1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình luận về nguồn của luật quốc tế

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về nguồn của luật quốc tế
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 40,21 KB

Nội dung

Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa to lớn bởi vì chỉ khi xác định chính xác, đầy đủ và đúng đắn các loại nguồn của pháp luật sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó.

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1

II CÁC LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 4

1 Các loại nguồn cơ bản của luật quốc tế 4

1.1 Điều ước quốc tế 4

1.2 Tập quán quốc tế 6

1.3 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế 7

2 Các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế 9

2.1 Các nguyên tắc pháp luật chung 9

2.2 Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế 10

2.3 Các học thuyết 11

2.4 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ 13

2.5 Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia 14

3 Mối quan hệ giữa các nguồn cơ bản và các nguồn bổ trợ của luật quốc tế 14

C KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

A L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU

Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà nước và pháp luật Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa to lớn bởi vì chỉ khi xác định chính xác, đầy đủ và đúng đắn các loại nguồn của pháp luật sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó Với tư cách là một ngành luật nằm trong hệ thống pháp luật quốc tế, Luật quốc tế hay Công pháp quốc tế được áp dụng và thực hiện trên

cơ sở các loại nguồn pháp luật khác nhau Đặc biệt là trong tình hình quốc tế hiện nay, khi mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế ngày càng phát sinh những vấn đề pháp lý rất phức tạp, khó giải quyết thì đòi hỏi nguồn của luật quốc tế phải đa dạng và phong phú hơn để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Việc tìm hiểu về bản chất của các loại nguồn là một điều hết sức cần thiết để các chủ thể luật quốc tế có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp và giải quyết một cách triệt để các vấn đề phát sinh

B N I DUNG ỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG V NGU N C A LU T QU C T Ề NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ỦA LUẬT QUỐC TẾ ẬT QUỐC TẾ ỐC TẾ Ế

Khái niệm nguồn của luật quốc tế xuất phát từ khái niệm nguồn của pháp luật trong lý luận chung về pháp luật Có thể thấy rằng nguồn của pháp luật là một vấn để khá phức tạp và thường được đặt ở hai phương diện như

sau: thứ nhất là ở phương diện nội dung thì nguồn pháp luật là những gì mà

từ đó hình thành nên pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để tạo

ra pháp luật; thứ hai là ở phương diện hình thức thì nguồn pháp luật được

hiểu là nơi chứa đựng, là nơi cung cấp các quy phạm pháp luật hay nói cách khác là các quy phạm pháp luật đó được lấy từ đâu, nguồn nào để giải quyết các vụ việc pháp lý diễn ra trong thực tiễn đời sống trong nước và quốc tế

Tiếp cận khái niệm nguồn của pháp luật, tại chương VI, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đồng nhất khái niệm nguồn của pháp luật là hình thức bên ngoài của pháp luật Theo đó,

Trang 3

“Hình thức bên ngoài của pháp luật là những phương thức tồn tại và cách thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, chứa đựng các quy phạm pháp luật” Như vậy, với khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh khái niệm nguồn

pháp luật ở phương diện về mặt hình thức khi cho rằng đây là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật Còn tại Chương 10, Tập bài giảng Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đưa ra

khái niệm nguồn pháp luật như sau: “Nguồn pháp luật được hiểu là tất cả các căn cứ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng, giải thích, thực hiện và áp dụng pháp luật” Khái niệm này mang tính khái quát hơn so với khái niệm đầu tiên

được đề cập bởi nó vừa nhấn mạnh phương diện nội dung (cơ sở để xây dựng, giải thích pháp luật) lại vừa nhấn mạnh về hình thức (căn cứ để thực hiện và

áp dụng pháp luật)

Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì các nguồn pháp luật được các nhà nước

sử dụng phổ biến vẫn là: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp Ngoài ra, còn có các loại nguồn pháp luật khác như: học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp luật, chính sách pháp luật, hợp đồng,…

Về định nghĩa luật quốc tế, hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này, đáng chú ý như:

- Luật quốc tế (2013) của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

định nghĩa: “…Luật quốc tế được hiểu là một hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội quốc tế”

- Giáo trình Luật quốc tế (2004) của Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học

Huế định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc và quy phạm pháp lý, do các quốc gia và chủ thể khác thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế”

- Giáo trình Luật quốc tế (2009) của trường Đại học Luật Hà Nội định

nghĩa: “Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được

Trang 4

các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ

sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Đó là các nguyên tắc, quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau”

- Giáo trình Công pháp quốc tế (2018) của trường Đại học Kiểm sát Hà

Nội định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế”

Dù tiếp cận định nghĩa luật quốc tế dưới góc độ nào thì cũng cần lưu ý

những điểm thống nhất như sau: thứ nhất, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế; thứ hai, các nguyên tắc và các

quy phạm pháp luật quốc tế trên được hình thành trên cơ sở tự nguyện và bình

đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau; thứ ba, đối

tượng điều chỉnh của luật quốc tế là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế;

Từ đó, nhóm có thể đưa ra định nghĩa luật quốc tế như sau: “Luật quốc

tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận một cách tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể này với nhau”.

Trên cơ sở những phân tích về nguồn của pháp luật và luật quốc tế ta có

thể hiểu khái niệm nguồn của luật quốc tế như sau: “Nguồn của luật quốc tế

là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, là những căn cứ mà dựa vào đó có thể thực hiện và áp dụng pháp luật quốc tế để giải quyết các

vụ việc pháp lý quốc tế”.

Trang 5

Việc xác định nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc

áp dụng và thực thi pháp luật quốc tế Chỉ khi sử dụng đúng nguồn của luật thì mới giải quyết được những vấn đề có liên quan

Tại Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế quy định:

“1 Tòa án có trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án trên cơ sở luật quốc tế theo:

a) Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.

b) Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý.

c) Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận d) Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý.

2 Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa

án, xác định như vậy (ex aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này.”

Như vậy, từ Điều 38 ở trên có thể thấy nguồn của luật quốc tế khá phong phú và đa dạng, bao gồm hai nguồn chính là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế; các nguồn bổ trợ khác chẳng hạn như những nguyên tắc pháp lý được thừa nhận, các phán quyết của Tòa án quốc tế, các học thuyết của các nhà luật pháp có chuyên môn cao nhất Ngoài ra còn có các nguồn bổ trợ khác như nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia Các loại nguồn này sẽ được lần lượt bình luận chuyên sâu ở phần sau của bài tập nhóm

Trang 6

II CÁC LO I NGU N C A LU T QU C T ẠI NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ỦA LUẬT QUỐC TẾ ẬT QUỐC TẾ ỐC TẾ Ế

1 Các lo i ngu n c b n c a lu t qu c t ại nguồn cơ bản của luật quốc tế ồn cơ bản của luật quốc tế ơ bản của luật quốc tế ản của luật quốc tế ủa luật quốc tế ật quốc tế ốc tế ế

1.1 Đi u ều ước quốc tế ước quốc tế c qu c t ốc tế ế

Trong lịch sử nhân loại, điều ước quốc tế luôn giữ vị trí quan trọng và

là nguồn cơ bản của luật quốc tế Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969, thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì

Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng để một điều ước có giá trị pháp lý cần phải thỏa mãn các yếu tố sau:

Thứ nhất, hình thức của điều ước quốc tế được thể hiện dưới dạng văn

bản Việc đặt tên cho văn bản hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chủ thể

ký kết văn bản đó như hiến chương, công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định thư,… Ngoài ra điều ước quốc tế còn được thể hiện dưới hình thức bất thành văn, tiêu biểu có thể kể đến “điều ước quân tử” Mặc dù hiện nay điều ước loại này rất ít khi được áp dụng nhưng từ khi Công ước Viên ra đời cũng không có quy định nào phủ nhận hiệu lực của nó

Thứ hai, về nội dung, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

là bình đẳng và tự nguyện, điều ước quốc tế là những quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên ký kết, có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của điều ước đã ký, trừ một số trường hợp bảo lưu một vài điều trong điều ước

Thứ ba, chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể của luật quốc tế bao

gồm: các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia), các quốc gia và ngoài ra còn có thêm các chủ thể đặc biệt là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Vatican

Thứ tư, quá trình hình thành các văn bản điều ước quốc tế được điều

chỉnh bởi những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Bởi một thỏa thuận của

Trang 7

hai hay nhiều quốc gia không thể lấy pháp luật của mỗi quốc gia để điều chỉnh, khi đó điều ước quốc tế sẽ không còn giá trị

Tóm lại, điều ước quốc tế là một trong những nguồn cơ bản của luật quốc tế Tuy nhiên chỉ có những điều ước đảm bảo bốn điều kiện trên thì mới được xem là nguồn của luật quốc tế Xuất phát từ sự tự nguyện, thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế mà điều ước quốc tế mang lại những ý nghĩa sau:

Thứ nhất, điều ước quốc tế là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng

những quy phạm pháp luật quốc tế để xây dựng và làm ổn định các quan hệ pháp luật quốc tế

Thứ hai, điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy

trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể Điều này được

thể hiện ở quy định tại Điều 26 Công ước Viên năm 1969: “Mọi điều ước đã

có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện chí” Sự thiện chí của các chủ thể là cơ sở để duy trì

và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế

Thứ ba, điều ước quốc tế là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và

lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế Các chủ thể khi tham gia đàm phán

sẽ được nêu ra ý kiến của mình để đưa đến một nội dung đúng đắn nhất mang lại lợi ích cho các bên tham gia và có quyền quyết định tham gia điều ước một cách tự nguyện hay không tham gia Khi điều ước quốc tế được thực thi sẽ áp dụng công bằng và không có ngoại lệ cho bất kỳ chủ thể nào Có thể nhận thấy nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong ký kết điều ước quốc tế góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ quốc tế

Thứ tư, điều ước quốc tế là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc

tế hiện đại cũng như tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế Nó là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp quốc tế, từ đó góp phần xây dựng khung pháp lý hiện đại

Trang 8

1.2 T p quán qu c t ập quán quốc tế ốc tế ế

Tập quán quốc tế là một nguồn quan trọng của luật quốc tế, xuất hiện từ rất sớm trước khi các quy phạm điều ước được xây dựng Tập quán quốc tế có thể được hiểu là những phong tục, tập quán được hình thành, lưu truyền trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận là luật, tức là có chứa đựng các quy tắc xử sự bắt buộc chung

Tuy nhiên cần khẳng định không phải tất cả các quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quốc tế đều trở thành quy phạm tập quán quốc tế

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, để trở thành nguồn của luật quốc tế, các quy

tắc ấy phải đáp ứng những điều kiện sau: thứ nhất, phải là những quy tắc xử

sự chung được các quốc gia công nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn;

thứ hai, phải được thừa nhận chung là các quy phạm có tính chất pháp lý bắt

buộc (jus cogens); thứ ba, nội dung phải phù hợp với các tư tưởng tiến bộ,

các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì những quy tắc xử sự đó mới trở thành quy phạm tập quán quốc tế

Là một trong những nguồn cơ bản của luật quốc tế, tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ quốc tế, cụ thể:

Thứ nhất, tập quán quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các

quốc gia Thông qua tập quán quốc tế các quốc gia tôn trọng và thừa nhận các quy tắc xử sự của quốc gia mà mình hợp tác nhằm tạo dựng quan hệ hợp tác lâu dài Nhiều quy phạm pháp luật do chính các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cũng được các chủ thể khác thừa nhận là tập quán quốc tế, bắt buộc khi hợp tác với các quốc gia đó phải tuân thủ Như thực tiễn hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia thông qua tuyên bố về chiều rộng lãnh hải là xuất phát điểm để hình thành nên tập quán quốc tế về chiều rộng lãnh hải trong luật quốc tế

Thứ hai, tập quán quốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh

chấp quốc tế Trong một số trường hợp không thể áp dụng các điều ước quốc

tế để giải quyết tranh chấp quốc tế thì việc áp dụng tập quán quốc tế được coi

là một phương án hữu hiệu giúp cho cơ quan tài phán quốc tế dễ dàng xử lý

Trang 9

tranh chấp Tiêu biểu như trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ về việc tiến hành các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa Tòa

án đã sử dụng tập quán để giải quyết tranh chấp giữa hai bên Bằng phán quyết ngày 26/11/1984, Tòa kết luận Mỹ vi phạm các nguyên tắc tập quán của luật quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác

1.3 M i quan h gi a đi u ốc tế ệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ều ước quốc tế ước quốc tế c qu c t và t p quán qu c t ốc tế ế ập quán quốc tế ốc tế ế

Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là hai nguồn cơ bản của luật quốc

tế, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và

điều ước quốc tế tác động trở lại tới sự hình thành, phát triển của tập quán quốc tế Trước hết, tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế có thể khẳng định nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế Chẳng hạn như các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ nguyên tắc từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần”, ban đầu quy định này tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, sau này được pháp điển hóa thành điều ước Ngược lại, điều ước quốc tế là cơ sở hình thành tập quán thông qua thực tiễn việc thực hiện điều ước quốc tế Ví dụ như hai quốc gia A và quốc gia B thỏa thuận một điều ước liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần Quốc gia C thấy hợp lý nên áp dụng quy định đó Quy định được quốc gia C

áp dụng được coi là quy phạm tập quán quốc tế trong điều ước này

Thứ hai, các điều ước quốc tế có thể áp dụng như tập quán giữa các

quốc gia không tham gia điều ước Điều này được thể hiện ở trường hợp các chủ thể của luật quốc tế không phải là thành viên của điều ước nhưng có quyền viện dẫn quy phạm điều ước với tính chất là tập quán quốc tế áp dụng cho bên thứ ba Từ đó phát sinh hiệu lực của điều ước với bên thứ ba do viện dẫn các quy phạm điều ước dưới dạng tập quán quốc tế Ví dụ như Công ước Luật biển năm 1982 có sự tham gia ký kết của nhiều quốc gia trên thế giới

Trang 10

nhưng không phải tất cả Thực tiễn cho thấy các quốc gia không ký kết hoặc tham gia công ước này cũng đều áp dụng các quy phạm của chúng, coi đó là quy phạm pháp lý ràng buộc mình với tư cách là luật tập quán

Thứ ba, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có giá trị pháp lý

ngang nhau Mặc dù điều ước quốc tế có nhiều ưu thế hơn so với tập quán quốc tế bởi hình thức thể hiện của điều ước quốc tế là bằng văn bản cùng với phương thức thỏa thuận trực tiếp đã quyết định tính rõ ràng, cụ thể dẫn tới sự hình thành nhanh chóng và việc áp dụng cũng như sửa đổi thuận lợi hơn so với tập quán quốc tế Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ quốc tế Cả hai loại nguồn này đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận Trên cơ sở cân nhắc về lợi ích của mình mà các chủ thể luật quốc tế ký kết, tham gia điều ước quốc tế cũng như

áp dụng một tập quán quốc tế nào đó Khi đã được các chủ thể của luật quốc

tế ký kết hoặc thừa nhận thì điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện Chính vì thế mà điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có giá trị pháp lý ngang nhau

Thứ tư, trong trường hợp có sự xung đột giữa điều ước quốc tế và tập

quán quốc tế về cùng một vấn đề thì điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng

Về mặt lý luận, quy phạm điều ước hay quy phạm tập quán cũng đều có giá trị pháp lý như nhau, việc áp dụng loại nào tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, từng mối quan hệ, từng sự ràng buộc cụ thể có tính chất pháp lý của mỗi quốc gia với loại quy phạm nào đó Tuy nhiên, trong thực tiễn sẽ không tránh khỏi trường hợp cùng một quan hệ cụ thể có cả quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng tham gia điều chỉnh Trong trường hợp này các quốc gia sẽ áp dụng quy phạm nào? Trong khoa học luật quốc tế từ trước đến nay chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề này Các quan điểm chung nhất ở Việt Nam

và nhiều nước thường theo hướng ưu tiên áp dụng quy phạm điều ước quốc

tế Bởi lẽ, ý chí thỏa thuận giữa các quốc gia được thể hiện trong điều ước quốc tế rõ ràng hơn, minh bạch hơn và mức độ ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao hơn so với ý chí thể hiện trong tập quán quốc tế

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w