1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nghiên cứu khoa học xử lý nước thải và hoá chất trong phòng thí nghiệm

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý nước thải và hóa chất trong phòng thí nghiệm
Tác giả Nguyễn Văn A, Bùi Thị B
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn C
Trường học Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 60,65 KB

Nội dung

Do đó song song với quá trình học lý thuyết, thìphần thực hành thí nghiệm là không thể thiếu trong trường phổ thông hiện nay.Trong quá trình làm thí nghiệm phải sử dụng các hoá chất, việ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

===  ===

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ HOÁ CHẤT TRONG PHÒNG

THÍ NGHIỆM

QUẢNG BÌNH, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4

1.1 Nước thải và hoá chất trong quá trình làm thí nghiệm 4

1.1.1 Nước thải trong quá trình làm thí nghiệm 4

1.1.2 Các loại hoá chất thường dùng trong phòng thí nghiệm 4

1.2 Một số chất độc hoá học 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Phân loại các chất độc hoá học 6

1.3 Một số phương pháp xử lý nước thải 6

1.3.1 Phương pháp vật lý 6

1.3.2 Phương pháp hoá học 7

1.3.3 Phương pháp sinh học 7

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

1.5 Mục tiêu nghiên cứu 7

PHẦN 2 : NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 2.1 Phương pháp xử lý nước thải và hoá chất sau thí nghiệm 8

2.1.1 Phương pháp kết tủa 8

2.1.2 Phương pháp trung hòa 9

2.1.3 Một số kinh nghiệm trong khi làm thí nghiệm 10

2.2 Thực nghiệm 11

2.2.1 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 11

2.2.2 Sự kết tủa của các ion kim loại ở các giá trị pH khác nhau 12

2.3 Kết quả nghiên cứu 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

1 Kết luận 14

2 Kiến nghị 14

2.1 Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm 14

2.2 Sơ đồ xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là ngành hóa học luôn luôn

tỷ lệ thuận với những nguy cơ ô nhiễm do chất thải, hóa chất độc hại bị xã trực tiếp

ra môi trường Điều này làm cho môi trường không còn khả năng tự cân bằng nữa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật và thực vật

Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học, hóa chất tồn dư không qua

xữ lý ở nước ta hiện nay đã lên đến mức báo động, làm cho nguồn nước tại các khu vực xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng Trước tình hình đó, yêu câu bức thiết được đặt ra là cần phải làm gì để giữ gìn một môi trường trong sạch Để ngăn ngừa

sự ô nhiễm môi trường đang bùng phát như hiện nay, người ta đã chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng các công nghệ sạch, ít chất thải vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu sự thải ra môi trường Bên cạnh đó việc áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong xữ lý các chất thải (gồm chất thải rắn, nước thải và khí thải, ) là một việc là rất cần thiết trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Trong các phòng thí nghiệm ở các trường học nói chung và trung học phổ thông nói riêng hiện nay có nhiều hóa chất tồn dư từ lâu đã bị biến chất hoặc không còn nhãn chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đúng cách

Môn Hoá học cũng như môn vật lý và sinh học đó là môn khoa học lý thuyết

và thực nghiệm Để nâng cao hiệu quả học tập môn Hoá học phần thực hành thí nghiệm nhân tố rất quan trọng Do đó song song với quá trình học lý thuyết, thì phần thực hành thí nghiệm là không thể thiếu trong trường phổ thông hiện nay Trong quá trình làm thí nghiệm phải sử dụng các hoá chất, việc xử lí hoá chất này sau khi kết thúc buổi thí nghiệm là bài toán khó đối với học sinh, tránh làm sao cho khỏi gây ô nhiễm môi trường xung quanh Đặc biệt là nước thải có chứa các hoá chất nếu không xử lý trước lúc trước lúc cho chảy ra ngoài sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật và sức khoẻ con người Nếu con người khi ăn các loại rau quả, hoặc tôm cá từ nguồn nước thải này có thể gây độc hại cho cơ thể Xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất thí nghiệm đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng Hoá chất thải thường là axit, kiềm, muối của các kim loại, trong đó có muối của kim loại nặng như Cu2+, Mn2+, Fe2+, Fe3+, Pb2+, các chất hữu cơ như phenol, anilin, ben zen

Vấn đề thực tế là các phòng thí nghiệm trong trường học thường gần với địa bàn dân cư, nước thải từ phòng thí nghiệm nếu không được xử lý sẽ ngấm vào nguồn nước sinh hoạt như giếng, hồ ao, gây ảnh hưởng sức khoẻ cộng đống, gây tâm lý hoang mang cho người dân sống ở đó

Cũng cho đến nay, nhiều nơi ở nước ta vẫn chưa có một báo cáo chính thức đánh giá về những hậu quả do hoá chất phòng thí nghiệm thải gây ra đối với sức khỏe con người và động, thực vật Vì vậy, người dân và cả chính quyền tại những điểm ô nhiễm vẫn không nhận thức được hết sự tác động nguy hại lâu dài của nó, nên tình trạng “sống chung với hóa chất độc hại” vẫn là chuyện thường ngày ở tái diễn

Trang 4

Các báo cáo nghiên cứu khoa học về hoá chất thải đã chỉ ra nhiều tác hại trông thấy rõ, cùng những hiểm họa còn tiềm ẩn lâu dài, có khi cả một vài thế hệ

Từ đó, việc hạn chế tình trạng ô nhiễm hoá chất thải tồn dư là điều cần thiết, giải quyết càng nhanh càng có lợi cho người dân sống trực tiếp tại đây và cộng đồng lân cận

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu “ Xử lý nước thải và hoá chất trong phòng thí nghiệm” với mong muốn có thể loại bỏ các hóa chất độc hại

trong phòng thí nghiệm góp phần làm cho mối trường trong sạch hơn

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở kiến thức đã học và ở môn Hóa học lớp 11 Sử dụng hoá chất thích hợp, rẻ tiền hay kết hợp nhiều tác nhân cùng tham gia quá trình phân huỷ chất độc, Với những ý tưởng trên nhóm học sinh chúng tôi có đưa ra đề tài này nhằm mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường từ nước và các hoá chất thải từ phòng thí nghiệm

Trang 5

PHẦN 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 NƯỚC THẢI VÀ HOÁ CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

1.1.1 Nước thải trong quá trình làm thí nghiệm

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong các ngành công nghiêp, nông nghiệp Trong phòng thí nghiệm nước đóng vai trò dung môi pha chế hoá chất, để rửa các ống nghiệm, dụng cụ thí nghiệm trước và sau quá trình làm thí nghiệm Nước thải ra trong phòng thí nghiệm thường chứa các hoá chất axit, bazơ, các muối, các chất hữu cơ Các chất có trong nước thải sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật sống như con người, động thực vật Nếu không được xử lý nó trước lúc thải ra ngoài

1.1.2 Các hoá chất thường sử dụng trong phòng thí nghiệm phổ thông

Các hoá chất cơ bản như axit, kiềm, muối, các hợp chất hữu cơ

1.2 MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC

1.2.1 Khái niệm

Chất độc hoá học là những chất độc có khả năng gây đọc cho sinh vật và hệ sinh thái môi trường

Chất độc hoá học bao gồm các chất độc vô cơ, hữu cơ Trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ ra một số hoá chất trong phòng thí nghiệm và các chất sinh ra trong quá trình làm thí nghiệm tác hại của nó đối với sinh vật và hệ sinh thái môi trường

1.2.2 Phân loại các chất độc hoá học

1.2.2.1 Dung môi

+ Ben zen (C6H6) là dung môi hoà tan được rất nhiều chất như mỡ, cao su trong một số thí nghiệm bezen được sử dụng như hoá chất để làm thí nghiệm khác

Benzen là hidrocacbon thơm thuộc chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi, nóng chảy ở 5,48 0C, sôi ở 80 0C

Tác hại: Benzen hấp thụ thông qua phổi và qua da Khi tiếp xúc ở liều lượng cao gây độc cấp tính, suy giảm thần kinh trung ương, gây chóng mặt, đau đầu ngạt thở dẫn đến rối loạn tiêu hoá gây chán ăn, xung huyết niêm mạc miệng, thiếu máu Khi ngừng tiếp xúc với benzen thì bệnh vẫn bị kéo dài do bezen tích luỹ trong các mô

mỡ gây ra bệnh bạch cầu, gây xáo trộn ADN di truyền Khi làm thí nghiệm với dung môi này chúng ta cần phản làm lượng nhỏ và hết sức cẩn thận tránh vương vãi

+ Toluen (C6H5CH3) là chất lỏng có nhiệt độ sôi ở 110 0C ít bay hơi so với benzen hoà tan được nhiều chất là dung môi dễ cháy

Tác hại: Khi hít phải toluen thì hấp thụ vào phổi còn khi tiieps xúc với da thì đi qua đường da vì toluen có tính tan tốt trong mỡ đi qua da tan một phần trong lớp

Trang 6

mỡ dưới da và tích tụ lại tại các mô mỡ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não Đặc biệt là người khi đã nghiện một thứ gì đó thì rất dễ nhiễm toluen hơn Khi hít phải toluen thường xuyên có triệu chứng nhức đầu, chán ăn, xanh xao, thiếu máu, tuần hoàn máu không bình thường, mất trí nhớ do đó trong quá trình làm thí nghiệm khi tiếp xúc với dung môi này phải hết sức cẩn thận

1.2.2.2 Chất độc dạng phân tử

Các chất độc dạng phân tử như: CO2, NO2, Cl2, Br2 (lỏng), I2, NH3 (trừ Br2

là chất lỏng I2 là chất rắn dễ thăng hoa) còn lại ở dạng khí cho nên khi nhiễm nó được hấp thụ qua đường hô hấp và chúng gây tác hại ở phổ, hệ tuàn hoàn não, gây khó thở, và có thể gây tử vong Sau đây chúng ta giới thiệu một số chất tiêu biểu: + Khí cacbonic (CO2)

Khí cacbonic không màu, không mùi sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, là khí đóng góp rất nhiều đến hiệu ứng nhà kính Điều này thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất

+ Clo (Cl2)

Clo là chất khí màu vàng lục, có mùi đặc trưng gây ngạt thở khi nồng độ 5ppm (5.10-6) gây mùi khó chịu Clo đề hấp thụ bởi than hoạt tính clo là chất oxi hoá mạnh

Tác hại: Clo gây bỏng da, nguy hiểm nhất là bỏng mắt, gây suy hô hấp và dẫn đến

tử vong Chỉ cần nồng độ 1000 ppm (10-3 hay 0,1%) gây chết nhanh

+ Brom (Br2)

Brom là chất lỏng, màu đổ nâu, có mùi hắc là chất độc

Tác hại: Brom gây bỏng da, khi hít phải hơi brom có triệu chứng như clo

+ NO2

Chất khí màu nâu rất độc hại cho cơ thể người gây viêm phổ, phá huỷ khí quản có thể gây tử vong trong thời gian 2 ngày với nồng độ 500 ppm

+ SO2

Chất khí không màu có vị cay, mùi khó chịu gây độc cho con người gây rối loạn hô hấp và gây tử vong với nồng độ 1000 mg/m3 Trong không khí khi nồng độ 1-2 ppm làm tổn thương đến lá, nồng độ cao hơn làm rụng lá và gây chết hoại đối với thực vật

+ H2S

Chất khí không màu, có mùi trứng thối rất độc, nồng độ 5 ppm gây khó chụi, nồng độ 150 ppm gây tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy Nồng độ 500 ppm gây tiêu chảy và viêm phổi, nếu tiếp xúc với H2S với nồng độ 700 – 900 ppm gây

tử vong Đối với thực vật khí H2S làm tổn thương lá cây và làm rụng lá

+ HCl

Trang 7

Chất khí không màu độc gây co thắt thanh quản, viêm phế quản, phù phổi Đối với thực vật làm giảm độ mỡ bóng ở lá cây, làm cho các tế bào biểu bì của lá cây bị co lại

1.2.2.3 Chất độc dạng ion

Có nhiều chất độc dạng ion trong môi trường và khả năng gây độc của chúng không kém các dung môi hữu cơ, khi chúng kết hợp với các dung moi hữu

cơ tạo thành các hợp chất cơ kim hoặc kết hợp với các ion trái dấu tạo thành các hợp chất vô cơ cũng gây hại cho môi trường và đời sống của sinh vật Sau đây chúng ta kể đến một số ion đặc trưng

+ clorua (Cl-)

Clorua là một trong các ion có nhiều trong mặt nước và nước thải Vị mặn của của nước là do ion Cl- với nồng độ 250 mg/l và cùng với sự có mặt của các ion

Na+, K+ Nguồn nước có nồng độ Cl- cao gây tác hại cho cây trống, làm cho đất bị nhiễm mặn

+ Sulphat (SO42-)

Ion SO42- gây cho nước có vị chua, những loại nước này có khả năng bị nhiễm phèn, khi trong nước có chứa ion SO42- sẽ làm cho pH của nước giảm xuống

do tạo thành H2SO4 Khi pH thấp làm cho các sinh vật sống trong nước bị chết Trên đất trống trọt, cây cũng khó trưởng thành

1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.3.1 Phương pháp vật lý

Xử lý chất thải bằng phương pháp vật lý nhằm tách các chất thải ra khỏi nguồn nước trước khi ra môi trường bằng các phương pháp tách pha, bao gồm: lọc, bay hơi, đóng rắn, ổn định, cố định, bao gói,

1.3.2 Phương pháp hoá học

Là phương pháp chuyển hóa các chất độc có hại có trong nước thành các chất khí không độc, các chất ít tan hoặc các chất không độc bằng cách thêm hóa chất Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng trung hòa, tạo phức, kết tủa, các phản ứng oxi hóa – khử và điện hóa

Nguyên tắc của phương pháp là chuyển các chất thải nguy hại về dạng không nguy hại, bao gồm các phương pháp chủ yếu như:

- Phương pháp kết tủa: Là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa học tạo kết tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch (thay đổi pH ), thay đổi điều kiện vật lý của môi trường (hạ nhiệt độ)

để giảm độ hòa tan của hóa chất, phần không tan sẽ kết tinh Phương pháp kết tủa thường dùng với các quá trình tách chất rắn như lắng cặn, ly tâm và lọc

- Phương pháp trung hòa: Nước thải có độ pH dưới 6,5 hoặc cao hơn 8,5 phải được trung hòa trước khi thải ra môi trường Nguyên tắc chung là thực hiện một số phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ Tùy hoàn cảnh, việc trung hòa bằng các cách sau:

Trang 8

+ Trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm

+ Bổ sung các tác nhân phản ứng

+ Lọc nước axit đi qua lớp vật liệu có tác dụng trung hòa

+ Hấp thụ khí axit bằng các dung dịch kiềm hoặc hấp thụ khí amoniac bằng dung dich axit

- Phương pháp oxi hóa – khử: Là phản ứng trong đó trạng thái oxi hóa của một chất phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxi hóa của một chất khác giảm xuống

Để thực hiện quá trình oxi hóa – khử người ta trộn chất thải với hóa chất xử lý (tác nhân oxi hóa hoặc khử) hay cho tiếp xúc các hóa chất ở các dạng dung dịch với hóa chất ở thể khí

- Phương pháp nhiệt: Quá trình đốt chính là quá trình oxi hóa – khử, là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt độ và quá trình oxi hóa hóa học Bằng quá trình dốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó lên đến 80 – 90%

1.3.3 Phương pháp sinh học

Bản chất của phương pháp là dựa vào khả năng hoạt động của các vi sinh vật

để phân huỷ, bẻ gãy các phân tử hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm nước thải thành các hợp chất đơn giản Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và các chất vô

cơ làm nguồn để tạo ra năng lượng cho chúng hoạt động Quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ bằng vi sinh vật được gọi là quá trinh sinh hoá

Phương pháp sinh học chia làm hai loại: phương pháp yếm khí và phương pháp hiếu khí

Qua hàng loạt công đoạn thì CO2, H2O được hình thành trong điều kiện hiếu khí và CO2, CH4 được hình thành trong điều kiện hiếm khí (kị khí) CH4 sau đó bị khử thành CO2 và nước Các hợp chất hữu cơ phức tạp khác như protein, chất béo cũng được chuyển thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, sau cùng là tạo thành

CO2 và nước

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Phòng thí nghiệm hóa học trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng

- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu xử lý một số hóa chất tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp hóa học Trong đó chủ yếu là phương pháp kết tủa và phương pháp trung hòa

1.5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Kết tủa các ion kim loại nặng có hại đến môi trường xung quanh

- Trung hòa nước thải axit và nước thải kiềm để đưa pH nước thải về xấp xỉ bằng 7 trước khi thải ra môi trường

Trang 9

PHẦN 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trên đây là tổng quan đề tài nhằm vận dụng lí thuyết cơ sở để đưa ra

phương pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn Nội dung các phương pháp này được trình bày một cách hệ thống từ mức lý thuyết và giải pháp thực hiện trong thực tế

2.1 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ HOÁ CHẤT SAU THÍ NGHIỆM

2.1.1 Phương pháp xử lý một số hoá chất trong phòng thí nghiệm

Các hoá chất chính thường sử dụng trong phòng thí nghiệm thường là:

+ Các axit: HCl, HNO3, H3PO4, CH3COOH

+ Các bazơ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, NH3

+ Các muối cation kim loại, muối amoni

+ Các đơn chất như Br2, I2, P, C, S, Al, Fe, Cu, Cr, Na, Mg

+ Các hợp chất oxi hoá thường dùng như KMnO4, K2Cr2O7, Na2CO4

+ Các hợp chất hữu cơ thường dùng như benzen, toluen, anilin, stiren, dẫn xuất halogen, ancol, andehit, axeton, axit hữu cơ, este

Tuy nhiên tuỳ thuộc vào các thí nghiệm cụ thể mà chúng ta có cách xử lý riêng theo cách hợp lý

2.1.1.1 Phương pháp kết tủa

Nguyên tắc chung: thêm một tác nhân tạo kết tủa vào dung dịch nước, điều chỉnh

pH của môi trường để chuyển ion cần tách về dạng hợp chất ít tan, tách ra khỏi dung dịch ở dạng kết tủa

Một dạng hợp chất ít tan thường được sử dụng để tách các kim loại nặng ra khỏi dung dịch là kết tủa hydroxit Đại lượng quan trọng quyết dịnh đên độ tan của hydroxit (T) Đa số tích số tan của hydroxit của kim loại nặng nằm từ khoảng

10-14 đến 10-30 Với quá trình kết tủa hydroxit kim loại nặng thì pH của dung dịch có ảnh hưởng rất lớn Bằng việc tính toán lý thuyết kết hợp với làm thực nghiệm chúng ta có thể biết được giá trị pH cần thiết để kết tủa hết ion kim loại nặng bằng phuong pháp kết tủa hydroxit Ngoài ra có một số ion kim loại có thể tạo thành các hydroxit lưỡng tính ví dụ như: Al3+, Cr3+, các hydroxit này có thể tan trong môi trường axit và kiềm Vì vậy việc chọn khoảng pH cho các on kim loại này là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc tách các ion kim loại dưới dạng hydroxit được triệt để

