HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin ĐỀ TÀI: Phân tích khái niệm và vai trò của thị trường Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Kinh tế chính trị Mác -Lênin
ĐỀ TÀI: Phân tích khái niệm và vai trò của thị trường Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Anh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hạnh
Lớp CityU9B :
Mã sinh viên : CA9- 107
Hà nội, ngày 3 tháng 4 năm 2022
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Kinh tế chính trị Mác -Lênin
ĐỀ TÀI: Phân tích khái niệm và vai trò của thị trường Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Anh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hạnh
Lớp : CityU9B
Mã sinh viên : CA9-107
4
Hà nội, ngày 3 tháng 4 năm 2022
Trang 31
MỤC LỤC
I M Ở ĐẦ 2 U
II NỘI DUNG 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường 3
1.1 Khái ni m v th ệ ề ị trường 3
1.2 Vai trò của th ịtrường 4
1.3 Đặc điểm của thị trường 6
1.4 Các nhân t ố tác động đến thị trường 7
Chương 2: Thực trạng thị trường tiêu th nông s n Vi t Nam trong b i c nh hụ ả ệ ố ả ội nhập kinh t ế quố ế 8 c t 2.1 Phân tích t ng quan v n n kinh t ổ ề ề ế Việt Nam 8
2.2 Tình hình h i nh p kinh t ộ ậ ế quốc tế c a Vi t Namủ ệ 9
2.3 Th ị trường tiêu th nông sụ ản ở Việt Nam 10
Chương 3: Giải pháp 15
III K ẾT LUẬN 16
IV TÀI LI U THAM KHỆ ẢO 17
Trang 4I MỞ ĐẦU
Đối diện với dịch COVID-19, thêm một lần nữa toàn xã hội càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của thị trường trong nước Với quy mô dân số gần
100 triệu người và sự dần trưởng thành lớn mạnh của tầng lớp trung lưu, Việt Nam
đã và đang là một thị trường đầy tiềm năng về kinh tế Với lợi thế tiền đề là một nước nông nghiệp, nông sản Việt Nam dần dần khẳng định vị trí trên thị trường quốc
tế Nhìn lại hơn chục năm về trước, theo các vị chuyên gia, dù là nước nông nghiệp, nông sản là thế mạnh của Việt Nam, có nhiều sản phẩm được thế giới ưa chuộng, xuất khẩu với kim ngạch cao nhưng giá trị lại không tương xứng do chủ yếu xuất thô, ít đi vào chế biến, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường Đặc biệt, trong suốt nhiều năm, Việt Nam có thị trường Trung Quốc ngay bên cạnh với nhiều đơn hàng “dễ tính”, cũng là một lý do khiến quá trình chuyển đổi sang làm hàng đạt chất lượng, tiêu chuẩn hiện đại của nông nghiệp Việt Nam bị chậm lại Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam đã vận động nông dân, doanh nghiệp chuyển hướng, làm nông sản có chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn, thị hiếu của các thị trường Đáng lưu ý, nhờ hội nhập, sức hút của các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
đã giúp nông sản Việt Nam có sự chuyển đổi, dù chậm nhưng có những bước khởi sắc
Với xu thế hội nhập kinh tế, thị trường luôn vận động và thay đổi hằng ngày
Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cập nhật thông tin và học hỏi kiến thức Qua đề tài nghiên cứu “Khái niệm và vai trò của thị trường”, chúng ta sẽ nhận thức : đúng đắn, rõ ràng tầm quan trọng của thị trường, thông qua tìm hiểu về thị trường từ
đó làm căn cứ tiếp tục đưa ra những đóng góp nhằm phát triển nền kinh tế nói chung
và nông sản Việt nói riêng
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy cô để bài làm có thể hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 53
II NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở l luận về thị trường ý
1.1 Khái niệm về thị trường
Khái niệm “thị trường” hiểu thế nào cho đúng? Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ nhất định thì xuất hiện hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm của lao động được trao đổi mua bán trên thị trường Do nhu cầu trao đổi mua bán mà thị trường xuất hiện từ đó Có nhiều cách đưa ra khái niệm thị trường như sau:
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán háng hoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau Hiểu đơn giản thì thị trường có thể là một cái chợ, cửa hàng, siêu thị hay phòng giao dịch… Đó là nơi mà người bán gặp người mua hàng hoá với một mức giá xác đinh Với khái niệm theo nghĩa hẹp này, thị trường chỉ tồn tại hai thực thể người tham gia là người mua và người bán Ví dụ : ngày xưa thị trường diễn ra trao đổi mua bán thường là ven sông, đầu mom sông, đầu làng, mặt đường, ngã ba… Hiện nay thì các thị trường này vẫn còn tồn tại tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển, quá trình trao đổi mua bán bây giờ trở nên phức tạp hơn,
có nhiều tác nhân tham giá vào quá trình mua bán hàng hoá như: sự xuất hiện của các nhà đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, đại lý trung gian, môi giới, thị trường online (Shopee, Lazada, Tiki, Facebook…), website,… Chính vì vậy, khái niệm thị trường cần được hiểu một cách rộng hơn, toàn diện hơn, cho phù hợp với bối cạnh hiện tại Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hoà những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc mua bán, trao đổi với sự xác định số lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội Có nghĩa là, thị trường đã trở nên phức tạp hơn, thực tế cho thấy, hàng hoá được cung cấp ra thị trường, đến tay người mua, song người mua phần lớn không mua trực tiếp từ người sản xuất mà họ mua từ các đại lý bán lẻ, trung gian Mặt khác, hàn hoá khi được đưa ra thị trường phải có sự giám sát của các cơ
Trang 6quan quản lý nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng chính sách, bằng pháp luật… Các chủ thế kinh tế bao gồm cả người bán, người mua, người đại lý trung gian đều chịu sự giám sát, quản lý của nhà nước
Ngoài ra, thị trường không chỉ có mối quan hệ cung – cầu ( giữa người mua và người bán) mà còn mối quan hệ hàng hoá – tiền tệ, mối quan hệ hợp tác – cạnh tranh… cùng đòi hỏi thay đổi Ngày nay, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, tín dụng làm cho quá trình trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn Khách hàng bây giờ không cần phải trả tiền trực tiếp, họ có thể mua hàng trả góp, hoặc trả qua thể tín dụng, chuyển khoản Người mua, người bán, ngân hàng cùng tạo ra sự hợp tác thúc đẩy thị trường
Tóm lại , tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả, quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước…đều là các yếu tố của thị trường
1.2 Vai trò của thị trường
Đầu tiên, thị trường thực hiện giá trị hàng hoá, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
Hàng hóa được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán Và đương nhiên, nó phải thông qua thị trường Nếu một hàng hóa, không được thị trường chấp nhận, có nghĩa là hàng hóa đó không bán được, quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp thậm chí là
đổ gãy Ví dụ : Năm 2012, Burger King đầu tư 40 triệu USD vào thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu có ít nhất 60 cửa hàng trong vòng 5 năm Tuy nhiên với sự kiện đóng cửa một vài cửa hàng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và cửa hàng duy nhất tại Đà Nẵng, hiện nay Burger King duy trì với 4 cửa hàng tại Hà Nội, 5 cửa hàng tại Hồ Chí Minh và 1 cửa hàng tại Phú Quốc Con số này hoàn toàn cách xa với kỳ vọng ban đầu của ông lớn này tại Việt Nam Hay sản xuất thịt lợn đông lạnh ở các nước hồi giáo, rõ ràng là không được thị trường chấp nhận nên không thể phát triển được
Trang 75
Ngược lại, nếu quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thị trường chấp nhận rộng rãi, thì đó là động lực thúc đẩy sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam là một ví dụ, chỉ trong khoảng 15 năm gần đây, tốc độ tăngtrưởng của thị trường điện thoại thông minh tăng rất nhanh do thị hiếu và nhu cầu của người dân Việt Nam về điện thoại rất lớn Thị trường chính
là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó đặt ra các nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu cho tiêu dùng và thỏa mãn các nhu cầu đó Do đó thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
Tiếp tục với ví dụ thị trường điện thoại ở Việt Nam, khi được xã hội chấp nhận nó chính là động lực thúc đẩy sáng tạo cải tiến mẫu mã, chất lượng; một mặt để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, mặt khác để cạnh tranh với các đối thủ khác mở rộng thị phần Suy cho cùng, khi sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, nhà sản xuất sẽ được thụ hưởng lợi ích tương xứng, lợi nhuận nhiều hơn trở thành động lực cho sự sáng tạo…
Thị trường không chỉ kích thích sự sáng tạo, mà nó còn là sự thanh lọc tự nhiên đối với các chủ thể sản xuất Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các chủ thể sản xuất luôn phải đối mặt với nguy cơ thôn tính nếu không có sự phân bổ nguồn lực và một chiến lược hiệu quả Hãng Nokia từng là một thương hiệu mạnh hàng đầu ở thị trường Việt Nam nhưng hiện nay, dòng điện thoại này đã bị tụt lại dưới sức ép của các hàng lớn như Iphone, Samsung,… Như vậy, dưới sự tác động khắc nghiệt của các quy luật thị trường buộc các chủ thể tham gia thị trường phải tích cực, sáng tạo
và nhạy bén để tồn tại và phát triển
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chính thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất Các
Trang 8đơn vị sản xuất, không tồn tại độc lập với nhau mà ít nhiều liên quan, tác động với nhau Hay nói cách khác, nền sản xuất là một bức tranh tổng thể được tạo bởi nhiều miếng ghép khác nhau Sự kết dính của các miếng ghépnày chính là thị trường Thị trường chính là chất xúc tác gắn kết chặt chẽ, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, giữa các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực tạo thành một thị trường chung
Ví dụ như : Quá trình sản xuất đồ hộp đông lạnh chẳng hạn Để có được sản phẩm
đồ hộp đưa ra thị trường, cần phải nhiều quá trình sản xuất nhỏ kết hợp như : sản xuất thịt (từ nông dân), sản xuất gia vị (từ các nhà máy chế biến gia vị), sản xuất hộp (từ các nhà máy gia công), sản xuất tem mác, quảngcáo , maketting, vận chuyển… rất nhiều Khi thị trường chấp nhận đó là sản phẩm rất thuận tiện trong sinh hoạt của người dân, thì các loại sản xuất kia cũng sẽ được chấp nhận, nó chính là cơ hội, là chất kết dính các quá trình sản xuất lại với nhau Cái mà chúng ta vẫn gọi là sự phân công lao động xã hội Điều thú vị là sự phân công lao động xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính, có thể sản xuất ở bất kỳ một tỉnh thành nào nếu chi phí và chất lượng hợp lý đối với nhà sản xuất
Tương tự như vậy, xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với kinh tế trong nước gắn liền với kinh tế thế giới, kinh
tế trong nước từng bước tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc
tế Sản xuất điện thoại amsung, điện lạnh LG, Sony là một ví dụ Việt Nam chúng S
ta có thể không phát minh, sản xuất ra sản phẩm nguyên bản, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một mắt xích trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế
1.3 Đặc điểm của thị trường
Đặc điểm của thị trường nói chung hay phân loại thị trường, đặc điểm của từng loại Đối với mỗi loại thị trường thì đều mang những đặc điểm riêng nhất định được
Trang 97
căn cứ trên những điểm đặc trưng của từng loại đối tượng giao dịch, nhưng nhìn chung thị trường sẽ có một số đặc điểm cơ bản như:
– Là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi của các chủ thể, đối tượng giao dịch phụ thuộc vào nhu cầu các bên
– Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường phải được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng Tức là tự nguyện trong việc đưa ra quyết định, bình đẳng trong quyền và lợi ích của các chủ thể
– Thị trường không có tính ổn định lâu dài, là “nơi” luôn xảy ra các biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau
– Ngày nay thị trường ngày càng được mở rộng, không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý,
có sự liên kết, mở cửa giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới
1.4 Các nhân tố tác động đến thị trường
– Yếu tố chủ thể tham gia vào thị trường: Gồm có bên mua và bên bán, bên môi
giới thứ ba và các chủ thể được nhà nước trao quyền để quản lý
Trong đó bên môi giới thực hiện là bên trung gian, thực hiện các chức năng tư vấn,
hỗ trợ trong giao dịch của bên mua và bên bán Bên môi giới thường có mặt trong các loại giao dịch như, chứng khoán, bất động sản…
– Yếu tố khách thể của thị trường: Là những lợi ích, kết quả mà các chủ thể muốn
có được khi thực hiện giao dịch, có thể là các giá trị hữu hình như tiền, hàng hóa, nhà đất… Hay các giá trị vô hình như sức lao động, dịch vụ…
– Yếu tố giá cả: Mức giá cả sẽ được xác định dựa trên nhu cầu cung – cầu trên thị trường
Trong trường hợp cung lớn hơn cầu, thì khi đó dẫn đến tình trạng hàng hóa, dịch vụ mất giá, giá cả trên thị trường sẽ có xu hướng giảm
Nếu cung nhỏ hơn cầu, tức là nguồn cung cấp không đáp ứng được hết nhu cầu thì khi đó giá thành của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng cao
Trang 10–Yếu tố hội nhập: Mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của đất nước trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao Ngoài ra, hộp nhập còn tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế Tuy nhiên, hội nhập có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế Đặc biệt, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp
Chương 2: Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.1 Phân tích t ng quan v n n kinh t ổ ề ề ế Việt Nam
Có thể thấy rằng đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trong một khoảng thời gian dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế xã hội- của Việt Nam Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho thấy được khả năng ứng phó, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh Năm 2021
là năm đầu tiên triển khai việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID 19 với những biến chủng mới Kinh tế -thế giới phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững; lạm phát tăng nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng phải chống đỡ với khó khăn, thách thức rất lớn do biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng