1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Đánh Giá, Thiết Kế Mô Hình Và Truyền Thông Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Meta
Tác giả Trần Ngọc Như Hiếu, Phạm Đỗ Gia Khang, Nguyễn Thị Trà My, Lê Anh Nguyên, Nguyễn Thị Phương Nhi, Châu Kiều Chí Thiện, Võ Thu Uyên
Người hướng dẫn Lê Trần Nhược Lan
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Văn Hóa Doanh Nghiệp
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 403,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU DOANH NGHIỆP, LÃNH ĐẠO, TRIẾT LÝ KINH DOANH (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Meta Platforms (8)
    • 1.2. Phân tích vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp (9)
      • 1.2.1. Phong cách lãnh đạo (10)
      • 1.2.2. Vai trò của Mark Zuckerberg trong tuyên bố sứ mệnh và viễn cảnh của công ty (13)
      • 1.2.3. Quan điểm cá nhân của nhà quản trị đối với hoạch định, kế hoạch và (15)
    • 1.3. Phân tích triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (15)
    • 1.4. Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp (16)
  • CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (21)
    • 2.1. Chẩn đoán (khảo sát) nhân viên và vẽ mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại ( Xác nhận văn hóa hiện tại) (21)
    • 2.2. Thước đo giá trị văn hóa (27)
    • 2.3. Đề xuất mô hình văn hóa nhằm xây dựng /phát triển văn hóa doanh nghiệp (28)
      • 2.3.1 Cơ sở đề xuất văn hóa mới (28)
      • 2.3.2 Xác định/Giải thích những thay đổi chúng ta muốn là gì? (30)
      • 2.3.3 Xác định những câu chuyện minh họa (31)
      • 2.3.4 Xây dựng kế hoạch hành động (34)
  • CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VHDN (36)
    • 3.1. Lập kế hoạch truyền thông nhằm xây dựng /phát triển văn hóa doanh nghiệp (36)
    • 3.2. Thiết kế các hoạt động QHCC/truyền thông nhằm xây dựng/phát triển văn hóa doanh nghiệp (37)
  • KẾT LUẬN (39)

Nội dung

TÌM HIỂU DOANH NGHIỆP, LÃNH ĐẠO, TRIẾT LÝ KINH DOANH

Giới thiệu chung về doanh nghiệp Meta Platforms

- Tên chính thức Meta Platforms, Inc.; tên cũ Facebook, Inc.

- Loại hình doanh nghiệp: Đại chúng, công ty truyền thông xã hội và công nghệ.

- Ngành nghề: o Dịch vụ mạng xã hội o Quảng cáo

- Thành lập: 4 tháng 2 năm 2004; 19 năm trước tại Cambridge, Massachusetts.

- Người sáng lập: o Mark Zuckerberg o Eduardo Saverin o Dustin Moskovitz o Chris Hughes - Trụ sở chính: Menlo Park, California, U.S.

- Khu vực hoạt động: Toàn thế giới (trừ các quốc gia kiểm duyệt).

- Thành viên chủ chốt: o Mark Zuckerberg (Chủ tịch, CEO, Controlling Shareholder) o Sheryl Sandberg (COO) o David Wehner (CFO) o Mike Schroepfer (CTO)

Ban đầu Meta Platforms có tên là TheFacebook.com ( Facebook - một trong những trang web mạng xã hội toàn cầu cực kỳ phổ biến ) Sau đó, vào ngày 28 tháng 10 năm 2021, tỷ phú Mark Zuckerberg công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta Platform Inc, hay đơn giản là Meta, phản ánh mục tiêu mới của họ trong việc xây dựng

"metaverse" - một không gian số song song với thế giới thực Cái tên Meta đến từ tiếng

Hy Lạp và nghĩa là ‘vượt ra ngoài’ thể hiện những bước chuyển tương lai.Meta đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và trò chơi điện tử để mang lại trải nghiệm số hoàn toàn mới cho người dùng.

Với lịch sử lâu đời và quyền uy lớn trong ngành công nghệ, Meta tiếp tục làm việc với sứ mệnh "kết nối toàn cầu" và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua các sản phẩm và dịch vụ của mình Meta được xem là một trong những công ty công nghệ “Big Four” sánh vai cùng với Amazon, Apple và Google Meta là một trong những công ty có giá trị rất cao trên thế giới.

- Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: o Facebook (bao gồm ứng dụng Facebook dành cho di động và trình duyệt trong ứng dụng) o Messenger o Instagram (bao gồm các ứng dụng như Threads và Boomerang) o Thiết bị mang nhãn hiệu Meta Portal o Sản phẩm công nghệ của nền tảng Meta như Thế giới Meta Horizon hoặc Meta Quest (khi sử dụng tài khoản Facebook hoặc Meta) o Cửa hàng o Meta Spark o Meta Audience Network o Ứng dụng NPE Team o Công cụ kinh doanh trên Meta o Mọi tính năng, ứng dụng, công nghệ, phần mềm hoặc dịch vụ khác do Meta Platforms, Inc hoặc Meta Platforms Ireland Limited cung cấp theo Chính sách quyền riêng tư. o Onavo, một công ty phân tích web di động của Israel o Công ty nhắn tin di động WhatsApp o Oculus VR, công ty tiên phong trong ngành công nghiệp thực tế ảo Trong quá trình tồn tại, phát triển, Meta Platforms luôn hướng tới mục đích cốt lõi là kết nối con người đến gần nhau hơn, tạo ra một cộng đồng toàn cầu hóa.

Phân tích vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo luôn có một vai trò quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp đất nước hay tổ chức phi lợi nhuận Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, với một kỷ nguyên số, một thế giới luôn có sự thay đổi một cách nhanh chóng, đối với việc việc lãnh đạo nhân viên trong tổ chức về tất cả các phương diện,có sự đòi hỏi rất lớn ở người lãnh đạo Họ cần phải trau dồi hơn về các chuyên môn, về công việc của nhà quản trị, cũng như áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn cho doanh nghiệp của mình

Về Mark Zuckerberg – CEO, một người lãnh đạo đa tài, là nhà sáng lập mạng xã hội lớn nhất hành tinh hiện nay Facebook – sẽ có những đặc thù riêng biệt trong công việc, cách thức quản trị Từ đó, đem đến những bài học thực tiễn về công việc của một nhà lãnh đạo thực thụ

Mark Zuckerberg - một trong những vị tỷ phú giàu nhất thế giới Anh chính là người sáng lập kiêm CEO Công ty Meta ( Facebook) Năm 2007, ở tuổi 23, anh đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới Tính đến tháng 11/2021, giá trị tài sản ròng của Zuckerberg là 126 tỷ USD, là người giàu thứ 7 trên thế giới.

Vị tỷ phú trẻ đa tài này luôn nhận được sự ủng hộ, yêu mến của nhân viên bởi ngoài kiến thức và năng lực vượt trội, Mark Zuckerberg còn có phong cách lãnh đạo, làm việc, những bí quyết lãnh đạo đặc biệt CEO Meta Platforms đã từng tiết lộ rằng, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh đã không ngừng học hỏi, trau dồi và tìm kiếm phong cách lãnh đạo của riêng mình từ lúc bắt đầu khởi nghiệp trong căn phòng ký túc xá trường Đại học Harvard cho đến khi trở thành một nhà lãnh đạo, một “ông chủ” của hơn 20.000 nhân viên như hôm nay.

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg được gói gọi trong 5P (Passion - Purpose - People - Product – Partnership). a Passion - Đam mê. Điểm chung lớn nhất của hầu hết những CEO thành công nổi tiếng trên thế giới chính là “đam mê” Chẳng hạn như Bill Gates, ông đã từng nói bản thân mình sẽ trở thành

“ngôi sao đẳng cấp thế giới” với lập trình, và thật sự ông đã rất thành công khi xây dựng nên đế chế Microsoft Hay tỷ phú Richard Branson, ông đã cật lực làm việc chăm chỉ trong suốt 17 năm cuộc đời chỉ để thực hiện giấc mơ du hành vũ trụ thành hiện thực ở tuổi

71,“Ngừng theo đuổi tiền bạc, hãy theo đuổi đam mê” , Mark Zuckerberg cũng không ngoại lệ Từ lúc chỉ là một cậu bé, anh đã có niềm đam mê cháy bỏng có thể giúp mọi người kết nối với nhau dễ dàng hơn Đó là lý do mà Mark có niềm tin lớn đối với việc xây dựng Facebook dù đã có rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại Chính sự mạo hiểm và quyết tâm cao độ chính là chìa khóa để tạo dựng nên sự nghiệp vô cùng thành công của anh dù bắt đầu từ con số không

Mark Zuckerberg: “Nguyên tắc nền tặng của Facebook là nếu mọi người được tiếp cận nhiều hơn với thông tin và được kết nối nhiều hơn, thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn Đó là nguyên tắc chỉ đường của tôi”.

Bài học rút ra: Luôn hành động với niềm đam mê mạnh mẽ và kêu gọi những con người có cùng đam mê làm việc cùng mình. b Purpose - Mục đích.

Mục đích chính là kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi người chúng ta Và đối với Mark Zuckerberg, anh thiết lập cho bản thân mình một mục đích cụ thể chính là làm cho thế giới tốt hơn, con người có thể dễ dàng kết nối cũng như chia sẻ với nhau Đó cũng là tiền đề cho việc Mark Zuckerberg cho rằng, mỗi công ty, mỗi nhân viên đều phải đặt ra những mục đích rõ ràng trong công việc, trong định hướng phát triển cụ thể Chỉ như vậy mới giúp bạn, giúp doanh nghiệp thực hiện từng bước để hoàn thành mục tiêu đề ra. c People - Con người. Để gầy dựng một ứng dụng nổi tiếng toàn cầu như ngày nay - Facebook, một trong những bí quyết lãnh đạo đem lại thành công cho Mark Zuckerberg chính là cho phép nhân viên thoải mái sáng tạo và thực hiện những ý tưởng mà các sếp có thể không chấp thuận. Đối với Mark Zuckerberg, nhân viên không chỉ là người làm thuê mà họ còn là những người bạn kề vai sát cánh, những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và tầm nhìn sứ mệnh của công ty Anh luôn đặc biệt coi trọng mối quan hệ của mình với những nhân viên của mình, luôn tôn trọng, khuyến khích sự tương tác giữa mọi người nhằm thúc đẩy hiệu suất công việc Trong môi trường làm việc tại Meta Platforms, sự thoải mái và hạnh phúc của nhân viên là yếu tố rất quan trọng Mark Zuckerberg tin rằng, nhân viên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc, thì chắc chắn họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Lấy con người làm trung tâm chính trong quá trình phát triển công ty, Zuckerberg đã nói: “Tự do sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo hơn và mọi người sẽ có cơ hội để thử nhiều thứ khác nhau trong tương lai Vì vậy, tốt hơn là bạn nên để họ thoải mái làm những gì họ nghĩ thay vì bắt ép, gò bó nhân viên trong những khuôn khổ”.

Mark Zuckerberg cũng chia sẻ về việc anh đã học cách tìm những người giỏi cùng đồng hành để có thể hoàn thành tầm nhìn của doanh nghiệp.“Khi bạn chuyển sang điều hành một tổ chức, những gì bạn học được là không thể tự mình làm tất cả mọi việc cùng một lúc Nếu tôi muốn đẩy nhanh tiến độ của một công việc nào đó, điều tốt nhất mà tôi có thể làm chắc chắn rằng có những người thực sự đủ năng lực đang dành toàn bộ thời gian để làm việc đó”. d Product - Sản phẩm.

Chất lượng của sản phẩm chính là tiêu chí thiết yếu trong việc đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp Với Mark Zuckerberg, việc đặt chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh luôn được anh coi trọng hàng đầu Vào thời điểm mới ra mắt, không phải ai cũng ưa thích và sử dụng Facebook, thế nhưng, với niềm đam mê cháy bỏng trong mình, Zuckerberg không từ bỏ nó một cách dễ dàng Theo anh, Facebook luôn phấn đấu để xây dựng “sản phẩm tốt nhất và đơn giản nhất để mọi người chia sẻ thông tin dễ dàng nhất”. e Partnerships - Đối tác.

Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy doanh nghiệp một cách trơn tru nếu không có những “cánh tay” đắc lực trợ giúp Và Mark Zuckerberg cũng biết rõ rằng anh cần những đối tác có thể trợ giúp trong quá trình đi đến thành công của Facebook.

Vào năm 2007, Mark Zuckerberg 23 tuổi gặp Sheryl Sandberg tại một bữa tiệc giáng sinh.

Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy chính là một bước ngoặt thay đổi số phận cuộc đời anh, góp phần trở thành yếu tố giúp Zuckerberg trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới Ngay thời điểm đó, Zuckerberg biết công ty mình đang rất cần một COO (Chief Operating Officer – Giám đốc vận hành) và người đó không thể là ai khác ngoài Sheryl Sandberg.

Phân tích triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

“Move fast and break things Unless you are breaking stuff, you are not moving fast enough”

- Di chuyển nhanh (Move Fast): Giá trị này nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp sẽ nỗ lực loại bỏ mọi rào cản hay trở ngại có thể cản trở các sáng kiến với mức độ ưu tiên cao.

- Tập trung vào những tác động lâu dài: Giá trị này giúp Meta luôn tập trung vào các mục tiêu cần có thời gian để đạt được và không bị phân tâm bởi những lợi nhuận hay lợi ích ngắn hạn.

- Xây dựng nên những điều tuyệt vời: Mark Zuckerberg muốn xây dựng những sản phẩm tuyệt vời và ‘tốt hơn” hơn là ‘tốt’ đơn thuần Giá trị này phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp là cung cấp các sản phẩm có thể truyền cảm hứng đến cho mọi người dùng.

- Sống trong tương lai: Theo quan điểm của Zuckerberg, tương lai nơi các cơ hội không bị giới hạn bởi những vị trí vật lý (physical location) của một người Giá trị này nhấn mạnh tầm nhìn của Meta đến vũ trụ ảo Metaverse, nơi dường như ‘không có’ rào cản giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp

a Chiến lược tăng trưởng tập trung.

Tờ The Economist đã có bài phân tích về tham vọng của Facebook trong các dự án mới gần đây với mục tiêu của Mark Zuckerberg là đưa công ty tiến xa hơn trên toàn thế giới, thay vì chỉ đơn thuần là công ty kinh doanh mạng truyền thông xã hội và quảng cáo Để đạt được mục tiêu này, công ty Facebook đã tập trung vào việc tăng cường chiến lược toàn cầu hóa và làm cho mọi nền tảng và sản phẩm của mình càng trở nên hấp dẫn và thu hút hơn đối với mọi người, công ty đã phát triển, cải thiện cơ sở người dùng của mình và tìm thấy sự tăng trưởng vững chắc trong những năm gần đây Khi nhắc đến Facebook mọi người thường nói đó là một ứng dụng toàn cầu mà nó cung cấp quyền truy cập trên toàn thế giới cho người dùng ở nhiều nhóm thu nhập và độ tuổi phù hợp Cơ sở người dùng của Facebook cũng tiếp tục phát triển khi ngày càng nhiều người dùng truy cập internet qua các năm (hơn 4,8 tỷ người tính đến tháng 1 năm 2021).

Vì vậy, để tìm kiếm sự tăng trưởng, công ty tập trung vào việc thêm nhiều người dùng hơn để thu hút người dùng hiện tại tốt hơn từ các thị trường hiện có của mình Với gần 2,8 tỷ người sử dùng Facebook và các dịch vụ chính của Facebook trên toàn cầu hàng ngày, điều đó giúp Facebook đạt được doanh thu 100 tỷ USD trong năm tài chính này (kết quả quý II/2021).

 Mua lại công ty khác

Trong những năm phát triển công ty của mình Mark Zuckerberg đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại nhiều công ty khác nhau Đặc biệt phải nói đến sự kiện Facebook mua lại Instagram và Whatsapp vào các năm 2012 và 2014 đã đem lại nhiều tiếng vang lớn cho Facebook Việc mua lại này của Facebook được coi như là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành công nghệ Tiếp theo trong vài năm gần đây, Facebook cũng đã có thương vụ đạt hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

CEO của Facebook nhận thức rằng để cạnh tranh trong môi trường công nghệ ngày càng tân tiến và phát triển này, vào tháng 7 năm 2018, Facebook đưa ra quyết định mua lại công ty trí tuệ nhân tạo Bloomsbury AI có trụ sở tại London với giá từ 23 triệu đến 30 triệu USD Trong một tuyên bố chính thức trên trang Facebook Academics, Facebook cho biết: “Bloomsbury đã xây dựng đội ngũ chuyên gia hàng đầu về đọc máy và hiểu những tài liệu không có cấu trúc bằng ngôn ngữ tự nhiên để trả lời bất kỳ câu hỏi nào Những kinh nghiệm quý báu này sẽ giúp Facebook tăng cường khả năng trong nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên và giúp chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ tự nhiên và các ứng dụng”.

Ngoài ra với bước tiến vượt trội của công nghệ AI mà Bloomsbury AI sử dụng có thể mang lại hiệu quả cao cho Facebook trong việc chống lại các nguồn tin sai lệch, giả mạo và nhạy cảm trên nền tảng này.

Vào tháng 7 năm 2018 mặc dù giá cổ phiếu đang giảm mạnh, Facebook vẫn ra quyết định mua lại công cụ truyền thông Redkix, theo ước tính giá trị hợp đồng vào khoảng 100 triệu đô la Facebook thực hiện việc mua lại này nhằm mục đích cải thiện công cụWorkplace của mình, với hy vọng rằng nó có thể vươn lên trước những đối thủ cạnh tranhSlack và Microsoft Teams Nhà sáng lập của Redkix cho rằng “Khi chúng tôi ra mắt ứng dụng doanh nghiệp, tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một nền tảng tập trung, toàn diện và hiện đại cho công việc” Điều đó lại hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh mà Workplace mang đến là có thể kết nối các doanh nghiệp với nhau và làm việc một cách hiệu quả hơn,nó cho phép các tổ chức liên lạc với nhau chứ không phải là liên lạc giữa các nhóm hay cá nhân trong một tổ chức Đây được xem như là nỗ lực của Mark Zuckerberg để giúpFacebook nhằm vực lại doanh thu sau cú sốc cổ phiếu tụt dốc vừa qua, và kể từ đóWorkplace của facebook đã được một số công ty lớn như Walmart, Starbuck, Spotify… áp dụng mình sẽ mang lại nhiều giải pháp công nghệ mới lạ, đột phá bởi trí tuệ nhân tạo hay thực tế được coi là công nghệ tương lai. b Chiến lược đa dạng hoá.

 Chiến lược đa dạng hoá

Tại Facebook, một trong những phương châm quan trong ban đầu là “Hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ”, bởi nếu bạn không phá vỡ gì đó thì bạn đang không hành động đủ tốt để phát triển Đây là lí do tại sao Facebook liên tục đưa ra những ứng dụng, những cải tiến để “phá vỡ mọi thứ” Tại hội nghị F8 hàng năm, Mark Zuckerberg đã giới thiệu hàng loạt cải tiến mà ông thự hiện trên các ứng dụng của mình như Facebook, Instagram để cạnh tranh với như Snapchat và thậm chí là Tinder Ông đã từng cho rằng “Trên tất cả sản phẩm, mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho mọi người trên thế giới sức mạnh để chia sẻ bất cứ điều gì họ muốn, với bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào” và chính những tính năng mới này là một cách để đưa mọi người lại gần nhau hơn.

- Tính năng Watch Party: đây là tính năng cho phép người dùng stream trực tuyến tương tự Facebook Live và Twitch Người dùng có thể giao lưu hay trò chuyện với bạn bè của mình mà không sợ người lạ làm phiền bởi trên tính năng này chỉ bạn bè mới có thể xem và bình luận Mark Zuckerberg nói: “Tính năng mới sẽ mang bạn bè lại gần nhau hơn, để cười và khóc cùng nhau”.

- Tính năng hẹn hò: Khi Facebook cho ra mắt tính năng này được rất nhiều bạn trẻ yêu thích Mark Zuckerberg nói: “Điều này sẽ giúp xây dựng những mối quan hệ thực tế, lâu dài chứ không phải là thoáng chốc” Máy chủ Facebook sẽ tự ghép đôi dựa trên hồ sơ hẹn hò nếu người dùng lựa chọn tham gia Ông Zuckerberg cho biết bạn bè sẽ không nhìn thấy hồ sơ hẹn hò và hệ thống chỉ tìm kiếm những đối tượng không phải bạn bè.

- Kênh Chủ đề (Topic Channels): Mark Zuckerberg cho biết để bổ sung vào các kênh theo chủ đề Facebook đang thiết kế lại tab Khám phá (Explore) để người dùng có thể tìm kiếm nhanh hơn và thuận tiện hơn Thay vì gộp chung tất cả nội dung bạn có thể quan tâm thì người dùng có thể xem từng chủ đề tùy theo sở thích CEO của Facebook cho biết: “Bây giờ, tab Khám phá sẽ tập trung hơn với những thứ bạn thực sự quan tâm”.

- Trò chuyện video (Video Chat): Đã có từ trước tính năng cho phép người dùng trò chuyện trực tuyến với nhau trên Instagram, tuy nhiên điều này chỉ thực hiện đối với từng cá nhân Với đợt nâng cấp này Facebook áp dụng cho việc trò chuyện theo nhóm; khi mọi người trò chuyện với nhau thì cũng có thể thu nhỏ khung trò chuyện để tiếp tục lướt Instagram.

- Bổ sung tính năng hiệu ứng thực tế AR: công nghệ AR được Facebook đầu tư và phát triển mạnh trong những năm gần đây để theo kịp xu hướng thay đổi nhanh chóng trong nền công nghệ hiện đại Vì thế Facebook chi ra mắt tính năng chụp ảnh, quay video với hiệu ứng thực tế ảo trong khung hình trên ứng dụng của mình, tạo nên một hiệu ứng mạnh đối với những người yêu thích sử dụng Instagram.Mark Zuckerberg còn cho biết thêm người dùng có thể xem thử hiệu ứng AR trong bộ sưu tập trên ứng dụng này và các nhà phát triển được quyền phát triển hiệu ứng của riêng mình. c Các kế hoạch chiến thuật.

Mark Zuckerberg đã thành lập hệ thống và quy trình, xây dựng những chính sách quy tắc phù hợp cho nhân viên để công ty phát triển và thành công:

- Làm việc “không được sai lầm

Mọi người đều biết rằng Facebook đối xử với nhân viên của mình của rất tốt: thực phẩm miễn phí, giặt giũ miễn phí và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác Để được hưởng chế độ đó, nhân viên của Zuckerberg bắt buộc phải làm việc “không được sai lầm” Trong một tổ chức khi thực hiện công việc mỗi cá nhân đều hướng tới mục tiêu là đạt được hiệu suất kết quả cao nhất, vì thế sai lầm phải được loại bỏ đáng kể trong mọi tổ chức Áp dụng quy tắc ấy Mark Zuckerberg tạo ra nhiều lợi ích cho công việc quản trị của mình, chính điều đó nhóm nhân viên nghiên cứu Facebook được xem là nhóm mạnh nhất không phụ thuộc vào yếu tố may mắn mà đó đến từ cách tiếp cận nhân tài của CEO Facebook.

- Năng lực được đặt đúng chỗ

Một con người tài năng không bằng một năng lực đúng chỗ cũng là chiến lược thông minh của Mark Zuckerberg Rất nhiều lần, họ tìm được những kỹ sư thật sự tài năng và phù hợp với chiến lược của công ty Ngoài ra, mô hình hoạt động nhóm dựa trên đam mê và sở thích cũng giúp Facebook ngày càng phát triển Ông luôn khuyến khích nhân viên hình thành đội nhóm cho các dự án mà họ yêu thích Các lãnh đạo của Facebook đã nhận thấy rằng: kết quả tốt nhất chỉ đến từ những con người giỏi nhất và đam mê nhất Cách làm này không những giúp tìm ra những người phù hợp với dự án mà còn giúp họ có cơ hội thăng tiến dựa trên năng lực thật sự.

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Chẩn đoán (khảo sát) nhân viên và vẽ mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại ( Xác nhận văn hóa hiện tại)

Phỏng vấn nhân viên meta:

 Link video: https://drive.google.com/file/d/12I9WJ377TDFPEfdvW_- YXtihyR24Dko6/view?usp=drive_link

 Phiên dịch (1) Bạn hiện đang làm vị trí gì trong nhóm Meta Platforms?

Tôi là Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Meta Chúng tôi gọi tắt là UX Công việc hàng ngày của tôi liên quan đến việc đi sâu vào thế giới của người dùng, tìm hiểu những gì nhấp chuột cho họ và sau đó tạo ra các thiết kế giúp tương tác kỹ thuật số trực tuyến của họ suôn sẻ và thú vị Cùng với đội ngũ kỹ sư, giám đốc sản phẩm và nhà phân tích dữ liệu, chúng tôi hợp tác làm việc để tạo ra các nền tảng như Facebook và Instagram không chỉ thân thiện với người dùng mà còn là nơi mọi người thực sự thích dành thời gian hàng ngày.

(2) Bạn cảm thấy thế nào về văn hóa doanh nghiệp của Meta?

Văn hóa tại Meta là sự kết hợp giữa sự đổi mới + tinh thần đồng đội với một chút sứ mệnh xã hội Đó là nơi mà ý tưởng của bạn được hoan nghênh và việc học hỏi của mọi người không bao giờ dừng lại Mục tiêu ở đây là làm cho lĩnh vực kỹ thuật số trực tuyến trở thành một không gian kết nối và cởi mở hơn, đồng thời thật thú vị khi trở thành thành viên của một nhóm đang hướng tới mục tiêu đó Việc nhấn mạnh vào việc duy trì sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống cũng góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, khiến nơi đây trở thành một nơi tốt để phát triển.

(3) Bạn nghĩ sự phát triển meta như ngày nay phụ thuộc vào những yếu tố nào?

*Phương pháp tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm:

Hiểu và phục vụ nhu cầu của người dùng là trọng tâm của những gì thúc đẩy Meta tiến về phía trước Đó là về việc tạo ra các tính năng và nền tảng phù hợp với nhiều đối tượng khán giả toàn cầu.

Những bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là về Trí tuệ nhân tạo, Thực tế tăng cường và Thực tế ảo, là những nhân tố then chốt trong việc đưa tầm nhìn của Meta về siêu vũ trụ đến gần hơn với thực tế.

*Hệ sinh thái hợp tác:

Bằng cách hợp tác với các nhà phát triển, người sáng tạo và các bên liên quan khác, Meta có thể tạo ra một nền tảng mạnh mẽ mang lại vô số trải nghiệm và cơ hội tương tác.

*Khả năng thích ứng với quy định: Điều hướng mê cung các quy định toàn cầu là một phần của trò chơi Khả năng thích ứng với các khuôn khổ pháp lý và đạo đức khác nhau của Meta là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của chúng tôi và giữ được niềm tin của người dùng.

*Đầu tư vào nhân tài:

Việc thu hút và nuôi dưỡng một nguồn nhân tài đa dạng là điều cơ bản Chính những quan điểm và bộ kỹ năng khác nhau sẽ thúc đẩy sự đổi mới và giúp Meta luôn dẫn đầu trong bối cảnh công nghệ/công nghệ xã hội.

Tất cả những yếu tố này định hình con đường tiến về phía trước của Meta Nó đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục phát triển theo hướng tốt đẹp và có ý nghĩa, không chỉ đối với những người trong chúng tôi đang làm việc ở đây mà còn đối với hàng tỷ người dùng đang tương tác với nền tảng của chúng tôi.

Kết quả khảo sát từ phía khách hàng và nhân viên Meta được tóm gọn như sau :

Bảng 1: Đặc điểm nổi bật trong doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật trong doanh nghiệp Hiện tại

A Doanh nghiệp như một ngôi nhà chung, không khí văn hóa giống như một gia đình, các thành viên có nhiều chia sẻ và phối hợp trong công việc 22

B Doanh nghiệp thể hiện một không khí rất năng động, các thành viên được tự do chia sẻ ý kiến, quan điểm và được phép thực hiện các dự án có tính mạo hiểm cao

C Doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh, hoàn thành mục tiêu là ưu tiên hàng đầu Các thành viên luôn có định hướng chiến thắng đối thủ và vượt qua thách thức

D Doanh nghiệp có cấu trúc hết sức chặt chẽ Các quy định, nguyên tắc, thủ tục được đề ra cho mọi hoạt động và yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt 25

Bảng 2: Phong cách lãnh đạo doanh nghiệp.

Phong cách lãnh đạo doanh nghiệp Hiện tại

A Lãnh đạo thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ trong công việc; tâm sự, chia sẻ những vấn đề khó khăn gặp phải trong công việc và cuộc sống; luôn khuyến khích, động viên nhân viên

B Lãnh đạo có tầm nhìn xa, luôn hướng tới sự đổi mới, thích mạo hiểm

C Lãnh đạo thể hiện sự mạnh mẽ, thẳng thắn và có phần hiếu thắng, chú trọng đến kết quả công việc 24,5

D Lãnh đạo làm việc có tính kế hoạch cao, nguyên tắc trong công việc và hay để ý đến thứ bậc trong quan hệ giao tiếp 23

Quản lý nhân viên Hiện tại

A Doanh nghiệp chú trọng đến việc tạo ra môi trường làm việc nhóm hiệu quả, môi trường chia sẻ giữa các thành viên 24,5

B Doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu mới cho nhân viên, khuyến khích tinh thần sáng tạo, tự do, đổi mới trong nhân viên 25

C Doanh nghiệp luôn yêu cầu cao với nhân viên, khuyến khích tinh thần cạnh tranh trong nhân viên (cả cạnh tranh với đối thủ bên ngoài và cạnh tranh nội bộ)

D Doanh nghiệp hướng tới sự ổn định trong đội ngũ nhân sự, tạo tinh thần kỷ luật trong nhân viên, yêu cầu nhân viên luôn tuân thủ các quy định, quy chế của đơn vị.

Bảng 3: Quản lý nhân viên.

Bảng 4: Chất keo gắn kết trong doanh nghiệp.

Chất keo gắn kết trong doanh nghiệp Hiện tại

A Sự gắn kết trong doanh nghiệp dựa trên sự trung thành, tin tưởng lẫn nhau; sự cam kết của nhân viên đối với DN 25

B Sự gắn kết trong doanh nghiệp thể hiện thông qua tính sáng tạo, liên tục có những đổi mới, cải tiến 25

C Sự gắn kết trong doanh nghiệp thể hiện bằng việc đông đảo các thành viên phấn đấu vì mục tiêu chung 24

D Sự gắn kết trong doanh nghiệp dựa trên các quy tắc, chính sách được đưa ra mà tất cả các thành viên phải cùng thực hiện 22

Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp Hiện tại

A Chiến lược của doanh nghiệp tập trung ở việc phát triển nguồn lực con người 24,2

B Chiến lược của doanh nghiệp là hướng tới những sản phẩm, dịch vụ mới, đồng thời luôn phải tự làm mới mình 25

C Chiến lược của doanh nghiệp là nâng cao sức mạnh canh tranh; khẳng định vị thế trên thị trường 24,9

D Chiến lược của doanh nghiệp là hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững, tránh rủi ro 22

Bảng 5: Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp.

Bảng 6: Tiêu chí cho sự thành công của doanh nghiệp.

Tiêu chí cho sự thành công của doanh nghiệp Hiện tại

A Tiêu chí thành công của doanh nghiệp thể hiện ở sự phát triển nguồn nhân lực trong DN 24,5

B Tiêu chí thành công của doanh nghiệp thể hiện ở việc đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ mới, độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách hàng 23,5 C Tiêu chí thành công của doanh nghiệp thể hiện ở việc vượt qua đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn trên thị trường 24

D Tiêu chí thành công của doanh nghiệp thể hiện ở việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả, ngân hàng có được sự phát triển ổn định 25

Bảng 7: Mô hình văn hóa hiện tại của Meta Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 1: Biểu đồ mô hình văn hóa hiện tại của Meta theo mô hình sáng tạo và thị trường.

Gia đình Thị trường Sáng tạo Thứ bậc

→ Qua đó cho thấy mô hình văn hóa hiện tại của Meta đang theo mô hình sáng tạo và mô hình thị trường.

Thước đo giá trị văn hóa

Để đo lường giá trị văn hoá của doanh nghiệp Meta (trước đây là Facebook), có một số phương pháp và thước đo khác nhau có ưa thể được sử dụng Dưới đây là một số ví dụ:

- Khảo sát nhân viên: Một cách phổ biến để đo lường giá trị văn hoá của một doanh nghiệp là thông qua khảo sát nhân viên Các câu hỏi có thể liên quan đến sự đồng lòng về mục tiêu chung, tôn trọng và hỗ trợ đồng nghiệp, sự sáng tạo và khuyến khích, và cách thức làm việc trong môi trường đa dạng

- Phân tích dữ liệu: Meta có thể sử dụng dữ liệu từ các nền tảng của mình để đo lường tác động của nội dung và sản phẩm trên cộng đồng người dùng Điều này có thể bao gồm việc theo dõi sự tương tác, phản hồi, và cảm nhận của người dùng đối với nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội

- Đánh giá bên ngoài: Các tổ chức bên ngoài có thể được mời đến để đánh giá giá trị văn hoá của Meta Điều này có thể bao gồm việc xem xét các chính sách và quy trình của công ty, đánh giá tác động của nền tảng và sản phẩm của Meta đối với xã hội, và đo lường mức độ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quyền riêng tư

- Phỏng vấn điều hành: Các cuộc phỏng vấn với giám đốc điều hành và quản lý cấp cao của Meta có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa của công ty Các câu hỏi có thể tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn của công ty, cách hình thành và duy trì văn hóa cũng như cách ứng phó với những thách thức về văn hóa

Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là giá trị văn hóa là một khía cạnh phức tạp và không thể đo lường chỉ bằng con số Nó phản ánh các giá trị, niềm tin và hành vi của một tổ chức và thường mất thời gian và công sức để xây dựng và duy trì.

Xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo” nhằm đưa công nghệ đến gần hơn với người dùng, mang lại những trải nghiệm sống động nhất đến với khách hàng, kết nối toàn cầu.

Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thước đo giá trị văn hoá doanh nghiệp là một phần quan trọng trong việc xác định và đo lường thành công của một tổ chức Tầm nhìn là mục tiêu lớn, hướng dẫn cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai Nó phản ánh tầm nhìn của lãnh đạo và sự cam kết của tổ chức đối với mục tiêu và giá trị của nó.

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà một tổ chức tin tưởng và tuân thủ Chúng thể hiện những đức hạnh và hành vi mà mọi thành viên trong tổ chức nên tuân thủ và đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực và thành công.

Đề xuất mô hình văn hóa nhằm xây dựng /phát triển văn hóa doanh nghiệp

2.3.1 Cơ sở đề xuất văn hóa mới.

 Doanh nghiệp cần có sự gắn kết niềm tin trong nội bộ nhân viên

Sau nhiều năm phấn đấu và cố gắng phát triển không ngừng, Meta đã dường như có được chỗ đứng nhất định trên thị trường Song, điều này vẫn không thể tránh khỏi tham vọng lớn của “gã khổng lồ công nghệ” - Mark Zuckerberg - ông đòi hỏi và đặt ra nhiều mục tiêu cao hơn khi đang ở trong giai đoạn “đỉnh cao” của sự nghiệp Đây được xem là giấc mơ của cả tập đoàn và hơn 60 nghìn nhân viên làm việc tại công ty Một tầm nhìn lớn, khát vọng lớn sẽ là nguồn năng lượng mạnh mẽ truyền cảm hứng tới tập thể nội bộ, trở thành cầu nối để liên kết mọi cá nhân với tập thể và cùng nhau hướng về một mục đích chung duy nhất. Để đi đến thành công của những mục tiêu đó, Meta cần phải có sự tin cậy và sự đồng lòng của đội ngũ nhân viên Tuy nhiên, phía công ty đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 17 năm qua về sự sụt giảm lòng tin của nội bộ, một nền văn hóa bất nhất ở cấp độ lãnh đạo

Cuộc khủng hoảng được cho là có hai nguyên nhân: sức ảnh hưởng quá lớn từ phía nhà lãnh đạo và những vấn đề gây “lục đục” nội bộ Công ty cũng đánh mất lòng tin trong cả nội bộ vì nhân viên Facebook đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối về việc làm của công ty, tuy vậy họ đã hoàn toàn làm ngơ Một số nhân viên cũ cũng lên tiếng tố cáo Facebook hai mặt và luôn có sự mâu thuẫn trong việc phát ngôn công khai trên báo chí và việc ra quy định nội bộ.

 Tạo Ra Một Môi Trường Làm Việc Linh Hoạt

Sự linh hoạt về nơi làm việc có thể mang đến lợi ích cho cả nhân viên lẫn công ty, chẳng hạn như:

- Thu hút ứng viên: Nhiều nhân viên đang tìm kiếm sự cân bằng tốt hơn giữa đời sống và công việc, cũng như cơ hội làm việc theo cách phù hợp với nhu cầu của cả cá nhân họ lẫn trách nhiệm tại nhà hoặc với gia đình Khi công ty cung cấp hình thức làm việc linh hoạt (ví dụ: giờ làm việc linh hoạt, lựa chọn làm việc từ xa hoặc chia sẻ công việc), vị trí công việc sẽ trở nên hấp dẫn hơn với ứng viên Trên thực tế, theo khảo sát của Remote, 77% nhân viên muốn tìm công việc có lịch làm việc linh hoạt.