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của pH đến sự tạo thành kết tủa của các ion kim loại

Ion kim loại pH bắt đầu kết tủa pH kết tủa hoàn toàn

Fe 3+

Al 3+

Cr 3+

Ni 2+

Zn 2+

Trang 10

Fe 2+

Cu 2+

Mg 2+

2.1.1.2 Phương pháp trung hòa

Nước thải có độ pH dưới 6,5 hoặc cao hơn 8,5 phải được trung hòa trước khi thải ra môi trường hoặc sử dụng cho các công nghệ tiếp theo Nguyên tắc chung là thực hiện một số phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ Tùy hoàn cảnh việc trung hòa bằng các cách sau:

+ Trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm

+ Bổ sung các tác nhân phản ứng

+ Lọc nước axit đi qua lớp vật liệu có tác dụng trung hòa

+ Hấp thụ khí axit bằng các dung dịch kiềm hoặc hấp thụ khí amoniac bằng dung dich axit

a Trung hòa bằng cách trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm

Khi có 2 nguồn nước thải cùng lúc (axit và kiềm) nên tận dụng là tốt nhất Trong trường hợp này, chỉ cần trộn hai dòng nước thải lại với nhau trong một thùng, khuấy và theo dõi pH Tùy điều kiện thực tế có thể lựa chọn liên tục hoặc gián đoạn

b Trung hòa bằng cách bổ sung các tác nhân phản ứng

- Đối với các axit, sử dụng các tác nhân phản ứng là các chất bazơ như vôi (CaO), vôi tôi (Ca(OH)2), dd NaOH, dd NH3 hoặc muối của một baz ơ mạnh và một axit yếu như soda (Na2CO3), đá vôi (CaCO3)

Trong thực tế, rẻ hơn vẫn là dùng đá vôi nếu pH của nước thải thấp và dùng vôi tôi nếu như pH của nước thải cao hơn Tất nhiên, dùng đá vôi hay vôi tôi sẽ xuất hiện các kết tủa tạo với một số gốc axit trong nước thải với ion canxi ví dụ như thạch cao (CaSO4), canxi photphat (Ca3(PO4)2)

- Đối với các ion kim loại, chủ yếu là các kim loại nặng được xử lý như axit, nghĩa

là dụng bazơ để tạo ra các hydroxit kim loại đó kết tủa hoặc dùng muối tan có gốc axit tạo với ion kim loại đó một muối không tan Các kết tủa sau đó được thu gom

và xử lý như các chất thải rắn Bazơ thường dùng là CaO, Ca(OH)2, NaOH Muối hay dùng là Na2CO3

c Trung hòa bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung hòa

Trường hợp này chủ yếu dùng với môi trường axit Ví dụ để trung hòa nước thải có các axit: HCl, HNO3, ngời ta cho chảy qua một lớp đá vôi Có thể lọc ngang bằng cách cho chảy theo mương đã xếp sẳn đá vôi Nước thải chứa axit sunfuric (H2SO4) cũng có thể xử lý theo cách trên song phải thu gom kết tủa CaSO4

d Trung hòa bằng cách hấp thụ các khí thải có chứa các oxit axit hoặc các axit bay hơi

Nguồn khí thải: CO2, SO2, NO2, HCl, HF, được cho lội qua một dung dịch kiềm (NaOH) hoặc kiềm thổ (Ca(OH)2) Cũng có thể cho dòng dung dịch kiềm đi ngược chiều với dòng khí đi lên hoặc dùng bông tẩm dung dịch kiềm để nút các ống nghiệm có tạo ra các khí đó

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w