Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kĩ năng cứng là những kiến thức chuyên môn được trang bị qua quá trình đào tạo thông qua các môn học trong chương trình chính khóa hay tự học. Như vậy, kĩ năng cứng có tính nền tảng. Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chi các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không thể là kĩ năng cá tính đặc biệt mà phục thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
Trang 1CÂU 1: KHÁI NIỆM KĨ NĂNG, KĨ NĂNG CỨNG, KĨ NĂNG MỀM.
- Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần
thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi
- Kĩ năng cứng là những kiến thức chuyên môn được trang bị
qua quá trình đào tạo thông qua các môn học trong chương trình chính khóa hay tự học Như vậy, kĩ năng cứng có tính nền tảng
- Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chi các kĩ năng quan trọng
trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể
sờ nắm, càng không thể là kĩ năng cá tính đặc biệt mà phục thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người
- Các kĩ năng cá nhân và các thuộc tính (chịu trách nhiệm, tháo
vát, linh hoạt, có khả năng quản lí thời gian, lòng tự trọng)
- Kĩ năng kinh doanh
- Kĩ năng cộng đồng (kĩ năng kiến thức và kĩ năng công dân)
- Kĩ năng lãnh đạo
CÂU 4: KĨ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
- Kĩ năng thuyết trình
- Kĩ năng tìm kiến tài liệu,
đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu
- Kĩ năng làm việc độc lập và làm việc hợp tác
- Kĩ năng tư duy sáng tạo và
tư duy phê phán
Trang 2- Kĩ năng quản lí thời gian và
- Kĩ năng quản lí bản thân
- Kĩ năng quản lí sự thay đổi
CÂU 5: CÁCH THỨC TRANG BỊ KĨ NĂNG MỀM.
- B1: Hình thành mục đích
+ Tại sao tôi phải sở hữu kĩ năng đó?
+ Kĩ năng đó sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân?
- B2: Lên kế hoạch để có được kĩ năng đó
Khi nào tôi có thể bắt đầu luyện kĩ năng đó?
- B3: Cập nhật thông tin, kiến thức liên quan đến kĩ năng đó
- B4: Luyện tập kĩ năng
- B5: Ứng dụng vào thực tiễn và điều chỉnh
CÂU 7: KHÁI NIỆM GIAO TIẾP, KĨ NĂNG GIAO TIẾP,
NGUYÊN TẮC, PHONG CÁCH GIAO TIẾP, ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP.
- Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là một quá trình trao đổi
thông tin giữa các chủ thể tham gia thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích nhất định
- Khái niệm kĩ năng giao tiếp: là việc nghiên cứu, chọn lựa
ra tập hợp các hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định để sử dụng vàomột hoạt động giao tiếp nhất định, nhằm hướng tới mục tiêu nhất định
- Nguyên tắc giao tiếp: là hệ thống những quy tắc giao tiếp
ứng xử được xã hội thừa nhận là chuẩn mực và con người cần phải tuân theo
- Phong cách giao tiếp: là cách giao tiếp ứng xử tương đối ổn
định của mỗi người đối với người khác
Trang 3- Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: là những cảm nhận của
chủ thể về đối tượng giao tiếp được hình thành trong lần gặp gỡđầu tiên
CÂU 8: VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP.
1 Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Xã hội loài người không thể phát triển được nếu thiếu hoạtđộng giao tiếp Thông qua hoạt động giao tiếp, con người sẽ chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất,…giúp cho sự hiểu biết của con người ngày càng phong phú Như vậy, giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người
2 Giao tiếp là phương tiện để con người chia sẻ thông tin, tình cảm.
- Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ thông tin mình biết vàmuốn biết Để thực hiện điều đó, không có cách nào khác là conngười phải nhờ đến phương tiện giao tiếp Giao tiếp giúp cho con người có thể chia sẻ bất cứ thông tin nào
- Ngoài ra, con người còn có nhu cầu chia sẻ tình cảm Mỗi con người đều có nhiều mối quan hệ khách nhau Khi mối quan hệ phát triển tốt, con người sẽ cảm thấy vui; khi mối quan hệ xấu
đi, con người sẽ cảm thấy buồn Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với người khác Bởi vì, niềm vui khi được chia sẻ sẽ tăng lên gấp đôi, còn nỗi buồn khi được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi đi
3 Giao tiếp là môi trường con người hoàn thiện nhân cách.
Về bản chất, con người là tổng hòa của các mối quan hệ
xã hội Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác nhau, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình Trong quá trình tiếp xúc với
những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật tồn tại trong xã hội tức là những nguyên tắc ứng xử; biết được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì được
Trang 4làm, cái gì không được làm, nhận thức được bản thân mình, từ
đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp Như vậy, giao tiếp giúp con người hoàn thiện nhân cách
CÂU 9: RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP.
1 Rào cản chủ quan.
- Rào cảnh chủ quan là những rào cản xuất phát từ chính chủ
thể giao tiếp, bao gồm: thiếu tự tin, trình độ nhận thức khác nhau, cảm xúc tiêu cực, tâm sinh lí không tốt,…
+ Thiếu tự tin: dẫn đế không thể chủ động tham gia vào quá
trình giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp trở nên gượng ép và khó khăn Thiếu tự tin có thể bắt nguồn từ một vài thất bại trong quá khứ, do chưa nhận thức rõ về những điểm mạnh của chính bản thân mình, do chưa có nhiều kinh nghiệm,…Đó là ràocản lớn cho thành công Mỗi người cần tự nhận ra nguyên nhân thiếu tự tin của mình và khắc phục rào cản đó
+ Trình độ nhận thức khác nhau: với mỗi hoàn cảnh khác
nhau, trình độ khác nhau và quan điểm sống khác nhau sẽ đemđến những nhận thức khác nhau về cùng một vấn đề Điều đó dẫn đến những xung đột trong quá trình giao tiếp
+ Cảm xúc tiêu cực: trong giao tiếp, một số trạng thái tình
cảm như tức giận, sợ hãi, bối rối ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thông tin Hơn nữa, những cảm xúc mạnh thường gây ra tình trạng méo mó, sai lệch thông tin và dẫn đế những hiểu lầmđáng tiếc
+ Tâm sinh lí không tốt: khi trạng thái tâm sinh lí không bình
thường có thể tác động tiêu cực đến quá trình giao tiếp
- Ngoài ra còn một số yếu tố như nội dung giao tiếp không phù hợp, cách trình bày không thu hút hoặc ngoại hình không ưa nhìn Để giao tiếp thành công cần khắc phục những rào cản trên
2 Rào cản khách quan
- Rào cản khách quan là những yếu tố tác động từ bên ngoài đến quá trình giao tiếp như môi trường, văn hóa, bất đồng ngônngữ,…
Trang 5+ Môi trường: bao gồm tiếng ồn, khói bụi, nóng, lạnh, không gian và thời gian truyền đạt thông tin cũng như những phương tiện và cách thức truyền đạt có thể ảnh hưởng lớn đến quá trìnhgiao tiếp Vì vậy, nếu tiếp xúc nơi đông người cần sử dụng
phương tiện hỗ trợ như micro để khắc phục tối đa ảnh hưởng của môi trường
+ Văn hóa: sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giá trị, thái độ, phong tục tập quán và cách ứng xử,…cũng làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
+ Bất đồng ngôn ngữ: mỗi dân tộc, quốc gia khác nhau có ngônngữ khác nhau Vì thế, khi ngôn ngữ bất đồng nên sử dụng phi ngôn ngữ để cuộc giao tiếp khả quan hơn
- Ngoài ra, những yếu tố như thiếu quan tâm, hứng thú, lòng tin, thái độ không hợp tác của 2 phía cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
CÂU 10: NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP.
1 Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng và những khác biệt về văn hoá của nhau Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình Khi tôn trọng nhau sẽ tạo ra niềm tin, sẽ cởi mở hơn trong giao tiếp Để đạt được những điểm trên cần chú ý những điểm sau:
+ Khi giao tiếp chúng ta cần tìm hiểm tâm lí của đối tượng (tínhcách, sở thích, thói quen,…)
+ Không nên áp đặt, bắt mọi người phải theo một mẫu cứng nhắc, để mỗi cá nhân có thể bộc lộ những nhu cầu, thái độ, tìnhcảm, tính cách riêng của họ
+ Giữ thể diện cho người cùng giao tiếp: biết lắng nghe đối tượng giao tiếp, tôn trọng chú ý đến lời nói, cử chỉ, điệu bộ của họ
+ Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ phải đảm bảo tính văn hóa: biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp đúng lúc, đúng đối tượng Không nên nói quá to, hoặc thể hiện những hành động phi ngônngữ một cách thái quá sẽ tạo nên sự khó chịu đối với đối tượng giao tiếp
Trang 6+ Thái độ lịch sự, khiêm tốn khi giao tiếp.
2 Nguyên tắc tôn trọng giá trị văn hóa.
- Mỗi vùng miền, quốc gia có những giá trị văn hóa khác nhau đòi hỏi được tôn trọng và giữ gìn Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn, ở góc độ nguyên tắc, giao tiếp phải tôn trọng giá trị văn hóa Chúng có thể là: ứng xử giao tiếp phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp của người VN Bởi vì giao tiếp là một sự tương tác xã hội luôn luôn chứa đựng yếu tố con người và yếu tố tình cảm
3 Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp.
- Thiện chí trong giao tiếp là sự tin tưởng ở đối tượng giao tiếp, luôn nghĩ tốt về họ; dành những tình cảm tốt đẹp và niềm vui cho đối tượng giao tiếp, luôn động viên, khuyến khích họ làm việc tốt
- Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp đòi hỏi khi giao tiếp phải biết đặt lợi ích của đối tượng giao tiếp lên trên lợi ích bản thân, không tính toán thiệt hơn hay chế giễu sự thất bại của người khác Trong quá trình giao tiếp, việc đặt niềm tin ở đối tượng giao tiếp, sự chân thành cởi mở, biết quan tâm người khác là điều rất quan trọng Ngoài ra, công bằng trong nhận xét đánh giá, trong hành vi ứng xử luôn hướng tới cái thiện và hành thiệncũng là điều rất cần thiết
4 Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp.
- Chủ thể giao tiếp cần biết đặt bản thân mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để biết được tâm tư, tình cảm và thái độ của họ
để có thể lựa chọn cách ứng xử phù hợp Chủ thể giao tiếp cần
có những kĩ năng chia sẻ, biết vui với niềm vui của đối tượng giao tiếp và biết chia sẻ nỗi buồn của họ để khích lệ, khuyến khích kịp thời Như vậy, sự đồng cảm sẽ giúp chủ thể chiếm được niềm tin, tình cảm trong giao tiếp
=> Những nguyên tắc trong giao tiếp trên nhằm mục đích nângcao hiệu quả trong quá trình giao tiếp Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào những
trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và phù hợp thì mới thành công Điều này lại phụ thuộc nhiều vào năng lực và phẩm chất của mỗi người trong giao tiếp
Trang 7CÂU 11: PHONG CÁCH GIAO TIẾP.
1 Phong cách độc đoán
- Là phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp áp đặt quan điểm của mình lên đối tượng giao tiếp Người giao tiếp theo phong cách độc đoán thường đề cao nguyên tắc, luôn đòi hỏi ranh giới phải được tôn trọng, đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, xuất phát từ ý chí chủ quan của mình,
ít chú ý đến người khác, vì vậy, nhiều người ngại tiếp xúc với
+ Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm nhân cách,
cá nhân của họ
+ Bình đẳng, gần gũi, thoải mái
+ Lắng nghe đối tượng giao tiếp
- Ưu điểm: tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp, giúp mọi người thân thiện, gần gũi với nhau hơn, tạo mối liên
Trang 8+ Hành vi, lời nói, ứng xử, thái độ bị chi phối nhiều bởi tâm trạng, cảm xúc và tình huống.
+ Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dễ dàng thay đổi
+ Quan hệ giao tiếp hời hợt, không sâu sắc
- Ưu điểm: làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, được tôn trọng Do đó phát huy được tính tích cực của họ, đặc biệt đối với những người có ý thức tự giác cao
- Nhược điểm: không làm chủ được cảm xúc của bản thân, dễ phát sinh quá trớn, dễ bị người khác coi thường, dễ bị đánh giá
là thiếu nghiêm túc trong trường hợp nào đó
=> Như vậy, mỗi phong cách giao tiếp đều có những điểm
mạnh và điểm yếu riêng, không có phong cách nào tối ưu cho mọi trường hợp Tùy thuộc vào mục đích và các đối tượng giao tiếp mà lựa chọn phong cách giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
CÂU 12: CÁC YẾU TỐ TẠO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP.
1 Trang phục, trang điểm.
- Trang phục: một bộ trang phục giản dị, phù hợp với thân hình,
địa vị, người mặc thể hiện sự tự trọng, thái độ nghiêm túc, lịch
sự trong giao tiếp, tạo ấn tượng ấn, dễ gần Trang phục không nên quá cầu kì, màu sắc quá lòe loẹt, nên ăn mặc gọn gàng giản dị, trang nhã phù hợp với mỗi người, lứa tuổi, giới tính, khí hậu, môi trường làm việc
- Trang điểm: Nếu biết cách trang điểm sẽ tôn thêm những nét hoàn mĩ, khắc phục bớt những hạn chế trên khuôn mặt cũng như vóc dáng của mình Không nên quá cầu kì, cần phù hợp với lứa tuổi, môi trường
Như vậy, trang phục, trang điểm phù hợp sẽ giúp ta tự tin hơn Đặc biệt lưu ý vẻ đẹp bên ngoài phải hài hòa với vẻ đẹp toát ra
từ bên trong tâm hồn, kiến thức, tính cách, đạo đức
2 Thái độ, phong cách.
Trang 9- Thái độ, phong cách là những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ cho giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao.
- Thái độ: là những biểu hiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ,lời nói, hành động của bản thân đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó Vì vậy, trong quá trình giao tiếp cần có thái độ cởi mở, thân thiện, lịch sự và khiêm tốn, không nền có thái độ hách dịch, kiêu căng Thái độ còn thể hiện qua ánh mắt, nét mặt, dáng vẻ,…
+ Ánh mắt: việc tiếp xúc bằng mắt thể hiện sự quan tâm tới họ,cần giữ ánh mắt ở tầm nhìn vừa phải, không nhìn chằm chằm vào một điểm bất kì trên cơ thể người đối thoại
+ Nét mặt: giữ cho nét mặt tươi vui và luôn sẵn sàng nở nụ cườivới đối tượng giao tiếp Điều đó sẽ tạo được không khí thân thiện, cởi mở, hòa đồng và tự tin hơn
+ Dáng vẻ: dáng vẻ tự nhiên của chủ thể giao tiếp rất quan trọng Cần phải chú ý đến tư thế đứng cũng như tư thế ngồi trong quá trình giao tiếp sao cho phù hợp
- Phong cách: là những cung cách làm việc, hoạt động xử xự tạonên cái riêng của mỗi người Vì vậy, cần có phong cách điềm đạm, tự tin, đàng hoàn và nhất quán, không nên tự ti giả tạo
- Ngoài ra, khi trò chuyện cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi
mở, không được làm cho bầu không khí trở nên nặng nề, căng thẳng mà phải tạo được sự ấm cúng, thân mật, vui vẻ
Trang 10+ Lên giọng và xuống giọng khi cần cũng giúp cho hiệu quả được nâng lên rõ rệt.
4 Mở đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên
- Trong lần đầu gặp gỡ, việc biết một vài thông tin về đối tác vàthể hiện sự hiểu biết sẽ giúp đối tác cảm thấy thân mật, gần gũi Vì vậy, trước khi gặp gỡ nên dành thời gian tìm hiểu về đối tượng để trong quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn
5 Những điều nên tránh trong quá trình gặp gỡ.
- Tránh tỏ thái độ nóng vội, đi thẳng vào vấn đề chính
- Không nên đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân
- Tuyệt đối tránh nói quá nhiều và nói chuyện lan man, lạc chủ
đề hay khích bác, công kích, nói xấu một ai đó
- Tránh thái độ rụt rè, lảng tránh hoặc trả lời ấp úng
- Những lời khen không phù hợp, quá khách sáo
CÂU 13: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THUYẾT TRÌNH.
- Khái niệm thuyết trình: là trình bày một cách có hệ thống
một vấn đề nào đó trước người khác nhằm thuyết phục họ đồngtình với một quan điểm, nhận định, ý kiến Ví dụ sinh viên trình bày đồ án tốt nghiệp trước hội đồng
- Vai trò của thuyết trình: Thuyết trình là một trong những kĩ
năng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thành công trong công việc của mỗi người:
+ Đối với giảng viên: có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ thu hút đượcsinh viên
+ Đối với người làm kinh doanh: có khả năng thuyết trình tốt sẽthu hút được khách hàng mua sản phẩm…
+ Đối với sinh viên: kĩ năng thuyết trình cũng góp phần quan trọng vào sự thành công trong học tập Nếu có kĩ năng thuyết trình tốt, sinh viên có thể thuyết phục được giảng viên, các nhà khoa học đồng ý với vấn đề trình bày hoặc có thể thuyết phục khán giả đồng ý với quan điểm của mình
Trang 11=> Như vậy, kĩ năng thuyết trình mang lại lợi ích rất thiết thực
CÂU 15: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ.
- Phù hợp với đối tượng
- Có mục tiêu rõ rang
- Có cấu trúc logic và nhất quán
- Sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp
- Thời gian phấn bố hợp lí
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ hiệu quả
CÂU 16: MÔ HÌNH 5W1H ĐỂ THUYẾT TRÌNH THÀNH
CÔNG.
Để thuyết trình thành công thì thông tin thuyết trình phải đúng mục đích, đúng chủ thể, đúng trọng tâm, đáp ứng đúng mong muốn của người nghe:
- What: nói về vấn đề gì?
- Who: nói cho ai?
- Where: nói ở đâu?
- When: nói trong hoàn cảnh nào?
- How: nói như thế nào?
CÂU 17: TRÌNH BÀY CẤU TRÚC CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH
1 Mở bài
- Giới thiệu ý tưởng, thông điệp chính
- Giới thiệu tóm tắt các nội dung
Trang 12- Tóm tắt các nội dung
- Đưa ra thông điệp
- Kêu gọi, thách thức
CÂU 18: KHÁI NIỆM NHÓM, NHÓM LÀM VIỆC.
- Nhóm là một tập hợp những cá nhân (từ 3 người trở lên) có các kĩ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách
nhiệm thực hiện một mục tiêu chung – Nhóm làm việc là một nhóm người trong đó có sự phối hợp giữa các thành viên Các thành viên có nhiệm vụ rõ ràng, quyền hạn được phân chia cụ thể để quản lí các quy trình làm việc trong một thời gian nhất định
CÂU 19: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA LÀM VIỆC NHÓM
1 Lợi ích
- Tập hợp nhiều ý tưởng
- Phát huy trí tuệ tập thể
- Tăng hiệu quả
- Tạo dựng mối quan hệ
- Tăng tính sáng tạo
- Phát huy sở trường cá nhân
- Tăng cường giao tiếp và các
- Các vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm
- Đòi hỏi nhóm trưởng có nhiều kĩ năng
CÂU 20: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC NHÓM
- Hướng tới mục tiêu chung
- Phát huy năng lực cá nhân
- Bình đẳng giữa các thành viên
- Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân
Trang 13- Tuân thủ quy tắc, quy định trong nhóm
- Chia sẻ và trợ giúp
- Tin tưởng và chung sức cùng phát triển
- Gắn kết để giải quyết mâu thuẫn
CÂU 21: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM.
2 Giai đoạn xung đột
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân nảy sinh
- Các bè phái được hình thành, các tính cách cá nhân được thể hiện rõ nét
- Rất ít giao tiếp, ít sự lắng nghe và một số người vẫn không sẵnsàng nói chuyện cởi mở
3 Giai đoạn bình thường hóa
- Nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác chung với nhau và giảm bớt xung đột nội bộ
- Các thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và thảo luận cởi mở với toàn bộ nhóm
- Mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau
- Những quy tắc chuẩn mực, các phương pháp làm việc được hình thành
4 Giai đoạn thực hiện
- Nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép
- Trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái