma, là các nghi lễ liên quan đến việc chôn cất người chết TheoTocarev, ma chay là khái niệm mang nghĩa rộng, được dùng dé biểu thị toàn bộcác nghỉ lễ tôn giáo có quan hệ với người chết và những tín ngưỡng gan lién voi nghi lễ đó [65, tr 56] Theo Dao Duy Anh, tang lễ là lễ dat ra dé tỏ long thươngxót và kính thờ người chết! [1, tr 179].
Dòng họ, là tập thể những người đang sống (và đã chết), liên kết với nhaubằng quan hệ dòng máu và có chung một thủy tô Họ được xem là dạng đặc biệt của gia đình mở rộng nhăm tạo cho các thành viên mối cộng cảm về huyết thông [52, tr 308] Trong luận văn này, chúng tôi chia dòng họ của người Nùng
Phàn Slình làm 3 nhóm:
Họ hàng thân thích, là một nhóm người lớn hơn gia đình mở rộng, có
chung với nhau ít nhất một họ hàng còn sống là Ego’ Họ hàng thân thích củamột người nào đó bao gồm tất cả những người họ hàng ở phía cha, mẹ người
đó, là những người mà người đó tự xem là có quan hệ với mình Họ hàng thânthích của Ego không phải tất cả đều có quan hệ với nhau Họ hàng thân thíchcủa một người nao đó thì chỉ là của người đó (và anh chi em ruột của người đó)
mà thôi Khi người đó chết đi, quan hệ họ hàng đó mất theo [13, tr 38] Họhàng gần, là những người họ hàng có quan hệ huyết thống dưới 5 đời Họ hàng
xa, là những người họ hàng có quan hệ huyết thống trên 5 đời
“Luan văn này do giới hạn về dung lượng và thời gian nghiên cứu, nên chỉ tập trung vào 3 nghỉ lễ.
> Ego tiếng Latin có nghĩa là “tôi”.
12
Trang 211.2.2 Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết vốn xã hội của P BourdieuVốn xã hội là một lý thuyết có tính ứng dụng cao trong nghiên cứu khoahọc xã hội và nhân văn Theo nhà chính trị học người Mỹ, Robert Putnam thuậtngữ này đã được tạo ra độc lập ít nhất sáu lần bởi những người khác nhau trongsuốt thế kỷ XX Ông cho rằng thuật ngữ vốn xã hội được sử dụng lần đầu tiênbởi nhà giáo dục người Mỹ Hanifan, vào năm 1916 Hanifan dùng lý thuyết này khi bàn về mối quan hệ trong các trường ốc ở vùng thôn dã Bắc Mỹ, vốn xã hộiđược ông dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, sự tương tác giữacác cá nhân, giữa các gia đình trong đời sống xã hội [58, tr 19 - 20].
Vào những năm 1960, nhà nghiên cứu đô thị Jane Jacobs đề cập lại lýthuyết vốn xã hội trong nghiên cứu của mình về những mối quan hệ trong đờisông ở một thành phố Đến những năm 1980, lý thuyết vốn xã hội được đưa vào
từ điển khoa học xã hội Tuy nhiên, vốn xã hội này chỉ thực sự trở thành lýthuyết quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ké từ khi tácphẩm “Các hình thức của vốn” của Pierre Bourdieu được công bố vào năm
1986 [58; 29; 8].
Từ khi lý thuyết này ra đời vào năm 1916, cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra nhận định và cách hiểu khác nhau về vốn xã hội như Jane Jacobs, PierreBourdieu, James Colenman, Fukuyama, Nan Lin, Alejandro Portes, Robert
Putnam Mặc dù có những cách hiểu khác nhau, nhưng giữa các định nghĩa về
von xã hội mà các tác giả đưa ra van có những diém thông nhat.
Thứ nhất, vốn xã hội luôn gan liền với các mạng lưới xã hội: Bourdieunhắc tới việc sở hữu một mạng lưới bền vững, ít nhiều được thể chế hóa và côngnhận; Coleman nhắn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới quan hệ xã hội khépkín với việc duy trì vốn xã hội; Fukuyama cho rằng vốn xã hội thúc đây sự hợptác giữa hai hay nhiều cá nhân; Putnam đề cập tới sự kết nối giữa các cá nhân,
13
Trang 22các mạng lưới; Nan Lin cho rang von xã hội có ý nghĩa với các cá nhân bên trong mạng lưới; Portes khăng định lợi ích mà vôn xã hội mang lại cho cá nhân thông qua tư cách là thành viên của mạng lưới xã hội mà họ tham gia.
Thứ hai, các tác giả đêu nhìn nhận von xã hội như một nguồn lực giúp người sở hữu thực hiện mục đích của mình.
Thứ ba, các tác giả đêu cho rang lòng tin và nguyên tac có đi có lại là nên
tảng hình thành, duy trì và củng cô mạng lưới quan hệ xã hội
Thứ tư, von xã hội không tự nhiên mà có, nó được truyên lại, thiệt lập, duy trì và củng cô; vôn xã hội có thê mât đi, nêu cá nhân sở hữu vôn không duy trì
Vốn xã hội tồn tại trong mọi lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong xã hội,
do đó các luận điểm lý thuyết về vốn xã hội rất phong phú và đa dạng Mặc dùđều là lý thuyết về vốn xã hội, nhưng giữa các lý thuyết ngoài những điểmtương đồng còn có sự khác biệt, xuất phát từ cấp độ và góc tiếp cận khác nhau
Vì vậy, khi lựa chọn lý thuyết vốn xã hội đề áp dụng cho luận văn, chúng tôi đãdựa vào đối tượng và mục đích tiếp cận đề lựa chọn lý thuyết phù hợp.
Sau khi phân tích nội hàm lý thuyết vốn xã hội của một số nhà nghiên cứu
như Fukuyama, James Coleman, Robert Putnam chúng tôi lựa chọn vận dụng
lý thuyết vốn xã hội của Pierre Bourdieu, ông coi vốn xã hội là “tập hợp cácnguồn lực hiện hữu hoặc tiềm tàng, gan với việc sở hữu một mang lưới bênvững gom các mối quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [58, tr 22].
14
Trang 23Vận dụng lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu, chúng tôi thấy được nhữngđặc điểm cơ bản của vốn xã hội như: sự sắn liền là sản phẩm của việc xây dựng
và sở hữu một mạng lưới các quan hệ xã hội; các nguồn lực có thé hữu hìnhhoặc tiềm ân trong các quan hệ xã hội tùy theo cách vận dụng của chủ thể hành dong; các mạng lưới quan hệ xã hội được thé chế hóa thông qua các nhóm và tổ chức xã hội, từ đó cho phép thành viên hưởng lợi từ các mối quan hệ nhóm [58,
tr 22 - 23].
Lượng vốn xã hội của một chủ thể sở hữu phụ thuộc vào các nhân tố: quy
mô của mạng lưới các mối quan hệ mà chủ thé có thê huy động hiệu quả, lượng vốn (vốn kinh tế, vốn văn hóa va vốn biểu tượng) mà chủ thể có quyền sở hữu
từ mỗi người mà họ kết nối Vốn xã hội có mối quan hệ qua lại với các loại vốnkhác, các loại vốn này có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau [58, tr 22 - 23]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn lý thuyết vốn xã hội của Pierre
Bourdieu° vì: vốn xã hội không tự nhiên có san’, người ta “không ai sống mộtmình trên doi” nên thường ngày phải chú ý xây dựng mạng lưới xã hội cho banthân và gia đình Bởi lẽ “Tang kin day / Tang hay bdu moòng” (Khác ăn được /
Khác khóc không nên), vì vậy con người ta phải gây dựng cho mình một mạng
lưới quan hệ dé huy động những lúc khó khăn
Người Nùng Phan Slình có câu “Lồ hưng vay pay pen doong / Cừn hung
vay poòng pen la” (Đường lâu ngày không đi cỏ mọc thành rừng / Người lâu
ngày không qua lại thành người dưng), với ý những moi quan hệ giữa cá nhân
với cá nhân sau khi được thiết lập thì phải cùng nhau duy trì, nếu không mối
quan hệ sẽ nhạt dân và biên mat.
° Pierre Bourdieu theo trường phái hậu cấu trúc Khi sử dụng lý thuyết vốn xã hội của Pierre Bourdieu
tôi đặc biệt lưu ý tới 2 khái niệm nữa là trường va tập tính Boi Pierre Bourdieu cho rằng, văn hóa khác nhau là do sự kết hợp giữa ba yếu tố này tạo nên.
Mạng lưới quan hệ xã hội không tự nhiên có sẵn mà phải được xây dựng thông qua các chiến lược
đầu tư hướng tới việc thể chế hóa các quan hệ nhóm, làm cho chúng trở thành các nguồn lực sản sinh lợi ích [58, tr 22-23].
15
Trang 24Các nguồn lực của vốn xã hội tồn tại ở dạng hữu hình như mạng lưới xã
hội giúp đỡ chủ thể về mặt vật chất như gao, rượu, cui, gia cam nguồn lực
này có thê tồn tại ở dạng vô hình như chia sẻ nỗi buồn trong đám tang, chia sẻ
niềm vui trong đám cưới, chia sẻ kinh nghiệm sống Mạng lưới xã hội được thể
chế thông qua các nhóm như họ hàng, tổ chức hàng phường trong tang ma
Ngoài ra trong nghiên cứu này chúng tôi cũng coi nguyên tắc “có đi cólại”, là nhân tố quyết định để duy trì mối quan hệ tương trợ trong mạng lưới xãhội Người Nùng Phan Slình có câu nói “bá mung, bát câu” (có di, có lại),
“mung dèn, câu dai” (bạn biếu, tôi tặng), “tô chia tổ pể” (chia sẻ lẫn nhau),
“Ngừn xen tô ki / Tào ly tô pang” (Bạc tiền khác ghi / Đạo lý đáp đền) để nói về
nguyên tắc trên.
Như vậy, trong nghiên cứu này mặc dù chúng tôi sự dụng lý thuyết vốn xãhội của Pierre Bourdieu để làm điểm tựa về mặt lý thuyết, nhưng trong quá trìnhnghiên cứu chúng tôi cũng luôn đối chứng với lý thuyết vốn xã hội của các nhà
nghiên cứu khác.
Lý thuyết biếu tặng của Mauss
Trong luận văn này, ngoài sử dụng lý thuyết vốn xã hội của PierreBourdieu, chúng tôi còn áp dụng thêm lý thuyết biếu tặng được nhà xã hội họcMauss trình bày trong tác phẩm kinh điển “Luận về biểu tặng: Hình thức và lý
”3 Trong công trình đó, tác giả cho răng
do của sự trao đồi trong xã hội cô xưa
việc biếu tặng trên lý thuyết là tự nguyện, nhưng thực ra là bị bắt buộc phải làm
và phải đáp tặng, việc biếu tặng được chi phối bởi hai yếu tố là những quy tắc
có tục lệ và những quy tắc có tính lợi ích “Một mặt là sự bắt buộc phải tặng quà
và mặt kia là sự bắt buộc phải nhận quà” [39, tr 209]
Š Tác phâm kinh điển này lần đầu tiên được công bố dưới dạng một bài báo khoa học bằng tiếng Pháp
có nhan dé “Essai sur le don Forme et rraison de l’exchange dans les societies archaique societies”, đăng trên tap chí L’Annee Sociologique (1925), được in lại bằng tiếng Pháp năm 1950, dich sang tiếng Anh năm 1954 và in lại năm 1990 (Marcel Founier, 2006 Marcel Mauss: A Bibliography.
Princeton, N.J: Princeton Universyti Press, tr 240).
16
Trang 25Theo Mauss “Tặng một cái gì cho ai chính là tặng cái gì thuộc bản thân
minh” [39, tr 208] Trong luận văn này, chúng tôi coi qua tặng tồn tại dưới haihình thức là hữu hình và vô hình: quà tặng hữu hình là những hiện vật cụ thểnhư gạo, cui, rượu va tiền; quà tặng vô hình là những lời hỏi thăm, chia sẻ kinh
nghiệm (trong nghỉ lễ sinh đẻ), lời chúc mừng (trong lễ sinh đẻ và lễ cưới), lời
chia buôn và động viên (trong lễ tang)
Những món quà mà cộng đồng biếu tặng trong nghi lễ vòng đời, thoạt nhìn
ta lầm tưởng người ta thực hiện nó một cách tự nguyện; nhưng thực chất TIgườibiết bắt buộc phải biếu những món quà ấy và người nhận bắt buộc phải nhận.Người nhận hiểu rằng sau khi được tặng (nhận) món quà từ ai đó, sau nay minh
sẽ phải trả lại những món quà với giá trị tương tự như món quà mà người ta biếukhi gia đình mình có việc, bởi “những người nhận quà hôm nay sẽ là người biếuquà lan sau đó” [39, tr 240].
Mauss kết luận việc tặng quà diễn ra dưới 3 hình thức: tặng quà, nhận quà
và tặng lại quà Người ta thường xuyên thực hiện các hình thức trên dé tìm kiếm
sự cận bằng, đối xứng giữa người cho và người nhận Mối quan hệ này diễn rathường xuyên, góp phan gan kết mối quan hệ giữa người cho và người nhận
“Có di có lai” là nguyên tắc dé duy trì mối quan hệ trao đổi qua lại giữa ngườicho và người nhận Mối quan hệ trao nhận diễn ra như một chuỗi không bao giờchấm dứt, người nhận quà lần này chính là người tặng quà của lần sau [39, tr
địa bàn nghiên cứu, nói được tiếng nói của cộng đồng, hiểu được những suy
nghĩ của cộng đồng, nên có những thuận lợi nhất định trong quá trình điền dã
thu thập tài liệu.
17
Trang 26Tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những công cụ sau: quan sát
tham gia, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Chúng tôi tham gia trực tiếp vào cácnghi lễ trong thời thoi ấu, nghi lễ cưới xin và nghi lễ tang ma dé quan sát trựctiếp mối quan hệ tương trợ cộng đồng trong các nghi lễ.
Trong quá trình quan sát chúng tôi có một số thuận lợi vì bản thân là ngườiđịa phương, sử dụng được ngôn ngữ Nùng Phan Slình nên có điều kiện dé hiểu
rõ hơn về đối tượng nghiên cứu; nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cùngmột lúc trong một nghĩ lễ có nhiều sự kiện diễn ra liên tiếp, nên không thể quansát được hết tất cả Chính vì những hạn chế của quan sát tham gia ấy nên trong quá trình điền dã, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu với nhữngđối tượngthuộc các loại hình nghé nghiệp ở các độ tuổi khác nhau Sau khi thu thập đượcnhững thông tin từ những phỏng vấn sâu chúng tôi thực hiện thảo luận nhómvới mục đích kiểm chứng các thông tin mà trong quá trình phỏng vấn sâu chúngtôi thu được, đồng thời qua những cuộc thảo luận nhóm chúng tôi làm rõ nhiềuthông tin liên quan đến mối quan hệ tương trợ và cố kết cộng đồng tộc ngườiqua lời kể Chúng tôi tiến hành nhiều thảo luận nhóm, mỗi cuộc có từ 5 - 7
người tham gia.
1.3.2 Phương pháp so sảnh
Phương pháp so sánh cũng được chúng tôi sử dụng nhằm chỉ ra sự biến đổi
của mối quan hệ tương trợ từ trong truyền thống đến hiện tại Việc so sánh được
thực hiện thông qua những tư liệu khảo sát tại các điểm nghiên cứu và qua tư
liệu của các tác giả đi trước đã công bô.
18
Trang 27Yên, phía Tây giáp xã Thụy Hùng và xã Hoàng Đồng [85, tr 2] Xã có địa hìnhchủ yếu là đồi núi thấp và trung bình, xen lẫn với các cánh đồng khá rộng lớn,cùng với hệ thống suối và khe nước chảy từ những cánh rừng nguyên sinh” Mặc
du trên địa bàn xã không có sông chảy qua, nhưng do hệ thống suối phong phú,
nên đông ruộng của xã đảm bảo nguôn nước tưới tiêu.
? Trên địa bàn xã có các dòng suối: suối bắt nguồn từ Ban Phường chảy xuyên qua trung tâm xã, rồi
dé vào các dòng suối của xã Thanh Lòa; suối bắt nguồn từ Lộc Yên chảy qua trung tâm xã rồi hợp lưu
với dòng suối bắt nguồn từ Bản Phường ở đoạn Bản Mạc; suối Bản Roọc bắt nguồn từ vùng rừng núi
Bản Roọc chảy vê Bao Lâm; dòng suôi chảy từ Na Pao ra hợp lưu với dòng suôi bắt nguôn từ Bản
Phường ở đoạn Nà Nhàn; 5 dòng suối Nà Khưa chảy từ Nà Khưa ra hợp lưu với suối bắt nguồn từ Ban Phường ở đoạn Nà Sla
19
Trang 28Lược sử vùng đất Ngược dòng lịch sử, thời Văn Lang - Âu Lạc vùng đất xã Thạch Đạn thuộc
bộ Lục Hải, đây là một trong 15 bộ thời kỳ đó Bộ Lục Hải giáp với các bộ Vũ
Dinh, Văn Lang, Chu Diên, Phúc Lộc, Vũ Ninh, Ninh Hải va phần đất củaTrung Quốc Suốt một nghìn năm Bắc Thuộc vùng dat xã Thạch Dan là 1 trong
40 châu Ky My, thời kỳ này vùng đất Thạch Dan nói riêng và các châu Ky My
là những nơi biên giới xa xôi, chính quyên thống trị phương Bắc không thống tritrực tiếp được, nên để cho các tù trưởng người địa phương quản lý
Đến thời Lý (1009 - 1225), vùng đất Thạch Đạn thuộc lộ Châu Lạng ThờiĐầu thời Trần (1225 - 1400), vùng đất Thạch Đạn thuộc trấn Lạng Giang, nămQuang Thái thứ 10 (1397) đôi là tran Lạng Sơn Thời thuộc Minh (1414 - 1427),vùng đất Thạch Dan thuộc phủ Lạng Sơn Đến thời Lê (1428 - 1527), vùng đấtThạch Dan thuộc thừa tuyên Lang Sơn, lúc nay đạo Lang Sơn có I phủ và 6
châu Thời Đồng Khánh (1886 - 1888), Thạch Đạn là một vùng đất thuộc tổngTrừ Trĩ, châu Thoát Lãng, có tên gọi là Thạch Bi’? [23, tr 41 - 42] Đầu thế kỷ
XX, tên xã chuyển từ Thạch Bi sang Thạch Dan, thuộc châu Văn Uyên Thời
đó, xã có 22 bản: Céc Puc, Khuéi Phay, Thâm Sa, Ban Cưởm, Bản Tan, Cốc
Slé, Mu Ngạp, Con Quyên, Bản Đẩy, Bản Áng, Na Leng, Ban Mạc, Nà Nhàn,
Na Sla, Pac Roọc, Nà Piao, Bản Roọc, Chang Khuỗi, Bản Phường, Nà Vá, Nà
Mon, Thâm Cum [32, tr 599 - 600].
Trải qua thăng trầm lịch sử tên gọi xã Thạch Đạn cũng đã nhiều lần thayđôi Năm 1982, xã Thạch Dan sáp nhập với xã Bảo Lâm thành xã Thạch Lâm,tên gọi Thạch Lâm là tên ghép của hai xã Thạch Đạn và Bảo Lâm Đến năm
1986, xã Thạch Lâm lại tách ra thành 2 xã là Thạch Dan và Bảo Lâm''.
