Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại các công ty Logistics ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Vấn đề liên quan đến Hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics rấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
-*** -
BÀI TẬP LỚN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Ngọc Sơn
Hà Nội, tháng 9 năm 2023
Trang 21 Phạm Thu Hà 2111740013 Phần mở+kết tiểu
Thuyết trình
2 Cao Bích Ngọc 2114740042
Chương 1 Chủ thể và - khách thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
8,5/10
5 Lê Xuân Bách 2111740009
Chương 2 - Giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
8,5/10
6 Sylixay
Douangpakob 2117510731
Chương 3 phần nội - dung hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics 2-7
5/10
7 Lê Thị Trúc Ly 2214710063
Chương 3 phần nội - dung hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
6,5/10
8 Nguyễn Thúy
Thanh 2114740057
+ Chương 3 mục I
9 Mai Hồng
Ngọc 2114740045
Chương 4 - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
9/10
Nhóm trưởng + thuyết trình
Trang 310 Nguyễn Thị
Mai 2114740037
Chương 4 Các chế - tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng
8/10
11 Lý Quang
Ngọc 2114510055
Chương 4 - Phân tích phạm vi thực tế liên quan đến hợp đồng
8,5/10
Trang 43
MỤC L C Ụ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 1
PHẦN MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS QU C TỐ Ế 8
I Khái quát chung v hề ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quốc tế 8
1 Khái quát về hợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc tế 8
2 Phân lo i hạ ợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc tế 9
3 Đặc điểm của hợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc t 11ế II Chủ th và khách th cể ể ủa hợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc tế 13
1 Chủ th 13ể 2 Khách thể 14
3 Các nguồn điều ch nh hỉ ợp đồng 15
CHƯƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS QU C TỐ Ế 17
I Giao k t hế ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quốc tế 17
1 Điều ki n hi u l c 17ệ ệ ự 2 Thời điểm có hi u l c 18ệ ự 3 Nguyên tắc ký k t hế ợp đồng cung ng dứ ịch v 18ụ II Thực hi n hệ ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quốc tế 21
1 Tổng quan v thề ực hiện hợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quốc tế 21
2 Trình tự thực hiện hợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc tế 22
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS QU C TỐ Ế 26
I Nội dung hợp đồng cung ng d ch vứ ị ụ logistics 26
1 Ngày ký hợp đồng 26
2 Bên bán, bên mua 26
3 Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (Definitions) 26
4 Phạm vi d ch v cung ng (Services to be Provided) 26ị ụ ứ 5 Chất lượng dịch v (Performance Requirements) 26ụ 6 Quy định g p m t gi a bên bán và bên mua 27ặ ặ ữ 7 Quan hệ nhà thầu độc lập 27
8 Giá cả dịch v (Rates, Charges) 27ụ 9 Thanh toán (Payment) 27
10 Bảo hi m 28ể
Trang 511 Miễn trách 28
12 Thời h n và ch m d t hạ ấ ứ ợp đồng (Term, Termination) 28
13 Cách th c thông báo (Notices) 28ứ
14 Thỏa thuận về tính độc quy n dề ịch vụ logistics cung c p ((Non) exclusive ấagreement) 28
VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ 33
I Trách nhi m do vi phệ ạm hợp đồng cung ng dứ ịch v logistics quụ ốc tế 33
1 Giới h n trách nhi m trong vi ph m hạ ệ ạ ợp đồng cung ng dứ ịch v logistics ụquốc tế 33
2 Các trường hợp miễn trách trong vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế 33
II Các chế tài đố ới v i hành vi vi ph m hạ ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics 35
1 Các chế tài đố ới hành vi vi ph m hi v ạ ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics 35
2 Một s nguyên nhân dố ẫn đến tranh ch p trong hấ ợp đồng cung ng dứ ịch v ụlogistics quốc tế 38
3 Giải quy t tranh ch p trong hế ấ ợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quố ế 39c t
III Phân tích vi phạm th ực tế liên quan đế n hợp đồng cung ng dứ ịch vụ logistics quốc tế 41
Trang 65
PHỤ LỤC 48
PHỤ LỤC 1: HỢP ĐỒNG D CH V LOGISTIC QUỊ Ụ ỐC TẾ GI A CÔNG TY Ữ TNHH TI ẾP VẬ N QU ỐC TẾ LUYUN SHENZEN & CÔNG TY CP DOANH NGHIỆP NH VÀ V A LOGISTIC VIỎ Ừ ỆT NAM 48
PHỤ LỤC 2: [B N DẢ ỊCH] HỢP ĐỒNG D CH V LOGISTIC QUỊ Ụ ỐC TẾ GIỮA CÔNG TY TNHH TIẾP V N QUẬ ỐC TẾ LUYUN SHENZEN & CÔNG TY CP DOANH NGHI P NH VÀ V A LOGISTIC VI T NAM 48Ệ Ỏ Ừ Ệ HỢP ĐỒNG DỊCH V LOGISTIC QU C T LUYUN 48Ụ Ố Ế Điều 1: Vấn đề về hợp đồng d ch vị ụ v n chuy n 48ậ ể Điều 2: Vận chuy n và bốc xếp hàng hóa 49ể Điều 3: Quyền và nghĩa vụ ủa các bên 49 c Điều 4: Bảo hi m hàng hóa và trách nhiệm bể ồi thường 50
Điều 5: Điều khoản chi phí và thanh toán 51
Điều 6: Điều khoản bất khả kháng 52
Điều 7: Giải quy t tranh chấp 53ế Điều 8: Bảo m t 53ậ Điều 10 Quy định bổ sung 54
Điều 11: Phụ lục 54
PHẦN KẾT LUẬN 55
DANH M C TÀI LI U THAM KHỤ Ệ ẢO 56
Trang 86
PHẦN MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa mạnh mẽ, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là
xu hướng tất yếu của các công ty trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, và kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của lĩnh vực Logistics Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại, đảm bảo cho sự liên kết hiệu quả của các hoạt động kinh doanh Qua việc tối ưu hóa quá trình, giảm thiểu chi phí
và đáp ứng nhu cầu khách hàng, Logistics góp phần quan trọng vào sự thành công và phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế
Nhằm đáp ứng, theo kịp nhu cầu phát triển của thời đại, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng được những thể chế khung pháp lý phù hợp cho ngành Logistics Nhờ vậy các điều khoản quy định trong hợp đồng cung ứng dịch
vụ Logistics cũng ngày càng thêm chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ bình đẳng, thiện chí giữa các bên tham gia
Tuy nhiên việc thực hiện theo hợp đồng này vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, phát sinh nhiều khó khăn, hạn chế Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics có yếu tố nước ngoài là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay
Vì những lý do trên, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế” để nghiên cứu, phân tích giúp mọi người hiểu hơn về pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics để có thể vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả
Mục tiêu của đề tài
Bài tập lớn về Hợp đồng Logistics quốc tế nhằm các mục tiêu như sau:
, bài viết giúp các doanh nghiệp có đầy đủ các kiến thức về hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế, từ các nội dung tổng quát, cách thức thực hiện, nội dung chính và các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
, bài viết cung cấp một số ví dụ về các hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế làm ví dụ thực tiễn giúp chúng ta thông qua những trường hợp cụ thể hiểu được vấn đề một cách sâu sắc hơn
, bài viết nêu ra các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế, các tình huống tiêu biểu đã từng xảy ra tại Việt Nam để các doanh nghiệp có thể tự rút kinh nghiệm cho việc hợp tác của mình
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế Bài viết tập trung vào các vấn đề liên quan đến Hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics, gồm có các kiến thức tổng quan, điều kiện hiệu lực, trình tự ký kết, nguyên tắc ký kết, nguyên tắc thực hiện, quy định nội dung điều khoản hợp đồng, những ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng, các chế tài đối với các hành vi vi phạm hợp đồng
:
Bai tap Luat Ngan sach Nha nuoc
Pháp luậtkinh… 100% (3)
5
BT HK18 - Bài tập hóa hk18 nbk
Pháp luậtkinh… 100% (2)
10
Trang 9Phạm vi thời gian: Bài tập lớn nghiên cứu bắt đầu từ khi có Luật thương mại
2005 điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đến nay thời gian -
xu hướng toàn cầu hóa, khiến hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics càng trở nên phổ biến
Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại các công ty Logistics ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Vấn đề liên quan đến Hợp đồng cung ứng dịch
vụ Logistics rất lớn và đây là bài tập lớn trong khuôn khổ một học phần cho nên bài nghiên cứu sẽ chỉ đi sâu vào những nội dung sau đây:
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Chương 2: Giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Chương 3: Nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Chương 4: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đã phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của yếu tố Từ kết quả nghiên cứu từng mặt chúng em tổng hợp lại để có nhận thức, đầy
đủ đúng đắn tìm ra điểm mấu chốt bản chất của đối tượng
Thông qua các hợp đồng đã được ký kết trong quá khứ, các vụ việc vi phạm hợp đồng đã diễn ra, chúng em phân tích cụ thể từng chi tiết đồng thời cũng đặc biệt nhấn mạnh ở những điểm quan trọng Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu có giá trị tham
khảo với các doanh nghiệp hoặc bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này
Trang 108
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
LOGISTICS QUỐC TẾ
I Khái quát chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
1 Khái quát về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc (Điều 233 Bộ Luật Thương mại Việt Nam 2005)
Dịch vụ logistics được cung cấp theo điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP bao gồm:
Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
Dịch vụ chuyển phát;
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
Dịch vụ vận tải hàng không;
Dịch vụ vận tải đa phương thức;
Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại
1.2 Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng Hợp đồng dịch vụ logistics (Logistics Service Agreement) là một thỏa thuận theo đó người cung cấp dịch vụ cam kết thực hiện một hay một số dịch vụ logistics nhất định cho khách hàng với giá cả nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Song song với đó, người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ nhận
Trang 11dịch vụ và cam kết thanh toán cho người cung cấp dịch vụ một khoản thù lao nhất định trong một khoảng thời gian nhất định
Hợp đồng dịch vụ logistics là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh Do đó, một hợp đồng dịch vụ logistics quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên sẽ có tác dụng giúp cho doanh nghiệp hạn chế các mâu thuẫn có thể phát sinh, tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng
2 Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics có thể được chia ra thành nhiều loại
* Căn cứ vào loại dịch vụ logistics được cung cấp thì có các loại hợp đồng cơ bản sau:
là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên kinh doanh dịch vụ vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa tới địa điểm đã xác định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; bên thuê vận chuyển có nghīa vụ trả cước phí và các chi phí khác (nếu có) cho bên vận chuyển Tùy vào cách thức vận chuyển mà
sē có những hợp đồng tương ứng như: hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, …
là hợp đồng được giao kết giữa thương nhân kinh doanh kho bãi với khách hàng về việc cho thuê kho bãi kèm theo cung cấp các dịch vụ gom hàng, bốc dỡ, lưu kho, bảo quản
là thỏa thuận mà theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện việc giao nhận hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ
là thỏa thuận cơ bản giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ bốc dỡ, bốc xếp, bốc vác hàng hóa trong các khu vực cảng, kho tập trung hay các điểm tập kết khác
là sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai hải quan
là hợp đồng được giao kết giữa bên có hàng hóa và bên xếp dỡ container, theo đó, bên xếp dỡ thực hiện xếp hàng vào container, dỡ hàng ra khỏi container theo yêu cầu và hưởng thù lao
là thỏa thuận của các bên trong đó bên kinh doanh dịch vụ chuyển phát chấp nhận, vận chuyển và phát hàng hóa bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận và một trong các bên khách hàng
sẽ thanh toán thù lao chuyển phát (có thể là bên gửi hoặc bên nhận)
là thỏa thuận giữa hai bên: khách hàng và bên kinh doanh dịch vụ, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ cung cấp các dịch vụ kiểm tra và phân tích các đặc tính lý, hóa, sinh của tất cả các loại vật
Trang 12Ngoài ra, còn có các loại hợp đồng dịch vụ hỗ trợ khác như: hợp đồng dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, hợp đồng dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, …
* Căn cứ vào cách ký hợp đồng thì có hai nhóm cơ bản sau:
Ví dụ: trong Hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P), hai bên có thể tự do thỏa thuận về các điều khoản, điều kiện chuyên chở và giá cước
Ví dụ: trong Vận đơn tàu chợ, các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa đã được quy định trước, in sẵn ở mặt sau của vận đơn
* Căn cứ vào mức độ quan hệ hợp tác giữa các bên ký hợp đồng thì có ba loại hợp đồng
cơ bản sau
