1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận về Việt nam với việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC

22 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về Việt nam với việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC
Tác giả Nguyễn Quốc Hưng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 414,56 KB

Nội dung

Như vậy bài tiểu luận đã đi vào bình luận về Việt nam với việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC. Có thể thấy rằng, Việt Nam đã đạt rất nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước, tăng cường hợp tác, phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, hoàn thiện pháp luật và đưa ra các chính sách hiệu quả để phòng ngừa tội mua bán người trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, khó khăn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực đến từ Việt Nam và những giải pháp đã được đưa ra để nâng cao chất lượng phòng ngừa tội mua bán người. Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia đang ngày càng mở rộng cánh cửa để đón chào những vị khách từ bên ngoài tới, nhưng thuận lợi luôn đi kèm khó khăn chính nên việc phát triển hệ thống luật pháp của quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải được quan tâm và cải thiện hơn nữa để phấn đấu vì một thế giới công bằng, văn minh, dân chủ.

Trang 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ BÀI: Bình luận về Việt nam với việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên

quốc gia UNTOC

Họ và tên : NGUYỄN QUỐC HƯNG

Lớp: K7A

MSSV: 193801010267

Trang 2

quốc gia 2 1.2 Khái quát về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm 2 1.3 Khái quát về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia 3 1.4 Khái quát về phòng chống nạn mua bán người 3 1.5 Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC 4

2 Nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

UNTOC 4 2.1 Bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người 5

Trang 3

2.2 Ngăn ngừa, hợp tác và các biện pháp khác

6

3 Thực tiễn về việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC của Việt Nam 7 3.1 Những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước

phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC 8 3.2 Hạn chế và khó khăn của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC 10

4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

UNTOC của Việt Nam 13

C Kết Luận 15

Trang 5

A Mở đầu

Ngày nay, với việc các quốc gia đang ngày càng phát triển và mở rộng quan hệ với nhau Các quốc gia bắt đầu giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa-

xã hội cho đến những vấn đề bí mật quốc gia như quân sự, chính trị,… và trong đó vấn

đề hợp tác để đấu tranh phòng chống tội phạm cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm Đặc biệt, với thực tiễn hiện tại các loại tội phạm quốc tế ngày càng có tổ chức và hoạt động ngày càng mạnh mẽ với các thủ đoạn tinh vi hơn Điển hình đó chính là tội mua bán người, lợi dụng thực tiễn nghèo đói, thiếu việc làm, tình hình chính trị bất ổn, vấn nạn bất bình đẳng giới và sự mở của biên giới mạnh mẽ giữa các quốc gia, loại tội phạm này đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều và đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia

để phòng chống một các hiệu quả nhất Cộng đồng quốc tế đã tiến hành soạn thảo và thông qua Công ước quốc tế Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại trụ sở Liên hiệp quốc vào năm 2000 Nhận thấy mục đích của Công ước này là thúc đẩy hợp tác

để ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối, chínhsách, pháp luật của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm Vì vậy, ngày 15/11/2000, Việt Nam đã quyết định thông qua Công ước này Trải qua một khoảng thời gian rất dài, thực hiện các nghĩa vụ quốc gia trong Công ước, Việt Nam đãđưa ra được những chính sách vô cùng hiệu quả, đạt được rất nhiều thành tựu trong phòng chống mua bán người Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn rất nhiều khó khăn vàhạn chế, nhiều nghĩa vụ còn chưa thực hiện tốt và thậm chí bị báo cáo TIP 2020 xếp

vào nhóm 2 cần phải theo dõi Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Bình luận về Việt nam

với việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC “làm đề tài

tài tiểu luận kết thúc học phần của mình Bài tiểu luận sẽ nêu lên các vấn đề lý luận chung, các nghĩa vụ theo công ước, thành tựu, hạn chế và giải pháp về việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC của Việt Nam Vì sự hạn chế về điều kiện tài liệu và hiểu biết nên khi nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót mong thầy (cô) đóng góp ý kiến để bài làm của em có thể được hoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn

Trang 6

B Nội dung

1 Lý luận chung về việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC

1.1 Khái quát về quốc gia và nghĩa vụ của quốc gia

Quốc gia là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừ tượng

về tinh thần, tình cảm và pháp lý; để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chínhquyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhaubằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sửlập quốc và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đócùng chịu sự chi phối của chính quyền và họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng nhưhiện tại và cùng nhau xây dựng tương lai trên lãnh thổ có chủ quyền đó [9]

Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa

vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế quốc gia là chủ thểduy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở cácnghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; Tôn trọng sự bấtkhả xâm phạm về lãnh thổ của các quốc gia khác; Không áp dụng vũ lực và đe dọadùng vũ lực; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Hợp tác hữu nghị vớicác quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; Tôn trọng nguyên tắc bìnhđẳng trong quan hệ quốc tế [8]

1.2 Khái quát về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Có thể hiểu hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là sự thỏa thuận, trao đổi vàthống nhất các kế hoạch, chương trình chung giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở hỗtrợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung đó là đấu tranh, phòng ngừa tộiphạm vì lợi ích các bên, phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Hoạtđộng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên thực tế được thựchiện qua các hoạt động tư pháp, đó là: xác định quyền tài phán, thỏa thuận thành lậpTòa án quốc tế chuyên xét xử các tội phạm quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự Cóthể chia cơ sở pháp lý thành hai loại như sau: theo các quy định pháp lý trên cơ sở cácđiều ước quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký kết, gia nhậphoặc là thành viên; theo các quy định pháp lý trên cơ sở quy định của pháp luật quốc

Trang 7

gia Về các hình thức giải quyết cơ bản được hình thành qua quá trình phát triển hợptác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm: Thứ nhất, hợp tác chínhthức giữa các chính phủ với nhau Thứ hai, hợp tác không chính thức giữa các cơ quan

có thẩm quyền, hệ thống chuyên ngành hoặc tổ chức có liên quan trong công tácphòng, chống tội phạm giữa các quốc gia với nhau

1.3 Khái quát về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Trong Công ước Palermo năm 2000 có ghi nhận định nghĩa về tội phạm có tổchức xuyên quốc gia và xác lập phạm vi điều chỉnh của Công ước, theo đó, tội phạm

có tổ chức xuyên quốc gia là hành vi phạm tội được thực hiện ở nhiều quốc gia hoặcđược thực hiện ở một quốc gia, nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch,chỉ đạo hay điều khiển việc thực hiện tội phạm lại diễn ra ở một quốc gia khác, hoặcđây là hành vi tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có liên quan đến mộtnhóm tội phạm có tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động tội phạm ở nhiều quốcgia, hoặc tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọngđến một quốc gia khác [3]

Với tính chất là một trong các loại hình của tội phạm quốc tế, tội phạm có tổchức xuyên quốc gia có đặc điểm là: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là một trong

số ít tội phạm có tính chất quốc tế có thể được truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cảpháp nhân Tùy theo pháp luật quốc nội, trách nhiệm này có thể là hình sự, dân sự hayhành chính Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân phát sinh trong trường hợp pháp nhântham gia các hành vi phạm tội thuộc diện điều chỉnh của Công ước liên quan đếnnhóm tội phạm có tổ chức Trong định chế tội phạm có tính chất quốc tế, không nhiềuđiều ước quốc tế về loại tội phạm này có quy định về trách nhiệm pháp lý của phápnhân [10]

1.4 Khái quát về phòng chống nạn mua bán người

Nạn mua bán người (hay buôn người) là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao,chứa chấp hoặc nhận người nhằm thu lợi nhuận bất hợp pháp từ việc bóc lộc các nạnnhân dưới nhiều hình thức khác nhau như bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy vàbuôn bán nội tạng…Đối với tội buôn bán người và các tội khác có liên quan đến việckhai thác người khác hành nghề mại dâm được công ước năm 1950 điều chỉnh TrướcCông ước năm 1950, hành vi buôn bán người và các hành vi khác liên quan đã được

Trang 8

cộng đồng quốc tế quan tâm, lên tiếng đấu tranh từ rất sớm Bằng chứng là sự xuấthiện của các điều ước quốc tế về vấn đề này bao gồm các điều ước quốc tế năm 1904,sau đó là điều ước quốc tế khác vào năm 1910 và 1921 Tuy nhiên, các điều ước nàyvẫn chưa phản ánh chặt chẽ, đầy đủ các hành vi, hình phạt đối với loại tội phạm này,

do đó, Công ước 1950 ra đời Công ước đã tổng hợp, thống nhất các quy định trongcác điều ước đã ban hành từ trước đó Ngoài ra công ước còn quy định các trường hợp

và điều kiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia khác

1.5 Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC

Dựa trên cơ sở các khuyến nghị và điều ước quốc tế mẫu chống tội phạm có tổchức xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế đã tiến hành soạn thảo và thông qua Côngước quốc tế Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại trụ sở Liên hiệp quốc vàonăm 2000 Công ước Liên Hợp Quốc về chống xuyên quốc gia Organized Crime(UNTOC) được thông qua bởi Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốcvào ngày

15 tháng 11 năm 2000 Nó còn được gọi là Công ước Palermo, và ba Nghị định thư bổsung (Nghị định thư Palermo) là: Nghị định thư về Ngăn chặn, đàn áp và trừng phạtbuôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Nghị định thư chống buôn lậu người di

cư bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không; Nghị định thư chống lại việc sảnxuất trái phép và buôn bán vũ khí Nhận thấy mục đích của Công ước này là thúc đẩyhợp tác để ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quảhơn, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối,chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm Vìvậy, ngày 15/11/2000, Việt Nam đã quyết định thông qua Công ước này [18] Cả bốncông cụ này đều chứa đựng các yếu tố của luật quốc tế hiện hành về buôn người, buônbán vũ khí và rửa tiền Các Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm(UNODC) đóng vai trò như người giám hộ của UNTOC và các giao thức của nó Côngước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 29 tháng Chín năm 2003

2 Nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC

Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người,đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyênquốc gia của liên hợp quốc được tin tưởng sẽ sẽ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và

Trang 9

chống loại tội phạm này.Nghị định thư này sẽ được giải thích cùng với Công ước Cácquy định của Công ước được áp dụng cho Nghị định thư này với những sửa đổi cầnthiết, trừ trường hợp trong Nghị định thư này có quy định khác Những hành vi phạmtội theo quy định tại điều 5 Nghị định thư này sẽ được coi là những hành vi phạm tộitheo quy định trong Công ước Theo điều 2 mục đích của Nghị định thư này là ngănchặn và chống việc buôn bán người, trong đó đặc biệt chú ý đến phụ nữ và trẻ em; bảo

vệ và hỗ trợ các nạn nhân của việc buôn bán này, cùng với việc tôn trọng đầy đủ cácquyền con người của họ và thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để đạtđược mục tiêu này Theo điều 5, Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng những biện pháplập pháp cũng như các biện pháp khác khi cần thiết để hình sự hóa những hành vi nêutại điều 3 Nghị định thư này khi những hành vi này được thực hiện một cách cố ý

2.1 Bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người

Thứ nhất, Theo Điều 6 về Hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán

người, Trong những trường hợp thích hợp và trong chừng mực có thể theo pháp luật

trong nước, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo vệ sự riêng tư và nhân thân của các nạnnhân của việc buôn bán người bằng những biện pháp, bao gồm, không kể những biệnpháp khác, việc tiến hành tố tụng pháp lý đối với hành vi buôn bán đó một cách bí mật.Tuỳ từng trường hợp cụ thể, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng hệ thống phápluật và hành chính của nước mình có những biện pháp để cung cấp cho các nạn nhâncủa việc buôn bán người: thông tin thích hợp về toà án và thủ tục hành chính; sự hỗ trợ

để các nạn nhân được trình bày các quan điểm và mối quan ngại của họ và được xemxét trong những giai đoạn thích hợp của quá trình tố tụng hình sự đối với người phạmtội, theo cách thức không làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa Mỗi quốc gia thànhviên sẽ cân nhắc việc áp dụng những biện pháp để các nạn nhân của việc buôn bánngười có thể phục hồi về thể chất, tinh thần và xã hội, tuỳ từng trường hợp cụ thể, baogồm cả việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên quan khác và cácthiết chế xã hội dân sự, và đặc biệt là cung cấp: nơi ở thích hợp; những hướng dẫn vàthông tin, đặc biệt đối với các quyền hợp pháp của các nạn nhân của việc buôn bánngười bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được; hỗ trợ y tế, tinh thần và vật chất; và các

cơ hội việc làm, giáo dục và đào tạo Mỗi quốc gia thành viên sẽ cố gắng bảo đảm sự

an toàn thân thể cho các nạn nhân của việc buôn bán người khi họ đang ở trong lãnhthổ của quốc gia đó Mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng trong hệ thống pháp

Trang 10

luật quốc gia của mình có các biện pháp giúp cho các nạn nhân của việc buôn bánngười có thể được đền bù cho những thiệt hại mà họ phải chịu.

Thứ hai, Theo Điều 7 của Địa vị của các nạn nhân của việc buôn bán người tại

quốc gia tiếp nhận Mỗi quốc gia thành viên sẽ cân nhắc việc áp dụng các biện pháplập pháp và các biện pháp khác để các nạn nhân của việc buôn bán người có thể được

ở lại trên lãnh thổ của mình, tạm thời hay vĩnh viễn, tuỳ từng trường hợp cụ thể

Thứ ba, Theo Điều 8 về Việc hồi hương của các nạn nhân của việc buôn bán

người Quốc gia thành viên mà một nạn nhân của việc buôn bán người là công dân hay

có quyền thường trú ở đó tại thời điểm vào lãnh thổ của quốc gia thành viên tiếp nhận

sẽ tạo điều kiện và chấp nhận việc hồi hương của người đó Khi một quốc gia thànhviên đưa một nạn nhân của việc buôn bán người trở về một quốc gia thành viên màngười đó là công dân hay có quyền thường trú ở đó tại thời điểm vào lãnh thổ của quốcgia thành viên tiếp nhận, việc hồi hương này sẽ được xem xét cùng với sự an toàn củangười đó và tình trạng của bất kỳ thủ tục pháp lý nào liên quan đến việc người đó lànạn nhân của hành vi buôn bán người và phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện Đểtạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương của một nạn nhân của việc buôn bán sẽđồng ý cấp giấy tờ thông hành hay những giấy phép khác cần thiết để người đó có thể

đi lại và trở về lãnh thổ nước mình

2.2 Ngăn ngừa, hợp tác và các biện pháp khác

Thứ nhất, về việc ngăn ngừa buôn bán người Các quốc gia thành viên sẽ đề ra

các chính sách, chương trình toàn diện và các biện pháp khác để ngăn ngừa và chốngviệc buôn bán người và bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người Các quốc giathành viên sẽ nỗ lực thi hành các biện pháp như nghiên cứu, thông tin và các chiếndịch truyền thông đại chúng cũng như các sáng kiến xã hội và kinh tế để ngăn ngừa vàchống hành vi buôn bán người Các chính sách, chương trình và các biện pháp khácđược đề ra, sẽ bao gồm việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liênquan khác và các thiết chế xã hội dân sự Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện và tăngcường các biện pháp, bao gồm việc thông qua hợp tác song phương hoặc đa phương.Các quốc gia thành viên sẽ áp dụng hay tăng cường các biện pháp lập pháp hay cácbiện pháp khác

Trang 11

Thứ hai, về trao đổi thông tin và đào tạo, các cơ quan hành pháp, nhập cư và các

cơ quan liên quan khác của các quốc gia thành viên, khi thích hợp, sẽ hợp tác với nhaubằng cách trao đổi thông tin, phù hợp với pháp luật quốc gia mình Các quốc gia thànhviên sẽ cung cấp hay tăng cường việc đào tạo cho các cán bộ hành pháp hay quản lýnhập cư và các cán bộ liên quan khác về ngăn ngừa buôn bán người

Thứ ba, về các biện pháp tại biên giới, không làm phương hại đến các cam kết

quốc tế liên quan đến tự do đi lại của người dân, các quốc gia thành viên, trong chừngmực có thể, tăng cường sự kiểm soát biên giới cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện việcbuôn bán người Mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp lập pháp và cácbiện pháp khác để ngăn chặn trong phạm vi có thể Không làm phương hại đến điều 27của Công ước, các quốc gia thành viên xem xét việc tăng cường hợp tác giữa các cơquan kiểm soát biên giới bằng cách thiết lập và duy trì các kênh thông tin trực tiếp bêncạnh những phương thức khác

Thứ tư, về an ninh và kiểm soát giấy tờ Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng

những biện pháp cần thiết trong phạm vi các phương tiện sẵn có để: bảo đảm rằng cácgiấy tờ thông hành hoặc nhận dạng do mình cung cấp có đặc tính không thể dễ dàng bị

sử dụng sai mục đích và không thể dễ dàng bị giả mạo hoặc thay đổi, sao chép hay cấpmột cách bất hợp pháp và bảo đảm tính toàn vẹn và an toàn của các giấy tờ thông hànhhay nhận dạng được cấp bởi quốc gia thành viên đó hay cấp thay mặt quốc gia thànhviên đó và ngăn ngừa việc tạo ra, cấp và sử dụng những giấy tờ này một cách bất hợppháp

3 Thực tiễn về việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong phòng chống mua bán người theo quy định của Công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia UNTOC của Việt Nam

Những năm gần đây, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia diễn biến phức tạp và

có chiều hướng gia tăng về quy mô, và các quốc gia trên toàn cầu cũng đang cùngnhau phối hợp nhằm đối phó với các mạng lưới tội phạm quốc tế Năm 2000, Đại hộiđồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước UNTOC cùng các Nghị định thư kèmtheo, và Công ước đã có hiệu lực vào năm 2003.Với 186 quốc gia thành viên, Côngước UNTOC là một trong những hiệp ước được phê chuẩn rộng rãi nhất về vấn đềpháp luật hình sự quốc tế Công ước đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề của tội phạm có

Ngày đăng: 22/01/2024, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w