1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ktct

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa ? Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền?
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác- Lê nin
Thể loại Ôn tập
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 42,31 KB

Nội dung

Câu 4: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa ? Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền? 4.1.Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa: Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xà hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.

Trang 1

Ôn Kinh tế chính trị Mác- Lê nin

Câu 4: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa ? Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năngcủa tiền?

4.1.Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa:

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chứckinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa

Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra lànhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra đểtrao đổi hoặc mua bán trên thị trường

Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xà hộiloài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xóa bỏ nền kinh tế

tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tếcủa xã hội

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây:

a) Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghềkhác nhau Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đódẫn đên chuyên môn hóa sản xuất Do phân công lao động xã hội nên mỗi ngườisản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Song cuộc sống củamỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu,đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm chonhau

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa

đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời

cổ đại, lao động đã có sự phân công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động khôngtrở thành hàng hóa Chỉ có sản phẩm của nhũng lao động tư nhân độc lập vàkhông phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa" Vì vậy,muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai

B, Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất:

Trang 2

Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởithủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệusản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.

Khi có sự tư hữu về tư liệu sản xuất sẽ dẫn đến 3 vấn đề của sản xuất hàng hóanhư : sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai? Thuộc quyền quyếtđịnh của người nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất tức là nhữngngười sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đósản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốntiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, muabán hàng hoá Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệusản xuất quy định Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuấtthuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữucủa họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ

4.2 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

a) Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của conngười thông qua trao đổi, mua bán

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vôhình)

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng sựphân tích hàng hóa Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:

Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội

tư bản C.Mác viết: "Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một "đống hàng hóa khổng lồ".Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đóchứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa

Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất

cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 3

Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tíchđược giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản và những phạm trùkhác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô, V.V

b) Hai thuộc tính của hàng hóa

Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chấtkhác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thìđều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị

- Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó củacon người Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máymóc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất Và ngay mỗi một vật cũng cóthể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng haycông dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làmnguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế

Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện rađược hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học

- kỹ thuật

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thểhàng hóa quyết định Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnhviễn

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dungvật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào C.Mácchỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thểhiện

Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhaucủa vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng Nhưng khôngphải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa Chẳng hạn, không khírất cần cho cuộc sống con người nhưng không phải là hàng hóa Nước suối, quảdại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa Như vậy, một vậtmuốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra

Trang 4

để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tếhàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của ngườimua Cho nên, người sản xuất phải chú ý đến nhu cầu của người mua

Về Lượng:

+ GTSD bao giờ cũng là 1 số lượng nhất định

+ Các GTSD khác nhau thì có những thước đo khác nhau

* Giá trị hàng hoá:

Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi vì Giá trịtrao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bêntrong, là cơ sở của giá trị trao đổi

- Nhận xét:

+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử

+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa

Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sửdụng và giá trị

4.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng:

Trang 5

Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động

xã hội cần thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hànghóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trungbình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàncảnh xã hội nhất định

Lượng giá trị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sảnxuất ra đơn vị hàng hóa đó

- Thời gian lao động xã hội cần thiết = < Tổng hao phí lao động xã hội> / <Tổng sản phẩm sản xuất>

- Cấu thành lượng giá trị hàng hóa : G= C+V+m { Hao phí lao động quá khứ ©+ Hao phí lao động mới kết tinh thêm (V+m)- giá trị SLĐ và GTTD }

*Các nhân tố ảnh hưởng:

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hànghóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi lượng giá trị của hànghóa tùy thuộc vào những nhân tố:

-Thứ nhất, năng suất lao động

+Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượngsản phấm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết

đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

+Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động

xã hội Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà

là giá trị xã hội Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội củahàng hóa chính là năng suất lao động xã hội

+Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sảnxuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít Ngượclại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết đểsản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càngnhiều Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết

Trang 6

tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị củamỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.

+ Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳngmệt nhọc của người lao động Thể hiện mức độ hao phí lao động trong một đơn vịthời gian

+Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo củangười lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sảnxuất và các điều kiện tự nhiên

+Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối vớilượng giá trị hàng hóa Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao độnghao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm đượctạo ra cũng tăng lên tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thìkhông đổi Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thờigian lao động

Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị củahàng hóa Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành laođộng giản đơn và lao động phức tạp

+Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khảnăng lao động cũng có thể thực hiện được

+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành laođộng chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được

+ Trong 1 đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn

Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đềđặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làmviệc gì, nghề gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?

C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiềugiá trị hơn người rửa bát Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản đơn,

Trang 7

có nghĩa là bất kỳ một người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, khôngcần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được Còn lao động của người thợsửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thờigian huấn luyện tay nghề Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động nhưnhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên Để cho các hànghóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do laođộng phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phứctạp thành lao động giản đơn trung bình.

C.Mác viết: "Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa,hay nói cho đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên ”

Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cầnthiết, giản đơn trung bình

4.4 Bản chất và chức năng của Tiền

Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị Về mặt giátrị sử dụng, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan Nhưng về mặtgiá trị, chúng ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ giữacác hàng hóa với nhau

Chính vì vậy, thông qua sự nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, qua cácgiai đoạn phát triển lịch sử, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phát sinh của tiền tệ,hình thái giá trị nổi bật và tiêu biểu nhất

- Sự phát triển các hình thái giá trị

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:

* Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc

* Gọi là giản đơn hay ngẫu nhiên, vì khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã,trong thời kỳ ban đầu của trao đổi, hàng hóa bất kỳ, tỷ lệ trao đổi bất kỳ, miễn làhai chủ thể của hàng hóa đồng ý trao đổi

* Vế trái của phương trình (1 m vải) tự nó không nói lên được giá trị của nó, giátrị của nó chỉ được biểu hiện và phải nhờ hàng hóa đứng đối diện với nó (10 kgthóc) nói hộ giá trị của nó, vì thế nó được gọi là hình thái tương đối

Trang 8

Vế phải của phương trình (10 kg thóc) là hình thái vật ngang giá, vì giá trị sử dụngcủa nó được dùng để biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (1 m vải) Hình thái vậtngang giá là mầm mống phôi thai của tiền tệ.

* Nhược điểm của hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: trao đổi vật lấy vật,

tỷ lệ trao đổi ngẫu nhiên, vật ngang giá chưa cố định, giá trị của một hàng hóa chỉđược phát hiện ở một hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện ở mọihàng hóa khác Khi trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, có nhiều mặt hàng hơn.đòi hỏi giá trị của một hàng hóa phải được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác với

nó Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hình thái giá trị đầy đủ hay

mở rộng

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:

* Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau khi có phân công lao động xã hộilần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn,một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác Tương ứng với giaiđoạn này là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

* Ví dụ:

* Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Trong ví dụ trên,giá trị của 1 m vải được biêu hiện ở 10 kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng.Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau

* Nhược điểm: trao đổi vật lấy vật, vật ngang giá chưa cố định

+ Hình thái chung của giá trị:

* Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động

xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn Nhucầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưngngười có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác Vì thế, việc trao đổi trực tiếpkhông còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi Trong tình hình đó, người taphải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nóđược nhiều người ưa chuộng, rồi đem hàng hoá đó đổi lấy thứ hàng hoá mà mìnhcần Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiềungười ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện

Trang 9

* Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sảnxuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật nganggiá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn do đó dẫn đếnđòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất Khi vật nganggiá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình tháitiền tệ của giá trị.

* Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hànghoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực: một cực làcác hàng hoá thông thường; còn một cực là hàng hoá (vàng; đóng vai trò tiền tệ,đại biểu cho giá trị Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiệnthống nhất Tỷ lệ trao đổi được cố định lại

- Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triểnsản xuất và trao đổi hàng hoá Các nhà kinh tế trước C Mác giải thích tiền tệ từhình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất củatiền tệ Trái lại, C Mác nghiên ứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao

Trang 10

dổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã tìm thấynguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

Vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vậtngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội vàbiểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì:

+ Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của tiền tệ cũng

do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định Giá trị sửdụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản

+ Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức) Giá

cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu

+ Đóng vai trò làm vật ngang giá chung

*Chức năng của Tiền:

– Thước đo giá trị Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị Vì vậy,tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng Để đo lường giá trị hànghoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đómột cách tưởng tượng Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng vàgiá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ đó làthời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó Giá trịhàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá Do đó, giá cả là hìnhthức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Giá cả hàng hoá do các yếu tố sauđây quyết định:

+ Giá trị hàng hoá

+ Giá trị của tiền

+ Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hoá

Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường

Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ Đơn vị đó là một trọng lượng nhất địnhcủa kim loại dùng làm tiền tệ Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khácnhau Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả Tác dụng của

Trang 11

tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làmthước đo giá trị Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác;

là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ Giá trịcủa hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết đểsản xuất ra hàng hoá đó Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng

gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi nhưthế nào Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen

– Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môigiới trong quá trình trao đổi hàng hoá Để làm chức năng lưu thông hàng hoá taphải có tiền mặt Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hànghoá

Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổihàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thờigian và không gian Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống củakhủng hoảng kinh tế

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén Dầndần nó được thay thế bằng tiền đúc Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị haomòn dần và mất một phần giá trị của nó Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhậnnhư tiền đúc đủ giá trị

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó Sở dĩ có tình trạngnày vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát Người ta đổi hànglấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần Làm phương tiện lưu thông,tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhànước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ Giá trị thực củatiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó Thực tiễn đó dẫn đến sự

ra đời của tiền giấy Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giátrị và được công nhận trong phạm vi quốc gia

– Phương tiện cất trữ Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưuthông đi vào cất trữ Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu chocủa cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ củacải Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng,bạc Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phátvới nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều

Trang 12

thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hànghoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

– Phương tiện thanh toán Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả

nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng … Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá pháttriển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu Trong hình thức giaodịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá.Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông đểlàm phương tiện thanh toán Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này mộtmặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiềnmặt Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bántrở thành chủ nợ Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanhtoán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâukhác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên

– Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làmchức năng tiền tệ thế giới Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lạihình thái ban đầu của nó là vàng Trong chức năng này, vàng được dùng làmphương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cảinói chung của xã hội

Trang 13

+Tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C Mác

3.1 Ý nghĩa thời đại của học thuyết

Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra động cơ, mục đích và kết quả vận động của tưbản Nó bóc trần bản chất bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản đối với giai cấp côngnhân và mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp đó Do đó, học thuyết giá trị thặng

dư là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với giai cấp tưsản Phục vụ cho phong trào công nhân đương thời và ngày nay

Học thuyết giá trị thặng dư đã luận chứng một cách khoa học tính chất lịch sử quá

độ của chủ nghĩa tư bản, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản và tính tấtyếu của sự quá độ lên phương thức sản xuất mới cao hơn

Dưới điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương đại, mặc dù khoa học, kỹ thuật, côngnghệ đã trở thành tiền đề cơ bản của sự tồn tại và phát triển hơn nữa của nhânloại, nhưng kinh tế tri thức lấy tri thức là cơ sở vừa không làm thay đổi nguồn gốccủa giá trị thặng dư vừa không làm thay đổi thực chất nhà tư bản bóc lột côngnhân Vì vậy, học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại ngày nay vẫn có những giátrị nhất định:

- Muốn xã hội giàu có về của cải vật chất và tinh thần, phải coi trọng tăng năngsuất lao động xã hội

- Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ mối quan hệ giữa năng suất laođộng, lao động thặng dư và giá trị thặng dư Chỉ khi nào xã hội loài người pháttriển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, trên cơ sở năng suất lao động đạt đếnmột giai đoạn lịch sử nhất định, thì người lao động mới có thể cung cấp lao độngthặng dư và sản phẩm thặng dư C.Mác cho rằng, sự giàu có của xã hội không phải

Trang 14

do lao động thặng dư quyết định, mà là do năng suất của lao động thặng dư quyếtđịnh Do vậy, muốn xã hội giàu có thì phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,phải tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của khoahọc - công nghệ hiện đại.

- Phải coi trọng phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là vốn quý nhất, là nguồn lực cótầm quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại Phải đặt conngười vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển Vì vậy, phát triển giáodục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải là quốc sách hàng đầu

3.2 Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta hiện nay

Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của Mác là cần thiết và có lợi cho sự pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nướctiểu nông, nghĩa là từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa, mặc dù có sản xuấthàng hóa Nhưng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

do vậy “cách tổ chức của kinh tế xã hội” theo kiểu sản xuất hàng hóa cũng mangtính quá độ Nghĩa là, trong cùng một nền kinh tế vừa có kinh tế hàng hóa vì lợiích của Nhân dân, vừa có kinh tế hàng hóa vì lợi ích của tư nhân Nhưng dù là nềnkinh tế hàng hóa nào thì sản phẩm cũng đều mang hình thức giá trị thặng dư, mặc

dù chúng phản ánh những quan hệ xã hội đối lập nhau Trong đó, giá trị thặng dưphản ánh mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột vẫn được coi là nhân tố “trợ thủ củachủ nghĩa xã hội”, “xúc tiến chủ nghĩa xã hội”, là cái “có ích” và “đáng mong đợi”

Vì thế, cốt lõi của vấn đề là phải tạo điều kiện môi trường cho sự gia tăng khốilượng giá trị thặng dư toàn xã hội ngày càng lớn, tỷ suất ngày càng cao

Điều đó cho thấy, trước hết, chính sách áp dụng phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta là hoàn toàn đúng đắn Việc áp dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào quátrình phát triển kinh tế cho ta thấy: Muốn phát triển được nền kinh tế của đấtnước thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì không thể không tiến hành côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tăng cường cải tiến khoa học kỹthuật, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, nâng

Trang 15

cao hiệu số sản xuất Có thay đổi những yếu tố đó thì mới đem lại được năngsuất lao động cao từ đó thu được nguồn lợi nhuận lớn.

Ngày nay, trải qua thực tiễn, chúng ta ngày càng nhận thức rõ: “Sản xuất hàng hóakhông đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minhnhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” [4, 97] Thực tiễn chứng minh, trongnền kinh tế thị trường thì thành phần kinh tế tư nhân có vai trò rất to lớn, là độnglực lớn cho nền kinh tế

Nghiên cứu để khẳng định sự đúng đắn về lý luận giá trị thặng dư không phải đểnhằm kỳ thị thành phần kinh tế tư nhân Trái lại, hiểu rõ mục đích, bản chất, độnglực của kinh tế tư nhân để có chính sách thích hợp, vừa khuyến khích nó pháttriển, vừa có chính sách quản lý và điều tiết hợp lý để sử dụng kinh tế tư nhânphục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kém phát triển quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

Khai thác động lực kinh tế tư nhân là để phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Có chính sách đúng đắn và bảo đảm mức lợi nhuận thỏa đángcho tư nhân

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội vẫn cònphạm trù giá trị thặng dư Vì thế, chúng ta phải học tập các nhà tư bản để sảnxuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt Điều đó hoàn toàn phù hợp với lýluận của V.I.Lênin: “Tri thức về chủ nghĩa xã hội thì chúng ta có, nhưng chúng tachưa có tri thức về tổ chức với quy mô hàng triệu người, chưa có tri thức về tổchức và phân phối sản phẩm” [5, 314-315] Theo tinh thần đó, trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc vận dụng họcthuyết giá trị thặng dư là cần thiết và có lợi

Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết giá trị thặng dư

có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội Việc nghiên cứu, vận dụng học thuyết này ở nước ta trởthành một việc làm cần thiết

Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chếthị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dùnền kinh tế hàng hóa ở nước ta có những đặc trưng riêng của nó, song đã là sản

Trang 16

xuất hàng hóa thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đếngái trị và giá trị thặng dư Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khácnhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau Do vậy, việcnghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất hàng hóa tư bản,nghiên cứu những phạm trù, quy luật và việc sử dụng chúng trong nền kinh tếhàng hóa tư bản chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩathực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Đất nước ta đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát

triển kinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá

cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải

thiện rõ rệt Để giữđược tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụthuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế Nhiều

chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo

hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng cường

nó có hiệu quả với vốn nước ngoài vàđầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số

ICOR chỉở mức 2,5 và mức tăng trưởng phải ít nhất là trên 8% một năm,

như vậy thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể tăng gấp 45 lầntrong vòng một thế hệ Việt Nam có thể lựa chọn các tình huống tăng

trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước và mức đầu tư trên GDP cũng như

hiệu suất sử dụng vốn Việt Nam muốn đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nền

kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt còn nằm rải rác

Ngày đăng: 17/07/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w