Bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để đảm bảo việc sử dụng thuốc được chất lượng, an toàn và hiệu quả nên việc xây dựng nhà
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NOVA
-
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH 2 TẠI NHÀ THUỐC LONG CHÂU
GVHD: ThS DS NGUYỄN MINH QUÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐOÀN THỊ KIỀU TRANG MSSV: 21210267
NGÀNH: DƯỢC LỚP:C121DS01 KHÓA: 16
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 Năm 2023
Trang 2BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NOVA
-
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH 2 TẠI NHÀ THUỐC LONG CHÂU
GVHD: ThS DS NGUYỄN MINH QUÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐOÀN THỊ KIỀU TRANG MSSV: 21210267
NGÀNH: DƯỢC LỚP:C121DS01 KHÓA: 16
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 Năm 2023
Trang 3PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN TẠI KHOA
NHẬN XÉT:
- Thái độ
- Kiến thức chuyên môn
điểm
Điểm chấm Ghi chú
Thực tập
Nội dung
1 Qui trình mở nhà thuốc GPP
1
3 Các nhóm thuốc và TPCN 1,5
4 Một số phối hợp thuốc trong điều trị
2,5
Ngày tháng năm 2023
HỌ VÀ TÊN GIẢNG VIÊN
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỘT NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP 1
1.1 Giới thiệu chung về GPP và nhà thuốc thực tập 1
1.1.1 Giới thiệu chung về GPP: 1
1.1.2 Giới thiệu về nhà thuốc thực tập: 1
1.2 Nhân sự: 2
1.3 Các giấy tờ pháp lý cần có của nhà thuốc GPP: 2
1.4 Khái niệm về thuốc: 2
1.5 Hành nghề dược: 3
1.5.1 Vị trí cần phải có chứng chỉ hành nghề dược 3
1.5.2 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược: 3
CHƯƠNG 2: CÁC NHÓM THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ TẠI NHÀ THUỐC 6
2.1 Các nhóm thuốc 6
2.2 Các thực phẩm chức năng 7
2.3 Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng 8
2.4 Một số phối hợp thuốc trong điều trị tại nhà thuốc 9
CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC TRƯNG BÀY SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN 11
3.1 Sắp xếp và phân loại của nhà thuốc 11
3.2 Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc 11
Trang 5CHƯƠNG 1: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỘT NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP 1.1 Giới thiệu chung về GPP và nhà thuốc thực tập
1.1.1 Giới thiệu chung về GPP:
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices” được dịch sang tiếng Việt là “ Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” Bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để đảm bảo việc
sử dụng thuốc được chất lượng, an toàn và hiệu quả nên việc xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần có một số nguyên tắc sau:
• Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải biết đặt sức khoẻ và lợi ích của cộng đồng lên trên lợi nhuận kinh doanh
• Các điều kiện về sắp xếp, bảo quản thuốc phải được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định
• Thuốc bán ra cần đảm bảo chất lượng thuốc, chất lượng tư vấn, có đầy đủ thông tin cần thiết và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân
• Bán thuốc đúng bệnh, phù hợp kinh tế, đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn và hiệu quả
1.1.2 Giới thiệu về nhà thuốc thực tập:
• Tên nhà thuốc: Nhà thuốc Long Châu
• Địa chỉ: Số 363, đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận gò Vấp, TP.HCM
• Trang thiết bị:
+ Có bảng hiệu tên nhà thuốc và bảng hiệu quảng cáo thuốc
+ Có quầy, tủ, kệ để trưng bày, bảo quản thuốc và thực phẩm chức năng
+ Có quầy tư vấn khách hàng
+ Có 2 máy lạnh, 4 máy quạt, 4 camera, 1 nhiệt kế + ẩm kế
+ Có thiết bị chữa cháy để đảm bảo an toàn
+ Có 3 máy tính, 1 máy in và internet để thuận tiện theo dõi và cập nhật thông tin
Trang 6
Hình 1.1: Tổng thể nhà thuốc Long Châu
1.2 Nhân sự:
- Dược sĩ đại học chịu trách nhiệm chuyên môn: DSĐH Nguyễn Thị Mai
- Nhân viên: + DSĐH Phan Đoàn Tú Anh
+ DSĐH Nguyễn Thị Thanh Nhã
+ DSCĐ Đỗ Thị Thu Hương
+ DSCĐ Nguyễn Thị Hương Lý
+ DSCĐ Nguyễn Thị Phương Hồng
+ DSCĐ Ngô Đức Việt
1.3 Các giấy tờ pháp lý cần có của nhà thuốc GPP:
