1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết và thực tiễn về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Và Thực Tiễn Về Giải Quyết Hòa Bình Các Tranh Chấp Quốc Tế
Tác giả Nhóm Chúng Em
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 63,26 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của hợp tác quốc tế, những mâu thuẫn và bất đồng giữa các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc tế cũng ngày càng gia tăng. Những tiêu cực của những tranh chấp nảy sinh đều đã được các chủ thể của luật quốc tế ghi nhận. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, có rất nhiều các lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà quyền và lợi ích của các chủ thể đan xen lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường... Tất cả đều phản ảnh lợi ích đa dạng và phong phú của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, khi thiết lập và thực hiện các quan hệ diễn ra giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau thì tranh chấp, bất đồng giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi.

Trang 1

A Mở đầu

Cùng với sự phát triển của hợp tác quốc tế, những mâu thuẫn và bất đồng giữa các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc tế cũng ngày càng gia tăng Những tiêu cực của những tranh chấp nảy sinh đều đã được các chủ thể của luật quốc tế ghi nhận Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia

và các chủ thể khác của luật quốc tế, có rất nhiều các lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà quyền và lợi ích của các chủ thể đan xen lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường Tất cả đều phản ảnh lợi ích đa dạng và phong phú của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế Chính vì vậy, khi thiết lập và thực hiện các quan hệ diễn ra giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau thì tranh chấp, bất đồng giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi

Để bảo đảm được lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung, thì việc áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế cần được sử dụng một cách hiệu quả nhất Về phương diện lý luận, khi các quốc gia đặt ra nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, lẽ đương nhiên trong hệ thống pháp luật quốc tế cần thiết phải có nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Nguyên tắc giải quyết quyết các tranh chấp quốc tế chính thức được ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan

hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970 Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng trong quan hệ trong và ngoài nước Vì vậy

nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Lý thuyết và thực tiễn về giải

quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”.

B Nội dung

I Cơ sở lí thuyết về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Trang 2

1 Một số khái niệm

1.1 Tranh chấp quốc tế

Cùng với sự phát triển của hợp tác quốc tế, những mâu thuẫn và bất đồng giữa các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc tế cũng ngày càng tăng Những tiêu cực của những tranh chấp nảy sinh đều đã được các chủ thể của luật quốc tế ghi nhận nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp lý

nào đưa ra định nghĩa về tranh chấp quốc tế Nhìn chung, tranh chấp quốc tế

là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.

1.2 Các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế

Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được hiểu là các phương tiện, cách thức mà các chủ thể của luật quốc tế có nghĩa vụ phải dùng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở các nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để duy trì hòa bình an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.

Từ các nhìn tổng quan về lịch sử, hai phương pháp đã được xây dựng để giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế:

Phương pháp thứ nhất, đó là phương pháp giải quyết hòa bình tranh chấp

quốc tế bằng con đường ngoại giao Phương pháp này phát triển từ nhu cầu giải quyết xung đột quốc tế trong bối cảnh mở rộng thủ tục pháp lý quốc tế;

Phương pháp thứ hai, bao gồm các biện pháp giải quyết tranh chấp thông

qua cơ quan tài phán quốc tế, cụ thể là trọng tài và tòa án quốc tế Phương pháp này phức tạp hơn và có nhiều tranh cãi hơn, đồng thời cần nhiều thời gian hơn để có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế

2 Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng con đường ngoại giao

Trang 3

Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường ngoại giao, về cơ bản, được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có

sự hiện diện của bên thứ ba ra phán quyết Sự thành công của các biện pháp ngoại giao phụ thuộc rất lớn vào thái độ thiện chí, và hợp tác của các bên tranh chấp.Các biện pháp ngoại giao bao gồm đàm phán, trung gian, hòa giải,

ủy ban điều tra, và ủy ban hào giải

2.1 Đàm phán

Thực tiễn quốc tế đã chỉ ra rằng đàm phán trực tiếp là biện pháp thường được sử dụng đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế và hiệu quả hơn cả bởi những ưu điểm mà các biện pháp khác không có được

Về cấp độ và hình thức: đàm phán trực tiếp có thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau (nguyên thủ quốc gia, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, bộ trưởng chuyên môn thậm chí phải tổ chức hội nghị quốc tế đa phương trong một số trường hợp) và dưới các hình thức như song phương (ví dụ như đàm giữa Nga và Nhật Bản về đảo Xakhalin sau chiến tranh thế giới II), đa phương (ví dụ như đàm phán liên quan đến vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên với sự tham gia của 6 bên bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mĩ, Nga, Nhật Bản); chính thức, không chính thức…

Đại diện của các bên tiến hành đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp, không có sự tham gia của bên thứ ba Khi một bên không thừa nhận tranh chấp hay từ chối đàm phán thì các biện pháp hòa bình giải quyết trnah chấp khác sẽ được sử dụng Ngoài Hiến chương Liên hợp quốc, có thể nói đàm phán là biện pháp được sử dụng trước tiên để giải quyết tranh chấp đã được ghi nhận ở nhiều điều ước quốc tế khác

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quốc gia bắt buộc phải sử sụng biện pháp đàm phán trước khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước Tòa án quốc tế hay Trọng tài quốc tế Mặc dù vậy, Tòa án và Trọng tài quốc tế vẫn

Trang 4

có thể yêu cầu các bên tranh chấp tiến hành đàm phán trước khi phiên tòa diễn ra để các bên trình bày ngắn gọn và đúng sự thật quan điểm của họ nhằm giải quyết tranh chấp diễn ra thuận lợi hơn

2.2 Trung gian

Biện pháp trung gian có sự tham gia của bên thứ ba, ví dụ như một quốc gia khác, một cá nhân hay một cơ quan của một tổ chức quốc tế Sự công bằng cũng như uy tín là yếu tố quan trọng để bên thứ ba thiết lập sự kết nối giữa các bên trong việc giải quyết tranh chấp Bên thứ ba đóng vai trò như một kênh giao tiếp giữa các bên, khuyến khích, động viên các bên trnah chấp tiếp xúc ngoại giao tiến tới đàm phán chính thức Biện pháp trung gian dựa trên tập quán quốc tế và được quy định ở nhiều điều ước quốc tế khác ngoài Hiến chương Liên hợp quốc như Công ước La Hay 1 năm 1907 về giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, Hiến chương Boogota năm 1948, và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao

Trong nhiều trường hợp, trung gian thường bị nhầm lẫn với hòa giải Cụ thể, khi Tổng thư ký Liên hợp quốc được yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp với tư các trung gian, trên thực tế, họ lại tham gia với vai trò hòa giải như ở yêu cầu của Timo Lexte, Irac, Libi và Nigieria Mặc dù vậy vẫn có một điểm khác biệt lớn giữa trung gian và hòa giải Giải quyết tranh chấp qua trung gian thường được kết thúc khi các bên tranh chấp ký được điều ước quốc tế và giải quyết tranh chấp Bên đóng vai trò trung gian cũng có thể tham gia ký kết điều ước loại này

2.3 Hòa giải

Hiện tại, chưa có một định nghĩa chuẩn cho biện pháp hòa giải nhưng vẫn

có thể phân biệt hòa giải với trung gian Về nguyên tắc, bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp một cách tích cực hơn với nhiều nhiệm vụ hơn so với biện pháp trung gian Tại đó, bên thứ ba đưa ra các kiến nghị và soạn các bản dự thảo để các bên thảo luận Bản dự thảo đó không mang tính

Trang 5

chất bắt buộc mà có thể được các bên tranh chấp thừa nhận hoặc bác bỏ Trong nhiều trường hợp, trung gian trở thành hòa giải khi bên thứ ba được các bên chấp thuận tham gia vào giải quyết tranh chấp Do đó, hòa giải có thể được coi là một biện pháp mở rộng của trung gian Ví dụ Nga làm trung gian cho tranh chấp giữa Ấn độ và Pakixtan Nhưng khi gặp nhau, Ấn độ và Pakixtan đồng đề nghị Nga tham gia hòa giải, soạn thảo hiệp định giải quyết Tương tự như đàm phán, hòa giải được quy định ở nhiều hiệp định đa phương như là một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Liên hợp quốc, đặc biệt là Tổng Thư ký Liên hợp quốc thường được giới thiệu thay tổ chức hòa giải hoặc làm trung gian giải quyết các tranh chấp quốc tế Một ví dụ điển hình cho vai trò hòa giải của Tổng Thư ký Liên hợp quốc là sự thành công trong việc chấm dứt chiến tranh giữa Iran và Irắc năm 1988

2.4 Thông qua Uỷ ban điều tra (inquiry)

Ủy ban điều tra là một biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp hiệu quả khác Ủy ban điều tra thành lập theo quy định tại Công ước La Hay năm

1899 và 1907 Phương thức điều tra có sự tham gia của bên thứ ba với nhiệm

vụ điều tra sự thật xung quanh tranh chấp ví như tìm ra sự kiện làm nảy sinh tranh chấp đó Một trong những ví dụ cho sự thành công của biện pháp này phải kể đến tranh chấp giữa Chilê và Mỹ trong vụ Letelier và Mofit (năm 1992) và tranh chấp giữa Đan Mạch và Vương quốc Anh trong vụ Red Crusader (năm 1962)

Khi kết thúc việc điều tra, Ủy ban sẽ đệ trình báo cáo lên các bên tranh chấp tuy nhiên báo cáo này không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên Báo cáo của ủy ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan những tình hình,

sự kiện đã xảy ra chứ không có tính chất như quyết định của trọng tài hay phán quyết của tòa án Thành phần của ủy ban điều tra có thể bao gồm công dân của các bên tranh chấp Ủy ban điều tra sẽ chấm dứt hoạt động khi họ thông qua được kết luận điều tra Ví dụ: Anh và Nga không thống nhất việc Nga bắn lầm tàu Anh nên đã thành lập ủy ban điều tra

Trang 6

2.5 Thông qua Uỷ ban hòa giải (conciliation)

Để giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban hòa giải, các bên tranh chấp thỏa thuận và chỉ định bên thứ ba điều tra Bên thứ ba sẽ xem xét mọi vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp, đưa ra các khuyến cáo và giải pháp cho các bên Thông thường, thành phần của cơ quan hòa giải gồm một số lẻ các thành viên, được lựa chọn với tư cách cá nhân, trong đó thường có thành viên là công dân của các bên tranh chấp và thành viên là công dân của một nước thứ

ba, do cả hai bên tranh chấp cùng thỏa thuận lựa chọn Những người được chọn thường là các nhà ngoại giao, những luật gia có kinh nghiệm trên chính trường quốc tế

Ủy ban hòa giải tự quy định thủ tục làm việc Các kết luận hoặc khuyến nghị của ủy ban hòa giải được thông qua với đa số phiếu Trong quá trình làm việc, ủy ban hòa giải thu thập các tin tức, tài liệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ

vụ tranh chấp, trình bày những giải pháp mà cơ quan này cho là hợp lý, lấy ý kiến các bên, xem xét các yêu cầu và phản đối… Báo cáo do ủy ban hòa giải soạn thảo không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp mà chỉ là những khuyến cáo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp Hiện tại, số lượng Ủy ban hòa giải trên trường quốc tế còn hạn chế và thủ tục này dường như không được sử dụng một cách phổ biến như biện pháp thông qua thủ tục trong tài

3 Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế

Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là việc sử dụng trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các bên tranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết tranh chấp, giá trị hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết để chia cơ quan tài phán quốc tế thành hai loại là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế

3.1 Thông qua trọng tài quốc tế

Trang 7

a Tòa trọng tài thường trực La Hay (PCA) 1

PCA là Tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương hướng giải quyết khác

Thủ tục tố tụng tại PCA bắt đầu bằng việc bên khiếu nại gửi bản thông báo tới bên bị khiếu nại Tòa PCA được thành lập ngay sau đó dựa trên phương thức mà các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc dựa trên phương thức cơ bản được quy định trong Công tác và các quy tắc của PCA Số lượng trọng tài viên do các bên thông nhất, có thể là viên trọng tài độc nhiệm, duy nhất,

ba trọng tài viên, hoặc thông thường là năm trọng tài viên trong các vụ tranh chấp giữa các quốc gia, nếu không thống nhất, Tòa sẽ chỉ định ba trọng tài viên Phán quyết của trọng tài được lập thành văn bản, được quyết định theo nguyên tắc đa số Phán quyết phải nêu rõ lý do đưa ra quyết định, trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận đồng ý không cần nêu rõ Trong trường hợp đạt được thỏa thuận trước khi PCA ra phán quyết, các bên tranh chấp có thể yêu cầu tòa trọng tài ghi nhận thỏa thuận này như một phán quyết của tòa

b Tòa trọng tài quốc tế về luật biển

Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo quy chế quy định tại Phụ lục VII về Trọng tài và Phụ lục VIII về Trọng tài đặc biệt – Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 19822 Theo Công ước này thì khi có tranh chấp phát sinh trên biển, các bên liên quan có thể lựa chọn các thủ tục trọng tài được trù định tại Phụ lục VII, VIII của Công ước làm cơ

sở để thành lập hội đồng trọng tài vụ việc nhằm giải quyết tranh chấp

1 PCA được thành lập trên cơ sở của Công ước La Haye 1899 và bắt đầu đi vào hoạt động

từ năm 1902 Công ước La Haye 1907 sửa đổi một số nội dung của Công ước La Haye

1899 đồng thời cũng bổ sung rất nhiều nội dung mới so với Công ước La Haye 1899 về tổ chức, trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài và bổ sung thêm thủ tục tố tụng trọng tài rút gọn.

2 Hai thủ tục trọng tài được trù định tại Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước Luật biển 1982 là một hình thức của trọng tài adhoc mà các bên có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp về biển, đảo.

Trang 8

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa trọng tài quốc tế về luật biển bắt đầu bằng việc khởi tố một bên tranh chấp Bên khởi tố gửi thông báo bằng văn bản tới bên kia trong vụ tranh chấp kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lí do kèm theo làm các căn cứ cho các yêu sách đó Bản án của Tòa trọng tài có tính chất tối hậu, các bên tranh chấp không được quyền kháng cáo và phải tuân theo bản án này Tuy nhiên, tòa trọng tài tiếp tục hoạt động ngay cả khi đã ra bản án với nhiệm vụ liên quan đến việc giải thích và cách thi hành bản án nếu có bất kỳ tranh cãi nào

Phương thức trọng tài linh hoạt hơn phương thức tòa án nhưng đôi khi có thể khiến cho tiến trình bị trì hoãn Đặc biệt ở những vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển và đất liền, thủ tục trọng tài có thể kéo dài như thủ tục Tòa án Tuy nhiên, thủ tục trọng tài không có sự tham gia của bên thứ ba, đảm bảo tính bí mật, tạo nên một ưu điểm khác của phương thức này

3.2 Thông qua tòa án quốc tế

a Tòa án công lý quốc tế ( ICJ )

ICJ là một cơ quan của Liên hợp quốc, được thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 Hiến chương Liên hợp quốc Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên được coi là thành viên của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế Các nước không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể tham gia quy chế này nếu được Hội đồng Bảo An đề nghị và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận

ICJ hoạt động dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và đặc biệt là Phụ lục của Hiến chương về Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế quy định cụ thể về

cơ cấu tổ chức và chức năng của Tòa Bên cạnh Hiến chương, ICJ còn hoạt động theo Các Nguyên tắc của Tòa án do chính mình đưa ra năm 1978 Ngoài ra, sau khi xem xét các nguyên tắc và phương pháp làm việc của mình,

Trang 9

ICJ đã ban hành bản Hướng dẫn thực hành các nguyên tắc của Tòa án (Practice Directions) năm 20013

Ở thủ tục tranh tụng, Tòa án tiến hành nghe các nhân chứng, các giám định viên, các đại diện, các luật sư, và các trạng sư một cách công khai Ngược lại, ở thủ tục nghị án, Tòa án tiến hành các phiên họp không công khai

và dự giữ bí mật Tất cả các vấn đề được quyết định bằng đại đa số phiếu của thẩm phán có mặt Phán quyết của Tòa sau khi thông báo chính thức cho các đại diện các bên, sẽ được đọc trong các phiên họp công khai của Tòa án Mặc

dù phán quyết đã làm xong thì không thể bị kháng cáo nhưng các bên tranh chấp có thể yêu cầu xem xét lại phán quyết trên cơ sở những tình tiết mới được phát hiện, mà cả Tòa án và bên yêu cầu xem xét lại đều không thể biết

nó có ảnh hưởng quyết định đến xuất phát điểm của vụ tranh chấp

b Toà án quốc tế về luật biển

ITLOS được thành lập và hoạt động theo quy định của Công ước quốc tế

về luật biển 1982 (Phụ lục VI) và Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển đính kèm theo Công ước

ITLOS cũng giải quyết tranh chấp dựa trên quy định pháp luật chung và các quy định trực tiếp về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trong Quy chế Tòa, Bộ Quy tắc của Tòa và các văn bản hướng dẫn thực thi trong quá trình hoạt động thực tiễn của Tòa Bộ Quy tắc của Tòa án gồm 3 phần, 8 mục, 138 điều quy định cụ thể về các nguyên tắc thi hành chức năng cũng như nguyên tắc, thủ tục xét xử của Tòa và các Viện của Tòa án Bộ Quy tắc của Tòa án chứa đựng các điều khoản làm rõ thêm nghĩa của các quy định của Công ước năm 1982 Bộ Quy tắc đã được hai lần sửa đổi bổ sung vào ngày 15/3 và 21/9/2001 và có tính đến kinh nghiệm xét xử thực tế Bộ Quy tắc của Tòa án cùng với Quy chế Tòa và Các quy định khác của Công ước

3 Bản Hướng dẫn thực hành các Nguyên tắc của ICJ 2001 được sửa đổi, bổ sung vào ngày 20/01/2009 và 21/03/2013 Hiện tại, Bản Hướng dẫn được công bố tại website và Báo cáo thường niên của Tòa.

Trang 10

Luật biển 1982 là những cơ sở quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp biển đảo thông qua Tòa này

Trình tự tố tụng của Toà luật biển bao gồm giai đoạn xem xét thẩm quyền của Tòa và giai đoạn xét xử nội dung Giai đoạn xét xử nội dung của vụ việc được thực hiện thông qua 2 thủ tục là thủ tục viết và thủ tục nói Trong thủ tục viết, các bên hoàn thành và trao đổi bản bị vong lục và bản phản bị vong lục về lập luận của từng bên, lý lẽ buộc tội hay bào chữa Thủ tục nói sẽ do Toà quyết định thời gian và địa điểm có tính đến yêu cầu của các bên và thời gian biểu của Toà

c Giá trị pháp lý của các phán quyết và vấn đề thi hành phán quyết.

Phán quyết của cả tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế đều có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo hay kháng nghị, buộc các bên thi hành Những phán quyết này có thể xóa bỏ những đối kháng và bất đồng giữa các bên tranh chấp

Các phán quyết của ICJ chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là có hiệu lực thi hành, và mọi việc đều tùy thuộc vào thiện chí các nước Theo lý thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của tòa, vấn đề có thể được chuyển lên cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xử lý, nhưng việc này thường lâm vào

bế tắc vì năm thành viên thường trực thường xuyên xử dụng quyền phủ quyết

3.3 Ưu điểm và hạn chế của giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài

quốc tế và tòa án quốc tế.

a Ưu thế và hạn chế của Trọng tài quốc tế so với Tòa án quốc tế.

Về ưu thế: Trọng tài quốc tế xử lý các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý,

trong khi đó tòa án quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp về pháp lý Ở Trọng tài quốc tế, các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế hay chủ thể đặc biệt của luật quốc tế còn Tòa án quốc tế chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia Thành phần hội đồng trọng tài do các bên lựa chọn nên rất

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w