1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

jean valjean trong tác phẩm những người khốn khổ của victor hugo thuộc kiểu nhân vật nào hãy phân tích và chứng minh luận điểm

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG (7)
    • 1.1. Vài nét về tác giả (7)
      • 1.1.1. Tiểu sử, cuộc đời (7)
      • 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác (7)
    • 1.2. Tác phẩm "Những người khốn khổ" (8)
      • 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác (8)
      • 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm (8)
    • 1.3. Kiểu nhân vật trong văn học và trong nghệ thuật lãng mạn của Hugo (9)
      • 1.3.1. Nhân vật lý tưởng trong văn học (9)
      • 1.3.2. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn của Hugo (10)
  • CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP NHÂN VẬT LÝ TƯỞNG JEAN VALJEAN (12)
    • 2.1. Nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sở hữu sức mạnh phi thường (12)
    • 2.2 Nhân vật trải qua kiếp sống cơ cực, đầy thăng trầm nhưng khát vọng sống lại vô cùng mãnh liệt (13)
    • 2.3. Nhân vật có lí tưởng sống vị tha, nhân ái (14)
    • 2.4. Nhân vật vận động từ bóng tối ra ánh sáng (17)
  • CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG (22)
    • 3.1. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng (22)
      • 3.1.1. Lí tưởng hóa nhân vật (so sánh, cường điệu phóng đại) (22)
      • 3.1.2. Nghệ thuật tương phản (24)
    • 3.2. Quan hệ đặc biệt giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh (27)
      • 3.2.1. Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh (27)
      • 3.2.2. Dấu ấn chủ quan của nhà văn trên tính cách nhân vật (28)
    • 3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật (30)
      • 3.3.1. Mô tả nội tâm nhân vật đầy đặn, đa dạng (30)
      • 3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt (31)
      • 3.3.3. Độc thoại nội tâm (32)
    • 3.4. Ngôn từ và giọng điệu (33)
      • 3.4.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm (33)
      • 3.4.2. Giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện (34)
  • CHƯƠNG 4: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT KIỂU NHÂN VẬT LÝ TƯỞNG GIỮA “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” (VICTOR HUGO) VÀ “DITTE- (36)
  • KẾT LUẬN (3)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Ông đã để lại cho đời khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, thơ ca, kịch, với những tác phẩm văn học đầy dấu ấn như “Những người khốn khổ” Le

KHÁI QUÁT CHUNG

Vài nét về tác giả

Victor Hugo (1802 – 1885) sinh ra tại Besancon, Pháp; trong một gia đình có hệ tư tưởng chính trị phức tạp Cha ông là Leopold Sigisbert Hugo - một sĩ quan cao cấp dưới thời Napoleon I, ủng hộ sự nghiệp cách mạng Người mẹ là họa sĩ Sophie Trebuchet, một phụ nữ nổi tiếng đẹp đẽ, thông minh, xuất thân từ tầng lớp bình dân lại theo phe bảo hoàng, điều này cũng đã ảnh hưởng đến những quan điểm sau này của nhà văn

Năm 1811, Victor được gửi học tại trường Collège des Nobles, Madrid Khoảng hai năm sau, vì cha mẹ ông đã chia tay nên ông về sống với mẹ ở Paris Năm 1815 là một năm đặc biệt vì ông học tại trường Cordier và bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp làm thơ Với tính mày mò học hỏi và được mẹ cùng anh trai ủng hộ, ông tỏ rõ tham vọng của mình: "Tôi muốn trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!" Năm 19 tuổi, mẹ Victor Hugo qua đời Hai năm sau đó, ông đã kết hôn cùng với người bạn ấu thơ Adèle Foucher và có bốn người con Tuy nhiên, cuộc sống của họ không hạnh phúc Đứa con gái đầu tiên của ông sớm ra đi khi chưa đầy hai mươi tuổi trong vụ lật thuyền ở sông Seine Đứa con gái kế bị mắc bệnh tâm thần và sống cả đời ở trong bệnh viện Ông có hai người con trai, một người thì viết văn, người thì làm báo nhưng rồi cũng mất khi còn ít tuổi

Victor Hugo không chỉ sáng tác văn chương mà ông còn tham gia vào hoạt động chính trị, bênh vực cho người dân nghèo Ông theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ nền dân chủ Ngoài ra, Victor Hugo còn từng là nghị sĩ của Quốc hội Pháp và là thành viên của Viện Hàn lâm Pháp

Victor Hugo từ sớm đã tiếp thu “tinh thần dân chủ và lý tưởng cách mạng thời đại do sống ở Paris – quê hương của cách mạng Pháp” Ông đã bắt đầu sáng tác từ sớm, khi mới 14 tuổi.Từ năm 1820 đến 1830, Victor Hugo liên lạc với nhóm nhà văn lãng mạn và trở thành lãnh tụ của nhóm này Ông dành hết những nhiệt huyết và tài năng sáng tác để chống lại tư tưởng nghệ thuật gò bó của chủ nghĩa cổ điển; sáng tác cho nền văn học mới đầy tự do

Giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Hugo là khi ông bị đày ra nước ngoài trong mười chín năm do năm 1851 cuộc đảo chính lật đổ chế độ cộng

2 hòa Tại đây, đối diện với cuộc đời lưu vong, trước mắt là biển cả bao la rộng lớn hiện lên cùng sự căm phẫn trước hành vi phi pháp của Napoleon đệ III, ông đã dành hết tâm sức viết nên nhiều sáng tác được coi là “vũ khí duy nhất” của ông Trong khoảng thời gian này, ông đã sáng tác những tập thơ và những bộ tiểu thuyết có giá trị nhất như tập thơ “Trừng phạt” và bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”

Năm 1885 Victor Hugo qua đời, chấm dứt một cuộc đời thăng trầm của cây bút đã góp phần “định hình nên nền văn học Pháp” Ông đã để lại cho đời khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, thơ ca, kịch, với những tác phẩm văn học đầy dấu ấn như “Những người khốn khổ” (Les

Misérables), “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” (Notre-Dame de Paris), “Lao động biển cả” (Les Travailleurs de la Mer), “Thằng cười” (L'Homme Qui Rit) Hugo đã phá vỡ những quy tắc thông thường của chủ nghĩa cổ điển, về lĩnh vực nghệ thuật ông đã từng phát biểu “Những tác phẩm vĩ đại đều có một tiêu chuẩn chung là tính tuyệt đối Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” Bởi vậy, những nhân vật trong tác phẩm của ông là những nhân vật phi thường mang tính lý tưởng hóa Ông khắc họa nên những nhân vật xấu xí về hình dáng bên ngoài nhưng bên trong lại có một tâm hồn đẹp đẽ và nhân ái

Hugo chính là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX”, là cây bút xuất sắc của thế kỷ để lại những tác phẩm văn học đồ sộ mang dấu ấn sâu đậm.

Tác phẩm "Những người khốn khổ"

Tác phẩm “ Những người khốn khổ” của Victor Hugo được xuất bản vào năm

1862, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ ở Pháp Điều này chỉ mang lợi ích cho những người giàu có, còn đại đa số người dân sống trong cảnh nghèo đói, khổ cực Bối cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ có sự phân chia giai cấp rất rõ rệt Trong khi giai cấp tư sản nắm giữ mọi quyền lực về chính trị và kinh tế thì giai cấp vô sản lại phải lao động vất vả với mức lương rẻ mạt Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng trở nên gay gắt, từ đó dẫn đến những cuộc đấu tranh

Tác phẩm "Những người khốn khổ" của Victor Hugo đã phản ánh chân thực bối cảnh xã hội lúc bấy giờ Thông qua câu chuyện của Jean Valjean, tác giả đã khắc họa những số phận khốn khổ của những người dân nghèo, bị áp bức, bóc lột bởi giai cấp tư sản Đồng thời, tác giả thể hiện niềm tin vào sức mạnh của con người, vào khả năng vượt lên số phận của những người khốn khổ

Jean Valjean xuất thân trong một gia đình nghèo, làm nghề xén cây, ông trở thành trụ cột của gia đình, phải nuôi đàn con nhỏ của chị gái mình Vì quá nghèo đói, Jean

Valjean đập tủ kính ăn trộm chiếc bánh mì, bị bắt và bị kết án 5 năm tù Sau mấy lần vượt ngục không thoát, án tù tăng dần lên con số tổng cộng là mười chín năm Ra tù, nhờ sự cảm hóa của Giám mục Myriel, ông đã có lý tưởng của đời mình đó là phải trở thành người tốt Sau đó, ông đổi tên thành Madeleine, mở nhà máy, trở nên giàu có, luôn giúp đỡ mọi người và được cử làm Thị trưởng một thành phố nhỏ Nhưng thanh tra mật thám Javert dưới quyền ông vẫn nghi ngờ, rình mò, theo dõi Ông lại quyết định ra tòa tự thú để cứu Champmathieu bị bắt oan khi đang giúp đỡ Fantine – người đàn bà khốn khổ, bị phát hiện có con hoang và bị quản lí đuổi việc Jean Valjean trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi lại vượt ngục, tìm đến chuộc bé Cosette đang sống khổ sở tại nhà chủ quán Thenardier, giữ lời hứa với Fantine lúc chị qua đời Ông đưa Cosette lên Paris, sống lẩn trốn nhiều năm trời Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền nổ ra ở Paris được miêu tả hết sức hào hùng với nhiều hình tượng đẹp như anh sinh viên Enjolras, cụ già Marbeuf, chú bé Gavroche Gavroche băng mình ra ngoài chiến lũy vừa hát, vừa bò vừa lết đến bên xác chết của bọn lính lấy đạn đem về tiếp tế cho đồng đội và hy sinh anh dũng Valjean cũng có mặt trên chiến lũy Ông cứu sống Marius, người yêu của Cosette, và tha chết cho Javert Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Marius và Cosette, sống cô đơn và ra đi trong vòng tay của Cosette và Marius.

Kiểu nhân vật trong văn học và trong nghệ thuật lãng mạn của Hugo

1.3.1 Nhân vật lý tưởng trong văn học

Nhân vật trong văn học chính là phương tiện, hình tượng để tác giả thông qua đó bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình về con người, về xã hội Henri Benac trong cuốn “Dẫn giải ý tưởng cho văn chương” đã nói về khái niệm văn học như sau “một người được hư cấu tưởng tượng trong một tác phẩm văn học, một tác phẩm điện ảnh hay sân khấu Nhân vật là tấm gương cho phép người ta hiểu rõ hơn những quy luật của tâm hồn con người Đôi khi nhân vật giúp cho người đọc hiểu được những quy ước của một thời đại, thậm chí cả những thói hư, tật xấu của thời đại ấy.”

“Nhân vật văn học là con người con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”, có thể có tên hoặc không và đều mang hình dáng, tính cách của con người Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện được những tư tưởng, dấu ấn đặc sắc

Trong tác phẩm văn học, loại hình các nhân vật rất phong phú và đa dạng

Từ góc độ kết cấu, vị trí và chức năng của nhân vật trong tác phẩm ta có thể chia thành 3 loại: nhân vật phụ, nhân vật chính và nhân vật trung tâm Từ góc độ nội dung, tư tưởng sẽ có hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Trong đó, nhân vật chính diện được tác giả xây dựng với những phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, có lí tưởng Và khi nhân vật chính diện có ý nghĩa mẫu mực cao độ, trở thành

4 nhân vật đại diện cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì được gọi là nhân vật lý tưởng

Hình tượng nhân vật lý tưởng xuất hiện ngay từ thời kì cổ đại, tiêu biểu là trong “anh hùng ca” của Homer là Iliat và Ôđixê Đó chính là những nhân vật anh hùng, dám xông lên và chiến đấu dũng cảm với mong muốn lập được chiến công, mang về danh dự cho mình, lưu tên sử sách Như vậy, nhân vật lý tưởng mỗi thời kì sẽ đại diện cho tư tưởng của xã hội thời kì đó Ở thời cổ đại Hi Lạp, nhân vật lí tưởng là những nhân vật anh hùng, có lý tưởng, có khát vọng trên chiến trường Đến thời kì Phục hưng, nhân vật lý tưởng hiện lên là những nhân vật đấu tranh kiên cường, thể hiện khát vọng nhân đạo chủ nghĩa nhưng kết cục lại đều bi thảm Điển hình trong tác phẩm “Âm mưu và tình yêu” của Sêcxpia, nổi bật là nhân vật Romeo và Juliet là hai nhân vật lý tưởng biểu hiện cho tình yêu vĩnh cửu, có thể thấy rằng ở thời kì Phục hưng, nhân vật lý tưởng là những con người dám đấu tranh để giành quyền tự do cho bản thân mình, xé bỏ hết mọi xiềng xích mà xã hội quy định, vượt thoát những gò bó của xã hội

Bước sang thế kỉ XVIII, văn học Ánh sáng đã xuất hiện, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nền văn học phương Tây Nhân vật lý tưởng của văn học thời kì này đề cao lí trí, dùng lí trí để giải phóng con người, dùng lí trí để chiến đấu với chế độ phong kiến lạc hậu và bất công Điển hình trong thời kì này là chàng thanh niên trong tác phẩm “Canđiđơ hay chủ nghĩa lạc quan” của Vônte khi nhận ra những quan niệm về mọi sự đều hoàn hảo trong thế giới là vô cùng sai lầm, mặc dù anh được nuôi dưỡng trong môi trường quý tộc Như vậy, thời kì văn học Ánh sáng khẳng định nhân vật lí tưởng là những nhân vật mang nặng lí trí, họ sống với hoài bão cải tạo thế giới – một hoài bão đầy ảo tưởng Đến thế kỉ XIX, văn học phương Tây nói chung hình thành những trào lưu văn học mới, tiêu biểu là trào lưu văn học lãng mạn và văn học hiện thực Trong văn học lãng mạn, những nhân vật lý tưởng sẽ vượt lên hiện thực và sống hết mình bằng sự hy sinh cao cả, bộc lộ nhân cách cao đẹp, tiêu biểu là Jean Valjean trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực lại có sự khác biệt khi xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng từ xã hội tư sản đương thời và hướng về thực tại

Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn văn học nào cũng tồn tại loại hình nhân vật lý tưởng Mỗi giai đoạn, nhân vật lí tưởng lại có sự thay đổi tùy thuộc vào nhận thức và nhu cầu của con người ở giai đoạn đó, nhân vật lí tưởng trong các thời kì không có sự trùng lặp hoàn toàn, mỗi nhân vật lí tưởng đều mang dấu ấn riêng của thời đại

1.3.2 Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn của Hugo

Có thể thấy, khi nói về hệ thống nhân vật lí tưởng trong tác phẩm của mình, Hugo chưa có một phát biểu chính thức nào nhưng thông qua việc tìm hiểu và

5 nghiên cứu các sáng tác của Hugo ta có thể nhận ra được điều đó Trong “Bàn về sức mạnh của thơ Mara”, nhận xét chung về các nhà văn lãng mạn tích cực như Hugo, Bairon, Sinle, … Lỗ Tấn có nói: “Nhìn chung họ đều có xu hướng như nhau: bất mãn với thời thế và không bằng lòng với tiếng kêu hòa hoãn Cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đứng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục” Thật vậy, Hugo sống trong suốt thời kì sóng gió bão táp cách mạng của châu Âu thế kỉ XIX Những sáng tác của ông thể hiện sự cố gắng, phấn đấu cho tự do dân chủ, hòa bình hữu nghị cho các dân tộc Đồng thời, tác phẩm của ông phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân dưới thời kì của chế độ tư bản, phản ánh sự áp bức, sự xấu xa của bọn tư sản thống trị Đặc biệt, Hugo luôn tin tư tưởng có thể giải phóng loài người Bởi vậy, những nhân vật của ông có tâm hồn cao thượng, giàu lòng nhân ái

Với Hugo, nhân vật lý tưởng chính là những con người bình thường sống trong thế giới vật chất nhỏ bé, họ có thể chịu cuộc sống khốn khổ, nghèo đói, vùi dập nhưng lại có tâm hồn cao đẹp, một thế giới tâm hồn khổng lồ “Lý tưởng của V.Hugo là làm sao cho con người được như giám mục Mirien quên mình vì kẻ nghèo khổ, như Jean Valjean sẵn sàng ra tay cứu giúp con người trong mọi hoàn cảnh, kinh doanh công nghệ để thợ có chỗ làm ăn, tiền lời dùng một phần quan trọng vào việc phúc lợi xã hội, cứu giúp mẹ con Côdét vô điều kiện” Nhà văn luôn tin rằng ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người luôn có cái tốt, và chiến thắng cái xấu Thế giới của Hugo là thế giới lý tưởng, là sự vận động của con người từ bóng tối đến ánh sáng Bởi theo tác giả, chỉ có tình yêu thương, nhân ái cùng với việc cải tạo tư tưởng con người mới chống lại được những áp bức, bất công, đòi được tự do dân chủ Nhân vật của Hugo sẽ luôn lên tiếng cho khát vọng sống về tình yêu thương chan hòa dù họ là ai và số phận có khó tin đến thế nào

Nhân vật lý tưởng theo nghiên cứu trong các sáng tác của Hugo là những con người bình thường nhưng có tâm hồn cao đẹp và trái tim ấm áp, luôn sẵn sàng hi sinh quên bản thân mình về người khác Ông luôn hướng đến việc lấy điều thiện để chống lại điều ác, đề cao việc tu dưỡng đạo đức và lòng yêu thương để cải tạo được xã hội Theo Hugo, nhân vật lý tưởng phải là “những con người phi thường trong thế giới tâm hồn, họ có nhiệm vụ truyền tải bức thông điệp mang tên tình yêu thương đến với xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái kia để cải tạo nó.”

Hơn ai hết, tác giả là người đề cao tình thương, ông có ước muốn xây dựng xã hội mà ở nơi đó con người sống với nhau công bằng, tự do và nhân ái Đó là những lí do để ta có những tượng đài về tình yêu thương như Jean Valjean, Cadimôđô, Gôvanh … đã trở thành thứ ánh sáng chói lòa trong nền văn học Pháp cũng như văn học lãng mạn thế giới

VẺ ĐẸP NHÂN VẬT LÝ TƯỞNG JEAN VALJEAN

Nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sở hữu sức mạnh phi thường

Jean Valjean được xây dựng là một nhân vật lí tưởng với vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất cao quý, một vị thánh giữa đời thường Trước hết, tác giả xây dựng một nhân vật có sức mạnh thể chất phi thường, một đặc điểm tất yếu ở những người anh hùng Điều đó được thể hiện trong nhiều sự kiện xuyên suốt tác phẩm, không kể thời gian, địa điểm, tuổi tác, địa vị

Khi còn là một chàng thanh niên, Jean Valjean vốn là một nông dân nghèo lương thiện, làm nghề xén cây Cha mẹ mất sớm, anh sống cùng người chị gái góa chồng và bảy đứa cháu nhỏ Anh phải làm việc quần quật, vất vả, cực nhọc suốt ngày để nuôi sống cả gia đình Thương đàn cháu nhỏ đói rét giữa trời đông lạnh giá, Jean túng quẫn làm liều, đập vỡ cửa kính, thò cánh tay vào ăn cắp một chiếc bánh mì Sự việc bại lộ, “tên ăn trộm sải chân chạy trốn; lão đuổi theo và tóm được Tên trộm đã vứt bánh đi nhưng cánh tay máu me đầm đìa”, Jean Valjean bị truy tố vì tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở”, chính thức trở thành một người tù khổ sai Trong thời gian ở tù, Jean Valjean làm được những công việc nặng nhọc nhất, từ việc dòng dây cáp, quay tời một mình anh làm khỏe bằng bốn người Vốn là người cầu tiến, anh còn theo học các lớp văn hóa do nhà tù tổ chức

Sức khỏe phi thường ấy còn thể hiện ở sự ngỡ ngàng đến kinh hãi của dân chúng thị trấn Montreuil khi chứng kiến cảnh Jean Valjean, lúc này đã trở thành thị trưởng Madeleine, cứu người nông dân Fauchelevent đang bị một cái xe kéo đè lên người Jean đã chui xuống gầm xe, lấy lưng bẩy xe lên để Fauchelevent đang kẹt ở đó có thể thoát ra được Thanh tra Javert bắt gặp cảnh này đã liên tưởng đến tù nhân bỏ trốn mà mình đang săn lùng, “lấy lưng mà nâng một cái xe nặng thế này, phi người nào có sức khỏe ghê gớm thì ai làm nổi”, và “bình sinh tôi chỉ biết có mỗi một người có thể làm nổi cái việc ông nói đó”, “suốt đời tôi chỉ biết có một người thay nổi cái kích”, người đó chính là Jean Valjean Sức mạnh phi thường và duy nhất ấy của Jean được người ta mệnh danh là Giăng Kích

Sức mạnh thể chất cùng sự nhanh nhẹn, dẻo dai ấy đã nhiều lần giúp Jean Valjean vượt ngục hay trốn thoát khỏi Thernardier và Javert, trong đó có cuộc rượt đuổi trong đêm tối với Javert trên đường phố Paris Sức khỏe cùng sự khéo léo và khả năng leo trèo đã giúp ông cõng Cosette vượt qua bức tường cao để vào trú trong nhà tu kín “Anh leo trèo theo chiều thẳng đứng, chân bám vào những nơi chỉ hơi gợn một tí, anh coi việc này chỉ là trò chơi với mình.”

Tài năng của Jean Valjean còn bộc lộ trên chiến lũy – nơi sự sống mong manh còn cái chết lúc nào cũng luôn chực chờ Đây là không gian quan trọng để

Victor Hugo xây dựng hình tượng Jean Valjean với sức mạnh phi thường trong hoàn cảnh phi thường Ở đây, ông cứu người bất chấp nguy hiểm, trở thành người hùng trên chiến lũy Jean Valjean còn có tài bắn súng “bắn đâu trúng đó” Được giao nhiệm vụ xử tử Javert – người luôn theo dõi, lùng bắt mình, nhưng Jean lại thả hắn đi vô điều kiện bởi ông hiểu viên thanh tra trước giờ chỉ đang làm tròn nghĩa vụ Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Jean Valjean không quản ngại nguy hiểm, khó khăn cõng Marius đang bất tỉnh vì bị thương nặng chạy trốn bằng đường cống ngầm Paris

Sức mạnh thể chất phi thường ấy kết hợp với vẻ đẹp lí tưởng và xuất chúng làm cho nhân vật lãng mạn hiện lên một cách rực rỡ Tám năm sau khi ra tù, lấy tên là Madeleine, nhờ sự thông minh cùng tài làm ăn tháo vát, ông trở nên giàu có:

“Jean Valjean lúc mới đến, anh không mang quá nhiều vốn nhưng nhờ trí tuệ và tài làm ăn có ngăn nắp, có suy nghĩ nên không bao lâu làm giàu cho cả xứ.” Vì ngay thẳng, chính trực, luôn làm việc thiện, ông được mọi người yêu quý và bầu làm thị trưởng Vẻ ngoài và tâm hồn ông như một vị Chúa cứu rỗi “Bao giờ ông Madeleine cũng giữ tác phong giản dị như những ngày mới đến Mắt nghiêm chