Chương I: Những vấn đề chung về luật quốc tế I. Khái niệm 1. Định nghĩa: Là tổng hợp các nguyên tắc và các QPPL do các chủ thể của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế. 2. Đặc trưng cơ bản - Đối tượng điều chỉnh: + Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế chịu sự tác động, điều chỉnh của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Chương I: Những vấn đề chung về luật quốc tế
I Khái niệm
1 Định nghĩa:
Là tổng hợp các nguyên tắc và các QPPL do các chủ thể của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế
2 Đặc trưng cơ bản
- Đối tượng điều chỉnh:
+ Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế chịu sự tác động, điều chỉnh của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế
- Cơ chế xây dựng LQT:
+ Không có cơ quan lập pháp chung
+ Hình thành dựa trên sự thỏa thuận của chủ thể LQT
+ Phương thức xây dựng:
Trực tiếp: đám phán ký kết ĐUQT
Gián tiếp: gia nhập, thừa nhận các quy tắc TQQT
+ Cơ chế thực thi:
Không có bộ máy cưỡng chế
Cơ chế thực thi tự cưỡng chế riêng lẻ hoặc tâp thể:
1 Biện pháp cưỡng chế: quân sự, phi quân sự,…
2 Phương thức: dư luận quốc tế công khai/ không
- Chủ thể: là thực thể độc lập tham gia vào QHXH do LQT điều chỉnh
+ Chủ thể LQT bao gồm:
Các quốc gia: là chủ thể chủ yếu , trước hết và truyền thống của luật quốc
tế LQT ra đời xuất phát từ chính nhu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước Chính các qg thương lượng, thỏa thuận để xây dựng các quy phạm của
Trang 2LQT Do đó, không 1 thực thể chính trị nào có thể đứng trên quốc gia khi
chủ quyền quốc gia là hoàn toàn và tuyệt đối
Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết Mặc dù
các quốc gia này không có đầy đủ các dấu hiệu của 1 quốc gia độc lập nhưng
để lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, các chủ thể này phải lập ra những tổ chức nhất định để tham gia và cụ thể hóa quyền năng chủ thể của luật quốc tế
Các tổ chức quốc tế liên quốc gia khi được các quốc gia thừa nhận
Chủ thể đặc biệt: Đài loan, Hồng Kong, Ma cao+ Tòa thánh Vaticang
- QPPL quốc tế: là quy tắc xử sự do các chủ thể LQT thỏa thuận
II Nguồn của LQT
1 Về mặt lý luận: Nguồn của LQT gắn liền với quá trình hình thành các quy tắc xử
sự bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội
2 Về mặt pháp lý: Nguồn của LQT là hình thức chứa đựng các qppl
Nguồn của LQT rất đa dạng:
Nghị quyết của tổ chức qt liên chính phủ
Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Ý nghĩa:
- Xác định nguồn của LQT có ý nghĩa trong việc áp dụng và thực thi PLQT
- Là cơ sở giải quyết những vấn đề liên quan
* ĐUQT
- Là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của LQT
- Là 1 văn kiện được thể hiện ra bên ngoài là văn bản
Trang 3- Do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của LQT hiện đại (phải đảm bảo sự tự nguyện, thiện chí, bình đẳng trong ký kết các điều ước quốc tế)
- ND: nhằm định ra/ sửa đổi/ chấm dứt quyền và NV quốc tế
- Tuy nhiên, không phải điều ước qt nào cx được coi là nguồn của LQT mà chỉ những điều ước qt nào bảo đảm về mặt hình thức, nội dung, phù hợp với các
nguyên tắc của LQT hiện đại mới là nguồn của LQT
* Tập quán quốc tế
- Là những phong tục, tập quán đã được hình thành và lưu truyền trong thực tiễn đời sống quốc tế đều trở thành quy phạm tập quán qt
+ sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế
+ kéo dài về mặt thời gian
+ được nhiều quốc gia thừa nhận, áp dụng
+ phù hợp với tư tưởng tiến bộ, các ngtac cơ bản của LQT
* Các nguyên tắc PL chung
- Có thể hiểu là những nguyên tắc PL quốc tế hoặc nguyên tắc PL quốc gia
- Trong từng lĩnh vực PL nhất định, các QPPL luôn được xây dựng dựa trên và xuất phát từ những nguyên tắc mang tính nền tảng
- Sẽ được áp dụng khi thiếu vắng các quy định của ĐUQT, Tập quán QT
- Tuy nhiên k phải ngtac nào cx được coi là nguồn
* Phán quyết của TA công lý quốc tế
- Được xem là nguồn bổ trợ của LQT
- ND của các phán quyết là sự chỉ dẫn cần thiết cho các chủ thể khác khi áp dụng, giải thích 1 QPPL qt
- TRong nhiều TH còn có ý nghĩa hướng dẫn, trở thành tiêu chuẩn, khuôn mẫu để
áp dụng cho những TH tương tự về sau
* Nghị quyết của TC QT liên chính phủ
- Được xem là nguồn bổ trợ
Trang 4- Được ban hành bởi các tổ chức quốc tế liên chính phủ mang tính phổ cập và khu vực
- Nghị quyết có thể mang tính bắt buộc hoặc tính khuyến nghị
- Chỉ những nghị quyết mang tính chất ràng buộc và được viện dẫn để giải quyết các quan hệ giữa các TV của tổ chức đó thì mới được coi là nguồn
III Mối quan hệ giữa LQT và LQG
- Luật quốc gia tác động có tính chất quyết định luật quốc tế
+ Mỗi quốc gia khi tham gia vào đời sống quốc tế do những lợi ích mà qg mong muốn đạt được Từ đó, ý chí quốc gia được chuyển hóa thành các QPPL cụ thể củaLQT
+ QG không thể chấp nhận sự ràng buộc đó mâu thuẫn với chính sách, pháp luật vàlợi ích của quốc gia
- Luật Qt góp phần hoàn thiện LQG
+ Các qg khác nhau thì hệ thống PL khác nhau, nhưng khi tham gia vào đời sống
qt thì giữa các Qg phải được đặt trong cùng 1 hệ quy chiếu và có mẫu số chung, tìm ra điểm chung để dễ dàng hòa nhập và hợp tác
=> đòi hỏi các qg phải luôn hoàn thiện pl và thể chế để phù hợp với các quy định của PL và thông lệ quốc tế
+ Đặc biệt ở các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn về mặt PL Họ phải bổ sung, sửa đổi PL trong nước nhằm đạt được những yêu cầu tối thiểu của các tổ chức đó QT này góp phần làm cho hệ thống PL qg ngày càng tiệm cận với các giá trị chuẩn mực tiến bộ của luật qt
Trang 5=> MQH có tính chất hai chiều, tác động qua lại Sự tác động này nhằm hướng đếnnhững giá trị, lợi ích mang tính chất quốc gia, và quốc tế, nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống con người.
Nếu luật quốc tế mâu thuẫn với luật quốc gia thì sao?
CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LQT
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Phương diện pháp lý quốc tế: Hiến chương tuyên bố 2625 (XXV) ngày
24/10/1970
+ Phương diện KH LQT: là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo
bao trùm có tính bắt buộc chung ( Juscogen) đối với chủ thể LQT
+ là những cơ sở để xây dựng và duy trì trật tự pháp lý quốc tế
+ Là cơ sở xây dựng quy điều ước và quy phạm tập quán
+ Là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ thể LQT tham gia QH pháp lý quốc tế
Trang 6 quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình: trong việc thực hiện các quyền lập- hành- tư pháp; quy định các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…không phụ thuộc bất cứ sự can thiệp nào
quyền độc lập của quốc gia trong QHQT: lựa chọn và thực hiện đường lối đối ngoại của mìnhs
- ND:
+ Bình đẳng về địa vị pháp lý
+ Chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
+ Tôn trọng quyền năng chủ thể quốc gia khác
+ Toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính là tối cao
+ Tự do lựa chọn và phát triển kinh tế và chính trị
+ Tồn tại hòa bình, thực hiện nguyên tắc Pacta Sunt Servanda
- Các quyền bình đẳng của các quốc gia: 6 nhóm quyền
+ Tôn trọng quốc thể
+ tham gia giải quyết vấn đề liên quan ký kết
+ Gia nhập ĐUQT
+ Tham gia hội nghị quốc tế
+ Quyền ưu đãi, miễn trừ
Trang 7lại sự tòan vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập về chính trị của quốc gia khác bằng bất kfy cách nào và nguyên cớ nào ko phù hợp với mục đích của LHQ
- Sử dụng vũ lực là sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia có độc lập chủ quyền
+ gián tiếp sử dụng vũ lực: sử dụng các biện pháp phi vũ trang chỉ được coi là sử dụng vũ lực nếu kết quả dẫn đến sử dụng vũ lực ( trực tiếp)
- Đe dọa sử dụng vũ lực: là tập trung quân đội với số lượng lớn ở biên giới quốc gia khác; tập trận ở bên giới biểu dương lực lượng; gửi tối hậu thư
+ quyền tự vệ chính đáng ( Điều 51 Hiến chương)
+ Những biện pháp cưỡng chế do LHQ quy định/cho phép ( DD39)
+ Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được quyền sử dụng vũ lực để tự giải phóng mình ( nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết)
3 Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
- cơ sở pháp lý: K3 điều 2 Hiến chương LHQ
- Là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong
Trang 8qua các tổ chức quốc tế phổ cập toàn cầu như LHQ (UN) thì với sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế khu vực như: Liên minh châu âu (EU), hiệp hội các quốc gia ĐNA,… đóng vai trò tích cực trong việc áp dụng nguyên tắc này.
4 Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Cơ sở pháp lý: K7 Điều 2 Hiến chương LHQ và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế
ND:
- Các quốc gia, các chủ thể khác của LQT không được áp dụng bất cứ biện pháp gì
đẻ hạn chế chủ thể LQT thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền riêng của nó
- Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công việc được quốc gia tiến hành trong phạm vi lãnh thổ của mình nhưng không còn được xem là công việc nội bộ quốc gia đó.VD: một số quốc gia thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc xâm phạm thô bạo quyền con người
+ Ngược lại có những công việc thực hiện bên ngoài lãnh thổ quốc gia nhưng lại được xem là công việc nội bộ
VD: quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với tàu thuyền có quốc tịch của mình ở công hải
- Viêc tuân thủ nguyên tắc này có thể được đảm bảo khi có thể tuân thủ các nguyêntắc cơ bản khác của LQT
5 Nguyên tắc các quốc gia có NV hợp tác
- Cơ sở pháp lý: Điều 55 & 56 HIến chương LHQ
- Để đạt được các mục đích của LHQ, các quốc gia thành viên phải cam kết hành động chung hoặc riêng, hợp tác với nhau và với các tổ chức của LHQ Tuy nhiên cũng cần thấy rằng các qg hợp tác với nhau theo những cách thức, biện pháp trên những phương diện, mức độ và cấp độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gia
- NV hợp tác đòi hỏi các quốc gia phải hành động phù hợp với nguyên tắc của LHQ Điều này có nghĩa là các quốc gia phải thể hiện nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua sự hợp tác, phối hợp với nhau
6 Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Trang 9- K2 Điều 1 Hiến chương LHQ
- Nguyên tắc này được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở chủ quyền dân tộc- quyền thiêng liêng, bất khả xam phạm của mỗi dân tộc được pháp luật thừa nhận
- Điều này đã đóng góp 1 vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân cũ và sự thành lập 1 loạt các quốc gia mới ở châu á, phi, mĩ la tinh
- Tuyên bố 1970 của LHQ ghi nhận nguyên tắc dân tộc tự quyết với 2 phương diệnchủ yếu:
+ tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị của mình
+ có quyền tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xh và văn hóa và khong có bất
kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài
7 Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ
I KHÁI NIỆM
1, định nghĩa
- Là các thực thể tham gia vào quan hệ quốc tế, có khả năng thực hiện các quyền
và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong khuôn khổ và trên cơ sở LQT
=> Kn chủ thể LQT khác với Kn các thực thể tham gia vào QHQT
- Các thực thể là chủ thể của LQT phải có những dấu hiệu sau đây
+ Phải có những hành vi pháp lý tham gia vào quan hệ pháp lý do LQT điều chỉnh+ Khi tham gia vào QH LQT, thực thể đó phải có ý chí độc lập- không chịu ảnh hưởng , không phụ thuộc vào bất cứ 1 sự tác động, áp đặt của các chủ thể khác trong đời sống quốc tế
+ chủ thể LQT phải là các thực thể có đầy đủ quyền và thực hiện các NV đối với các chủ thể khác
+ Phải có năng lực độc lập gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của chủ thể gây ra khi tham gia vào Qh LQT
=> Bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các chủ thể đặc biệt được thừa nhận là những thực thể có những quyền và
Trang 10NV quốc tế cơ bản xuất phát từ chính khả năng thực tế của những thực thể này khi tham gia vào các QH pháp lý quốc tế.
* chủ thể đặc biệt: tòa thánh Vatican, vùng lãnh thổ
Trong đó, quốc gia là chủ thể quan trọng với đặc trưng nổi bật là sự tồn tại có tính quyết định của yếu tố chủ quyền
NOTE: công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế, tổ chức phi chính phủ, ko thể coi đây là chủ thể của LQT do không có những thuộc tính của chủ thể LQT
2 Quyền năng chủ thể của LQT
- Là khả năng thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong khuôn khổ và trên cơ sở LQT
- Xuất hiện ngay khi xuất hiện quốc gia với đầy đủ những dấu hiệu của nó và không phụ thuộc vào việc thừa nhận của các chủ thể khác Quyền năng chủ thể LQT của tổ chức qt xuất hiện từ khi điều lệ của tổ chức có hiệu lực pháp lý
- Quyền năng chủ thể LQT bao gồm năng lực pháp lý quốc tế và năng lực hành vi pháp lý quốc tế
+ năng lực pháp lý quốc tế: là khả năng chủ thể của LQT có quyền và NV quốc tê trên cơ sở LQT Bất cứ quốc gia nào xuất hiện với đầy đủ dấu hiệu của 1 quốc gia
cũng đều có năng lực pháp lý quốc tế Bởi vậy, các quốc gia khác nhau về dân số, diện tích, trình độ phát triển nhưng đều có năng lực pháp lý quốc tế giống nhau + Năng lực hành vi quốc tế là khả năng của chủ thể LQT bằng hành động của
mình thực hiện các quyền và gánh vác các NV pháp lý quốc tế không giống nhau.
VD: có quốc gia có khả năng thực hiện quyền và gánh vác NV pháp lý quốc tế trong quá trình khai thác và chinh phục vũ trụ, song có quốc gia chưa có khả năng đó
- Ngoại lệ: có những thực thể có quy chế đặc thù như vùng lãnh thổ, lãnh thổ hải quan hoặc được mở rộng đến các yếu tố khác như “ nhân loại” trong luật biển quốc
tế, hoặc sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia dứưới danh nghĩa pháp nhân quốc gia hoặc pháp nhân tư pháp
II Quốc gia- Chủ thể cơ bản của LQT
- Quốc gia là chủ thể cơ bản của LQT có thuộc tính chính trị- pháp lý đặc thù là chủ quyền hay chủ quyền quốc gia
Trang 11+ Chủ quyền là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia Chủ quyền quốc gia bao gồm 2 nội dung chủ yếu:
Quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình trong việc thực hiện quyền hành- tư- lập pháp; quyết định những vấn đề chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội mà k chịu ảnh hưởng, không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài
Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế: hoàn toàn có quyền trongviệc lựa chọn và thực hiện đường lối đối ngoại của mình phù hợp chuẩn mựcquốc tế và vì lợi ích cốt lõi của nhân dân
- Tuyên bố môn tê đi vê ô có đưa ra vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia:
+ Có lãnh thổ xác định:
+ Có cộng đồng dân cư ổn định
+ Có chính phủ
+ Có khả năng độc lập tham gia các QHPL QT
- Về cơ cấu, quốc gia có 2 loại: quốc gia đơn nhất và quốc gia liên bang
2 Quyền năng chủ thể quốc gia
- Xuất hiện ngay khi xuất hiện quốc gia với đầy đủ những dấu hiệu của nó và không phụ thuộc vào việc thừa nhận của các quốc gia khác Sự công nhận ở đây chỉ có vai trò trong việc thúc đẩy các quan hệ giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận Trong khi đó, các tổ chức quốc tế không phải căn cứ vào “ những thuộc tính tự nhiên” như quốc gia, mà do TT của các quốc gia thành viên tự trao cho
- Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia là tổng thể những quyền và Nv mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế
- Quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia có thể được mở rộng hoặc thu hẹp trong
TH quốc gia tự hạn chế quyền của mình hoặc tự nguyện gánh vác thêm các NV nhằm đạt được những mục đích nhất định bảo đảm hỏa bình và an ninh quốc tế.III Các chủ thể khác của LQT
1 Dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết
Trang 12- Được thừa nhận là những chủ thể đang trong giai đoạn quá độ đẻ tiến lên thành lập 1 quốc gia dân tộc độc lập, có chủ quyền.
=> là chủ thể quá độ lên chủ thể cơ bản của LQT hiện đại
Tuy rằng quyền tự quyết của các dân tộc được thừa nhận về mặt pháp lý quốc tế trong quan hệ với tất cả các dân tộc nhưng ko phải dân tộc nào cũng được thừa nhận là chủ thể của LQT LQT chỉ thừa nhận các dân tộc nào đang đấu tranh thực hiện quyền tự quyết mới có tư cách là chủ thể của LQT Những phong trào dân tộc cực đoan có tính khủng bố không phỉa là thực thể của luật pháp QT
=> Các dấu hiệu đặc trưng gồm:
+ tổn tại thực tế cuộc đấu tranh với mục đích thành lập quốc gia độc lập
+ có cơ quan lãnh đạo cuộc đấu tranh và đại diện cho dân tộc đó trong QHQT
NOTE: nhân dân được coi là thực thể phản ánh ý chí của các quốc gia trên trường
quốc tế, nhân dân được coi là 1 yếu tố quan trọng của quốc gia, nhưng k phải chủ thể của LQT
2 Tổ chức quốc tế liên quốc gia
Khác với quốc gia, quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế liên quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở TT giữa các quốc gia
IV Công nhận quốc tế
- Được hiểu là hành vi chính trị- pháp lý của quốc gia công nhận sự tồn tại của TV mới, xuất phát từ những động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) và thể hiện ý chí muốn thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với bên được công nhận
- Sự công nhận đóng 1 vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế Sự công nhận QTkhông là cơ sở để 1 thực thể trở thành chủ thể của LQT, song nó có vai trò to lớn
Trang 13trong việc thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia công nhận và thực thể được công nhận.
- Theo PL QT hiện nay, sự công nhận phải là NV của các quốc gia khi 1 quốc gia được hình thành bằng con đường hợp pháp; các qg cũng có NV không công nhận khi 1 quốc gia, 1 chính phủ được hình thành bằng cách vi phạm nghiêm trọng Pl quốc tế
1 Các thể loại công nhận quốc tế
Có nhiều thể loại công nhận khác nhau, trong đó công nhận quốc gia và công nhận chính phủ mới thành lâp là 2 thể loại công nhận chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn quốc tế
a công nhận quốc gia mới được thành lập
- Quốc gia có thể được hình thành theo 1 trong 3 con đường:
+ Do 1 tập thể con người định cư lâu dài và ổn định trên 1 lãnh thổ vô chủ/ lãnh thổ chưa có 1 tổ chức chính trị nào phù hợp
+ Quốc gia có thể được hình thành do kết quả của cuộc cách mạng xã hội
+ Do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại thời điểm quôc gia mới được thành lập
=> TRở thành những chủ thể mới của LQT ngay từ thời điểm được thành lập 1 cách mặc nhiên Sự công nhận quốc gia không làm ảnh hưởng đến những quyền năng chủ thể LQT của quốc gia, chỉ mang tính chất như 1 tuyên bố về việc xác thực có sự xuất hiện của 1 quốc gia mới trong đời sống quốc tế