- Mở rộng nguồn nhân tài: Khi cung cấp lựa chọn làm việc linh hoạt, công ty có thể thu hút nhiều ứng viên hơn Trong đó có thể bao gồm những người không làm việc được trong khung giờ làm việc truyền thống, chẳng hạn như nhân viên có con nhỏ, người khuyết tật hoặc người sống ở khu vực hẻo lánh.

- Sức khỏe toàn diện của nhân viên: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự linh hoạt trong công việc có thể góp phần giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe toàn diện của nhân viên.

Nhân viên có thể quản lý công việc và đời sống cá nhân một cách hiệu quả hơn Họ cũng giảm được chi phí di chuyển, từ đó giảm mức độ kiệt sức và tăng chất lượng cuộc sống.

- Cải thiện mức độ gắn bó của nhân viên: Khi cảm thấy công ty hỗ trợ sự cân bằng giữa đời sống và công việc cũng như sức khỏe toàn diện của mình, nhân viên thường sẽ gắn bó và cống hiến nhiều hơn trong công việc Theo khảo sát của FlexJobs, 82% nhân viên cho biết họ sẽ trung thành hơn với công ty nếu có thể chọn lịch làm việc linh hoạt.

65% nhân viên chia sẻ rằng nhìn chung, họ sẽ hài lòng hơn với công việc nếu nơi làm việc có tính linh hoạt.

- Thúc đẩy động lực: Nghiên cứu cho thấy sự linh hoạt về nơi làm việc có thể cải thiện động lực của nhân viên, đặc biệt là ở những nhân viên cảm thấy có quyền kiểm soát môi trường và lịch làm việc của mình Nhờ đó, năng suất và hiệu quả công việc sẽ cải thiện.

- Tỷ lệ giữ chân nhân viên: Khi cung cấp hình thức làm việc linh hoạt, công ty có thể nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, đồng thời tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ và thuận tiện hơn để đáp ứng nhu cầu của nhân viên Nhờ đó, họ có thể cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên.

- Tạo điều kiện để nhân viên làm việc khi họ có thể đạt năng suất cao nhất: Với lịch làm việc thay thế, nhân viên có thể làm việc vào khoảng thời gian họ cảm thấy tỉnh táo nhất trong ngày, từ đó đạt được hiệu quả làm việc và năng suất cao hơn International Workplace Group nhận thấy rằng 85% doanh nghiệp cho biết họ tăng được năng suất nhờ áp dụng chính sách làm việc linh hoạt.

2.3.2 Xác định/Giải thích những thay đổi chúng ta muốn là gì? Để có thể phát triển, đưa công ty đi lên một cách tích cực và mạnh mẽ, các nhà doanh nghiệp cần phải có một số giải pháp hỗ trợ cho những vấn đề nội bộ và vấn đề khách quan bên ngoài để tránh gây ra nhiều hệ lụy khác. Đầu tiên, muốn thực hiện thành công trong giấc mộng vĩ đại của “gã khổng lồ” ấy đòi hỏi Facebook cần xử lý các mâu thuẫn từ tận gốc rễ trong nội bộ để tránh gây ra những bất đồng, kéo đến nhiều hệ lụy về sau Phía cấp cao, lãnh đạo cần thực hiện chậm lại và tìm ra nguồn gốc của những mâu thuẫn đó từ đâu mà bộc phát, từ đó đưa ra hướng giải quyết chung cùng với mọi người

Bên cạnh đó, việc thấu hiểu những vấn đề cũng là một phần quan trọng trong việc kết nối hai phía với nhau Thay vì phải tung hàng loạt các thông tin, chính sách từ trên xuống, việc thu thập thông tin, góp ý từ chính nhân sự đang cống hiến tại tổ chức sẽ giúp Facebook và đội ngũ đồng hành có chung đích đến Khi tất cả thông hiểu sứ mệnh, có chung niềm tin với nhau, Facebook sẽ nhanh chóng nhìn thấy cơ hội, tự tin bước về phía trước. Đó sẽ là tiền đề để công ty có thể kết nối với nhân sự và từ những việc lắng nghe, thấu hiểu như vậy sẽ giúp thay đổi cách nhìn của mọi người đối với phía công ty.

Thứ hai, tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho Meta và các tổ chức công nghệ khác Dưới đây là một số lý do mà Meta (Facebook) hoặc các công ty công nghệ khác có thể quan tâm đến việc phát triển môi trường làm việc linh hoạt:

- Thu Hút và Giữ Chân Tài Năng: Môi trường làm việc linh hoạt có thể tăng cường khả năng thu hút và giữ chân nhân sự giỏi Nhiều người lao động, đặc biệt là các chuyên gia công nghệ, đánh giá cao khả năng linh hoạt trong việc quản lý thời gian và công việc.

- Nâng Cao Sự Hài Lòng và Hiệu Suất: Những người lao động có khả năng tự quản lý thời gian và không gian làm việc của họ có thể trải nghiệm sự linh hoạt cao hơn, giúp tăng cường sự hài lòng và hiệu suất làm việc.

LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VHDN

Lập kế hoạch truyền thông nhằm xây dựng /phát triển văn hóa doanh nghiệp

Kế hoạch truyền thông là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Meta Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc có một kế hoạch truyền thông hiệu quả là điều không thể thiếu.

Trước tiên cần xác định mục tiêu và giá trị của ứng dụng mà Meta muốn truyền tải và đem đến cho người dùng Điều này giúp xác định rõ những thiếu sót hoặc giúp Meta có thể thay đổi lại qua việc người dùng sử dụng app và phản hồi thông tin như thế nào.

Tiếp theo, Meta có thể tạo ra các chiến dịch truyền thông để lan tỏa thông điệp văn hóa doanh nghiệp Công ty có thể sử dụng các kênh truyền thông khác nhau như website, blog, mạng xã hội và email marketing để tiếp cận với khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Ngoài ra, Meta có thể tổ chức chương trình đào tạo để tăng cường ý thức văn hóa trong công ty Đây là cơ hội để nhân viên hiểu rõ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời gắn bó và tạo sự đoàn kết với nhau để phát triển doanh nghiệp ngày một tiến xa hơn.

Cuối cùng, Meta cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch truyền thông Bằng cách phân tích dữ liệu và phản hồi từ khách hàng và nhân viên, công ty có thể điều chỉnh chiến lược truyền thông để đạt được kết quả tốt nhất.

Với một kế hoạch truyền thông chặt chẽ, Meta có thể xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn tạo niềm tin và lòng tin tưởng từ khách hàng, và với cả nhân viên.

Ví dụ: Gần đây Meta cũng đã và đang lên kế hoạch phát triển các nền tảng khác nhau để cạnh tranh với Twitter.

- Tổng quan về thương hiệu: Mô tả chi tiết về Meta, đưa ra các giá trị cốt lõi, lợi ích của meta cho người sử dụng và đặc điểm phân biệt Meta với các nền tảng khác - Mục tiêu truyền thông: Xây dựng mục tiêu cho kế hoạch truyền thông thương hiệu cụ thể, dễ dàng đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng

- Phân tích đối tượng truyền thông: Bước này cần hiểu rõ được đối tượng cần truyền thông để làm căn cứ đưa ra các chiến lược và hoạt động phù hợp.

- Nguồn lực nhân sự và tài chính: Xác định nguồn tài chính và ngân sách dành riêng cho chiến dịch truyền thông Xác định tài nguyên cần thiết, như nhân lực, công cụ và đối tác truyền thông.

- Đo lường và đánh giá: Xác định các chỉ số và phương pháp đo lường để đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông, chẳng hạn như lượt tương tác với các sản phẩm của Meta, nhận thức của người dùng về Meta.

Ví dụ: Meta đã cam kết thay đổi nền tảng bán lể để đảm bảo công bằng.

Thiết kế các hoạt động QHCC/truyền thông nhằm xây dựng/phát triển văn hóa doanh nghiệp

Thiết kế các hoạt động truyền thông nhằm xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Meta có 4 yếu tố quan trọng:

- Tạo ra các video, hình ảnh và nội dung trực quan để truyền tải thông điệp văn hóa doanh nghiệp của Meta là gì.

- Tổ chức các buổi giao lưu và chia sẻ kiến thức giữa các thành viên trong công ty.

(Đây không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết giữa các cá nhân mà còn là nơi chia sẻ, kinh nghiệm và ý kiến để thúc đẩy sáng tạo và phát triển trong công việc).

- Ngoài ra, công ty Meta cũng tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện bản thân thông qua việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa, như team building, các cuộc thi nội bộ hoặc các sự kiện giao lưu với công ty khác (Điều này không chỉ giúp xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ mà còn tạo ra sự đồng thuận và sự tự tin trong công việc của từng thành viên).

- Cuối cùng, công ty Meta cũng chú trọng đến việc đăng tải các hoạt động truyền thông để tôn vinh thành tích và đóng góp của nhân viên

Kế hoạch hoạt động truyền thông nhằm xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Meta:

- Meta cần đưa ra nhiều ứng dụng của công nghệ mới cho người dùng thấy Những hiệu quả, lợi ích, công dụng của trí tuệ AI như những gì đã nói lúc ra mắt để người dùng nhận thấy được hiệu quả, công dụng của những công nghệ mới và ngày càng tin dùng.

- Tổ chức các buổi họp báo để trình làng các công nghệ mới, thực hiện những video quảng cáo về các công nghệ được ra mắt và đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội để người dùng ngày càng nhận thức được Meta đang có những bước tiến công nghệ mới.

- Đăng tải nhiều hơn về các hoạt động văn hóa doanh nghiệp nội bộ của nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm tạo nên sự gắn kết của nhân viên trong nội bộ, khuyến khích nhân viên nỗ lực hơn trong doanh nghiệp, tích cực đóng góp hơn.

Ngày đăng: 04/07/2024, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(3), S. v. (2022). Studocu. Được truy lục từ studocu.com:https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang/quan-tri-hoc/mark-zuckerberg-47k28/31291243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studocu
Tác giả: S. v
Năm: 2022
(4), V. A. (2021, 11 2). BlueC. Được truy lục từ bluec.vn: https://bluec.vn/tao-dong-luc- cho-nhan-vien-tu-giac-mo-lon-cua-facebook-dang-sau-cau-chuyen-doi-ten-thanh-meta.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: BlueC
(5). (2023). Workplace. Được truy lục từ workplace.com:https://vi-vn.workplace.com/blog/workplace-flexibility Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace
Năm: 2023
(6), H. (2023, 11 3). Vietnam+. Được truy lục từ vietnamplus.vn:https://www.vietnamplus.vn/meta-len-ke-hoach-phat-trien-mot-nen-tang-canh-tranh-voi-twitter-post850624.vnp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam+
(7), K.-C. (2023, 11 29). Nhân Dân. Được truy lục từ nhandan.vn:https://nhandan.vn/amazon-meta-cam-ket-thay-doi-nen-tang-ban-le-de-bao-dam-cong-bang-post781038.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân Dân
(8), M. T. (2023). studocu. Được truy lục từ studocu.com:https://www.studocu.com/my/document/help-university/business-finance/van-hoa-cua-facebook/35758040 Sách, tạp chí
Tiêu đề: studocu
Tác giả: M. T
Năm: 2023

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 3)
Bảng 3: Quản lý nhân viên. - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Bảng 3 Quản lý nhân viên (Trang 24)
Bảng 4: Chất keo gắn kết trong doanh nghiệp. - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Bảng 4 Chất keo gắn kết trong doanh nghiệp (Trang 24)
Bảng 5: Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp. - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Bảng 5 Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp (Trang 25)
Bảng 6: Tiêu chí cho sự thành công của doanh nghiệp. - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Bảng 6 Tiêu chí cho sự thành công của doanh nghiệp (Trang 25)
Bảng 7: Mô hình văn hóa hiện tại của Meta - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Bảng 7 Mô hình văn hóa hiện tại của Meta (Trang 26)
Hình 2: Bức tường trắng được tô vẽ trong trụ sở Facebook. - phân tích đánh giá thiết kế mô hình và truyền thông văn hóa doanh nghiệp của meta
Hình 2 Bức tường trắng được tô vẽ trong trụ sở Facebook (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w