Hợp đồng này thường được sử dụng để khách hàng mua những dịch vụ logistics cơ bản, tiêu chuẩn, không có tầm quan trọng chiến lược đối với khách hàng, và mức độ đầu tư nguồn lực vào việc cung cấp dịch vụ logistics thấp Hợp đồng thường ngắn hạn, để thực hiện các giao dịch đơn lẻ Mối quan hệ giữa khách hàng và người cung ứng dịch vụ không chặt chẽ, và giá cả thường là yếu tố quan trọng nhất trong việc ký kết hợp đồng
Hợp đồng này thường được sử dụng cho các dịch vụ logistics phức tạp hơn mức tiêu chuẩn, ví dụ, người cung cấp đưa ra các dịch vụ tiêu chuẩn và khách hàng có thể lựa chọn một gói dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình Trong trường hợp này, các dịch vụ logistics có vai trò khá quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng Mức đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ logistics của người cung cấp dịch vụ logistics cao hơn các dịch vụ logistics đơn lẻ, tuy nhiên, dịch vụ vẫn
có thể được điều chỉnh dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác Thông thường, những hợp đồng này thường có thời hạn 1 năm trở xuống Mối quan hệ giữa hai bên chặt chẽ hơn hợp đồng đơn lẻ, tuy nhiên việc chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề chung vẫn còn hạn chế Ngoài vấn đề giá cả, khách hàng còn quan tâm đến vấn đề chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mình
Nhóm hợp đồng này thường được sử dụng cho việc cung cấp các giải pháp logistics phức tạp, ví dụ, các bên cùng tham gia phát triển những giải pháp logistics theo yêu cầu cụ thể của khách hàng Thông thường những giải pháp logistics này có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng Mức đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ logistics từ trung bình đến cao đối với cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng, ví dụ, đầu tư nguồn nhân lực (chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm,
Trang 13trao đổi nhân sự ) và nguồn lực hữu hình (công nghệ thông tin, cơ sở vật chất kho bãi ) Mối quan hệ hợp tác trong nhóm hợp đồng này là dài hạn, và được coi là mối quan hệ hai bên cùng có lợi Cả hai bên có lợi ích lâu dài và sẵn sàng chia sẻ thông tin và cùng nhau giải quyết vấn đề Trong mối quan hệ này, khả năng phát triển giải pháp logistics mới được coi là trọng yếu
* Căn cứ vào tính chất, phạm vi giao dịch thì có hai nhóm cơ bản sau:
là hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; các bên tham gia đều là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài (Điều 663 Luật Dân sự 2015)
là hợp đồng các bên tham gia đều là công dân, pháp nhân Việt Nam, việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại Việt Nam và đối tượng của quan hệ dân sự đó ở Việt Nam
3 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics có một số đặc điểm cơ bản như sau: đây là hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng này là công việc
có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (Điều
513 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015) Dịch vụ có tính chất vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được Nghị định số 163/2017/NĐ CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ -quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa
việc thực hiện hợp đồng có thể sử dụng rất nhiều nhà thầu phụ khác nhau Do đặc điểm của dịch vụ logistics là rất đa dạng và có thể trải rộng trên phạm vi không gian rộng, việc sử dụng các nhà thầu phụ là rất phổ biến Các nhà thầu phụ được quyền thực hiện các công việc mà nhà thầu chính (là công ty cung cấp dịch vụ logistics
ký hợp đồng với bên xuất khẩu/ nhập khẩu) giao
hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là hợp đồng quan hệ nên quan hệ tốt giữa người cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng, và mạng lưới quan hệ của người cung cấp dịch vụ logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của hợp đồng Theo nhận định của một số chuyên gia logistics, nếu thiết lập được quan hệ tốt với khách hàng và những người cung cấp dịch vụ logistics khác thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng gần như chắc chắn thành công
Trang 1412
hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng
đã thỏa thuận trong hợp đồng Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A (nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B) Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp Tính đền bù trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dụng dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình) Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt
số tiền chậm trả theo thỏa thuận trong hợp đồng
bên làm dịch vụ phải là doanh nghiệp, còn khách hàng có thể là doanh nghiệp hoặc là cá nhân Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng ký kinh doanh Hoạt động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, do đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này, tùy từng loại dịch vụ sẽ có các điều kiện kinh doanh khác nhau Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định
về vận chuyển Điều 234 Bộ Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật và phải thỏa mãn các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của Chính phủ Cụ thể, với thương nhân trong nước, theo khoản 1 và 2
Trang 15điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ CP, cần đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ mình kinh doanh và tuân thủ các quy định
-về thương mại điện tử (nếu tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử) Còn với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, ngoài việc thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1, khoản 2 Điều 4, thì được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện tại khoản 3 Điều này
vì tính chất phức tạp của dịch vụ logistics mà thực tế hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics bắt buộc phải bằng văn bản Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi các dịch vụ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời điểm dịch chuyển rủi ro, các trường hợp miễn trách của người chuyên chở, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra các bên không có căn
cứ pháp lý để giải quyết
nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật Bộ Luật Thương mại Việt Nam 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng, phí dịch vụ, điều khoản thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ, quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng
và bên sử dụng dịch vụ, kết quả của dịch vụ, chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch
vụ, chấm dứt hợp đồng dịch vụ, các trường hợp bất khả kháng, cơ chế giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng…
II Chủ thể và khách thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
1 Chủ thể
1.1 Khái niệm chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
Trang 16Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó Do đó, pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân và lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền) Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động, …
1.3 Chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên: Người làm dịch vụ logistics và khách hàng Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch
vụ logistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân Bằng chứng của việc đăng ký kinh doanh là thương nhân này được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là dịch vụ logistics
Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng có thể là người vận chuyển hoặc thậm chí có thể
là người làm dịch vụ logistics khác Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa
2 Khách thể
2.1 Khái niệm khách thể của hợp đồng:
Khách thể của hợp đồng: Khách thể trong một quan hệ pháp luật dân sự có thể là vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần Khách thể trong quan hệ pháp luật dân
sự chính là cái mà các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự hướng tới khi tham gia vào các giao dịch dân sự
Trang 172.2 Phân loại khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự:
Tài sản: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản,
Hành vi: nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Các giá trị nhân thân: nhân phẩm, danh dự, hình ảnh…
Kết quả của các hoạt động tinh thần sáng tạo: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật; sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp
2.3 Khách thể trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Khách thể của hợp đồng dịch vụ logistics quốc tế trước hết là một loại dịch vụ,
mà dịch vụ là một sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa Luật Thương mại không quy định
về đối tượng dịch vụ mà tìm thấy trong điều 519 Bộ luật Dân sự 2005: Đối tượng của là một công việc có thể thực hiện được, không thuộc danh mục dịch vụ cấm kinh doanh Khách thể của hợp đồng dịch vụ logistics quốc tế cụ thể là kết quả thực hiện dịch
vụ logistics Với người cung cấp dịch vụ thì là tiền thù lao còn người sử dụng dịch vụ thì là kết quả mong đợi có được từ dịch vụ này
3 Các nguồn điều chỉnh hợp đồng
3.1 Nguồn luật quốc gia
Mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình một hệ thống các quy định điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics nói chung và hợp đồng cung ứng dịch
vụ logistics quốc tế nói riêng Ở Việt Nam có những luật được áp dụng với hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics:
Luật dân sự 2015
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics được ký kết giữa các chủ đầu tư và nhà thầu trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, nên luật dân sự sẽ là căn cứ pháp lý để thực hiện hợp đồng
Luật thương mại 2005
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh dịch
vụ Kinh doanh dịch vụ là việc cung ứng, trao đổi, mua bán, kinh doanh và đầu tư vào hoạt động dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bao gồm nhiều loại khác nhau: hợp đồng chuyên chở, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn, hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics Ngoài ra, dịch vụ cũng là một trong các đối tượng của hợp đồng kinh doanh quốc tế Vì vậy, hợp đồng kinh doanh dịch
vụ, cụ thể là hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics, có bị điều chỉnh bởi Luật thương mại Bên cạnh đó còn có Luật đầu tư, Luật tổ chức Chính phủ
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP
Nghị định của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic
3.2 Nguồn luật quốc tế
Bao gồm một số quy định quan trọng, như CISG, INCOTERMS, PICC Các công ước quốc tế về hải quan:
Trang 1816
Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan 1973 (còn gọi
là ‘Công ước Ky-ô-tô’): Công ước này nhằm đạt được sự đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan của các bên tham gia công ước ở mức độ cao, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác, và nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn và thực tiễn quy định trong phụ lục của Công ước
Công ước hải quan về vận tải hàng hóa quốc tế theo giấy gửi hàng TIR 1975 (còn gọi là ‘Công ước TIR’): TIR là một trong những công ước về vận tải quốc tế thành công nhất, và cho đến nay là hệ thống chuyển tải hải quan toàn cầu duy nhất đang có hiệu lực Đến thời điểm tháng 2/2012, có 68 quốc gia ký kết Công nước này, bao gồm cả EU Mỗi năm có hơn 40 nghìn nhà vận tải được phép sử dụng hệ thống TIR và khoảng 3 triệu hành trình vận tải TIR được thực hiện
Các hiệp định ASEAN về vận tải
ASEAN hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 Theo kế hoạch này, AEC sẽ trở thành:
(i) Một cơ sở sản xuất và thị trường thống nhất (có nghĩa là trong khu vực này, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề sẽ được tự do dịch chuyển)
(ii) Một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao
(iii) Một khu vực phát triển kinh tế công bằng
(iv) Một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu
Nhằm đạt được sự tự do dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ, nhiều biện pháp đã được
đề ra và thực thi, ví dụ: Loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, liên kết hải quan, đơn giản hoá, hài hoà hoá và tiêu chuẩn hoá thương mại, hải quan, các quy trình, thủ tục cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến thuận lợi hóa thương mại, tự do hoá một số ngành dịch vụ như vận tải hàng không, ASEAN điện tử, chăm sóc sức khỏe, du lịch và thừa nhận bằng cấp chuyên môn
Trong đó, hợp tác v n tậ ải được coi là m t ộ trong những biện pháp cơ bản nhằm đạt được hai mục tiêu đầu tiên của AEC Cho đến nay, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết giữa các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN và các nước khác
3.3 Nguồn điều ch nh thỉ ực tế
Các điều kiện kinh doanh chuẩn (ĐKC) của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA): Bản điều ki n kinh doanh chuệ ẩn này được thông qua bởi H i ngh ộ ịtoàn th c a các h i viên Hi p h i Doanh nghi p D ch v Logistics Vi t Nam ngày 09 ể ủ ộ ệ ộ ệ ị ụ ệtháng 12 năm 2016 và sẽ có hiệu lực thi hành t ngày 01 tháng 01 năm 2017 ừKết luận: Qua việc tìm hiểu về khái niệm, phân loại, đặc điểm, chủ thể, khách thể và các nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế trong chương
1, các doanh nghiệp đã nắm bắt được nội dung khái quát chung của hợp đồng này để từ
đó có thể hiểu vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế như là một công
cụ, là cơ sở pháp lý giúp xác định được chi phí giá cả trong một thời gian nhất định, tránh được những rủi ro tiềm ẩn xảy ra tranh chấp trong tương lai
Trang 19CHƯƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
LOGISTICS QUỐC TẾ
I Giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
1 Điều kiện hiệu lực
Theo điều 74 Luật Thương Mại Việt Nam 2005:
1 Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể
2 Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ phải được lập dưới hình thức văn bản hay một hình thức pháp lý tương đương như: hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm…
Có thể thấy, với đa số hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt Nam đều yêu cầu hợp đồng cung ứng dịch vụ được lập dưới hình thức văn bản để đảm bảo quyền lợi giữa các bên Điều này cho thấy tính chất phức tạp của hợp đồng cung ứng dịch vụ
1.3 Nội dung hợp đồng
Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ bao gồm tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào loại dịch vụ cụ thể và các yêu cầu của bên mua dịch vụ, dưới đây là một số nội dung phổ biến có thể được bao gồm trong hợp đồng:
Thông tin về các bên: Hợp đồng cung ứng dịch vụ sẽ ghi rõ tên và địa chỉ của nhà cung cấp dịch vụ và người mua dịch vụ
Miêu tả dịch vụ: Hợp đồng sẽ định rõ loại dịch vụ được cung cấp và các đặc điểm, tính năng, phạm vi và quyền hạn liên quan đến dịch vụ đó
Trang 2018
Thời gian và địa điểm cung cấp dịch vụ: Hợp đồng sẽ xác định thời gian bắt đầu
và kết thúc cung cấp dịch vụ, cũng như địa điểm hoặc vị trí cụ thể mà dịch vụ sẽ được cung cấp (nếu có)
Giá cả và thanh toán: Hợp đồng sẽ quy định giá cả của dịch vụ và các điều kiện thanh toán, bao gồm phương thức thanh toán, thời gian thanh toán và các khoản phí bổ sung (nếu có)
Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên: Hợp đồng sẽ xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của cả nhà cung cấp dịch vụ và người mua dịch vụ để đảm bảo việc cung cấp và sử dụng dịch vụ được thực hiện một cách hợp pháp và đáng tin cậy Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng sẽ quy định các điều kiện và quy trình để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bao gồm cả việc chấm dứt do vi phạm hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai bên
Bảo mật thông tin: Nếu cần thiết, hợp đồng có thể bao gồm các điều khoản về bảo mật thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của bên mua dịch vụ
Điều khoản pháp lý và giải quyết tranh chấp: Hợp đồng sẽ xác định các quy định pháp lý áp dụng và quy trình giải quyết tranh chấp trong trường hợp có sự bất đồng xảy ra giữa hai bên
1.4 Hợp đồng phải ký kết đúng nguyên tắc pháp luật
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, thiện chí, trung thực và ngay thẳng trong việc thỏa thuận nhiệm vụ
và nghĩa vụ của các bên
2 Thời điểm có hiệu lực
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng)
Nguyên tắc thiện chí, trung thực:
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; đồng thời phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ
sở thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ này
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác:
Trang 21Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự:
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự Đây là một trong những quy định bắt buộc làm cơ sở
để giải quyết tranh chấp nếu có, đồng thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật dân sự
Nguyên tắc 5: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội:
Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể
cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Tuy nhiên, sự tự
do ý chí của các bên chủ thể khi giao kết hợp đồng
Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi
3.2 Thủ tục thành lập hợp đồng
* Đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ
* Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực:
Như vậy, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định trên các
cơ sở sau:
Khi đưa ra lời đề nghị, pháp luật cho phép bên đề nghị ấn định thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị Trường hợp này, hiệu lực của lời đề nghị phụ thuộc vào ý chí của
Trang 22đề nghị có thể được sử dụng bằng nhiều cách thức khác nhau như:
Bằng “miệng” nếu các bên gặp trực tiếp hoặc qua phương tiện truyền thông đại chúng;
Bằng văn bản gửi đến nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc trụ sở hoặc văn phòng giao dịch đối với tổ chức;
Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; Bằng một cách nào đó mà bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác như thư điện tử (email), fax…
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị này có hiệu lực kể từ thời điểm công ty bên kia nhận được đề nghị Thời điểm nhận được đề nghị là khi đề nghị được đến trụ sở của bên được đề nghị, hoặc khi đề nghị nhận được thư điện tử, fax nếu bạn gửi qua các phương tiện này
* Thay đổi, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Căn cứ Điều 389 Bộ luật dân sự 2015, việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được quy định như sau:
1 Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
2 Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới
Căn cứ Điều 389 Bộ luật dân sự 2015: “
Trong hợp đồng cung ứng dịch vụ cần làm rõ và chi tiết điều khoản Chấm dứt hiệu lực hợp đồng Bên sử dụng dịch vụ cần thỏa thuận hình thức thông báo chấm dứt
sử dụng dịch vụ với bên cung ứng Cùng với đó hợp đồng cũng phải nêu rõ quy định các trường hợp đơn phương chấm dứt hiệu lực hợp đồng cung ứng dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ
* Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ
Điều 396 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
Trang 23Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ, bên đề nghị là bên thuê dịch vụ
và bên được đề nghị là bên cung ứng dịch vụ
Việc chấp nhận lời đề nghị này phải nằm trong thời hạn trả lời mà bên đề nghị đã
ấn định, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời (Điều 394 Bộ luật dân
sự 2015) Trong trường hợp bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý Khoảng thời gian hợp lý thì tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể và đối tượng được đề nghị giao kết
* Các lưu ý khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ
Xác định rõ mục tiêu và phạm vi dự án: Đảm bảo rằng hợp đồng mô tả rõ ràng các dịch vụ cần cung cấp và mục tiêu của dự án Điều này giúp tránh những tranh chấp
về phạm vi sau này
Điều khoản về giá cả: Thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán Điều này bao gồm cả việc xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi,
và các khoản phí bổ sung (nếu có)
Thời gian thực hiện dự án Đặt ra các mốc thời gian quan trọng và thời hạn hoàn thành cho dự án Điều này giúp theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng dự án hoàn thành đúng hạn
Chất lượng dịch vụ Xác định các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho các dịch vụ cung cấp và cách đo lường chất lượng Điều này có thể bao gồm cả yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của nhân viên, phương pháp làm việc, và các tiêu chí đánh giá
Bảo mật thông tin Bảo vệ thông tin của bạn và thông tin của khách hàng bằng cách thỏa thuận về các biện pháp bảo mật, quy tắc về quyền riêng tư, và quản lý
dữ liệu
Điều khoản chấm dứt hợp đồng: Xác định rõ ràng điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng và điều kiện khi một bên muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn Quy định về xử lý tranh chấp: Điều khoản về giải quyết tranh chấp cần được xác định rõ ràng, bao gồm việc sử dụng trọng tài hoặc quy trình hòa giải
Bảo hiểm và trách nhiệm pháp lý: Đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý và các yêu cầu bảo hiểm trong quá trình cung ứng dịch vụ Quy định về thay đổi phạm vi: Xác định cách xử lý các yêu cầu thay đổi phạm vi
dự án và thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện mới
Xem xét luật pháp và ngôn ngữ: Hợp đồng nên tuân theo luật pháp hiện hành và
sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu
II Thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
1 Tổng quan về thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Căn cứ theo Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Trang 2422
Thứ nhất, thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng về chất lượng, số lượng, chủng loại của đối tượng; về thời hạn; về phương thức và các thỏa thuận khác
Nguyên tắc này đòi hỏi, mọi cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng đều được các bên tôn trọng và bảo đảm thực hiện Điều đó cũng có nghĩa là không phải chỉ trong quá trình giao kết các bên bình đẳng với nhau mà cả trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại cũng vậy Thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của mình, thể hiện tính nhất quán giữa hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng
Thứ hai, thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có nhiều lý do chủ quan, khách quan gây khó khăn cho các bên, các bên cần trung thực và tìm cách cùng tháo gỡ, giải quyết trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên Sự tin cậy lẫn nhau cũng là một yếu tố để các bên có thể trung thực, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng mỗi bên cần quan tâm, tôn trọng quyền lợi của bên kia trong cùng hợp đồng chứ không chỉ biết đến các lợi ích của mình Theo quy định tại điều 123 Bộ luật Dân sự 2015:
và điều này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu
Thứ ba, khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
Nếu trong giao kết hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của người thứ ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng thương mại không thuộc phạm vi các hoạt động thương mại bị pháp luật cấm nhưng lại xâm hại đến lợi ích của nhà nước, cộng đồng thì các bên không được thực hiện các hoạt động
đó
2 Trình tự thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế
2.1 Quyền và nghĩa vụ các bên
* Điều 235 Luật Thương mại năm 2005: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân.Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo quy định tại Điều 235 Luật Thương mại năm 2005: Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng
để xin chỉ dẫn
Trang 25Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý
Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải
* Điều 236 Luật Thương mại năm 2005: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo Điều 236 Luật Thương mại năm 2005:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng
Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này
Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra
Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán
* Điều 239 Luật Thương mại năm 2005: Quyền cầm giữ tài sản
Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lý khác, thương nhân làm dịch vụ có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá Tuy nhiên việc này chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Khách hàng không thanh toán nợ đã đến hạn thanh toán cho thương nhân làm dịch vụ
Thương nhân làm dịch vụ logistics chỉ được quyền cầm giữ số lượng hàng hoá
có giá trị tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa thanh toán
Thương nhân làm dịch vụ Logistics phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng biết về việc cầm giữ hàng hoá
Tại điều 239 Luật Thương mại năm 2005 quy định rằng:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ
đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng
Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng
Trang 2624
Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó
Mọi chi phí c m giầ ữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu
Thương nhân kinh doanh dịch v ụ logistics đượ ử ục s d ng s tiố ền thu đượ ừ ệc t vi c định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; n u s ti n thu ế ố ề được t viừ ệc định đoạt vượt quá giá tr các kho n ị ả
nợ thì số tiền vượt quá phải được tr l i cho khách hàng K t thả ạ ể ừ ời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt
2.2 Thực hiện hợp đồng cung ứng logistics quốc tế
Khi đơn đặt hàng đã được chấp nhận/hợp đồng được ký kết, thì nhân viên phòng cung ứng tùy từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện hàng loạt các công việc tương ứng để thực hiện đơn hàng/hợp đồng: nhận hàng, kiểm tra các ghi chú của nhà cung cấp so với đơn hàng, giám sát dỡ hàng từ phương tiện vận tải, kiểm tra hàng hóa được giao, ký vào các chứng từ cần thiết, ghi mã số hàng hóa và cho nhập kho, hiệu chính lại sổ sách cho phù hợp, kiểm tra hóa đơn và thanh toán, tiến hành đánh giá lại toàn bộ quá trình cung ứng hàng hóa, rút kinh nghiệm Nhập kho, bảo quản, cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu Sau khi tiếp nhận vật tư, bộ phận cung ứng/bộ phận kho – quản lý vật tư cần làm tốt các công việc: nhập kho, bảo quản (tùy theo tính chất của từng loại vật tư), cấp vật
tư cho các bộ phận có nhu cầu
2.3 Phát sinh rủi ro liên quan tới quá trình thực hiện hợp đồng
rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 quy định các chế tài khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bao gồm: Cầm giữ tài sản, buộc thực hiện đúng hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, lãi suất chậm trả So với Bộ luật Dân sự 2015 thì Luật Thương mại 2005 không có chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, mà thay vào đó là chế tài đình chỉ hợp đồng, và
bổ sung thêm chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng để các bên linh động thực hiện Tương ứng với mỗi chế tài, pháp luật quy định các trường hợp áp dụng khác nhau, vì vậy khi áp dụng các bên phải nắm rõ các quy định pháp luật để lựa chọn chế tài phù hợp
và có lợi nhất
thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng
Theo quy định tại Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm giao nhận tài sản, hoặc là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết hơn trong từng trường hợp, đối với hợp đồng không có địa điểm giao hàng cụ thể, thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên Trường hợp hàng hóa được giao cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển, rủi ro được chuyển cho bên mua trong các trường hợp bên mua nhận được chứng từ sở hữu hoặc bên mua xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa, và một số trường hợp đặc biệt khác
Trang 27rủi ro do sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản
Hiện nay, Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về các điều kiện để áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau: do nguyên nhân khách quan; các bên không thể lường trước, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu biết trước các bên sẽ không giao kết hoặc giao kết với nội dung hoàn toàn khác; việc tiếp tục thực hiện sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu ảnh hưởng
Kết luận: Tóm lại, trong xu thế hội nhập đòi hỏi hệ thống pháp luật ngày càng phải hoàn thiện, chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ áp dụng Xã hội hiện đại và phát triển thì nhu cầu về an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro càng ngày càng lớn và do vậy các chủ thể sử dụng dịch vụ pháp luật ngày càng nhiều
Là một sản phẩm dịch vụ đặc thù, có tính vô hình và liên quan trực tiếp đến pháp luật nên chất lượng dịch vụ đòi hỏi phải đảm bảo tính pháp lý cao Vì vậy, pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng Cung ứng dịch vụ Logistics quốc tế cần chặt chẽ thì sản phẩm được cung ứng mới đảm bảo chất lượng
Trang 282 Bên bán, bên mua
Cần ghi rõ tên, địa chỉ liên lạc để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng sau, đặc biệt trong trường hợp có khiếu nại, tranh chấp
3 Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (Definitions)
Để đạt được sự thống nhất trong cách hiểu các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng, các bên có thể đưa ra định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng Tùy theo từng trường hợp, các thuật ngữ được định nghĩa khác nhau Các định nghĩa này đặc biệt cần thiết khi các bên thuộc các quốc gia khác nhau với các cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ
4 Phạm vi dịch vụ cung ứng (Services to be Provided)
Dịch vụ logistics rất đa dạng và khó có thể quy định được tất cả các dịch vụ có thể phát sinh trong hợp đồng ngay từ lúc ký kết Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi, thông thường, phạm vi dịch vụ cung ứng được thỏa thuận bao gồm hai phần:
- Dịch vụ cung ứng (Logistics Service): là những dịch vụ được thỏa thuận cung cấp theo hợp đồng ký kết và bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ phải thực hiện
- Dịch vụ cung ứng phụ thêm (Additional Activities): là những dịch vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng không được quy định trước Người cung cấp dịch vụ thường được yêu cầu cung cấp thêm các dịch vụ này khi phát sinh Tuy nhiên, bên cung cấp dịch vụ logistics có thể từ chối không thực hiện các dịch vụ này, tùy thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình vào thời điểm phát sinh
Ngoài ra, các bên ký kết hợp đồng nên linh hoạt trong khi quy định dịch vụ logistics cung cấp Các bên có thể cho phép thay đổi quy định về dịch vụ logistics cung ứng mà không ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng nếu trong quá trình thực hiện một trong hai bên tham gia hợp đồng có sáng kiến cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng
5 Chất lượng dịch vụ (Performance Requirements)
Để đảm bảo việc thực hiện tốt hợp đồng, hai bên tham gia hợp đồng phải quy định rõ chất lượng dịch vụ Ví dụ, quy định cụ thể tỷ lệ % giao hàng đúng thời gian (on-time delivery to store: 95%), tỷ lệ cho phép hàng tổn thất trong mỗi chuyến là bao nhiêu (damage/claims: 0.5%), biên độ dao động của các loại chi phí logistics phát sinh, tiết kiệm chi phí so với năm trước (total savings: in comparison to previous year) Thông thường các bên có thể lấy tiêu chuẩn của ngành để đánh giá, hoặc hai bên có thể thỏa thuận riêng về tiêu chuẩn dịch vụ
Trong phần này cũng cần phải quy định rõ ràng biện pháp xử lý khi bên cung cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn dịch vụ hoặc có thể quy định mức thưởng khi hoàn thành vượt tiêu chuẩn chất lượng
Trang 29Một biện pháp thường được áp dụng để đảm bảo việc tuân thủ chất lượng dịch
vụ là bên mua dịch vụ có quyền kiểm toán các hóa đơn mà bên cung cấp dịch vụ logistics cấp, để đảm bảo tính chính xác và trung thực
6 Quy định gặp mặt giữa bên bán và bên mua
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics có thể trên cơ sở giao dịch một lần, hoặc có thời hạn (ví dụ sáu tháng, một năm, hoặc một vài năm) Với hợp đồng dịch vụ logistics
có thời hạn dài, xem xét lại tiêu chuẩn hoạt động, chất lượng dịch vụ trong thời hạn hợp đồng là rất cần thiết Vì vậy, hai bên có thể quy định thời gian gặp nhau để bàn bạc về những vấn đề này Có thể gặp 1 2 lần trong một năm Khi quy định về vấn đề này, phải -quy định rõ ràng địa chỉ liên lạc, người phụ trách trực tiếp để tránh chậm trễ có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
7 Quan hệ nhà thầu độc lập
Việc cung cấp dịch vụ logistics thường xuyên sử dụng nhà thầu phụ Vì vậy, một
số điểm quan trọng cần quy định trong hợp đồng là: mối quan hệ giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ cũng như với những người thầu phụ của người cung cấp Thông thường, cần phải quy định người cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với tư cách là một nhà thầu độc lập, như một bên chính, chứ không chỉ
là đại lý của những người thầu phụ hay người làm công của mình
Ngoài ra, một đặc điểm nữa của hợp đồng mua bán dịch vụ logistics đó là nhân viên của người cung cấp dịch vụ hoặc nhân viên của nhà thầu phụ của người cung cấp
sẽ phải thường xuyên làm việc tại cơ sở của khách hàng (ví dụ, tại kho bãi để quản lý kho hàng, hàng ra, hàng vào, ) Vì vậy, cần phải quy định trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng với những người nhân viên này Thông thường, trách nhiệm của bên mua dịch vụ chỉ giới hạn ở vấn đề an toàn lao động cho nhân viên của người cung cấp dịch
vụ, còn bên cung cấp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các khoản chi phí ví dụ lương, quyền lợi của người lao động, thuế, theo đúng luật định
8 Giá cả dịch vụ (Rates, Charges)
Gồm 2 phần chính: Giá cả của từng loại dịch vụ sẽ được cung cấp và phụ phí Giá cả thường linh hoạt do ảnh hưởng của các yếu tố:
- Do việc thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics có thể sử dụng nhiều hợp đồng thầu phụ nên giá cả của các dịch vụ có thể thay đổi tuỳ theo giá cả của các hợp đồng thầu phụ đó
- Các dịch vụ logistics có tính chất quốc tế phụ thuộc vào 1 số chi phí mà theo tập quán sẽ được điều chỉnh trên cơ sở giá cả thực tế, ví dụ như: giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái, phụ phí chiến tranh…
- Nếu hợp đồng có hiệu lực trong thời gian dài thì hai bên cũng cần quy định thời điểm xem xét điều chỉnh lại giá cả dịch vụ cung cấp hoặc công thức điều chỉnh giá cho phù hợp
9 Thanh toán (Payment)
Quy định phương thức thanh toán cho những dịch vụ đã cung cấp
Đối với hợp đồng dài hạn, thì có thể quy định thanh toán theo tháng, theo quý…trên cơ sở hoá đơn do người cung cấp dịch vụ phát ra Tuy nhiên cũng có thể xem
Trang 3028
xét một số phương pháp thanh toán quốc tế (thư tín dụng…) để đảm bảo quyền lợi của hai bên
10 Bảo hiểm
Trong thời hạn của hợp đồng, hàng hoá và dịch vụ của người mua hàng nằm trong
sự quản lý của người cung cấp dịch vụ logistics Hơn nữa, việc kinh doanh của khách hàng có thể gặp rủi ro liên quan đến rò rỉ thông tin kinh doanh bảo mật Vì vậy, một điều khoản quan trọng của hợp đồng là mức bảo hiểm trách nhiệm của người cung cấp dịch
vụ cũng như những người thầu phụ của họ Thông thường, các bên sẽ thỏa thuận mức trách nhiệm tối đa của người cung cấp dịch vụ và thầu phụ của họ trong trường hợp gây
- Quy định này vẫn tiếp tục, cho cả đến sau khi thời hạn hợp đồng đã kết thúc
12 Thời hạn và chấm dứt hợp đồng (Term, Termination)
Nội dung điều khoản bao gồm:
- Thời hạn của hợp đồng là bao lâu (ví dụ, 1 giao dịch, 6 tháng, 1 năm…) và thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng
- Các trường hợp theo đó hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực (ví dụ, vi phạm hợp đồng, không có biện pháp sửa chữa khi có vi phạm, khi một bên chấm dứt hợp đồng và thông báo trước trong thời gian hợp lý, một bên mất khả năng thanh toán…) và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng (ví dụ, bên cung cấp phải hoàn trả tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người mua)
13 Cách thức thông báo (Notices)
Phần này quy định cách thức thông báo (ví dụ, bằng điện thoại, bằng văn bản…), địa chỉ thông báo trong mọi trường hợp để tránh sự hiểu nhầm và chậm trễ không đáng
có trong quá trình thực hiện hợp đồng
14 Thỏa thuận về tính độc quyền dịch vụ logistics cung cấp ((Non) exclusive agreement)
Tùy theo tính chất của dịch vụ logistics được cung cấp, hai bên có thể thỏa thuận
về tính độc quyền của dịch vụ đã thỏa thuận Ví dụ, nếu dịch vụ là tiêu chuẩn và không
có vai trò đặc biệt trong năng lực cạnh tranh của bên sử dụng dịch vụ thì tính độc quyền không cao Thông thường, bên cung cấp vẫn được quyền cung cấp dịch vụ logistics cho
Trang 31những khách hàng khác ngoài khách hàng hiện tại và người này cũng có quyền mua dịch
vụ tương ứng từ những người cung cấp khác
Trong trường hợp dịch vụ logistics đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty khách hàng thì tính độc quyền của dịch vụ logistics cao Thường thì người cung cấp dịch vụ chỉ được phép cung cấp dịch vụ logistics này cho người mua dịch vụ, và vì vậy phải quy định các biện pháp đi kèm để đảm bảo tính độc quyền của dịch vụ được cung cấp
15 Bất khả kháng (Force Majeure)
Quy định các trường hợp bất khả kháng theo đó các bên được miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (ví dụ: thiên tai, động đất, )
16 Thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng
Quy định hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp tồn tại hơn một chứng từ thỏa thuận giữa hai bên (như vận đơn hoặc hợp đồng khác tồn tại trước đó)
Ví dụ, có thể quy định:
Hợp đồng này có hiệu lực cao hơn tất cả các thỏa thuận đã có trước đây Trong trường hợp thỏa thuận này có xung đột với vận đơn, thì điều khoản của hợp đồng này có hiệu lực cao hơn và những vận đơn có xung đột đó chỉ có tác dụng như giấy xác nhận giao hàng
17 Bảo mật thông tin (Confidential Information)
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng, hai bên tham gia hợp đồng sẽ phải tiết lộ cho nhau các thông tin liên quan đến việc kinh doanh của mình Ví dụ, về phía khách hàng bao gồm thông tin về khách hàng, chiến dịch quảng cáo, giá cả hàng hóa, chủng loại, mẫu mã hàng hóa, phần mềm sử dụng trong việc quản lý kho hàng… Với bên cung cấp dịch vụ, thông tin có thể là người thầu phụ, phần mềm quản lý hoặc các giải pháp logistics do công ty tự phát triển… Vì vậy, trách nhiệm của các bên phải bảo
vệ tính bí mật của thông tin do bên kia cung cấp, hoặc thông tin mà các bên có được do thực hiện hợp đồng, hoặc thông tin đã được các bên cung cấp thông tin phân loại là bảo mật
Rõ ràng thiệt hại do việc tiết lộ các thông tin kinh doanh là rất nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp bồi thường tài chính lớn đến đâu cũng không thể bù đắp nổi Vì vậy, các bên tham gia hợp đồng phải có những biện pháp và xử lý để ngăn chặn không cho đối tác tiết lộ thông tin kinh doanh của mình
Có thể đảm bảo việc bảo vệ tính bí mật của thông tin bằng các quy định: Bên nhận thông tin sẽ dùng thông tin chỉ với mục đích thực hiện hợp đồng và không tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai trừ phi đó là nhân viên cần phải biết thông tin để làm việc, hoặc trừ khi phải công bố theo quy định của pháp luật Thông tin bảo mật sẽ được trả lại cho bên cung cấp thông tin theo yêu cầu, trừ khi mỗi bên phải giữ lại một bản sao trong hồ sơ pháp lý với mục đích lưu giữ bằng chứng về việc thực hiện đúng trách nhiệm của mình
Các biện pháp hạn chế tài trong trường hợp vi phạm quy định này (ví dụ: giải quyết bằng pháp luật)