1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái niệm và vai trò của thị trường nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ở nước ta hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm và vai trò của thị trường
Tác giả Dương Quỳnh Phương
Người hướng dẫn Phạm Thị Nguyệt
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Thì giờ đây,với sự ngoại giao tài tình cùng với các chính sách kịp thời của Đảng, Quốc hội và sự nhanh nhạy trong việc thu mua của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế mà nông sản nước ta

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Đ

Ề TÀI 05 : Khái niệm và vai trò của thị trường

Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ

nông sản ở nước ta hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện : Dương Quỳnh Phương Lớp : K24QTKDD

Mã sinh viên : 24A4030085

Hà nội, ngày tháng năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 4

1 Khái niệm và vai trò của thị trường 4

1.1 Khái niệm của thị trường 4

1.2 Vai trò của thị trường 4

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM 5

1 Cơ hội và những thành tựu của thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam 6

1.1 Cơ hội 7

1.2.Thành tựu 8

2 Hạn chế và thách thức của thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam 9

2.1 Hạn chế 9

2.2 Thách thức 10

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN 12

1 Giải pháp 12

1.1 Giải pháp từ phía chính phủ 13

1.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 14

1.3 Giải pháp từ phía người nông dân 15

2 Kiến nghị 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước gắn liền với ngành nông nghiệp từ lâu đời Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như lúa gạo, hồ tiêu, cao su, luôn đạt được nhiều thành tựu to lớn và thu được lợi nhuận cao Ngoài ra, các loại hoa quả nhiệt đới như cam, vải, chuối cũng đang trên đà phát triển và

có được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế

Với khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, đủ điều kiện để trồng nhiều loại giống cây trồng khác nhau và cho ra số lượng nhiều, nông sản Việt Nam đang có được vốn đầu tư từ khắp nơi và được quảng bá ra nhiều thị trường trên thế giới Không những thế, các sản phẩm nông nghiệp của nước ta còn chất lượng cao mà giá thành lại rẻ hơn so với nhiều nước xuất khẩu cùng loại nên cạnh tranh nhiều và doanh thu lớn ( Theo Thông tin từ Bộ NN-PTNT, năm 2021, xuất khẩu nông sản chính là 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%)

Nếu là trước đây, nông sản chủ yếu thu hoạch theo mùa vụ, chưa có biện pháp chế biến hay bảo quản đúng đắn, chưa có nhiều trên thị trường thế giới, dẫn đến phí phạm và ít lãi cho dân trồng Thì giờ đây,với sự ngoại giao tài tình cùng với các chính sách kịp thời của Đảng, Quốc hội

và sự nhanh nhạy trong việc thu mua của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế mà nông sản nước ta được đẩy mạnh sang các thị trường mới, tiêu thụ được nhiều, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân Đồng thời, sự đổi mới về khoa học kĩ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nhà máy, xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mà các loại sản phẩm nông nghiệp được biến tấu ở nhiều dạng khác nhau, không phí phạm mà vẫn giữ được độ tươi ngon, tiếp cận được với nhiều xu hướng ăn uống trên thế giới Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao giá thành và chất lượng của nông sản Việt Nam

Trang 4

Xuất phát từ vai trò thiết thực và những ảnh hưởng nhất định trong đời sống con người và kinh tế đất nước, em quyết định chọn đề tài này nghiên cứu rõ hơn về thị trường tiêu thụ nông sản và đưa ra một số đề xuất để phát triển thị trường tiêu thụ này ở hiện tại và tương lai

-*** -CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1 Khái niệm và vai trò của thị trường

1.1 Khái niệm

Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch

vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa dịch

vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng Nói một cách ngắn gọn thì thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm giữa người mua và người bán

Ngoài ra, theo nghĩa rộng hơn thì thị trường còn được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định

1.2 Vai trò của thị trường

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán, bởi vậy nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động đó, cụ thể:

Trang 5

o Một là, Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa càng nhiều, đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn Sự mở rộng thị trường đến lượt nó lại thúc đẩy sản xuất phát triển

o Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong

xã hội, tạo ra cách thức phân bổ hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế

Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển Do đó, đòi hỏi các thành viên trong xã hội phải không ngừng

nỗ lực, sáng tạo để thích ứng được với sự phát triển của thị trường Thông qua các quy luật thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, sử dụng hiệu quả nhất

o Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với kinh tế thế giới

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

NÔNG SẢN VIỆT NAM

1 Cơ hội và những thành tựu của thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam

1.1

Cơ hội

Bên cạnh những khó khăn nhất định thì ngành nông nghiệp nước

ta, đặc biệt là hàng hóa nông sản, vẫn nắm bắt được một số cơ hội nhất định như:

Trang 6

Nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường quốc tế tăng lên Với nhiều lợi thế trong việc sản xuất nông sản, hoa quả nhiệt đới đa dạng các chủng loại, cùng sự sự đẩy mạnh xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới của Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam, đã giúp mặt hàng này có được nhiều tiếng vang lớn, đặc biệt là đối với các thị trường quan trọng như

EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc

Lợi thế trong sản xuất

Là một quốc gia nằm trong chí tuyến, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và sản xuất nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,5% / năm, cao hơn so với các nước ở châu

Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Sau khoảng thời gian thiếu lương thực kéo dài năm 1989, Việt Nam đã dần vươn mình thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Trong giai đoạn 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp Việt Nam đạt bình quân 2,66% / năm, năm 2018 là 3,76% và năm 2019

là 2,2% và năm 2020 Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam Vẫn ở mức 2,65% Cơ cấu nội ngành công nghiệp phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 62% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

Nhanh nhạy, uyển chuyển trong xuất khẩu

Việc các doanh nghiệp tập trung vào tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến đóng gói sản phẩm, ngoài ra còn không ngừng

mở rộng đầu tư, phân tán ra nhiều thị trường khác nhau, xúc tiến thương mại phù hợp với chính sách và pháp luật đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta có sự tăng trưởng rõ rệt Chẳng hạn như khi thấy được sự sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, thay vì “giậm chân tại chỗ”, các công ty đã mở ra các

Trang 7

thị trường khác như vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi

Lê, chanh leo sang Châu Âu và bày bán, quảng bá ở thị trường trong nước đã giúp giảm áp lực lên cửa khẩu mà vẫn có một số tiền lãi nhất định

Cơ hội từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới FTAs

(VD:CPTPP, EVFTA là hai Hiệp định thương mại thế hệ mới, tham vọng lớn là cam kết hầu hết số dòng thuế về 0%.)

Ngay trong tháng đầu tiên EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang EU đã tăng 15-17% so với cùng kỳ năm 2019 Hiệp định CPTPP cũng góp phần giúp xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn Theo Bộ Công Thương, nửa đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP

có tăng trưởng tích cực như: xuất khẩu sang Australia tăng 2,3%; Chile tăng 1,6%; Mexico tăng 2,6% Tuy mức tăng trưởng chưa quá cao, song nếu đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang bị ảnh hưởng lớn, gây sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thì kết quả này là tương đối lạc quan

Phát triển khoa học công nghệ, công nghệ 4.0

Sự phát triển khoa học công nghệ và làn sóng của cách mạng công nghệ 4.0 cũng tạo ra nhiều cơ hội giúp ngành nông nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu Các ứng dụng nổi bật nhất của cách mạng công nghệ 4.0 như công nghệ số (AI, Bigdata, Internet vạn vật IoT, Công nghệ viễn thám…) giúp giảm chi phí, tăng chất lượng và năng suất một cách hiệu quả Cơ hội thúc đẩy sản xuất ra các sản phẩm giá trị cao phục vụ xuất khẩu

Trang 8

1.2 Thành tựu

Mặc dù Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nặng

nề của dịch Covid 19, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt một con số đáng nể: 544 tỷ USD, bên cạnh tình trạng tăng trưởng âm của nhiều nước trên thế giới Cụ thể hơn,thành tựu của Việt Nam được công nhận ở các khía cạnh sau:

Xuất khẩu các sản phẩm nông sản Việt tăng trưởng cao và ổn định

Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu chuyển dịch đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước

Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các mặt hàng rau quả, hạt điều và giảm tỷ trọng các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, chè.Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là rau quả (tăng từ 438,9 triệu USD chiếm 2,8% năm 2009 lên 3,269 tỷ USD chiếm 7,93% năm 2020), hạt điều (tăng từ 846,9 triệu USD chiếm 5,4% năm 2009 lên 3,211 tỷ USD chiếm 7,79% năm 2020)

Trang 9

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản mở rộng, chuyển dịch tích cực

Trong 5 tháng đầu năm 2021, khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 46,5% tổng kim ngạch, tiếp đó là Tiếp đến là các thị trường: Mỹ (27%), châu

Âu (10,1%), châu Phi (1,7%) và châu Đại Dương (1,3%) Bốn thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là: Mỹ (24,6%), Trung Quốc (22,6%), Nhật Bản (6,6%)

và Hàn Quốc (4,9%)

Tỷ trọng sản phẩm chế biến trong xuất khẩu tăng lên

Giai đoạn vừa qua các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư vào khâu chế biến, dẫn đến giảm xuất khẩu thô và tăng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến Tỷ lệ nông sản qua chế biến tăng từ 21,75% năm 2008 tăng lên 45% năm 2019

Tiêu dùng trong nước được đẩy mạnh

- Các doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước trước bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, xuất khẩu gián đoạn

- Gian hàng điện tử, siêu thị, đều nhập hàng từ trong nước, vừa giải quyết vấn đề đọng hàng, ảnh hưởng chất lượng, vừa có được giá thành rẻ thu hứt người tiêu dùng

-Người tiêu dùng cũng dần chú trọng hàng nội địa hơn, cùng với sự giảm giá và ưu đãi nên đẩy mạnh được lượng tiêu dùng

2 Hạn chế và thách thức của thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam

2.1 Hạn chế

Dù đạt được nhiều thành tựu trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp những năm qua nhưng vẫn cón tồn đọng nhiều hạn chế trong việc đẩy nhanh lượng tiêu dùng như:

Trang 10

Chưa chú trọng vào thị trường trong nước, chỉ coi việc tiêu thụ hàng hóa nông sản nội địa là tạm thời và chủ yếu vẫn xuất khẩu sang các nước khác

Xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp, xếp hạng hàng hóa cao nhưng giá xuất khẩu rẻ vì còn xuất khẩu thô và sơ chế nhiều (chiếm khoảng 60%)

Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào một vài thị trường như Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm 47,2% tổng giá trị xuất khẩu nông sản (năm 2021)

Chất lượng các sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa đồng đều trong khi yêu cầu về vệ sinh an toàn và truy suất nguồn gốc vốn gắt gao nên nhiều đơn hàng bị trả về, tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn chỉ đạt 10%

Tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu còn ít dù có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng đến 80% chưa có thương hiệu, logo, nhãn mác, dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh và hạn chế sự tham gia sâu vào hệ thống phân phối bán lẻ của các nước nhập khẩu 2.2 Thách thức

Thị trường tiêu thụ nông sản dù có rất nhiều lợi thế nhưng vẫn phải đối diện với các thách thức điển hình như sau:

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cạnh tranh mạnh cả thị trường trong và ngoài nước

Việt Nam đã ký kết và tham gia 13 Hiệp định Thương mại tự

do (FTA), trong đó có 3 Hiệp định đang đàm phán, là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng cũng phải đối mặt với thách thức rất lớn

về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước Nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh thấp như mía đường sẽ bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu

Trang 11

Nhu cầu của các thị trường thay đổi và yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao

Nhu cầu thị trường đang chuyển sang các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường, ngoài ra còn đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải được khai thác hợp lý, có xuất xứ rõ ràng Đó

đã và đang là trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ nông sản của Việt Nam, của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đang trong quá trình đổi mới đề hòa nhập với thế giới khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý khai thác chưa được thực hiện bài bản

Sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Những xung đột chính trị, xung đột lãnh thổ trong các khu vực và giữa các nền kinh tế lớn và thay đổi đột ngột trong chính sách thương mại khiến cho xu hướng bảo hộ gia tăng, các biện pháp phòng vệ thương mại lần lượt được đưa ra là chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ khẩn cấp, luôn là những thách thức đối với xuất khẩu, điển hình là xung đột thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc

Bất ổn trong chính sách của các nhà nhập khẩu

Sự thay đổi chính sách nhập khẩu của các nước như Hoa Kỳ,

EU hay một số nước khác thông qua các chính sách, đạo luật như Farmbill hoặc “thẻ vàng” sẽ tác động rất lớn tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Thách thức về biến đổi khí hâ fu, thiên tai, dịch bê fnh

Ngành nông nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các tác động của thiên tai (biến đổi khí hậu dẫn đến các hình thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, mưa đá, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn), dịch bê „nh (như Covid 19) đều ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng và năng suất lao động cũng như thương mại nông lâm thủy sản

Trang 12

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY

1 Giải pháp

1.1 Giải pháp từ phía chính phủ

- Vì tình hình tiêu thụ nông sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm, nguồn gốc và phòng chống dịch từ nước nhập khẩu nên Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu biên giới do

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban và xây dựng dự thảo

và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về chuyển hoạt động thương mại biên giới từ tiểu ngạch sang chính ngạch

- Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để gia tăng số lượng mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch trong thời gian tới Ngoài ra còn phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thay đổi phương thức giao nhận và tận dụng các phương thức khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường biển

- Không những thế, Bộ Công Thương còn liên kết với các hiệp hội, địa phương tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng; trong

đó, có việc biên soạn tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp tìm thị trường, bạn hàng, các điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động xuất khẩu, kể cả chính ngạch và tiểu ngạch

- Thêm nữa, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt hoạt động kết nối tiêu thụ như hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với các thị trường nước ngoài trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến; hội nghị giao

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w