1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CỞ S Ở LÝ THUY Ế T V Ề CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M (15)
    • 1.1. KHÁI NI Ệ M, M Ụ C TIÊU VÀ N Ộ I DUNG C Ủ A CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH (15)
      • 1.1.1. Khái niệm công tác lập kế hoạch (15)
      • 1.1.2. Mục tiêu công tác lập kế hoạch (15)
      • 1.1.3. Nội dung công tác lập kế hoạch (16)
    • 1.2. Ý NGHĨA C Ủ A VI Ệ C CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH (18)
      • 1.2.1. Ý nghĩa lý luận (18)
      • 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn (19)
    • 1.3. CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A DOANH NGHI Ệ P (19)
      • 1.3.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm (19)
      • 1.3.2. Vai trò của công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (19)
      • 1.3.3. Quy trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (20)
      • 1.3.4. Nội dung của công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (21)
    • 1.4. CÁC Y Ế U T Ố CƠ B Ả N Ả NH HƯỞ NG ĐẾ N HO Ạ T ĐỘ NG TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A DOANH (24)
      • 1.4.2. Nhân tố bên trong (26)
  • CHƯƠNG 2 GIỚ I THI Ệ U CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH (14)
    • 2.1. GI Ớ I THI Ệ U CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH (28)
    • 2.2. Q UÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI Ể N C Ủ A C ÔNG TY (29)
      • 2.2.1. Quá trình hình thành (29)
      • 2.2.2. Quá trình phát triển (29)
    • 2.3. N HIỆM VỤ , CHỨC NĂNG (30)
    • 2.4. L Ĩ NH V Ự C HO ẠT ĐỘ NG KINH DOANH C Ủ A C ÔNG TY (30)
    • 2.5. G IỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN CÔNG TY (31)
    • 2.6. Đ ẶC ĐIỂ M CÁC NGU Ồ N L Ự C C Ủ A CÔNG TY (32)
      • 2.6.1. Nguồn nhân lực (32)
      • 2.6.2. Nguồn tài lực (33)
      • 2.6.3. Nguồn vật lực (34)
      • 2.6.4. Sản phẩm (34)
      • 2.6.5. Thị trường (35)
    • 2.7. TÌNH HÌNH HO Ạ T ĐỘ NG KINH DOANH T Ạ I CÔNG TY TNHH GI Ả I PHÁP XANH (36)
      • 2.7.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây (36)
      • 2.7.2. Những thuận lợi và khó khăn (38)
    • 2.8. Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI (38)
  • CHƯƠNG 3 THỰ C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH (14)
    • 3.1. M Ụ C TIÊU CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY (39)
    • 3.2. NHI Ệ M V Ụ C Ủ A CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY (39)
    • 3.3. TH Ự C TR Ạ NG CƠ H Ộ I VÀ THÁCH TH Ứ C T Ừ MÔI TRƯỜ NG C Ủ A CÔNG TY (40)
      • 3.3.1. Cơ hội (40)
      • 3.3.2. Thách thức (40)
    • 3.4. CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY (40)
      • 3.4.1. Nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu nộ bộ (41)
      • 3.4.2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (41)
      • 3.4.3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (42)
      • 3.4.4. Tổ chức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm (43)
      • 3.4.5. Dịch vụ khách hàng sau khi bán (43)
      • 3.4.6. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm (44)
    • 3.5. Y Ế U T Ố Ả NH HƯỞ NG ĐẾ N K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY (47)
  • CHƯƠNG 4 CÁC GIẢ I PHÁP NÂNG CAO V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N (28)
    • 4.1. NH Ậ N XÉT CHUNG V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH (48)
      • 4.1.1. Những mặt đạt được trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (48)
      • 4.1.2. Những mặt tồn tại trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (48)
      • 4.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những mặt tồn tại (49)
    • 4.2. ĐỀ XU Ấ T CÁC GI Ả I PHÁP V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M (49)

Nội dung

Nền kinh tế đang có sự chuyển phát triển hơn về chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ vào các doanh nghiệp như các sàn điện tử thương mại, các ứng dụng AI giúp cho con người tối ưu hóa q

CỞ S Ở LÝ THUY Ế T V Ề CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M

KHÁI NI Ệ M, M Ụ C TIÊU VÀ N Ộ I DUNG C Ủ A CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH

1.1.1 Khái niệm công tác lập kế hoạch

Theo Stephen P Robbins thì hoạch định là một quá trình xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể để thực hiện mục tiêu và phát triển một hệ thống kế hoạch toàn diện để phối hợp và thống nhất các hoạt động với nhau (Robbins & Coulter, 2012)

Vậy chúng ta có thể hiểu hoạch định là lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu đề ra và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động, từ đó huy động các nguồn lực doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản trị là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra(Đặng Tiến Hoàng, 2021) Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai

1.1.2 Mục tiêu công tác lập kế hoạch

• Lập kế hoạch giữ vai trò như một công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp

• Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu

• Làm giảm tác động của những thay đổi từ môi trường

• Tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực

• Thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao

1.1.3 Nội dung công tác lập kế hoạch

Mục tiêu công tác lập kế hoạch của tổ chức là những điều mà tổ chức cam kết đạt được, là những đích cụ thể, rõ ràng, khả thi trong thời gian nhất định (Đặng Tiến Hoàng, 2021)

Mục tiêu là cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp (Ngô Kim Thanh, 2013) Vậy chúng ta hiểu mục tiêu của công tác lập kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp không chỉ phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, doanh nghiệp Mà còn phải dự vào hệ thống mục tiêu cấp doanh nghiệp để phần tầng mục tiêu xuống đơn vị đơn vị kinh doanh Trong quá trình xây dựng mục tiêu, điều quan trọng phải đảm bảo rằng xây dựng trên “Smart Goals”:

Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng và cụ thể, tránh sự mơ hồ và mập mờ

Sơ đồ 1-1 Các bướ c trong công tác l ậ p k ế ho ạ ch Đo lường được (Measurable): Mục tiêu phải có thể đo lường được để đánh giá tiến trình và kết quả

Có ý nghĩa (Achievable): Mục tiêu cần được đặt ra một cách có thể đạt được, dựa trên tài nguyên và khả năng hiện có

Phù hợp (Relevant): Mục tiêu cần phản ánh mối quan hệ với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với bối cảnh và mục tiêu chung

Thời gian cụ thể (Time-bound): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể, giúp định rõ khoảng thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu.

Phân tích môi trường kinh doanh

Phân tích môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành Mục tiêu cùa phân tích là phán đoán môi trường là đổ xác định các cơ hội và đe doạ, trên cơ sởđó có các quyết định quản trị hợp lý (Ngô Kim Thanh, 2013)

Phân tích môi trường còn giúp cho doanh nghiệp xác đinh cơ hội và thách thức

Phân tích đánh giá nội bộ

• Phân tích, đánh giá những năng lực của tổ chức

• Xác định điểm mạnh yếu của tổ chức

• Xác định, xây dựng năng lực lõi

• Tạo nên những lợi thế cho tồ chức

Xem xét lại các mục tiêu

Cần kiểm soát và xem xét, thu thập thông tin đầy đủ (nếu có) để điều chỉnh lại các mục tiêu Đề xuất các phương án thông qua công cụ lập kế hoạch

Trình bày các phương án khả thi, phản ánh sự đa dạng cũng như các hướng tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Đánh giá so sánh và lựa chọn phương án tối ưu Đánh giá:

Tiến hành một quá trình đánh giá chi tiết và so sánh các phương án Điều này sẽ giúp việc xác định rõ ràng ưu và nhược điểm của các phương án và so sánh chúng để tìm ra phương án tối ưu nhất

So Sánh D ự a trên Tiêu Chu ẩ n:

Sử dụng các tiêu chuẩn quan trọng như giá thành, vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tính an toàn và tiện nghi để đánh giá Việc này giúp đưa ra quyết định dựa trên một cơ sở thông tin chính xác và toàn diện

Sau quá trình đánh giá các phương án sẽ được lựa chọn Lúc này, cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch (Đặng Tiến Hoàng, 2021) Chọn phương án có lợi thế về tiêu chuẩn, có tính khả thi cao, không có hậu quả gián tiếp, có nhiều lợi thế cạnh tranh và có khả năng phát triển

Lập kế hoạch hỗ trợ

• Xác định các hoạt động phụđểđảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch chính

• Thiết lập chương trình hành động hỗ trợ

• Chỉ rõ các công việc cần làm, thời điểm bắt đầu, thời gian kết thúc với kết quả mong đợi cụ thể

Lập ngân quỹ và các chi phí thực hiện

Lượng hóa các mục tiêu, các khoản thu nhập, chi phí, lợi nhuận… làm tiêu chuẩn để tổ chức thực hiện và đánh giá (Đặng Tiến Hoàng, 2021).

Ý NGHĨA C Ủ A VI Ệ C CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH

H ệ th ố ng hóa và t ổ ch ứ c: Kế hoạch hóa cung cấp một phương pháp tổ chức và hệ thống hóa thông tin Nó giúp tổ chức hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đểđạt được chúng

T ạo điề u ki ệ n cho s ự linh ho ạ t: Kế hoạch có thể được điều chỉnh để phản ánh các điều kiện thay đổi về môi trường và mục tiêu mới

C ả i thi ệ n quy ết đị nh: Kế hoạch cung cấp một cơ sở cho quyết định hiệu quả và logic Nó sẽ cung cấp một lượng thông tin cho các nhà quản trị từ đó các nhà quản trị có thể phân tích để đưa ra các quyết định mang tính khoa học hơn là cảm tính

T ạo điề u ki ệ n cho s ự đánh giá và họ c h ỏ i: Kế hoạch là một công cụđộng để theo dõi và đánh giá tiến trình Qua việc phân tích kết quả so với kế hoạch, tổ chức có thể học hỏi và điều chỉnh chiến lược của mình cho tương lai.

Hướ ng d ẫn hành độ ng: Kế hoạch cung cấp những công việc chi tiết hóa cho việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức hoặc cá nhân trở nên dễ dàng hơn, có quy trình

T ối ưu hóa tài nguyên: Kế hoạch giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như ngân sách, nguồn nhân lực và nguyên liệu, vật liệu…

D ự báo và phòng tránh r ủ i ro: Kế hoạch cung cấp các cơ hội để dự báo và đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc Đánh giá hiệ u su ấ t: Kế hoạch cung cấp các cơ sở để đánh giá hiệu suất và tiến độ của tổ chức hoặc cá nhân.

CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A DOANH NGHI Ệ P

1.3.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

“Tiệu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một biên là tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt dộng lưu thông thương mại đàu ra của doanh nghiệp”(Trần Minh Đạo, 2006)

Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện quá trình mà người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm hoặc các dịch vụ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Tiêu dùng sản phẩm còn là tổng thể của các hoạt động: tạo ra sản phẩm, lựa chọn sản phẩm, mua sản phẩm,…

1.3.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Đối vơi doanh nghiệp

Dựa vào sức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh từ đó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, chủ động đối phó với mọi diễn biến của thịtrường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thịtrường mới, kế hoạch hóa về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng và lựa chọn kế hoạch kinh doanh đúng đắn Khi làm tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, nâng cao được uy tín, giúp doanh nghiệp ngày càng đi lên Đối với người tiêu dùng

Thông qua cách tiêu thụ sản phẩm ít hay nhiều, khách hàng gửi mong muốn, yêu cầu và phản hồi của mình cho doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có cách thức hoàn thiện và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Đối với xã hội

Tiêu thụ sản phẩm tốt giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận giúp kinh tế phát triển, tăng ngân sách cho nhà nước Đồng thời khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh giúp tạo nhiều việc làm giảm tỉ lệ thất lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế cho xã hội

1.3.3 Quy trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Sơ đồ 1-2 Quy trình l ậ p k ế ho ạ ch tiêu th ụ s ả n ph ẩ m

1.3.4 Nội dung của công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Dựa vào sơ đồ trên thì cụ thể quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung sau:

Nghiên cứu thị trường (Marketing Research) là quá trình thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, bao gồm thông tin về khách hàng, đối thủ, sản phẩm và thậm phí là cả các phân khúc thị trường Thông qua quá trình này, doanh nghiệp có thể xây dựng hướng đi cụ thể, phát triển chiến lược phù hợp, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai (office.vn, 2023)

Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 6 bước cơ bản sau:

• Xác định mục tiêu và vấn đề hiện tại của doanh nghiệp

• Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

• Thiết kế và chuẩn bị khảo sát

• Tổng hợp và phân tích thông tin

• Minh họa, trình bày kết quả và đưa ra quyết định

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Dựa trên cơ sở kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường để lập và lựa chọn kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: khu vực thị trường, tập hợp khách hàng, sản phẩm, giá cả, doanh số, phân phối, dịch vụ khách hàng, ngân sách cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phân bổ nhân lực, tài lực và vật lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả

Những chiến lược doanh nghiệp có thể sử dụng:

Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp (Ngô Thị Thu, 2013)

Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp (Ngô Thị Thu, 2013) Chiến lược giá có mối quan hệ mật thiết với chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm dù rất quan trọng nhưng nếu không được hỗ trợ bởi chiến lược giá thì sẽthu được ít hiệu quả Xác định một chiến lược giá đúng đắn sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm các mục tiêu khác

Chi ến lượ c phân ph ố i s ả n ph ẩ m:

Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu Các nguyên tắc bao gồm các quyết định liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối quan hệ trong kênh, mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật chất (Ngô Thị Thu, 2013) Chúng ta có thể hiểu phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu

Phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng hóa luôn có sẵn trong kho Vì thế việc chuẩn bị hàng tương đối đơn giản, cần lưu ý trước khi xuất bản phân loại, sắp xếp hàng hóa ở kho bảo quản và ghép đồng bộđể xuất bán cho khách hàng

Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm

Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng ta có được 2 kênh tiêu thụ: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp:

Sơ đồ 1-3 Kênh tr ự c ti ế p

Kênh trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua một khâu trung gian nào Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng nhanh hơn và doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Nhược điểm: Phải mất nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ hàng hóa

Sơ đồ 1-4: Kênh giá ti ế p

Kênh gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất qua khâu trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng Khâu trung gian có thể là nhà bán lẻ, bán buôn Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản

Nhược điểm: Thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng

Tổ chức hoạt động xúc tiến cho công tác tiêu thụ sản phẩm

Triển khai các hoạt động xúc tiến nhằm tiêu thụ sản phẩm đến với khách hàng và các trung gian (Ngô Thị Thu, 2013)

Tổ chức hoạt động bán hàng

Là quá trình chuyển giao sản phẩm, các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng và thu tiền khách hàng Việc đào tạo huấn luyện đội ngũ bán hàng giỏi và kinh nghiệm sẽ giúp nắm bắt được diễn biến tâm lý của người mua nhằm tác động kịp thời

Dịch vụ sau khi bán hàng

Dịch vụ sau bán hàng nhằm tương tác với khách hàng sau khi đã bán được sản phẩm, dịch vụ Đây là quy trình nhằm đảm bảo khách hàng hài lòng tuyệt đối về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Đây cũng được xem là bước đi quan trọng trong bất cứ chiến dịch marketing nào

Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

GIỚ I THI Ệ U CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH

GI Ớ I THI Ệ U CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH

Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ Khoa học Giải Pháp Xanh

Tên giao dịch quốc tế: GREEN SOLUTIONS SCIENCE TECHNOLOGY COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: GREEN SOLUTIONS SCIENCE TECHNOLOGY Địa chỉ: 37/2C Đ.C18, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: info@giaiphapxanh.vn Mã số thuế: 0316447073

Giấy phép hoạt động kinh doanh ngày: 19/08/2020 Giám đốc: Nguyễn Thị Lâm Viên

Phạm vi hoạt động: Toàn quốc

Hệ thống đại lý: Trên 100 đại lý trải dài từ miền Trung đến miền Tây

Slogan: GIẢI PHÁP XANH – CHO NGUỒN NƯỚC TRONG LÀNH

Giải Pháp Xanh luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu trong việc xử lý nước, đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ khách hàng với giá thành hợp lý nhất Đồng thời cũng là người bạn đồng hành với khách hàng trong suốt hành trình cải thiện nguồn nước Sau mỗi lần hợp tác, sự hài lòng, tín nhiệm và lựa chọn quay lại đồng hành chính là thước đo giá trị đạt được của Giải Pháp Xanh

Giải Pháp Xanh mang trong mình trách nhiệm về việc bảo vệmôi trường: cung cấp những giải pháp an toàn với con người, vật nuôi, môi trường nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao Đồng hành cùng khách hàng trong việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt

Cung cấp những phương án cải thiện môi trường nước sáng tạo, theo công nghệ và đạt hiệu quả chi phí

Là lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi tìm kiếm giải pháp xửlý nước

Giá trị cốt lõi: Uy tín - Tận tình - Phát triển bền vững

Nguồn(Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

Q UÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI Ể N C Ủ A C ÔNG TY

Thành lập ngày 19/08/2020, Giáp Pháp Xanh là công ty cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành nuôi trồng thủy sản Tiền thân từ một cửa hàng nhỏ phân phối vật tư từ những năm 90 của thế kỉ trước, trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, chứng kiến nhiều sự đổi thay của đất nước, cửa hàng đã phát triển không ngừng và đến năm 2020 chính thức trở thành Công ty Công nghệ Khoa Học Giải Pháp Xanh

Qua 20 năm đi lên cùng ngành tôm Việt Nam với những khó khăn và thành tựu, Giáp pháp xanh luôn đặt niềm hạnh phúc của khách hàng làm tôn chỉ Mọi sản phẩm của công ty đều trải qua quy trình kiểm tra gắt gao, chặt chẽ và kiểm chứng thực tế nhằm đảm bảo sản phẩm khi đến tay khách hàng sẽ là những sản phẩm có giá trị tốt nhất

N HIỆM VỤ , CHỨC NĂNG

2.3.1 Nhiệm vụ công ty Đẩy mạnh thị trường, mở rộng sản xuất, và không ngừng cải thiện năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh doanh là ưu tiên hàng đầu Chúng tôi tập trung vào việc đầu tư vào công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để mở rộng quy mô sản xuất.

Tìm kiếm thêm các nguồn cung chất lượng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng trong nước

Xây dựng thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường, làm cho khách hàng có lòng tin vào sản phẩm để họ có thể an tâm tiêu dùng

Cố gắng tiếp túc phát huy thế mạnh của công ty về phân phối nguồn lực, vật lực Để có thể phương xa ra thị trường ngoài thế giới và có khả năng đi xuất khẩu

Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là sản xuất và phân phối, mà còn là duy trì một hệ thống dự trữ hàng hóa linh hoạt và hiệu quả Chúng tôi mua bán hàng hóa một cách thông minh để đảm bảo rằng chúng tôi luôn có đủ hàng hóa, đúng chất lượng và số lượng để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Mục tiêu của công ty là nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, tạo ra cơ hội việc làm ý nghĩa và thúc đẩy sự phát triển và thăng tiến cho người lao động, đồng thời tăng giá trị và lợi ích cho các nhà đầu tư.

L Ĩ NH V Ự C HO ẠT ĐỘ NG KINH DOANH C Ủ A C ÔNG TY

B ả ng 2-1 Lĩnh vự c ho ạt độ ng c ủ a công ty

G4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (Ngành chính) J6201 Lập trình máy vi tính

G4610 Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa

C1020 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

C1080 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

H5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

G4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

G4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

G4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

G IỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN CÔNG TY

Sơ đồ 2-1 Sơ đồ b ộ máy công ty

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023) Chức năng nhiệm các phòng ban công ty:

Ban giám đốc: Bà Nguyễn Thị Lâm Viên, là người đại diện pháp luật và các chinh sách nhà nước Cũng là người đại diện chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động kinh doanh của công ty và cũng sẽlà người điều hành hết toàn bộ các hoạt động công ty

Phòng kinh doanh: Đảm nhiệm, nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho công ty, giúp gia tăng doanh số cho công ty Đạt được mục tiêu thụ sản phẩm để gia tăng doanh số để có lợi nhuận cho doanh nghiệp

Phòng kế hoạch: Có vai trò hết sức quan trọng trong phòng kinh doanh, phòng kế hoạch sẽ giúp phòng kinh doanh lên những chiến lược marketing, lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phân tích và dự báo tương lai gíup cho công ty phát triển mạnh mẽ

Phòng hành chính nhân sự: có vai trò hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ nhân sự để đảm bảo hoạt động của phòng kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả

Phòng kế toán: Là bộ phận có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán và tài chính trong công ty, như lập các báo cáo tài chính, bảng lương, hóa đơn, thanh toán của khách hàng, Sử dụng các nguồn vốn cho thu chi hợp lý cho công ty để cho công ty vận hành một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Phòng vận tải: Có nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu và nhân viên của công ty

Bộ phận kho: Là trong một công ty là một phần quan trọng của quy trình sản xuất và kinh doanh, nơi lưu trữ và quản lý hàng hóa, nguyên liệu và sản phẩm của công ty Còn có thực hiện chức năng báo cáo số lượng hàng tồn kho.

Đ ẶC ĐIỂ M CÁC NGU Ồ N L Ự C C Ủ A CÔNG TY

B ả ng 2-2 Ngu ồ n nhân l ự c công ty

STT Cơ cấu Giới tính Độ tuổi Trình độvăn hóa

Nam Nữ 20-30 30-40 40-50 Đại học Cao đẳng

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

Vềđộ tuổi: Dựa vào bảng trên ta có thể thấy độ tuổi nhân viên tại Công ty dao động từ 20 – 50 tuổi Trong đó độ tuổi từ 20 – 30 chiếm tỉ lệ lớn nhất 68.42%, tiếp theo là độ tuổi 30 – 40 chiếm 28.07%, còn lại là độ tuổi từ 40 – 50 chiếm 3.51% Công ty đang có nguồn nhân lực rất trẻ có thể tiếp thu được những công nghê AI để có thể giúp công phát triển mạnh mẽ trong tương lai Tuy nhiên, lực lượng lao động này có trình độ khá thấp và kinh nghiệm chuyên môn làm việc thấp

Về giới tính: Cơ cấu giới tính không đồng đều Tỷ lệ giới tính nam chiếm 66.67%, trong khi tỷ lệ giới tính nữ chiếm 33.33% Mức chênh lệch khá lớn về giới tính Nguyên nhân xuất phát từ lĩnh vực ngành nghề của công ty, tính chất công việc là chuyên về sản xuất các loại hóa chất giúp tốt cho môi trường và vận chuyển các hóa chất đó nên yêu cầu về nam là cao hơn

Vềcơ cấu trình độvăn hóa: Nhân viên của công ty đa số đều có trình độ đại học chiếm 77.19% (Nhân viên thuộc các phòng, ban, bộ phận văn phòng), còn lại là trình độcao đẳng chiếm 22.81% ( Nhân viên thuộc các bộ phận sản xuất, phân xưởng, là lao động có tay nghề về gia công,…)

B ả ng 2-3 Ngu ồ n tài l ự c công ty

Vốn khác (vốn vay,nợ) 7.260.911.430 64.549.435.186 113.477.245.093

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

Năm 2020: vốn khác chiếm 60.25% trên tổng số nguồn vốn đây có thể là dấu hiệu của sự không cân đối trong cơ cấu tài chính công ty và có thể tạo ra rủi ro đáng kể cho sự thật ổn định và phát triển công ty

Giai đoạn 2020 – 2021: Vốn khác tăng mạnh (cụ thể là 57.288.523.756 tỷ đồng) vì trong năm 2021 công ty đã cố gắng đi dầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ khâu sản xuất trên các tỉnh thành miền Tây Vốn chủ sỡ hữu cũng tăng tạo điều kiện giúp công ty phát triển Tổng số nguồn vốn tăng mạnh so với năm 2021

Giai đoạn 2021 – 2022: Vốn chủ sỡ hữu vẫn tăng nhẹ (cụ thể 146.249.269 triệu đồng) đây là có sự đổi mới trong công ty giúp công ty phát triển nhẹ nhàng từng bước, tuy nhiên số vốn khác cũng tăng theo đó là (cụ thể 48.927.809.907 tỷ đồng) làm cho công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc phải giải quyết số nợ này.Tổng số vốn 2022 cũng tăng mạnh so với năm 2021

Nhận xét: Nguồn vốn công ty chưa được cân đối tốt, vốn chủ sỡ hữu vẫn còn chiếm tỷ trọng khá ít trong số tổng nguồn vốn Nhưng công ty cũng đã và đang cố gắng phát triển chúng ta có thể thấy tổng vốn chủ sỡ hữu cũng có tăng nhẹ qua các năm, làm cho tổng nguồn vốn cũng theo Qua đó, ta có thể thấy công ty vẫn đang phát triển, đang cố gắng vượt qua những khó khăn

Trụ sở chính: 37/2E Đường C18, P.12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Tỉnh thành Địa chỉ cụ thể

Hà Nội Số 14 Ngõ 163/26 An Dương Vương, P.Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Số 1, Đường Nình Bình, K3, P.2, TP.Bạc Liêu 206, Xóm 5, Hộ Phòng, Giá Rai, Bạc Liêu 20 Đinh Bộ Lĩnh, Khóm 3, Tp.Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

147/2 Ấp Đại Thôn, Xã Thịnh Phong, Thạnh Phú, Bến Tre Ấp Bình Thuận, Bình Đại, Tỉnh Bến Tre

124/2 BC, Ấp Chiến Lược, Thị Trấn Bình Đại, Tỉnh Bến Tre

Bình thuận 312, Xóm 7, X.Vĩnh Tân, H.Tuy phong, Bình Thuận

442A Thủ Khoa Huân, Thanh Hải, Phan Thiết, Bình Thuận

Cà Mau 155 Đương Lê Lợi, P.2, TX.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau Đắk Lắk 135 Hùng Vương, P.Tự An, Tp.Buôn Ma Thuột

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

Thiết bị phục vụ công tác chế tạo (đầy đủ các phương tiện máy móc hiện đại phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm)

Giải Pháp Xanh có tất cả hơn 50 sản phẩm xử lý nguồn nước và được phân ra làm 5 loại:

B ả ng 2-5 Nh ữ ng s ả n ph ẩ m n ổ i b ậ c c ủ a công ty:

Xử lý nước hồ bơi, giảm tảo 5 EDTA Mitsubishi 4Na: Khóa các kim loại nặng, làm mềm nước, khử phèn

2 Thuốc tím Organic 50kg: Diệt khuẩn, giảm pH, giảm tảo 6 Bicar Z Solvay: Sát khuẩn, diệt trùng và trung hòa tính acid, tăng kiềm, ổn định pH

3 TCCA Nhật 90%: Xử lý nước ao nuôi, hồ bơi 7

Aquaklenz: Cải thiện chất lượng nước, ổn định pH, gây vi khuẩn có lợi ngăn ngừa bệnh cho tôm

4 Khoáng Azomite: Bổ sung khoáng chất tổng hợp, phòng trị cong thân, đục cơ

8 Aquafit 70% hạt nhẹ: Xử lý nước ao nuôi, hồ bơi

Nguồn: (Giải Pháp Xanh.vn, 2023)

Thị trường trọng điểm của công ty tập trung tại TP.HCM và các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ Trong năm gần đây, thị trường công ty được mở rộng đến các tỉnh thành phía bắc Trong tương lai, thị trường có thể tham gia xuất khẩu

TÌNH HÌNH HO Ạ T ĐỘ NG KINH DOANH T Ạ I CÔNG TY TNHH GI Ả I PHÁP XANH

2.7.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây

B ả ng 2-6 Ho ạt độ ng kinh doanh c ủ a công ty

Chỉ tiêu Năm 2020 2021 2022 20-21 21-22 số tiền tỷ lệ số tiền tỷ lệ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về cung cấp bán hàng và dịch vụ

Doanh thu về hoạt động tài chính

Trong đó: chi phí lãi vay

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lãi cơ bản trên cô phiếu

Lãi suy giảm trên cổ phiếu

Nguồn: (Phòng kế toán – công ty)

Nhận xét: Năm 2020, lúc đó công ty mới phát triển, tiềm kiếm thị trường mục tiêu và dịch bệnh covic nên doanh thu vẫn còn khá thấp Năm 2021, công ty bắt đầu có doanh 24 25 thu cao và giảm chi phí bán hàng, cũng theo đó chi phí quản lí doanh nghiệp tăng lên 299.936.769 Năm 2022, tuy doanh thu tăng vượt bật, gần tăng gấp đôi năm 2021 nhưng chi phí quản lí doanh nghiệp tăng lên cao nhất trong 3 năm và lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh vì công ty đã xảy ra sự cố cháy xưởng kho chứa vào tháng 8/2022 Hiện tại thì tình hình công ty dần khôi phục và có cho mình những bước tiến mới

2.7.2 Những thuận lợi và khó khăn

Công ty đang có sự phân bố nguồn lực và các chi nhánh thật sự mạnh mẽ trên các địa bàn tỉnh thành của Việt Nam Giúp họ có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường cũng như là lợi nhuận để giúp đỡ công ty phát triển về sau

Công ty đang gặp các khó khăn về tài chính và kinh tế, vì công ty vừa trải qua một đợt dịch Covid 19 làm cho họ tụt dốc không phanh Dẫn đến các lợi nhuận không đạt chỉ tiêu, tiêu thụ sản phẩm thì gặp khó khăn vì có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện làm cho họ mệt mỏi chính trong môi trường kinh doanh của mình.

THỰ C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH

M Ụ C TIÊU CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY

Hiện nay nước ta đang trong quá trinh thực hiện công nghệ chuyển đổi số Để có thể thích ứng với tình hình, ban giám đốc cùng toàn thể các phòng ban của công ty đã nghiên cứu phân tích và đánh giá thực tế, đồng thời căn cứ vào doanh thu từ các sản phẩm của công ty, các kết quả đạt được để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nên công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho giai đoạn này có sự biến đổi rõ rệt về cách thức, tính chất và phương hướng hoạt động, nhưng vẫn cùng thừa kế và phát triển trên chiến lược của công ty

Công ty xác định hai mục tiêu chính:

• Tăng thị phần, đảm bảo doanh thu, cắt giảm chi phí

• Xâm nhập vào tiêu thụ trên các trang mạng xã hội, mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm.

NHI Ệ M V Ụ C Ủ A CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY

CỦA CÔNG TY. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra thì yêu cầu đặt ra cho công ty là phải từng bước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn này:

Nhiệm vụ đầu tiên: của công ty là thu thập thông tin bên trong nội bộ doanh nghiệp và các thông tin bên ngoài thị trường Từ đó xác định được nguồn lực, tài lực, vật lực, khảnăng tiêu thụ hiện tại, kĩ thuật, công nghệ, những biến đổi tâm lí, thị hiếu khách hàng

Nhiệm vụ thứ hai: là duy trì mở rộng thị trường, xâm nhập và phát triển thị trường tiềm năng, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty

Nhiệm vụ thứ ba: là kiểm tra đánh giá quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, đề ra các hình thức kiểm tra kế hoạch, xác định rõ nguyên nhân của kết quả, khẳng định tính đúng đắn kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.

TH Ự C TR Ạ NG CƠ H Ộ I VÀ THÁCH TH Ứ C T Ừ MÔI TRƯỜ NG C Ủ A CÔNG TY

Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn Bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, hệ thống sông ngòi rất đa dạng và chằng chịt, ngoài ra còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới “Tháng 2/2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 332,2 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kì năm trước trong đó tôm đạt 51,6 nghìn tấn, tăng 2,8%”.(Tổng Cục thống kế)

Hiện nay, công ty đang nhập khẩu sản phẩm chất lượng cao từ nhiều nhà cung ứng nước ngoài lớn như Organic Industries Pvt Ltd, Alltech, Solvay… Công ty cũng có hơn 20 năm kinh nghiệm đi lên cùng ngành tôm Việt Nam đã khẳng định được vị trí và uy tín của mình trong lòng người tiêu dùng Công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà phân phối tốt Sản phẩm bảo vệ môi trường, xử lý chất thải là một điểm mạnh của công ty được đánh giá cao

Công ty có nhiều cơ hội tiếp cận với các sản phẩm mới từ việc nhập khẩu nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty đến với khách hàng

Nhu cầu khách hàng đa dạng tùy thuộc vào tâm lí, năng suất và môi trường cải tạo khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc cải tiến sản phẩm Chức năng marketing của công ty chưa được chú trọng nhiều nên chưa thực sự khai thác hết thông tin có lợi từ bên ngoài.

CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY

Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty do bộ phận Kinh doanh thực hiện có sự tham vấn của các bộ phận khác, sau đó lập kế hoạch dự thảo trình Giám đốc là người duyệt cuối cùng

3.4.1 Nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu nộ bộ

Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Thông tin từ bên ngoài thị trường bao gồm các thông tin về nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, khả năng diễn biến thay đổi, tâm lý thị hiếu người tiêu dùng hay cả những vấn đề về môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm cả môi trường kinh doanh của những nhà cung ứng đầu vào cho công ty

Trong nội bộ, Công ty đã thu nhập các thông tin từ các bản báo cáo kết quả kinh doanh, hoạt động tài chính của năm báo cáo, bản kê khai các sản phẩm sản xuất kinh doanh

Qua đó xác định được năng, năng lực tiềm tàng trong tương lai về tất cảcác lĩnh vực như: nguồn nhân lực, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, vốn, các sản phẩm có thể sản xuất

3.4.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn mà công ty cần thực hiện Các mục tiêu này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng thực tế, quan trọng hơn hết là phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Sau khi đã xác định được các mục tiêu, công ty bắt đầu đi vào lập kế hoạch cho tiêu thụ sản phẩm

Các kế hoạch công ty thực hiện trong quá trình tiêu thụ:

Thị trường chủ yếu mà công ty nhắm tới chủ yếu là khu vực miền Tây, nơi có hoạt động nuôi trồng nhiều thủy sản phổ biến: Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang,… Ngoài ra còn có ở Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Hà Nội, Vũng Tàu, Phú Yên nhưng sản lượng tiêu thụ chưa cao, thị trường còn hạn chế chưa được mở rộng triệt để Công ty đang cố gắng giữ vững thị trường hiện tại và tiếp tục mở rộng nhiều chi nhánh ở vùng biển miền Trung

Công ty TNHH Công nghệ Khoa học Giải pháp xanh thực hiện chia thị trường mục tiêu ra nhiều phân khúc như: phục vụ cho chăn nuôi thủy sản, xử lý nguồn nước nông nghiệp, công nghiệp Điều này giúp công ty có những kế hoạch quảng cáo, các thức tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn, định giá bán cho phù hợp với từng thị trường

Trong ba năm qua, số lượng sản phẩm công ty nhập vào tăng và mẫu mã, kiểu dáng cũng có nhiều thay đổi Các sản phẩm được nhập khẩu hầu hết từ công ty Trung Quốc, Nhật, Đức Năm 2019 công ty nhập khẩu chỉ 30 sản phẩm liên quan tới ngành, nhưng đến năm 2021 công ty đã mở rộng và nhập khẩu với hơn 40 sản phẩm để phục vụ cho từng thị trường khách nhau Đến năm 2022 thì công ty đã có hơn 50 sản phẩm trong đó có các sản phẩm phục vụ cho vùng nuôi thủy sản và có cả chất xử lý nước thải cho công nghiệp Để đa dạng sản phẩm và đảm bảo chất lượng, cũng như muốn thu hút được sự quan tâm từ các đại lý lớn Công ty đã không ngừng tìm kiếm các giải giáp về sản phẩm mới để nâng cao chất lượng

Ví dụ như năm 2021 công ty đã đưa ra được một sản phẩm để giúp cho các hộ nông dân nuôi tôm giống mà không phải thường xuyên thay nước mới bằng cách công ty đã nhập khẩu loại thức ăn chuyên dùng cho tôm giống và sản phẩm này cũng đã giúp cho doanh thu của công ty cao hơn Đối với các sản phẩm mới thì sẽ được công ty cân nhắc và nhập khẩu về trong thời gian tới là sản phẩm “bột phân hủy xác động vật” được dự tính nhập khẩu từ Canada

Kế hoạch về kết quả tiêu thụ

Công ty đưa ra các chỉ tiêu cụ thể:

• Tỷ lệ chiến thị phần trên thị trường tăng lên 20% so với năm trước

• Tổng doanh thu bán hàng tăng 15% so với năm trước

• Lợi nhuận tăng 15% so với năm trước

• Chi phí giảm 15-20% so với năm trước

• Nộp vào ngân sách tăng 5% so với năm trước

3.4.3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Công ty chủ yếu tiêu thụ sản phẩm cho các đại lý, công ty, các đối tác lớn của công ty là:

• Công ty TNHH Khai Nhật

• Công ty một thành viên Công nghệ môi trường năng lượng Xanh Ngọc Quân

• Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vinasaco

• Công ty tiêu thụ sản phẩm qua một trung gian khách Điều này giúp công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm với số lượng lớn, sản phẩm sẽ được phân bố rộng khắp, năng suất về lao động tăng lên, giảm thiểu chi phí mặt bằng, nhân công và chi phí kiểm soát của công ty Ngoài ra, công ty còn có một trang web riêng để bán hàng online nhưng chưa có hiệu quả tích cực đến với khách hàng mua lẻ

Bên cạnh mặt tích cực, mạng lưới tiêu thụ vẫn còn hạn chế Vì khi công ty thông qua một đại lý, nhà phân phối thì sẽ không tiếp cận trực tiếp được với khách hàng, dự báo về thị trường khó chính xác hơn để tìm ra cơ hội kinh doanh mới Công ty sẽ được lợi nhuận cao hơn khi sản phẩm của mình được bán cho khách hàng mà không thông qua trung gian

3.4.4 Tổ chức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm

Các công cụ công ty đã sử dụng trong việc đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

Khuyến mãi: Hình thức này mang tính chất tạm thời và ngắn hạn để kích thích nhà phân phối, các đại lý Công ty đã thực hiện các hình thức như: Giảm giá (5%-10%) cho các sản phẩm đang bị tồn kho, hay các đối tác lâu năm sẽ được tặng chiết khấu, trở thành khách hàng VIP của công ty

Mở rộng mối quan hệ: Công ty cùng với nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu ra các sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong thị trường

Ngoài hợp tác với nhà cung cấp, công ty còn thường xuyên tham gia các công trình xanh, bảo vệ nguồn nước, nổ lực tìm kiếm giải pháp tối ưu mà nhà nước huy động

Công ty có các chuyên viên tư vấn với trình độ và có trách nhiệm cao để giải quyết khó khăn cho khách hàng

3.4.5 Dịch vụ khách hàng sau khi bán

Công ty luôn chú trọng chăm sóc khách hàng từ đầu đến sau khi bán sản phẩm và luôn đồng hành cùng với khách hàng trong quá trình xử lý nguồn nước cũng như quá trình nuôi tôm của các hộdân Công ty cũng có nhiều chính sách riêng cho các đại lí và công ty lớn, có riêng phòng vận tải chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa đến cơ sở kinh doanh sản xuất của đối tác

CÁC GIẢ I PHÁP NÂNG CAO V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N

NH Ậ N XÉT CHUNG V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M C Ủ A CÔNG TY TNHH CÔNG NGH Ệ KHOA H Ọ C GI Ả I PHÁP XANH

TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHOA HỌC GIẢI PHÁP XANH.

4.1.1 Những mặt đạt được trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm đáp ứng với yêu cầu đặt ra Thực hiện mục tiêu tài chính, vận dụng phương pháp cụ thể trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là phương pháp kế hoạch hóa từ trên xuống đảm bảo tính thống nhất của toàn công ty

Chính sách giá của công ty đối với khách hàng có nhiều đãi ngộ, đa dạng hóa mọi phương thức thanh toán

Công ty chủ động tìm hiểu thị trường, sản phẩm thủy sản để cải tiến và đáp ứng được nhu cầu, quá trình tiêu thụ sản phẩm

Công ty đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc Marketing và xúc tiến bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty

4.1.2 Những mặt tồn tại trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Giá thành của sản phẩm cao, thấp thất thường, gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với đối thủ

Công ty chưa có một đội ngũ chuyên xúc tiến bán hàng và hoạt động marketing nên hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm chưa được triệt để

Việc tập huấn cho nhân viên tiêu thụ để đối phó với sự thay đổi của thị trường chưa được chú trọng thực hiện

Công ty chưa đầu từ nhiều trong hoạt động tìm hiểu khách hàng, và thông tin phản hồi từ khách hàng chưa chính xác khi không có đội ngũ tiếp cận trực tiếp với khách hàng

4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những mặt tồn tại.

Giá của sản phẩm nhập khẩu phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ còn ít nhà phân phối Mặt hàng sản phẩm chưa tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, chính sách giá trong thời kì mới chưa phù hợp nên chưa thu hút được khách hàng tiêu thụ sản phẩm

Việc phân phối nguồn lực của công ty trong khâu xúc tiến thấp, bộ máy quản lý tuy có đổi mới nhưng vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chưa mạnh dạn đổi mới trong việc tiêu thụ sản phẩm

Nguồn lực tài chính của công ty còn hạn chế, công ty chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu thị trường, việc này dẫn đến các thông tin về nhu cầu của khách hàng chưa thiết thực và chính xác, dẫn đến giảm hiệu quả tiêu thụ.

ĐỀ XU Ấ T CÁC GI Ả I PHÁP V Ề TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC L Ậ P K Ế HO Ạ CH TIÊU TH Ụ S Ả N PH Ẩ M

HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHOA HỌC GIẢI PHÁP XANH. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: đầu tư một đội ngũ bán hàng, marketing chuyên nghiệp, thu thập thông tin từ khách hàng gián tiếp, trực tiếp Xác định nhu cầu thật sự của khách hàng, xu hướng biến động của môi trường, tâm lí của từng khu vực tiềm năng khác nhau

Nâng cao công tác tập huấn cho nhân viên, quan tâm đến công tác quản trị nhân lực, quản trị vận hành, gia tăng tinh thần học tập của nhân viên giúp họ học hỏi được kinh nghiệm, nâng cao tính năng động, linh hoạt xử lý tình huống biến động từ thị trường Gắn kết hơn tình đoàn kết giữa các thành viên cũng như các phòng ban trong công ty

Về quảng cáo, công ty có thể chọn nhiều hình thức trực tiếp nếu có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, ngoài ra công ty còn có thể tổ chức quảng cáo thông qua internet, tham gia các hoạt động có liên quan đến ngành nghề kinh doanh, hay in logo vào sản phẩm ở vị trí thuận tiện nhất để gây ấn tượng đến khách hàng

Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm luôn là khâu hết sức quan trọng và có quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả

Trong thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Công nghệ Khoa học Giải Pháp Xanh, từ các kết quả của công ty đã đạt được và những nhược điểm mà công ty cần phải khắc phục, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Em hi vọng sẽ góp phần nào đó giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1-1.Các bước trong công tác lập kế hoạch - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Sơ đồ 1 1.Các bước trong công tác lập kế hoạch (Trang 16)
Sơ đồ  1-2 Quy trình l ậ p k ế  ho ạ ch tiêu th ụ  s ả n ph ẩ m - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
1 2 Quy trình l ậ p k ế ho ạ ch tiêu th ụ s ả n ph ẩ m (Trang 20)
Sơ đồ  2-1  Sơ đồ  b ộ  máy công ty - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
2 1 Sơ đồ b ộ máy công ty (Trang 31)
Bảng 2-2 Nguồn nhân lực công ty - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Bảng 2 2 Nguồn nhân lực công ty (Trang 32)
Bảng 2-3 Nguồn tài lực công ty - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Bảng 2 3 Nguồn tài lực công ty (Trang 33)
Bảng 2-4 Nguồn vật lực công ty - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Bảng 2 4 Nguồn vật lực công ty (Trang 34)
Bảng 2-5 Những sản phẩm nổi bậc của công ty: - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Bảng 2 5 Những sản phẩm nổi bậc của công ty: (Trang 35)
Bảng 2-6 Hoạt động kinh doanh của công ty - thực hành nghề nghiệp 1 tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ khoa học giải pháp xanh
Bảng 2 6 Hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w