+ Giấy chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y tế cấp
+ Giấy đăng ký kinh doanh do UBND quận/huyện cấp
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
+ Giấy chứng nhận đạt chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)
1.4 Khái niệm về thuốc:
- Thuốc là các chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý con người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm
Trang 7- Thuốc hóa dược: Là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất
từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả
* Ví dụ: Amlodipin 5mg, Paracetamol 500mg, Clopidogrel 75mg,…
1.5 Hành nghề dược:
1.5.1 Vị trí cần phải có chứng chỉ hành nghề dược
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.5.2 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược:
- Có văn bằng chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược
- Có thời gian thực hành tại cơ sở dược hợp pháp phù hợp với chuyên môn của người hành nghề
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp
- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1.6 Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc:
* Quyền của cơ sở bán lẻ thuốc:
- Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;
- Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;
Trang 8- Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ
- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó
* Trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc:
- Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật dược
- Thu hồi thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật dược
- Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật
- Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động
- Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền
Trang 9- Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ
- Niêm yết giá bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của
cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc
- Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, trong thời gian ít nhất là
01 năm kể từ ngày thuốc hết hạn dùng
- Bảo quản thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn
- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng
- Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc
- Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu
- Tư vấn trong phạm vi chuyên môn cho người sử dụng thuốc về các biện pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc
- Thu thập, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin về dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc
Trang 10CHƯƠNG 2: CÁC NHÓM THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ
TẠI NHÀ THUỐC
Hình 2.1: Kháng sinh Hình 2.2: Giảm đau, hại sốt, chống viêm
Hình 2.3: Đái tháo đường Hình 2.4: Dạ dày
2.1 Các nhóm thuốc
Trang 112.2 Các thực phẩm chức năng
- Khái niệm: Là các sản phẩm dùng để hỗ trợ,
tăng cường, phục hồi và duy trì các chức năng
của các bộ phận trong cơ thể, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và
giảm bớt nguy cơ và tác hại của bệnh
TPCN
Hoạt chất chính
Dạng
1 Hạ áp ích
nhân
- Huyền sâm
- Hạ khô thảo
- Câu đằng
- Hoa hòe
- Địa long
- Hà thủ ô
- Táo nhân
Viên nang cứng
Viên
- Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp cao
- Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não
châu
- Diệp hạ châu
- Xuyên tâm liên
Viên nén Viên
- Giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan trong các trường hợp: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan do uống rượu bia, hút thuốc lá
Candy
- Tinh dầu bạc hà
- Tinh dầu quế
- Tinh dầu khuynh diệp
Kẹo
- Giúp dưỡng hầu họng, giảm đau họng, giảm ngứa rát, ho do cảm cúm hoặc viêm nhiễm
- Kẹo giúp thúc đẩy quá trình làm lành các tổn
Trang 12- Tinh dầu gừng
- Tinh dầu tần
thương tại niêm mạc trong trường hợp sưng, viêm,…
2.3 Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng
1 Định nghĩa
- Là các chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý con người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm
- Là các sản phẩm dùng để hỗ trợ, tăng cường, phục hồi và duy trì các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng bà giảm bớt nguy cơ và tác hại của bệnh
- Là thuốc
- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định
- Là TPCN
- Hổ trợ các chức năng của bộ phận
cơ thể, tăng sức đề kháng
3
Thành
phần, hàm
lượng và
hiệu quả
- Thường là các hóa chất tổng hợp, dược liệu
- Hàm lượng cao
- Hiệu quả nhanh chóng trong cơ thể
- Hỗn hợp nhiều chất, hoạt chất tự nhiên có trong chuỗi thực phẩm hàng ngày
- Hàm lượng gần bằng nhu cầu sinh
lý hàng ngày của cơ thể
- Hiệu quả đến chậm nhưng bền vững
Trang 13sử dụng - Người bệnh
5 Cách dùng
- Dùng theo từng đợt
- Nguy cơ biến chứng, tác dụng phụ cao
- Thường xuyên, liên tục bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày
- Sử dụng an toàn, ít tác dụng phụ
6
Điều kiện
sử dụng
- Phải được tư vấn, hướng dẫn bởi bác sĩ, dược sĩ
- Phải khám bệnh và sử dụng theo đơn của bác sĩ
- Người tiêu dùng tự mua ở các của hàng, hiệu thuốc, siêu thị,…
- Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
7
Nguồn gốc
nguyên
liệu
- Nguồn gốc tự nhiên và tổng
8
Số đăng
ký ghi trên
nhãn
- Số đăng ký (SĐK)
- V…-Số được cấp - Năm cấp số đăng ký Trong đó:
-VN: Thuốc nhập khẩu
- V: Thuốc sản xuất trong nước (VD,VS,…)
- Số công bố tiêu chuẩn (SCBTC):
1 SCBTC do bộ y tế cấp có dạng:
Số được cấp/năm cấp/YTCNTC
2 SCBTC do Sở Y Tế cấp có dạng
Số dược cấp/năm cấp/YTtỉnh thành cấp
- Số xác nhận công bố ( XNCB): + Số xác nhận/năm cấp/ATTP-XNCB
- Kèm theo dòng chữ: Thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm dinh dưỡng hoặc sẳn phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
2.4 Một số phối hợp thuốc trong điều trị tại nhà thuốc
a) Đơn thuốc không kê đơn: Đau đầu, cảm cúm, mệt mỏi
- Paracetamol (Glotadol) 650mg: Hạ sốt, giảm đau
- Thymomodulin (Hepedon Cap) 80mg: Tăng cường hệ miễn dịch
Trang 14- Alphachymotrypsine (Katrypsin Fort) 8400 IU: Giúp làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên
- Eugica FORT: Cảm cúm, ho khan, ho có đàm
* Liều dùng: 2 ngày uống, mỗi ngày 2 lần (Sáng 1 lần, Chiều 1 lần)
* Nhận xét: Đơn thuốc được phối hợp phù hợp với tình trạng của người bệnh
b) Đơn thuốc kê đơn: Viêm mô tế bào
➢ Ciprofloxacin (Ciprobay 500) 500 mg: Điều trị nhiễm khuẩn
- Ngày 2 lần: Sáng 01 viên; Chiều 01 viên
➢ Cefpodoxim (Cefprobiotic) 200 mg: Điều trị nhiễm khuẩn
- Ngày 2 lần: Sáng 01 viên; Chiều 01 viên
➢ Panadol Extra (Paracetamol + Caffein) 500 mg + 65 mg: Giảm đau
- Ngày 3 lần: Sáng 01 viên; Chiều 01 viên; Tối 01 viên
➢ Vitamin C (acid ascorbic) (Vitamin C) 500 mg: Tăng sức đề kháng
- Ngày 2 lần: Sáng 01 viên; Chiều 01 viên
➢ Diclofenac (Voltaren) 75 mg: Giảm đau
- Ngày 1 lần: Sáng 01 viên
* Nhận xét: Đơn thuốc được phối hợp đúng với tình trạng của bệnh nhân
Trang 15CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC TRƯNG BÀY SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO
QUẢN 3.1 Sắp xếp và phân loại của nhà thuốc
- Sắp xếp theo từng mặt hàng riêng biệt:
• Dược phẩm
• Thực phẩm chức năng
• Dụng cụ y tế
• Mỹ phẩm
- Sắp xếp theo quy định:
• Khu vực thuốc kiểm soát đặc biệt
• Khu vực thuốc kê đơn
• Khu vực thuốc không kê đơn
• Trên quầy, tủ có dán nhãn
- Sắp xếp đảm bảo nguyên tắc 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
- Gọn gàng, ngăn nắp, có thẩm mỹ, tên các mặt hàng được quay ra ngoài
- Bán các hộp đã ra lẻ thì phải đánh dấu x bên ngoài vỏ hộp, để tránh nhầm lẫn mà
mở nhiều hộp cùng lúc
3.2 Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc
- Nhà thuốc có đầy đủ kệ, tủ để bảo quản thuốc khỏi các tác nhân bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, dễ vệ sinh, thuận tiện trưng bày bán và bảo quản thuốc
- Che chắn khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào kệ, tủ trưng bày thuốc
- Có nhiệt kế + ẩm kế để kiểm soát, theo dõi nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên
- Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc
và tránh nhầm lẫn
- Có tủ lạnh bảo quản phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15°C), lạnh (2-8°C)
Trang 16- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng
đồ bao gói kín khí; đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc