1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6
Tác giả Trần Thị Kim Nhật
Người hướng dẫn TS. Lê Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ sư phạm toán học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 9,01 MB

Nội dung

Ý nghĩa của việc dạy học tích hợp trong dạy học toán lớp 6 Môn toán có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, với các kiến thức cơ bản của môn toán giúp con người giải quyết được nhiều tình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

LỜI CÃM ƠN

Đe hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.

Bằng tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới

TS Lê Ngọc Sơn - Giảng viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.

Xin cảm ơn gia đình, nhà trường, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh Trường THCS Châu Can( huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội) đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Với sự nỗ lực hết sức của bản thân, tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn với nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhừng thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 31 thảng 3 năm 2024

Trần Thị Kim Nhật

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nhận thức của giáo viên về mục tiêu dạy học môn Toán ở

các trường THCS theo chương trình giáo dục phố thông 2018 28

Bảng 1.2.NỘĨ dung chương số Nguyên (Toán lóp 6) có là nội dung

Bảng 1.3 Bảng thống kê sự hứng thú của học sinh với việc học nội

Bảng 1.4 Thống kê sử dụng phương pháp dạy học đế dạy nội dung

Bảng 1.5 Dạy học tích hợp có vị trí như thế nào trong quá trình dạy

học nói chung và quá trình dạy học môn Toán nói riêng 31

Bảng 1.6 Bảng thống kê về việc thực hiện các hoạt động trong một tiết

Bảng 1.7 Bảng thống kê về việc thực hiện vận dụng dạy học tích hợp

Bảng 1.8 Thống kế mức độ khó của chủ đề số nguyên (Toán lớp 6)

Bảng 1.9 cảm xúc của học sinh trong giờ học chù đề số nguyên (

Bảng 1.10 Những kiến thức của chù đề số nguyên có ứng dụng nhiều

Bảng 1.11 Bảng thống kê nhũng nhừng mức độ hoạt động của HS

Trang 5

Bảng 3.2 Kết quả học tập môn toán học kì I của HS hai lơp 6A, 6B 89

iv

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC V

2. X

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1 7

cơ SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SỐ NGUYÊN MÔN TOÁN LỚP 6 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Tích họp và dạy học tích hợp 10

1.2.1 Tích hợp 10

1.2.2 Dạy học tích họp 11

1.2.3 Quy trình xây dựng bài học tích họp 14

1.3 Dạy học theo chủ đề 15

1.3.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề 16

1.3.2 Đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề 17

1.3.3 Dạy học tích họp gắn với thực tiễn và hoạt động trải nghiệm 18

1.4 Chủ đề số nguyên trong chương tình môn toán lớp 6 và tiềm năng dạy học tích hợp 19

1.4.1 Mục tiêu cụ thể môn Toán THCS chương trình GDPT 2018 19

1.4.2 Đặc điểm môn toán lớp 6 20

1.4.3 Nội dung chủ đề số nguyên trong chương trình môn toán lớp 6 và tiềm năng phát triển năng lực cho học sinh 22

1.4.4 Nội dung chủ đề số nguyên trong chương tình môn toán lớp 6 và cơ hội thực hiện dạy học tích hợp 27

1.5 Thực trạng dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lóp 6 29

V

Trang 7

1.5.1 Giáo viên với việc dạy học tích hợp trong dạy học chú đề số nguyên môn toán lớp 6 30

1.5.2 Học sinh lóp 6 với việc học tích hợp chủ đề số nguyên 36

Tiểu kết Chương 1 40

CHƯƠNG 2 41

THỰC HIỆN DẠY HỌC CHỦ ĐÈ SỐ NGUYÊN MỒN TOÁN LỚP 6 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP 41

2.1 Định hướng 41

2.1.1 Kết nối kiến thức, kỹ năng, năng lực giữa các môn học, các lĩnh vực học tập 41

2.1.2 Gắn kết lý thuyết với thực tiễn 42

2.1.3 Giúp học sinh hiếu ý nghĩa của việc học, vượt qua ranh giới các môn học, nhận thức được giá trị của kiến thức, kỹ năng học được vận dụng trong đời sống 44

2.2 Cách thực hiện dạy học chù đề số nguyên môn Toán lớp 6 theo hướng dạy học tích hợp 45

2.2.1 Xây dựng kế hoạch bài học tích họp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lóp 6 45

2.2.2 Thực hiện kế hoạch bài học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 77

Tiểu kết chương 2 89

CHƯƠNG 3 90

THỤC NGHIỆM SƯ PHẠM 90

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 90

3.2 Quá trình thực nghiệm 90

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 90

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 90

3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 92

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 93

3.3.1 Đánh giá định tính 93

3.3.2 Đánh giá định lượng 94

3.4 Kết luận chung về thực nghiệm 95

Tiểu kết Chương 3 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1 1

vi

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vai trò của môn toán trong chương trình giáo dục phổ thông

Mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam ngày càng thay đối do sự tác động của cách mạng công nghệ trên toàn thế giới Đe thích ứng với sự thay đổi từng ngày của xã hội mà con người cần được trang bi các kiến thức, kỹ năng đế vận dụng chúng vào đời sống sao cho phù hợp

Đe đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của xà hội thì giáo dục phổ thông là một mắt xích vô cùng quan trọng Thúc đẩy mạnh quá trình dạy học kiến thức sang dạy học phát triển toàn diện năng lực phẩm chất của người học Trong

hệ thống quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhấn mạnh và tính toàn diện và phát triền đồng thời cân đối giữa đức, trì, thể, mỹ và hình thành phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

Đó cũng là căn cứ để các cấp giám sát đánh giá chất lượng giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhừng phương hướng về đối mới căn bản và toàn diện trong giáo dục Nhiều quan điểm mới về giáo dục được đưa ra Như nội dung giáo dục phố thông đảm bảo tinh giản, thiết thực, thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn xã hội hiện đại Coi trọng cả việc dạy học trên lớp cũng như các hoạt động ngoài lớp như hoạt động trải nghiệm hoạt động thực hành, hoạt động xã hội ngoại khóa Đó là nhừng cơ sở để xuất hiện các phương pháp dạy học mới sáng tạo hơn

Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, khắc phục lối truyền thụ áp đặt, ghi nhớ máy móc Một trong những định hướng dạy học có tiềm năng phát triển trong bối cảnh giáo dục hiện nay là định hướng dạy học tích họp Những bài học theo định hướng dạy học tích họp giúp học sinh rèn luyện kiến thức, kỹ năng môn học, phát triển năng lực giao tiếp, họp tác nhóm quan trọng là các em được học trong các giờ học sối, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, có hệ thống

Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông chiếm từ 9 đến 12 năm đầu tiên trong giai đoại phát triển tâm lý và sinh lý cùa con người Có thế nói nhừng năm học trong chương trình giáo dục phổ thông là những năm cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học Đặc biệt trong chương trình giáo dục phố thông, môn Toán đóng vai trò vô cùng quan trọng Toán học có liên hệ

1

Trang 9

mật thiêt với thực tiên, ứng dụng trong nhiêu các ngành nghê khác nhau trong đời sống lao động và sản xuất, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại hơn, văn minh hơn Thống nhất với mục tiêu giáo dục là hướng tới phát triển 5 phẩm chất

và 10 năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh Trong môn toán học sinh không chỉ học kiến thức và kỹ năng cơ bản cùa môn toán mà còn phải biết sử dụng môn toán như một công cụ đê tìm hiếu, phân tích và giải quyết được nội dung cùa môn học khác hay giải quyết tình huống trong thực tiền

Chương trình toán 6 tập trung những kiến thức cơ bản nhất để hình thành nên năng lực toán học sau này Những kiến thức này đều ứng dụng trong cuộc sống lao động hằng ngày của mỗi người

1.2 Ý nghĩa của việc dạy học tích hợp trong dạy học toán lớp 6

Môn toán có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, với các kiến thức cơ bản của môn toán giúp con người giải quyết được nhiều tình huống và các vấn đề trong thực

tế một các hiệu quả Dạy học tích hợp trong dạy học môn toán lớp 6 có nhiều điểm mạnh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành và phát then kiến thức,

kỹ năng, thái độ và phẩm chất của học sinh Dạy học tích hợp có thế da dạng về nội dung tích hợp, đa dạng về hoạt động tố chức, áp dụng linh hoạt với từng đối tượng học sinh Đặc biệt với học sinh lớp 6, các em bắt đầu tiếp xúc với toán học một cách

có hệ thống, các em được hệ thống lại các kiên thức đã học từ cấp tiểu học và được làm rõ hơn ở chương trình toán 6 Mà trong quá trình học lớp 6, các môn học khác cũng có những nội dung kiến thức cần áp dụng kiến thức toán đe thực nhiệm vụ học tập Qua các chủ đề dạy học tích hợp, giáo viên giúp học sinh hình thành được sự liên kết giữa các kiến thức toán học và các môn học khác, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của Toán học trong đời sống và học tập Trong quá trình tham gia các hoạt động khám phá kiến thức học sinh SC kết nối được các ý tưởng toán học, liên hệ được với tình huống thực tiễn tương tự từ đó rút ra được kinh nghiệm về giao tiếp, về hoạt động học tập cá nhân hay hoạt động nhóm Học sinh được học tập trong môi trường học tập thoải mái, tăng hứng thú Giáo viên khi lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp đảm bảo kiến thức trọng tâm, nội dung cần hấp dẫn và đa dạng về hình thức hoạt động

2

Trang 10

Kêt luận: Dạy học tích hợp trong dạy học chù đê sô nguyên môn toán lóp 6 mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục Việc áp dụng dạy học tích họp góp phàn phát triển nãng lực cho học sinh, giúp nâng cao chất luợng dạy học, phát triển

kỹ năng sống và tư duy của học sinh, kết nối kiến thức giữa các môn học và tạo hứng thú học tập cho học sinh

7.3 Chủ đề so nguyên có nhiều cơ hội thực hiện dạy học tích hợp

Chương trình toán lớp 6, thời lượng nội dung về số, Đại số (49%), Hình học

và Đo lường (30%), Thống kê và Xác suất (14%), Hoạt động thực hành và trải nghiệm (7%) Sách giáo khoa toán 6 (Bộ sách Cánh diều), tăng cường nhiều những hình ảnh, nội dung thực tế, cập nhật thông tin gần nhất với học sinh

Dạy học tích họp trong dạy học môn toán là một trong số các phương pháp mà trên thế giới đang sử dụng trong giáo dục nhàm hướng tới phát triến hết các năng lực của người học một cách tự nhiên nhất Đây cũng được coi là một hướng đi mới, có tiềm năng để tăng hứng thú, giảm sự nặng nề trong học tập ở học sinh Giúp học sinh ycu thích môn toán, phát triển tự nhiên các năng lực sẵn có, kích thích các năng lực tiềm ấn, hình thành nhân cách tốt Dạy học tích họp trong dạy học chủ đề môn toán lớp 6 sẽ tạo điều kiện cho học sinh vừa tiếp thu kiến thức toán vừa tiếp cận được kiến thức môn học khác hay các bài học trong cuộc sống Từ đó tăng năng lực tư duy, năng lực tống hợp kiến thức, thấy được mối quan hệ của mồn toán với các môn học khác và ngược lại

Dạy học tích họp trong dạy học chủ đồ môn toán lóp 6, có rất nhiều hình thức

để giáo viên có thể chọn lựa như: chủ đề tích hợp nội môn, tích hợp liên môn, lồng ghép chủ đề đòi hỏi giáo viên xác định rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức, phấm chất

và năng lực cần đạt của học sinh để sử dụng kỹ năng, phương pháp, hình thức tồ chức, hộ thống bài tập sao cho phù họp càn xác định nội dung cần tích họp là gì? Có ứng dụng gì trong cuộc sống? Có rút ra được bài học gì cho bản thân học sinh? Qua đó học sinh thấy hứng thú, yêu thích môn học, nhận thấy được toán học có úng dụng rộng rãi trong các môn khác cũng như nhiều mặt trong cuộc sống

Chương số nguyên là chương nằm trong chương trình học kì I môn toán lớp 6 Chương này vô Cling quan trọng trong chương trình toán học của cấp THCS Học sinh nếu không hiểu về số nguyên sẽ không so sánh và hiểu được mối quan hệ của

3

Trang 11

tập sô nguyên với tập hợp sô khác Các phép toán trong tập hợp sô nguyên là nên tảng cho việc thực hiện các phép toán ở các tập hợp số khác và trong kỹ năng đại số

sẽ học ở các lóp trên Trong quá trình dạy học chương này ở chương trình sách mới

đã có những hình ảnh và minh họa thực tiễn nhưng quan trọng là giáo viên sử dụng phương pháp nào để học sinh tiếp thu kiến thức Nếu sử dụng các phương pháp mang nặng tính học đế làm bài toán, học đế thi thì học sinh sẽ thấy nặng nề, không hứng thú trong học tập, khi gặp vấn đề thực tiễn sẽ thấy lúng túng không thấy được sự liên

hệ của môn học với đời sống, chậm chạp khi đưa ra hướng giải quyết Vì vậy nếu sử dụng dạy học tích hợp trong các chủ đề dạy học sẽ hấp dẫn đối với học sinh, có kích thích hứng thú học tập, học sinh được biết nhiềư kiến thức mới và còn biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tất cả các kiến thức tổng họp để giải quyết tình huống thực tiễn Khi đó học sinh không còn ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà dần hiểu được ý nghĩa cùa kiến thức trong thược tiễn, hình thành và phát triến năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh

Đe thực hiện mục tiêu giáo dục là đối mới căn bản và toàn diện trong giáo dục, thay đổi và vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp liên kết thức toán học, lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng cùa toán học, toán học là công cụ đê các em biết thêm nhiều kiến thức, giải quyết được nhiềư vấn đề trong cuộc sống, từ đó các em yêu thích môn học hơn Đó là nhừng lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6”.

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng lí luận cùa dạy học tích hợp đế đề xuất cách thực hiện dạy học chủ

đề số nguyên môn Toán lóp 6 theo hướng dạy học tích hợp qua đó thấy được tính khả thi cùa việc dạy học chủ đề số nguyên theo hướng dạy học tích hợp đồng thời góp phần nâng cao tính tích cực, húng thú học tập cùa học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Làm rõ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp3.2 Tìm hiểu thực trạng về dạy học tích hợp trong dạy học môn toán lớp 63.3 Đe xuất cách thực hiện dạy học chủ đề số nguyên theo hướng dạy học tích hợp

4

Trang 12

3.4 Thực nghiệm sư phạm minh họa tính khả thi của cách thực hiện dạy học chủ đề số nguyên môn Toán lớp 6 theo hướng dạy học tích hợp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Qưá trình dạy học chủ đề số nguyên môn Toán lớp 6 theo hướng dạy học tích hợp

Khách thế nghiên cứu: Giáo viên giảng dạy mồn toán 6 và học sinh lớp 6 trường THCS Châư Can - Phú Xuyên - Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Nội dung số nguyên trong sách toán 6 tập 1 bộ sách Cánh diều

5 Phương pháp nghiên cứu

5./ Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến dạy học tích hợp trong dạy học môn toán nói chung, môn toán lớp 6 nói riêng nhằm phát triển năng lực người học

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp trong dạy học toán lớp 6 bàng cách xây dựng phiếu điều tra về dạy học tích hợp trong dạy học môn toán lớp 6, thu thập thông tin, xử lí thông tin, phân tích nguyên nhân của thực trạng

5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa tính tính khả thi và hiệu quả cùa biện pháp

6 Đóng góp cua luận văn

Trang 13

- Bước đâu thực nghiệm sư phạm minh họa tính khả thi và hiệu quả của cách thực hiện dạy học chủ đề số nguyên môn Toán lớp 6 theo hướng dạy học tích hợp mà luận văn đề xuất.

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn cùa dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lóp 6

Chương 2 Cách thực hiện dạy học chủ đề số nguyên môn Toán lớp 6 theo hướng dạy học tích hợp

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

6

Trang 14

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIẺN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG

DẠY HỌC CHỦ ĐÈ SÓ NGUYÊN MÔN TOÁN LÓP 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương trình giáo dục phố thông môn Toán (2018), được xây dựng với 4 quan điểm: bảo đảm tính tinh giảm, thiết thực, hiện đại; bảo đảm tính chỉnh thế, sự nhất quán và phát triển liên tục; bảo đảm tính tích hợp và phân hóa; bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt [6]

Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất [6]

Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Khai thác tốt những yếu tố liên môn nêu trên vừa mang lại hiệu quả với các bộ môn, vừa góp phần củng cố kiến thức môn Toán, cũng như góp phần rèn luyện cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiền

Chương trình môn Toán còn thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thồng qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học

Qua tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đa số cho rằng Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integration” với nghĩa: xác lập lại cái chung, cái toàn thề, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ Trong giáo dục, tích hợp có thể hiếu là sự hợp nhất giữa các loại hình kiến thức

và các môn học tương úng [3]

Tổ chức dạy học tích họp đang trở thành một xu thế dạy học hiện đại, nó đang được nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Trên thế giới tư tưởng dạy học tích họp bắt đầu từ thập kỷ 60 cùa thế kỷ

XX, theo đó vào tháng 9 - 1968, hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tố chức tại Varna (Bungari) với

sự bảo trợ của UNESCO [39]

Trên thế giới đă có nhiều nước áp dụng dạy học tích họp vào trường học đặc biệt là ở các quốc gia có nền Giáo dục phát triển như Canada, Anh Quốc, Nhật Bản,

7

Trang 15

Hoa Kỳ, mức độ tích hợp khá đa dạng, với mục tiêu ch ơng trình giáo dục tích hợp là hệ thống giảng dạy tích hợp đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan trọng của việc phát triến và ứng dụng kỹ năng được chú trọng, quá trinh dạy học tích họp này bao gồm việc dạy, học và kiểm tra đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng của học sinh phổ thông.