!° Tổng Trừ Trĩ có 10 xã, phố, trai: xã Trừ Trì, xã Hoàng Đồng, xã Vĩnh Trại, xã Thạch Đạn, xã Hòa
Cư, trại Khôn Lại, trại Cốc Chan, phố Khâu Lư (Ky Lira), phố Nam Nhai, phố Vị Riêng tổng Trừ Trĩ
ở xen vào các tổng Vĩnh Dật, Uyên Lệ (Cốt), Hành Lư của châu Văn Uyên.
!! Trích Quyết định về việc chia xã Thạch Lâm thành hai xã Thạch Đạn và Bảo Lâm thuộc huyện Cao
Lộc, tỉnh Lang Sơn, số 138-HĐBT, tr.1.
20
Trang 29Sở di năm 1982, hai xã nhập vào nhau là dé tỉnh giảm biên chế nhưng sau khi tách việc quản lý rất khó khăn do địa bàn xã rất rộng nên đến năm 1986, xã Thạch Lâm lại tách
ra thành 2 xã như ban dau [Lý Cảnh Xuân, dân tộc Nùng, sinh năm 1930, bản Nà Sla,
tháng 04/2016; Chu Cảnh Thu, dân tộc Nùng, sinh năm 1943, bản Nà Sla, tháng 4/2016].
Hiện nay, xã có 8 thôn gồm: Bản Cưởm, Còn Quyên, Bản Đây, Nà Mon,
Nà Lệnh, Ban Roọc, Nà Sla, Khon Cuéng, thôn chia làm 22 bản: Cốc Slé; Mu
Ngạp; Còn Quyền; Bản Tàn; Bản Cưởm; Bản Đây; Bản Ang; Na V4; Nà Ca; Na Mon; Ban Phường; Thông Cùm; Na Leng, Ban Mac; Trang Khuỗi; Nà Dài; Bản Roọc; Nà Nhàn; Nà Pao; Khon Cuồng: Nà Sla; Nà Khưa [85, tr.2].
Trung tâm xã Thạch Đạn cách đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc15km, trong lịch sử nơi đây đã nhiều lần trở thành bãi chiến trường trong cuộckháng chiến chống phương Bắc xâm lược Xã Thạch Đạn ở phía Đông Bắchuyện Cao Lộc, cách trung tâm huyện ly 11km, cách trung tâm thành phố LangSơn 14km Với điều kiện địa hình này, từ lâu người dân xã Thạch Đạn đã cómối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội với các dân tộc trong và ngoài tỉnh.
Dán cư xã Thạch Đạn
Tính đến tháng 4/2017, xã Thạch Đạn có 677 hộ, với 3.026 nhân khâu.Trong đó dân tộc Nùng chiếm 74,7%, dân tộc Tày chiếm 25,1%, các dân tộckhác chiếm 0,2%? [85, tr.1] Người Nùng có 2 nhóm: Nùng Phan Slinh và Nùng Cháo; người Tay có 2 nhóm: Tay cô và Tay gốc Kinh (Keo ké pién Tay).
Riêng người Nùng Phan Slình'' đã chuyển đến xã Thạch Dan sinh cư lậpnghiệp từ lâu đời Theo số liệu điều tra của chúng tôi, hiện nay ở xã Thạch Đạn
!? Từ những năm 60 của thế kỷ XX và sau ngày thống nhất đất nước (1975), một số hộ của xã Thạch
Đạn đã di cư vào các tính phía Nam như Đăk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai Trong quá
trình khảo sát tại địa bàn chúng tôi được biết vào khoảng cuối những năm 80 đến cuối những năm 90
của thế kỷ XX, nhiều người dân di chuyển vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới [66, tr 108-114].
3 Theo các nhà nghiên cứu tên gọi Phan Slình xuất phát từ tên gọi Vạn Thừa (châu Vạn Thừa), địa
phương cư trú của nhóm Ning Phan Slình trước khi di cư vào Việt Nam cách ngày nay hơn 200 năm.
21
Trang 30người Nùng Phàn Slình có khoảng gần 1.000 người, họ là chủ nhân đầu tiên đến
các ban Thông Cum, Na Leng, Nà Sla, Khon Cuồng, Nà Khưa khai phá ruộng
nương, xây dựng bản, còn.
Kinh té nông nghiệp
Cư trú trên địa bàn miền núi, nên nông nghiệp là nền tảng kinh tế của người dân xã Thạch Đạn Hoạt động nông nghiệp ở xã Thạch Đạn chủ yếu làcanh tác ruộng nước và ruộng cạn Ruộng nước chủ yếu là những cánh đồng vensuối, chân đôi; ruộng cạn là những ruộng ở sườn sôi, sườn núi Trước đây, mỗinăm đồng bào chỉ trồng được một vụ lúa từ tháng 5 đến tháng 10", sau nhữngnăm 90 của thé ky XX, người dân bắt đầu đưa giống lúa ngắn ngày vao sảnxuất, từ đó mỗi năm đồng bào sản xuất được hai vụ (vụ chiêm và vụ mùa) Kỹthuật sản xuất của người Nùng Phan Slinh đạt đến trình độ cao của thời tiềncông nghiệp: chọn thời vụ gieo trồng bằng cách dựa vào mùa đâm chồi nảy lộccủa các loại cây rụng lá vào mùa đông; thành thạo trong việc làm đất cày bằng sức kéo của trâu, bỏ; giỏi trong việc làm cọn nước, dap phai, lam con, lam muong, bac lin dẫn nước từ nguồn về các chân ruộng: dùng phân bón cho câytrồng; trồng xen canh gối vụ đề tranh thủ thời vụ, tranh thủ quay vòng hệ số đất
và chống xói mòn [67, tr 108 -1 14]
Bên cạnh việc trông lúa nước đông bào còn canh tác nương ray (hay), soi
bãi và phát triên vườn tược theo lôi truyên thông'° Nương ray là hình thức san
xuât cô truyên, găn liên với quá trình du canh du cư của nhiêu dân tộc sông ở
miền núi chung Nương ray được dùng dé trồng các loại cây lương thực như
Ở xã Thạch Đạn, người Nùng Phàn Slình sinh sống tập trung ở 4 bản là Thông Cùm, Nà Lẹng, Khon
Cuồng, Nà Sla Nhóm Ning Phan Slình có những đặc trưng văn hóa tương đồng với các nhóm Nùng
khác, nhưng bên cạnh đó nhóm Nùng Phàn Slình cũng có nhiều yếu tố văn hóa dị biệt so với các nhóm Nùng khác.
!* Tháng ba âm lịch người dân bắt đầu gieo mạ, tháng năm người dân bắt đầu cây lúa (buon slam lồng
chả, bươn hả đăm nà).
'S Nương (hay) là những mảnh đất nằm ven sườn những ngọn đồi thấp, thuận tiện cho việc trồng lúa nương và các loại cây lương thực ngắn ngày như đỗ xanh, ngô, khoai lang
22
Trang 31ngô, khoai, sắn, ving, đậu đỗ các loại góp phần đảm bảo nguồn lương thực
và cải thiện bữa ăn hàng ngày, nhất là thời gian giáp hạt
Cùng với sản xuất nông nghiệp, người dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm
để phục vụ nhu cầu của gia đình trong lễ, Tết và trao đổi góp phần trang trảicuộc sống Trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của ngườiNung Phan Slình, trâu dùng để kéo cày, phân trâu được tận dụng để bón ruộng,trông ngô, khoai'°
Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được người dân nuôi phô biến.
Gà, vịt, ngdng là những loài gia cam được người dân nuôi thường xuyên, tuynhiên số lượng nuôi không lớn và chủ yếu nuôi theo hình thức chăn thả tự đo,nên số lượng chi đủ phục vụ nhu cau tín ngưỡng, lễ, Tết và biếu tặng lẫn nhau Người Nùng Phan Slinh chỉ bán gà vào dip cuối năm, đó là khi số lượng gà nuôi được vượt quá sỐ lượng cần sử dụng phục vụ lễ, Tết; còn vịt chỉ được bán dip
áp tết Slip sli, khi số lượng vit đã đủ để phục vu nhu cầu của gia đình Những gia đình ở gần suối thường nuôi vịt đẻ trứng, giống vịt lấy từ Trung Quốc, mình
to, thịt dày Những gia đình sống ở gần đồi thường nuôi được nhiều gà, vì sốngriêng trên đổi gà thường ít bị bệnh dịch
Kinh tế phi nông nghiệp
Các hoạt động thủ công nghiệp như dan lát, nghề mộc không phát trién,
mà chỉ dừng lại ở dạng tự cung tự cấp Với vị trí là một xã vừa giáp biên, vừa
giáp với thành phố nên người Nùng Phàn Slình xã Thạch Đạn từ lâu đã thựchiện buôn bán, trao đổi hàng hóa với người dân ở phố thị Lạng Sơn và ngườiChoang ở bên kia biên giới (Quảng Tây - Trung Quốc) Chợ họp theo phiên, 5
ngày một phiên chợ chính (2, 7, 12, 17, 22, 27), 3 ngày một phiên chợ phụ; chợ
'5 Trâu cũng là loài vật có giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình cố gang nuôi trâu dé giành khi bán lấy
tiền cưới vợ cho con, hoặc bán lấy tiền xây nhà Do vai trò quan trọng như vậy, nên người Nùng Phàn Slình quan niệm kiêng không ăn thịt trâu, thâm chí không được mang thịt trâu vào nhà.
23
Trang 32bên kia biên giới cũng họp theo phiên Ngày chợ phiên, người dân thường bán
những hàng hóa tự sản xuất ra như lê, hồng; rồi mua về những mặt hang nhu
yêu phâm như mỡ, muôi
Trước đây, khi đất nước khó khăn người Nùng Phàn Slình thường dichuyền sang biênTrung Quốc dé mua những hàng hóa thị trường trong nước cần
để mang về chợ Lạng Sơn bán kiếm lời như bia ly quan, thuốc lá, vải vóc Nhưng hiện nay, trong bối cảnh hội nhập người dân ít khi đi chợ bên kia biêngiới vì hàng hóa ở chợ Lạng Sơn rất phong phú, đủ để phục phụ nhu cầu và thịhiểu của người dân.
1.5.2 Các điểm nghiên cứu
Bản Thông Cùm
Thông Cùm là một bản thuộc thôn Bản Đây Thôn Bản Đây hình thành dựatrên sự gộp chung 3 bản là Bản Ang, Thông Cùm và Ban Day Theo số liệu củaban dân số xã Thạch Đạn, tính đến tháng 6/2017, thôn Bản Đây có gần 90 hộ,
với 373 người Trong đó, riêng bản Thông Cùm có 23 hộ, với 94 người Cư dân
thôn Bản Đây chủ yếu là người Tày và người Nùng (nhóm Nùng Phàn Slình).Người Tày sống tập trung ở bản Áng và bản Đầy, người Nùng Phàn Slình sống tập trung ở bản Thông Cùm Hầu hết tất cả các hộ của bản Thông Cùm đềumang họ Triệu, nên mọi người trong bản đều có mối quan hệ họ hàng với nhau.Đây là một trong số rất ít bản có một họ duy nhất sinh sống
Trước đây, nhà ở của người Thông Cùm tập trung ở Còn Noọc (xóm ngoài) và Con Dau (xóm trong) Trung tam bản cách đường liên xã khoảng
Ikm, cách trung tâm xã khoảng 2km Bản có địa thé lưng dựa vào núi đồi,quanh bản có dòng suối chảy qua Miếu thờ Thé công của bản nằm ở cạnh con suối Hiện nay, nhiều gia đình đã chuyền nhà từ trong bản ra ở cạnh đường liên
xã Chính sự chuyên cư này, mối quan hệ tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữangười Nùng Phàn Slình bản Thông Cùm và người Tày bản Áng càng diễn ra
mạnh mẽ hơn.
24
Trang 33Bản Nà Lẹng
Na Leng là một bản thuộc thôn Nà Lệnh Thôn Nà Lệnh hình thành dựa
trên sự gộp chung 2 bản là Nà Lẹng và Bản Mạc Theo số liệu điều tra dân sốcủa ban dân số xã Thạch Đạn, tính đến tháng 6/2017, thôn Nà Lệnh có tong sỐ
91 hộ, với 291 người Riêng ban Na Leng có 50 hộ, với 211 người Trong đó,
người Nùng Phàn Slình chiếm 26 hộ, với 114 người Cư dân bản Nà Lẹng chủyếu là người Tày và Nùng (Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo).
Riêng người Nùng Phàn Slình có các họ Lý, Triệu, Hứa, Chu, Trương,
Lăng, Hà Ban Nà Leng chia làm nhiều xóm (còn): Chang Bản, P6 Điểm, Nà
Mồ, Đông Húi, Nà Lào Bản nằm sát đường liên xã, là nơi đặt trụ sở ủy ban
nhân dân xã Địa hình của bản vốn là một khu đất cao khá bằng phẳng, nhà cửacủa các hộ gia đình nằm san sát đọc con đường nội bản Cạnh bản có dòng suốichảy qua, miéu Thổ công nằm ngay trên suối Các nhóm tộc người đã cùngnhau sinh sống hòa thuận, cùng chinh phục tự nhiên, giúp nhau trong sản xuất
và thực hành văn hóa.
Ban Khon Cuong
Thôn Khon Cuồng hop thành từ các bản Nà Nhàn, Na Pao va Khon Cuồng.Theo số liệu điều tra dân số của ban dân số xã Thạch Đạn, tính đến tháng 6/2017, thôn Khon Cuồng có tổng số 70 hộ, với 294 người Riêng bản KhonCuồng chiếm 26 hộ, với gần 120 người Cu dân thôn Khon Cuéng chủ yếu là
người Tay và Nùng (Nùng Phan Slình và Nung Cháo), trong đó ban KhonCuồng tat cả đều là người Nùng Phan Slình Ban Khon Cuồng có các họ: Chu,
Ly, Dương, Hứa Bản nằm dọc con đường liên xã, rải rác dựa theo chân đồi,
cách trung tâm xã khoảng 3km Dưới bản có dòng suối chảy qua, miéu Thổ
công năm cạnh dòng sudi.
Bản Nà Sla
Thôn Nà Sla hợp thành từ bản là Nà Sla và Nà Khưa Theo số liệu điều tradân số của ban dân số xã Thạch Đạn, tính đến tháng 6/2017, thôn Nà Sla có
25
Trang 34tổng số 65 hộ, với 291 người Riêng bản Nà Sla chiếm tới 62 hộ, với hơn 250người; bản Nà Khưa chỉ có 3 hộ, với hơn 10 người Về mặt địa lý, bản Nà Sla
và Nà Khưa khá gần nhau Trước đây, bản Nà Khưa có khoảng 10 hộ gia đình,nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, phần lớn hộ gia đình chuyên nhà ra mặt đườngliên xã ở chung với bản Nà Sla Cư dân hai bản đều là người Nùng Phàn Slình
có mối quan hệ huyết thống với nhau Vì vậy, nên trong nghiên cứu này, chúngtôi gộp bản Nà Sla và Nà Khưa thành 1 điểm nghiên cứu lấy tên là Nà Sla Bản
Nà Sla có các dòng họ Lý, Chu, Hứa, Nông, Hoang, Duong
Ban Nà Sla chia làm 2 xóm là Còn Lông va Tình Pồ Còn Lông có địa hình
khá băng phẳng, lưng dựa vào núi, mặt nhìn ra cánh đồng Nà Sla, bên cánh
đồng có dòng suối chảy qua Tình Pồ có địa thế nằm trên ngọn đôi hình bát úp,bên dưới có dòng suôi chảy qua, miêu Thô công năm cạnh suôi.
Lý do chúng tôi chọn 4 bản trên làm điểm nghiên cứu, vì đó là 4 bản có sốlượng người Nùng chiếm phần lớn hoặc tất cả là người Nùng Phản Slình Điểmriêng giữa các điểm nghiên cứu, ngoài thôn Nà Sla là địa ban chỉ có riêng ngườiNùng Phàn Slình sinh sống, các bản đều có sự sinh sống cộng cư với các nhóm
dân tộc người khác.
26
Trang 35Tiểu kết chương 1
Chương này hệ thống lại các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nghỉ lễ vòng
đời và tương trợ trong nghi lễ vòng đời của người Nùng Phan Slinh, qua đó xác
định mục tiêu nghiên cứu cho luận văn Phần tiếp theo, chúng tôi trình bày mộtcách chi tiết về lý thuyết vốn xã hội va lý thuyết biếu tặng, đây là 2 lý thuyết
được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu này Sau cùng là
phần giới thiệu về địa bàn nghiên cứu với các mục: địa điểm tự nhiên, quá trình
lịch sử, văn hóa, xã hội
Phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi tổng quan lại một vài công trìnhnghiên cứu về tương trợ cộng đồng ở nước ngoài và Việt Nam, tiếp sau đóchúng tôi đi vào tổng quan những công trình nghiên cứu tương trợ cộng đồngtrong nghi lễ vòng đời của người Nùng Phan Slinh Qua tổng quan chúng tôinhận thấy, ở nước ngoài tương trợ cộng đồng đã được nghiên cứu từ lâu và tập trung nhiều vào mang biếu tặng quà Còn ở Việt Nam, nghiên cứu tương trợ cộng đồng hầu hết mới chỉ dừng lại ở người Kinh, tương trợ cộng đồng của các dân tộc thiểu số còn thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu Khoảng gần 10năm, trở lại đây mới bắt đầu xuất hiện một vài công trình lấy tương trợ cộngđồng làm trọng tâm của các tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Lê Minh Anh Mặc dùcác tác phâm này mới chỉ là bước đầu, nhưng cũng đã gợi ý rất nhiều cho chúng
tôi trong quá trình tiêp cận van đê.
Trong công trình này, chúng tôi sử dụng khung lý thuyết vốn xã hội củaBourdieu và lý thuyết biếu tặng của Mauss dé tiếp cận van đề nghiên cứu Quatriển khai nghiên cứu, chúng tôi nhìn nhận mối quan hệ biếu tặng diễn ra theonguyên tắc “có đi có lại” Đây là nguyên tắc chính trong việc thiết lập, duy trì
và củng cô mạng lưới quan hệ xã hội Trong cuộc chơi biếu tặng, niềm tin đượcxem như chất “bồi tron” thúc đây mối quan hệ cé kết giữa các thành viên trong mạng lưới Niềm tin lẫn nhau giúp cho các cá nhân sẵn sàng cho đi, bởi họ tinrằng sau này mình sẽ được nhận lại khi cần đến
27
Trang 36CHƯƠNG 2
NGHI LỄ VÒNG ĐỜI
CUA NGƯỜI NÙNG PHAN SLÌNH HIỆN NAY
2.1 Nghi lễ thời kỳ sinh đẻ
Người Nùng Phàn Slình quan niệm gia đình càng nhiều con cháu càngnhiều phúc, vậy nên từ lúc con dâu mang thai người Nùng Phan Slinh thực hiệnnhiều nghi lễ nhằm mong thai khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông, đứa trẻ mau ănchóng lớn Xuất phát từ quan niệm đề cao vai trò của con cái, nên người mẹ từ
khi mang thai đã được gia đình chú ý kiêng cữ nghiêm ngặt cho tới lúc sinh [75,
tr 30] Nơi đẻ của sản phụ là căn buồng của chính mình Cách đẻ thường là đẻnam hoặc đẻ ngồi Khi đứa bé ra đời, người ta dùng thanh tre sắc dé cắt rốn chođứa trẻ Đoạn cuống rốn ấy được cho vào một ống bương và được chôn rất canthận [75, tr 30 - 31].
Khi gia đình có người vừa mới sinh, người ta lay cành cây cắm ở trước cửanhà, hoặc lay 14 gai cắm trước cửa, nhằm mục dich báo hiệu cho người lạ biết
dé tránh vào nhà Đồng bào rất kiêng ky người lạ đến chơi nhà trong 3 ngày dau, vì sợ đứa trẻ bị ốm do gặp phải người có vía nặng, vía độc Và đó cũng là một cách dé ngăn ngừa ma quỷ đến quấy rối trẻ con, vì lúc mới đẻ hồn via đứatrẻ còn rất yếu [87, tr 204 - 208]
~
2.1.1 Nghĩ lê “slam néw” (ba ngày)
“Slam nâu” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ba ngày, “slam” nghĩa là ba,
“naw” là sáng nhưng dịch theo nghĩa bóng có thể hiểu là ngày Nghỉ lễ “slam
nâu? là nghi lễ diễn ra sau sinh ba ngày Trước khi làm lễ “slam nấu” người mẹ
kiêng không ra khỏi buồng, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong buồng do chồng
hoặc chị em gái phục vụ Trong thời gian này, các thành viên trong gia đìnhphải tuân thủ những kiêng cữ nhất định như không đi chơi nhà người khác vì sợ
28
Trang 37mang theo ué tạp vào nhà người ta, sợ vía dữ sẽ bám theo về làm hại đứa trẻ;không lui tới những chỗ người ta gây giống như nuôi cá, ươm tằm, ấp trứng gà,vịt Thời gian này, gia đình không mang gỗ mới, đồ vật lạ vào buồng sản phụ;
không sử dụng súng, không đóng cọc, đóng định bị sợ làm đứa trẻ bị giật mình và mât ngủ.
Sau khi đứa trẻ sinh được ba ngày, gia đình mời thầy cúng đến nhà để làm
lễ “slam naw” Nghi lễ được tiến hành ngay tại gia đình, lễ vật cúng bắt buộc phải có 3 con gà, nước gừng Trong đó, 1 con gà dé cúng tô tiên, đặt trên bàn thờ; 1 con gà dé cúng ma bếp (táo quân), đặt ở bàn thờ trong bếp; 1 con để cúng
bà mu, lập tạm một bàn thờ mu dé cúng: nước gừng dùng dé xua đuổi tà ma,
tăm cho đứa trẻ và bà mẹ, tây uê nhà cửa
Trước đây, đứa trẻ sau khi sinh ra chỉ được lau bằng vải cho sạch, đến khilàm lễ “slam nâu” mới được tắm bằng nước gừng Hiện nay, đứa trẻ thườngđược tắm ngay sau khi sinh Ngoài ra, những đồ dùng sử dụng trong lúc đỡ đẻ
và quan áo của cả người mẹ và đứa trẻ cũng được đem giặt ngay sau khi sinh
2.1.2 Tục “dương eng” (thăm trẻ)
“Duong eng” nghĩa là thăm trẻ, “đương” là thăm, “eng” là trẻ con “Dươngeng” là hành động cộng đồng thăm nom đứa trẻ Sau khi làm lễ “slam nav”, hohàng thân thích, hàng xóm láng giềng gần gũi, bạn bè thân thiết của bố mẹ đứatrẻ sẽ mang theo quà đến thăm đứa trẻ Thời gian thăm kéo dai từ sau lễ “slam nâu” tới lúc tổ chức lễ “an va” - lập bàn thờ mu Quà ở đây là những thức ăngiàu chất dinh dưỡng, dé cho người me ăn bồi bổ như ga, chân giò, cân đường,hộp sữa Ngoài thức ăn cho mẹ, người ta cũng mang theo đồ sơ sinh như tã, lót,khăn, mũ sơ sinh [40, tr 205; 46, tr 113] Cùng với những món quà vật chất,người đi thăm còn truyền đạt lại cho gia đình và người mẹ kinh nghiệm chămsóc sức khỏe, kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh Chính vì đặc điểm này, nênngười đi thăm trẻ chủ yếu là phụ nữ đã có gia đình
29
Trang 38Hiện nay, cùng với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, trong bốicảnh hội nhập hiện nay tặng phẩm của người Nùng Phan Slinh dùng cho việcthăm thân đang có xu hướng thay quà hiện vật bằng tiền Việc thay quà bằngtiền bắt đầu xuất hiện khoảng 10 năm trước, cho đến hiện nay chỉ có nhữngngười họ hàng thân thích (anh em bên nội và họ hàng bên ngoai) tặng bang hiénvật, còn lai các mối quan hệ khác hầu như đều tặng bang tién [4, tr 44].
Trước đây do đời sống kinh tế còn khó khăn, gia đình không có điều kiện kinh tế dé
mua thức ăn cho sản phụ ăn bồi bổ sau sinh, nên người ta mới mang gà đến biếu, mỗi
"người một con để gia đình thịt cho người mẹ ăn dân Hiện nay, do điều kiện kinh té
phat triển, việc mua bản cũng thuận lợi nên người ta thay vì biếu bằng hiện vật thì biếu bằng tién cho tiện Hơn nữa, nhiều người di cư ở trong Tây Nguyên biết tin họ hàng ở
ngoài này có người sinh, trước đây người ta cũng gọi điện ra nhờ họ hàng mua con gà
hay chân giò đến biếu, nay chang cần như thé nữa, cứ mang tiền sang biếu luôn Như
thé vừa giúp cho gia đình có tiền, sản phụ thích ăn gì gia đình chủ động mua, tránh lãng phí [Thâm Lầu, sinh năm 1959, ban Nà Leng, tháng 6/2017].
2.1.3 Nghỉ lễ “an va” (lập bàn thờ mụ)
“An va” là lập bàn, “an” có thể hiểu là lập, “va” là bàn thờ mu Như vậy,nghĩa của “an va” ở đây được hiểu là nghỉ lễ lập bàn thờ mu Về thời gian tổchức nghi lễ, không như các tài liệu viết về người Nùng đã công bố trước đây
[37 tr 98 - 99; 87, tr 210; 40, tr 205], nghĩ lễ “an va” của người Nùng Phàn
Slinh không nhất thiết phải t6 chức khi đứa trẻ đầy tháng Nguyên nghĩa của lễnày cũng không phải tổ chức nhằm mục đích ăn mừng đứa trẻ đầy tháng, màmục đích chính là lập bàn thờ mu cho đứa trẻ Nghỉ lễ này chỉ được tổ chức cho
con dau (con cả), các con sau gia đình chi làm lễ “slam naw’.
Lễ “an va” được tiễn hành khi thầy cúng xem được ngày lành tháng tốt.Thời gian làm lễ tùy điều kiện của từng gia đình, có gia đình làm lúc đứa trẻ
được 8 - 9 tháng, có gia đình làm khi đứa trẻ được 3 - 4 thang, miễn là thực hiện
trong năm không dé sang năm sau Lễ vật bắt buộc phải có trong lễ “an va” là 1chiếc “va” (bàn thờ mu, làm bang tre), “chét sinh linh” (thất sinh là 1 con lợn, 5
30
Trang 39con ga, | quả trứng ga), l rô xôi, | cái diu, | tâm vải trăng dài khoảng Im, 1
kK ~ ^ Ay ⁄ ata LỆ 2 Ã 1Ã ^ ` À ` : 1 LỆ
chiéc mũ thêu, một ít tiên Tat cả sô lễ vật này đêu do nhà ngoại lo 7 Bố mẹ
đứa trẻ chỉ lo việc mời khách và làm cỗ phục vụ lễ lập bàn thờ mụ.
Trong nghi lễ này, thầy cúng dé tat cả số lễ vật ở trước khu vực dé bàn thờ
mụ Sau đó, thầy làm lễ xin phép tổ tiên và bà mụ cho phép lập bàn thờ mụ.Lập bàn mụ xong, thầy cúng làm lễ cảm tạ bà mụ đã ban cho gia đình đứa trẻ,cầu mong bà mụ sẽ tiếp tục phù hộ để đứa trẻ mau ăn, chóng lớn Thầy cúngtiễn hành nghi lễ xong, bà ngoại hoặc một người phụ nữ bên ngoại sẽ lay chiécđịu mới ra diu đứa bé đi ra vườn nhặt vài cành cây khô mang về nha, người tatin rằng làm như vậy sau này lớn lên đứa trẻ sẽ chăm chỉ làm ăn Sau khi thựcthành xong nghỉ lễ này, đứa bé được bế đi chơi
2.2 Nghỉ lễ cưới xin
Cưới xin tiếng Nùng Phan Slinh là “kin lau” Dịch theo nghĩa đen, “kin” có
nghĩa là ăn và uống: “lau” nghĩa là rượu, rượu là thức uống được sử dụng trong
ngày vui, dùng dé tiếp khách Như vậy, “kin lau’ nghĩa đen nghĩa là uống rượu,
nghĩa bóng là đám cưới.
Cưới xin là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của người NùngPhan Slinh, là việc tram năm của đời người, do vậy tục lệ cưới xin rất hệ trọng.Trong các tục lệ liên quan đến cưới xin, mọi việc làm, mỗi hành động đều anchứa trong mình không chỉ nghĩa den mà còn có nghĩa bóng, có an ý cho một sựcầu mong nào đó [37, tr 92; 40, tr 195]
Việc cưới xin của người Nùng Phàn Slình tuân thủ những quy tắc sau:
ngoại hôn dòng họ, những người gọi là “lượt đúc, lượt lai” (quan hệ máu mủ)
không được phép lấy nhau Những người là họ hàng, thì phải cách nhau từ 3 đờitrở lên (có nơi quan niệm phải cách nhau 5 đời) thì mới được lấy nhau
' Ông bà ngoại, nếu ông bà ngoại mat thì anh em hoặc chú bác bên ngoại lo.
31
Trang 40Tiêu chuẩn chọn chồng lý tưởng là những người thanh niên giỏi giang,khỏe mạnh, cần cù, giỏi lao động Dé biết được người nao chăm chi lao động, đồng bào có kinh nghiệm “ngòi bào ngòi lô thay” (chọn chồng xem đường cày).Tiêu chuẩn người vợ lý tưởng là biết đạo lý, sống chung thủy, giỏi lao động,giỏi may thêu quần áo Để tìm được một người vợ lý tưởng, người ta thườngnhìn vào hình thể cô gái, “Nw na kha mang, lông nặm mì lay, khảu phay mìmay” (con gái mập map, chân to, xuống nước không sợ trôi, vào lửa không sợ
cháy); nhìn vào gia phong gia đình, “Chiêm lục chiêm tai / Chiêm vài chiêm
mè” (Chọn vợ xem giống / Chọn trâu xem mẹ)
Hôn nhân của người Nùng Phan Slinh mang nặng tính chất mua bán, hônnhân cư trú bên nhà chồng là nguyên tắc của tất cả các nhóm Nùng Gia đìnhnhà trai là bên chủ động mọi công việc ké từ dam hỏi cho tới lễ “thoi hoi” (lạimặt) đều do gia đình nhà trai phụ trách Do hôn nhân mang tính chất mua bán,cùng với luật tục quy định về hôn nhân rất nghiêm ngặt, nên trong xã hội ngườiNùng Phan Slinh việc ly di rat it xay ra [87, tr 187; 2, tr 21]
Thời gian cưới xin thường diễn ra từ cuối mùa thu đến mùa xuân năm sau,bắt dau từ tháng 8 đến hết tháng 2 4m lịch Người ta ít khi tổ chức vào thời giancòn lại, nhất là kiêng không tổ chức cưới xin vào hai tháng 3 và 4, vì người ta sợcưới vào hai tháng đó sau này hôn nhân không hạnh phúc Ngoài ra đồng bàoNing Phan Slình còn kiêng một năm không ga chồng cho hai chị em ruột, mộttháng không tô chức liền hai đám cưới tại cùng một nhà
Tất cả các nghi lễ liên quan đến cưới xin, từ dạm hỏi đến lại mặt đều diễn
ra ở trong nhà Trong đó, các bước tiền cưới xin chủ yếu được thực hiện ở nhàgái, do nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để thưa gửi, nhà gái chịu trách nhiệmtiếp đón và mời cơm Riêng lễ cưới chính thức sẽ diễn ra ở cả hai nhà, nhà gái
tổ chức trước, nha trai tổ chức sau Điều này cũng được các tác giả Nguyễn ThiNgân - Trần Thùy Dương đề cập trong công trình viết về hôn nhân của ngườiNùng, “đám cưới truyền thong của các nhóm Ning thường diễn ra 3 ngày ở haigia đình, thông thưởng ở bên nhà gái tổ chức trước, nhà trai tổ chức sau, song
32