1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bảo lưu Điều ước quốc tế

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo lưu Điều ước quốc tế
Tác giả Nhóm 1 Lớp K4a
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 31,13 KB

Nội dung

Xã hội ngày càng phát triển, đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc quan hệ giữa các quốc gia ngày càng mở rông. Điều ước quốc tế (ĐƯQT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ quốc tế. Ngoài ra, ĐƯQT còn công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc điểm 2

3 Ý nghĩa 3

II QUY ĐỊNH VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 4

1 Điều kiện bảo lưu 4

2 Thủ tục bảo lưu ĐƯQT 5

3 Hệ quả pháp lý của bảo lưu và phản đối bảo lưu 6

III QUY ĐỊNH BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 7

1 Sơ lược lịch sử về chế định bảo lưu ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam 7

2 Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo lưu ĐƯQT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 8

IV THỰC TIỄN BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 11

1 Một số điều ước Việt Nam đã thực hiện bảo lưu và hệ quả pháp lý 11

2 Một số bất cập còn tồn tại và kiến nghị sửa đổi 15

C.KẾT LUẬN 16

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc

tế đồng nghĩa với việc quan hệ giữa các quốc gia ngày càng mở rông Điều ước quốc tế (ĐƯQT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ quốc tế Ngoài ra, ĐƯQT còn công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia

Trong các ĐƯQT đa phương, việc dung hòa được lợi ích ý chí của các bên là việc không đơn giản bởi sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, chính trị và lợi ích khác nhau của các quốc gia khi tham gia vào một quan hệ điều ước

cụ thể Điều này không tránh khỏi tình trạng khi xây dựng các quy phạm ĐƯQT

có thể chỉ phục vụ lợi ích của một số quốc gia mà đi ngược lại với lợi ích của các quốc gia khác Để cân bằng và hài hòa lợi ích của các quốc gia khi tham gia điều ước, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước đều ghi nhận chế định bảo lưu

Trong tiến trình hội nhập của mình, Việt Nam cùng các nước trên thế giới

đã cùng nhau kí kết các điều ước đa phương, đồng thời để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam, Việt Nam đã có những quy định cụ thể về chế định bảo lưu ĐƯQT

Vậy Việt Nam đã quy định về chế định này như thế nào và thực tiễn áp dụng ra sao, nhóm 1 lớp k4A sẽ làm rõ vấn đề này thông qua trình bày về vấn đề

“Bình luận về vấn đề bảo lưu và thực tiễn bảo lưu ĐƯQT ở Việt Nam”

Trang 3

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1 Khái niệm

Công ước viên năm 1969 về Luật ĐƯQT quy định “ bảo lưu ĐƯQT dùng

để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.”

Qua định nghĩa trên, ta thấy bảo lưu ĐƯQT được thừa nhận là quyền của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào các ĐƯQT , nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực một số điều khoản của điều ước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia đưa ra tuyên bố, những điều khoản đó gọi là những điều khoản bảo lưu

2 Đặc điểm

- Bảo lưu ĐƯQT mang tính tự quyết của quốc gia

Với tư cách là chủ thể tham gia vào ĐƯQT khi ký, phê chuẩn, phê duyệt

để trở thành thành viên của ĐƯQT, các quốc gia có thể đưa ra quan điểm của riêng mình một cách công khai đối với các vấn đề liên quan đến nội dung của ĐƯQT Qua tuyên bố bảo lưu, quốc gia thể hiện quan điểm của mình về việc loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng đối với quốc gia Ví dụ: Khi gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức

về phân biệt chủng tộc năm 1965, Cuba bảo lưu Điều 22 về việc sử dụng Tòa án Quốc tế giải quyết các bất đồng liên quan tới Công ước

- Chủ thể đưa ra bảo lưu là các thành viên của ĐƯQT

Chủ thể đưa ra bảo lưu ĐƯQT phải là thực thể tham gia vào những quan

hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế do chính chủ thể đưa ra khi bảo lưu Bảo lưu ĐƯQT được tiến hành vào thời điểm

Trang 4

quốc gia thực hiện các hành vi xác nhận sự ràng buộc với một điều ước Do đó , chỉ có các quốc gia thành viên mới có thể đưa ra bảo lưu để việc tham gia điều ước không gây bất lợi cho quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan cũng như quan điểm , chính sách của quốc gia Phù hợp với mục đích của việc ký kết ĐƯQT và lợi ích của các quốc gia thành viên , luật điều ước quốc thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết ĐƯQT Việc vận dụng tốt quyền bảo lưu sẽ góp phần giúp các quốc gia thực hiện tốt nghĩa vụ điều ước với tư cách là thành viên của ĐƯQT đồng thời bảo đảm được quyền lợi của quốc gia

- Mục đích của bảo lưu ĐƯQT là loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của ĐƯQT

Bảo lưu ĐƯQT nhằm loại trừ hay thay đổi hiệu lực của một hay một số khoản của điều ước Thông qua hoạt động bảo lưu mà các quốc gia tham gia điều ước thể hiện ý chí của riêng mình nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp

lý của một hoặc một số điều khoản cụ thể của điều ước khi áp dụng và chỉ những tuyên bố nào làm phát sinh hệ quả pháp lý nêu trên thì mới được ghi nhận

là tuyên bố bảo lưu Hành vi bảo lưu ĐƯQT thực chất là việc giải thoát cho quốc gia ký kết khỏi nghĩa vụ thực thi một số điều khoản của điều ước do việc thực thi điều khoản đó dẫn tới khả năng gây bất lợi cho quốc gia thành viên

3 Ý nghĩa

Bảo lưu cho phép một quốc gia tham gia vào điều ước, trong đó nó sẽ không tham gia do một điều khoản hay quy định không thể chấp nhận , trong trường hợp mục đích của bảo lưu chỉ đơn thuần là để điều chỉnh việc đặt nghĩa

vụ của nhà nước theo ĐƯQT cho phù hợp với luật pháp nước mình ở đâu, vì một hoặc một số lí do khách quan như chính trị , kinh tế , văn hóa , xã hội Mặt khác , quốc gia có thể đưa ra bảo lưu khi tham gia ĐƯQT nhằm thực hiện chính sách của mình một cách nhất quán

II QUY ĐỊNH VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Trang 5

1 Điều kiện bảo lưu

Bảo lưu được thừa nhận là quyền của các chủ thể luật quốc tế, tuy nhiên quyền này không phải là tuyệt đối, bảo lưu chỉ đặt ra với các ĐƯQT nhiều bên

và không phải điều ước nhiều bên nào cũng cho phép bảo lưu Quốc gia có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của một điều ước đối với quốc gia đó Chính vì vậy, bảo lưu ĐƯQT cần tuân theo những điều kiện nhất định Theo quy định tại điều 19 Công ước viên năm 1969 quy định quốc gia có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu trừ khi:

Thứ nhất, điều ước đó ngăn cấm bảo lưu Đối với điều ước đa phương mà

có điều khoản quy định hoặc các bên thỏa thuận miệng với nhau rằng không cho phép bảo lưu thì quyền bảo lưu không được thực hiện.Quốc gia muốn trở thành thành viên của của điều ước đó thì phải tuân thủ toàn bộ điều ước, nếu không có khả năng thực hiện dù chỉ một số điều khoản thì cũng không thể là thành viên của điều ước đó được.Bởi vì công ước có ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp của các quốc gia tham gia, nên cần thiết để đảm bảo áp dụng thống nhất các quy tắc giữa các quốc gia với nhau.Thêm vào đó, ĐƯQT đa phương phức tạp thường thể hiện một sự thỏa thuận có liên quan đến lợi ích khác nhau của tất cả các bên.Cho nên, bất kỳ sự bảo lưu nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của nó.Ví dụ, Công ước Luật Biển ngăn cấm các quốc gia bảo lưu bất kỳ điều khoản nào của Công ước Điều 309 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định: Công ước không cho phép bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã được các điều khác của công ước cho phép rõ ràng

Thứ hai, điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể,

trong đó không có bảo lưu đã bị cấm nói trên Trong trường hợp này, thì một quốc gia không thể sử dụng quyền bảo lưu để thay đổi hiệu lực cảu những điều khoản khác ngoài những điều khoản mà điều ước đó cho phép.Ví dụ như Ðiều

98 công ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế: “Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu được cho phép bởi Công ước này”

Trang 6

Thứ ba, quyền bảo lưu ĐƯQT của quốc gia còn bị hạn chế bởi những bảo

lưu không phù hợp về đối tượng và mục đích của ĐƯQT.Mặc dù bảo lưu ĐƯQT gắn liền với quyền chủ quyền của mỗi quốc gia, nghĩa là quốc gia có quyền bảo lưu ĐƯQT mà không cần sự đồng ý của các bên còn lại.Tuy nhiên, các quốc gia được phép thực hiện quyền bảo lưu khi bảo lưu phù hợp với nội dung, đối tượng và mục đích của điều ước

2 Thủ tục bảo lưu ĐƯQT

Theo Điều 20 Công ước viên năm 1969, thủ tục bảo lưu được thực hiện

như sau:

Trong trường hợp ĐƯQT quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu đới với điều khoản đó không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt

từ phía các quốc gia ký kết khác Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép

Riêng với trường hợp ĐƯQT không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu

số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước

Một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu; nếu ĐƯQT là văn kiện về thành lập tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó

Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng( Điều 23 Công ước viên năm 1969);

Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian nào Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần thiết (Điều 22 Công ước viên năm 1969);

Trang 7

Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

3 Hệ quả pháp lý của bảo lưu và phản đối bảo lưu

Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một ĐƯQT mà nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong ĐƯQT Các điều khoản bị bảo lưu vẫn tồn tại là một bộ phận cấu thành của ĐƯQT, nhưng về tổng thể quan hệ giữa các quốc gia thành viên của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu

– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực hiện bằng các ĐƯQT, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.Việc một quốc gia ký kết chấp nhận một bảo lưu sẽ làm cho quốc gia đề ra bảo lưu trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia đó, nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước có hiệu lực đối với quốc gia đó.Hay quan hệ giữa bên chấp thuận bảo lưu và bên đưa ra bảo lưu vẫn diễn ra bình thường dựa trên các nguyên tắc, điều khoản và quy định của Công ước mà hai bên đã tham gia

– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều chỉnh bằng ĐƯQT đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp nhận Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều ước Theo như khoản 3 Điều 21 Công ước năm 1969 thì nếu một quốc gia phản đối mạnh mẽ về việc bảo lưu cũng như hiệu lực điều ước trong quan hệ giữa hai bên thì quan hệ điều ước hai bên không diễn ra và khi tranh chấp xảy ra không được áp dụng điều khoản bảo lưu giữa hai bên Điều này còn tùy thuộc vào thái độ các bên trong quan hệ bảo lưu đối với những vấn đề nội dung ĐƯQT điều chỉnh

Trang 8

III QUY ĐỊNH BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1 Sơ lược lịch sử về chế định bảo lưu ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam

- Ngày 25/10/1989, Pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT của Hội đồng nhân dân số 25-LCT/HĐNN8 được ban hành Để thực hiện chính sách đối ngoại, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước

và các dân tộc trên thế giới, góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế và bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế Pháp lệnh này quy định việc ký kết và thực hiện ĐƯQT của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong

đó quy định bảo lưu ĐƯQT được nêu tại Điều 10 của pháp lệnh này Tuy nhiên, quy định về vấn đề bảo lưu vẫn chưa đượccụ thể và hoàn thiện

- Ngày 20/8/1998, Pháp lệnh ký kết và thức hiện ĐƯQT của UBTVQH

số 07/1998/PL-UBTVQH10 được ban hành Trong đó, tại Điều 15 và 16 của Pháp lệnh này quy định về việc bảo lưu và rút bảo lưu cảu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có thể nói, việc ban hành Pháp lệnh năm 1998 đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn rrong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế Trong quá trình thực hiện, thực tiễn phát triển cho thấy những hạn chế, tồn tại của Pháp lệnh 07/1998/PL-BUTVQH10 đã đặt ra vấn đề cần một văn bản pháp luật mang tính toàn diện và cụ thể hơn

- Ngày 14/6/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp lần thứ 7 đã thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT Luật kí kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT được ban hành nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi khách quan và chủ quan của thực tiễn Trong khi Pháp lệnh 1989 chỉ có một điều khoản và pháp lệnh năm 1998 chỉ dành 2 điều khoản quy định về chế định bảo lưu thì trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT quy định rõ ràng và chi tiết hơn (từ Điều 54 đến Điều 60

-Ngày 9/4/2018 luật số 108/2016/QH13, Luật ĐƯQT do Quốc hội ban hành Đây là luật hiện hành được áp dụng quy định cụ thể việc ký kết, bảo lưu,

Trang 9

sửa đổi, bổ sung, gia hạn,chấm dứt, hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện ĐƯQT Trong đó, vấn đề bảo lưu được quy định tại Điều 47 đến Điều 51:Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; Rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu Nhìn chung, các quy định không có sự khác biệt so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005 Có thể nói quy định về việc bảo lưu có nhiều sửa đổi, bổ sung, phù hợp với thực tiễn hơn

2 Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo lưu ĐƯQT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

a Khái niệm

Theo khoản 15 Điều 2 Luật Điêu ước quốc tế năm 2016: “Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong ĐƯQT.”

Luật điều ước của Việt Nam năm 2016 quy định về vấn đề bảo lưu cụ thể

về trình tự, thủ tục xây dựng tuyên bố bảo lưu cũng như chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài

b Thẩm quyền đề xuất và quyết định bảo lưu

Theo Điều 47 Luật ĐƯQT năm 2016, thẩm quyền đề xuất và quyết định bảo lưu ĐƯQT được quy định như sau:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với ĐƯQT đó

Trang 10

Cơ quan nhà nước bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ kiến nghị về bảo lưu trong tờ trình trình Chính phủ trong việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập các ĐƯQT được pháp bảo lưu sau khi đã lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan.Trên cở sở đề xuất của những cơ quan trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập sẽ quyết định việc bảo lưu Thẩm quyền quyết định việc bảo lưu ĐƯQT thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT đó

c Chấp thuận hoặc phản đối tuyên bố bảo lưu của bên ký kết nước ngoài

Theo quy định tại Điều 48 Luật ĐƯQT năm 2016 về chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài có nội dung cụ thể như sau:

Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT trong trường hợp ĐƯQT được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra

Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với ĐƯQT sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với ĐƯQT Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan,

tổ chức có liên quan

Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

Ngày đăng: 08/07/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w