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

"Integrating Whole Number Operations into Real-World Contexts" của Steinle và Smith (2005): Nghiên cứu này tập trung vào việc tích họp các phép tính số nguyên vào các tình huống thực tế, như mua sắm, tài chính cá nhân và quản lý dự án [31]

"Integrating Mathematics and Real-World Contexts: The Case of Ratio and Proportion" của Lamon (2005): Nghiên cún này khám phá cách tích hợp khái niệm

tỷ lệ và tỉ lệ thành phần vào các bài toán và tình huống thực tế [32]

"The Development of Mathematical Problem Posing Skills through Mathematical Modeling Activities" của Sakai và Sumida (2017): Nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển kỹ năng đặt vấn đề toán học thông qua các hoạt động mô hình hóa toán học, giúp học sinh ứng dụng số nguyên vào các vấn đề thực tế [37]

"Teaching and Learning Fractions with Understanding: Developing Effective Instructional Approaches" của Watanabe (2012): Nghiên cứu này tìm hiếu cách

giảng dạy và học phân số một cách hiểu biết sâu sắc thông qua việc tích hợp các bài toán và tình huống số nguyên [33]

"Realistic Mathematics Education in Primary Schools: A Singapore Perspective" của Yeap (2018): Nghiên cứu này xem xét cách tích hợp giáo dục toán học thực tế trong các trường tiểu học, trong đó toán số nguyên được áp dụng vào các vấn đề và tình huống thực tế [34]

"Developing Numeracy through Realistic Mathematics Education" của Jones

và Utley (2013): Nghiên cứu này khám phá cách sử dụng giáo dục toán học thực tế

để phát triển khả năng tính toán và hiểu biết số nguyên của học sinh [35]

"Understanding Integer Understanding: A Review of the Literature" (Tác giả: Tina Grotzer, 2005): Công trình này tập trung vào việc nghiên cứu sự hiểu biết về số nguyên và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh Nó đề cập đến các khái niệm cơ

8

Trang 16

bản của số nguyên, các khó khăn mà học sinh thường gặp phải và các phương pháp giảng dạy hiệu quả [39].

"The Development of Integer Concepts and Understanding in Elementary School” (Tác giả: Robert s Siegler, 2004): Nghiên cứu này tập trung vào quá trình phát triển khái niệm và hiếu biết về số nguyên ở học sinh tiểu học Nó phân tích các giai đoạn phát triên và các khái niệm cơ bản như phép cộng, phép trừ và qưy tắc phân số [36]

"An Investigation of Students’ Difficulties with Arithmetic" (Tác giả: Patricia Ann Burger, 1986): Công trình này nghiên cứu các khó khăn và sai lầm thông thường mà học sinh gặp phải trong việc học toán, bao gồm cả số nguyên Nó đề xuất các phương pháp giảng dạy và chiến lược hồ trợ giúp học sinh vượt qua các khó khăn này [29]

Một số công trình nghiên cứu của Việt Nam:

"Áp dụng phương pháp dạy học tích họp trong môn toán số nguyên ở trường trung học phổ thông" của Nguyễn Thị Thu Hà (2017): Nghiên cứu này điều tra và đánh giá việc áp dụng phương pháp dạy học tích họp trong môn toán số nguyên ở trường trung học phổ thông, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập [14]

"Xây dựng tài liệu dạy học tích họp trong môn toán số nguyên" cúa Lê Văn Đông (2016), Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng tài liệu dạy học tích họp trong môn toán số nguyên dành cho giáo viên và học sinh, nhằm hỗ trợ việc áp dụng toán số nguyên vào các bài toán và tình huống thực tế [13]

"Nâng cao hiệu quả dạy học toán số nguyên thông qua việc tích họp công nghệ thông tin" của Trần Minh Thành (2015): Nghiên cứu này khám phá cách tích hợp công nghệ thông tin vào việc dạy và học toán số nguyên, nhằm tăng cường sự hứng thú và hiệu quả của quá trình giảng dạy [28]

"Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích họp để nâng cao hiệu quả giảng dạy chú đề số nguyên" của Nguyễn Thị Huyền Trang (2018): Nghiên cứu này tìm hiếu về việc áp dụng phương pháp dạy tích hợp trong việc giảng dạy chư đề

số nguyên ở học sinh lớp 6 và đánh giá hiệu quả của phương pháp này [26]

"Đánh giá hiệu quả giảng dạy và học tập chủ đề số nguyên trong sách giáo trình Toán lớp 6" của Nguyễn Thị Lan Anh (2020): Nghiên cứu này đánh giá hiệu

9

Trang 17

quả giảng dạy và học tập chủ đê sô nguyên trong sách giáo trình Toán lớp 6 dựa trên các tiêu chí như hiểu biết, khả năng áp dụng và quan điểm của học sinh [1].

"Nâng cao hiệu quả giảng dạy số nguyên thông qua việc sử dụng tư duy hình học" của Đặng Thị Diễm Trinh (2016): Nghiên cứu này khám phá việc sử dụng tư duy hình học trong giảng dạy số nguyên ở học sinh lóp 6 và đánh giá hiệu quả của phương pháp này [27]

1.2 Tích họp và dạy học tích hợp

1.2.1. Tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết họp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng; là sự thống nhất,sự hòa họp, sự kết họp” [18]

Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp Nội hàm khoa học khái niệm tích họp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau đẻ đưa tới một đối tượng mới như là một thế thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy

Tích họp có nguồn gốc La tinh là “integration”, với nghĩa lồng ghép, sát nhập, họp nhất, xác lập cái chung, cái toàn thế, cái thống nhất trên cơ sở nhũng bộ phận riêng lẻ

Theo nghĩa này, tích hợp hướng tới việc xem xét mỗi đối tượng như là một thể thống nhất cúa những nét bản chất nhất trên các thành phần, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy Hiểu như vậy, tích họp có hai tính chất cơ bản là liên kết và toàn vẹn Liên kết phải tạo thành một thực thế toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết họp Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp xếp các thành phần bên cạnh nhau

Khái niệm tích họp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Trong khoa học giáo dục, nó chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người qua sự kết họp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở các mức độ khác nhau, những kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc những hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất Sự kết hợp này dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của một môn học

10

Trang 18

Tích hợp trong giáo dục nhăm giúp HS nhận ra những điêu then chôt và môi liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống Việc khai thác họp lý, có ý nghĩa các mối liên hệ đó dẫn nguời học đến những phát kiến mới Quan điếm này cho phép phát triến nhiều loại hình hoạt động ở người học, tạo môi trường áp dụng nhừng điều

họ lĩnh hội được vào thực tiễn Nó còn cho phép tránh những trùng lắp gây lãng phí thời gian, tài chính và nhân lực Vì những lẽ đó, tích hợp đã trở thành một quan diêm giáo dục được thừa nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay

Quan điểm tích họp được thể hiện trước hết ở việc xây dựng chương trình và nội dung môn học Theo quan điểm này, người ta có thể tổ họp một số môn học hay lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống) thành một “môn học” mới, hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào nhừng nội dung vốn có của một môn học nào đó Chẳng hạn, chương trình giáo dục Việt Nam áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các lóp 4, 5 dự kiến sẽ có môn mới là Tìm hiểu xã hội trên

cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình trước đó cộng thêm một số vấn đề khác, đồng thời lồng ghép nội dung

Như vậy, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết họp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau cùa nhiều lĩnh vực đê giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau,

đó là tính liên kết và tính toàn vẹn Nhờ có tính liên kết mà có thể tạo nên một thực tế toàn vẹn trong đó không cần phân chia giữa các thành phần kết hợp Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau Không thề gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không

có sự liên kết, phối họp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống

ỉ.2.2 Dạy học tích hợp

ỉ.2.2.1 Khải niệm dạy học tích hợp

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018) “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,., thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong

11

Trang 19

học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng” [6].

Từ định nghĩa trên, ta có thế hiểu dạy học tích họp là một quan niệm dạy học giúp HS huy động các kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống

Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Điều đó cũng có nghĩa

là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống như các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực

Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong

đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỳ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống

Dạy học tích hợp phải được thế hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể gặp phải, vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em

Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triền cá nhân mỗi học sinh, giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có người dạy trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận thảo luận kiến thức, từ đó học sinh hứng thú nghiên cứu bài học, thích vận dụng vào thực tế

* Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợpĐơn môn: Còn gọi là tích hợp trong nội bộ môn học Ó dạng thức này, GV tập hợp các nội dung kiến thức ở các phần khác nhau trong môn học để xây dựng thành chủ đề Những nội dung này được tập họp dựa trên chức năng hoặc ý nghĩa

12

Trang 20

bản chất, khi mà chúng giúp giải quyết tương đối trọn vẹn một lớp các vấn đề có liên quan tới nhau.

Lồng ghép/ Liên hệ: Nội dung gắn với thực tiễn được kết hợp đưa và trình đà sẵn có của một môn học nào đó ví dụ như tích hợp bảo vệ môi trường, tiết kiệm và

sử dụng năng lượng hiệu quả được đưa vào nội dung của một số môn học như: Vật

lý, Hoá học trong chương trình hiện hành của nước ta Ớ đây, các mồn học vẫn được học một cách riêng rẽ nhưng GV có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung các môn học khác Dấu hiệu nhận biết dạng thức tích hợp này là GV vẫn sử dụng tên bài, tên tiết theo phân phối chương trình môn học, chỉ lồng ghép thêm một số kiến thức liên quan đến bài dạy hoặc liên

hệ kiến thức bài học sang môn khác Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ có cơ hội đế tổ chức dạy học lồng ghép

Vận dụng kiến thức liên môn: dạy học tích hợp mức độ liên môn tạo ra kết nối giữa các môn học Trong dạng thức tích họp này các nội dung dạy học xoay quanh một chủ đề, một vấn đề mà ở đó HS vận dụng một cách rõ ràng những kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau đề tìm hiếu, làm rõ vấn đề đó Dấu hiệu quan trọng đề nhận ra dạng thức này là trong quá trình dạy học đòi hởi HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết nhiệm vụ Các kiến thức trong loại hình này hầu hết đã được học ở các môn học riêng rẽ sau đó mới vận dụng trong chù đề hội tụ liên môn

Hòa trộn: Đây là cách tiếp cận ở cấp độ xây dựng chương trình, trong dạng thức này, việc học các kiến thức mới thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau được hòa trộn nhuần nhuyễn với nhau trong một môn học mới Danh giới giữa các kiến thức từng khoa học không còn tách bạch Ví dụ như đối với các lĩnh vực KHTN việc xây dựng môn KHTN ở mức độ hòa trộn sẽ được tiến hành bằng cách xây dựng trên các nguyên lí của KHTN chứ không tách bạch riêng rẽ đâu là kiến thức của khoa học vật lí, sinh học, hóa học nữa

Đe thực hiện được tích hợp ở mức độ này, cần sự hợp tác cíta các giáo viên đến từ các môn học khác nhau Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có sự hiếu biết sâu sắc về chương trình và đặt chương trình các môn học cạnh

13

Trang 21

nhau để so sánh, để tôn trọng những đặc trưng nhằm dẫn học sinh đạt đến những mục tiêu dạy học xác định, hướng tới việc phát triển năng lực.

Trong dạy học môn Toán chúng ta có thể hướng tới tổ chức dạy học tích họp trong nội bộ môn học và dạy học tích hợp liên mồn Quan điểm nội môn được thể hiện thông qua việc xoay quanh ba mạch kiến thức: số và Đại số; Hình học và Đo lường, Thống kê và Xác Suất Quan điểm liên môn cho phép việc phối hợp các nội dung, chủ đề hoặc kiến thức của Toán học với các môn học khác đế giải quyết một tình huống nhằm mang lại hiệu quả cho không chỉ môn Toán mà còn các môn học khác, ngoài ra còn góp phàn rèn luyện cho HS khả năng vận dụng Toán học vào thực tiễn Trong dạy học môn Toán, một trong những cách thức tố chức dạy học tích hợp liên môn đó là dạy học mô hình hoá toán học

Vận dụng dạy học tích hợp chủ đề số nguyên nhằm hướng tới hình thành ở học sinh nhừng năng lực rõ ràng, có dự tính trước như năng lực tự học, năng lực học tập hợp tác và những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình học tập suốt đời, giúp học sinh hòa nhập vào cuộc sống, đồng thời hướng tới một quá trình học tập có ý nghĩa

1.2.3 Quy trình xây dựng bài học tích hợp

Theo Nguyễn Thế Sơn, (2017), Xây dựng chủ đề tích họp trong dạy học môn Toán ở trường trung học phô thông” Quy trình để xây dựng CĐTH được thực hiện

qua các bước:

- Bước 1: Lựa chọn chú đề+ Xác định những vấn đề trong cuộc sống gần gũi với đối tượng HS có liên quan đến nội dung kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của họ đế xác định vấn

đề cần giải quyết trong chủ đề tích họp

+ Dựa trên vấn đề cần giải quyết, rà soát, thống kê lại trong chương trình, sách giáo khoa để tìm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học cùa chương trình hiện hành

+ Nêu tên cùa chủ đề

- Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyếtBao gồm các mục tiêu về: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lựchình thành ở HS

- Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

14

Trang 22

- Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đê: Giáo viên cân rà soát lại kiến thức, kĩ năng cần rèn luyện và năng lực cần hình thành cho học sinh thông qua chủ đề tích hợp.

- Bước 5: Xây dựng nội dung của chủ đề tích hợp Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, yếu tố tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp Khi xây dựng nội dung kiến thức ở chù đề cần xác định được kiến thức cần xây dựng, kiến thức đã học và kiến thức khoa học cần thông báo ở chủ đề

- Bước 6: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề Lựa chọn các PPDH tích cực

để thiết kế tiến trình dạy học từng nội dung kiến thức nhằm phát triển năng lực HS

- Bước 7: Tô chức dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Bằng cách xác định vấn đề cần giải quyết và kiến thức cần thiết, quy trình đảm bảo rằng chương trình học phù họp với trình độ và khả năng của học sinh Bước

1 cho phép bạn tìm các nội dung tương tự hoặc liên quan trong các môn học khác nhau, tạo điếm gắn kết giữa chúng và giúp học sinh thấy rằng kiến thức không hoàn toàn cách biệt giữa các môn Bước 4 giúp xác định mục tiêu dạy học cụ thế và mô tả

rõ những gì học sinh nên đạt được qua chủ đề tích hợp Bằng cách căn cứ vào yếu tố vùng miền và tâm sinh lí cùa học sinh (Bước 5), thề điều chỉnh chương trình đề phù họp với điều kiện cụ thể và tạo ra các hoạt động học tập thú vị và hiệu quả Bước 6 tập trung vào thiết kế tiến trình dạy học để phát triển năng lực của học sinh, đảm bảo rằng HS không chỉ thu thập kiến thức mà còn phát triến kỹ năng và thái độ Cần thiết Bước 7 đảm bảo rằng đánh giá không chỉ đo lường kiến thức mà còn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giúp cải thiện quá trình dạy học

Tóm lại, quy trình này đặt sự phát triển và học tập cúa học sinh ở trung tâm, tạo điều kiện cho HS học hởi và áp dụng kiến thức trong cuộc sống thực tế

1.3 Dạy học theo chủ đề

15

Trang 23

1.3.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề

Trên thế giới hiện nay, theo đánh giá của UNESCO, việc đổi mới nội dung chương trình và cách tiếp cận nội dung chuơng trình dạy học ở nhiều quốc gia đang

có xu hướng tích hợp theo chủ đề học tập và cách tiếp cận dạy học theo chủ đề cùng với sự tích hợp công nghệ vào dạy học đang được quan tâm, chú trọng một cách đặc biệt

Dạy học theo chủ đề (themes based learning) là sự kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn Trong dạy học theo chủ đề, GV sẽ xây dựng một nội dung dạy học thành một kết cấu chặt chẽ chứ không phải thành những bài học riêng lẻ HS phải tự tìm tòi những kiến thức thực tế liên quan đến nội dung học và vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề mà chủ đề học tập đặt ra

Dạy học theo chủ đề được chia thành hai loại là chu đề đơn môn và chù đề liên môn Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về

lí luận và thực tiễn dược đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó (tức là con đường tích họp từ những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tố/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung đế xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc

sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế cúa nhà trường

Dạy học theo chư đề là sự kết họp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bàng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghía thực tiễn

16

Trang 24

Dạy học theo chủ đê là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thê cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lóp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tống quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích họp với những vấn đề, nhừng thực hành gắn liền với thực tiễn.

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau Các

em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chi bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc

Dạy học theo chú đề ớ bậc THCS là sự cố gắng tăng cường tích họp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích họp vào nội dung những úng dụng kĩ thuật và đòi sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghía hơn, hấp dẫn hơn

Theo một số quan điếm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đối rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù họp với nó

Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chù đề tạo ra quá trình tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy

1.3.2 Đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề

Sự tập trung: Dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung vào một chủ đề cụ thể, nhờ đó họ có thể hiểu sâu về nội dung đó và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực đó

Tích họp kiến thức: Phương pháp này thường liên kết các khía cạnh khác nhau của một chủ đề để giúp học sinh thấy được sự tương quan và áp dụng kiến thức vào nhiều ngữ cảnh khác nhau Điều này giúp tăng cường sự nhớ và hiểu bài học

17

Trang 25

Học tập sâu: Thay vì chỉ nắm bắt thông tin bề ngoài, dạy học theo chủ đề khuyến khích học sinh nghiên cứu và khám phá sâu hơn về chủ đề Điều này giúp họ phát triến khả năng phân tích, suy luận và sáng tạo.

Tính thực tiễn: Dạy học theo chủ đề thường tập trung vào các vấn đề thực tế

và áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Điều này giúp học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học trong thực tế

Phát triển kỹ năng mềm: Học tập theo chủ đề không chỉ tăng cường kiến thức chuyên môn mà còn phát triến các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề

Khám phá cá nhân: Phương pháp này cho phép học sinh khám phá và phát triển sở thích cá nhân trong lĩnh vực chủ đề quan tâm Điều này có thể tạo ra niềm dam mê và hứng thú trong quá trình học tập

1,3,3. Dạy học tích hợp gắn vởi thực tiễn hoạt động trải nghiệm

Học tích hợp gắn với thực tiễn là một phương pháp giáo dục nhằm kết hợp kiến thức học thuật với ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày Phương pháp này tập trung vào việc áp dụng kiến thức đã học vào các tinh huống thực tế, từ đó

giúp học sinh hiêu sâu hơn vê vân đê và phát triên kỹ nàng thực hành

Một số nguyên tắc cơ bản để dạy học tích hợp gắn với thực tiễn:

Xác định mục tiêu học tập: Trước khi bát đàu, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu học tập mà học sinh sẽ đạt được thông qua việc kết hợp lý thuyết với thực tiễn Điều này giúp tập trung vào những kỹ năng cần phát triển và áp dụng vào tình huống thực tế cụ thể

Xây dựng kế hoạch học tập: Giáo viên cần xây dựng kế hoạch học tập chi tiết, bao gồm các hoạt động và tài liệu thực tế mà học sinh sể sử dụng đế áp dụng kiến thức Kế hoạch này nên liên kết chật chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những tình huống thực tế mà học sinh có thế gặp phải trong đời sống hàng ngày

Sử dụng phương pháp học hoạt động: Thay vì tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp, giáo viên nên tạo ra các hoạt động thực tế và tương tác

để học sinh có thể áp dụng kiến thức vào thực tế Các hoạt động như nghiên cứu, thảo luận nhóm, giảng dạy đồng nghiệp hoặc thực tập có thế được sử dụng đế thúc đẩy sự tương tác và ứng dụng kiến thức

18

Trang 26

Sử dụng tài liệu thực tế: Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu thục tế nhu báo chí, tài liệu nghiên cứu, tài liệu từ doanh nghiệp hoặc các tài liệu tham khảo khác liên quan đến lĩnh vực học tập.

Thúc đẩy vận dụng kiến thức: Mục tiêu của học tích hợp gắn với thực tiễn là khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế Giáo viên có thể đặt câu hởi, gợi ý, hoặc yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tế bằng cách sử dụng kiến thức đã học Điều này giúp học sinh hiểu rõ hon về ý nghĩa và tác động của kiến thức trong cuộc sống hàng ngày

Tạo cơ hội thực hành: Học sinh cần có cơ hội thực hành những kỹ năng và kiến thức mà họ đã học Giáo viên có thế tổ chức các hoạt động như thực tập, dự án, hoặc bài tập thực tế để học sinh có thể áp dụng và rèn luyện kỹ năng trong một môi trường thực tế

Liên kết đa ngành: Dạy học tích họp gắn với thực tiễn thường liên kết các lĩnh vực và môn học khác nhau Việc kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau giúp học sinh nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và phát triển khả năng tư duy sáng tạo Giáo viên có thề sử dụng phương pháp dạy chuyên đề hoặc tồ chức các hoạt động đa môn học để thúc đẩy sự kết họp giữa các môn học

Phản hồi và đánh giá: Giáo viên cần cung cấp phản hồi đúng lúc và đánh giá công bằng về sự vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh Phản hồi giúp học sinh nhận biết và cải thiện những khía cạnh cần phát triển, trong khi đánh giá giúp đo lường mức độ thành công của quá trình học tập và áp dụng kiến thức vào thực tế

1.4 Chủ đề số nguyên trong chương tình môn toán lớp 6 và tiềm năng

dạy học tích họp

1.4.1. Mục tiêu cụ thể môn Toán THCS chương trình GDPT 20Ì8

Môn Toán cấp THCS nhàm giúp học viên đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tính toán ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản và thiết thực nhất trong cuộc sống; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngừ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán

19

Trang 27

học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: - số

và phép tính: số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập họ'p

số đó

- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phắng và hình khối trong thực tiễn, nhận biết đồ vật trong thực tiễn để thống nhất khái niệm trong toán học; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng)

ỉ 4.2 Đặc điếm môn toán lớp 6

Môn Toán lớp 6 thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất

cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày

Môn toán 6 tiếp tục phát triển các kiến thức và kỹ năng toán học đã được học

ở toán 5, như các phép tính cơ bản, đơn vị đo lường, số học, hình học cơ bản, và luyện tập thêm các bài tập tương ứng Môn toán 6 giới thiệu các khái niệm mới như phân số, tỷ số, tỷ lệ, phần trăm và đơn vị đo lường phố biến khác như độ dài, diện tích, thể tích và khối lượng Học sinh được làm quen và sử dụng các khái niệm này

để giải quyết các bài toán Tập trung vào việc áp dụng kiến thức toán học vào các bài toán thực tế Học sinh được rèn kỹ năng phân tích vấn đề, xác định thông tin quan trọng, chọn phương pháp giải quyết phù hợp và trình bày kết quả

Luyện tập các kỹ năng tính toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, và các phép tính với phân số Học sinh Cần nắm vững các quy tắc tính toán và áp dụng chúng đế giải quyết các bài tập

20

Trang 28

Tập trung vào hình học căn bản, bao gồm các khái niệm về đường thắng, góc,

đa giác, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác và hình tròn Học sinh Cần hiểu và áp dụng các định nghĩa, tính chất và quy tắc liên quan đến các hình học này

Luyện tập, phát triển tư duy logic của học sinh Học sinh được khuyến khích suy luận, phân tích, so sánh và tìm ra quy tắc tổng quát

Mục tiêu môn Toán ở chương trình giáo dục phố thông mới lớp 6 sẽ giúp các bạn học sinh: • •

- Hình thành và phát triền năng lực Toán học

- Đảm bảo kiến thức và kỹ năng Toán học

- Hiểu biết về ngành nghề môn ToánTrong chương trình môn Toán lóp 6 sách Cánh diều, học sinh cần nắm được khái quát các đơn vị kiến thức được học để có kế hoạch học tập và ôn luyện hiệu quả Ớ học kì 1, học sinh sẽ học số tự nhiên (mở rộng tìm hiếu về các khái niệm, thuật ngữ mới so với kiến thức bậc Tiểu học); số nguyên (mảng kiến thức mới, được

áp dụng rất nhiều trong đời sống thực tiễn); hình học trực quan (nắm được các đặc điểm về các yếu tố của hình học như cạnh, góc, đường chéo ) Ờ học kì II, học sinh

sẽ học thống kê - xác suất; phân số và thập phân; hình học phẳng

Nội dung chủ đề số nguyên ở THCS (Chương ưinh Toán 6 - sách Cánh Diều)Bài 1: Số nguyên âm

Bài này giới thiệu về khái niệm số nguyên âm, tức là các số nhỏ hơn 0

Học sinh học cách đọc và viết các số nguyên âm, nắm vững cấu trúc và ý nghĩa của chúng trên trục số

Bài 2: Tập hợp các số nguyênBài này giúp học sinh hiểu rõ tập hợp các số nguyên bao gồm số 0, số nguyên dương và số nguyên âm

Học sinh học cách phân loại số nguyên vào các tập hợp tương ứng

Bài 3: Phcp cộng các số nguyênBài này giải thích quy tắc cộng các số nguyên, bao gồm cả việc cộng số dương với số dương, số âm với số âm và số âm với số dương

Học sinh thực hành cộng các số nguyên sử dụng quy tắc đã học

21

Trang 29

Bài 4: Phép trừ sô nguyên Quy tàc dâu ngoặcBài này trình bày cách thực hiện phép trừ giữa các số nguyên.

Học sinh học cách sử dụng quy tắc dấu ngoặc khi thực hiện các phép trừ

Bài 5: Phép nhân các số nguyênBài này giải thích quy tắc nhân các số nguyên, bao gồm cả việc nhân số dương với số dương, số âm với số âm và số âm với số dương

Học sinh thực hành nhân các số nguyên sử dụng quy tắc đà học

Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyênBài này giới thiệu khái niệm chia hết và quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên Học sinh học cách kiếm tra một số nguyên có chia hết cho một số nguyên khác hay không

Trong toán học, số nguyên được định nghĩa một cách thông dụng là một số có thể được viết mà không có thành phần phân số

1,4,3, Nội dung chủ đề sỏ nguyên trong chương trình môn toán lớp 6 và tiềm năng phát triển năng lực cho học sinh

Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho lớp 6 thể hiện như sau:

Năng lựcduy lập

luận • • toán học •thể hiện

qua việc:

- Thực hiện được các thao • • •

tác tư duy như: so sánh,

- Chỉ ra được chứng cứ, lí

lẽ và biết lập luận hợp lí

trước khi kết luận •

- Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

- Giải thích hoặc điều

chỉnh được cách thức giải

- Nôu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề Chứng minh được mệnh đề toán học không quá

22

Trang 30

quyết vấn đề về phương

diện toán học • •

phức tạp

Năng lực mô hình hoả

toán học thể hiện qua

- Giải quyết được những

vấn đề toán học trong mô

được mô hình nếu cách •

giải quyết không phù họp

- Thê hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tính đúng đắn của lời giải

Năng lực giải quyết vấn

đề toán học thể hiện qua

việc: •

- Nhận biết, phát hiện

được vấn đề cần giải quyết

bằng toán học

- Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

- Lựa chọn, đề xuất được

Trang 31

công cụ và thuật toán) để

giải quyết vấn đề đặt ra

- Đánh giá được giải pháp

đề ra và khái quát hoá

được cho vấn đồ tương tự

- Giải thích được giải pháp đã thực hiện

Nấng lực giao tiếp toán học thể hiện qua

việc: •

- Nghe hiểu, đọc hiểu và

ghi chép được các thông

tin toán học càn thiết được • •

trình bày dưới dạng văn

bản toán học hay do người

khác nói hoặc viết ra

- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết) Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết)

- Trình bày, diễn đạt (nói

hoặc viết) được các nội

dung, ý tưởng, giải pháp

toán học trong sự tương

tác với người khác (với

yêu cầu thích hợp về sự

đầy đủ, chính xác)

- Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tương, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác)

- Sử dụng được hiệu quả

toán học trong sự tương

tác (thảo luận, tranh luận)

- Sử dụng được ngôn ngừ toán học kết họp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận

24

Trang 32

với người khác.

- Thề hiện được sự tự tin

khi trình bày, diễn đạt, nêu

câu hỏi, thảo luận, tranh

luận các nội dung, ý tưởng

liên quan đến toán học

- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong một số tình huống không quá phức tạp

Năng lực sử dụng công

cụ, phương tiện học toán

thể hiện qua việc:

- Nhận biết được tên gọi,

tác dụng, quy cách sử dụng,

cách thức bảo quản các đồ

dùng, phương tiện trực quan

thông thường, phương tiện

khoa học công nghệ (đặc

biệt là phương tiện sử dụng

công nghệ thông tin), phục

vụ cho việc học Toán

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phưong tiện học toán (mô hình hình học phẩng và không gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ, )

- Sử dụng được các công

cụ, phương tiện học toán,

đặc biệt là phương tiện

- Sử dụng được máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương tiện

Trang 33

A 9 y r

Tiêm năng phát triên năng lực cho học sinh trong chủ đê "Sô nguyên" trong chương trình môn Toán lớp 6:

Hiểu về sự tuơng quan giữa các số nguyên: Chuông trình giúp học sinh hiểu

rõ hon về sự tương quan giữa các số nguyên trên trục số Học sinh học cách sắp xếp

và so sánh các số nguyên dựa trên giá trị tuyệt đối và vị trí trên trục số Điều này phát triển khả năng cảm nhận số học và logic cùa học sinh Qua chương trình này, học sinh được đào tạo để hiểu sâu hon về mối quan hệ giừa các số nguyên trên trục số

Họ học cách sắp xếp và so sánh các số nguyên bằng cách sử dụng giá trị tuyệt đối và

vị trí trên trục số Điều này giúp phát triển khả năng cảm nhận số học và logic của học sinh Có thể áp dụng kiến thức này để xác định các số nguyên lớn nhỏ, so sánh khoảng cách giữa các số và hiểu sự liên quan giữa các số nguyên trong các bài toán thực tế

Xử lý các phép toán số nguyên: Chương trình môn Toán lớp 6 giới thiệu và thực hành các phép toán cơ bản như cộng, trừ, nhân và chia với số nguyên Học sinh được rèn luyện khả năng tính toán và thực hành các quy tắc phép toán đặc biệt của số nguyên Qua việc rèn luyện khả năng tính toán và áp dụng quy tắc phép toán đặc biệt của số nguyên, học sinh có thế làm quen với các tính chất riêng của số nguyên như đối xứng hay phân phối Điều này giúp họ phát triển khả năng tính toán chính xác và hiểu rồ hơn về cách thức hoạt động của các phép toán số nguyên

Áp dụng kiến thức vào bài toán thực tế: Chương trình môn Toán tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức về số nguyên vào giải quyết bài toán thực tế Điều này giúp HS phát triến khả năng vận dụng, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn

đề tư duy logic trong việc áp dụng các khái niệm số nguyên vào thực tế HS có thể

sử dụng số nguyên để mô hình hóa và giải quyết các vấn đề về tiền tệ, nhiệt độ, thời gian và khoảng cách Qua việc thực hành giải quyết bài toán, học sinh cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo

Nâng cao kỹ năng tư duy toán học: Học sinh được khuyến khích suy luận và giải thích các quy tắc, tính chất của số nguyên thông qua các bài tập và bài toán HS được đặt vào các tình huống thách thức, yêu cầu suy nghĩ logic và áp dụng kiến thức

đã học để đưa ra giải pháp Qua việc phải giải thích và luận giải, học sinh phát triển

kỹ năng tư duy toán học, khả năng suy luận và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

26

Trang 34

Xây dựng nên tảng cho lớp học toán tiêp theo: Chương trình môn Toán lóp 6 cung cấp nền tảng vững chắc cho các khái niệm và phép toán liên quan đến số nguyên Điều này chuẩn bị cho học sinh để tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng toán học trong các lớp học tiếp theo.

1,4,4, Nội dung chủ đề số nguyên trong chương tình môn toán lớp 6 và

hội • thực hiện• • dạy • ✓ học • tích hợp 9 A

Từ nội dung chủ đề "Số nguyên" trong chuông trình môn Toán lớp 6, có thể phân tích cơ hội thực hiện dạy học tích hợp như sau:

Tích hợp Toán và Ngôn ngừ: Giáo viên có thể kết hợp giảng dạy số nguyên

với việc phát triền kỹ năng ngôn ngữ của học sinh Họ có thể yêu cầu học sinh viết các câu văn hoặc đoạn văn mô tả các khái niệm số nguyên, giải thích các quy tắc và tính chất, hoặc trình bày cách giải quyết các bài toán số nguyên Điều này giúp củng

cố kỹ năng viết và hiều ngôn ngữ của học sinh

với các khái niệm khoa học Ví dụ, học sinh có thể tìm hiếu về nhiệt độ và sử dụng

số nguyên để biểu diễn các giá trị dương và âm trong các đo đạc nhiệt độ Điều này giúp học sinh áp dụng kiến thức số nguyên vào các bài toán thực tế và khám phá mối quan hệ giữa Toán học và khoa học

cụ đồ họa để hỗ trợ học sinh hình dung và hiểu khái niệm số nguyên Học sinh có thể thực hiện các hoạt động vẽ biểu đồ trên trục số, tạo các sơ đồ hoặc biểu đồ trực quan

để biểu diễn quy tắc và tính chất của số nguyên Điều này giúp học sinh kết hợp Toán học với công nghệ và phát triển kỹ năng đồ họa

Tích họp Toán và Thực tế: Giáo viên có thể tạo các tình huống thực tế trong

việc giảng dạy số nguyên Học sinh có thể áp dụng kiến thức số nguyên để giải quyết các bài toán liên quan đến tình huống hàng ngày, ví dụ như tính toán tiền tệ, đo lường nhiệt độ, hoặc phân loại các số liệu Điều này giúp học sinh nhận thức về ý nghĩa và ứng dụng của số

Cơ hội thực hiện dạy học tích hợp chủ đề "Số nguyên" giữa môn Toán và các môn lịch sử, địa lý và công nghệ trong chương trình lóp 6 có thế mang lại nhiều lợi ích về mặt học thuật và áp dụng thực tiễn, cụ thể như sau:

27

Trang 35

Lịch sử và Địa lý với Toán: Từ nội dung kiên thức môn Lịch sử và Địa lỷ 6, Bài 3: Thời gian trong lịch sử Trong môn học tích hợp giữa Toán và Lịch sử & Địa

lỷ, HS sẽ học cách kết hợp kiến thức về tính toán thời gian từ môn Lịch sử và Địa lý với các kỹ năng toán học đề hiểu và vận dụng mạch lạc trong thực tiễn

Bằng cách áp dụng các phép tính toán, HS có thế tính toán các khoảng thời gian giữa các sụ kiộn lịch sử, đồng thời vẽ biốu đồ thời gian đế trực quan hóa sụ diễn biến của thời gian qua các sự kiện đó Điều này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn

về lịch sử, mà còn phát triến kỹ năng tính toán và biếu diễn dữ liệu một cách hợp lý

Ví dụ, HS có thể tính toán số năm giữa hai sự kiện lịch sử bằng cách sử dụng phép trừ giữa năm kết thúc của sự kiện đầu tiên và năm bắt đầu của sự kiện thứ hai Sau đó, họ có thể sử dụng kỹ năng vẽ biểu đồ để biểu diễn mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện này Qua việc tích hợp môn Toán vào môn Lịch sử và Địa lý HS có thế áp dụng kiến thức cùa mình vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả hơn

Trong việc tích hợp môn Toán với môn Công nghệ trong bài 6 về ” Bài 6: Dự

án Bữa ăn kết nối yêu thương ” của lớp 6, HS sẽ học cách áp dụng các khái niệm toán học vào việc quản lỷ và phân tích chi tiêu hàng ngày khi tính toán sơ bộ được dinh dường, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình Hay với Bài 5: “Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn “ môn công nghệ lớp 6 sách kết nối tri thức, qua bài học ngoài việc củng cố kiến thức môn toán học sinh được cung cấp thêm về kiến thức bảo quản thực phấm đồng lạnh, từ đó biết điều chĩnh nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn trong tú lạnh nhà mình một các họp vệ sinh, đảm bảo dinh dường có trong các loại đồ ăn

Thông qua môn Toán, HS có thể áp dụng các kỹ năng tính toán đế đo lường,

so sánh và phân tích các khoản chi tiêu trong gia đình HS có thế tính toán tổng số tiền đã chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định, so sánh các khoản chi tiêu khác nhau, tính tỷ lộ phần trăm cúa mồi khoản chi tiêu so với tống số tiồn đà chi, và dự đoán và lập kế hoạch cho các chi tiêu trong tương lai

Tích hợp giừa Toán và Công nghệ, HS có thể phân tích và quản lý chi tiêu trong gia đình khi mua sắm thực phấm một cách thông minh và hiệu quả hơn, từ đó phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ khi còn ở tuổi học sinh

28

Trang 36

Việc tích hợp các môn này cung câp cho học sinh cơ hội áp dụng kiên thức Toán vào các bối cảnh thực tế, giúp họ hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau và phát triển kỳ năng tư duy sáng tạo và phân tích.

Một số yêu cầu cần đạt khi tích họp môn Toán với môn lịch sử và địa lí 6 vàmôn công nghệ 6:

- Biết cách đọc và ghi các mốc thời gian trong lịch sử

Bài 1: Hệ thông kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí

Bài 3: Tỉ lệ bản đồ Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lê bản đồ

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

- Biêt được kinh tuyên, vĩ tuyên, kinh tuyên gôc,

- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

- Xác định được đặc diêm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới

nôi yêu thương

sử dụng đô bảo quản thực phâm

- Tính toán sơ bộ được dinh dường, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia dinh

Trang 37

1.5.1 Giáo viên vói việc dạy học tích hợp trong dạy học chủ đê sô nguyên môn toán lớp 6

1.5 ỉ.2 Nội dung khảo sát

- Đối với GV: phỏng vấn và làm phiếu điều tra gồm 7 câu hỏi (câu hởi đánh giá mức độ cần thiết, câu hỏi có đáp án để lựa chọn và dạng câu hỏi mở)

ỉ 5 ỉ.3 Ket quả khảo sát giáo viên

Đe nâng cao chất dạy và học chủ đề số Nguyên- môn Toán lớp 6 tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của giáo viên với các nội dung sau:

Bảng 1. ỉ. Nhận thức của giáo viên về mục tiêu cụ thể môn Toán THCS

theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

STT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

Rất cần thiết

Cần thiết

ít cần thỉết

Không cần thiết

1 Góp phần hình thành và phát triển

năng lực toán học

5 50%

5 50%

0 0%

0 0%

2

Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: Số và phép tính: số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó

6 60%

4 40%

0 0%

0 0%

3

Hỗ trợ các môn học như tổ hợp các môn khoa học Tự nhiên, hỗ trợ các hoạt động thường ngày của người học trong lao động và sản xuất

6 60%

4 40%

0 0%

0 0%

30

Trang 38

Bảng sô liệu này cho thây nhận thức của giáo viên vê mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 Dựa trên các mức độ thực hiện, có thể nhận thấy rằng:

Góp phần hình thành và phát triền năng lực toán học: Tất cả giáo viên đều đánh giá điều này là rất cần thiết, cho thấy sự nhất quán trong nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu này

Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu: Đa số giáo viên (60%) đánh giá mức độ thực hiện này là cần thiết Tuy nhiên, cũng có một số giáo viên (40%) cho rằng nó ít càn thiết Điều này có thể là do sự đa dạng trong cách tiếp cận và hiểu biết về mức độ quan trọng của kiến thức và kĩ năng cơ bản trong môn Toán

Hỗ trợ các môn học khác và các hoạt động hàng ngày: Tương tự như mục tiêu thứ hai, phần lớn giáo viên đánh giá rằng điều này là cần thiết (60%), trong khi một phần nhở cho rằng nó ít cần thiết (40%)

Tống quan, bảng số liệu này cho thấy sự nhất quán trong việc nhận thức về mục tiêu góp phần hình thành và phát triền năng lực toán học Tuy nhiên, còn sự đa dạng trong cách giáo viên đánh giá mức độ quan trọng của kiến thức và kĩ năng cơ bản trong môn Toán cũng như việc hỗ trợ các môn học khác và hoạt động hàng ngày của học sinh Điều này có thể tạo ra cơ hội đế thảo luận và phát triển hiểu biết chung

về mục tiêu dạy học môn Toán trong các trường THCS

Bảng 1.2.NỘÌ dung chương số Nguyên (Toán lởp 6) nội dung khó đỏi

với học sinh theo đảnh giá của GV

Dựa trên bảng đánh giá của giáo viên vê mức độ khó cùa nội dung chương

"Số Nguyên" trong môn Toán lớp 6, ta có nhận xét sau:

Rất khó: 40% số giáo viên cho rằng nội dung này rất khó Điều này cho thấy

có một phần tương đối lớn giáo viên cảm thấy nội dung này đối với học sinh là khó hiểu và khó tiếp cận

31

Trang 39

Khó: 30% sô giáo viên đánh giá nội dung này là khó Điêu này cho thây một phần nhở hơn so với trường hợp trên cảm thấy nội dung này khó, nhưng vẫn có một

số giáo viên cảm thấy nội dung này đòi hỏi sự nồ lực và hiếu biết cao hơn của học sinh

Bình thường: 30% số giáo viên cho rằng nội dung này có độ khó bình thường Điều này có thể cho thấy một số giáo viên cảm thấy nội dung này tương đối hợp lý

và có thê giảng dạy và học tốt trong phạm vi chương trình lớp 6

Bảng CJ 1.3. Bảng o thốngO sự hứng thủ Ư của học sinh vởi việc học nội• • dungochương số Nguyên theo đảnh giả của GV

30% số số GV cho rằng học sinh có mức độ hứng thú bình thường Điều này cho thấy một phần nhỏ học sinh không cảm thấy quá hứng thú hoặc không thích học nội dung này, nhưng cũng không hoàn toàn không quan tâm

Tới 50% số học sinh được đánh giá là không hứng thú với nội dung chương

"Số Nguyên" Điều này cho thấy có một số lượng đáng kể học sinh không cảm thấy quan tâm, không tìm thấy hứng thú và có thế gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu nội dung này

Nhìn chung, tỷ lệ học sinh không hứng thủ (50%) với nội dung chương "Số Nguyên" cao hơn so với tỷ lệ học sinh hứng thú (20%) Điều này có thế đòi hỏi giáo viên phải tìm cách tạo động lực và sự thú vị trong quá trình giảng dạy để làm tăng sự hứng thú và hiệu quả học tập cùa học sinh đối với nội dung này

Bảng 1.4. Thống sử dụng phương pháp dạy học đế dạy nội dung chương

Số Nguyên của GV

1 Thuyết trình giảng giải 3/10 30%

2 Vận dụng một phương pháp 3/10 30%

32

Trang 40

dạy học tích cực nào đó (Vấn đáp, tích họp, nêu vấn đề )

Phương pháp vận dụng một phương pháp dạy học tích cực nào đó (vấn đáp, tích hợp, nêu vấn đề ) cũng được sử dụng bởi 3/10 (30%) số lượng ý kiến Đây có thể là phương pháp tương tác, khuyến khích sự tham gia của học sinh và áp dụng các phương pháp học tích cực khác nhau đế giúp học sinh hứng thú và hiếu bài tốt hơn

Phương pháp đổi mới cải tiến phương pháp dạy học được sử dụng bởi 4/10 (40%) số lượng ý kiến Đây có thể là việc áp dụng các phương pháp mới, sáng tạo để giảng dạy chương số Nguyên Tỷ lệ này khá cao, cho thấy nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và tìm kiếm nhừng phương pháp dạy học hiệu quả hơn

Bảng 1,5, Dạy học tích hợp vị trí như thế nào trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Toán nói riêng.

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học tích hợp được coi là quan trọng bởi 40% số lượng ý kiến trong bảng cho biết điều này Điều này có nghĩa là việc tích họp nhiều phương pháp, kiến thức và kỹ năng trong quá trình dạy học được đánh giá cao và coi là một yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu quả của quá trình giảng dạy

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm, Dạy học tích họp ở trường Trung học cơ sở- Trung học phô thông, Nxb Đại học Su phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích họp ở trường Trung học cơ sở- Trung học phô thông
Nhà XB: Nxb Đại học Su phạm
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tập huấn về dạy học tích hợp ở trường phô thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Dạy học tích hợp liên môn, Tài liệu tập huấn (lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp liên môn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giảo dục phô thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư số 32/20218/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giảo dục phô thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư số 32/20218/TT-BGDĐT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2018
7. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương (2014), Dạy học tích họp - Phương thức phát triển năng lực học sinh, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên, tr.23-28, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích họp - Phương thức phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương
Năm: 2014
8. Nguyễn Văn Biên, (2015), Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Tạp chỉ Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60(2), tr.61-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chỉ Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Biên
Năm: 2015
9. Nguyễn Văn Cường (2017), Dạy học tích hợp, tích hợp và phát triển chương trình dạy học, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2017
11. Nguyền Anh Dũng, Đào Thái Lai, (2013), Đề xuất phương án tích họp và phân hoá trong chương trình giáo dục phố thông sau năm 2015, Tạp chỉ giáo dục, số 301, tr. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chỉ giáo dục
Tác giả: Nguyền Anh Dũng, Đào Thái Lai
Năm: 2013
12. Nguyễn Anh Dũng (2015), Phương ản thực hiện quan điểm tích hợp trong phát trỉên Chương trình Giảo dục phô thông Việt Nam giai đoạn sau 2015,Đề tài B2011-37-07NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ản thực hiện quan điểm tích hợp trong phát trỉên Chương trình Giảo dục phô thông Việt Nam giai đoạn sau 2015
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Năm: 2015
14. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), "Áp dụng phương pháp dạy học tích họp trong môn toán số nguyên ở trường trung học phô thông", NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp dạy học tích họp trong môn toán số nguyên ở trường trung học phô thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2017
15. Trần Bá Hoành, (2002), Dạy học tích họp, http:// ioer.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích họp
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 2002
16. Đỗ Xuân Hội (2016), Chương trình Giảo dục phô thông và sách giảo khoa biên soạn theo hưởng tích hợp, Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về “Tích họp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phảt triển năng lực (Môn Tiếng Việt)”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giảo dục phô thông và sách giảo khoa biên soạn theo hưởng tích hợp, Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về “Tích họp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phảt triển năng lực (Môn Tiếng Việt)”
Tác giả: Đỗ Xuân Hội
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
17. Đào Thị Mỹ (2018), Tích hợp tri thức toán với vật lí trong dạy học môn Toán ở trường trung học phô thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp tri thức toán với vật lí trong dạy học môn Toán ở trường trung học phô thông
Tác giả: Đào Thị Mỹ
Năm: 2018
18. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức 19. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt," NXB Hồng Đức19. Quốc hội (2019), "Luật Giáo dục
Tác giả: Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức 19. Quốc hội
Nhà XB: NXB Hồng Đức19. Quốc hội (2019)
Năm: 2019
20. Nguyễn Thế Sơn (2017), Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn toán ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn toán ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thế Sơn
Năm: 2017
21. Cao Thị Thặng, Lương Việt Thái, Nấn đề tích họp trong việc phát triền Chương trình Giáo dục phô thông các môn học ớ trường phô thông Việt Nam, Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấn đề tích họp trong việc phát triền Chương trình Giáo dục phô thông các môn học ớ trường phô thông Việt Nam
22. Đồ Đức Thái (chủ biên) 2021, Toán 6 tập 1, Cánh diều, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 6 tập 1
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
23. Đỗ Hương Trà (2015), Nghiên cứu dạy học tích họp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tố chức dạy học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN-. Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, (1) Tr.44-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN-
Tác giả: Đỗ Hương Trà
Năm: 2015
24. Đỗ Ngọc Thống (2016), Tích hợp trong Chương trình Giáo dục phô thông mới, Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về ‘Xích hợp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực (Môn Tiếng Việt)”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong Chương trình Giáo dục phô thông mới, Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về ‘Xích hợp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực (Môn Tiếng Việt)”
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
25. Nguyễn Thị Huyền Trang (2018), Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích họp để nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề số nguyên, Tạp chỉ Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chỉ Khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình được thiết lập. - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
nh được thiết lập (Trang 30)
Bảng  1.  ỉ.  Nhận  thức của giáo  viên  về  mục  tiêu  cụ  thể  môn Toán  THCS  theo chương trình giáo  dục phổ  thông  2018 - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
ng 1. ỉ. Nhận thức của giáo viên về mục tiêu cụ thể môn Toán THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 37)
Bảng sô liệu này cho thây nhận thức của giáo viên vê mục tiêu dạy học môn  Toán ở các trường THCS theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng s ô liệu này cho thây nhận thức của giáo viên vê mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (Trang 38)
Bảng 1.4.  Thống  kê  sử dụng  phương  pháp  dạy  học  đế  dạy  nội  dung chương - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.4. Thống kê sử dụng phương pháp dạy học đế dạy nội dung chương (Trang 39)
Bảng sô liệu trên thê hiện thông kê vê sử dụng phương pháp dạy học đê dạy  nội dung chương số Nguyên của giáo viên - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng s ô liệu trên thê hiện thông kê vê sử dụng phương pháp dạy học đê dạy nội dung chương số Nguyên của giáo viên (Trang 40)
Bảng  1,5,  Dạy  học  tích  hợp  có  vị trí như  thế nào  trong  quá trình  dạy  học nói chung và  quá  trình dạy  học  môn  Toán nói riêng. - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
ng 1,5, Dạy học tích hợp có vị trí như thế nào trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Toán nói riêng (Trang 40)
Bảng 1.6. Bảng ơ oơ   thống  kê  về •  việc  •  thực •  hiện các hoạt  • • ơ động  trong một  ơ  •  tiết • học của GV - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.6. Bảng ơ oơ thống kê về • việc • thực • hiện các hoạt • • ơ động trong một ơ • tiết • học của GV (Trang 41)
Bảng này thê hiện ý kiên cùa người tham gia vê việc vận dụng Dạy học tích  hợp (dạy học tích hợp) trong mồn Toán. - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng n ày thê hiện ý kiên cùa người tham gia vê việc vận dụng Dạy học tích hợp (dạy học tích hợp) trong mồn Toán (Trang 42)
Bảng cho thây răng 50% sô học sinh đánh giá chủ đê "Sô nguyên" là khó.  Điều này cho thấy có một số khó khăn đối với học sinh trong việc nắm vững và hiểu  chủ đề này - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng cho thây răng 50% sô học sinh đánh giá chủ đê "Sô nguyên" là khó. Điều này cho thấy có một số khó khăn đối với học sinh trong việc nắm vững và hiểu chủ đề này (Trang 44)
Bảng 1.8. Thống  kê  mức  độ  khó của  chủ  đề số nguyên  (Toán lớp 6)  theo - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.8. Thống kê mức độ khó của chủ đề số nguyên (Toán lớp 6) theo (Trang 44)
Bảng ỉ.  11.  Bảng  thống  kê nhũng nhũng mức độ  hoạt động của  HS trong  giờ  học chủ đề Số nguyên  (Toán 6) - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
ng ỉ. 11. Bảng thống kê nhũng nhũng mức độ hoạt động của HS trong giờ học chủ đề Số nguyên (Toán 6) (Trang 45)
Bảng  1.10.  Những  kiến  thức  của  chủ đề số nguyên  có ừng  dụng  nhiều - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
ng 1.10. Những kiến thức của chủ đề số nguyên có ừng dụng nhiều (Trang 45)
Bảng 3.2.  Kết  quả học  tập môn  toán  học kì  I của  HS  hai  lớp 6A, 6B - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 3.2. Kết quả học tập môn toán học kì I của HS hai lớp 6A, 6B (Trang 99)
Hình ảnh trục số trong SGK: bắt đầu từ vị trí số - - dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề số nguyên môn toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
nh ảnh trục số trong SGK: bắt đầu từ vị trí số - (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN