1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tình huống phát triển thương hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thông qua việc đánh giá của các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục uy tín cùng với sự xếp hạng đại học trong và ngoài nước với sự giám sát và quản lý của Cục Quản lý chất lượng giáo

Trang 1

SỞ Y TẾ TÂY NINH

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH

Tây Ninh, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 9

II PHẦN NỘI DUNG 9

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 9

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 14

MỤC TIÊU – TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2035 14

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 15

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên 15

Giải pháp triển khai thực hiện chiến lược phát triển danh tiếng 16

Giải pháp triển khai thực hiện định vị thương hiệu 17

Các giải pháp triển khai thực hiện các chiến lược phát triển thương hiệu hình ảnh 18

III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

I.PHẦN MỞ ĐẦUĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Từ điển tiếng Việt, “Thương hiệu là dấu hiệu đặc biệt (thường là tên) của nhà sản xuất hay nhà cung cấp, thường được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được phân biệt dễ dàng và phân biệt với các sản phẩm hoặcdịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất hay nhà cung cấp khác”.

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoáhay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thuật ngữ thương hiệu bắt nguồn từ lĩnh vực thương mại Trong kinh doanh, một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh là phải thực sự quan tâm tới vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của sản phẩm, cũng như cam kết đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của khách hàng Thương hiệu là tàisản vô hình của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp tăng doanh lợi Thương hiệu đồng thời giúp cho bản thân tổ chức tạo được phong cách, nền nếp, văn hoá riêng; làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, lòng tự hào, sự hứng khởi, tâm huyết; nâng cao trách nhiệm trong quá trình làm việc của các thành viên Theo logic ở trên thì Giáo dục đào tạo là dịch vụ được cung cấp bởi các Nhà trường và khách hàng trực tiếp là học sinh – sinh viên Do vậy, dấu hiệu đặcbiệt vô hình, tài sản phi vật chất của dịch vụ giáo dục được cung cấp bởi một Nhà trường chính là thương hiệu của Nhà trường đó.

Trang 4

Xu thế mở rộng hội nhập kèm với cơ chế đào tạo chuyển dần sang tự chủ, đã đặt các trường đại học trước áp lực cạnh tranh gay gắt và khốc liệt từ trong nước lẫn quốc tế Đã đến lúc, các trường đại học cần có cái nhìn sâu sắc về giá trị thương hiệu, và đặt trọng tâm vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trường Một trong những thiệt thòi của các trường ĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập là vấn đề thương hiệu Mặc dù, thương hiệu trường học là khái niệm không xa lạ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, thì vấn đề xây dựng thương hiệu trường học vẫn còn trong giai đoạn phát triển sơ khai và ít được thế giới biết đến Thật vậy, đối với các trường ĐH lớn và đa ngành trên thế giới hiện nay như ĐH Havard (Mỹ), ĐH Tokyo (Nhật), ĐH Cambridge (Anh), ĐH Leiden (Hà Lan) v.v , tên tuổi và uy tín của họ là niềm tự hào của sinh viên và các bậc phụ huynhcó con em được theo học

Trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng đang có những đổi thay mang tínhnghịch lý trước tác động to lớn từ yêu cầu đổi mới giáo dục, sự dịch chuyển vị thế các ngành học theo yêu cầu của xã hội, vấn đề hội nhập quốc tế và những thuận lợi, khó khăn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với giáo dục…

Hơn thế, các trường đại học ngày nay bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt với sự tự chủ trong giáo dục, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo ngày càng cao theo chu kỳ 5 năm Thông qua việc đánh giá của các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục uy tín cùng với sự xếp hạng đại học trong và ngoài nước với sự giám sát và quản lý của Cục Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kích thích mạnh các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng là sinh viên Người

Trang 5

học bây giờ có quyền lựa chọn, vậy họ sẽ lựa chọn dịch vụ nào, ở đâu phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, tình cảm, sự tin tưởng của cá nhân đối với sản phẩm người ta sẽ chọn Vì vậy việc xây dựng thương hiệu trong giáo dục là hết sức cầnthiết, đặc biệt là đối với các trường ngoài công lập.

Không nằm ngoài xu hướng đó, Trường Đại học Tây Đô mong muốn có các giải pháp trong việc phát triển thương hiệu ngắn hạn (hình ảnh) và dài hạn (danh tiếng) về mặt chiến lược Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu về cạnh tranh và giữ vững tính ổn định của thương hiệu cụ thể.

Văn hóa tổ chức

Văn hóa của tổ chức là những yếu tố vô hình, được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, giá trị, ý tưởng, thái độ bền vững, định hướng hành vi thông qua việc học hỏi

Trang 6

và chia sẻ giữa các thành viên Văn hóa là một nhân tố góp phần tạo ra sự khác biệt giữa tổ chức với các đối thủ cạnh tranh và tồn tại ở tất cả các cấp độ của tổ chức Văn hóa tổ chức đôi khi được hiểu là bầu không khí bao trùm toàn bộ tổ chức, bầu không khí khác biệt này nếu được khách hàng cảm nhận được thì coi như tổ chức đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ.

Hệ thống thông tin phản hồi

Đối với một tổ chức, thông tin là nguồn lực không thể thiếu cho việc ra quyết định Tuy nhiên, nói đến thương hiệu nội bộ, nhiều doanh nghiệp chỉ nghĩ đến một đối tượng là nhân viên và bỏ qua đối tượng cũng quan trọng không kém, gópphần đánh giá khách quan nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khách hàng Đối với xây dựng thương hiệu nội bộ, nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanhnghiệp tìm ra mức độ lĩnh hội những kiến thức thương hiệu, thực hành văn hóa doanh nghiệp, những mặt mạnh, yếu trong chương trình xây dựng thương hiệu và đề xuất giải pháp hiệu chỉnh.

Hỗ trợ từ lãnh đạo

Xây dựng thương hiệu không phải là công việc trong ngắn hạn vì sự gắn kết và trung thành thương hiệu của khách hàng mang tính cảm xúc nhiều hơn lí trí Chính vì vậy, không chỉ cần những quan tâm ban đầu, mà sự hỗ trợ thường xuyên từ lãnh đạo doanh nghiệp Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho các bộphận chức năng bên dưới có cơ sở và sức mạnh theo đuổi các chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ.

Chính sách khen thưởng, động viên

Nhà quản trị còn có thể thể hiện sự quan tâm của mình đến chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ thông qua hình thành các chính sách khen thưởng, động viên

Trang 7

nhân viên có thành tích tốt trong việc hình thành, thực thi chiến lược Điều này không chỉ mang tính khích lệ tinh thần nhân viên mà còn giúp nhà quản trị truyền thông và nhắc nhở liên tục về tầm quan trọng và ưu tiên của chiến lược này.

Chính sách tuyển dụng

Tuyển dụng là hoạt động quan trọng không chỉ giúp lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí công việc còn trống, mà phải tìm ra những nhân viên tương lai thích hợp với giá trị cốt lõi và văn hóa tổ chức Muốn thực hiện điều này, qui trình tuyển dụng của doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến năng lực, kĩ năng của ứng viên mà phải làm rõ được tính cách, quan điểm sống, từ đó, hình thành lực lượng lao động có tinh thần hợp tác, cùng xây dựng thương hiệu nội bộ bền vững cho doanh nghiệp.

Phúc lợi

Phúc lợi là lợi ích mà bất cứ nhân viên nào cũng tìm kiếm khi làm việc cho tổ chức, đồng thời, là điều kiện cơ bản để tổ chức duy trì sự hợp tác, trung thành của nhân viên Tổ chức không thể yêu cầu nhân viên thay đổi hành vi cho phù hợp với giá trị đã được xây dựng, hay thực hành các chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ nếu không cung cấp chính sách lương thưởng, thăng tiến, môi trường làm việc công bằng với năng lực và sự đóng góp của nhân viên Đây được coi là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ của tổ chức.

Sự đồng thuận

Theo Suchman thì sự động thuận là nhận thức tổng quát về các hành động của một thực thể, thích hợp với hệ thống giá trị, niềm tin mà xã hội đã định sẵn

Trang 8

Trong khía cạnh xây dựng thương hiệu nội bộ tại tổ chức, để có thể tạo ra sự đồng thuận trong nhân viên, tổ chức có thể (a) dựa vào văn hóa và (b) sử dụng chính sách thưởng hay phạt Sử dụng hệ thống văn hóa để xây dựng sự đồng thuận thông qua việc giúp nhân viên hiểu được những hành động của tổ chức là hoàn toàn có mục đích để tạo ra những kết quả tốt đẹp hơn cho cả khách hàng bên trong và bên ngoài Để làm được điều này, đòi hỏi sự truyền thông liên tục từ cấp lãnh đạo để thuyết phục nhân viên Ngược lại, khi việc sử dụng hệ thống văn hóa không mang lại tác dụng trong việc tạo ra sự đồng thuận, tổ chức có thể sử dụng chính sách thưởng phạt để tác động vào nhận thức của nhân viên

Chính sách đào tạo nhân viên

Nhân viên là đối tượng quyết định sự thành công của một chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ và để họ có thể thực hiện tốt công việc của mình, doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo để cung cấp kiến thức, kĩ năng cần thiết Đào tạo có thể chia thành 2 loại: Đào tạo định hướng – thường áp dụng chocác nhân viên mới, tổ chức có thể huấn luyện về văn hóa, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, hệ thống các qui định trong thời gian nhân viên vừa bắt đầu công việc Và loại đào tạo thứ hai thường áp dụng cho những nhân viên chính thức lâu dài, loạiđào tạo này đi sâu vào kĩ năng, kiến thức cho từng loại nhân viên nhằm bổ sung khả năng làm việc hoặc chuẩn bị cho sự thăng tiến trong tương lai Tùy thuộc vào định hướng của tổ chức cho mỗi nhân viên mà tổ chức có thể cung cấp các khóa đào tạo dài hạn hay ngắn hạn để nhân viên có đủ cơ sở hoàn thành tốt các chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ mà tổ chức đã đặt ra.

Nhận thức của nhân viên

Trang 9

Khi thực hiện xây dựng thương hiệu nội bộ, có thể doanh nghiệp sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều thậm chí là phản đối từ nhân viên, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Và cho dù từ nguyên nhân nào đi nữa, thì xây dựng thương hiệu nội bộ là việc chưa bao giờ dễ dàng Theo Thompson (1999) thì một trong những nguyên nhân chính cho việc nhân viên không ủng hộ chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ xuất phát từ nhận thức – được hiểu là quá trình con người chúng ta góp nhặt, xử lí và lưu trữ thông tin để hình thành bức tranh có ý nghĩa về thế giới Và nhận thức là nhân tố quyết định hành vi của con người Chính vì vậy, một vài nhận thức lệch lạc sẽ khiến nhân viên mất động lực và niềm tin vào chiến lược hiện có của doanh nghiệp Do vậy, tổ chức phải tìm cách thay đổi nhận thức lệch lạc của nhân viên nếu muốn thành công trong hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ.

Ngân sách

Ngân sách là nguồn lực quan trọng trong hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộcủa tổ chức Muốn thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ tổ chức cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ như đào tạo nhân viên, truyền thông nội bộ, tuyển dụng nhân viên, đánh giá nhân viên, chính sách khen thưởng, chính vì vậy, ngân sách cùng với sự hỗ trợ của ban giám đốc cũng là nhân tố quan trọng.

Thời gian

Chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ cũng giống như các loại chiến lược khác, nhằm đạt được mục tiêu trong nguồn lực có giới hạn của tổ chức gắn với một khoảng thời gian nhất định Xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc giúp tổ chức xác định thời điểm hoàn thành và tiến hành đánh giá hiệu quả của chiến lược

Trang 10

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Được thành lập vào ngày 9/3/2006 theo Quyết định số 54/2006/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, Trường Đại học Tây Đô trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Cơ sở hiện đại và chương trình đàotạo tiên tiến, kết hợp với sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia, có thể biến tài năng và sự nhiệt tình của sinh viên thành các kỹ năng cụ thể và kiến thức cần thiết để thành công trong sự nghiệp, đáp ứng cuộc sống thách thức trong tương lai.

Mục tiêu chiến lược đến năm 2035 là xây dựng và phát triển Trường Đại học Tây Đô thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học định hướng nghiên cứu ứng dụng có uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững về các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

II.PHẦN NỘI DUNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Về cơ cấu tổ chức

Trang 11

Về chương trình đào tạo

Với chương trình đào tạo gắn liền thực tế, học tại Đại học Tây Đô, sinh viên không chỉ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn được tiếp cận, học tập với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp trong từng môn học cụ thể Đồng thời, trường cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội thực tập và làm việc tại hơn 100 đối tác chiến lược của trường Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ sinh viên đến từ Quỹ khuyến học, Trung tâm hỗ trợ sinh viênvà Hợp tác doanh nghiệp, Trung tâm chuẩn đầu ra, Đoàn – Hội Sinh viên với cácCLB/Đội/Nhóm, các khóa kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống đại học và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ, đạt nhiều thuận lợi về công việc khi tốt nghiệp.

Trang 12

Về cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường Đại học Tây Đô đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sởvật chất trên diện tích 12,6 ha tại phường Lê Bình và phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 4239/QĐ- UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005 và Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ Cơ sở vật chất của Trường hiện có dãy nhà học F có kết cấu 1 trệt 5 lầu, nhà học chữ U có kết cấu 1 trệt 3 lầu và 03 dãy phòng học khu tầng trệt với tổng diện tích sử dụng hơn 59.000m2 đáp ứng cho hơn 10.000 sinh viên, học sinh đang theo học tại Trường và các hạng mục khác gồm: nhà để xe; khu hiệu bộ; máy phát điện; hệ thống Phòng cháy chữa cháy; hệ thống chiếu sáng điện; nước; thư viện có hơn 24.000 đầu sách và trên 50 máy vi tính được kết nối ADSL phục vụ truy nhập sách và dữ liệu; 10 phòng máy vi tính với 500 máy và 300 máy văn phòng được kết nối internet; 100 máy chiếu; phục vụ học tập và làm việc; dãy phòng thí nghiệm gồm có: phòng thí nghiệm Điện- Điện tử; phòng thí nghiệm Thủy sản – Sinh hóa; phòng thí nghiệmVật lý; phòng thí nghiệm Xây dựng; phòng thí nghiệm Sinh đại cương; phòng thínghiệm Hóa đại cương; phòng thí nghiệm Hóa –Lý; phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ; phòng thí nghiệm Hóa phân tích kiểm nghiệm; phòng thí nghiệm trung tâm; phòng thí nghiệm Hóa sinh; phòng thí nghiệm Vi sinh vật; phòng thí nghiệm Giải phẫu; phòng thí nghiệm Thực vật dược; phòng thí nghiệm Dược liệu – Y học cổ truyền; phòng thực hành bán thuốc; phòng thực hành chăm sóc bệnh nhân; phòng thực hành tiền lâm sàng; phòng thí nghiệm Kill lab; phòng thí nghiệm Dược lý; phòng thí nghiệm Dược lâm sàng – Sinh lý; phòng thí nghiệm Hóa dược; phòng thí nghiệm Bào chế; phòng thí nghiệm Dược liệu- Y học cổ

Trang 13

truyền; trại thực nghiệm thủy sản; 02 hội trường lớn có sức chứa 400 sinh viên và 800 sinh viên.

Về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của Trường có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu và đạt điều kiện về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hầu hết giảng viên của Trường có nghiệp vụ sư phạm Do đó, các giảng viên đều nắm vững phương pháp giảng dạy và có khả năng truyền đạt tốt các kiến thức đến từng sinh viên, học sinh Ngoài những khả năng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, các giảng viên còn năng động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy: sử dụng giáo trình điện tử, thiết bị giảng dạy hiện đại, đổi mới phương pháp giảng dạy đối với từng môn học khác nhau.Trong cuộc khảo sát được thực hiện trên cơ sở 364 phỏng vấn trực tiếp từ sinh viên và 134 phiếu trả lời từ giảng viên Kết quả cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến thương hiệu của Trường theo đánh giá trong theo thứ tự quan trọng là(1) Thăng tiến, (2) Môi trường làm việc, (3) Đội ngũ lãnh đạo Theo đánh giá ngoài các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng theo thứ tự là (1) Nhân viên, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất và (4) Vị trí địa lý

Một nghiên nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2019 tại trường đại học Tây Đô đã xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu gồm Quảng cáo truyền thông, Chất lượng cán bộ giảng viên, Chất lượng đào tạo, Cơ sở vật chất, Văn hoá tác phong, Vị trí hình ảnh, Dịch vụ và giải trí

 Trong đó, nhân tố thăng tiến phản ánh góc nhìn nội bộ có ảnh hưởng nhiềunhất đến thương hiệu, cho thấy nhu cầu phát triển về kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên, nhân viên, có tỷ trọng không nhỏ

Ngày đăng: 23/07/2024, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w