1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nồ lực và cố gắng hết mình nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dần, chi bảo, khích lệ và tạo điều kiện của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, ban giám hiệu trường THCS Thị Trấn Văn Điển và người thân Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt khoảng thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.

Bằng tất cả chân thành, trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới TS Lê Cường đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn gia đình, nhà trường, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh trường THCS Thị Trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội) đã luôn ủng hộ, đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi nhũng thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những bạn quan tâm tới vấn đề này đế luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng nămTác già luận văn

Đàm Mạnh Tiên

Trang 3

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viêt đây đủ

Học sinhGiáo viên

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Sô lượng GV Toán tham gia điêu tra thực trạng.Bảng 1.2 Mức độ nhận thức cúa GV về giáo dục STEM.

Bảng 1.3 Mức độ nhận thức của GV về ý nghĩa của giáo dục STEM.

Bảng 1.4 Mức độ đánh giá cùa GV về sự cần thiết của giáo dục STEM.

Bảng 1.5 Nhận thức của GV về vai trò của môn Toán trong giáo dục STEM

Bảng 1.6 Những khó khăn khi tồ chức dạy học chủ đề môn Toán theo định hướng giáo dục STEM.

Bảng 1.7 Mức độ mong muốn của HS được học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM.

Bảng 1.8 Mức độ hứng thú của HS khi được học theo định hướng giáo dục STEM.

Bảng 1.9 Mức độ HS được học các môn theo định hướng giáo dục STEM.

Bảng 1.10 Mức độ HS được học môn Toán lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM.

Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số điểm của bài kiểm tra trước thực nghiệm.Bảng 3.2 Bảng phân phôi tân sô diêm của bài kiêm tra sau thực nghiệm.

Bảng 3.3 Bảng phân phôi tân suât diêm của bài kiêm tra.

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

4.2 Khách thể nghiên cứu: 3

4.3 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Câu hởi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 4

7.2 Phương pháp điều tra, quan sát 4

Trang 7

1.1 Dạy học tích hợp 6

1.1.1 Quan niệm về dạy học tích hợp 6

1.1.2 Đặc trưng của dạy học tích hợp 7

1.2 Giáo dục STEM 8

1.2.1 Quan niệm về STEM 8

1.2.2 Quan niệm về giáo dục STEM 9

1.2.3 Đặc trưng giáo dục STEM 11

1.2.4 Các hình thức tổ chức giáo dục STEM 12

1.2.5 Một số tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM 13

1.2.6 Giáo dục stem trong chương trình giáo dục phố thông 2018 15

1.2.6.1 Định hướng giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 151.2.6.2 Giáo dục STEM trong môn Toán cấp trung học cơ sở 16

1.2.6.3 Mối quan hệ giữa hình học trực quan Toán lớp 6 với giáo dụcSTEM 19

1.3 Dạy học theo định hướng giáo dục STEM 19

1.3.1 Đặc trưng của bài học STEM 19

1.3.2 Quy trình thiết kế các chù đề dạy học theo định hướng giáo dụcSTEM 21

1.3.3 Thiết kế tiến trình dạy học 23

1.3.4.1 Các tiêu chí về đánh giá bài dạy STEM 24

1.3.4.2 Các hình thức đánh giá trong dạy học bài dạy STEM 25

1.3.5 Dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM 34

1.3.4 Vai trò của dạy học theo định hướng giáo dục STEM đối với việcphát triển năng lực cho HS THCS 37

Trang 8

1.4 Thực trạng dạy chủ đê hình học trực quan Toán lớp 6 theo định

hướng giáo dục STEM 381.4.1 Thực trạng dạy học chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6 theo định

hướng giáo dục STEM qua ý kiến của GV 381.4.2 Thực trạng dạy học chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6 theo định

hướng giáo dục STEM qua ý kiến của HS 42Kết luận chương 1 44

CHƯƠNG 2 45TỐ CHÚC DẠY HỌC STEM TRONG CHÙ ĐỀ HÌNH HỌC TRựCQUAN TOÁN LỚP 6 45

2.1 Một sô định hướng đê xuât biện pháp sư phạm tô chức dạy học

STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lóp 6 462.2 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sờ 472.2.1 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sở 472.2.2 Những chú ý khi dạy hình học trong chương trình hình học lóp 6

trung học cơ sở 482.3 Một số biện pháp tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực

quan Toán lóp 6 492.3.1 Phương pháp dạy nội dung Hình học trực quan theo hướng phát

triển năng lực của học sinh 492.3.2 Kế hoạch bài dạy STEM minh họa 512.3.2.1 Kế hoạch bài dạy: Hình có trục đối xứng - QUẠT MANDALA 512.3.2.2 Kế hoạch bài dạy: Hình có trục đối xứng - GƯONG XOAY

THẦN KÌ 632.3.2.3 Ke hoạch bài dạy: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều -

THIỆP HOA TOÁN HQC 69

Trang 9

23.2.4 Kế hoạch bài dạy: TÁM THIỆP VÀ PHÒNG HỌC CỦA EM 75

I Tên chủ đề: Thiết kế và trưng bày tấm thiệp chúc mừng bằng vật liệu trong tự nhiên 75

23.2.5 Kế hoạch bài dạy: HÌNH TAM GIÁC ĐỀU VÀ ỦNG DỤNGTRONG MÔ HÌNH KIM Tự THÁP 87

Kết luận chương 2 97

CHƯƠNG 3 98

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 98

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 98

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 99

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 99

3.3.1 Đoi tượng thực nghiệm sư phạm 99

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bổi cảnh toàn cầu hoá hiện nay với cuộc cách mạng 4.0: Sản xuất thông minh dựa trên công nghệ số Mọi thứ hầu hết đều được số hóa Kết nối mọi thứ từ con người đến thực thế lưu trữ một dữ liệu lớn và phức tạp Nhu cầu sử dụng lao động việc làm thay đổi theo đó: máy tính sẽ thay thế con người trong khoảng 60% công việc vào năm 2030 và 50% các ngành sản xuất hiện nay tự động hoá vào năm 2025 Theo dự đoán của U.S Department of Labor năm 2025 riêng nước mỹ cần 10 triệu lao động nữa cho lĩnh vực STEM [12], Để đáp ứng điều đó học sinh cần phải có các kĩ năng để thành công cho mình: cần sự chuẩn bị về mặt công nghệ, sự đổi mới Vai trò STEM trong giáo dục

là quan trọng.

Trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, môn Toán giữ vai trò quan trọng Toán học là một trong những công cụ quan trọng giúp cung cấp tri thức đề người học có thể học tập các môn học khác Thông qua Toán học, người học được rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và lôgic, phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo và khả năng tưởng tượng tốt Do vậy, một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng của môn Toán là thông qua dạy học tri thức toán học sẽ dạy học sinh cách tư duy, chủ động làm chủ kiến thức, rèn luyện đạo đức, phát triển tư duy cho học sinh [13].

Mục tiêu đổi mới giáo dục được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đôi mới chương trình, sách giảo khoa giáo dục phô thông nhằm tạo chuyên biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phô thông; kết hợp dạy chù; dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần

chuyên nền giảo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phâm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thế, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh ” [7],

Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục mới đặc biệt được chú ý 1

Trang 11

trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triên (như Mỳ, Anh, Đức, ) Ở Việt Nam, giáo dục STEM cũng chính là định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo Sự tách rời của 4 lĩnh vực toán học, khoa học, công nghệ và kĩ thuật là một cản trở lớn cùa giáo dục hiện tại [10], Dần đến sự tách rời giữa học và làm, ảnh hưởng sự liên kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội Với giáo dục STEM lại khác Giáo dục STEM trong nhà trường tạo cho học sinh những kĩ năng đáp ứng cho cách mạng 4.0 hiện nay Giúp tạo ra sự liên ngành giữa các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỳ thuật và toán học, đế HS có những trải nghiệm thực tế gắn liền với cuộc sống Việc dạy và học STEM kích thích tư duy của học sinh, tăng tính hứng thú học tập và giúp HS hiểu sâu hơn về kiến thức được học tạo sự liên hệ kiến thức liên môn Mục tiêu của giáo dục• • • • • • •

STEM không phải đào tạo ra những nhà toán học, nhà khoa học, kỳ sư mà là giúp HS hình thành những năng lực riêng, những kỳ năng phục vụ cho thực tế công việc Hay nói cách khác Giáo dục STEM là giáo dục chuẩn bị cho công dân thế hệ mới [4], [8],

Trong bối cảnh chương trình môn Toán mới công bố, làm thế nào đế dạy cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp cận? Làm thế nào để người dạy có PPDH nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực người học?

Trong hình học, hình học trực quan về các hình như tam giác đều, tam giác vuông, lục giác đều, tính đối xứng là một trong những nội dung mới sẽ được đưa vào Chương trình Toán 6 Đó là một trong những nội dung khá xa lạ với chương trình hiện hành, nhất là trong bối cảnh thực hiện đối mới giáo dục theo hướng phát triền năng lực của người học Chính vì những lí do như

vậy, tôi chọn đề tài “Tổ chức dạy học theo định hưởng giáo dục STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6” cho luận văn cùa mình.

2 Lịch sử nghiên cứu

Các luận văn đã thành công đề xuất được một số giải pháp tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM tốt hơn Tuy nhiên, chưa có luận văn

2

Trang 12

nào nghiên cứu về tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

i Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về dạy học tích hợp, về giáo dục STEM.

ii Nghiên cứu khả năng tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lóp 6.

iii Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cún:

Các biện pháp sư phạm nhằm tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

4.2 Khách thể nghiên cứu:

Học sinh lớp 6A11 ban cơ bản trường THCS thị Trấn Văn Điển.

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trong tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

5 Câu hỏi nghiên cún

+ Dạy học tích hợp, về giáo dục STEM gồm những nội dung gì?

+ Thực trạng vận dụng tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lóp 6 hiện nay như thế nào?

+ Những biện pháp nào để tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu đề xuất và vận dụng được các biện pháp sư phạm theo hướng tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lóp 6 thì sẽ góp phàn phát nâng cao hứng thú cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.

3

Trang 13

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học; các tài liệu triết học, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn Toán có liên quan đến đề tài.

7.2 Phương pháp điều tra, quan sát

Điều tra về tình hình học tập của học sinh trước và sau khi thực nghiệm sư phạm Lập các phiếu điều tra và tiến hành điều tra về tình hình dạy - học của giáo viên, học sinh về tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

7.3 Thực nghiệm sư phạm

Tổ chức dạy học thực nghiệm tại trường THCS thị Trấn Văn Điển - huyện Thanh Trì - Tp Hà Nội để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề

7.4 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích và xử lý các số liệu sau khi điều tra Dùng phương pháp thống kê toán học đề xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm với sự hồ trợ

Trang 14

môn toán ở trường trung học cơ sở đối với thực tiễn.

- Những kết quả nghiên cứu được của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học môn toán ở trường trung học cơ sở.

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Một số biện pháp tổ chức dạy học STEM trong chủ đề hình học trực quan Toán lớp 6.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

Trang 15

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu1.1 Dạy học tích họp

1.1.1 Quan niệm về dạy học tích họp

Dạy học tích họp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể hiểu sâu sắc kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các tinh huống toán học, tình huống lên môn và tình huống thực tiễn, hướng đến hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Vì vậy, dạy học tích hợp là xu thế tất yếu để thực hiện có hiệu quả đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay.

Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.

Hội nghị phối hợp trong chưong trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích họp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỳ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết [3],

Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ớ học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao

6

Trang 16

động có năng lực Dạy học tích họp đòi hởi việc học tập ở nhà trường phô thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển năng

lực cùa cá nhân môi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.

1.1.2 Đặc trưng của dạy học tích họp

Theo [1], dạy học tích hợp có những đặc diêm sau đây:

- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỳnăng khác nhau đê thực hiện một hoạt động phức hợp.

- Lựa chọn những thông tin, kiên thức, kỳ năng cân cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sốnghàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào cuộc sông.

- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.

- Giáo viên không đặt ưu tiên truyên đạt kiên thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ớ học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tố chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.

- Khăc phục được thói quen truyên đạt và tiêp thu kiên thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên “mù chữ chức năng”, nghĩa là có thể được nhồinhét nhiêu thông tin, nhưng không dùng được Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích Đế lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa,chứ không ở tiêp thụ lượng tri thức rời rạc.

7

Trang 17

1.2 Giáo dục STEM

1.2.1 Quan niệm về STEM

Theo [14], từ khóa STEM được sử dụng lần đầu tiên từ những năm 2000 bởi Quỳ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation - NSF), một cơ quan của chính phủ Hoa Kì với mục đích hồ trợ nghiên cứu GD và các ngành khoa học kĩ thuật cơ bản ở tất cả các lĩnh vực y tế Đó là từ viết tất bởi bốn chữ cái đầu tiên trong tổ hợp các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).

S - Science (Khoa học) hiểu đơn giàn là những gì liên quan đến viện tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên Ờ trường học từ cấp tiểu học cho đến trung học phồ thông và đại học, có rất nhiều môn học nghiên cứu về thế giới tự nhiên như: vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học, địa chất,

T - Technology (Công nghệ) có rất nhiều phát biểu khác nhau về khái niệm công nghệ, nhưng tựu chung lại đều mong một ý nghĩa chung, đó là “ quá trình con người thay đổi thế giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình” - theo công bố của Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC) và Học viện kĩ thuật quốc gia (ANE).

E - Engineering (Kĩ thuật) là những ngành nghề mà ở đó có kiến thức đạt được về khoa học tự nhiên và Toán học được áp dụng để phát triển các quy trình sản xuất tận dụng nguồn nguyên liệu sức mạnh của thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích của nhân loại (Theo Hội đồng Kiếm định kĩ thuật và Công nghệ - ABET, năm 2002) Các lĩnh vực của công nghệ, kĩ thuật có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau.

M - Mathematics (Toán học) là khoa học về quy luật và mối quan hệ (Theo Hiệp hội vì sự tiến bộ cùa khoa học Mĩ) Toán học cung cấp một thứ ngôn ngừ chính xác cho Công nghệ, Khoa học và Kĩ thuật.

Phát triển công nghệ, chẳng hạn như công nghệ máy tính cũng giúp ích rất nhiều cho Toán học, cũng như sự phát triển của toán học thường tạo ra

8

Trang 18

những sáng kiến đổi mới trong công nghệ Những kiến thức và kĩ năng về các lĩnh vực trên được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp HS không chĩ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

STEM được hiểu là sự kết hợp giữa bốn ngành Khoa học, công nghệ, Kĩ thuật và Toán học thành một môn học mới, ở đó người học có cơ hội để tiếp cận với thế giới trên nhiều khía cạnh hơn là chỉ được học từng phần kiến thức riêng rẽ và thực hành về nó [1] Thuật ngừ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau, đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp [10] Trong ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa hoc, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học Quan tâm đến việc tích hợp các môn trên gẳn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM hay hoạt động STEM Trong ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiếu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỳ thuật và Toán học Tùy từng ngừ cảnh khác nhau mà STEM được hiểu như là các môn học hay các lĩnh vực.

Trong luận văn này, STEM được đặt trong ngữ cảnh giáo dục, tác giả quan niệm STEM theo cách quan tâm tới vai trò và sự tích hợp các môn học (Toán, Khoa học, Kỳ thuật và Công nghệ) trong chương trình gắn liền với việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó nâng cao hứng thủ, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.

1.2.2 Quan niệm về giáo dục STEM

Với những cách tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ được hiểu và triển khai theo những cách khác nhau Giáo dục STEM được nhận thức và hoạt động theo hai cách hiểu chính như sau:

Một là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là quan tâm đến các môn 9

Trang 19

Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Đây cũng là quan niệm vê giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học ở tiều học và trung học cho đến bậc sau đại học” Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM Đó chính là một chiến lược, định hướng giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kì thuật và Toán học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề có liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh cùa nền kinh tế.

Hai là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp Hoặc là tích họp đầy đủ cả bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Giáo dục STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc học sinh được áp dụng những kiến thức Khoa học Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới Hoặc là tích hợp khuyết, tức là tích hợp từ hai lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường [10],

Như vậy, giáo dục STEM về bản chất được hiếu là trang bị cho người học những kiến thức và kỳ năng cần thiết liên quan đến các lình vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Các kiến thức và kỳ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục STEM kết nối giữa kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo hứng thú cho học sinh,

10

Trang 20

hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

1.2.3 Đặc trưng giáo dục STEM

Giáo dục STEM có các đặc trưng sau:

- Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho HS: Đó là những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Trong đó HS biết liên kết các kiến thức

Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn Biết sử dụng, quản lí và truy cập Công nghệ HS biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.

Hơn nữa, giáo dục STEM còn phát triển cho HS các kỳ năng như:

Kỹ năng khoa học: HS được trang bị kiến thức về các khái niệm, các

nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của GD khoa học Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua GD khoa học, HS có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc.

hiểu được quy trình để làm ra nó vấn đề này đòi hỏi HS phải có khả năng tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) đế có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình Ngoài ra HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kĩ thuật.

Kỹ năng toán học: Là kĩ năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của

toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới HS có kĩ năng toán học sẽ có khả năng thề hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng

11

Trang 21

các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sông hăng ngày.

- Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS: Giáo dục STEM nhàm chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21 Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triến tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công

- Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.4 Các hình thức tổ chức giáo dục STEM

Theo [14], các hình thức tổ chức giáo dục STEM bao gồm:

(i) Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phàn Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.

(ii) Hoạt động trải nghiệm STEM Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp Trải nghiệm

12

Trang 22

STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Theo cách này, sẽ kết họp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp Các trường phổ thông có thế triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh, diễn ra định kỳ, trong cả năm học Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn kho cuộc thi khoa học kỳ thuật dành cho học sinh trung học Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để học sinh thấy được sự phù họp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM.

(iii) Hoạt động nghiên cứu khoa học Giáo dục STEM có the được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỳ thuật với nhiều chủ đề khác nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỳ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.2.5 Một số tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM

Khi xây dựng một chủ đề giáo dục STEM, một số câu hỏi có thể gặp phải với các GV đó là liệu chủ đề được xây dựng có đúng theo tinh thần

STEM hay không hay là một chủ đề tích hợp khoa học đơn thuần Điều gì tạo nên sự phân biệt một chủ đề giáo dục STEM với các chủ đề học tập khác Điều đầu tiên cần phải khẳng định trước hết một chủ đề dạy học theo định hướng STEM phải là một chủ đề mang tính tích hợp Khái niệm STEM hay giáo dục STEM là một khái niệm rộng và nhiều tầng bậc, do vậy điều này

13

Trang 23

cũng ảnh hưởng tới việc xác định hay cách đánh giá vê một chủ đê giáo dục STEM Trong nội dung trình bày dưới đây nghiên cứu đề xuất một số tiêu chí nhằm xác định về một chù đề giáo dục STEM.

1 Chủ đề STEM hướng tới giải quyết các vấn đề trong thế giới thực

Vận dụng kiến thức STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn chính là mục tiêu của dạy học theo quan điểm STEM Do vậy, bài học STEM không phải là để giải quyết các vấn đề mang tính tưởng tượng và xa rời thực tế mà nó luôn hướng đến giải quyết các vấn đề các tình huống trong xã hội, kinh tế, môi trường trong cộng đồng địa phương của họ cũng như toàn cầu.

2 Chú đề STEM phải hướng tới việc HS vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực STEM để giải quyết Tiêu chí này nhằm đảm bảo theo đúng tinh thần giáo dục STEM, qua đó mới phát triển được những năng lực chuyên môn liên quan.

3 Chủ đề STEM định hướng thực hành.

Định hướng hành động là một đặc điểm của quan điểm STEM Chỉ khi chủ đề STEM định hướng thực hành mới đảm bảo hình thành và phát triển năng lực cho HS Điều này sẽ giúp HS có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lí thuyết Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, HS sẽ được hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua các hoạt động thực tế Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn và sâu hơn HS sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thề truyền đạt lại kiến thức cho người khác Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn đế HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình.

4 Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các HS

Trên thực tế có những chủ đề STEM vẫn có thể triển khai cá nhân Tuy nhiên, làm việc theo nhóm là hình thức làm việc phù hợp trong việc giải quyết

14

Trang 24

các nhiệm vụ phức họp gắn với thực tiễn Làm việc theo nhóm là một kĩ năng quan trọng trong thế kỉ 21 bên cạnh đó khi làm việc theo nhóm HS sẽ được đặt vào môi trường thúc đẩy các nhu cầu giao tiếp chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát triển giải pháp.

1.2.6 Giáo dục stem trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

I.2.6.I Định hướng giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong Chương trình giáo dục phố thông 2018, giáo dục STEM vừa mang nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và phẩm chất người học Cụ thể là: Theo tiếp cận thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực STEM

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đầy đủ các môn học thuộc lĩnh vực STEM Đó là môn Toán, các môn Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ và môn Tin học Trong đó, môn tin học được xem như thuộc lĩnh vực công nghệ (ở mạch nội dung ICT).

- Chương trình môn Toán chú trọng vận dụng toán học vào thực tiễn, dành thời lượng đáng kế cho các hoạt động trải nghiệm trong môn học Quan điếm này là cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục STEM trong quá trinh dạy học môn Toán.

- Vị trí, vai trò của môn Công nghệ và môn Tin học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nâng cao rõ rệt Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM mà còn là sự điều chinh kịp thời của giáo dục phồ thông trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Việc hình thành nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cùng với quy định lựa chọn 5 môn học trong 3 nhóm, trong đó mỗi nhóm chọn ít nhất một môn sẽ đảm bảo mọi học sinh đều được học các môn học thuộc lĩnh vực STEM Theo tiếp cận liên môn trong dạy học

15

Trang 25

các lĩnh vực STEM

- Có nhiều chủ đề STEM trong chương trình môn học tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản như các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ (ở tiều học), môn Khoa học tự nhiên (ở trung học cơ sở).

- Có các chuyên đề học tập về STEM, nghề nghiệp STEM ở lóp 10, 11, 12 trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán; các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có các hoạt động nghiên cứu STEM.

- Tính mở của Chương trình giáo dục phồ thông 2018 cũng cho phép một sổ nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục địa phương, kế hoạch giáo dục nhà trường; qua những chương trình, hoạt động STEM được triển khai, tổ chức thông qua hoạt động xã hội hóa giáodục.

- Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng phù họp với giáo dục STEM ờ cấp độ dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.2.6.2 Giáo dục STEM trong môn Toán cấp trung học CO’ sỏ’a Mục tiêu môn Toán ♦

Đối với cấp trung học cơ sở, giáo dục Toán góp phần giúp học sinh: Có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; Có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sờ thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; Định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).

b Nội dung giáo dục môn Toán

Nội dung cốt lõi môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác

16

Trang 26

- Sô, Đại sô và Một sô yêu tô giải tích: Là cơ sở cho tât cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học và các lình vực khoa học khác có liên quan; tạo khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực.

- Hình học và Đo lường: Là một trong những thành phần quan trọng, rất cần thiết cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trì tưởng tượng không gian và tính trực giác Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thấm mĩ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán.

- Thống kê và Xác suất: Là một thành phàn bắt buộc, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học; tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiếu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dừ liệu Từ đó, học sinh nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại

Các hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo,

17

Trang 27

cuộc thi vê toán; làm báo tường (hoặc nội san) vê toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán Những hoạt động này giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỳ từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triền năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

c Định hướng giáo dục STEM trong môn Toán

Trong chương trình giáo dục phồ thông 2018, môn Toán phản ánh thành phần là M (mathematics) trong bốn thành phần của STEM Vì vậy, môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và thực hiện giáo dục STEM trong giai đoạn thế kỷ 21.

Môn Toán vốn luôn có mặt với vai trò công cụ trong các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học nên khi dạy học cũng như xây dựng các bài dạy STEM ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, môn Toán không thể vang mặt Ngược lại, trong những chủ đề mà tri thức toán học được lấy làm yếu tố chính (STEM) thì việc liên kết với môn học khoa học tự nhiên không phải bao giờ cũng khả thi Và đây là khó khăn chính khi xây dựng bài dạy STEM nếu lấy môn Toán làm trọng tâm Do vậy, việc xây dựng các bài dạy STEM (khi Toán là môn chủ đạo) được khuyến khích gắn với việc yêu cầu học sinh làm ra một sản phẩm hữu hình để huy động thành tố Công nghệ (thông qua việc hiếu biết và lựa chọn vật liệu, dụng cụ, quy trình ), thành tố Kĩ thuật (thông qua thao tác sử dụng công cụ, qua quy trình thiết kế kĩ thuật ) Và nếu có thể thì mở rộng STEM thành STEAM khi đưa thêm yếu tố Nghệ thuật (Art) vào với Toán học, hiện đang được khuyến khích trên thế giới.

18

Trang 28

1.2.6.3 Mối quan hệ giữa hình học trực quan Toán lớp 6 với giáo dụcSTEM

Hình học trực quan: giúp học sinh đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình ánh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng hóa, hình thức hóa Theo nội dung của chương trình Toán lớp 6, học sinh được làm quen với việc học hình học thông qua hình ảnh trực quan hoặc các dụng cụ trực quan (vật thật), không có yếu tổ suy luận Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn đầu cùa tiến trình nhận thức hình học của học viên được gọi là hình học trực quan Khi dạy học hình học trực quan, giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh suy luận, tránh gây áp lực không tốt lên học viên, nhưng cũng có thể đề cập đến những kiến thức hình học đã được hình thức hóa nếu điều kiện nhận thức của học sinh cho phép.

Vậy, hình học trực quan là thuật ngữ trong môn học: giúp học sinh đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình ảnh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng hóa, hình thức hóa Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn đầu của tiến trình nhận thức hình học của học sinh được gọi là hình học trực quan.

Việc dạy học trực quan trước hết phải dựa vào vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh về các đối tượng, vật thể thực trong không gian, đặc biệt là các trải nghiệm tương tác với các dạng hình học khác nhau của các vật thể thực trong quá trình biến đổi các vật thể thực đó trong không gian hai và ba chiều Dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho phép học sinh học hình học qua vật thật, tranh ảnh, video, sơ đồ và qua các hành động, kề cả các thao tác bằng tay Vì vậy, dạy học theo định hướng giáo dục STEM có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung hình học trực quan Toán lớp 6.

1.3 Dạy học theo định hướng giáo dục STEM1.3.1 Đặc trưng của bài học STEM

- Một chủ đề STEM đầy đủ sẽ hội tụ cả bốn thành tố cùa STEM như:19

Trang 29

+ Khoa học: Các quy luật tụ nhiên, xã hội

+ Công nghệ: Quy trình sản xuất ra sản phẩm học tập.+ Kĩ thuật: Thiết kế, chế tạo, đẽo gọt,

+ Toán học: Ý nghĩa các con số, hình dạng, phép tính, số lượng liên quan đến sản phẩm chế tạo Một chủ đề STEM có thể khuyết một hoặc một vài thành phần trên, nhưng tối thiểu phải có từ hai thành tố trở lên.

- Một bài học STEM có các đặc trưng sau:

+ Bài học STEM tập trung vào các tình huống và các vấn đề mang tính thực tiễn liên quan đến vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường cần được giải quyết.

+ Bài học STEM thường được hướng dần bằng các quá trình thiết kế kĩ thuật.

+ Bài học STEM đặt HS vào hàng loạt những câu hởi - đáp về thực hành và những khám phá có kết thúc mở Trong các bài học STEM, con đường học tập STEM có kết thúc mở trong một quá trình không quá ràng buộc Điều ràng buộc, nếu có chỉ là các vật liệu được cung cấp sần.

Một bài học STEM có thể khuyết một hoặc một vài thành phần của STEM nhưng tối thiểu phải có từ hai thành phần trở lên Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỳ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ hiếu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được nhũng sản phấm trong cuộc sống hàng ngày Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra nhũng con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại Giáo dục STEM có đặc trưng không phải là để HS trở thành nhũng nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay nhũng kỳ thuật viên mà là phát triển cho HS các kỹ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay Đó cũng chính

20

Trang 30

tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn đế HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình.

1.3.2 Quy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Dựa trên mục tiêu giáo dục STEM; các tiêu chí cùa một chủ đề STEM; các hình thức tổ chức giáo dục STEM, quy trình thiết kế một chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được thực hiện như sau:

Bưó'c 1: Lựa chọn nội dung dạy học • • •• </ •

Nội dung bài dạy STEM có thể lựa chọn bằng cách:

- Dựa vào nhũng nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong thực tiễn;

- Xuất phát từ việc đáp ứng một số nhu cầu thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày, trong sản xuất, trong cuộc sống, trong học tập;

- Thông qua những câu chuyện về các phát minh, sáng chế của các nhà khoa học nổi tiếng dẫn đến nhu cầu mong muốn thử nghiệm, chứng minh

21

Trang 31

thông qua các bài dạy STEM;

- Tham kháo ý tưởng từ những bài học, hoạt động, dự án có sẵn trong các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế (sách, báo, internet, ).

- Trong quá trình dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM, cần thường xuyên đặt câu hòi “những kiến thức đã học trong bài được ứng dụng ở đâu trong thực tiễn, có thể dùng nó để giải quyết những vấn đề gì” Đặc biệt là những câu hỏi liên hệ, vận dụng vào bối cảnh thực tiễn địa phương, nhà trường.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Dựa trên nội dung bài dạy STEM dự định triển khai, có thể đưa ra một tình huống có vấn đề mang tính thực tiễn khiến học sinh có nhu cầu thực hiện một nhiệm vụ cụ thể để giải quyết vấn đề Nhiệm vụ học tập phải bao gồm các yêu cầu cụ thể về sản phẩm mà để hoàn thành nhiệm vụ, học sinh cần liên hệ và vận dụng kiến thức các môn học thuộc lĩnh vực STEM Tình huống đặt ra cần có tiềm năng trong việc khuyến khích học sinh hoạt động và vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau, có tính khả thi về thời gian, phù hợp với năng lực của học sinh, điều kiện cơ sờ vật chất của nhà trường và địa phương Ngoài ra, các tình huống cũng cần phù hợp với sở trường, đặc điếm của đối tượng học sinh, tạo ra sự quan tâm, hứng thú của học sinh thông qua việc thấy được ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện.

Bước 3: Xây dụng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Tiêu chí cùa sản phấm trong bài dạy STEM là yếu tố quan trọng có vai trò định hướng mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động trong bài dạy Các tiêu chí đặt ra cho sản phẩm giúp học sinh là căn cứ để đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề cũng như lập kế hoạch để thực hiện hoạt động chế tạo sản phẩm Giáo viên cần xác định các tiêu chí cụ thể cho sản phẩm sao cho:

- Học sinh huy động kiến thức đã học (với bài dạy STEM vận dụng) 22

Trang 32

hoặc khám phá được kiên thức mới (đôi với bài dạy STEM kiên tạo) mới có thể đáp ứng các yêu cầu sản phẩm học tập giáo viên đưa ra.

- Học sinh vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đe đề xuất được các giải pháp có tính khoa học và khả thi; chế tạo sản phẩm; cải tiến, phát triển sản phẩm.

- Thông qua việc thực hiện các hoạt động thiết kế trong bài dạy, học sinh có cơ hội phát triển các năng lực chung cốt lõi như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước

của quy trình thiết kế kĩ thuật.

- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập Các hoạt động học tập đó có thế được tố chức cả ở trong và ngoài lóp học (ớ trường, ở nhà và cộng đồng).

1.3.3 Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình bài dạy STEM tuân theo quy trình thiết kế kĩ thuật, nhưng các bước trong quy trình có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà có thể thực hiện song song, tương hỗ lẫn nhau Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền có thể được tổ chức thực hiện đồng thời với việc đề xuất giải pháp; hoạt động chế tạo mẫu có thể được thực hiện đồng thời với việc thử nghiệm và đánh giá.

Trong đó, bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia Trong bài dạy STEM, thường có hai sản phẩm học tập đặc trưng là bản thiết kế và sản phẩm chế tạo (gọi chung là sản phẩm hay sản phẩm STEM) bên cạnh các sản phẩm học tập thông thường như phiếu học tập đã hoàn thành, kết quả thảo luận trên bảng nhóm, bài trình chiếu, poster

Mỗi bài dạy STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động Các hoạt động23

Trang 33

có thể được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học Mỗi hoạt động phải được mô tă rỗ mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh và cách thức tồ chức hoạt động.

Sơ đồ tiến trình bài dạy STEM

<• Ể X < * Xác định vân đê

Nghiên cửu kiênthức nen

Đồxuất các giâi pháp/bàn thiếtkế

e _ e 9ft fl ■ X f X

Lựa chọn giãipháp/bân thiẻt kè

Chếtạo mòhình (nguyênmẫu)

Thừ nghiệmvà đánh giá

Chia sẻ và thàoluận

Điềuchinhthiết kế

1.3.4 Đánh giá bài dạy STEM

I.3.4.I Các tiêu chí về đánh giá bài dạy STEM

Việc đánh giá bài học theo bài dạy STEM cần căn cứ vào các tiêu chí:

1 Kế hoạch •và tài liệu dạyhọc •

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tồ chức và sản phẩm cần đạt được của mồi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tố chức các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí cùa phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tồ chức hoạt động học của học sinh.

24

Trang 34

2 Tổ chức hoạt động học

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình tháo

luận của học sinh.

3 Hoạt động của học sinh•

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, họp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.7 4 1 •• 4 4 4 4 Ẫ

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.• 4 • 4 4 1 4

I.3.4.2 Các hình thức đánh giá trong dạy học bài dạy STEMa) Định hưóĩig về hình thúc đánh giá

Đánh giá trong dạy học bài dạy STEM có thể sử dụng cả ba hình thức là đánh giá chẩn đoán, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì Trong đó:

- Đánh giá chẩn đoán cho phép giáo viên xác định điểm mạnh, điểm yếu, kiến thức và kĩ năng cá nhân của học sinh trước khi thực hiện bài dạy STEM Việc đánh giá này chủ yếu được sử dụng đế chấn đoán nhũng khó khăn của học sinh và đề định hướng lập kế hoạch bài dạy phù hợp với trình độ học sinh.

- Đánh giá quá trình được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất trước khi kết thúc bài dạy STEM Mục đích của việc đánh giá này là để đánh giá những gì học sinh đã học, đạt được sau từng khoảng thời gian ngắn hay từng hoạt động học cụ thể, từ đó giáo viên và học sinh có thể điều chỉnh việc

25

Trang 35

giảng dạy và học tập kịp thời, giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, đồng thời cũng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Đánh giá tồng kết là một hình thức đánh giá việc học của học sinh liên quan đến các tiêu chuẩn nội dung tại một thời điểm cụ thể Trong bài dạy STEM, hình thức đánh giá này có thế được thực hiện khi kết thúc bài học để đánh giá tính hiệu quả của bài dạy Trong mồi hình thức đánh giá trên, giáo viên có thể thực hiện đánh giá của giáo viên hoặc đánh giá của học sinh (gồm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng).

b) Định hướng về phương pháp và công cụ đánh giáHoạt độngMục đích •

đánh giá

Phương phápCông cụNgười đánh giá1 Xác định

vấn đề

Đánh giá kiến thức đã

học, kinh nghiệm thực tiễn và các kĩ

năng liên quan cần sử

dụng trong bài học.

Phương pháp viết.

- Câu hỏi (tự luận, trắc

nghiệm, bảng hỏi KWL, kĩ thuật công não

viết )

Bài kiểm tra.

Giáo viên.

Bảng kiểm, rubric (các tiêu chí nên viết dưới dạng

các câu hỏi - Bảng hỏi).

Học sinh đánh giá.

Phương pháp hỏi đáp

Câu hỏi tự luận, kĩ thuật công não nói.

Giáo viên.

2 Nghiên cứu kiến thức nền và

Đánh giá

kiến thức nền của học sinh.

Phương pháp viết.

Câu hỏi, bài tập (thiết kế

thành các

Giáo viên.

26

Trang 36

X r

-» A A A _ ••

de xuat giaipháp

phiếu học tập).

Đánh giá bản vẽ/bản trình bày giải pháp

theo yêu cầu.

Phương pháp quan sát (bản vẽ/bản trình bày

giải pháp).

Rubrics, bảng kiểm.

Học sinh •tự đánh

3 Lựa chọn • •giải pháp

Đánh giá giải pháp và kĩ

năng trình bày (theo tiêu chí giáo

viên đưa ra khi giao nhiệm vụ).

Phương pháp quan sát (học sinh trình bày

bản thiết kế).Phương pháp đánh giá qua sản

phẩm học tập (bản thiết kế).

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics)

Thang đo.

Giáo

viên, học sinh

đánh giá đồng đẳng.

Đánh giá mức độ hiểu • rõ kiến thức, biện pháp đề

xuất, khả năng vận dụng kiến thức vào đề

xuất giải pháp.

Phương pháp quan sát (học sinh trình bày

bản thiết kế)

Phương pháp hỏi đáp (thảo luận

chung cả lớp, giáo viên và học

sinh khác đặt câu hỏi làm rõ,

phản biện và nhóm trình bày

trả lời).

Câu hòi tự

luận (có thể sử dụng kĩ thuật

Giáo

viên, học sinh

đánh giá đồng đẳng.

4 Chế tạo mẫu, thử nghiệm và

đánh giá.

Đánh giá sản phẩm thử nghiệm theo tiêu chí đánh

Đánh giá sản phẩm thử

nghiệm theo tiêu chí đánh giá sản

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)

Bảng kiểm.

Học sinh •tự đánh

27

Trang 37

Trong các công cụ đánh giá sử dụng trong bài dạy STEM thì phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics) và hồ sơ học tập là những công cụ đánh giá đặc trung và quan trọng thường được sử dụng nhiều để đánh giá trong bài dạy STEM.

c) Một số công cụ đánh giá

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric)

giá sản phẩm.

5 Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Đánh giá mức độ nắm

vững kiến thức, khả

năng vận dụng kiến thức vào chế

tạo sản

phẩm, khả năng giải

quyết vấn đề trong quá trình chế tạo

sản phẩm và ý tưởng cải

tiến, phát triển sàn

Đánh năng lực hợp tác,

tự học, giải quyết vấn

Phương pháp quan sát (thông qua trình bày sản

phẩm) và

Phương pháp đánh giá qua sản

phẩm học tập (thông qua sản phẩm STEM của

bài học).

Phương pháp đánh giá qua hồ

Phiếu đánh giá theo tiêu chí Thang đo

Bảng kiểm.

Giáo

viên, học sinh

đánh giá đồng đẳng.

Giáo viên (thông qua hồ sơ học tập) Học

sinh tự • đánh giá.

28

Trang 38

Rubric là bảng mô tá chi tiêt các tiêu chí mà học sinh cân phải đạt được trong một hoạt động hay trong cả quá trình học tập Đây là một công cụ đánh giá được sử dụng để đánh giá săn phẩm học tập, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của người học Rubric có thể được sử dụng trong đánh giá quá trình để cung cấp thông tin phản hồi để học sinh tự điều chỉnh, tiến bộ không ngừng hoặc đánh giá tổng kết để xác định mức độ đạt chuẩn của học sinh.

Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như năng lực thực hiện, các khái niệm và/ hoặc ví dụ làm sáng tỏ yếu tố được đánh giá Các khía cạnh được gọi à tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ với thông tin mô tả chi tiết yêu cầu cho từng mức độ.

Rubric thường được thiết kế dưới dạng ma trận hai chiều Trong đó, một chiều là các tiêu chí đánh giá và chiều còn lại là các mức độ đánh giá của từngtiêu chí Hình thức trình bày của một rubrics có dạng:

MỨCĐỌ •

TIÊU CHÍ

CÁC MỨC Độ

Tiêu chí 1Tiêu chí 2

4 4 4

r r r

Nguyên tăc thiêt kê Rubric Trong quá trình xây dựng rubric, việc xác định các tiêu chí đánh giá và mô tả các mức độ đánh giá cần đảm bào các yêu cầu:

- Sổ lượng các tiêu chí đánh giá chỉ nên trong khoảng từ 3 cho đến 8 tiêu chí mỗi hoạt động hay sàn phẩm Vì nếu nhiều quá sẽ khó quan sát và đánh giá hết được Nên tập trung vào những đặc điềm nổi bật của các hoạt động hoặc sản phẩm đánh giá.

29

Trang 39

- cần diễn đạt các tiêu chí ngắn gọn, rõ ràng, sao cho có thể quan sát được ở sản phẩm hoặc hành vi học sinh Các tiêu chí cần được xác định sao • 1 • • • •cho đũ khái quát để tập trung vào những đặc điểm nổi bật của các hoạt động/sản phấm, nhưng cũng cần biểu đạt cụ thể để dễ hiểu và quan sát được dễ dàng, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ làm che lấp những dấu hiệu đặc trưng của tiêu chí, làm giảm sự chính xác và hiệu quả cùa đánh giá.

- Số mức độ thể hiện của các tiêu chí nên từ 3-5, nếu nhiều quá 5 sẽ khó phân biệt rạch ròi giữa các mức, khi đó sẽ khó nhận biết và đưa ra nhận định

không chính xác, giảm độ tin cậy của đánh giá.

- Từ ngừ sử dụng để mô tà các mức độ cần thể hiện được sự khác nhau, ví dụ có thế sử dụng các từ như luôn luôn, phàn lớn, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ, v.v

- Các mức độ có thể quy đổi thành điểm để tổng kết, đánh giá chung.Quy trình thiết kế Rubric như sau:

- Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực ở nội dung bài dạy.

- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ••• J e JL • • zee

công việc.

- Bước 3: Xác định các tiêu chí

+ Liệt kê các tiêu chí và thảo luận (nếu cần) để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.

+ Bổ sung thông tin cụ thể cho từng tiêu chí.

+ Phân chia các mức độ của mồi tiêu chí Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.

+ Nếu sử dụng thang điểm thì cần gắn điểm cho mồi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất.

+ Lập Rubric theo các tiêu chí, các mức độ và thông tin đã xác định.30

Trang 40

- Bước 4 Áp dụng thử Học sinh thừ nghiệm Rubric đối với các ví dụ do giáo viên cung cấp.

- Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từviệc áp dụng thử.

- Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động đánh giá.

Trong thực tế, nếu giáo viên đã có kinh nghiệm đánh giá và đã biết trình độ của học sinh có thề bỏ qua bước 4, 5.

Trong dạy học theo bài dạy STEM, phiếu đánh giá theo tiêu chí có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh đánh giá như:

■ / Phiếu đánh giá bài trình bày/báo cáo;■ / Phiêu đánh giá bản thiêt kê;

■ / Phiếu đánh giá sản phẩm;

■ / Phiếu đánh giá mức độ đóng góp cùa cá nhân trong nhóm;

y Phiếu đánh giá mức độ hoàn thành bài học của nhóm, có thể cụ thế hoá hoàn thành từng hoạt động/giai đoạn trong bài học.

Hồ sơ học tập (portfolio)

Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian liên tục Nó giúp giáo viên và học sinh đánh giá sự phát triển và trưởng thành của học sinh Thông qua hồ sơ học tập, học sinh hình thành ý thức sở hữu hồ sơ học tập cùa bản thân, từ đó biết được bản thân tiến bộ đến đâu, cần hoàn thiện ở mặt nào.

Nội dung hồ sơ học tập khác nhau ứng với cấp độ của học sinh và phụ thuộc vào nhiệm vụ môn học mà học sinh được giao Hồ sơ học tập không nên chửa quá nhiều thông tin, giáo viên và học sinh cần thống nhất các mục chính và tiêu chí lựa chọn các mục để đưa sản phẩm vào hồ sơ một cách hợp

31

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kiểm. - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng ki ểm (Trang 36)
Bảng kiểm. - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng ki ểm (Trang 37)
Bảng 1.1. Số lượng GV Toán tham gia điều tra thực trạng - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.1. Số lượng GV Toán tham gia điều tra thực trạng (Trang 48)
Bảng 1.2. Mức độ nhận thức của GV về giáo dục STEM Phương án - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.2. Mức độ nhận thức của GV về giáo dục STEM Phương án (Trang 48)
Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Hình th ành và phát triển năng lực, phẩm chất (Trang 49)
Bảng 1.9. Mức độ HS được học các môn theo định hướng giáo dục  •  •  • •  CT CT  • STEM - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 1.9. Mức độ HS được học các môn theo định hướng giáo dục • • • • CT CT • STEM (Trang 52)
Hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau,  mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo  bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh  bằng nhau, sáu góc bàng nhau, ba  đường chéo chính bằng nhau). - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Hình vu ông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bàng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau) (Trang 56)
Hình có tâm  đổi - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Hình c ó tâm đổi (Trang 57)
Hình dạng quạt 10  cân đối. - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Hình d ạng quạt 10 cân đối (Trang 72)
Hình ảnh minh họa - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
nh ảnh minh họa (Trang 101)
Bảng 3.1. Bảng phân phôi tân sô đỉêm của bài kiêm tra trước thực nghiệm - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 3.1. Bảng phân phôi tân sô đỉêm của bài kiêm tra trước thực nghiệm (Trang 112)
Bảng 3.3. Bảng phân phôi tân suât điêrn của bài kiêm tra - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Bảng 3.3. Bảng phân phôi tân suât điêrn của bài kiêm tra (Trang 113)
Hình I  Hình 2 - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
nh I Hình 2 (Trang 128)
Hình 3  Hình 4 - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
Hình 3 Hình 4 (Trang 128)
Câu 30. Hình thoi ABCD có diện tích 20cm9 và đường chéo AC bằng 10cm. - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
u 30. Hình thoi ABCD có diện tích 20cm9 và đường chéo AC bằng 10cm (Trang 133)
Câu 39. Hình vẽ sau có bao nhiêu trục đôi xứng? - tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục stem trong chủ đề hình học trực quan toán lớp 6 luận văn sư phạm toán học
u 39. Hình vẽ sau có bao nhiêu trục đôi xứng? (Trang 135)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w