1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị pháp luật tập quán quốc tế

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện ra bên ngoài của các quy phạm pháp luật quốc tế. Việc xác định nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa trong việc áp dụng và thực thi pháp luật quốc tế. Một trong những loại nguồn quan trọng, cơ bản của luật quốc tế là tập quán quốc tế. Không có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán là cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, chúng vừa có tính mềm dẻo vừa có tính linh hoạt cao.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện ra bên ngoài của các quy phạm pháp luật quốc tế Việc xác định nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa trong việc áp dụng và thực thi pháp luật quốc tế Một trong những loại nguồn quan trọng, cơ bản của luật quốc tế là tập quán quốc tế Không có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán là cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, chúng vừa có tính mềm dẻo vừa có tính linh hoạt cao Bài tiểu luận sau đây của Tổ 2 lớp K4A sẽ giải quyết đề tài số 2:

“Chứng minh giá trị pháp lý của tập quán quốc tế trong việc hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế và trong việc điều hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế” để khẳng định vai trò quan

trọng của tập quán quốc tế trong pháp luật quốc tế Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, do kiến thức còn hạn hẹp, nhóm chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Tổ 2 – K4A xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

I Khái quát chung

1 Định nghĩa

Nguồn của luật quốc tế rất đang dạng và phong phú trong đó có một nguồn rất quan trọng đó là tập quán quốc tế Việc này được quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế (1945)

“1 Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh

chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

a Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;

c Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận

d Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”

Điều 38 Khoản 1 Điểm b quy định ngắn gọn về định nghĩa tập quán quốc tế

và dựa theo đó là cách xác định một quy định tập quán quốc tế: “Tập quán quốc tế

với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như luật”

(international custom, as evidence of a general practice accepted as law) Một quy định tập quán cần thoả mãn hai yếu tố: một là thực tiễn chung và hai là được thừa nhận như luật Thực tiễn chung là các hành vi, hoạt động của các chủ thể trên thực

tế, và các hành vi, hoạt động đó hình thành một mô-típ, một xu hướng ứng xử của các chủ thể khi gặp một vấn đề tương tự Thực tiễn chung đó cần được các chủ thể tuân theo với niềm tin rằng thực tiễn này là bắt buộc theo một quy định pháp lý của luật quốc tế Yếu tố này thường được gọi tắt bằng thuật ngữ latinh opinio juris sive necessitatis Yếu tố opinio juris bảo đảm các thực tiễn chung được tuân thủ không chỉ vì thuận tiện, xã giao, nghi thức hay xuất phát từ đạo đức, quan hệ hữu nghị

Trang 3

giữa các quốc gia, ví dụ như thực tiễn chung về cung cấp ODA cho các quốc gia kém phát triển hơn.1

Theo đó, tập quán quốc tế là những phong tục, tập quán đã được hình thành

và lưu truyền trong thực tiễn quốc tế được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận có chứa đựng các quy tắc xử sự bắt buộc chung

2 Đặc điểm

Với tư cách là nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm: đó là quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại

2.1 Tập quán quốc tế theo quan điểm truyền thống

Đã từ lâu, người ta vẫn cho rằng tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận là quy phạm pháp lý ràng buộc mình Theo đó thì một tập quán quốc tế được coi là quy phạm, là nguồn của luật quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các

quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện Thông thường trong quan hệ quốc tế có rất nhiều tập quán được áp dụng với tính chất là quy tắc xử sự chung, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải trên biển quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế đây chỉ là quy tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện

Thứ hai, quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế và phải lặp đi, lặp lại

nhiều lần, trải qua quá trình dài lâu và được các quốc gia thoả thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình Kể từ đó tập quán quốc tế trở thành quy phạm pháp lý quốc tế

Như vậy, quá trình hình thành quy phạm tập quán quốc tế gồm hai giai đoạn Một là, các quốc gia thoả thuận tuân thủ quy tắc xử sự chung trong quan hệ giữa

họ với nhau; hai là, các quốc gia thoả thuận thừa nhận tập quán đó là quy phạm luật quốc tế

2.2 Quan điểm mới về tập quán quốc tế

1 1 Theo https://iuscogens-vie.org/2018/01/21/58/amp/

Trang 4

Trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế Loại quy phạm thứ nhất mang tính truyền thống, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý ràng buộc mình Loại quy phạm thứ hai bao gồm các quy tắc

xử sự được ghi nhận, trong một số văn kiện, được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán quốc tế.2

Đặc điểm của loại quy phạm tập quán thứ hai thể hiện ở chỗ nó không hình thành từ thực tiễn dài lâu mà từ các văn kiện quốc tế hoặc có tính chất quốc tế được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận và áp dụng rộng rãi, chúng có thể hình thành từ điều ước quốc tế cũng như các văn kiện quốc tế khác, thường là nghị quyết của tổ chức quốc tế hay các phán quyết của Tòa án quốc tế Đây là các quy phạm của luật quốc tế chung được hình thành từ nửa sau thế kỷ XX, về mặt pháp

lý chúng tồn tại như quy phạm tập quán, đồng thời các văn kiện có liên quan chứa đựng quy tắc xử sự là bằng chứng về nội dung của chúng

Tập quán quốc tế hình thành thường cần một thời gian tương đối dài và gần như không thể xác định được thời điểm hình thành của một quy định tập quán cụ thể Đôi khi một số tập quán quốc tế cũng được hình thành khá nhanh chóng hơn -tập quán “tức thì” (instant customs) - ví dụ như một số quy định của luật không gian vũ trụ khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người có thể du hành vào vũ trụ

và khám phá nó Trong điều kiện của các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các quốc gia nhanh chóng lựa chọn mẫu hành vi nào đó cho mình và hành vi ấy trở thành tập quán pháp lý quốc tế

Điều này đã dẫn đến một thực tế là yếu tố thời gian không phải bao giờ cũng giữ vai trò quyết định trong quá trình hình thành tập quán như trước đây Tập quán quốc tế có thể phải trải qua quá trình dài lâu và có thể được hình thành rất nhanh

chóng trong điều kiện của sinh hoạt quốc tế ngày nay

Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể luật quốc tế cũng như từ sự đồng tình với các nghị quyết mà nội dung nó tuyên bố

về sự tồn tại thực tế của quy phạm pháp lý quốc tế Qua đó sẽ có nhiều cách hình

2 2 http://www.dankinhte.vn/tap-quan-quoc-te-la-gi/

Trang 5

thành khác nhau như : tuyên bố đơn phương của một quốc gia, tuyên bố chung, thông cáo chung, từ phán quyết của Toà án quốc tế, từ điều ước quốc tế, từ nghị quyết của tổ chức quốc tế (chủ yếu là Liên hợp quốc)

3 Hiệu lực ràng buộc

Tập quán quốc tế có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia Điểm này hoàn toàn khác với điều ước quốc tế, và có thể giải thích là do quy định tập quán quốc tế hình thành trên cơ sở sự đồng ý của tất cả hoặc ít nhất đa số các quốc gia,

dù sự đồng ý đó là ngầm định và không rõ ràng như việc ký kết điều ước quốc tế

Sự đồng ý đó nằm trong bản chất của quá trình hình thành tập quán quốc tế - một thực tiễn chung của các quốc gia được tuân thủ với niềm tin rằng đây là quy định được chấp nhận như luật

Có hai ngoại lệ về hiệu lực của tập quán quốc tế Thứ nhất, một hoặc một số các quốc gia có thể không chịu ràng buộc của một quy định của tập quán quốc tế nếu quốc gia đó thể hiện sự phản đối liên tục ngay từ đầu (persistent objection) Sự phản đối này phải ngay khi một thực tiễn chung manh nha xuất hiện như một quy định tập quán; nếu quy định đó đã đạt được tư cách tập quán quốc tế, sự phản đối

sẽ quá trễ để ngăn cản hiệu lực ràng buộc của quy định đó Điều quan trọng đối với các quốc gia là phải theo dõi sự phát triển của các xu hướng, mô-típ hành động trong quan hệ quốc tế và phải có phản đối khi thấy sự phát triển đó có dấu hiệu của một thực tiễn chung - điều kiện đầu tiên để hình thành tập quán quốc tế Một lưu ý quan trọng là nếu sự phản đối được chấp nhận bởi các quốc gia khác thì có thể hình thành một quy định ngoại lệ đối với quy định tập quán quốc tế Ngoại lệ thứ hai là tập quán khu vực Tập quán khu vực chỉ ràng buộc trong phạm vi khu vực

mà thực tiễn chung và opinion juris của các quốc gia khu vực đã hình thành nên nó

II Giá trị pháp lý của tập quán quốc tế trong việc hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế

Điều 38 Khoản 1 Điểm b Quy chế Tòa án quốc tế (1945) quy định:

Trang 6

“1 Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh

chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

b Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;”

Tập quán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Luật quốc tế So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn Đó là những quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý nên những quy tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế Tập quán quốc tế có những giá trị pháp lý đối với hình thành và phát triển quy phạm luật quốc tế sau:

Thứ nhất, trước khi có điều ước quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, thì

tập quán đóng vai trò là công cụ chính để điều chỉnh những mối quan hệ của luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kì chiếm hữu nô lệ Khi những quy phạm pháp luật quốc tế ra đời thì Tòa án quốc tế áp dụng tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung Đồng thời các tập quán quốc tế được thừa nhận như những quy phạm pháp luật Tuy nhiên, chúng ta cần khẳng định rằng không phải tất cả các quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn đời sống đều trở thành quy phạm pháp luật quốc tế Lý luận và thực tiễn cho thấy chỉ những quy tắc được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế, kéo dài về mặt thời gian, được nhiều quốc gia thừa nhận, áp dụng; phù hợp với các tư tưởng tiến bộ, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mới trở thành quy phạm tập quán quốc tế Mặc dù quy phạm tập quán quốc tế có số lượng ít hơn quy phạm điều ước quốc tế nhưng ảnh hưởng, tính hiệu lực của quy phạm tập quán quốc tế trong điều chỉnh quan hệ quốc tế không thể bị phủ nhận 3

Thứ hai, tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế

thông qua quá trình pháp điển hóa Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế đã chỉ ra rằng nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc

từ quy phạm tập quán quốc tế Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng

3 3 Giáo trình Luật Quốc tế Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2016, trang 43, 44.

Trang 7

con đường điều ước và ngược lại cũng có trường hợp điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng con đường tập quán

Các quy định về ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần” Ban đầu quy định này tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, sau đó được pháp điển hóa thành điều ước quốc tế Hay các quy định về luật biển quốc tế trong Công ước Luật biển 1982 như chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của quốc gia trong nội thuỷ của mình có nguồn gốc từ tập quán lâu đời “tự do biển cả” Khi một tập quán quốc tế được pháp điển hóa vào một điều ước thì tập quán

đó không mất đi mà vẫn tồn tại Tòa án quốc tế đã đưa ra nhận định “Việc các

nguyên tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc được đưa vào các điều ước quốc tế

đa phương không thể nói rằng chúng chấm dứt tồn tại và được áp dụng như là những nguyên tắc của tập quán quốc tế, ngay cả với quốc gia là thành viên của công ước đó” 4

Ví dụ chứng minh cho lập luận này là có những điều ước quốc tế như Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1982,… có sự ký kết và tham gia của đa số các quốc gia trên thế giới, nhưng vẫn không phải tất cả các quốc gia Thực tiễn cho thấy, các quốc gia không ký kết hoặc tham gia những công ước này cũng đều áp dụng các quy phạm của chúng, coi đó là quy phạm pháp lý ràng buộc mình với tư cách là tập quán Như vậy, trong những trường hợp này các quy phạm tập quán vẫn tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế và điều chỉnh nhiều mối quan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau trong đời sống quốc tế

Thứ ba, tập quán có thể tạo điều kiện để mở rộng hiệu lực của điều ước quốc

tế trong trường hợp các chủ thể của luật quốc tế không phải là thành viên của điều ước nhưng có quyền viện dẫn đến quy phạm điều ước với tính chất là tập quán quốc tế áp dụng cho bên thứ ba Một minh chứng đó là hiệu lực của điều ước với bên thứ 3 do viện dẫn các quy phạm của điều ước dưới dạng tập quán quốc tế

4 4 Vụ liên quan đến các hoạt động quân sự và bán quân sự của Mỹ bên trong và chống lại Nicaragua (Nicaragua v Mỹ), Phán quyết về nội dung của Tòa ICJ năm 1986.

Trang 8

Một số tập quán quốc tế được áp dụng điển hình như: Tập quán được “quyền chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài để điều chỉnh cho hợp đồng mà mình ký; tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do luật nước đó quy định; tập quán

“tòa án hoặc trọng tài nước nào khi giải quyết tranh chấp có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó”

Quá trình thành lập tập quán quốc tế không thông qua hành vi kí kết mà nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể Luật quốc tế Con đường hình thành tập quán quốc tế gắn liền với quá trình thành lập tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi phải có sự liên tục Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập quán pháp có thể nói lên đến trăm năm thậm chí là hàng ngàn năm; hoặc cũng có thể nhanh chóng, kịp thời đáp ứng việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế

III Gía trị pháp lý của Tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế.

Về mặt lịch sử, tập quán quốc tế xuất hiện sớm hơn so với đa số các loại nguồn khác của Luật quốc tế Trong thời kỳ cổ đại và trung đại, hầu hết các quan

hệ quốc tế được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế, dưới hình thức các quy định bất thành văn Quy phạm tập quán được hình thành, trải qua thời gian, được các quốc gia thừa nhận trở thành quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của các quốc gia Sau này, đến thời kỳ cận đại và hiện đại, luật quốc tế phát triển thành một tổng thể các quy định có tính hệ thống Yêu cầu khách quan các quy định phải được mã hóa

rõ ràng, thể hiện quyền năng của các chủ thể tham gia vì thế các điều ước quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng tập quán quốc tế vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế

1 Vị trí của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia.

Thứ nhất, đó là quy tắc xử sự chung trong quan hệ của các quốc gia và được

các quốc gia tuân thủ, áp dụng một cách tự nguyện

Trang 9

Thứ hai, quy tắc này được các quốc gia thừa nhận có hiệu lực pháp lý bắt

buộc đối với mình Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là những nguồn cơ bản của luật quốc tế Việc hình thành, tồn tại và hủy bỏ các quy tắc của tập quán hay điều ước không phụ thuộc vào nhau và vào các nguồn khác của luật quốc tế Lời

mở đầu của Công ước Viên 1969 khẳng định “những quy phạm của luật tập quán

quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề chưa được quy định trong các điều khoản của công ước này” Vì vậy, các quốc gia chưa gia nhập công ước vẫn có thể

viện dẫn các quy phạm của công ước dưới dạng các quy phạm tập quán Tính truyền thống, tính mềm dẻo là những ưu điểm riêng của tập quán quốc tế Tuy nhiên áp dụng loại nguồn nào của pháp luật quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi tham gia các quan hệ quốc tế

2 Tập quán quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

Ngay từ khi hình thành, các quốc gia đã đặt ra vấn đề cần có sự hợp tác với nhau để không một quốc gia nào tồn tại một cách biệt lập với cộng đồng, cùng nhau phát triển, hợp tác để chống chiến tranh xâm lược và phát triển kinh tế Vì vậy, luật quốc tế cũng được áp dụng phổ biến, rộng rãi và linh hoạt hơn Để điều chỉnh các mối quan hệ đó các quy phạm pháp luật điều chỉnh như điều ước quốc tế, đặc biệt là tập quán quốc tế cho phép các chủ thể thỏa thuận để lựa chọn cách xử

sự cho mình, có giá trị pháp lý bắt buộc

Thông qua tập quán quốc tế các quốc gia tôn trọng và thừa nhận các quy tắc

xử sự của quốc gia mà mình hợp tác nhằm tạo dựng quan hệ hợp tác lâu dài, có nhiều quy phạm pháp luật do chính các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cũng được các chủ thể khác thừa nhận là tập quán quốc tế, bắt buộc khi hợp tác với các quốc gia đó phải tuân thủ tập quán quốc

tế đó Như thực tiễn hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia thông qua tuyên bố của các quốc gia về chiều rộng lãnh hải, về độ cao vùng trời là xuất phát điểm để hình thành nên tập quán quốc tế về độ cao vùng trời cũng như về chiều rộng lãnh hải trong Luật quốc tế, hay xét trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, có hai nguyên tắc được hình thành từ tập quán quốc tế, được các quốc gia thừa nhận, đó là nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và

Trang 10

nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) Hai nguyên tắc này không chỉ tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế mà còn được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc, như nguyên tắc tận tâm thực hiện

các cam kết quốc tế: “Tất cả các nước thành viên đều phải làm tròn những nghĩa

vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có” (Điều 2 khoản 2).

Sự hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia góp phần mạnh mẽ đén sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung trên hầu hết mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, Đặc biệt trong các giao dịch thương mại quốc

tế, các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng rộng rãi Tuy nhiên theo khảo sát của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) việc giải thích và áp dụng tập quán thương mại quốc tế ở các nước có sự khác nhau Nhằm tránh những tranh chấp không đáng có và tăng cường hiệu quả hợp tác, ICC đã soạn thảo INCOTERMS với mục đích cung cấp bộ quy tắc để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế Hay như nguyên tắc tự do biển cả là một tập quán quốc tế lâu đời, sau đó được quy định rõ ràng trong các điều ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên 1982 nhằm giúp cho các nước có sự áp dụng trên thực tế thống nhất và minh bạch hơn Từ đó các vấn đề về tự do hàng hải, tự

do hàng không, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học, được thừa nhận và có sự ràng buộc pháp lý, thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia

3 Tập quán quốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc hội nhập, hợp tác quốc tế càng trở nên phổ biến kéo theo tình trạng tranh chấp giữa các chủ thể càng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng do có nhiều bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó tồn tại một cách tất yếu như một mặt trái của các quan hệ giữa các quốc gia Với tư cách là một nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế đóng vai trò cốt yếu trong việc giải quyết những xung đột giữa các chủ thể, điều hòa mối quan hệ giữa các bên, đặc biệt trong những trường hợp không thể áp dụng các điều ước quốc tế để xử lý

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:08

w