Câu 4: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa? Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền? * Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa 1. Sản xuất hàng hóa là gì? Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội đã trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế: sản xuất tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cấp, tự túc: là kiểu sản xuất kinh tế mà sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của người sản xuất. Bao gồm hai khâu: sản xuất và tiêu dùng Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó nhiều người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán. Bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Trang 1Câu 4: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa? Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền?
* Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó nhiều người sản xuất
ra sản phẩm không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà đểtrao đổi, mua bán Bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng
2 Hai điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất: Sự phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia laođộng xã hội ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau
Phân công lao động xã hội bao hàm hai hình thức:
Phân công lao động chung: phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngànhnghề lớn: nông nghiệp, công nghiệp
Phân công lao động đặc thù: sự phân chia giữa từng ngành kinh tế
Có ba cuộc phân công lao động xã hội lớn giúp nâng cao năng lực sản xuất
xã hội, tạo tiền đề vật chất cho quá trình trao đổi sản phẩm, là điều kiện cần đểsản xuất hàng hóa ra đời
Lần thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
Lần thứ hai: xuất hiện nhiều ngành thủ công nghiệp
Lần thứ ba: xuất hiện thương nghiệp
Phân công lao động xã hội là điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời vì:
Do chuyên môn hóa sản xuất nên mỗi người chỉ sản xuất được một hoặcmột số sản phẩm, song nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác Để
Trang 2thỏa mãn nhu cầu của mình tất yểu những người sản xuất phải trao đổi sảnphẩm với nhau
Làm nảy sinh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất trong quátrình sản xuất
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ
để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời
và tồn tại phải có điều kiện thứ hai
Điều kiện thứ hai: sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Những người sản xuất phải trở thành chủ thể độc lập trong nền sản xuấthàng hóa
Trong xã hội phải xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Khi sự tưhữu về tư liệu sản xuất làm cho ba vấn đề của sản xuất xã hội như: sản xuất cái
gì, như thế nào, cho ai thuộc quyền quyết định của người nắm giữ tư liệu sảnxuất chủ yếu Từ đó, người sở hữu tư liệu sản xuất sẽ sở hữu sản phẩm laođộng làm ra
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất là điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa ra đời vì:
Làm cho những người sản xuất thành những chủ thể độc lập với nhau, có
sự tách biệt về lợi ích nên mỗi người có quyền quyết định đối với quá trình sảnxuất và sản phẩm làm ra
Sản phẩm của lao động chỉ trở thành hàng hóa khi chúng thuộc sở hữucủa một chủ thể nhất định, những chủ thể khác muốn có sản phẩm đó phải trảiqua trao đổi mua bán mới có được, tứ là phải trao đổi dưới hình thức là hànghóa
Đây là hai điều kiện cần và đủ cho nền sản xuất hàng hóa ra đời, cũng đồngthời là hai điều kiện để nền sản xuất hàng hóa tồn tại, nếu thiếu một trong haiđiều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hóa
* Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Theo quan điểm của Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏamãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán Một sảnphẩm đủ ba điều kiện là hàng hóa
Thuộc tính của hàng hóa
Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hóa đều có hai thuộctính là giá trị sử dụng và giá trị
Trang 3Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm thõa mãn nhu cầu
nào đó của con người Ví dụ: điện thoại dùng để gọi, nhắn tin
Là giá trị sử dụng hàng hóa khác nhau về chất
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác (xã hội chứkhông phải cho người sản xuất ra nó thông qua trao đổi mua bán mới thựchiện được) Vì vậy, người sản xuất ra hàng hóa phải chú ý để đáp ứng nhu cầukhắt khe của người mua
Về mặt lượng:
Giá trị sử dụng bao giờ cũng là một số lượng nhất định
Giá trị sử dụng khác nên đơn vị đo lường khác
Giá trị của hàng hóa: là hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết
tinh trong hàng hóa
Chất của giá trị hàng hóa là lao động cho nên sản phẩm nào không có laođộng của người sản xuất thì không phải là hàng hóa, không có giá trị
Trang 4Thông qua trao đổi mua bán mối quan hệ của người sản xuất hàng hóamới bộc lộ (mua – bán), khi người mua chấp nhận thì sản phẩm mới trở thànhhàng hóa (căn cứ)
Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hànghóa (hình thành → phát triển → diệt vong)
Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi làhình thức, biểu hiện bên ngoài của giá trị
Mang quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, giá trị hàng hóa làthuộc tính xã hội của hàng hóa
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sửdụng và giá trị
* Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao độngsản xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là
do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt Tính hai mặt đó là:mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao độngriêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao độngriêng và kết quả riêng
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn,cái ghế; đối tượng lao động là gỗ; phương pháp của anh ta là các thao tác vềcưa, bào, khoan, đục; phương tiện sử dụng là cái cưa, cái bào, cái đục, cáikhoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế
Đặc trưng của lao động cụ thể
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định Lao động cụthể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau
Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội Cùngvới sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngàycàng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công laođộng xã hội
Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vây, lao động cụ thể cũng là phạmtrù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là điều kiện không thể thiếutrong bất kì hình thái kinh tế - xã hội nào
Trang 5Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của vật chấtlàm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chungcủa người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếuxét về mặt lao dộng cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cảnhững sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đềuphải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằngtrao đổi
Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượngtạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sảnxuất hàng hóa
Cần lưu ý, ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là laođộng của người sản xuất hàng hóa, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa
là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất
tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa Tính chất tư nhân
và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa có mâu thuẫn với nhau, đó
là mâu thuẫn cơ bản của “sản xuất hàng hóa” Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp vớinhu cầu xã hội
Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơnhao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận được
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống củamọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa Chính vì những mâu thuẫn đó màsản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
Trang 6Ví dụ: người thợ mộc tốn 6 giờ để tạo ra sản phẩm, còn người thợ may chỉtốn 4 giờ để tạo ra sản phẩm (lượng lao động hao phí)
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian trung bình để sản xuất rahàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ thành thạotrung bình, cường độ lao động trung bình, trang thiết bị trung bình
Ví dụ: thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một cái áo củacác công ty may hiện nay là 4 giờ
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sảnxuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư,nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao độngmới kết tinh thêm Ta có công thức:
G = c + v + mTrong đó:
G là lượng giá trị
c là hao phí lao động quá khứ
v + m là hao phí lao động mới kết tinh thêm (m là giá trị thặng dư, v là giátrị sức lao động)
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là:
Thứ nhất, năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tínhbằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượngthời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Ví dụ: ngày xưa áo quần được may bằng tay, ngày nay áo quần được maybằng máy (cho thấy ta có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)
Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: năng suất lao động xã hội tăng thì sốlượng hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian tăng; nghĩa
là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảmdễn đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm
Ví dụ: công ty trước đó sản xuất cần 2h/sản phẩm và sau khi tăng năngsuất lao động thì chỉ cần 1h/sản phẩm
Năng suất lao động có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lượng giá trị trong mộtđơn vị hàng hóa
Trang 7Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất Đểcạnh tranh về giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cábiệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hóa xuống thấphơn lượng giá trị xã hội của nó, khi đó, giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn củangười khác mà vẫn thu lại lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn
Các nhân tố tác động đến năng suất lao động gồm các yếu tố chủ yếunhư: trình độ của người lao động; trình độ tiên tiến và mức độ tang bị kĩ thuật,khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ quản lý; cường độ laođộng và yếu tố tự nhiên
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của mộtđơn vị hàng hóa, C.Mác còn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ laođộng với lượng giá trị của một dơn vị hàng hóa
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động laođộng trong sản xuất
Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: cường độ lao động tăng làm chotổng số sản phẩm tăng lên Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lạităng lên Lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thayđổi Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gianlao động
Ví dụ: Một công ty tạo ra được 16sp/8h/công nhân (trị giá 80đ) và khităng cường độ lao động lên lên 1,5 lần thì thời gian lao động tăng lên 1,5 lần(8x1,5=12h), sản phẩm tăng lên 1,5 lần (16x1,5=24sp) nhưng tổng giá trị sảnphẩm thì không đổi là 5đ/sp
Cường độ lao động tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa, không ảnh hưởng tớigiá trị hàng hóa Là đại lượng chỉ mức độ hao phí lao động trong một đơn vịthời gian
Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm
lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luậtlao động
Thứ hai, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đạo tạo một
cách có hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thểthao tác được
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua
một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghềnghiệp chuyên môn nhất định
Trang 8Ví dụ: lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, lao động củangười thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp vì người sửa chữa đồng hồđòi hỏi học phải trải qua đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề hơnngười rửa bát Từ ví dụ này, ta thấy giả sử trong một giờ lao động thì người thợsửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị (thời gian lao động cần thiết) hơn ngườirửa bát
Trong cùng một đơn vị thời gian, một hoạt động lao động phức tạp sẽ tạo
ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn (lao động phức tạp làlao động giản đơn được nhân bội lên)
Tóm lại, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cầnthiết, giản đơn trung bình Với ý nghĩa thực tiễn là khi điều chỉnh được mức độphức tạp của lao động và lựa chọn phương pháp để tăng năng suất lao độngthì lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống đồng thời lúc đó doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và sản phẩm của doanh nghiệp cũng tănglên
* Bản chất và chức năng của tiền Bản chất của tiền
Trên cơ sở sở tổng kết lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa và sự pháttriển của các hình thái tiền, C.Mác khẳng định: tiền là kết quả của quá trìnhphát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển củahình thái giá trị từ thấp đến cao
Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thốngnhất cho các hàng hóa khác Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữ những người sản xuất vàtrao đổi hàng hóa
Khi giá trị của một đơn vị hàng hóa được đại biểu bằng một số tiền nhấtđịnh thí số tiền đó được gọi là giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa lên xuống xoayquanh giá trị của nó
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì:
Nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa
Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị Giá trị sử dụng của tiền
tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản Giá trị của tiền cũng
do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định
Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giả cả (lợi tức) Giá
cả của hàng hóa tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung - cầu
Trang 9Chức năng của tiền
Theo C.Mác tiền có năm chức năng sau:
Thước đo giá trị
Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa.Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị Vìvậy, tiền tệ làm chứng năng thước đo giá trị phải là tiền vàng Sở dĩ như vậy là
vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã phản ánh lượnglao động xã hội hao phí nhất định
Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giớicho quá trình trao đổi hàng hóa Công thức lưu thông hàng hóa là H-T-H, trong
đó H là hàng hóa, T là tiền mặt Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏiphải có tiền mặt, không nhất thiết phải dùng tiền vàng, mà chỉ cần tiền kí hiệugiá trị (tiền giấy ra đời) để giúp trao đổi hàng hóa được tiến hành dễ dàngthuận lợi và ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại
Tuy nhiên, tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị, bản thân chúng không có giá trịthực nên nhà nước phải in và phát hành số lượng tiền giấy theo yêu cầu củaquy luật lưu thông tiền tệ, không thể phát hành tùy tiện Nếu in và phát hànhquá nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, kéo theo lạmphát xuất hiện
Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cấttrữ Để làm chức năng phương tiện cất trữ tiền phải có đủ giá trị, tức là tiềnvàng, bạc Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách
tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượnghàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nếu sảnxuất giảm lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cấttrữ
Phương tiện thanh toán
Trang 10Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịuhàng hóa, nộp thuế, làm chức năng chi trả sau khi việc mua bán đã hình thành.Làm xuất hiện giấy ghi nợ, khế đất
Với việc đảm nhận chức năng phương tiện thanh toán tiền tệ giúp thúcđẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển Tuy nhiên, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảngkinh tế
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chứcnăng tiền tệ thế giới Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiềnvàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc
Câu 5: Thị trường? Vai trò của thị trường? Các chức năng của thị trường? Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của thị trường?
* Thị trường
Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hànghóa Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và trao đổi, khái niệm thịtrường cũng có những cách quan niệm khác nhau
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hànghóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến traođổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch
Trang 11Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường,
có thể chia ra thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, có thể chia ra thị trường trong nước và thịtrường thế giới
Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất có thể chia ra thịtrường các yếu tố đầu vào và thị thị trường hàng hóa đầu ra
Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường có thể chia thành các loại thịtrường gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể chia ra thịtrường tự do và thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thịtrường độc quyền
* Vai trò của thị trường
Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo
ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh
tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
* Các chức năng của thị trường
Chức năng thực hiện
Chức năng thừa nhận
Chức năng điều tiết, kích thích
Chức năng thông tin
* Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo theo cơ chế thịtrường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất
và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của cácquy luật thị trường
Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường từ kinh tế tự nhiên đến kinh tếhàng hóa rồi đến kinh tế thị trường Từ kinh tế thị trường tự do đến kinh tế thịtrường có điều tiết
Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô hình khác
nhau, song chúng đều có những đặc trưng bao gồm:
Trang 12Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế,nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồnlực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường và chịu ảnhhưởng của quan hệ cung – cầu
Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi íchkinh tế - xã hội, cạnh tranh là môi trường
Thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý các quan hệkinh tế, thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy nhữngyếu tố tích cực
Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắnliền với thị trường quốc tế
Ba là, nền kinh tế thị trường luôn đáp ứng kịp thời và tạo ra các phươngthức để thõa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, vănminh xã hội
Bốn là, phân bổ nguồn lực tối ưu
Năm là, kích thích đổi mới kinh tế, hợp lý hóa sản xuất
Sáu là, thúc đẩy xu thế liên danh, liên kết giữa các nước
Trang 13* Các quy luật cơ bản của thị trường
Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Ở đâu cósản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị Tất
cả quy luật khác đều dựa trên quy luật này
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiếnhành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết
Trong sản xuất
Nếu chi phí sản xuất cá biệt thấp hơn chi phí sản xuất hao phí xã hội thìngười sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn (tức là giá cả của hàng hóa lớnhơn giá trị các biệt của hàng hóa, người sản xuất sẽ thu được lãi nhiều)
Nếu chi phí sản xuất cá biệt bằng chi phí sản xuất hao phí xã hội thì ngườisản xuất sẽ thu được lợi nhuận bình quân
Nếu chi phí sản xuất cá biệt cao hơn chi phí sản xuất hao phí xã hội thìngười sản xuất sẽ thua lỗ (bán giá thấp hơn chi phí cá biệt)
Nhà sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt thấp nhất bằng cách tăng năngsuất lao động
Trong lưu thông
Việc trao đổi phải dựa trên nguyên tắc ngang giá, nghĩa là giá cả bằng giátrị, đảm bảo hao phí lao động xã hội chung ở trong đó
Hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau thì lượnggiá trị của chúng ngang nhau Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc
Tác động của quy luật giá trị
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nềnkinh tế
Điều hòa, thu hút hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao
Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất laođộng giúp lao động cá biệt thấp hơn lao động xã hội thì người sản xuất sẽ thuđược nhiều lợi nhuận hơn
Trang 14Phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo, bất bìnhđẳng xã hội Sự lựa chọn tự nhiên (lựa chọn yếu tố tích cực, tự bản thân nóđào thải yếu tố tiêu cực)
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lýluận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn
tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triể; mặtkhác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳngtrong xã hội
Quy luật cung – cầu
Vị trí: là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trênthị trường
Cung là số lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán bằng lượng tiền hiện có của xã hội vàkhả năng thu nhập của mọi người
Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thườngxuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị
Nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị
Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị
Tác động của quy luật cung – cầu
Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa
Làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thịtrường
Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định
Lượng tiền cần thiết (M) cho lưu thông bằng tổng số giá cả hàng hóa chiacho số vòng quay của các đồng tiền (V) cùng loại, được xác định bằng côngthức:
M= P x Q
V
Trong đó:
Trang 15M là phương tiện cần thiết cho lưu thông
P là mức giá cả
Q là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
Khi tiền thực hiên cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng tiền cầnthiết cho lưu thông được xác định như sau:
M= P x Q−(G 1+G2 )+G 3
V
Trong đó:
P x Q là tổng giá cả hàng hóa
G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
V là số vòng quay trung bình của tiền tệ
Bản chất của quy luật: quy luật lưu thông tiền tệ là sự vận động mà lưu thông
khóa buộc tiền tệ phải làm cho giá tiền tệ luôn xa với điểm xuất phát của nó đểluân chuyển từ tay người này sang tay người khác
Chức năng: quy luật là cơ sở xác định lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông,
tránh lạm phát và thiểu phát
Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm giànhgiật những ưu thế để thu được lợi ích tối đa
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mốiquan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế cũng
một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa
Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sảnxuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm giátrị hàng hóa của doanh ngiệp hạ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa
Trang 16Kết quả: hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hànghóa.
Trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹthuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân ) khác nhau, cho nênhàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường, các hàng hóa phảibán theo giá trị xã hội – giá trị thị trường
Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường.Giá cả thị trường do giá trị thị trường quyết định
Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất
ra trong một lĩnh vực nào đó Hay giá trị cá biệt của những hàng hóa được sảnxuất ra trong điều kiện trung bình của khu vực và chiếm đại bộ phận trong tổngnhững hàng hóa của khu vực đó
Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất,
kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư cólợi hơn
Biện pháp: các doanh nghiệp tự dó di chuyển nguồn lực của mình từngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bìnhquân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất
Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Tác động tích cực
Là động lực phát triển lực lượng sản xuất
Thúc đẩy nền kinh tế thị trường (khi lực lượng sản xuất phát triển, nềnsản xuất phát triển)
Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực
Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Mặt trái
Phân hóa sản xuất, gây rối, phá hoại thị trường
Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh, gây lãngphí nguồn lực xã hội, làm tổn hại phúc lợi của xã hội
Câu 7: Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư? Ý nghĩa thực tiễn?