1. CÂU HỎI PHẦN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CHỦ THỂ, GIAO DỊCH DÂN SỰ, THỜI HẠN, THỜI HIỆU Câu 1. Phân tích các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích? Khái niệm: Tuyên bố mất tích đối với cá nhân là việc theo thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích nếu người đó biệt tích hai năm liền trở nên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có thông tin xác thực về việc nguời đó còn sống hay đã chết. (2 điểm)
Trang 1ĐÁP ÁN ĐỀ THI CÔNG CHỨC NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
PHẦN LUẬT DÂN SỰ
1 CÂU HỎI PHẦN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CHỦ THỂ, GIAO DỊCHDÂN SỰ, THỜI HẠN, THỜI HIỆU
Câu 1 Phân tích các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích?
- Khái niệm: Tuyên bố mất tích đối với cá nhân là việc theo thủ tục tố tụng dân sự,Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích nếu người đó biệt tích hai năm liền trởnên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định củapháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có thông tin xác thực về việc nguời đó còn
sống hay đã chết (2 điểm)
- Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích:
Toà án có thể ra quyết định tuyên bố một cá nhân mất tích nếu có đủ các điều kiệnsau đây:
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan (5 điểm)
Người có quyền, lợi ích liên quan là người mà giữa họ với người biệt tích đã vàđang có mối quan hệ nhất định và các quyền, lợi ích của họ có được từ mối quan hệ đó
bị ảnh hưởng khi người kia biệt tích
+ Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích (5 điểm)
Thông báo tìm kiếm nhằm xác định thông tin liên quan đến người vắng mặt trướckhi ra quyết định mất tích đối với người đó
Theo thông báo của Tòa án, người vắng mặt khi nhận được thông tin này sẽ cóhồi âm cho Tòa án hoặc cho người thân thích Nếu hết thời hạn thông báo mà vẫn không
có tin tức về người vắng mặt thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp quản lý tài sản của họ
Việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt phải được đăng trên báo hàng ngày củatrung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hìnhtrung ương trong ba ngày liên tiếp
+ Thời gian biệt tích: hai năm liền trở lên Thời hạn hai năm được tính từ ngàybiết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuốicùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuốicùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này đượctính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng (5 điểm)
Cần lưu ý là thời gian hai năm phải được tính là một khoảng thời gian liên tục,không bị gián đoạn Nếu có sự kiện gián đoạn, thời gian này sẽ được xác định lại từđầu
Trang 2– Hậu quả của quyết định tuyên bố cá nhân mất tích:
+ Về tư cách chủ thể: Khi toà án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách
chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại; (3 điểm)
+ Quan hệ nhân thân: Các quan hệ nhân thân tạm dừng Trường hợp vợ hoặc
chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì toà án giải quyết cho ly hôn (5 điểm)
+ Quan hệ tài sản: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ do người đang quản
lý tiếp tục quản lý Trong trường hợp toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bịtuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niênhoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao chongười thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì toà án chỉđịnh người khác quản lý tài sản Người quản lý tài sản sẽ có các quyền và nghĩa vụ củangười quản lý giống như trong trường hợp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cưtrú (5 điểm)
Câu 2 Phân tích các loại thời hiệu theo quy định của bộ luật dân sự?
Khái niệm: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thờihạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự,miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyềnkhởi kiện vụ án dân sự
Các loại thời hiệu theo quy định của bộ luật dân sự :
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thểđược hưởng quyền dân sự.Như vậy thời hiệu hưởng quyền dân sự còn được gọi là thờihiệu xác lập quyền dân sự Tuy nhiên không phải bất cứ một quan hệ dân sự nào cũng cóthể được xác lập theo thời hiệu
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thìngười có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ Trong thời hạn yêu cầuthực hiện nghĩa vụ , người có quyền có thể khởi kiện nếu nghĩa vụ không được thực hiệnsau khi người đó đã trực tiếp yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện Thời hiệu miễn trừnghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với nhà nước Điều
đó có nghĩa không ai có thể được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đốivới nhà nước, dù nghĩa vụ đó đã được xác lập trong bao lâu Quyền, lợi ích hợp pháp củanhà nước được bảo vệ không giới hạn về thời gian
- Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
Trang 3Bộ luật dân sự không quy định về thời hiệu khởi kiện chung cho các quan hệ phápluật dân sự như pháp luật dân sự một số nước mà quy định các thời hạn khác nhau củathời hiệu khởi kiện đối với từng loại quan hệ pháp luật dân sự cụ thể
- Thời hạn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêucầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mấtquyền yêu cầu Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinhquyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Câu 3 Khái niệm giao dịch dân sự? Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?
- Khái niệm: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự
- Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
a Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Đối với cá nhân Giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phùhợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
+ Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xáclập giao dịch Mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại diện theo pháp luậtxác lập, thực hiện
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịchdân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhucầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác
+ Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tàisản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợppháp luật có quy định khác
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp
họ bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi Người cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự
- Đối với pháp nhân:
+Chủ thể này không thể trực tiếp tự tham gia vào giao dịch dân sự vì sự kết cấu về
tổ chức của chủ thể này bao gồm rất nhiều thành viên Chủ thể này sẽ tham gia giao dịchdân sự thông qua người đại diện của họ ( Đại diện theo pháp luật, đại diện ủy quyền)
Trang 4+ Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụcủa pháp nhân và chủ thể này chỉ được tham gia vào các giao dịch dân sự nằm trongkhuôn khổ của pháp luật Pháp nhân chỉ được tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự phùhợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân
+ Thẩm quyền và phạm vi của người đại diện khi thay mặt pháp nhân khi tham giaquan hệ giao dịch dân sự theo điều lệ hoặc pháp luật quy định
b Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cầm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội đạo đức xã hội
Khi tham gia vào giao dịch dân sự các bên đều mong muốn đạt được lợi ích, màlợi ích đó phải là lợi ích hợp pháp Nội dung của giao dịch dân sự là toàn bộ các thỏathuận mà các bên đã đồng thuận đưa ra xác định quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh
từ việc thực hiện giao dịch Mục đích và nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau và khôngđược vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội Mục đích của giao dịch, suy chocùng, là động cơ thúc giục đương sự xác lập giao dịch; còn nội dung của giao dịch có thểđược hiểu như đối tượng của giao dịch đó Pháp luật và đạo đức xã hội nói trong điềuluật là tập hợp các quy tắc pháp lý, quy tắc đạo đức (được hoặc không được ghi nhậntrong luật viết) phải được tuyệt đối tôn trọng mà không có ngoại lệ Ví dụ: không thể xáclập hợp đồng mua bán con người
c Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
“ Tự nguyện” theo từ điển tiếng Việt là tự mình muốn làm, không phải bị thúc ép,bắt buộc Theo như khoa học dân sự tự nguyện ở đây là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tốnày không có hoặc không thống nhất thì cũng không thể có tự nguyện Nguyên tắc nàycũng đã được quy định tại điều 3 BLDS: “ …Cá nhân, pháp nhân xác lập, thưc hiện,chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏathuận…”
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt,cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào
Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên vàphải được chủ thể khác tôn trọng
d Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật
- Hình thức của giao dịch là sự bày tỏ ý chí của các bên ( nội dung của giao dịch).Thông qua hình thức của giao dịch mà bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biếtđược nội dung của giao dịch đã xác lập
- Hình thức của giao dịch dân sự là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồntại giữa các bên qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra nên
Trang 5hình thức của giao dịch dân sự có vai trò rất quan trọng trong tố tụng dân sự Cụ thể cáchình thức của giao dịch dân sự:
+ Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụthể
+ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữliệu được coi là giao dịch bằng văn bản
+ Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằngvăn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuântheo các quy định đó
Trong luật thực định Việt Nam phần lớn các giao dịch quan trọng đều phải đượclập thành văn bản (mua bán, tặng cho, cho vay, cho thuê, thế chấp, cầm cố, ) Cá biệt,
có những giao dịch không những phải được ghi nhận bằng văn bản mà còn phải bằngmột văn bản có hình thức phù hợp với các quy định cụ thể của luật viết (như di chúc): tagọi đó là những giao dịch trọng thức Một khi việc lập văn bản là điều kiện để giao dịch
có giá trị, thì giao dịch được xác lập mà không có văn bản là giao dịch vô hiệu Mặt khác,một số giao dịch còn phải đăng ký theo quy định của pháp luật Ý nghĩa của việc đăng kýgiao dịch được người làm luật xác định tùy theo tính chất, tầm quan trọng của giao dịchđối với các bên giao dịch cũng như đối với người thứ ba Có trường hợp việc đăng kýđược coi là điều kiện để giao dịch có giá trị; có trường hợp giao dịch có giá trị một khiđược xác lập phù hợp với các quy định của luật, nhưng chỉ phát sinh hiệu lực đối vớingười thứ ba kể từ ngày được đăng ký, như trường hợp thế chấp bất động sản; có trườnghợp việc đăng ký giao dịch có tác dụng xác nhận việc chuyển quyền sở hữu tài sản giaodịch, như trường hợp mua bán, trao đổi các tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu;
có trường hợp hiệu lực của giao dịch chỉ phát sinh, cả đối với hai bên giao dịch và đốivới người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký, như trường hợp tặng cho các tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu
Câu 4 So sánh giữa phá sản pháp nhân và giải thể pháp nhân?
Giống nhau: Giải thể pháp nhân và phá sản pháp nhân đều là một trongnhững hình thức chấm dứt pháp nhân
Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thểđộc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đã tham gia với tư cách phápnhân
Sự khác nhau giữa phá sản pháp nhân và giải thể pháp nhân
Trang 6Đã thực hiện xong nhiệm vụ;
Đạt được mục đích khi thành lập pháp nhân đó đặt ra;
Hoạt động của pháp nhân trái với mục đích khi thành lập gây thiệt hại đến lợiích của xã hội;
.Vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc sự tồn tại của pháp nhân đã không cầnthiết nữa;
Khi thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ đã hết;
- Thủ tục giải quyết:
+ Giải thể pháp nhân:Thủ tục chấm dứt pháp nhân là thủ tục hành chính Cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập pháp nhân thì có thẩm quyền quyết địnhgiải thể pháp nhân đó
+ Phá sản pháp nhân:Thủ tục tuyên bố phá sản pháp nhân là một hoạt động tưpháp, do toà án có thẩm quyền quyết định
- Hậu quả pháp lý:
+ Giải thể pháp nhân: Pháp nhân bị chấm dứt sự tồn tại kể từ thời điểm xóa têntrong sổ đăng ký hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền
+ Phá sản pháp nhân: Pháp nhân bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt độngnếu như có cá nhân, tổ chức nào đó mua lại toàn bộ pháp nhân
- Thái độ của NN đối với chủ sở hữu hay người quản lý
+ Giải thể pháp nhân: Người quản lý pháp nhân, điều hành pháp nhân không bịcấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định
+ Phá sản pháp nhân: Người quản lý pháp nhân, điều hành pháp nhân bị tuyên bốphá sản thường bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định
2 CÂU HỎI PHẦN TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC QUYỀN KHÁC ĐỐIVỚI TÀI SẢN
Câu 5 Tại sao nói quyền sở hữu là chế định truyền thống trung tâm của LDS Quyền sở hữu được xác lập trên những căn cứ nào Cho ví dụ minh hoạ.
* Quyền sở hữu là chế định truyền thống, trung tâm của LDS bởi các cơ sở căn bản:
-Là một chế định pháp luật, quyền sở hữu ra đời từ khi có Nhà nước và nó là chếđịnh hiện diện đầu tiên ở tất cả BLDS của các quốc gia trên thế giới dù là ở thời cổ đạihay hiện đại: Bộ Luật Dân sự La Mã, Bộ Luật Dân sự Pháp…
- Ở Việt Nam, ngày sau khi giành được chính quyền, chính quyền nhân dân đãquan tâm ngay đến vấn đề sở hữu, ra sắc lệnh bãi bỏ các hình thức sở hữu của chế độthực dân phong kiến Từ đó đến nay chế định về sở hữu không ngừng được hoàn thiện vàphát triển
Trang 7- Chế định quyền sở hữu chi phối mạnh mẽ các chế định khác của Luật Dân sự.Quyền thừa kế là chế định có cơ sở từ quyền sở hữu Vấn đề sở hữu quyết định đến việcthực hiện các quan hệ pháp luật dân sự, đến việc tham gia vào các hợp đồng dân sự, thựchiện nghĩa vụ dân sự.
* Quyền sở hữu được xác lập dựa trên các căn cứ sau đây:
1.Quyền sở hữu được xác lập dựa trên căn cứ hợp đồng dân sự hoặc giao dịch mộtbên Hợp đồng dân sự là thoả thuận giữa các bên theo đó làm dịch chuyển quyền sở hữuđối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác Ví dụ: A bán cho B một căn nhà kể từthời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của B
Quyền sở hữu cũng được xác lập đối với tài sản chủ thể nhận từ tài sản thừa kếtheo di chúc Tài sản trong hứa thưởng, các cuộc thi giải cũng là căn cứ xác lập quyền sởhữu
2 Quyền sở hữu xác lập trên căn cứ pháp luật
- Di sản thừa kế theo pháp luật Ví dụ: A được chia di sản thừa kế theo hàng thừa
kế thứ nhất thì di sản được chia cho A thuộc quyền sở hữu của A
- Quyền sở hữu xác lập đối thu nhập hợp pháp có được do hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm có thu nhập đó Ví dụ: A bán toàn bộ cá trong vụ cáđược 100 triệu đồng từ thời điểm nhận tiền thanh toán A có quyền sở hữu số tiền đó
- Xác lập quyền sở hữu do các sự kiện sáp nhập trộn lẫn, chế biến tạo nên sự hợpnhất tài sản của nhiều chủ sở hữu Ví dụ: A và B cùng góp mỗi người 50 triệu đồng đểmua một ô tô tải A và B là đồng chủ sở hữu đối với ô tô này
- Xác lập quyền sở hữu do sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bịchôn giấu, đánh rơi, bỏ quên
- Xác lập quyền sở hữu do sự kiện gia súc, gia cầm bị thất lạc vật nuôi dưới nước
bị thất lạc Ví dụ: A bắt được một con bò lạc, sau sáu tháng kể từ ngày bắt được A cóquyền sở hữu nếu như đã thông báo công khai chiếm hữu liên tục
3 Quyền sở hữu tài sản được xác lập theo những căn cứ khác
- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi có các điều kiện do pháp luật quy định.Người chiếm hữu, người được quyền lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưngngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối vớiBĐS thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu Tuy nhiênquy định về thời hiệu không áp dụng đối với người chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàndân
- Xác lập quyền sở hữu thông qua phán quyết của Toà án hoặc quyết định của cơquan Nhà nước có thẩm quyền Ví dụ: việc chia tài sản theo quyết định ly tâm của Toàán…
Trang 8Câu 6 Chiếm hữu? Xác định các trường hợp chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể.
- Khái quát về chiếm hữu:
+ Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc giántiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản;
+ Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người khôngphải là chủ sở hữu
+ Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếmhữu không ngay tình thì phải chứng minh Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tàisản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó Người có tranh chấp vớingười chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền
+ Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu cóquyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạngban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lạitài sản và bồi thường thiệt hại
* Các trường hợp chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu:
- Người chiếm hữu vật trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu: là người thực hiệnviệc kiểm soát thực tế đối với vật, họ là người trực tiếp nắm giữ vật Những người nàychiếm hữu vật đồng thời thừa nhận rằng họ không phải là chủ sở hữu: họ thực hiện việcchiếm hữu dựa trên ý chí của người khác Ví dụ: người thuê vật chiếm giữ vật trên thực
tế, nhưng không có ý chí coi vật đó là của mình Bản thân việc trả tiền thuê vật cho chủ
sở hữu đã chứng tỏ anh ta thừa nhận sự thống trị về mặt pháp lý của chủ sở hữu đối vớivật
- Người chiếm hữu vật không trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu (qua việcchuyển giao quyền của một người không phải là chủ sở hữu, phát hiện của rơi, hoặcthông qua các hành vi trái pháp luật) Những người này cũng nắm giữ vật, ngoài ra họcòn có ý chí chiếm giữ vật như là của mình Tức là họ chiếm hữu vật theo ý chí củamình Ý chí chiếm hữu này thường có ở những người (ngoài bản thân chủ sở hữu) nhưngười lầm tưởng mình là chủ sở hữu, người mua phải tài sản từ kẻ gian tự xưng mình làchủ sở hữu, kẻ trộm tuy biết tài sản không phải của mình nhưng cố ý lấy trộm về chomình
Trang 9+ Quyền sở hữu: bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạttài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
+ Bảo vệ quyền sở hữu:
o Bảo vệ quyền sở hữu tài sản là những cách thức, biện pháp mà các chủthể quyền sở hữuáp dụng để phòng ngừa những hành vi xâm phạm sở hữu sẽ xảy ra hoặcyêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu
đã xảy ra
o Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu
o Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu,trừ trường hợp bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác
o Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữuđối với tàisản
- Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu: (Điều 164 BLDS 2015)
Các yếu tố sau đây thuộc về đặc trưng của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu: (i)Chủ thể áp dụng các cách thức, biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu là Nhà nước và chủthể quyền sở hữu, ngưởi có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản; (ii) Biện pháp,cách thức được áp dụng bao gồm các biện pháp có tính chất phòng ngừa (như biện pháp
tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu) và các biện pháp có tính chất chế tài có thể áp dụngtrước và sau khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu xảy ra
Gồm các phương thức sau đây:
+ Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biệnpháp theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiệnquyền sở hữu phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại
+ Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái phápluật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người cóhành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản (kiện đòi lại tài sản)
Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người cóhành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thựchiện quyền sở hữu
Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người cóhành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bồi thường thiệt hại
Trang 10Câu 8 So sánh xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu và xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên Hãy phân tích một vụ việc về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
* So sánh xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu và xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
- Giống nhau:
+ Là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu
+ Người phát hiện, người tìm thấy nếu không xác định được ai là chủ sở hữu đềuphải phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơigần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại
Có thể biết hoặc không biết ai làchủ sở hữu
L
oại tài
sản
Động sản hoặc bất độngsản
đối với động sản đó thuộc về
người phát hiện tài sản
Sau 05 năm, kể từ ngàythông báo công khai mà không
xác định được ai là chủ sở hữu tài
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báocông khai về tài sản do người khác đánhrơi, bỏ quên mà không xác định được chủ
sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhậnthì quyền sở hữu đối với tài sản này đượcxác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi,
bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mườilần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
Trang 11sản là bất động sản thì bất động
sản đó thuộc về Nhà nước; người
phát hiện được hưởng một khoản
tiền thưởng theo quy định của
pháp luật
định thì người nhặt được được xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản đó theo quyđịnh của Bộ luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan; trường hợp tài sản
có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừchi phí bảo quản, người nhặt được đượchưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định và 50% giá trịcủa phần vượt quá mười lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định, phần giá trị cònlại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị
bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hoá theo quy định của Luật di sản vănhóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước;người nhặt được tài sản được hưởng mộtkhoản tiền thưởng theo quy định của phápluật
-* Phân tích một vụ việc về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.
3 CÂU HỎI PHẦN THỪA KẾ
Câu 9 Phân tích nguyên tắc tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ thừa kế
theo quy dịnh của BLDS năm 2015?
Cơ sở của nguyên tắc: (3 điểm)
Nội dung của nguyên tắc:
a Tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản:
- Cá nhân đã có đủ năng lực chủ thể đều có quyền bằng ý chí của mình quyết
định có lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết hay không (3 điểm)
- Khi lập di chúc, người lập di chúc có toàn quyền quyết định để lại di sản cho
ai, cho mỗi người bao nhiêu, cho tài sản gì, truất quyền hưởng di sản của ai, việc phânchia di sản được tiến hành vào thời gian nào sau thời điểm mở thừa kế… hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của người để lại di sản (3 điểm)
Trang 12- Người để lại di sản thừa kế có quyền vẫn cho người theo quy định của pháp
luật không được hưởng di sản theo quy định của Điều… (3 điểm)
- Việc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản còn thể hiện ở việcngười để lại di sản có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc mình đã lập bất
cứ khi nào khi người đó còn sống (3 điểm)
- Ngoại lệ: Để bảo vệ quyền lợi của những người thân thích nhất của người để lại
di sản cũng như góp phần củng cố tinh thần đoàn kết trong gia đình, pháp luật đã hạnchế quyền định đoạt của người để lại di sản bằng cách quy định một số người thừa kế
vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (3 điểm)
b Tôn trọng quyền tự định đoạt của người thừa kế
- Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế hoàn toàn do ýchí của người thừa kế Việc từ chối hưởng di sản thể là từ chối nhận di sản theo di chúchoặc từ chối nhận di sản theo pháp luật hoặc từ chối nhận di sản cả theo di chúc và theopháp luật Việc từ chối hưởng di sản phải đúng về trình tự, thủ tục, hình thức và trong
thời hạn pháp luật quy định (3 điểm)
Việc từ chối nhận di sản chỉ không được chấp nhận nếu việc từ chối đó không
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình với người khác.(3 điểm)
- Những người thừa kế có quyền thỏa thuận với nhau về cách thức phân chia di
sản, nếu người để lại di sản không ấn định về cách thức phân chia (3 điểm)
- Những người thừa kế có quyền thỏa thuận về thời điểm phân chia thừa kế, trừ
trường hợp người để lại di sản đã ấn định về thời điểm phân chia di sản (3 điểm)
- Người thừa kế có quyền thỏa thuận với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ về tài
sản do người chết để lại (3 điểm)
Câu 10 Phân tích điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của BLDS năm
2015?
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là tổng thể những quy định của pháp luật màmột di chúc muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đó Dichúc là hành vi pháp lý đơn phương của người để lại di chúc, vì thế, để di chúc có hiệulực pháp luật thì ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự nói chung định tại Điều 117 BLDS năm 2015 còn phải tuân thủ các quy định về
điều kiện để được coi là di chúc hợp pháp (2 điểm)
Theo quy định của BLDS năm 2015 thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a Điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc (3 điểm)
Lập di chúc để định đoạt tài sản của mình là quyền của mỗi cá nhân trong xã hội
Trang 13nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện được quyền này của mình Đểthực hiện được quyền lập di chúc định đoạt tài sản trước khi mình qua đời, đòi hỏi cánhân phải có năng lực chủ thể mà cụ thể ở đây là năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh khả năng của cá nhân đó bằnghành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền cũng như gánh vác các nghĩa vụ Phápluật hiện hành quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong việc lập di chúcnhư sau:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc lập di chúc
- Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc vớiđiều kiện phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của họ
b Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
- Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện trong việc lập di chúc, không bịlừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.Tự nguyện của người lập di chúc được hiểu là sự thốngnhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ, là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan,mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự
mong muốn đó Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập
di chúc bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép, đó là những trường hợp có sự tác động củachủ thể khác làm người lập di chúc không thể hiện được ý chí tự nguyện khi lập di
chúc (2 điểm)
- Để ý chí của người lập di chúc là ý chí đích thực của họ thì đòi hỏi sự thể hiện
ý chí của người lập di chúc phải được kiểm soát bởi lý trí của họ Do đó, di chúc đượclập vào thời điểm người lập di chúc không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vicủa mình như di chúc được lập khi người lập di đã già yếu, lú lẫn hoặc di chúc được lậpkhi người lập di chúc mất khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi do bị bệnh tâmthần, do say rượu, bia, đang lên cơn nghiên ma túy, hoặc các chất kích thích khác …được xem là di chúc được lập không nằm trong sự kiểm soát lý trí của người lập di
chúc Khi đó, người lập di chúc được xem là trong tình trạng không "minh mẫn, sáng
suốt khi lập di chúc" (2 điểm)
3 Điều kiện về nội dung của di chúc (3 điểm)
Nội dung của di chúc phải là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằmchuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời Pháp luật không can thiệp sâuvào sự tự do ý chí đó của người lập di chúc nhưng sự tự do ý chí đó phải trong mộtchừng mực nhất định, theo đó, sự tự do ý chí đó phải trên cơ sở tôn trọng đạo đức,truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
- Điều cấm của pháp luật là "những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định"
Trang 14- Đạo đức xã hội là "những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Ngoài ra, nội dung của di chúc phải gồm những nội dung cơ bản quy định tại Điều
631 BLDS năm 2015
d Điều kiện về hình thức của di chúc
Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: "… hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật " Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, di chúc chỉ
được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng Điều 627
BLDS năm 2015 quy định: "Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng".
a Di chúc miệng (5 điểm)
Về thủ tục lập di chúc miệng, theo quy định tại khoản 5 Điều 652 BLDS năm
2005 thì một người rơi vào trường hợp có thể lâp di chúc miệng thì di chúc miệng củangười đó chỉ được coi là hợp pháp khi:
- Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất haingười làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặcđiểm chỉ
- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuốicùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực
Vậy ai có thể là người làm chứng hay điều kiện đối với người làm chứng là gì?Theo quy định tại Điều 632 BLDS năm 2015 thì bất cứ ai cũng có thể làm chứng trừnhững người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa chưa thành niên, người mất có năng lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Tuy nhiên, những yêu cầu trên chỉ là điều kiện cần để di chúc miệng có giá trị Ngoàiđiều kiện cần, để di chúc miệng có giá trị thì cần đáp dựng điều kiện đủ đó là người di chúcmiệng phải chết trong khoảng thời gian ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng hoặc mặc dù cònsống nhưng không còn minh mẫn, sáng suốt Nếu sau khoảng thời gian ba tháng mà người đã dichúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ theo quy địnhtại khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2005
b Di chúc bằng văn bản
Theo quy định của BLDS năm 2015, di chúc bằng văn bản có các hình thức sau:
* Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (3 điểm)
Trang 15Đây là di chúc bằng văn bản do người lập di chúc tự viết tay, theo đó Điều 633BLDS năm 2015 quy định: "Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc" Nhưvậy, theo quy định này thì để di chúc bằng văn bản không có người làm chứng có hiệulực thì phải hội đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, di chúc phải là di chúc viết tay
Thứ hai, di chúc phải do chính người lập di chúc tự tay viết Vì vậy, mặc dù di
chúc được viết tay nhưng không phải do người lập di chúc tự viết mà do người khác viết
hộ thì di chúc cũng không có giá trị
Thứ ba, di chúc phải được người lập di chúc tự tay ký vào bản di chúc
* Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (3 điểm)
Theo quy định tại Điều 634 BLDS năm 2015 thì "Trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc" Di chúc do người khác viết
hộ chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng
- Di chúc phải được người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt nhữngngười làm chứng
- Những người làm chứng xác nhận làm chứng việc lập di chúc và ký tên vào bản
di chúc
* Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực có thể là di chúc bằng vănbản do người lập di chúc tự lập rồi đem đi công chứng hoặc chứng thực (Điều 635 BLDSnăm 2015) hoặc di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn (Điều 636 BLDS năm 2015)
- Di chúc bằng văn bản do người lập di chúc tự lập rồi đem đi công chứng hoặcchứng thực Đây là di chúc bằng văn bản đã được lập trước đó, sau đó người lập di chúc
tự mình đem bản di chúc đó đến Tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu Công chứngviên chứng nhận vào bản di chúc của mình hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu
người có thẩm quyền chứng thực vào bản di chúc của mình (2 điểm)
- Di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn Ở hình thức này, Điều 636 BLDS năm 2005 quy định haithể thức lập di chúc
+ Ở thể thức thông thường, theo thể thức này người lập di chúc tuyên bố nội dung
Trang 16của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thựcphải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc phải xácnhận lại bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình bằngcách đọc lại bản di chúc Nếu xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thểhiện đúng ý chí của mình thì người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc cùngvới lời xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.Công đoạn cuối cùng là Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc (1,5 điểm)
+ Thể thức đặc biệt được áp dụng trong trường hợp người lập di chúc không đọcđược hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được Khi đó,việc lập di chúc tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn phải có sự làm chứng của người làm chứng Người làm chứng phải biết những gìngười lập di chúc đã tuyên bố và đọc lại những gì mà Công chứng viên hoặc người cóthẩm quyền chứng thực đã ghi chép lại trong bản di chúc, trên cơ sở đó người làm chứngphải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng với lời xác nhận bản di chúc đã được ghi chúc
và thể hiện đúng những gì mà người lập di chúc đã tuyên bố Cuối cùng, Công chứngviên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng
nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng (1,5 điểm).
* Di chúc bằng văn bản có có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực (2 điểm)
Theo quy định tại Điều 638 BLDS năm 2015, di chức bằng văn bản được lậptrong các trường hợp sau đây có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại độitrở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huyphương tiện đó;
- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác
có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùngrừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quanlãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;
- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đangchấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhậncủa người phụ trách cơ sở đó
Trang 17Câu 11 Phân tích điều kiện của người thừa kế theo quy định của BLDS năm
2015?
Theo quy định tại Điều 613 BLDS năm 2015 thì: "Người thừa kế là cá nhân phải
là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa
kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế" (1 điểm)
Từ quy định này có thể thấy điều kiện của người thừa kế cụ thể như sau:
Đối với người thừa kế là cá nhân:
- Phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Ngoại lệ duy nhất đó làtrường hợp một người mặc dù chưa được sinh ra vào thời điểm mở thừa kế nhưng đãthành thai trước thời điểm mở thừa kế và sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.Như vậy, điều kiện đối với người thừa kế chưa được sinh ra vào thời điểm người để lại
di sản chết đó là thai nhi đó phải đã thành thai vào thời điểm người để lại di sản chết và
phải sinh ra và còn sống sau thời điểm người để lại di sản chết (5 điểm)
- Đối với người thừa kế theo pháp luật, cần đáp ứng thêm điều kiện có ít nhấtmột trong ba mỗi quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôidưỡng (5 điểm)
Phân tích từng mối quan hệ (15 điểm)
Đối với người thừa kế là cơ quan, tổ chức thì điều kiện để một cơ quan, tổ chứcđược hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế, tức là vào thời điểm người để lại di sản chết, cơ quan, tổ chức được chỉđịnh là người thừa kế trong di sản phải đã được thành lập và chưa chấm dứt hoạt dộng
(4 điểm)
Câu 12 Thời điểm mở thừa kế? Ý nghĩa của việc xác định thời điểm mở thừa kế?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015 thì "Thời điểm mở thừa kế
là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này" (1
điểm)
Trường hợp một người chết về mặt sinh học (chết thực tế) thì thời điểm mở thừa kế
đối với di sản do người đó để lại là thời điểm người đó chết (2 điểm)
Trường hợp một người chết về mặt pháp lý (bị tuyên bố là đã chết) thì thời điểm mởthừa kế đối với di sản do người đó để lại là ngày chết của người đó được Tòa án có thẩm
quyền xác định cụ thể trong quyết định tuyên bố người đó là đã chết (2 điểm)
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ xác địnhchính xác thời điểm mở thừa kế sẽ là căn cứ để xác định chính xác các vấn đề sau: