1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rèn kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả cho học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc nhất ở lớp 9 trường trung học cơ sở luận văn sư phạm toán học

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC•9 9

ĐÒNG THÁI HÀ

RÈNKĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎIHIỆU QUẢ CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC sĩ LÝ LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN

Mã số: 8140209.01

Người hướng dân khoa học: PGS TS Nguyên Minh Tuân

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trong luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn trong suốt thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu Thầy không chỉ là tấm gương sáng về sự dam mê, lòng yêu nghề, tận tâm với học trò mà tôi còn học hỏi thêm ở thầy rất nhiều về sự cẩn thận, chỉnh chu, tinh thần luôn tích cực trong mọi công việc.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh khối 9 của trường TH - THCS Wellspring Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn vần không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023 rp r • *>

Tác giá

Đồng Thái Hà

1

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỦ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả học tập môn Toán của các lớp năm học 2022 - 2023 69

Bảng 3.2 Các mẫu thực nghiệm được chọn 69

Bảng 3.3 Phiếu đánh giá kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả của học sinh 72

Bảng 3.4 Phiếu đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi cùa học sinh 74

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BANG

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cúu 6

1.1 Thế nào là câu hỏi hiệu quả 6

1.1.1 Khái niệm câu hởi hiệu quả 6

1.1.2 Cấu trúc của câu hỏi 6

1.1.3 Biểu hiện của một câu hỏi hiệu quả 7

1.1.4 Phân loại câu hòi 8

1.1.5 Các tiêu chí xác định tính hiệu quả của câu hỏi 10

1.1.6 Một số phưong pháp đánh giá câu hỏi hiệu quả 10

1.2 Thế nào là kỳ năng đặt câu hởi hiệu quả 11

1.2.1 Khái niệm kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả 11

1.2.2 Vai trò của kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả 12

1.2.3 Quy trình thiết lập câu hỏi hiệu quá 13

1.2.4 Một số lưu ý khi đặt câu hởi hiệu quả 16

1.2.5 Một số phưong pháp đánh giá kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả 17

1.3 Quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hởi hiệu quả cho học sinh 18

1.3.1 Xác định tiêu điểm câu hỏi 18

1.3.2 Quy tắc khởi tạo câu hỏi 20

1.3.3 Hướng dần học sinh đưa ra câu hỏi 25

1.3.4 Hướng dẫn học sinh cải thiện câu hỏi 25

1.3.5 Hướng dẫn học sinh thiết lập thứ tự ưu tiên cho các câu hòi 28

1.3.6 Chiêm nghiệm về việc học 29

1.4 Dạy học môn Toán thông qua câu hói hiệu quả 30

Trang 6

1.4.1 Dạy học các khái niệm Toán học thông qua câu hỏi hiệu quả 31

1.4.2 Dạy học các quy tắc, định lý Toán học thông qua câu hỏi hiệu quả 32

1.4.3 Dạy học giải bài tập Toán học thông qua câu hỏi hiệu quả 33

1.4.4 Các bước soạn giáo án sử dụng câu hởi hiệu quả trong dạy học môn Toán 34

1.5 Thực trạng việc rèn kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả cho học sinh trong môn Toán ở trường THCS 36

1.5.1 Thực trạng hiểu biết về phương pháp rèn kĩ năng đặt câu hói hiệu quả cho học sinh của giáo viên ở trường THCS Wellspring, Long Biên, Hà Nội 36

1.5.2 Thực trạng về năng lực đặt câu hởi hiệu quả của học sinh trong bộmôn Toán tại trường TH = THCS Wellspring, Long Biên, Hà Nội 39

Kết luận chương 1 42

CHƯƠNG 2: RÈN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI HIỆU QUẢ TRONG 43

DẠY HỌC CHỦ ĐÈ HÀM SỐ BẬC NHÁT Ở LỚP 9 TRƯỜNG • • •TRUNG HỌC Cơ SỞ 43

2.1 Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chủ đề Hàm số bậc nhất 43

2.2.1 Yêu cầu của hoạt động dạy học khái niệm Toán học 45

2.2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh khi dạy học khái niệm 46

2.2.3 Ví dụ 47

2.3 Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh khi dạy học quy tắc, phưong pháp Toán học 50

V

Trang 7

2.3.1 Yêu cầu của hoạt động dạy học quy tắc, phương pháp Toán học 50

2.3.2 Các biện pháp rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh khi dạy học định lý 50

2.4 Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh khi dạy học giải bài tập Toán học 55

2.4.1 Yêu cầu của dạy học giải bài tập Toán học 55

2.4.2 Các biện pháp rèn kĩ nàng đặt câu hỏi cho học sinh khi dạy họcgiải bài tập Toán học 55

3.3.1 Chọn trường, lớp và học sinh thực nghiệm 68

3.3.2 Chọn giáo viên thực nghiệm 69

3.3.3 Cách thức thực nghiệm sư phạm 69

3.3.4 Thời gian tiến hành thực nghiệm 70

3.3.5 Phương pháp đánh giá thực nghiệm 70

3.3.6 Tiến trình thực nghiệm sư phạm 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo định hướng đổi mới cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới, vai trò chủ động của người học được đề cao đế nâng cao năng lực tìm tòi, khám phá, đồng thời cũng nâng cao vai trò của người dạy giúp phát triển năng lực cho người học hiệu quả nhất Do đó, giáo viên phải có khả năng hướng dẫn học sinh khám phá, đặt câu hỏi, thu thập và xử lý thông tin đế tự chuyến hóa.

Qua thực tế giảng dạy của minh, tôi thấy rằng phương pháp học của đa số học sinh chưa chủ động, còn phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên Học sinh chưa có kĩ năng đặt câu hỏi khám phá trước mỗi vấn đề, bài toán Bản thân giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc đặt các câu hởi gợi mở, tạo tình huống cho học sinh chủ động khám phá, tìm tòi đế chiếm lĩnh kiến thức.

Khi được học bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, em đã rất ấn tượng và thích thú với phương pháp dạy học khám phá, đặc biệt với

việc sử dụng các câu hói hiệu quả trong quá trình giảng dạy Với phương pháp dạy học này, học sinh kiến tạo kiến thức cho bản thân thông qua quá

trình sắp xếp và phân loại những thông tin thu thập được dựa trên những hệ thống chuẩn mực Đồng thời, học sinh còn thấy được những mối quan hệ giữa

các tri thức mới với những tri thức đã biết trước đó.

Nội dung hàm số bậc nhất y = ax + b(a * o) trong chương trình Đại số 9 là nội dung học sinh đã từng được biết đến với dạng cơ bản y = ax{ci o) trong chương trình Đại số 7 Đây là chủ đề học sinh vừa quen thuộc nhưng cũng vừa lạ lẫm nên em cho rằng đủ điều kiện để có thể thực hiện giảng dạy theo phương pháp dạy học khám phá Với việc hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi hiệu quả, giúp học sinh tìm tòi và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan

1

Trang 10

đến hàm số bậc nhất, em tin rằng học sinh sẽ thực sự làm chủ trong hoạt động học tập của mình.

Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi hiệu

quá cho học sinh trong dạy học chủ đề Hàm số bậc nhất ở lóp 9 trường Trung học cơ sở”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • •2.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học khám phá bàng câu hỏi hiệu quả cao.

- Nghiên cứu các phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả.

- Nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học tiếp cận câu hởi hiệu quả cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tìm hiểu, giải quyết vấn đề, năng lực tự học của học sinh trong học tập chủ đề hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học khám phá trên thế giới và Việt Nam.

- Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò và cách thức đặt câu hỏi hiệu quả.

- Khảo sát, phân tích thực trạng hiểu biết và kĩ năng đặt câu hòi hiệu quà của giáo viên và học sinh trong dạy học bộ môn Toán TH - THCS Wellspring, Long Biên, Hà Nội.

- Thiết kế kế hoạch dạy học, hệ thống bài tập chủ đề hàm số bậc nhất theo phương pháp dạy học tiếp cận với câu hỏi hiệu quả cao.

- Đe xuất quy trình tố chức rèn luyện kì năng đặt câu hòi cho học sinh trong dạy học chủ đề Hàm số bậc nhất ở lóp 9.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm đề kiểm tra tính khả thi và hiệu quả cách thức rèn luyện kĩ năng đặt câu hởi cho học sinh trong dạy học chủ đề Hàm

số bậc nhất ở lóp 9 trường Trung học cơ sở Wellspring.

2

Trang 11

3 Phạm vi nghiên cứu

- Dạy học chủ đề Hàm số bậc nhất Đại số Toán 9

- Học sinh và giáo viên khối 9 - Trường TH - THCS Wellspring, Long Biên, Hà Nội.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu4.1 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học chủ đề hàm số bậc nhất.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong phần hàm số bậc nhất và ứng dụng theo phương pháp dạy học tiếp cận câu hỏi hiệu quả cao.

- Các phương pháp phát triển năng lực đặt câu hỏi hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Toán là gì?

- Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp này là gì?

- Cách thức rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả được tiến hành như thế nào để đạt kết quả cao?

- Khi áp dụng tại trường TH - THCS Wellspring gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Khắc phục như thế nào?

7 Giả thiết nghiên cứu

- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả thông qua dạy học chủ đề hàm số bậc nhất nếu được tiến hành hợp lý có thể tăng cường tính tự chủ của học

3

Trang 12

sinh, qua đó phát huy được năng lực nhận thức, tư duy của học sinh ở mức độ cao, năng lực tự học, tăng cường động lực học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán trường TH - THCS Wellspring.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu dựa trên các tài liệu

- Nghiên cứu các văn kiện của Nhà nước về giáo dục đào tạo, chương trình sách giáo khoa, cách thức đối mới phương pháp dạy học.

- Nghiên cứu sách, tạp chí liên quan đến giáo dục.

- Nghiên cứu lí luận về tâm lí học, lí luận dạy học môn Toán, phương pháp dạy học khám phá thông qua câu hòi hiệu quà trong dạy học Toán.

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo môn Toán lóp 9.

8.2 Phương pháp điều tra quan sát

- Quan sát, khảo sát thực trạng của hoạt động dạy học chủ đề hàm số bậc nhất.

- Thăm dò về sự hứng thú của học sinh khi giáo viên tố chức rèn kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học môn Toán.

- Dự giờ, trao đổi, chia sẻ với thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường TH - THCS Wellspring Hà Nội.

- Tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của giảng viên hướng dẫn.

- Điều tra tình trạng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.

- Điều tra, tìm hiểu khả năng áp dụng rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh của giáo viên trong dạy học môn Toán.

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Thống kê Toán học.

- Xử lí các số liệu điều tra

4

Trang 13

8.4 Phương pháp xử lý thông tin

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại lóp 9 trường TH - THCS Wellspring Hà Nội đế xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng các hoạt động rèn kĩ

năng đặt câu hỏi cho học sinh lóp 9 trong dạy học chủ đề Hàm số bậc nhất.

9 Ỷ nghĩa nghiên cứu

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học khám phá.

- Xây dựng quy trình thiết kế hoạt động dạy học khám phá với câu hỏi hiệu quả- Thiết kế bài giảng, hệ thống bài tập với câu hỏi hiệu quả chủ đề hàm số

bậc nhất.

10 cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, các phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến gồm ba chương:

Chưong 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học chủ đề Hàm số bậc

nhất ở lóp 9 trường Trung học cơ sở

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

Trang 14

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VÁN ĐÈ NGHIÊN cứu

1.1 Thê nào là câu hồi hiệu qua-| rr ■ Ạ X I 5 _ £ 1- 2 • 1 • £ _ _ -Z

1.1.1 Khái niệm câu hỏi hiệu quả

Trong giao tiếp thi việc hòi là một hiện tượng phổ biến Câu hòi là sự biểu đạt của hành động hỏi bằng ngôn ngừ công khai, có nghi thức rõ ràng.

Việc sử dụng câu hởi trong dạy học nhằm hướng dẫn quá trình nhận thức và kích thích hoạt động tích cực của học sinh Điều này đặt ra một yêu cầu, đòi hởi học sinh phải tiếp cận bằng cách sử dụng tư duy tích cực.

Tác giả [7] đã đưa ra khái niệm về câu hỏi hiệu quả trong dạy học Câu hỏi hướng tới sự phát triến khả năng tư duy phản biện và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học nhằm hình thành nên các khái niệm hoàn chỉnh, cải thiện được trình độ hiểu biết và phương pháp tư duy cho người học.

1.1.2 Cấu trúc của câu hỏi

Tác giã [12] cho rằng cấu trúc của câu hỏi bao gồm hai yểu tố quan trọng là phần thông tin và phàn yêu cầu.

- Phần thông tin là phần của câu hỏi mô tả vấn đề hoặc thông tin cần được tìm

hiểu Phần này đặt ra một vấn đề, một tình huống hoặc yêu cầu người nghe phân tích, diễn giải hoặc xác định thông tin.

- Phần yêu cầu là phần của câu hỏi mô tả những gì người đặt câu hỏi mong

muốn người nghe làm Phần yêu cầu yêu cầu người nghe đưa ra câu trả lời, giải thích, tìm hiểu, so sánh hoặc áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quan điểm cá nhân.

Trong phần chính của câu hỏi, có một số động từ thường được sử dụng để thể hiện yêu cầu hoặc hành động mà người đặt câu hỏi mong muốn người nghe thực hiện Dưới đây là một số động từ phố biến trong phần chính của câu hỏi: - Đưa ra: yêu cầu người nghe đưa ra thông tin, ý kiến hoặc quan điểm.

6

Trang 15

Ví dụ: “Em hãy đưa ra ít nhất 2 ví dụ về một phương trình bậc hai một ẩn vô nghiệm”.

- Mô tả: yêu cầu người nghe mô tả hoặc diễn giải một khía cạnh cụ thể.

Ví dụ: “Em hãy mô tả quá trình giải bài toán bằng cách lập phương trình theo sơ đồ”.

- Giải thích: yêu cầu người nghe giải thích hoặc trình bày lí do, nguyên nhân Ví dụ: “Em hãy giải thích tại sao phương trình bậc nhất một ẩn

ax + b = o(ứ # o) luôn có nghiệm duy nhất?”

- So sánh: yêu cầu người nghe so sánh các yếu tố, tương đồng hoặc khác biệt Ví dụ.- “Em hãy so sánh và đối chiếu các ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình và giải bài toán bằng

1.1.3 Biêu hiện của một câu hỏi hiệu quă

Tác giả [7] cho răng một sô yêu tô tạo nên một câu hỏi hiệu quả bao gôm:

- Sự tô chức theo thứ tự cụ thê;

7

Trang 16

- Nội dung không thê phản ánh một cách rõ ràng câu trả lời chính xác.- Sử dụng câu hỏi theo trật tự logic cao của Thuyết nhận thức Bloom;- Thể hiện sự quan tâm và tương tác tích cực từ phía học sinh.

- Có sự kết nối với câu hỏi khác trong quá trình học tập.

Các câu hỏi hiệu quả thể hiện các kĩ năng nhận thức của học sinh đã phát triển và hoàn toàn chủ động Tuy nhiên, để đạt được chiều sâu của nhận thức,

chúng ta nên sử dụng nhiều hơn các câu hởi nhỏ và câu hỏi mang tính chiến thuật hơn là những câu hỏi có phạm vi rộng và phức tập Các câu hỏi nhỏ hơn giúp người học hiểu biết hơn.

1.1.4 Phân loại câu hỏi

Các câu hởi có sự đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau trong dạy học Đe tổ chức hoạt động học tập một cách hiệu quả, giáo viên cần

hiểu rõ các dạng câu hỏi để chọn lựa câu hỏi phù hợp.

a) Thuyết phân loại của Bloom

Thuyết nhận thức Bloom là một lý thuyết quan trọng trong việc phân loại các mức độ tư duy của con người Trong việc đặt câu hỏi, thuyết nhận thức Bloom có thể được áp dụng để xác định mức độ phân tách và đòi hỏi tư duy của câu hỏi [12] Tác giả đã đề xuất một thang phân loại gồm 6 loại câu hởi tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức:

- Ghi nhớ (Remembering): Câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết, thế hiện khả năng tái hiện kiến thức.

- Hiểu (Understanding): Câu hỏi yêu cầu học sinh tổ chức và phát biểu lại các kiến thức đã học theo ý của mình.

- Vận dụng (Applying): Câu hởi yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức vào các tình huống mới, khác biệt so với những gì đã học.

- Phân tích (Analyzing): Câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân hoặc kết quả của một hiện tượng, đòi hỏi sự vận dụng và phối hợp giữa các kiến thức đã biết.- Tổng hợp (Evaluating): Câu hỏi yêu Cầu đánh giá, so sánh

8

Trang 17

và đưa ra nhận xét vê thông tin.

- Sáng tạo (Creating): Câu hỏi yêu cầu tạo ra thông tin mới, tư duy sáng tạovà đưa ra giải pháp sáng tạo.

Khi đặt câu hỏi, giáo viên hoặc người hướng dẫn có thể sử dụng thuyết nhận thức Bloom để xác định mức độ tư duy mà câu hỏi yêu cầu Điều này giúp đảm bào rằng câu hỏi được đặt sao cho phù hợp với mục tiêu giảng dạy và khuyến khích học sinh phát triển tư duy ở các mức độ khác nhau.

b) Dựa vào mục đích lí luận dạy học, có thê chia thành 3 loại câu hỏi [4]

Mức độ nhận thức theo thang

Ghi nhớ (Remembering) liệt kê, kể lại, nhớ, đặt tên, chỉ ra, phân loại Hiểu (Understanding) giải thích, tóm tắt, diễn giải, đặt vào ngữ cảnh,

- Câu hỏi để củng cố và hoàn thiện kiến thức: Các kiến thức này có thể là rời rạc, tản mạn và chưa được hệ thống hóa Loại câu hỏi này giúp hỗ trợ học sinh hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy logic.

- Câu hỏi dùng để kiểm tra và đánh giá có thể được áp dụng sau một bài học, một chương hoặc một phần của chương trình Trong quá trình này, giáo viên cần chú ý đảm bảo rằng câu hỏi phải phù hợp với khả năng của học sinh và

9

Trang 18

thời gian làm bài, cũng như phải kiểm tra được các kiến thức chính yếu, và các thành phần kiến thức khác nhau trong chương trình.

c) Dựa theo mức độ xác định của phương án trá lời có 2 loại câu hỏi [12]

- Câu hỏi đơn trị (câu hỏi hội tụ) là câu hỏi có phạm vi trả lời giới hạn, thường chỉ có một phương án trả lời đúng Câu hỏi đơn trị không nhất thiết phải là câu hỏi dễ, vì trong quá trình suy nghĩ tìm ra câu trả lời, học sinh có thể cần

sử dụng những dữ liệu logic và liên tưởng phức tạp.

Ví dụ: "Hãy nêu cách xác định tính chất của hàm số bậc nhất." Câu hỏi này yêu cầu học sinh nhận biết tính đồng biến và nghịch biến của hàm số bậc nhất thông qua hệ số a Câu trả lời thường dễ đoán trước vì người học chỉ việc nhắc lại định lý về xác định tính chất của hàm số bậc nhất đã học • • ụ • • •

- Câu hỏi đa trị (câu hỏi phân kì) là câu hỏi mà có nhiều phương án trả lời đúng Vì vậy, khi sử dụng câu hỏi phân kì, điều quan trọng là giải thích được lý do và phương pháp mà học sinh sử dụng để xác định câu trả lời chính xác.

Ví dụ: "Làm thế nào để xác định hình có tâm đối xứng và hình có trục đối xứng?" Câu hỏi này cho phép học sinh xem xét đối tượng để đưa ra câu trả lời đúng và hợp lý, đồng thời phải giải thích cách họ xác định được điều đó Tính phân kì thể hiện ở chồ, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau như phân tích các đối tượng trong hình xem đó có là những hình có tâm đối xứng hay trục đối xứng đã biết không? (ví dụ hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình thang cân

); hoặc xác định tính đối xứng của hình thông qua phương pháp gấp giấy

1.1.5 Các tiêu chí xác định tính hiệu quả của câu hỏi

Câu hỏi hiệu quả cao theo tác giá [7] được xác định bởi các tiêu chí sau:

- Chất lượng cùa câu hỏi phụ thuộc hay mục đích mà người dạy đặt ra cho học sinh.

- Chất lượng của câu trả lời được đánh giá dựa trên: tính đặc trưng, sự hoàn thiện và sự đánh giá.

- Mức độ hứng thủ của học sinh với các câu hỏi.

10

Trang 19

- Mức độ kiên thức học sinh thu nhận được sau tiêt học.

Vì vậy, câu hỏi hiệu quả là một hệ thống các câu hởi, kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của người học.

Để đánh giá tính hiệu quả của câu hỏi trong quá trình giảng dạy và học tập, tác giả [17] có thể đề cập tới một số phương pháp đánh giá sau:

- Quan sát lớp học: Giáo viên hoặc người quan sát có thể theo dõi cách học sinh phản ứng và tham gia vào câu hởi Điều này bao gồm cả việc theo dõi cấp độ tương tác, sự hứng thú, và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

- Phản hồi tự đánh giá: Học sinh có thế tự đánh giá mức độ họ cảm thấy thách thức và hứng thú khi đối mặt với câu hởi Họ có thể được yêu cầu cung cấp phản hồi về cách họ đã giải quyết câu hỏi và cảm nhận về quá trình đó.

- Thảo luận nhóm: Các buổi thảo luận nhóm có thể cung cấp thông tin về cách mà học sinh tương tác với nhau khi đặt và trả lời câu hởi Điều này có thể là một cách để đánh giá khá năng làm việc nhóm, suy luận, và chia sẻ kiến thức.

- Kiểm tra đánh giá.- Kết quả học tập

- Phản hồi học sinh: Thu thập phản hồi trực tiếp từ học sinh về cách họ đánh giá câu hỏi có thể cung cấp thông tin quý giá về hiệu suất và hứng thú.

Giáo viên nên kết họp nhiều phương pháp đánh giá để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về hiệu quả của câu hỏi

1.2 Thê nào là kỹ năng đặt câu hòi hiệu qua/^ nr1 ■_ * y — 11 1 Hh J _ A 1 2 • 1- • đl 2

1.2.1 Khái niệm kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả

Kỹ năng là khả năng, năng lực hoặc sự thành thạo trong việc thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ nào đó Các kỳ năng có thể bao gồm kỹ năng mềm (soft skills) như giao tiếp, làm việc nhóm, và kỹ năng cá nhân, cũng như kỹ năng chuyên môn (hard skills) liên quan đến lĩnh vực công việc cụ thể [5],

11

Trang 20

Tác giả [17] nhận định răng Kỳ năng đặt câu hởi là khả năng tạo ra và săp xêp các câu hòi một cách hiệu quả và có ý nghĩa, nhằm mục đích thu thập thông tin, bày tỏ sự quan tâm, hay giải quyết một vấn đề nào đó Đặt câu hòi giúp xác định vấn đề, khám phá thông tin mới, và thúc đẩy sự suy nghĩ sáng tạo

Theo tác giả thì kỳ năng đặt câu hởi hiệu quả bao gồm:

- Chọn câu hỏi phù hợp: năng lực lựa chọn loại câu hỏi phù họp với mục tiêu cụ thể, từ câu hỏi mở cửa thảo luận đến câu hỏi chi tiết hơn để thu thập thông tin chính xác.

- Đặt câu hỏi sáng tạo: kỹ năng này đòi hỏi khả năng tạo ra câu hỏi mà người khác có thể không ngờ đen, thách thức tư duy và khám phá sâu sắc.

- Xây dựng câu hỏi theo hướng dẫn: đặt câu hỏi không chỉ để tìm kiếm thông tin, mà còn đế hướng dẫn tư duy, khuyến khích suy nghĩ độc lập.

- Tận dụng công cụ và kỳ thuật: sử dụng các công cụ như câu hỏi mớ cửa, câu hởi đỏng cửa, hay câu hỏi mở rộng để tạo nên một loạt câu hởi đa dạng và sâu sắc.

- Thích ứng với đổi tượng và tình huống: Có khả năng thích ứng cách đặt câu hỏi tùy thuộc vào đối tượng và tình huống, từ học sinh trong lóp đến cuộc họp kinh doanh.

Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả không chỉ giúp kiếm soát quá trình học mà còn thúc đẩy sự tìm kiếm kiến thức và phát triển tư duy.

1.2.2 Vai trò của kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả

- Thu thập thông tin: Kỹ năng đặt câu hỏi tốt chắc chắn sẽ giúp thu thập thông tin một cách hiệu quả hơn Một câu hởi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng, được đặt đúng lúc và đúng người Đồng thời, câu hòi cần được trình bày một cách rõ ràng, dề hiếu và không gây cảm giác áp đặt cho người nhận câu

9.-> A \19 •Tr 4- w J /\ 1 9 * J1 1 1 f r A19-4- -4-

hỏi Kỹ năng đặt câu hỏi cũng có thê khám phá sâu vào chú đê hoặc vân đêmà người hỏi quan tâm Bằng cách đặt các câu hỏi phản biện, mồi người có thể khám phá các quan điểm khác nhau và mở rộng sự hiểu biết của mình.

12

Trang 21

- Khám phá ý kiên: Đặt câu hởi khéo léo và mang tính cởi mở giúp khám phá ý kiến, quan điểm và suy nghĩ của người khác Từ đó mở ra các ý tưởng mới, tạo sự đa dạng và thúc đẩy những suy nghĩ sáng tạo.

- Hiểu rõ vấn đề: Khi đặt câu hởi đúng cách, người hởi có thể thu thập thông tin cần thiết, tạo ra sự tương tác và khám phá các khía cạnh khác nhau của vấn đề Việc đặt câu hỏi gợi mở, chính xác giúp chúng ta nhận được thông tin chi tiết và cung cấp cho người khác cơ hội để diễn đạt một cách rõ ràng, đầy đủ Kỳ năng đặt câu hỏi hiệu quả cũng khuyến khích khả năng suy nghĩ sâu sắc, giúp khám phá các góc nhìn mới và mở rộng hiểu biết về vấn đề đang xem xét.

- Xây dựng mối quan hệ: Kỳ năng đặt câu hỏi tốt giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác

Bằng cách lắng nghe chân thành và đặt câu hỏi phù hợp, chúng ta thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác của mình, từ đó tạo dựng được một mối liên kết sâu sắc hơn.

- Giải quyết vấn đề: Đặt câu hỏi giúp ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề và hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề, nhờ những thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau Điều này là cần thiết để có cái nhìn đa chiều và đưa ra quyết định sáng suốt cho vấn đề Khi đã hiểu rõ vấn đề và có thông tin cần thiết, chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về giải pháp Kỳ năng đặt câu hỏi hiệu quả sẽ giúp đưa ra những câu hỏi phù hợp đế phát triến giải pháp tối ưu.

1.2.3 Quy trình thiết lập câu hỏi hiệu quả

Việc đặt câu hỏi được tác giả [7] đề xuất xây dựng theo 7 bước sau:

a) Bước 1: Đặt tiêu đề, xác định, tìm kiếm, chú ý, nhận biết

Thao tác đầu tiên cần thực hiện chính là đặt tiêu đề, xác định hay tìm kiếm thông tin chính trong các nội dung Đây là một bước tư duy bậc thấp nhưng không có kĩ năng này thì học sinh sẽ không thực hiện được tiếp các câu hỏi bậc cao Neu bạn không biết được các ý chính, làm sao bạn có thể suy luận, tóm tắt hay dự đoán chính xác kiến thức có trong bài.

13

Trang 22

Nhận biết những khác biệt tự nhiên về cách tiếp thu: Một cách để hiểu tại sao

người học có thể đặt tên theo những cách ngẫu nhiên là việc hiểu vai trò của sự tiếp nhận tri thức và nhận ra sự khác nhau trong các tiếp nhận tri thức của mồi người, do con người thường nhìn hay quan sát mọi thứ một cách khác nhau.

Chú ỷ tới cơ chế phản hồi: Môi trường vật chất thường tạo ra các phản hồi khi

chúng ta không thế nhận biết cái gì là phù hợp Môi trường trong lớp học cũng thế, nó rất trừu tượng Neu người học bò qua “các ý chính”, “các chủ đề”, “các phép tính cơ bản” trong một bài toán thì có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng.

Cần luôn tuân theo quy luật ‘‘Thứ tự là điều đầu tiện Quy luật này nghĩa là

thông qua câu hỏi, chúng ta cố gắng để học sinh hiểu thông tin bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nó Neu giáo viên muốn học sinh chú ý đến cái gì đàu tiên thì chúng ta nên hướng câu hởi đến lĩnh vực đó Để xác định cái gì là đầu tiên, ta cỏ thể tự hỏi ba câu hỏi quan trọng trước khi hởi học sinh: - Học sinh sẽ chú ý đến phần nào đầu tiên trong bài học này?

- Bài học này gợi ý chúng ta nên xem xét nó như thế nào?

b) Bước 2: So sánh, liền kết, suy luận, đối chiếu, phỏng đoản

Yêu cầu học sinh tại bước này là cần liên kết, suy luận, đối chiếu và nhận ra

sự rời rạc của nội dung Neu trong bước 1, học sinh xác định các ý chính thì ở bước 2, học sinh sẽ cần cố gắng tạo ra sự liên kết giữa các đoạn thông tin.

Hướng cho học sinh chú ý xem chồ nào thông tin không liền mạch là rất quan trọng Thông thường, giáo viên tập trung vào việc hướng dẫn học sinh nhận ra những liên kết ở một loạt các thông tin nhưng học sinh thường không thành công khi tự mình phát hiện xem thông tin bị thiếu là ở đâu, lượng thông tin được đưa thêm ở chồ nào hay những thông tin nào không có ý nghĩa Học sinh cần thấy được những liên kết và cũng nhận biết rằng không phải lúc nào mọi thứ đều được kết nối hay kết nối với nhau.

c) Bước 3: Thứ tự, phân loại, nhóm, tóm tắt trước, tông hợp

14

Trang 23

Trong bước 3, các câu hởi yêu câu học sinh săp xêp, phân loại, hoặc tóm tăt các ý hay phần nội dung từ một loạt thông tin Các câu hỏi trong bước này đóng vai trò quan trọng và có ba đặc điếm chính: sự hoàn thiện, trật tự và sự trôi chảy.

Trong bước này, học sinh có thể tóm tắt lại tất cả các nội dung quan trọng trên giấy nhưng khi trình bày các ý chính lại không theo trật tự; học sinh chưa có sự liền mạch khi chuyển từ phần này sang phần khác một cách logic, hợp lý; học sinh bị mất nhiều thời gian cho việc liệt kê tất cà các bước Vì vậy, khi cố gắng để thực hiện bước 3, giáo viên cần phải thu hút được các học sinh tham gia; yêu cầu học sinh thực hiện tóm tắt từng phần hoặc cả nội dung bài học theo một trật tự, dành thời gian học sinh lắng nghe lẫn nhau, có quy định rõ ràng và không buộc tội nếu học sinh chưa chú ý.

d) Bước 4: Giải mã, diễn dịch

Bước 4 nhằm giúp học sinh giải mã, hiểu hoặc đơn giản tìm ra yêu cầu của một câu hỏi kiểm tra viết hởi gì Bước 4 được áp dụng để trả lời các câu hởi kiểm tra, đánh giá.

Trong bước 4, thứ tự thực hiện có thể như sau:

- Đọc to câu hỏi: giúp học sinh đọc thực sự, để xác định câu hởi muốn hòi điều gì.

- Diễn giải câu hỏi: yêu cầu học sinh sắp xếp câu hỏi theo ngôn ngữ riêng.

Nếu sau các bước này, học sinh vần chưa hiểu chính xác câu hỏi, giáo viên có thể giúp học sinh sữa sai, yêu cầu học sinh đặt tên vấn đề, xác định lại các liên kết và phân loại.

Câu hởi có thể như một số mẫu:

- Ý nghĩa cúa câu hỏi là gì, hỏi điều gì

- Làm sao em biết đó là những gì câu hỏi muốn hởi?- Làm cách nào đế tìm ra câu hởi

e) Bước 5: Mã hóa, trả lời

15

Trang 24

Trong bước này, học sinh được lựa chọn và trả lời các câu hỏi đã viêt trong bước 4 Các phương án lựa chọn cần được tạo ra gần với phương án trả lời đúng đế buộc học sinh phải có thêm suy luận Neu học sinh đã lựa chọn được câu trả lời đúng và có thể phân tích cho sự lựa chọn đó thì có thể chuyển đến câu hỏi tiếp theo Ngược lại, học sinh sẽ cần phân tích, xác định lại câu hỏi Các phương án sai có thế là không gắn kết với câu hỏi được đưa ra; chứa cái gì đó không có nội dung hoặc thiếu một cái gì đỏ trong nội dung Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một trong hai chiến lược từ câu trả lời đến nội dung hay từ nội dung đến câu trả lời khi lựa chọn sai phương án.

Mầu câu hỏi trong bước này có thể như sau:- Em chọn phương án nào? Vì sao?

- Hãy phân tích hay tìm dần chứng chứng minh cho việc lựa chọn phương án đó?

f) Bước 6: Áp dụng, dự đoán, thay đôi

Bước 6 yêu cầu học sinh khái quát, dự đoán thay đổi hay sử dụng những gì đã được học trong bài học vào một hoàn cảnh mới.

Mầu câu hỏi trong bước này có thể như sau:

- Sử dụng nội dung bài học này trong ngữ cảnh khác như thế nào?- Có thể áp dụng phần kiến thức này và cuộc sống ra sao?

g) Bước 7: Tóm tẳt, kết luận.

Bước 7 yêu cầu học sinh làm một bản tóm tắt tổng hợp về những gì đã được học trong bài học.

Mầu câu hỏi trong bước này có thể như sau:

- Những kiến thức em tiếp thu được từ bài học hôm nay là gì- Đối với em kiến thức nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Chất lượng hơn số lượng, câu hỏi ít nhưng cần có chiều sâu và tính gợi mở Không nên đặt các câu hỏi như Cái gì? Bao giờ? Thế nào? Thì có thể chuyển sang dạng câu hỏi gợi sự suy nghĩ tích cực như: Vì sao em biết điều đó? Em

16

Trang 25

có lí do gì không? Liệu em có cách khác? Cái gì sẽ xảy ra nêu ?

- Muốn học sinh có câu trả lời hay thì học sinh phái có đủ thời gian để suy nghĩ Câu cho học sinh thời gian để chuẩn bị câu trả lời, thời gian để nhiều học sinh

sẵn sàng hay đề học sinh đặt thêm câu hỏi cho vấn đề được nêu ra.

- Khi học sinh hỏi mình, giáo viên không nên trả lời tức thì mà giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ sau câu hỏi và cả sau câu trả lời Giáo viên nên tính toán một khoảng thời gian yên lặng phù họp để khuyến khích học sinh tìm ra những câu trả lời có chiều sâu suy nghĩ hoặc gợi ra những câu hỏi khác như: “Liệu còn có cách nào nữa?”; “Ai có ý kiến khác với bạn A?”; “Có ai muốn đặt câu hỏi cho bạn B về ý kiến vừa rồi?”.

- Tổ chức thảo luận nhóm để học sinh được chia sẻ ý kiến trong nhóm về những câu hởi tương tự Tạo cho học sinh thói quen và tư duy xem xét đa chiều

- Để đánh giá và phát triển khả năng đặt câu hỏi của học sinh, giáo viên có thể thực hiện các bước sau: Giao cho học sinh đọc về một chủ đề cụ thể hoặc chọn một chủ đề từ bài học và yêu cầu họ đưa ra càng nhiều câu hỏi càng tốt xoay quanh chủ đề đó Sau đó, tồ chức hoạt động tập trung vào việc trả lời câu hởi trong nhóm, nơi học sinh có thể thảo luận và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đặt và trả lời câu hởi Lựa chọn các câu hỏi hay từ các nhóm để đưa vào cuộc thảo luận toàn lóp hoặc chọn ra một học sinh đã nắm vững chủ đề đế ngồi "ghế nóng", nơi các bạn khác có thế đặt câu hòi cho người này Cuối cùng, giáo viên cung cấp hỗ trợ và trà lời bổ sung khi cần thiết, đồng thời khuyến khích sự tương tác tích cực giữa các học sinh Qua các bước này, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện và cải thiện khả năng đặt câu hòi của mình một cách liên tục và đồng đều.

- Quan sát trực tiếp: Phương pháp này có ưu điểm là cho phép người đánh giá theo dõi trực tiếp cách mà người được đánh giá đặt câu hỏi trong các tình huống

17

Trang 26

thực tế Nhưng nhược điểm của phương pháp là có thể tạo áp lực và thay đổi hành vi của người được đánh giá khi họ biết rằng họ đang được quan sát.

- Ghi âm hoặc quay video: Phương pháp này có ưu điếm là cho phép người đánh giá xem lại và đánh giá chi tiết cách mà người được đánh giá đặt câu hỏi Nhưng nhược điểm là cần sự hợp tác từ người được đánh giá và cần quy định rõ về quyền riêng tư.

- Bảng đánh giá nhóm: Ưu điểm của phương pháp là nhận xét từ người

nghiệp có thể mang lại cái nhìn khách quan và đa chiều về kỹ năng đặt câu hỏi Nhưng nhược điểm là cần đảm bảo tính chân thực và không đánh giá thiên lệ.

- Tự đánh giá: Ưu điểm là cho phép người học tự đánh giá và phát triền kỳ năng đặt câu hỏi của mình Nhược điềm là cần sự chân thật và khả năng tự đánh giá đúng đắn.

- Câu hỏi và trả lời trực tiếp: Ưu điểm là tạo cơ hội cho người được đánh giá tự giải thích và thấy rõ kỹ năng cùa mình Nhược điểm: cần có một môi trường mở và tích cực để tối ưu hóa kết quả.

1.3 Quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả cho học sinh

1.3.1 Xác định tiêu điểm câu hỏi

a) Khải niệm Tiêu điếm câu hỏi là phần quan trọng nhất, tập trung vào thông tin hoặc khía cạnh chính mà người đặt câu hỏi muốn khám phá hoặc thu thập thông tin Nó là yếu tố quyết định trong việc hướng dẫn người trả lời tập trung vào vấn đề cốt lõi hoặc mục tiêu mà câu hòi đang đề cập đến, một yếu tố để kích thích quá trình học sinh suy nghĩ, tò mò, tư duy Tiêu điểm câu hỏi không phải là câu hỏi của giáo viên để gợi ý, thúc đẩy suy nghĩ cho học sinh mà nó có thể là một câu nói ngắn, một hình ảnh hoặc một âm thanh khiến học sinh tư duy dưới dạng các câu hỏi Do đó, tiêu điếm câu hỏi không thể hiện những quan điểm cá nhân của giáo viên và khơi gợi, kích thích những câu hỏi cho học sinh.

18

Trang 27

b) Các nguyên tắc xác định tiêu điếm của câu hỏi:

- Nội dung ngắn gọn, xúc tích có trọng tâm- Khơi gợi suy nghĩ.

- Có tính khách quan không thể hiện quan điểm cá nhân.

c) Ví dụ một tiêu điểm câu hỏi:

Ví dụ 1.1 Một số học sinh bị đánh giá rằng không thể học Toán hay sợ môn

Toán Giáo viên đã sử dụng tiêu điểm câu hởi sau để khiến học sinh suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau về nồi sợ của mình: “Nồi sợ môn Toán” Nhưng cụm từ này quá chung chung nên giáo viên đã chuyến thành: “Đánh bại nồi sợ môn Toán” Việc điều chỉnh này đã đảm bảo 4 tiêu chí của tiêu điểm câu hỏi và định hướng tốt cho học sinh, giúp học sinh tư duy một cách chủ động và tập trung vào vấn đề chính để suy nghĩ về cách mà các em có thể thực sự vượt qua nỗi sợ của bản thân.

Ví dụ 1.2 Để dạy học bài Hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông -

Toán 9, tập 1, mục tiêu của bài học không chỉ giúp học sinh nhận biết các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, thực hành các bài tập có nội dung tính toán độ dài cạnh, số đo góc mà giáo viên còn hướng tới việc học sinh phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tế liên quan đến hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông Giáo viên có thề lựa chọn tiêu điểu câu hỏi bằng hình ảnh sau:

19

Trang 28

Hình 1.1 Biểu đồ đoạn thẳng mô tả sản lượng tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2020.

Lựa chọn này đã đảm bào 4 tiêu chí của tiêu điểm câu hỏi, tập trung vào vấn đề thực tế, gần gũi với học sinh Học sinh sẽ bắt đầu suy nghĩ và đặt câu hỏi

cho tiêu điểm được đưa ra.

1.3.2 Quy tắc khỏi tạo câu hỏi

Sau khi giáo viên giới thiệu tới học sinh tiêu điếm câu hỏi, học sinh bắt đầu được kích thích và khởi tạo các câu hỏi của mình theo tiêu điểm đó Quy tắc

khởi tạo câu hòi như sau:

a) Quy tắc 1: Hỏi nhiều cảu hỏi nhất có thê.

Quy tắc này thể hiện sự trao quyền chủ động cho học sinh, học sinh được hỏi bất cứ câu hỏi nào mình nghĩ tới dựa trên tiêu điểm câu hỏi Khi thực hiện quy tắc này, học sinh cảm thấy hào hứng khi được trao quyền chủ động, thay vì lắng nghe và trá lời các câu hởi từ giáo viên thì học sinh được quyền đưa ra các câu hỏi của mình Tuy nhiên, một số học sinh có thề sẽ gặp những khó khăn khi thực hiện quy tắc này như “Em không biết phải hỏi gì” hoặc “Em không có câu hỏi nào cả” Khi đó, giáo viên có thế gợi ý và hướng dẫn cho học sinh một số tiến trình tư duy trực quan và kĩ thuật đặt câu hỏi.

20

Trang 29

* Một số tiến trình tư duy trực quan giúp học sinh quan sát, phân tích để xác định câu hỏi:

- Tiến trình tư duy See - Think - Wonder là một cách tiếp cận đơn giản và linh hoạt để khám phá và hiểu sâu hơn về một vấn đề, tình huống hoặc hiện tượng Các bước của tiến trình này như sau:

• See (Quan sát): Bước đầu tiên là quan sát một đối tượng, một tình huống hoặc một bài học cụ thể Ghi nhận các thông tin hình ảnh, mô hình, màu

sắc, hình dạng, ngôn từ hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà bạn có thể quan sát được.

• Think (Suy nghĩ): Sau khi quan sát, hãy suy nghĩ và phân tích những gì bạn đã quan sát được Tự đặt các câu tự hỏi như: Tại sao việc này diễn ra? Điều gì đã gây ra nó? Nhận biết các mô hình, quy tắc, hoặc quan hệ giữa các yếu tố mà bạn đã quan sát Dựa theo thông tin quan sát đề suy luận và đưa ra nhận định

• Wonder (Tò mò): Bước cuối cùng là khám phá sự tò mò và đặt câu hỏi về những gì bạn chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm Tạo ra một danh sách các câu hỏi mở để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, hoặc đề xuất các ý kiến và giả thuyết Dừng lại và tự hỏi: "Tôi muốn biết gì thêm về điều này?"

- Tiến trình tư duy Think - Puzzle - Explore là một phương pháp tư duy sáng

tạo và khám phá thông qua việc suy nghĩ, đặt câu đố và khám phá Đây là một cách tiếp cận đề tạo ra sự tò mò và khám phá thông qua việc đặt câu hỏi, tìm hiểu thêm Các bước của tiến trình Think - Puzzle - Explore như sau:

• Think (Suy nghĩ): Bước đầu tiên là suy nghĩ và xem xét vấn đề, tình huống hoặc câu hởi cụ thể Đặt ra câu hỏi cho bản thân như: Tại sao điều này xảy ra? Những yếu tố nào liên quan đến vấn đề này? Sự liên quan giữa các yếu tố như thế nào?

• Puzzle (Câu đố): Sau khi suy nghĩ, hãy đặt câu đố hoặc câu hỏi mà bạn

21

Trang 30

muốn tìm hiểu và giải quyết Tạo ra một câu đố hoặc một vấn đề mà bạn cần tìm ra giải pháp Điều này khuyến khích sự tò mò và tạo động lực để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề và tìm ra giải pháp.

• Explore (Khám phá): Bước cuối cùng là khám phá và tìm hiểu thêm về vấn đề hoặc câu hỏi Sử dụng các nguồn tài liệu, nghiên cứu hoặc thực nghiệm để khám phá và tìm hiểu thông tin mới, các phương pháp, giải pháp và ý tưởng liên quan đến vấn đề.

- Kỹ thuật 5W1H là một phương pháp đặt câu hởi cơ bản để thu thập thông tin

và hiểu rõ vấn đề hoặc sự kiện Đặt câu hỏi 5W1H "Who? What? Where? When? Why? How?" (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Làm thế nào?) Kỳ thuật 5w 1H giúp đảm bảo ràng chúng ta thu thập đủ thông tin cần thiết để

hiểu một vấn đề hoặc sự việc, từ đó giúp tư duy phản biện, phân tích và đưa ra quyết định.

- Kĩ thuật đảo ngược (reversal technique) là một phương pháp đặt câu hỏi hoặc suy nghĩ với góc nhìn ngược lại hoặc trái ngược so với thông thường Thay vì tiến hành theo trình tự thông thường, kỹ thuật này khuyến khích suy nghĩ từ phía ngược lại, đặt câu hởi theo hướng đối lập hoặc đảo ngược một tình huống, ý tưởng hoặc quan điểm.

Kỳ thuật đảo ngược có thề được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau, bao gồm:

• Tư duy phản biện: Đặt câu hỏi từ góc độ ngược lại để xem xét các quan điểm khác và phản bác ý kiến hoặc quan điểm hiện tại Điều này giúp mở rộng tư duy và khám phá các khía cạnh mới cùa một vấn đề.

•2• Ạ _A 4- A 2 — A _ 4-2 4-2 _2_ L _2 2 1 ' 1-1-2

• Giải quyêt vân đê: Đao ngược vân đê đê xem xét nó từ một góc nhìn khác Điều này giúp xác định nguyên nhân, hiểu rõ hơn về vấn đề và tìm ra các giải pháp khác biệt.

22

Trang 31

• Phân tích sâu: Đặt câu hởi đảo ngược để đi sâu vào một vấn đề hoặc sự kiện Thay vì hởi "Cái gì đã xảy ra?", ta có thể hởi "Cái gì không xảy ra?"

hoặc "Nếu không xảy ra điều này, điều gì sẽ xảy ra?" Điều này giúp khám phá các khía cạnh ẩn và tưởng tượng về các kịch bản khác nhau.

T71' 1 f 1 /V? A 1?* 19 Ạ A • /K 1V A

• Khám phà hậu quả: Đặt câu hòi vê hậu quà nêu một sự việc hoặc quyêt định không xảy ra Thay vì hởi "Nếu tôi làm điều này, điều gì sẽ xày ra?", ta có thể hỏi "Nếu tôi không làm điều này, điều gì sẽ xảy ra?" Điều này giúp nhìn nhận các kết quả tiềm năng và đánh giá tầm quan trọng

của hành động.

Kỹ thuật đảo ngược khuyến khích suy nghĩ sáng tạo, đặt câu hỏi khác biệt và xem xét các góc nhìn đối lập Nó có thế giúp mở rộng tư duy và tìm ra giải pháp mới, cũng như hiểu rõ hơn về các vấn đề và tình huống.

- Kỹ thuật mở rộng (expansion technique) là một phương pháp đặt câu hỏi hoặc suy nghĩ để tạo sự chi tiết và đầy đủ hơn về một vấn đề hoặc sự kiện Kỳ thuật này khuyến khích học sinh phân tích, đưa ra ví dụ, và cung cấp thông tin bổ sung để mở rộng hiểu biết và suy nghĩ về một chú đề cụ thể Một số kĩ thuật mở rộng phổ biến như sau:

• Cung cấp 1 ví dụ: Học sinh có thể sử dụng ví dụ để minh họa hoặc mờ rộng ý tưởng hoặc quan điểm Ví dụ: Nếu tháng 6 năm 2020 sản lượng tiêu thụ ô tô là 1825 chiếc thì sẽ được biểu diễn trên biểu đồ như thế nào?

• Yêu cầu giải thích: Học sinh có thể yêu cầu giải thích chi tiết, lý giải hoặc mô tả một khái niệm, quy trình hoặc sự kiện Ví dụ: "Giải thích cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng ?”

• Mở rộng quan điểm: Học sinh có thể mở rộng quan điểm bằng cách thảo luận về các khía cạnh, ưu điếm, nhược điểm hoặc tác động của một ý tưởng hoặc quyết định Ví dụ: “Có thể vận dụng kiến thức nào khác để giải quyết vấn đề này không?”, “So sánh mức tiêu thụ trong tháng 3, 4, 5 và giải thích?”, “Có thể vận dụng kiến thức toán học để dự đoán được mức tiêu thụ

23

Trang 32

ô tô trong các tháng tiêp theo không?”.

Kỳ thuật mở rộng giúp học sinh tăng cường khả năng nắm bắt và phân tích thông tin, mở rộng góc nhìn và hiếu sâu hơn về các chủ đề quan trọng.

b) Quy tắc 2: 3 không - Không dừng lại đê thảo luận, không phán xét, không trả lời bất kì câu hỏi nào.

Neu quy tắc 1 giúp khởi động quá trình tạo câu hói thì quy tắc 2 tạo ra không gian an toàn đế học sinh tư duy phân nhánh và tạo ra được nhiều nhất câu hỏi của mình.

- Không dừng để thảo luận: Quy tắc này yêu cầu một câu hỏi chỉ có thể được tiếp nối bằng một câu hỏi Quy tắc này hỗ trợ việc học sinh có thể tạo ra nhiều nhất câu hởi có thể Việc dành thời gian trả lời cho câu hởi đầu tiên có thể sẽ mất gây ra tranh luận kéo dài và thậm chí câu hỏi đó còn sai trọng tâm, mục tiêu của bài học.

- Không phán xét nhằm mục đích tạo môi trường an toàn để khích lệ học sinh tiếp tục suy nghĩ và tìm ra nhiều câu hỏi hơn nữa Tâm lý học sinh thường sợ sai, nếu ngay khi một câu hởi đặt ra, bị nhận định, đánh giá sẽ ngay lập tức tắt dòng suy nghĩ của học sinh.

- Không trả lời nhàm mục đích tiếp tục mở ra thay vì đóng các ý tưởng Nó tương tự như quy tắc Không dừng lại thảo luận, việc trả lời cho câu hỏi sẽ làm dừng quá trình toàn bộ quá trình tư duy phân nhánh của học sinh mà tập trung vào việc tìm kiếm câu trả lời.

c) Quy tắc 3: Viết mọi câu hỏi ra giấy một cách chỉnh xác.

Quy tắc này nhằm xác thực và xác định quyền sở hữu các câu hởi của học sinh đưa ra, ghi nhận sự cố gắng và kết quả của học sinh trong quá trình khởi tạo câu hòi Đồng thời, việc ghi lại các câu hỏi là tiền đề, căn cứ để học sinh xác định câu hỏi trọng tâm, câu hòi cần thiết trong các bước tiếp theo.

d) Quy tắc 4 Biến mọi mệnh đề khẳng định thành câu hỏi.

Quy tắc này giúp học sinh điều chỉnh các câu hỏi của mình Học sinh sẽ đọc lại các câu mình viết, kiểm tra câu hòi đó đã thực sự là câu hỏi thực sự chưa,

24

Trang 33

nếu chưa cần sửa lại như thế nào để trở thành một câu hởi đúng nghĩa.

Ví dụ, mệnh đề sau “Kiến thức Toán học cần sử dụng” Mệnh đề về hình thức có dấu chấm hỏi nhưng là một cách viết chưa chính xác Quy tắc 4 giúp học sinh có thời gian, cơ hội viết lại thành câu hởi thực sự như: “Kiến thức Toán học nào có thể sử dụng để giải quyết vấn đề này?” hoặc “Có thể vận dụng tỉ

số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông không?”

Mồi quy tắc trong bốn quy tắc trên đều tạo điều kiện góp phần xây dựng câu hôi hiệu quả Việc loại bở bất kì quy tắc nào đều có thể phá hỏng mục tiêu và quy trình khởi tạo câu hỏi của học sinh.

Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm theo các bước sau:

- Bước 1: Phân nhóm học sinh gồm từ 3 đến 6 học sinh Mồi nhóm cần có một nhóm trưởng và một thư kí phụ trách việc ghi chép lại các câu hởi.

- Bước 2: Giới thiệu tiêu điểm câu hởi Giáo viên cần lưu ý không giải thích thêm bất cứ điều gì khi đưa ra tiêu điểm câu hởi.

- Bước 3: Hướng dẫn học sinh đưa ra câu hỏi: Giáo viên nhắc lại 4 quy tắc khởi tạo công hỏi; yêu cầu học sinh đánh số thứ tự cho mỗi câu hởi đưa ra Giới hạn thời gian thảo luật ( 5 phút)

- Bước 4: Giám sát học sinh trong quá trình tạo câu hỏi Trong bước này, giáo viên giữ vai trò quan sát hoạt động nhóm, nhắc nhờ nhóm thực hiện đủng quy tắc khởi tạo câu hỏi Đặc biệt, không hồ trợ học sinh bằng ví dụ Giáo viên có thể gợi ý một số kĩ thuật đặt câu hỏi, nhắc nhở học sinh về thời gian và khích lệ học sinh viết câu hởi nhiều nhất có thể.

Nếu như ở quy trình trên, học sinh đã tạo được câu hỏi của mình thì phần tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh cải thiện câu hỏi của mình thông qua các phân loại câu hởi: câu hỏi đóng, câu hởi mở và chuyền đổi câu hỏi từ loại này

sang loại kia.

25

Trang 34

a) Câu hỏi đóng (closed-ended question) là một câu hỏi có các lựa chọn trả

lời hạn chế, thường yêu cầu người trâ lời chỉ cần đưa ra câu trả lời ngắn gọn như "có" hoặc "không" hoặc chọn từ một danh sách các lựa chọn có sẵn Ví dụ: "Có thể dùng cách khác để vẽ biểu đồ sản lượng tiêu thụ ô tô không?" hoặc "Có những dạng biểu đồ nào khác ngoài biểu đồ đoạn thẳng không?"

Ưu điểm của câu hỏi đóng:• Đơn giản, dễ hiểu.

• Thông tin trực diện và rõ ràng

• Tập trung, giới hạn phạm vi câu trả lời, giúp người đặt câu hỏi kiểm soát cuộc trò chuyện và nắm bắt thông tin chính xác.

Nhược điểm của câu hòi đóng:

• Hạn chế tư duy sáng tạo: Câu hỏi đóng có thế giới hạn sự tư duy sáng tạo và khả năng suy nghĩ phản biện của người trả lời.

• Không khám phá được chi tiết: Vì câu trả lời đóng thường ngắn gọn, không khám phá được nhiều chi tiết và không đưa ra lập luận rõ ràng.

b) Câu hỏi mở (open-ended question) là một câu hòi không giới hạn phạm vi

câu trả lời, cho phép người trả lời tự do trả lời và phân tích ý kiến, quan điểm, hoặc cung cấp thông tin chi tiết Ví dụ: "Tại sao lại dùng biểu đồ đoạn thẳng để minh mô tả sản lượng tiêu thụ ô tô?" hoặc "Giải thích lý do sự tăng ồn định

sản lượng tiêu thụ ô tô trong 3 tháng đầu năm?"Ưu điểm của câu hỏi mở:

• Khám phá sâu và chi tiết: Câu hỏi mở khuyến khích người trả lời phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin chi tiết hơn về một chủ đề.

• Khuyến khích suy nghĩ sáng tạo: Câu hởi mở khuyến khích người trả lời suy nghĩ sáng tạo, tìm ra các quan điểm khác nhau và đưa ra các ý kiến cá nhân.

• Thúc đẩy sự thảo luận: Câu hỏi mở khuyến khích sự thảo luận và trao đồi ý kiến giữa các cá nhân hoặc nhóm.

26

Trang 35

Nhược điêm của câu hỏi mở:

• Tốn thời gian: Câu trả lời cho câu hỏi mở thường dài hơn và đòi hởi nhiều

1 ~X 1 1 XĂ -1 X • •4-Ấ À 91X • /\ ÀA 1 4- Ă4-9

suy nghĩ và lập luận, VI vậy cân thời gian đê trả lời một cách đây đủ.

• Mất kiểm soát: Với câu hỏi mở, người trả lời có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau, không giới hạn, điều này có thể làm mất kiểm soát và dề

dẫn đến sự rời rạc trong thông tin trả lời

c) Cách chuyển đôi dạng câu hỏi

Việc chuyển đối câu hỏi từ dạng mở sang dạng đóng và ngược lại phụ thuộc vào mục đích và ngữ cảnh cùa cuộc trò chuyện hoặc tình huống.

- Nên chuyên từ câu hỏi mở sang câu hỏi đóng khi:

• Cần thông tin cụ thể: Nếu bạn cần câu trả lời rõ ràng, cụ thề và ngắn gọn, việc chuyển câu hỏi mở sang câu hỏi đóng sẽ giúp bạn nhận được thông tin mong muốn một cách nhanh chóng.

• Cần kiểm soát phạm vi câu trả lời: Neu bạn muốn hạn chế phạm vi câu trả lời và tập trung vào một khía cạnh cụ thể, câu hởi đóng sẽ giúp bạn đạt được điều này.

- Cách chuyển từ câu hỏi mở sang câu hỏi đóng'.

• Sử dụng từ khóa hạn chế: Thêm vào câu hởi các từ khóa hạn chế như "có", "không", "một", "mấy" để yêu cầu câu trả lời ngắn gọn và đúng hoặc sai.

• Chuyển từ "làm sao" thành "cách nào": Thay đổi cách đặt câu hòi từ dạng "làm sao" (how) sang dạng "cách nào" (which way) để yêu cầu người trả lời chỉ ra một phương pháp cụ thề.

- Nên chuyên từ câu hỏi đóng sang câu hỏi mở khi:

• Muốn khám phá sâu hơn và tạo ra sự thảo luận: Neu bạn muốn khuyến khích người trả lời suy nghĩ sáng tạo, phân tích và đưa ra lập luận, câu hỏi mở sẽ giúp tạo ra một cuộc thảo luận phong phú hơn.

• Muốn khám phá nhiều quan điểm và ý kiến: Nếu bạn muốn tìm hiểu ỷ kiến,

27

Trang 36

quan điêm và giải pháp đa dạng từ người trả lời, câu hỏi mở sẽ cho phép họ tự do diễn đạt ý kiến của mình.

- Cách chuyên từ câu hỏi đóng sang câu hỏi mớ: Thay vì đặt câu hỏi yêu cầu

câu trả lời đúng hoặc sai, bạn có thể mở rộng câu hỏi bằng cách hỏi:• Tại sao?

• Còn phương án khác không?

- Ví dụ về chuyên dạng câu hỏi:

Câu hỏi đóng: "Sản lượng tiêu thụ ô tô trong tháng 2 năm 2020 là bao nhiêu?" => Chuyển thành câu hỏi mở: “Bạn có ý kiến gì về việc xác định săn lượng

tiêu thụ ô tô trong các tháng ở biểu đồ hình 1 ? Có cách nào khác không?

Câu hỏi mở: “Có thể sử dụng những kiến thức Toán học như thế nào để xác định hay dự đoán sự biến động sản lượng ô tô trong thời gian tiếp theo không?”

=> Chuyển thành câu hỏi đóng: “Có thể sử dụng kiến thức về hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số bậc nhất không?” hoặc “Có hàm số bậc nhất nào mô tả về sản lượng ô tô tiêu thụ trong tháng và giúp ta dự đoán kết quả cho các tháng tiếp theo không?”

Tóm lại, quyết định chuyền đổi dạng câu hỏi phụ thuộc vào mục đích của cuộc trò chuyện, đối tượng người trả lời và mục tiêu thông tin mà bạn muốn thu thập Mỗi dạng câu hỏi đóng hay câu hỏi mở đều có tác dụng nhất định, hỗ trợ học sinh tư duy, khám phá kiến thức mới.

Việc học sinh thiết lập thứ tự ưu tiên cho các câu hỏi giúp học sinh rèn luyện khả năng phân tích và đưa ra quyết định.

Trước tiên, giáo viên cần đưa ra các tiêu chí, chỉ dẫn về việc thiết lập thứ tự ưu tiên Các tiêu chí để chọn câu hỏi ưu tiên phải đơn giản, hướng tới mục đích bài học, như:

- Chọn ba câu hỏi mà em muốn/cần trả lời trước.

28

Trang 37

- Chọn ba câu hỏi mà em quan tâm nhât.

- Chọn ba câu hỏi có thể giúp em đưa ra một chủ đề nghiên cứu.

Sau đó, học sinh xem lại danh sách các câu hỏi của mình, thảo luận và thống nhất ba câu hỏi ưu tiên Tiếp theo, học sinh thảo luận tiếp về lý do lựa chọn ba câu hởi đó Đây là phần rất quan trọng vì nó giúp học sinh xem xét, suy nghĩ cấn thận về lựa chọn của mình Học sinh sẽ học hỏi lẫn nhau trong quá trình thảo luận câu hỏi nào nên ưu tiên.

Cuối cùng, các nhóm sẽ báo cáo trước lớp về ba câu hỏi ưu tiên và lý do lựa chọn ba câu hỏi đó.

Các câu hởi của học sinh có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Câu hỏi có thể được sử dụng bởi chính học sinh như một phần bài tập, dự án hoặc có thể được giáo viên sử dụng.

Một số cách sử dụng câu hởi như sau:

- Học sinh đặt và sử dụng câu hởi làm hướng dẫn cho việc đọc, tìm hiểu một chủ đề mới; sử dụng câu hỏi để xác định chủ đề nghiên cứu; để chuẩn bị cho bài kiểm tra; thực hiện phỏng vấn chuyên gia.

- Giáo viên sử dụng câu hởi của học sinh để đánh giá kiến thức và hiểu biết của học sinh; để điều chinh kế hoạch bài học tiếp theo; tổ chức thảo luận;

Học sinh chiêm nghiệm về việc học: Mục đích của hoạt động này là để học sinh có thể suy nghĩ về những gì mà các em đã thực hiện Khi học sinh thực hiện hoạt động này, các em sẽ xác định được về những điều các em đã khám phá, thay đổi về nhận thức, tâm lý, hành vi.

Mầu câu hòi chiêm nghiệm về bài học như sau:

- Những điều gì mới mẻ mà tôi đã học được từ bài học này?

-Tôi đã áp dụng kiến thức mới như thế nào trong thực tế hoặc cuộc sống hàng ngày?

-Tôi đã gặp phải nhũng khó khăn gì trong quá trình học và làm thế nào để

29

Trang 38

- Tại sao lại không và cải thiện như thế nào?

- Có những phương pháp nào khác tôi có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng học tập?

- Tôi đã có cơ hội áp dụng kiến thức qua các hoạt động thực tế, thảo luận, hay trao đối với người khác không? Tại sao lại không vả cải thiện như thế nào?

-Tôi đã phát triền được nhũng kỳ năng nào khác (như kỳ năng ghi chép, tổ chức thông tin, hoặc khả năng phân tích) từ bài học này?

- Bài học này đã gây ảnh hưởng như thế nào đến động lực và sự dam mê của tôi với việc học? Tôi cảm nhận được niềm vui và thành tựu từ quá trình học< • • 9 9 JL 9

tập không?

1.4 Dạy học môn Toán thông qua câu hỏi hiệu quả

Tác giả [13] cho rằng dạy học thông qua câu hỏi hiệu quả là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên sử dụng câu hỏi để khích lệ sự tò mò, tư duy phê phán, và sự tìm kiếm của học sinh Thay vì chú trọng vào việc truyền đạt thông tin một cách đơn thuần, giáo viên sử dụng câu hỏi để thúc đẩy sự suy nghĩ sâu sắc, khám phá, và hiểu biết tự nhiên từ phía học sinh Một số đặc điểm chính của phương pháp dạy học thông qua câu hởi:

- Kích thích tò mò: các câu hỏi được thiết kế để làm tăng cường sự tò mò của

học sinh về chủ đề được học những câu hỏi thường tập trung vào những khía cạnh mở cửa và thú vị của chú đề.

- Khuyến khích tư duy phản biện: các câu hỏi không chỉ hướng dẫn học sinh nắm bắt thông tin mà còn khuyến khích họ suy nghĩ sâu sắc, đánh giá thông

tin, và đưa ra quan điểm riêng.

30

Trang 39

- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề', các câu hởi thường hướng dần học sinh

cách thức tư duy để vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ đó phát triển kỳ năng giải quyết vấn đề của họ.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic, bằng cách truyền đạt thông tin thông qua

câu hói, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển kỳ năng tư duy logic, làm cho họ trở nên linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những thách thức phức tạp.

Dạy học thông qua câu hỏi không chỉ tạo điều kiện cho sự học tập tích cực mà còn phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh.

Việc dạy học Toán được chia theo các nội dung cùa bài học bao gồm các hoạt động dạy khái niệm toán học, dạy các định lý/quy tắc toán học, dạy giải bài tập toán học Mồi nội dung có những đặc trưng đặc thù riêng về phương pháp dạy sử dụng câu hỏi hiệu quả.

1.4.1 Dạy học các khái niệm Toán học thông qua câu hỏi hiệu quả

Tác giả [5] cho rằng việc dạy học khái niệm có vị trí rất quan trọng trong dạy học bộ môn Toán Đây là tiền đề để hình thành kiến thức, các năng lực để học

sinh vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học [5, trl 8],

về vị trí của dạy học khái niệm Toán học, nó chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình giảng dạy, đặc biệt là khi học sinh mới bắt đầu tiếp cận một lĩnh vực mới Việc truyền đạt các khái niệm cơ bản sẽ giúp học sinh xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm vừng và ứng dụng các khái niệm phức tạp hơn trong tương lai.

Theo tác giả [11] việc dạy học khái niệm toán học nên bắt đầu bằng việc khuyến khích học sinh tự đặt ra các câu hỏi Khi học sinh được thúc đẩy để tạo ra các câu hởi, họ trở thành người chủ động trong việc xây dựng kiến thức Cách tiếp cận này cũng được tương tự nhấn mạnh các tác giả [17], người cho rằng quá trình hình thành khái niệm toán học thông qua việc dạy học khám phá giúp học sinh thấy hứng thú và khám phá kiến thức theo cách tự nhiên hơn Các tình huống thực tế được đưa ra như một công cụ hữu ích để

31

Trang 40

tạo liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp học sinh thấy giá trị và ý nghĩa của các khái niệm toán học trong cuộc sống hàng ngày Các tác giả [13] cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng cùa việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và khám phá khái niệm.

Để tổ chức dạy học khái niệm Toán học theo quy trình trong [4], giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:

1.4.2 Dạy học các quy tẳc, định lý Toán học thông qua câu hỏi hiệu quả

Hoạt động Trải nghiệm Hình thành

khái niệm Củng cố Vận dụng

Yêu cầu

Học sinhđược tiếp cận với các ví dụ, hiện tượng trong thực tiễn; các hình ảnh, hình vẽ, mô hình, các câu hỏi để đặt học sinh vào tình huống khám phá

Học sinh thực hiện các bước tư duy phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để tìm ra các dấu hiện đặc trưng của khái niệm Từ đó, học sinh lĩnh hội các thuật ngữ, kí hiệu và phát biểu bằng lời khái niệm •

Học sinh thực hiện các hoạt động nhận

diện kháiniệm dựa trên tính chất đặc trưng và thể hiện khái niệm trong nhũng tình huống khác nhau haytrong mối

liên hệ với các khái niệm • khác đã biết.

Học sinh vận dụng khái niệm trong các tìnhhuống và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

Bậc câu hỏi sừ dụng

Câu hỏi bậc 1, bậc 2

Câu hỏi bậc 2 Câu hỏi bậc 2, bậc 3

Câu hỏi bậc 4

Trong Toán học, việc dạy học định lý cung câp cho học sinh một hệ thông kiến thức cơ bản của bộ môn, là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở học sinh khả năng suy luận và chứng minh, góp phần phát triển cho học sinh năng lực

F r 5

• 9 •Aj4-/\

giải quyêt vân đê.

Đe tổ chức dạy học quy tắc, định lý Toán học theo quy trình trong [4], giáo

32

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:24

w