1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tình huống được nhắc đến trong bài báo sai sót trong ấn phẩmtruyềnthông lịch sử cách nào hạn chế là vi phạm đạo đức truyền thông hay phápluậttruyền thông

18 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sai sót trong ấn phẩm truyền thông lịch sử : Cách nào hạn chế ?
Tác giả Trần Đắc Phụng
Người hướng dẫn ThS. Trần Xuân Tiến
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Pháp luật truyền thông
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 392,37 KB

Nội dung

MỤC LỤCCÂU 1: Tình huống được nhắc đến trong bài báo : “Sai sót trong ấn phẩm truyền thônglịch sử : Cách nào hạn chế ?” là vi phạm đạo đức truyền thông hay pháp luật truyềnthông ?...1CÂU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

- -PHÁP LUẬT VỀ TRUYỀN THÔNG BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

LỚP HỌC PHẦN : ST5 - 233PUR42107

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : ThS.Trần Xuân Tiến

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : Trần Đắc Phụng

MÃ SỐ SINH VIÊN: 221A210722

NGÀNH : Quan hệ công chúng

TP HỒ CHÍ MINH, 06/06/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

PHÁP LUẬT VỀ TRUYỀN THÔNG BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM 2024

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

….……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Xuân Tiến Trong suốt quá trình của học phần Pháp luật truyền thông, thầy đã giảng dạy với tinh thần nhiệt huyết, truyền đạt kĩ càng cho sinh viên, tạo nên bầu không khí học tập thoải mái và hiệu quả Với lượng kiến thức đã tích lũy được sau môn học về mặt pháp luật về lĩnh vực mà em theo đuổi sau này, em mong mình sẽ vận dụng tốt và giữ vững đạo đức làm nghề Em xin chúc thầy luôn khỏe mạnh, giữ mãi nhiệt huyết giảng dạy để không ngừng truyền dạy và giúp đỡ cho các thế hệ sinh viên sau này Học tập là không ngừng và kiến thức cũng là vô hạn, sự tiếp thu của mỗi cá nhân sẽ khác nhau đôi chút, do đó tiểu luận hoàn thiện cũng

sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định Em rất trân trọng những đóng góp và nhận xét từ thầy ạ Nhờ vào sự chỉ dẫn và phản hồi của Thầy, em đã có cơ hội phát triển

kỹ năng và hiểu biết của mình một cách đáng kể Sự kiên nhẫn và sự quan tâm của Thầy

đã giúp em vượt qua những thách thức và đạt được kết quả tốt nhất Em rất biết ơn và trân trọng những điều này

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

MỤC LỤC

CÂU 1: Tình huống được nhắc đến trong bài báo : “Sai sót trong ấn phẩm truyền thông lịch sử : Cách nào hạn chế ?” là vi phạm đạo đức truyền thông hay pháp luật truyền thông ? 1 CÂU 2 : Đọc bài báo “Tin giả : Vấn nạn của thời đại, hạn chế được không ?” và cho biết vai trò, trách nhiệm của công dân với tư cách là công chúng của báo chí truyền thông ? 3 CÂU 3 : Đọc bài báo “Cẩn trọng trong lĩnh vực sáng tạo: Ranh giới 'tham khảo' và 'sao chép' rất mong manh” và cho biết nhận định của bạn về thực trạng vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay của giới trẻ và đề xuất một số giải pháp từ góc nhìn của bạn? 6 CÂU 4 : Đọc bài báo “'Anh hùng bàn phím': Vì nông nên… nỗi?” và cho biết quan điểm của anh chị về vấn đề được đề cập, có liên hệ Luật An ninh mạng 2018 ? 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 6

CÂU 1: Tình huống được nhắc đến trong bài báo : “Sai sót trong ấn phẩm truyền thông lịch sử : Cách nào hạn chế ?” là vi phạm đạo đức truyền thông hay pháp luật truyền thông ?

Để có thể biết được tình huống được nhắc đến trong bài báo : “ Sai sót ấn phẩm truyền thông lịch sử: Cách nào hạn chế ?” là vi phạm đạo đức truyền thông hay pháp luật truyền thông ta sẽ cùng làm rõ và phân tích các khía cạnh liên quan đến vi phạm đạo đức truyền thông và vi phạm pháp luật truyền thông, và cuối cùng là cách để hạn chế những sai sót này

- Vi phạm đạo đức truyền thông: Có thể được hiểu là việc bạn không tuân thủ những nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong quá trình bạn đi thu nhập, xử lý và công khai phát hành những thông tin đó, nó ảnh hưởng đến sự trung thực, công bằng, sự uy tín của chính mình cũng như những người làm báo và các cơ quan truyền thông

Ví dụ:

1 Đưa nhưng thông tin sai sự thật: Trình bày những lịch sử không được chính xác, không được kiểm tra kỹ lượng và chính xác nhất cũng có thể là bóp méo đi những sự thật

đó để bản thân hoặc một tổ chức nào đó Hậu quả để lại trước tiên là gây ra nhiều tranh cãi, hiểu lầm, sai lệch nhận thức của mọi người về lịch sử

2 Thiên vị và không được công bằng: Thông tin được truyền tải nghiêng về một phía, thiếu sự khách quan, trong khi ta phải đưa ra cho mọi người được nhiều góc nhìn khác nhau Hậu quả làm cho độ tin cậy và tính công bằng của thông tin đó bị giảm đi

3 Thiếu tôn trọng quyền riêng tư danh dự: Đưa ra những thông tin mà không tôn trọng quyền riêng tư của các cá nhân và nhóm người có liên quan Hậu quả sẽ gây tổn hại đến danh dự, uy tín cũng như đời sống cá nhân của những người bị nhắc đến

4 Kích động và gây hại: Phát hành các thông tin gây kích động bạo lực, thù hằn, chia rẽ cộng đồng, gây xung đột mạng xã hội cũng như bên ngoài và mất trật tự công cộng

Trang 7

Kết luận:

Vi phạm đạo đức truyền thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như tính chuyên nghiệp của ngành truyền thông Để hạn chế những sai sót, tất cả các cơ quan truyền thông cần phải tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp, chăm chút cho khâu đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên, kiểm duyệt nội dung kỹ lưỡng, tham vấn các chuyên gia để đảm bảo tính chính xác và khách quan của các ấn phẩm truyền thông lịch sử

- Vi phạm pháp luật truyền thông là việc bạn không tuân thủ các quy định hay luật lệ liên quan đến hoạt động truyền thông, xuất bản và phát hành thông tin Những quy định này

có thể bao gồm như sử dụng nội dung bất hợp pháp, phát tán các thông tin cấm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Ví dụ:

1 Phát tán những thông tin cấm: Truyền tải cũng như tuyên truyền các nội dung bị cấm theo luật, có thể là các tài liệu bí mật của quốc gia, thông tin kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc Hậu quả nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính còn nặng hơn là bị truy tố hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội cũng như chính bản thân mình

2 Vi phạm bản quyền: Tự tiện sử dụng nội dung lịch sử, hình ảnh và các tài liệu mà không có sự cho phép của chính tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền Hậu quả sẽ có thể bị kiện và phải bồi thường thiệt hại do chính tác giả hay chủ sở hữu bản quyền gây mất uy tín cho cơ quan truyền thông

3 Xúc phạm và vu khống: Các thông tin đưa ra không được chính xác với mục đích nhằm vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác Hậu quả người bị xúc phạm có thể đâm đơn kiện và đòi bồi thường thiệt hại

4 Vi phạm các quy định về xuất bản: Xuất bản nội dung không tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm duyệt, không có giấy phép xuất bản và không tuân thủ quy trình xuất bản hợp pháp Hậu quả bị thu hồi giấy phép , xử phạt hành chính, đình chỉ cũng như có thể bị cấm các hoạt động xuất bản

Trang 8

Từ những phân tích và ví dụ trên ta có hể hiểu được tình huống được nhắc đến trong bài báo : “Sai sót trong ấn phẩm truyền thông lịch sử : Cách nào hạn chế ?” là vi phạm đạo đức truyền thông Vi phạm đạo đức truyền thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như tính chuyên nghiệp của ngành truyền thông Đưa nhưng thông tin sai sự thật: Trình bày những lịch sử không được chính xác, không được kiểm tra kỹ lượng và chính xác nhất cũng có thể là bóp méo đi những sự thật đó để bản thân hoặc một tổ chức nào đó Hậu quả để lại trước tiên là gây ra nhiều tranh cãi, hiểu lầm, sai lệch nhận thức của mọi người về lịch sử

Để hạn chế những sai sót, tất cả các cơ quan truyền thông cần phải tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp, chăm chút cho khâu đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên, kiểm duyệt nội dung kỹ lưỡng, tham vấn các chuyên gia để đảm bảo tính chính xác

và khách quan của các ấn phẩm truyền thông lịch sử

CÂU 2 : Đọc bài báo “Tin giả : Vấn nạn của thời đại, hạn chế được không ?” và cho biết vai trò, trách nhiệm của công dân với tư cách là công chúng của báo chí truyền thông ?

Vai trò và trách nhiệm của công dân cũng như với tư cách là công chúng của báo chí truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự minh bạch và chính xác của thông tin và những tin tức trong xã hội

Vai trò của công dân

Hãy là một người tiêu thụ thông tin có hiểu biết, công dân đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và tiêu thụ thông tin Trước khi tiếp nhận những thông tin đó công dân cần phải có khả năng phân tích và đánh giá các nguồn tin để xác định tính xác thực của thông tin đó, không chỉ tiếp nhận thông tin không mà sau đó có thể họ sẽ còn chia sẻ những thông tin mà họ tiếp nhận được với cộng đồng Việc này đòi hỏi họ phải cẩn thận và có trách nhiệm khi lan truyền và chia sẻ những thông tin đó hãy đảm bảo thông tin đó đúng đắn và đặc biệt sẽ không gây hại đến ai Cũng như khi công dân tiếp nhận và chia sẻ họ cũng có quyền và trách nhiệm đưa ra phản hồi cũng như phản biện với những thông tin

Trang 9

mà báo trí truyền thông đăng tải, việc phản biện sẽ có thể giúp các cơ quan báo chí sớm phát hiện và cải thiện chất lượng thông tin và dịch vụ của mình một cách chính xác nhất Tất cả công dân đều có giám sát hoạt động của các cơ quan báo trí và truyền thông, đồng thời cảnh báo cộng đồng về các nguồn tin không đáng tin cậy hoặc có nguy cơ gây hại Tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận và các cộng đồng trực tuyến để chia sẻ, thảo luận đóng góp nhiều ý kiến về thời sự, tin tức, vv Việc này giúp nâng cao chất lượng thảo luận cũng như tăng cường hiểu biết chung về các vấn đề xã hội Nhận thức và lên tiếng khi thấy các hành vi vi phạm đạo đức báo chí như những tin giật gân, bịa đặt thiếu

sự khách quan, điều này giúp duy trì chính trực và đạo đức của nền báo chí Tham gia vào các nghiên cứu khảo sát xã hội về báo chí và truyền thông, nhiều dữ liệu thu nhập được từ công dân giúp các cơ quan báo trí hiểu rõ hơn về nhu cầu và quan điểm của công chúng, sẽ làm cải thiện được nội dung và phương thức truyền tải thông tin Công dân có thể đóng góp nhiều ý tưởng và sáng kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến tin giả

để nâng cao chất lượng báo chí, giúp các cơ quan báo trí có thể hạn chế được nhưng tin giả lan truyền, có thể thông qua các diễn đàn cộng đồng, các cuộc thảo luận hoặc các cuộc họp cộng đồng Vai trò của công dân đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền

tự do ngôn luận, phản đối các hành vi kiểm duyệt đàn áp báo chí

Trách nhiệm của công dân

Công dân trước khi tiếp nhận những tin tức hay thông tin nào đó cần kiểm tra nguồn gốc

kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận những thông tin đó Phát triển và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện để công dân đánh giá độ chính xác và tin cậy của thông tin Những điều này bao gồm việc phân biệt giữa sự thật và ý kiến và nhận diện các dậu hiệu của những thông tin sai sự thật Trước khi công dân có ý định lan truyền hay chia sẻ bất cứ thông tin nào, công dân cần xác minh độ chính xác của tin tức đó tránh việc lan truyền tin giả, gây hoang mang dư luận cũng như cho chính cá nhân mình và cộng đồng

Hiện tại cũng có khá nhiều công cụ và dịch vụ kiểm tra thông tin giúp xác minh những tin tức đáng ngờ Còn có những tổ chức độc lập chuyên về kiểm tra xác thực thông tin mà

Trang 10

công dân có thể tìm hiểu, tham gia vào các chương trình giáo dục và nhiều khóa học do truyền thông tổ chức để có thể hiểu hơn và nâng cao về cách thức hoạt động của báo chí

và truyền thông, để có thể tránh cũng như phát hiện được những tin giả Tích cực đặt nhiều câu hỏi với các tin tức và yêu cầu sự minh bạch từ các nhà báo và cơ quan truyền thông Điều này giúp ta có thể thúc đẩy việc cung cấp thông tin chính xác và trách nhiệm lớn từ phía truyền thông Khi phát hiện tin giả công dân nên báo cáo liền cho các nền tảng truyền thông xã hội hoặc các cơ quan chức năng để ngăn chặn sự lan truyền những thông tin sai lệch Nếu có thể hãy hỗ trợ các cơ quan báo chí và truyền thông chính thống bằng cách đăng ký và tiêu thụ những nội dung từ những nguồn tin cậy, từ đó giúp tạo môi trường thông tin uy tín hơn

Thời đại công nghệ đang rất phát triển, công dân có thể nâng cao hiểu biết nhiều công nghệ mới hơn bao gồm trí tuệ nhân tạo và các thuật toán truyền thông xã hội, để biết rõ hơn cách mà tin giả được lan truyền và phòng tránh Hãy thật thận trọng trong việc chia

sẻ thông tin cá nhân và những chi tiết nhạy cảm trên xã hội, tránh bị lợi dụng cho các mục đích lan truyền tin giả Yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội chịu trách nhiệm

về nội dung được đăng tải và có các biện pháp hiệu quả để chống lại những tin giả, có thể

sử dụng AI để phát hiện và gỡ bỏ kịp thời Hỗ trợ các chính sách và quy định của chính phủ và các tổ chức nhằm hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả và bảo vệ các công dân tiêu dùng thông tin Khuyến khích các thế hệ trẻ tham gia vào các chương trình giáo dục về nhận thức ngay tại chính nơi mình đang học tập và cộng đồng để hiểu rõ và nhận biết được tin gải cách phòng tránh từ khi còn nhỏ Luôn luôn theo dõi các sự kiện thời sự

từ nhiều các nguồn tin khác nhau giúp có cái nhìn đa chiều và toàn diện không bị một chiều và bị ảnh hưởng từ nhưng thông tin sai lệch khi ta chỉ nhìn nhận nó qua một chiều Các tin tức có tính giật gân cao, thiếu cơ sở và khó tin hãy luôn luôn cảnh giác, cẩn trọng trong việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội Hỗ trợ các nhà báo trong quá trình điều tra và thu thập thông tin như các vấn đề sai trái, tham nhũng,

vi phạm pháp luật, hãy liên hệ các nhà báo điều tra để họ điều tra và đưa sự thật ra ánh sáng, góp phần tài chính hoặc tham gia tình nguyện cho các tổ chức báo chí điều tra để có

Trang 11

thể giúp đỡ họ thực hiện các cuộc điều tra quan trọng liên quan đến hình sự Nâng cao sự hiểu biết và tầm quan trọng của báo chí điều tra và lên án các hành vi đe dọa, quấy rối, tấn công các nhà báo điều tra, điều cuối cùng là chúng ta cần không ngừng học hỏi, rèn luyện và hành động để nâng cao nhận thức về kỹ năng sử dụng thông tin, góp phần xây dựng một môi trường thông tin thật lành mạnh

CÂU 3 : Đọc bài báo “Cẩn trọng trong lĩnh vực sáng tạo: Ranh giới 'tham khảo' và 'sao chép' rất mong manh” và cho biết nhận định của bạn về thực trạng vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay của giới trẻ và đề xuất một số giải pháp từ góc nhìn của bạn?

Sau khi đọc bài báo “Cẩn trọng trong lĩnh vực sáng tạo: Ranh giới ‘tham khảo’ và ‘sao chép’ rất mong manh” có thể hiểu luật sở hữu trí tuệ là các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của tổ chức hoặc là các cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ là những khái niệm pháp lý liên quan đến quyền của các sản phẩm của hoạt động trí tuệ hay sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền liên quan, quyền sáng chế, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Ngày nay sở hữu trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng, những tài sản trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, sở hữu trí tuệ đã trở thành lực lượng thúc đẩy phát triển bền vững và sự đổi mới

Tuy nhiên sở hữu trí tuệ của Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ trong nước đang phải đối mặt với một loạt thách thức và khó khăn Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền Sao chép ý tưởng, nội dung, hình ảnh, tác phẩm của người khác một cách trắng trợn mà không xin phép hoặc ghi chú nguồn gốc Điều này xảy ra phổ biến trên mạng xã hội, các trang web cá nhân, và thậm chí trong các bài tập, luận văn của học sinh, sinh viên Sử dụng các sản phẩm giả mạo, nhái thương hiệu một cách tràn lan mà không quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, và tác hại đến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chân chính Thiếu hiểu biết về luật SHTT: Nhiều người trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, không nắm rõ các quy định về SHTT, dẫn đến những hành vi vi phạm ngoài ý muốn

Ngày đăng: 03/07/2024, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w