Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, tên gọi đầy đủ của nguyên tắc này là: “Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống l
Trang 1Đề cương học phần Công pháp quốc tế
1 Phân tích các đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế và so sánh với luật quốc gia?
* Đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế:
- Về chủ thể: Là những thực thể độc lập, có khả năng nhân danh bản thân để thiết
lập và tham gia vào các mối quan hệ pháp luật quốc tế, có quyền và nghĩa vụ pháp
lý quốc tế cũng như khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành
vi do mình thực hiện
+ Chủ thể cơ bản: Quốc gia
+ Chủ thể phái sinh: Tổ chức quốc tế
+ Các dân tộc tự quyết
+ Các chủ thể khác
- Về quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh: Là quan hệ giữa các quốc gia
hoặc thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đấutranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế
- Về sự hình thành của luật quốc tế: mà trung tâm là các quốc gia đã hình thành
một cách khách quan cơ chế thỏa thuận trong quá trình hình thành luật quốc tế và làquá trình mang tính chất tự nguyện
- Về sự thực thi luật quốc tế: là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù
hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy
đủ trong đời sống quốc tế
* So sánh với luật quốc gia:
Điểm khác nhau Luật quốc tế Luật quốc gia
Đối tượng điều chỉnh Quan hệ xã hội phát sinh
trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống quốc tế vàgiữa các chủ thể của luật
Quan hệ xã hội phát sinhtrong phạm vi một quốcgia, giữa các cá nhân,pháp nhân, tổ chức và cơ
Trang 2quốc tế với nhau quan nhà nước.
Chủ thể Quốc gia, tổ chức liên
quốc gia, các dân tộcđang đấu tranh giànhquyền tự quyết, một sốvùng lãnh thổ có quy chếđặc biệt (Tòa thánhVatican, Đài Loan, HồngKông, ) và các chủ thểnày có địa vị pháp lýquốc tế bình thường
Pháp nhân, cá nhân, nhànước
Nhà nước là chủ thể đặcbiệt và có quyền tối caotrong việc xác lập và chiphối địa vị pháp lý củachủ thể khác bằng cáchthiết lập các nguyên tắc,quy phạm pháp luật bắtbuộc các chủ thể khácphải tuân thủ và thựchiện
Cách thức xây dựng Không có cơ quan lập
pháp chung
Trên cơ sở tự nguyện vàbình đẳng, các chủ thểluật quốc tế thỏa thuậnxây dựng luật quốc tếbằng cách ký kết, gianhập điều ước hoặc thừanhận các tập quán trongquan hệ quốc tế là luậtđiều chỉnh quan hệ giữacác chủ thể đó với nhau
Luôn tồn tại cơ quan lậppháp
Cơ quan lập pháp làQuốc hội, Nghịviện thiết lập nên hệthống quy tắc xử sự, biểuhiện và cụ thể hóa quanđiểm, ý chí, lợi ích củagiai cấp thống trị ở mộtnhà nước nhất định
Phương thức và thực thi Chủ thể luật quốc tế tự Cá nhân, pháp
Trang 3nguyện thực thi trên cơ
sở ý thức tự thực thi, tuânthủ và vì lợi ích củachính chủ thể đó
Không tồn tại bộ máyhành pháp hoặc bộ máy
tư pháp chung, đứng trêncác chủ thể luật quốc tế
để tổ chức, thực hiệnhoặc áp dụng biện phápcưỡng chế thực thi luậtquốc tế
Các biện pháp cưỡng chếthực thi, tuân thủ dochính các chủ thể của luậtquốc tế thực hiện dướihình thức riêng lẻ hoặctập thể
nhân phải thực hiệnpháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền banhành
Tồn tại bộ máy hànhpháp, tư pháp để tổ chứcthực thi và cưỡng chếthực thi luật quốc gia
Cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (ví dụ, Tòa
án, công an, thi hànhán, ) cưỡng chế cá nhân,pháp nhân tuân thủ phápluật quốc gia
2 Phân tích cơ sở, nội dung của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia?
- Luật quốc gia ảnh hưởng đến luật quốc tế thông qua quá trình hình thành hệ thốngpháp luật quốc tế Bởi chủ thể xây dựng nên luật quốc tế chính là các quốc gia
Trang 4+ Là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của LQT
+ Lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triểnquốc tế
+ Nhiều quy phạm, nguyên tắc của LQT có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm,quan niệm của luật quốc gia
- Luật quốc tế ảnh hưởng đến luật quốc gia thông qua quá trình sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia nhằm phù hợp với luật quốc tế
+ Được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổchức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể
+ Tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đờisống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa 2 hệ thống khi điềuchỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia
3 Luật quốc tế có những nguyên tắc cơ bản nào? Đâu là nguyên tắc quan trọng nhấttrong luật quốc tế?
a Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
b Nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
c Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
d Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
e Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
f Nguyên tắc dân tộc tự quyết
g Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
4 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyềngiữa các quốc gia?
- Sự hình thành
Trang 5+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đã xuất hiện từ sớmtrong đời sống quốc tế.
+ Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia “văn minh”
+ Nguyên tắc này mở rộng cho mọi quốc gia là kết quả của quá trình “Phi thựcdân hóa”
Hưởng quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn
Có nghĩa vụ tôn trọng tư cách cả các quốc gia khác
Bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị
Quyền tự lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
Tuân thủ đầy đủ và thiện chí nghĩa vụ quốc tế
Chung sống hòa bình với quốc gia khác
+ Toàn vẹn lãnh thổ: Tòa ICJ đưa ra phán quyết trong vụ kiện Nicaragua vsHoa Kỳ:
Tập quán quốc tế cho phép chủ quyền quốc gia mở rộng ra ngoài lãnh thổ đất liền,bao gồm cả nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên lãnh thổ và lãnh hải Các quốcgia phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác Hoa Kỳ đã vi phạmchủ quyền của Nicaragua khi tiến hành các chuyến bay do thám trái phép trên vùngtrời và đặt thủy lôi trong nội thủy và lãnh hải Nicaragua
Trang 6+ Bao gồm hai nội dung cơ bản là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vilãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.+ Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tựquyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia, không có sự áp đặt từ chủthể khác.
+ Luật quốc tế là luật của những quốc gia bình quyền (Jus interpares)
- Ngoại lệ:
+ Trường hợp các quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình Ví dụ: Công quốcMonaco cho phép Pháp thay mặt họ trong mọi quan hệ đối ngoại dù đây làmột quốc gia độc lập có chủ quyền
+ Hoạt động của Hội đồng bảo an LHQ
+ Trường hợp các quốc gia bị hạn chế về chủ quyền Ví dụ: lệnh trừng phạtcủa HĐBA LHQ đối với một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng LQT
5 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũlực và dùng vũ lực?
Sự hình thành:
Sử dụng vũ lực trong QHQT là một nguyên tắc phổ biến thời tiền hiện đại Ví dụ:Điều 12 Hiệp ước Hội quốc liên có quy định: “các nước thành viên không được sửdụng chiến tranh khi chưa áp dụng các biện pháp hòa bình”
Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Tất cả các thành viênLiên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũlực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gianào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên HợpQuốc”
Trang 7Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, tên gọi đầy đủ của nguyên tắc này là: “Nguyêntắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực trong các quan
hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất
kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mụcđích của Liên hợp quốc”
- Trong vụ Nicaragua vs Hoa Kỳ, tòa ICJ đã nêu một số hành vi được coi là sử dụng vũlực:
- Nhìn chung, sử dụng vũ lực được hiểu là sử dụng vũ khí, khí tài quân sự Cấm vận kinh
tế, sức ép chính trị không được coi là sử dụng vũ lực
Trong luật quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực bao gồm các hành vi sau đây:
+ Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác;
+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia trái với thỏa thuậngiữa các bên hữu quan;
+ Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác
Nội dung của nguyên tắc
- Trong luật quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực bao gồm các hành vi sau đây:
+ Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác;
Trang 8+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia trái với thỏathuận giữa các bên hữu quan;
+ Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác
Ngoại lệ của nguyên tắc:
Điều 51 Hiến chương LHQ:
“Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền
tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợpquốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng đượcnhững biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Những biệnpháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệchính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gâyảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo an, chiểu theoHiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào nhữnghành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và anninh quốc tế”
Lưu ý: Luật tập quán yêu cầu việc sử dụng vũ lực theo điều 51 cần đáp ứng 2yếu tố:
có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành
Trang 9quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viênLiên hợp quốc thực hiện”
6 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranhchấp quốc tế?
Sự hình thành:
+ Từ thế kỷ 19, xu hướng hạn chế sử dụng vũ lực bắt đầu được đề cập trong luậtquốc tế
+ Năm 1899, Công ước hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ra đời
+ Hiến chương Hội Quốc liên cũng đặt ra yêu cầu sử dụng biện pháp hòa bình trướckhi sử dụng vũ lực
+ Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tếlần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc
+ Nội dung của nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định và quy định cụ thểtrong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Định ướcHenxinki 1975
Nội dung nguyên tắc
+ Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòabình, không phương hại đến hòa bình, an ninh, và công lý quốc tế Các biện pháphòa bình có thể là đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án
+ Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp với cácbiện pháp nêu trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bìnhkhác để giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận
+ Các quốc gia trong tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể làmtrầm trọng thêm tình hình hiện tại và gây nguy hiểm cho việc giữ gìn hòa bình và anninh thế giới, có nghĩa vụ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắccủa Liên hợp quốc
Trang 10+ Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữacác quốc gia và phù hợp và tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp
7 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào côngviệc nội bộ của quốc gia khác?
Sự hình thành nguyên tắc
+ Nguyên tắc này hình thành trong thời kỳ cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII, với
ý tưởng đầu tiên được quy định trong bản Hiến pháp của Nhà nước tư sản Pháp năm1793: “Nhân dân Pháp không can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc khác,đồng thời cũng không cam chịu để các dân tộc khác can thiệp vào công việc nội bộcủa mình”
+ Hiến chương Hội quốc liên 1919 ghi nhận tại Điều 15
+ Công ước Montevideo 1933 quy định tại điều 8: “Không một quốc gia nào cóquyền can thiệp vào vấn đề đối nội hay đối ngoại của quốc gia khác”
+ Chú ý: Nghị quyết 2131 của Đại hội đồng LHQ đưa ra nguyên tắc: “Không mộtquốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, với bất kỳ lý do gì, vàocông việc đối nội hoặc đối ngoại của quốc gia khác”
- Nội dung của nguyên tắc
+
Cấm can thiệp vào:
o Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khácnhau nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế và vănhóa của quốc gia
o Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị,… để buộc quốc gia khác phụthuộc vào mình
Trang 11o Cấm tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang vào hoạtđộng phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền củanước đó.
o Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác
o Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình hệ thống chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác
- Ngoại lệ của nguyên tắc
+ Thứ nhất, khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng
và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thìcộng đồng quốc tế - thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc – được quyền canthiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột này (Điều 39 Hiến chương) Ví dụnhư sự “can thiệp hợp pháp” của Liên hợp quốc vào việc làm dịu tình hình và chấmdứt xung đột vũ trang ở Nam Tư (cũ) từ năm 1991 đến năm 1994
+ Thứ hai, can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại
Case: Các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Congo, tòa ICJ đã xác nhận ngoại lệ trên
8 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụhợp tác?
Sự hình thành của nguyên tắc
+ Ngay từ thời kỳ đầu xuất hiện nhà nước, sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia
đã được thiết lập ở các khu vực địa lý khác nhau Nhưng phạm vi hợp tác còn hạnchế
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đứng trước các vấn đề mang tính toàn cầu nhưchiến tranh, hòa bình, y tế, nhân đạo, môi trường, thương mại quốc tế, chống đóinghèo…, cộng đồng quốc tế đã xác định hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đềchung của cộng đồng là một nghĩa vụ pháp lý quốc tế
Trang 12+ Ý tưởng về hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản 3Điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc
+ Đến Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này cùng nội dung pháp lý của nómới được xác lập một cách chính thức
Nội dung của nguyên tắc
Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này bao gồm các nội dung:
+ Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninhquốc tế
+ Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyềncon người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phânbiệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc
+ Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, vănhóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủquyền, không can thiệp vào công việc nội bộ
+ Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung hayriêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương.+ Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học,công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tếtrên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển
9 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết?
Sự hình thành của nguyên tắc
o Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên tắc này đã được khẳng định và ghi nhậntrong nhiều văn bản pháp lý quốc tế và là cơ sở pháp lý cho phong trào giải phóngdân tộc trên thế giới mà đỉnh điểm là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giaiđoạn 1945-1960
Trang 13o Nội dung pháp lý của nguyên tắc được thể hiện vụ thể lần đầu tiên tại Tuyên bốngày 24/10/1970 và Nghị quyết 1514 (XV) ngày 14/12/1960 của Đại hội đồngLiên hợp quốc về trao trả dộc lập cho các dân tộc thuộc địa
o Nguyên tắc này lần đầu xuất hiện cùng Cách mạng Pháp 1789
o Lúc đầu, quyền dân tộc tự quyết đã tạo cơ sở giúp quốc gia này cổ vũ hành vi lykhai và sáp nhập lãnh thổ đó vào Pháp Ngày 28/10/1790, Quốc hội Pháp ra sắclệnh liên quan đến vùng Alsace nói tiếng Đức: “Người Alsace đã đoàn kết vớingười Pháp vì họ muốn thế; do đó, chính ý chí của người dân đã hợp pháp hóaliên minh của họ với Pháp”
Nội dung nguyên tắc
o Tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định thể chế chính trị của dân tộc mình và
tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà không phải chịu bất kỳ sựcan thiệp nào từ bên ngoài
o Nhanh chóng chấm dứt chủ nghĩa thực dân theo ý chí được thể hiện một cách tự docủa các dân tộc đó
Dân tộc - quốc gia Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, dân tộc Anh,… Dân tộc - sắc tộc Ví dụ: Dân tộc Kinh, dân tộc Khmer, dân tộc Mường,… Dân tộc - cộng đồng Đây là một cách hiểu tương đối mơ hồ Trong trường hợpnày, “dân tộc” có thể được xác định dựa trên tôn giáo hoặc địa phương sinh sống
10 Phân tích sự hình thành, nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc tận tâm thiện chí thựchiện điều ước quốc tế (Pacta sunt servanda)?
Sự hình thành nguyên tắc
Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế là nguyên tắc có tính lịch sử lâu đờinhất trong số các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Trang 14Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc tận tâm, thiện chí thựchiện cam kết quốc tế được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Nội dung nguyên tắc
- Theo các văn kiện pháp lý quốc tế hiện hành, nguyên tắc bao gồm các nội dungsau:
+ Thứ nhất, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, thiện chí, trungthực và đầy đủ các nghĩa ụ điều ước quốc tế của mình:
Các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc;
Các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãicủa luật quốc tế;
Nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên
+ Thứ hai, mọi quốc gia phải tuân thủ tuyệt đối việc thực hiện nghĩa vụ điềuước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự Các sự kiện khách quanxảy ra như thay đổi chính phủ, thay đổi hình thức quản lý hay chế độ xã hội,biểu tình, thiên tai, thay đổi lãnh thổ hay sự thay đổi hoàn cảnh quốc tế khôngthể là lý do để quốc gia không thực hiện điều ước quốc tế
+ Thứ ba, không cho phép quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lạiđiều ước quốc tế Hành vi này chỉ được thực hiện bằng phương thức đình chỉ vàxem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các thành viên điều ước
11 Phân tích các chủ thể của luật quốc tế? Tại sao gọi quốc gia là chủ thể cơ bản và tổchức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh?
- Các chủ thể của LQT – Quốc gia:
Điều 1 công ước Montevideo:
Một quốc gia với tư cách chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau:+ Dân cư thường trú: Dân cư sinh sống lâu dài tạo thành một cộng đồng ổn định.Tuy nhiên, thường trú không có nghĩa người dân phải mang tính định cư Cộng
Trang 15đồng du canh du cư cũng được coi là dân cư thường trú Số lượng dân cư khôngảnh hưởng tới tiêu chí này
VD: Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân nhất với 1,412 tỉ dân, Ấn Độ cũngtương tự (1,408 tỉ dân) và dự báo sẽ vượt Trung Quốc trong thời gian ngắn tới.Vatican là quốc gia ít dân nhất, thậm chí dân cư tại đây không thường trú vàmang tình nghề nghiệp chứ không phải dân tộc
Theo nghĩa hẹp, dân cư bao gồm tất cả các cá nhân gắn bó với nhà nước bằngmối liên hệ pháp lý là quốc tịch
Theo nghĩa rộng, dân cư là tập hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổcủa một quốc gia nhất định
Mối quan hệ quốc gia – dân cư: Về nguyên tắc, quốc gia không tồn tại nếukhông có dân cư Vì vậy, quốc gia sẽ biến mất nếu dân cư biến mất hay di cưtoàn bộ Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư không ảnh hưởng đến sự tồntại của quốc gia
+ Lãnh thổ xác định: Diện tích của lãnh thổ không ảnh hưởng đến việc côngnhận quốc gia là chủ thể của LQT Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia:Đất liền, vùng trời, vùng biển, biên giới hải đảo, lòng đất, lãnh thổ đặc biệt+ Chính quyền: Chính phủ phải có khả năng duy trì và thực hiện quyền lực nhànước đối với dân cư trên lãnh thổ quốc gia; quyền lực này mang tính hoàn toàn,riêng biệt, không chia sẻ và loại trừ mọi sự can thiệp từ phía các chủ thể kháccủa luật quốc tế
+ Khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác
- Các chủ thể của LQT – Tổ chức quốc tế:
+ Khái niệm Tổ chức quốc tế:
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác củaluật quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế, có tư cách chủ thể và quyền năng chủ
Trang 16thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyênnhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức đó.
+ Phân loại tổ chức quốc tế:
Tiêu chí (mục tiêu) hoạt động:
NATO – Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – Quân sự
OPEC – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
- Các chủ thể của LQT – Các dân tộc đòi quyền tự quyết
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết được luật quốc tếthừa nhận tư cách chủ thể luật quốc tế Trong quá trình đấu tranh, các dân tộc cóthể thành lập thiết chế chính trị đại diện của mình, qua đó thực thi quyền dân tộc
- Các chủ thể cơ bản khác: Tòa thánh Vatican