CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng Thương mại, Marketing và Thương hiệu2.1.1 Hoạt động Ngân hàng2.1.1.1 Định nghĩa về Ngân hàng Thương mại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA: KINH TẾ-QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
THỰC TẬP THỰC TẾ CHUYÊN ĐỀ MARKETING
CÔNG NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP.HCM
GIAI ĐOẠN 2020-2022
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS THIỀU BÍCH NGỌC VÕ THỊ HUỲNH TRÂM
MSSV: 2101415 LỚP: QLCN0121
Cần Thơ, năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do em thực hiện Những kết quả và sốliệu trong bài chuyên đề Marketing Công Nghiệp được trình bày bởi Ngân hàng ThươngMại Cổ phần Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh, em không sao chép từ nguồn nào khác
Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô trong khoa Kinh tế- Quản lý Côngnghiệp cùng với những người bạn đã hết lòng chia sẻ cho em những kiến thức, kinhnghiệm quý báu Đặc biệt hơn, em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ThiềuBích Ngọc, người đã chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ em, bằng sự tận tụy và kiến thức chuyênmôn cô đã giúp em giải quyết những vẫn đề khó khăn trong quá trình thực hiện chuyênđề
Em đã cố gắng hết sức hoàn thành chuyên đề nhưng lượng kiến thức em có đượccòn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót Mong cô thông cảm và góp ý chochuyên đề của em được hoàn thiện hơn, em sẽ ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho bản thân đểcải thiện hơn ở những nghiên cứu sau
Trang 4CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU/GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài/ lí do chọn đề tài
Hiện nay, thương hiệu rất được các doanh nghiệp quan tâm, ngay cả với các doanhnghiệp vừa và nhỏ Thương hiệu như là một yếu tố tất yếu sống còn với doanh nghiệp,đặc biệt trong điều kiện “thế giới phẳng” như hiện nay Thương hiệu là tài sản vô hình, vôgiá của doanh nghiệp
Thương hiệu là yếu tố chính để người tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng hóa vàdịch vụ của một doanh nghiệp Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường chodoanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữacác doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu cho mình và hàng hóa của mình là điều hết sứccần thiết
Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biếnsâu sắc Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hìnhkinh doanh đa dạng và phong phú hơn Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu chocác ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực Thực tế là có những ngânhàng được thành lập và phát triển từ rất sớm, nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu choriêng mình, chưa để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng, nguyên nhân là do các ngân hàngchưa nhận thức được một cách rõ rệt về tầm quan trọng của thương hiệu ngân hàng Do
đó chưa có chính sách đúng đắn và chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu.Điển hình là Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank), là một trong những ngânhàng TMCP đầu tiên của cả nước, đã hơn 20 năm hoạt động nhưng vẫn còn là một cái tênhơi xa lạ với đại bộ phận công chúng, trong khi các ngân hàng như ACB, Agribank,Vietcombank là những cái tên luôn được khách hàng nhớ đến đầu tiên Vậy làm thế nào
để tạo được thương hiệu cho HDBank? Làm sao để công chúng khi được hỏi đếnHDBank đều biết đó là ngân hàng phát triển nhà TP.HCM với một hình ảnh tích cực? Để
tìm hiểu và trả lời cho những vấn đề nan giải ấy, em quyết định chọn đề tài “Xây dựng và
phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM giai đoạn 2020-2022”
Trang 51.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển thương hiệu HD BANK, từ đótìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thương hiệu và đề ra một số giải phápnhằm xây dựng thương hiệu HD BANK ngày càng phát triển cả về lượng lẫn về chấttrong thị trường tài chính
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đưa ra những cơ sở lý luận căn bản cho việc xây dựng thương hiệu trong lĩnh vựcngân hàng, yếu tố cơ bản, quan trọng để tạo thương hiệu cho ngân hàng
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu của ngân hàng HD BANK
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HD BANK
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thương hiệu HD BANK ở phạm vi trong nước
1.3.2 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nội dung xây dựng và phát triển thương hiệu HD BANK
1.3.3 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là thị trường trong nước
1.3.4 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu HD BANK
từ năm 2020 đến 2022
Chuyên đề thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023
1.4 Cấu trúc chuyên đề
Chuyên đề gồm:
Trang 6Chương 1: Mở đầu/ giới thiệu
Trình bày bao quát về đề tài nghiên cứu: tính cấp thiết của đề tài, lí do chọn đề tài,mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cấu trúc chuyên đề
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trình bày chi tiết lý thuyết về ngân hàng, Marketing và thương hiệu, lược khảo tàiliệu, phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD BANK)
Giới thiệu tổng quan về ngân hàng HD BANK, phân tích tình hình hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng, thực trạng phát triển thương hiệu của Ngân hàng HD BANK
Chương 4: Giải pháp phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát
triển Hồ Chí Minh (HD BANK)
Từ thực trạng phân tích ở chương 3, định hướng chiến lược phát triển ngân hàng, từ
đó đề xuất giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu HD BANK
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
Trang 7CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng Thương mại, Marketing và Thương hiệu
2.1.1 Hoạt động Ngân hàng
2.1.1.1 Định nghĩa về Ngân hàng Thương mại
- Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận
- Căn cứ vào quy định pháp luật: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mụctiêu lợi nhuận
- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty
+ Chức năng thủ quỹ góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau:
Đối với khách hàng: chức năng thủ quỹ giúp cho khách hàng ngoài việc đảmbảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thờithừa.
Đối với ngân hàng: có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tíndụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanhtoán.
Trang 8 Đối với nền kinh tế: chức năng thủ quỹ khuyến khích tích luỹ trong xã hộiđồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.
– Chức năng trung gian thanh toán
+ Chức năng này ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tàikhoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản
+ Chức năng này mang lại lợi ích:
Đối với khách hàng hàng: thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệuquả
Đối với ngân hàng: dùng tiền mặt có chất lượng cao.
Đối với nền kinh tế: chức năng này lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó cũnggiúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiềnmặt
– Chức năng trung gian tín dụng
+ Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn
+ Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:
Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích Với người
đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thờithiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thờigian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
Đối với ngân hàng: chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngânhàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi,đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui
mô tín dụng cho nền kinh tế.
Trang 9 Đối với nền kinh tế: chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời
dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanhthúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.1.1.3 Phân loại Ngân hàng
Dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:
1 Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước Hiện nay trong xu hướngkinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trịngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng Đây là hình thức ngân hànggiữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta Vì có 100% vốnthuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước vàngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ
mà nhà nước giao cho
2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các
cổ đông, doanh nghiệp Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng
cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3 Ngân hàng Liên doanh
Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàngViệt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam
4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Trang 10Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trênnhững quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cungcấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm
5 Ngân hàng chi nhánh nước ngoài
Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và đượcphép hoạt động tại Việt Nam
Dựa vào chiến lược kinh doanh
1 Ngân hàng thương mại bán buôn
Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công
ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân Danhmục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từnggiao dịch rất lớn
2 Ngân hàng thương mại bán lẻ:
Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa
và nhỏ Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đápứng được những nhu cầu của khách hàng Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng
có số lượng giao dịch cao
3 Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ:
Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tậpkhách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng
Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác
Dựa vào tính chất hoạt động
1 Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vựcnhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Trang 112 Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vựckinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phépthực hiện theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Hoạt động Marketing
2.1.2.1 Định nghĩa
Định nghĩa của Ủy ban các Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là việc tiến hànhcác hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ
từ người sản xuất đến người tiêu dùng”
Định nghĩa của Viện Marketing Anh Quốc: “Marketing là quá trình tổ chức và quản
lí toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua củangười tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưaHàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợinhuận dự kiến”
Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là quá trình hoạt động xã hội thông qua sựsáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm
và các giá trị khác, để từ đó biết được nhu cầu xã hội
Định nghĩa theo quan niệm của Gronroos (1994) dựa trên mô hình Marketing mốiquan hệ: “Marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng vàcác đối tác có liên quan để làm thảo mãn mục tiêu của các thành viên này”
Khái niệm mạng lưới Marketing (Marketing Network): Doanh nghiệp và đội ngũcác bộ công nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, các nhàkhoa học,…Mạng Marketing được thiết lập, duy trì và phát triển sao cho thỏa mãn lợi íchcác thành viên tham gia Khái niệm cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh giữa các doanhnghiệp sang cạnh tranh giữa các mạng với nhau Bên cạnh đó, nhà kinh doanh trong thờiđại ngày nay còn thấy được vai trò của internet trong Marketing từ đó hình thành kháiniệm về thị trường ảo và thương mại điện tử
2.1.2.2 Các công cụ Marketing
Trang 121 Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng màngười ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo
Quảng cáo là thuật ngữ chỉ mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp về những
ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủthể phải thanh toán chi phí Đây là hình thức truyền thông đại chúng, mang tính xã hộicao nên chỉ sử dụng cho những sản phẩm hợp pháp và được mọi người chấp nhận Hìnhthức này có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với cácđối thủ cạnh tranh, sức thuyết phục đối với khách hàng mục tiêu tương đối cao
Tuy nhiên, đây không phải là hình thức có sự giao tiếp đối thoại giữa doanh nghiệp
và khách hàng mà chỉ là hình thức thông tin một chiều từ doanh nghiệp tới khách hàng
2 Quan hệ công chúng (Public Relations-PR)
Khái niệm:
“Quan hệ công chúng là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng đểthiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức và công chúng.”(Viện nghiên cứu ý kiến cộng đồng của Anh-P.R Society of UK
“Quan hệ công chúng là nỗ lực quản lý có tính hệ thống, bền vững mà qua đó cácdoanh nghiệp hoặc tổ chức tìm kiếm, xây dựng sự hiểu biết, thông cảm và hỗ trợ của côngchúng.” (Câu lạc bộ Quan hệ Công chúng của Đan Mạch)
Mục tiêu của quan hệ công chúng là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanhnghiệp với cộng đồng và các nhóm công chúng khác nhau bằng cách đưa ra những thôngtin tích cực trên các phương tiện thông tin đại chúng Thông tin được tuyên truyền thôngqua áp dụng các công cụ của quan hệ công chúng thường có tính khách quan cao nên tạođược sức thuyết phục lớn hơn đối với khách hàng
3 Tổ chức sự kiện (Event)
Event hiểu đơn giản là tổ chức sự kiện
Trang 13Sự kiện ở đây được hiểu là các chương trình khuyến mãi, hội nghị hội thảo, hội nghịkhách hàng, giới thiệu sản phẩm, họp báo, hội thảo khoa học, các cuộc họp, chương trình
ca nhạc, những đợt khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới, công nghệ mới, các giải thi đấu,
lễ hội
Tổ chức sự kiện là việc tạo kết cấu một chương trình tổng thể cho một hoạt độngnào đó Ví dụ như event ra mắt sản phẩm mới, event tổng kết chương trình khuyến mãi,event “lễ hội ngàn hoa của Omo”, event “Đêm trắng”, hoặc event “Chung tay lập kỷ lụcGuinness bức tranh vẽ bằng tay lớn nhất thế giới của cô gái Hà Lan” v.v…
Event là sự kết hợp nhịp nhàng giữa bán hàng và hoạt động tiếp thị, Event là sự phốihợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ côngchúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường
Event thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh Tổ chức thực hiện một sựkiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp vừa là một cuộc triển lãm hàng hoáhấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng thời bảo đảm các yếu tốhậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác
4 Tài trợ chương trình (Sponsor)
Tài trợ chương trình đó là việc doanh nghiệp tham gia tài trợ toàn bộ hoặc một phầnchi phí thực hiện cho một chương trình nào đó, có thể là chương trình ca nhạc, chươngtrình gameshow, talkshow, hoặc một diễn đàn, hoặc là cuộc thi v.v…
Tài trợ là sự cho, cấp kinh phí để tổ chức các chương trình Bên cạnh đó, qua việccấp kinh phí để tổ chức, đơn vị tổ chức sẽ cho nhà tài trợ hưởng những quyền lợi truyềnthông từ chương trình
5 Truyền thông đa phương diện (Media)
Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin
Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông đại chúng, đó là một cáchtruyền những tín hiệu bằng ra-đi-ô, Internet, hay TV tới một đại chúng ("thính giả", "độcgiả" hay "khán giả")
Trang 14Có thể đơn giản hóa truyền thông đa phương tiện (Media) như sau: Media đó là mộthình thức truyền tải thông tin từ doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thôngđại chúng dưới dạng tin tức thời sự, kinh tế; hoặc dưới dạng tư vấn tiêu dùng, giới thiệusản phẩm v.v… trên các phương tiện TV, Radio, Báo chí, Internet.
2.1.3 Marketing Ngân hàng
Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cho nên chi phí hoạt độngcũng gia tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn Do đó các ngân hàng đã quan tâmđến hoạt động Marketing để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh
Marketing ngân hàng là một loại hình Marketing bao gồm tổng thể các hoạt động vềSản phẩm; Giá cả; Phân phối; Xúc tiến (hay chiêu thị) và Con người trong lĩnh vực ngânhàng nhằm mục đích phát triển ngân hàng
Vì sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ, tính cạnh tranh khốc liệt, sự gianhập của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính mà hoạt động Marketing ngânhàng trở nên rất cần thiết
Những đặc điểm của ngân hàng:
- Marketing ngân hàng là loại hình Marketing dịch vụ;
- Marketing phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người đặc biệt là phụ thuộc vào mốiquan hệ với khách hàng;
- Marketing ngân hàng gắn liền với hoạt động của các đơn vị phòng ban trong ngânhàng;
- Marketing phải luôn giải quyết hài hòa hai yếu tố vừa nâng cao hiệu quả cạnhtranh vừa nâng cao hiệu quả hợp tác;
- Marketing bị chi phối mạnh bởi môi trường pháp lý
2.1.4 Lý luận về Thương hiệu
2.1.4.1 Khái niệm về Thương hiệu, định vị Thương hiệu
Thương hiệu (Brand) đề cập đến danh tiếng, hình ảnh của doanh nghiệp, sảnphẩm/dịch vụ của công nghiệp trong tâm trí khách hàng Những đặc điểm ấn tượng nhất
Trang 15được gợi nhớ đầu tiên khi khách hàng nghĩ về doanh nghiệp hay về sản phẩm/dịch vụ củadoanh nghiệp là mô tả doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp chọn tên thương hiệu hiệu quả sẽ không chỉ giúp khẳng định sựhiện diện của mình trên thương trường, giúp khách hàng dễ gọi tên và gợi nhớ sảnphẩm/dịch vụ mà nó còn có thể là công cụ để doanh nghiệp truyền thông dễ dàng vàmang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai Do đó, tên thương hiệu có các vai trò cụthể như:
+ Tên thương hiệu định dạng hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh doanhnghiệp, cho phép khách hàng nhận ra, chấp nhận, giới thiệu và quảng bá cho thương hiệu
đó hoặc thậm chí tẩy chay nó
+ Tên thương hiệu giúp cho các chương trình truyền thông tới khách hàng được thựchiện dễ dàng hơn Tên thương hiệu chuyển thông điệp tới khách hàng một cách công khai
và nó là một công cụ truyền thông thông qua giao tiếp, đánh vào nhận thức, lưu dấu ấnsâu sắc trong tâm trí khách hàng
+ Tên thương hiệu là trọng tâm của bất kì một chương trình phát triển thương hiệunào, bởi tên thương hiệu thể hiện rõ điểm khác biệt lớn nhất giữa hình ảnh doanh nghiệpnày với hình ảnh được xây dựng của doanh nghiệp khác
+ Tên thương hiệu thực hiện chức năng như một công cụ pháp luật giúp bảo vệngười sở hữu nó trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủkhác, như bắt chước thương hiệu hay tấn công thương hiệu
Nói chung, thương hiệu là cảm nhận từ trải nghiệm của khách hàng và công chúng
về hình ảnh của doanh nghiệp, về chất lượng và hình thức sản phẩm dịch vụ được doanhnghiệp nỗ lực kiến tạo từng bước qua cả một quá trình Thương hiệu một phần thể hiệnđược chất lượng bên trong của sản phẩm/dịch vụ Thương hiệu tạo ra sự nhận thức vàniềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trịcủa một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể mang lại cho nhàđầu tư trong tương lai Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.Thương hiệu là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quyết định mua hàngcủa người tiêu dùng Thương hiệu nổi tiếng và chất lượng là biểu trưng nhận dạng doanh
Trang 16nghiệp hoạt động hiểu quả, với những dòng sản phẩm thượng hạng Do vậy, việc định vịthương hiệu trở thành chủ đề chính trong chiến lược sản phẩm ở doanh nghiệp.
2.1.4.2 Tầm quan trọng của Thương hiệu
Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là công cụ để nhận diện và phân biệt sản phẩm này với sản phẩmkhác
Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm
Thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng
Đối với khách hàng:
Thương hiệu giúp khách hàng xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm
Thương hiệu giữ vai trò quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộctính của sản phẩm tới khách hàng Thương hiệu giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tìmkiếm sản phẩm
Thương hiệu làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm
Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt được vị trí xã hội của mình
2.1.5 Cấu phần Thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu: Là những yếu tố hữu hình có thể dễ dàng nhìn thấy vềthương hiệu (logo, màu sắc, poster quảng cáo, websize, bao bì, danh thiếp,…) mà thôngqua chỉ một phần yếu tố này có thể liên tưởng ngay đến thương hiệu đó Hình ảnh thươnghiệu có tác dụng cũng như đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công đối vớicác chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu
Tính cách thương hiệu: Là đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu được mọi ngườicảm nhận được, góp phần tạo nên sự thành công lớn cho các thương hiệu Đây vừa là nộitại của thương hiệu, vừa là cảm xúc nhìn nhận của khách hàng: làm đậm nét sự khác biệtcủa thương hiệu, khắc sâu vào ghi nhớ của khách hàng, thúc đẩy sự mua hàng, tạo cảmgiác thân thiện Tính cách thương hiệu cũng là đặc điểm giúp khách hàng dễ dàng trong
Trang 17việc nhận biết thương hiệu sản phẩm hàng hóa này với thương hiệu sản phẩm hàng hóakhác.
Hành động thương hiệu: Là tất cả những hành động của một thương hiệu, một tổchức: chương trình khuyến mãi, chính sách, dịch vụ, hoạt động cộng đồng, mà đối tượngtiếp nhận là nhân viên của thương hiệu, khách hàng, cộng đồng, xã hội Các hành độngthương hiệu bổ trợ rất nhiều cho hoạt động phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp.Thông qua các hành động thương hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đếnnhiều hơn và tạo được thiện cảm, sự tin tưởng trong mắt người tiếp nhận
Tiếng nói thương hiệu: Là thông điệp, ngôn ngữ, giọng điệu mà thương hiệu mongmuốn truyền tải đến khách hàng, cộng đồng, xã hội Tiếng nói thương hiệu góp phần quantrọng cùng cá tính, hình ảnh và hành động của thương hiệu trong việc tạo ra sự khác biệtcủa thương hiệu
2.1.5.1 Khái niệm Phát triển Thương hiệu Ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt độngMarketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng và uytín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm với khách hàng và phânbiệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng và cung cấp cácdịch vụ ngân hàng
Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng
về ngân hàng Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượngcủa một ngân hàng nào đó nhưng khi họ phát sinh nhu cầu về tài chính hay bất kỳ mộtdịch vụ nào khác và họ đến ngân hàng một cách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựngđược cho mình một thương hiệu vũng chắc trong tâm trí khách hàng
Phát triển thương hiệu ngân hàng là những nổ lực của ngân hàng nhằm mở rộng(kiến trúc) thương hiệu hoặc gia tăng các tài sản thương hiệu dựa trên tầm nhìn, sứ mệnhcủa nó, là dựa vào sự lớn mạnh của thương hiệu trong thị trường ngân hàng mà tiến tới
mở rộng quy mô ngân hàng, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đầu tư vào công nghệ hiện đại,làm tăng tốc độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu ngân hàng tạo sự hài lòng chokhách hàng
Trang 182.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá Phát triển Thương hiệu Ngân hàng
Khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định
Sự chấp nhận của thị trường, của khách hàng về các sản phẩm
Lợi nhuận ngân hàng không ngừng tăng một cách vững chắc
Sự hài lòng của khách hàng
Một số tiêu chí khác: Đó là sự gia tăng về quy mô tiền gửi, số lượng kháchhàng gửi tiền, số lượng tài khoản cá nhân và số dư tài khoản tăng thêm, sốlượng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán phát hành tăng lên, doanh số thanh toán thẻtăng lên, doanh số thanh toán, chuyển tiền tăng, các quy mô nghiệp vụ kháccũng không ngừng tăng lên,…
2.1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thương hiệu ngân hàng
Nhóm nhân tố bên ngoài:
Cạnh tranh từ các đối thủ: Số lượng các ngân hàng trong thị trường tác động rất lớnđến khả năng cạnh tranh của ngân hàng, sức ép lớn từ các ngân hàng trong và ngoài nướchiện nay rất khốc liệt Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng có ảnhhưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển ngân hàng nói chung và phát triển thương hiệungân hàng nói riêng
Các nhân tố về mặt kinh tế: Nếu nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, các ngân hàng
sẽ hạn chế trong việc đầu tư, hạn chế trong đổi mới công nghệ vì lo sợ rủi ro trong kinhdoanh Ngoài ra, các chính sách kinh tế của nhà nước cũng có tác động cản trở hoặc ủng
hộ lớn đến việc phát triển kinh doanh của ngân hàng, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động ngân hàng
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý ổn định sẽ giúp các ngân hàng hoạt động
ổn định, tăng trưởng khách hàng và tăng trưởng kinh doanh
Nhóm nhân tố bên trong:
Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: Ngân hàng thương mại cần có nhậnthức đúng về thương hiệu cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua công tácđào tạo, tuyên truyền trong toàn bộ hệ thống nhằm tạo ra ý thức thường trực của mọingười về uy tín, hình ảnh của thương hiệu ngân hàng Đây là nhân tố cốt yếu bảo đảm choviệc duy trì sự lớn mạnh của ngân hàng và phát triển thương hiệu ngân hàng
Trang 19 Tiến bộ khoa học công nghệ: Các ngân hàng đang có sự chuyển đổi mạnh từ môhình kinh doanh truyền thống sang mô hình ngân hàng số Đây là lựa chọn tất yếu của cácngân hàng để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh côngnghệ ngày càng phát triển.
Nhận thức của đội ngũ ban lãnh đạo về phát triển thương hiệu ngân hàng: Điều này
vô cùng cần thiết trong việc xây dựng, giữ uy tín và hình ảnh thương hiệu cũng như pháttriển thương hiệu Cần phải có chiến lược, sự đầu tư chuyên sâu cũng như tính chuyênnghiệp trong công tác Marketing nói chung và phát triển uy tín của thương hiệu nói riêng
2.2 Lược khảo tài liệu
Tác giả Nguyễn Thanh Khanh và Nguyễn Minh Đức (2014) nghiên cứu về “Giảipháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển ở Việt Nam” được thực hiện nhằm thúc đẩy thương hiệu, nâng cao khảnăng nhận biết, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và tăng vị thế cạnh tranh cho BIDV.Tiến hành nghiên cứu khảo sát 200 cán bộ chuyên trách công tác truyền thông-thươnghiệu đang làm việc tại các phòng ban trực thuộc BIDV khu vực TP.Hồ Chí Minh và HàNội với phương pháp lấy mẫu xác suất Tác giả sử dụng chương trình Google Driveonline để xây dựng mẫu biểu câu hỏi và thực hiện phỏng vấn trực tiếp Trên cơ sở kết quảtổng hợp, tác giả sử dụng SPSS để phân tích dữ liệu Nghiên cứu cho thấy các kênh mạng
xã hội của BIDV chưa được quan tâm về bài viết cũng như chưa quan tâm đến nội dung.BIDV đã sử số điện thoại/email cá nhân của khách hàng để quảng cáo thường xuyên màchưa được sự đồng ý của khách hàng, điều này làm khách hàng phản ánh việc nhận tinnhắn từ quảng cáo BIDV Ngoài ra, BIDV còn chưa chú trọng các hoạt động tài trợ chocác cuộc thi tìm kiếm tài năng lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệulớn và chưa chú trọng đến các hoạt động tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn, các sự kiện
âm nhạc, các lễ hội lớn,…Dựa trên các tồn tại, hạn chế về hoạt động quảng bá thươnghiệu của BIDV thì tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp như: Nâng cao sử dụng các công
cụ để quảng bá thương hiệu của BIDV; Nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của
Trang 20BIDV bằng Digital Marketing; Nâng cao hoạt động quảng bá thương hiệu bằng hoạt độngMarketing trực tiếp.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này tìm kiếm, thu nhập, tổng hợp và
sử dụng các thông tin, dữ liệu có sẵn từ các nguồn khác nhau để xây dựng lý luận vàchứng minh cho các luận điểm trong nghiên cứu
- Phương pháp xử lí thông tin:
+ Phương pháp định tính: Nghiên cứu hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi con người và các vấn đề xã hội
+ Phương pháp định lượng: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thông qua con số, sốliệu và các kết quả chính xác thu thập từ quá trình điều tra
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Về mặt cơ bản, mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thươnghiệu Nhưng nội dung chương 2 đã trình bày những lý luận chung về tài sản vô cùng quýgiá của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đó là thương hiệu, định vị thươnghiệu, cấu phần thương hiệu, các tiêu chí đánh giá phát triển thương hiệu Đồng thời,chương này cũng đã nêu bật lên các công cụ Marketing nhằm hỗ trợ sự phát triển thươnghiệu ngân hàng Chương 2 còn đề cập đến xây dựng và phát triển của doanh nghiệp BIDV
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích qua quá trình phát triển thương hiệu củahọ
Trên những cơ sở lý luận của chương 2, em sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực trạngcông tác xây dựng và phát triển thương hiệu HDBank trong thời gian từ năm 2020-2022được cụ thể qua phần trình bày ở chương 3
Trang 21CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP.HCM (HDBANK) 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành Phố
Hồ Chí Minh (HDBANK)
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng HDBank
Ngày 04/01/1990, Ngân hàng Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh-HDBank đượcthành lập, đây là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam Cổ đông sánglập chủ yếu là các đơn vị kinh tế lớn của TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.Mục tiêu nhiệm vụ của buổi đầu thành lập nhằm hỗ trợ cho công cuộc xây dựng và pháttriển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và nhà ở cho người dân của TP.HCM Gần
20 năm qua HDBank đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc đổi mới và phát triển củaTP.HCM và hoàn thành sứ mệnh ban đầu của mình
Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế, hòa theo những chủ trương chính sách đổi mớitrong giai đoạn đó, HDBank cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ đổi mới liên tục và toàndiện từ định hướng phát triển, cơ cấu cổ đông đến chiến lược kinh doanh, bộ máy quản lý
Trang 22quy trình công nghệ và con người Hoạt động của HDBank về quy mô đã mở rộng thêmnhiều nghiệp vụ kinh doanh, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Ngày 19/09/2011, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã quyết định chấp nhận đổi tênNgân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.Hồ Chí Minh thành Ngân hàng TMCP Phát triểnTP.Hồ Chí Minh (HDBank) Đến năm 2019 HDBank khai trương ngân hàng đại diện đầutiên tại Myanmar Năm 2020 mừng 30 năm thành lập và phát triển, HDBank nhận đượcnhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý, triển khai chiến lược ngân hàng số-Happy DigitalBank Năm 2021 tăng vốn điều lệ lên hơn 20.073 tỷ đồng, phát hành thành công 165 triệuUSD trái phiếu quốc tế Năm 2022 kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay, gia nhậpcâu lạc bộ ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt 10 nghìn tỷ đồng, là một trong bốnngân hàng lành mạnh được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn tham gia
“Đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Thương mại”, khẳng định uy tín thương hiệu và vịthế trên thị trường với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế
Sau đây là một số thành tựu mà HDBank đã đạt được:
Top 50 Công ty đại chúng uy tín & hiệu quả-Vietnam Report
Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín-Vietnam Report
Top các doanh nghiệp phát triển bền vững-VCCI
Vietnam Digital Awards 2022-Bộ Thông tin và Truyền thông
5 năm liền là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” do HR Asia Awards bình chọn
Top 5 Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại hối lớn nhất trên FX Refinitiv
Matching- Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc cho điện MT 202 EUR-JP Morgan,…
3.1.2 Mô hình quản trị, cơ cấu tổ chức kinh doanh của ngân hàng HDBank
Hiện HDBank đã có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam như:
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…Với sự tham gia của các cổ đông chính:
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Việt Nga-COVICO Holdings
Quỹ đầu tư Phát triển Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh-HIFU
Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận-IPC
Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức
Trang 23 Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn
Cơ cấu tổ chức ngành Ngân hàng bao gồm 9 khối chức năng, cụ thể như sau:
Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối khách hàng cá nhân
Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ
Khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ
Khối quản trị nguồn nhân lực
Khối tác nghiệp
Khối hỗ trợ
Trung tâm công nghệ thông tin
Văn phòng ban điều hành
Các khối thuộc sự điều hành của Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc
Mỗi khối chức năng được chia làm nhiều phòng, được phân chia theo định hướngkhách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung củangân hàng, nhằm đảm bảo phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm củađội ngũ nhân viên trong việc phục phụ khách hàng Giữa các khối có sự trao đổi thông tinthường xuyên thông qua các cuộc họp Ban điều hành và họp giao ban giữa các khu vựcmiền Bắc, miền Trung và miền Nam
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức toàn bộ hệ thống HDBANK
3.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng HDBank (2020-2022)
Trang 24 Tình hình hoạt động của ngân hàng HDBank trong năm 2020
Kết quả kinh doanh 2020 ấn tượng: Với tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược kinhdoanh đúng đắn, linh hoạt theo từng thời kỳ Năm 2020, HDBank tiếp tục tăng trưởngcao, đồng hành cùng khách hàng vượt qua thiên tai, dịch bệnh Đến ngày 31/12/2020 lợinhuận trước thuế của ngân hàng đạt 5.818 tỷ đồng tăng 15,9% so với năm 2019 và hoànthành 102,8% kế hoạch Chất lượng tài sản tốt nhất toàn nghành Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻđược kiểm soát chỉ 0,93% thuộc nhóm thấp nhất nghành Tổng tài sản hợp nhất đạt hơn
319 nghìn tỷ đồng tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 104,5% kế hoạch.Tháng 10/2020, HDBank chính thức thành lập khối Ngân hàng Bảo hiểm với mục tiêuphát triển mảng kinh doanh bảo hiểm và là một kênh phân phối quan trọng trong việccung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói chất lượng mang tính bảo vệ và tiếtkiệm Chỉ sau ba tháng tham gia thị trường Bancassurance, HDBank đã gia nhập Top 10Ngân hàng Thương mại Cổ phần dẫn đầu và tạo nên những thông tin tích cực trên thịtrường
Đi qua đại dịch, HDBank duy trì chất lượng tài sản tốt với xếp hạng tín nhiệm cao:Vượt khó khăn chưa từng có của đại dịch, ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng cao,bền vững đã cho thấy HDBank là ngân hàng có nền tảng vững chắc, có sự chủ động, linhhoạt và năng lực ứng phó mọi thách thức HDBank liên tục duy trì chất lượng tài sảnthuộc nhóm tốt nhất toàn ngành với tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ 0,93%
Chiến lược “Happy Digital Bank” ứng dụng số hóa vào sản phẩm, dịch vụ: Hướngđến xây dựng chiến lược phát triển 2021-2025, trong năm qua HDBank đã ứng dụngmạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động HDBank ứng dụng công nghệ hiện đại vào nềntảng đa kênh (mobile banking, internet banking) và số hóa quy trình làm việc HDBanktiên phong ứng dụng phương thức định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), HDBank làngân hàng đầu tiên tham gia Sàn giao dịch Điện Tử Thương mại TradeAssets; triển khaidịch vụ truy vấn thanh toán toàn cầu qua Swift GPI Đặc biệt, HDBank ra mắt ứng dụngNgân hàng số với giao diện thân thiện, hiện đại, cung cấp đầy đủ tiện ích tài chính vàthanh toán trực tuyến
Trang 25Đồng hành cùng khách hàng và cộng động vượt qua COVID-19: Ngay khi dịchbệnh bắt đầu bùng phát, HDBank đã sớm triển khai chương trình “Ngân hàng Xanhphòng chống Covid-19” trên các điểm kinh doanh toàn hệ thống, với các biện pháp triểnkhai đồng bộ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho khách hàng, cán bộ nhân viên, đảmbảo giao dịch thông suốt với các phương thức giao dịch không dùng tiền mặt trên nềntảng ngân hàng số hiện đại
Tình hình hoạt động của Ngân hàng HDBank trong năm 2021
Kết quả kinh doanh 2021 ấn tượng: HDBank đã thích ứng mạnh mẽ với diễn biếndịch bệnh và tiếp tục đạt thành công với nhiều thành tựu nổi bật Các chỉ tiêu kinh doanhchính đều đạt và vượt kế hoạch được Đại hội đồng Cổ đông giao phó Lợi nhuận trướcthuế đạt 8.070 tỷ đồng, hoàn thành 111% so với kế hoạch năm Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất chỉ1,65% phù hợp mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 2,0% dù dịch bệnh diễn biến phức tạp.Ngân hàng quản trị hiệu quả rủi ro đảm bảo an toàn thanh khoản, an toàn vận hành trongmọi tình huống
Hướng đến mục tiêu chuyển đổi số quyết liệt và toàn diện, HDBank đã tập trungứng dụng các công nghệ hàng đầu như EKYC, OCR, RPA, Voicebot, MarketingAutomation, Machine Learning,… mang đến nhiều sản phẩm số hóa nổi bật như mở tàikhoản thanh toán, mở thẻ tín dụng, cho vay tự động 24/7 Nhờ khả năng xử lý thông tin tựđộng gia tăng đáng kể, thời gian thao tác các hành trình đã giảm 50%-70% và nâng tỷ lệhài lòng của khách hàng lên trên 80%
Với hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ cùng uy tín trên thị trường vốntrong nước và quốc tế không ngừng được nâng cao, giá trị vốn hóa của HDBank năm
2021 tăng mạnh 62,4% so với năm 2020, đạt 61.460 tỷ đồng Số lượng cổ đông cũng tăngmạnh 44% lên 23.000 cổ đông gồm nhiều quỹ đầu tư quốc tế lớn và uy tín Thêm vào đó,HDBank tiếp tục vào Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất
do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX) và Báo Đầu Tư phối hợp bình chọn
Trong năm 2021, Khối Công Nghệ Thông Tin và Ngân hàng Điện tử đã đồng hànhcùng các Khối/Phòng ban hội sở đẩy mạnh các hoạt động số hóa tiến tới tăng tốc nhanh