Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Cửa hàng B tại Thanh Oai, Hà Nội đã có hành vi kinh doanh sản phẩm đồ uống giải khát gắn dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu và các tờ rơi quảng cáo
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
vụ quán cà phê, quán giải khát nhóm 43 theo GCNĐKNH số
75523 cấp ngày 28/09/2006 Công ty A phát hiện cửa hàng B tại Thanh Oai, Hà Nội sử dụng dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu, tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng kinh
doanh sản phẩm đồ uống giải khát
Nhóm 03 Lớp: N01.TL1
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 27/1/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm: 3 Lớp: N01.TL1 Khoa: Luật
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “STARBUCKS” đăng ký cho sản phẩm cà phê, đồ uống có chứa cà phê nhóm 30 và dịch vụ quán cà phê, quán giải khát nhóm 43 theo GCNĐKNH số 75523 cấp ngày 28/09/2006 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang có hiệu lực tại Việt Nam Gần đây, Công ty A phát hiện cửa hàng B tại Thanh Oai, Hà Nội kinh doanh sản phẩm đồ uống giải khát Cửa hàng B sử dụng dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu và các tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng Môn học: Luật Sở hữu trí tuệ Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 3 Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 471015 Vũ Vân Khánh x 2 471018 Nguyễn Ngọc Mai x 3 471023 Ngô Huyền Trang x 4 471025 Nguyễn Thị Hiên x 5 471033 Phạm Thị Hương Mây x 6 471040 Đặng Minh Tấn x 7 471049 Mai Thùy Linh x 8 471069 Phan Bá Ngọc x 9 471301 Đỗ Mai Trang x 10 471303 Nguyễn Thị Anh Thư x 11 471305 Vũ Hồng Vân x - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2024 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 3ĐỀ BÀI
Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “STARBUCKS” đăng ký cho sản phẩm cà phê,
đồ uống có chứa cà phê nhóm 30 và dịch vụ quán cà phê, quán giải khát nhóm 43 theo GCNĐKNH số 75523 cấp ngày 28/09/2006 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang
có hiệu lực tại Việt Nam Gần đây, Công ty A phát hiện cửa hàng B tại Thanh Oai, Hà Nội kinh doanh sản phẩm đồ uống giải khát Cửa hàng B sử dụng dấu hiệu
“STARLUCKS” trên biển hiệu và các tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng
Hỏi:
Câu 1: Theo anh chị, cửa hàng B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
Công ty A không? Nếu có thì đó là hành vi cụ thể nào?
Câu 2: Là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh chị hãy tư vấn biện pháp và cơ quan
có thẩm quyền phù hợp để Công ty có thể bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của mình
Câu 3: Giả sử ngày 20/11/2023, Công ty A phát hiện cửa hàng B nộp đơn đăng ký
dấu hiệu “STARLUCKS” tại Cục Sở hữu trí tuệ cho dịch vụ quán giải khát trên cơ sở nộp đơn ngày 20/08/2023 Theo anh chị, Công ty A cần làm gì để bảo vệ được quyền lợi của Công ty?
Trang 41
MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
1 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 3
1.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ 3
1.2 Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét 4
1.3 Chủ thể 5
1.4 Phạm vi lãnh thổ 6
2 Các biện pháp và cơ quan có thẩm quyền phù hợp để Công ty A bảo vệ quyền lợi của mình 6
2.1 Các biện pháp tự bảo vệ 6
2.2 Biện pháp hành chính 7
2.2.1 Biện pháp xử lý 7
2.2.2 Cơ quan có thẩm quyền xử lý 8
2.3 Biện pháp dân sự 9
2.3.1 Biện pháp xử lý 9
2.3.2 Cơ quan có thẩm quyền 10
2.4 Biện pháp hình sự 11
2.4.1 Biện pháp xử lý 11
2.4.2 Cơ quan có thẩm quyền 11
3 Các biện pháp Công ty A cần làm để bảo vệ được quyền lợi của Công ty trong trường hợp: Giả sử ngày 20/11/2023, Công ty A phát hiện cửa hàng B nộp đơn đăng ký dấu hiệu “STARLUCKS” tại Cục Sở hữu trí tuệ cho dịch vụ quán giải khát trên cơ sở nộp đơn ngày 20/08/2023 12
3.1 Trường hợp 1: dấu hiệu “STARLUCKS” chưa được cấp Văn bằng bảo hộ 12
3.1.1 Biện pháp tự bảo vệ 12
3.1.2 Biện pháp hành chính 12
3.1.3 Các biện pháp khác 14
3.2 Trường hợp 2: dấu hiệu “STARLUCKS” đã được cấp Văn bằng bảo hộ 14 3.2.1 Biện pháp tự bảo vệ 14
3.2.2 Biện pháp hành chính 14
3.2.3 Các biện pháp khác 16
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 52
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
đổi bổ sung năm 2017
được sửa đổi bổ sung năm 2021
sửa đổi bổ sung năm 2019, 2020, 2022
sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022
Trang 63
MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập với quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần ý thức được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Trong các biện pháp bảo vệ môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp thì vấn đề đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa đang được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Vì vậy nhóm 3 thực hiện Đề 3 nhằm giải quyết một số vấn đề thực tế trong việc bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho chủ sở hữu Mong rằng với những phân tích và tư vấn dưới đây, người đọc sẽ bước đầu hiểu được những thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu của mình khi có hành vi xâm phạm
NỘI DUNG
1 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Cửa hàng B tại Thanh Oai, Hà Nội đã có hành vi kinh doanh sản phẩm đồ uống giải khát gắn dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu và các tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng, dấu hiệu này có thể được xác định là dấu hiệu tương tự tới mức dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “STARBUCKS” do Công ty A làm chủ sở hữu Hành vi này có thể được xác định là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dựa trên 4 căn cứ được quy định tại Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, bao gồm:
Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét
Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc
cơ quan có thẩm quyền cho phép
Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam
Các căn cứ đó được phân tích cụ thể dưới đây:
1.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
Công ty A đã được cấp GCNĐKNH số 75523 cho sản phẩm cà phê, đồ uống có chứa cà phê nhóm 30 và dịch vụ quán cà phê, quán giải khát nhóm 43, GCNĐKNH này đang có hiệu lực tại Việt Nam Có thể thấy, dấu hiệu “STARBUCKS” của Công ty A
đã được đăng ký là nhãn hiệu thuộc nhóm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp1 Ngoài
ra, việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là sự ghi nhận của Nhà nước
để xác nhận việc đăng ký và bảo vệ một nhãn hiệu cho một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp Việc nhãn hiệu thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ chính là cơ sở để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu, phòng ngừa sự xâm phạm, lợi dụng của chủ thể khác đến nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình nhằm mục đích thu lợi nhuận hay vụ lợi
1 Theo khoản 2 Điều 3 Luật SHTT
Trang 74
Như vậy, nhãn hiệu “STARBUCKS” thỏa mãn điều kiện “Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ”2
1.2 Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét
Theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP: “Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy
tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.” Hơn nữa, theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, một dấu hiệu bị coi là yếu tố
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; Hai
là, hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc
về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ
Như vậy, dấu hiệu “STARLUCKS” của cửa hàng B chỉ được xác định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu STARBUCKS của Công ty A khi đáp ứng cả hai điều kiện nêu trên Cụ thể:
Thứ nhất, dấu hiệu “STARLUCKS” trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu STARBUCKS
Về cấu tạo, có thể thấy dấu hiệu “STARLUCKS” không bị coi là trùng với nhãn
hiệu đối chứng “STARBUCKS” do không giống hệt3 mà có điểm khác biệt ở ký tự “L”
và “B” ở giữa mỗi từ Tuy nhiên, đây cũng là điểm khác biệt duy nhất trong cấu tạo của
hai dấu hiệu này Nhãn hiệu chữ “STARLUCKS” và “STARBUCKS” đều có 9 chữ cái
Trong đó, 4 chữ cái đầu và 4 chữ cái cuối đều trùng nhau là “STAR” và “UCKS” Hơn nữa, vị trí của hai chữ cái “L” và “B” là giống nhau, đều xếp ở giữa và chữ “L” của nhãn hiệu “STARLUCKS” không có bất kỳ dấu hiệu nổi bật hay chỉ dẫn nào để tránh gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng
Về cách phát âm, “STARBUCKS” có phiên âm là /ˈstɑːbʌks/ và “STARLUCKS”
cũng tương tự phiên âm là /ˈstɑːlʌks/ Do cấu tạo giống nhau nên cách phát âm của 2 cụm từ này cũng giống nhau, đều phát âm /ˈstɑː/ ở đầu và /ʌks/ ở cuối Việc thay đổi chữ “B” thành chữ “L” cũng không tạo nên sự khác biệt rõ ràng về cách phát âm của 2 cụm từ này
Như vậy, dấu hiệu “STARLUCKS” và nhãn hiệu đối chứng “STARBUCKS” được coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn do gần giống nhau về cấu tạo và cách phát âm,
2 Theo khoản 1 điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP
3 Chiếu theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 26 ,Thông tư 23/2023/TT-BKHCN: “Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu tạo và cách thức thể hiện.”
Trang 85
có thể dễ khiến người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc thỏa mãn điều kiện tại mục (i) điểm c khoản 8 Điều 26 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN4
Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản
chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ:
Công ty A đã đăng ký cho sản phẩm cà phê, đồ uống có chứa cà phê nhóm 30 và dịch vụ quán cà phê, quán giải khát nhóm 43 theo GCNĐKNH số 75523 cấp ngày 28/09/2006 Và cửa hàng B đã sử dụng dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu và các
tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm đồ uống giải khát của cửa hàng Rõ ràng, về hàng hóa dịch vụ giữa 2 công ty có sự tương tự về bản chất và chức năng, công dụng, cùng hướng đến đối tượng sử dụng như nhau và có cùng kênh tiêu thụ: cùng kinh doanh sản phẩm
Ngoài ra, trong trường hợp nhãn hiệu “STARBUCKS” của Công ty A là nhãn hiệu nổi tiếng thì việc sử dụng dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu và các tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm của cửa hàng là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công
ty A theo điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT5
Như vậy, việc sử dụng dấu hiệu “STARLUCKS” có thể gây nhầm lẫn về tên nhãn hiệu, nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng như điều khoản trên đã quy định Để xác định, chứng minh dấu hiệu đó có gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hay không thì Công ty A có thể tiến hành làm phiếu khảo sát chứng minh người tiêu dùng đã bị nhầm lẫn
1.3 Chủ thể
4 Mục (i) điểm c khoản 8 Điều 26 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN: “Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu: Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu tạo hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc”
5 “Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Trang 96
Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét là cửa hàng B không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “STARBUCKS”, và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và
195 của Luật SHTT Do đó, cửa hàng B không có các quyền đối với nhãn hiệu
“STARBUCKS” Bất kể hành vi xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu của cửa hàng
B thì dù trực tiếp hay gián tiếp cũng phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định
1.4 Phạm vi lãnh thổ
Hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu của cửa hàng B xảy ra tại Việt Nam: Công
ty A phát hiện cửa hàng B kinh doanh tại Thanh Oai, Hà Nội Hơn nữa, nhãn hiệu
“STARBUCKS” cũng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang có hiệu lực tại Việt Nam
Như vậy, từ bốn căn cứ trên có thể khẳng định cửa hàng B đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “STARBUCKS” của Công ty A Cụ thể là hành vi xâm phạm do sử dụng dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ hoặc nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và cung cấp dịch vụ có bản chất tương tự với việc cung cấp dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc và ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng trái phép nhãn hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu
2 Các biện pháp và cơ quan có thẩm quyền phù hợp để Công ty A bảo vệ quyền lợi của mình
Nhãn hiệu không chỉ là một phương thức để người tiêu dùng nhận diện thương hiệu
mà còn đại diện cho uy tín, chất lượng của thương hiệu đó Sau khi đã xác định các căn
cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu của cửa hàng B, Công ty A có thể áp dụng các biện pháp được quy định tại Điều 198 Luật SHTT và Điều 88 Nghị định 65/2023/NĐ-CP để bảo vệ quyền lợi của mình như sau:
Thứ nhất, Công ty A có thể tiến hành các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền nhằm
ngăn chăn hành vi xâm phạm, giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra Đơn giản nhất, Công ty A có thể sử dụng truyền thông để cảnh báo hành vi xâm phạm bằng cách đăng tải lên các phương tiện truyền thông về việc có công ty sử dụng dấu hiệu tương tự đến
Trang 107
mức gây nhầm lẫn Phức tạp hơn và tùy vào điều kiện công ty có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ hoặc phát hành ứng dụng riêng của STARBUCKS Thông qua ứng dụng này, STARBUCKS có thể cung cấp cho khách hàng thông tin về website, fanpage chính thức, địa chỉ các chi nhánh, chỉ dẫn khách hàng phân biệt được sản phẩm của nhãn hiệu với những dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn…
Thứ hai, Công ty A còn có quyền yêu cầu cửa hàng B phải chấm dứt hành vi sử
dụng dấu hiệu “STARLUCKS” trên biển hiệu, tờ rơi, gỡ bỏ các bài viết, nội dung về tên thương hiệu trên các trang mạng xã hội cá nhân của doanh nghiệp; đồng thời có quyền yêu cầu cửa hàng B công khai xin lỗi, cải chính và bồi thường các thiệt hại Yêu cầu trên của Công ty A có thể được chuyển tới cửa hàng B thông qua hình thức gửi thư điện
tử, thông báo bằng văn bản Trong văn bản phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ Công ty A cũng có thể gửi yêu cầu giám định đến Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ để làm căn cứ yêu cầu cửa hàng B thay đổi nhãn hiệu Trong văn bản có thể đề cập đến một số hậu quả bất lợi với cửa hàng B nếu không thay đổi: bị xử lý hành chính, bị kiện dân sự
Biện pháp cảnh cáo bằng văn bản và truyền thông có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ tự giác của cửa hàng B Nếu sau khi thực hiện biện pháp này mà không có hiệu quả, Công ty A có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp hành chính buộc cửa hàng B chấm dứt hành vi vi phạm
2.2 Biện pháp hành chính
2.2.1 Biện pháp xử lý
Theo khoản 2 Điều 71 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định “Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây
ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.” Như vậy, biện pháp hành chính có thể được các cơ quan hành chính
có thẩm quyền áp dụng khi phát hiện các hành vi xâm phạm (thường thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ) mà không cần có yêu cầu của chủ thể quyền Tuy nhiên, theo điểm c Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT, Công ty A có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu STARBUCKS theo quy định của Luật nàyđể bảo vệ kịp thời quyền lợi của mình
Nếu hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn của cửa hàng B làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty A nếu các khách hàng lầm tưởng “STARLUCKS”
là STARBUCKS hoặc là một chi nhánh của STARBUCKS, cũng như ảnh hưởng đến
uy tín của Công ty A nếu các sản phẩm của cửa hàng B có hương vị và chất lượng không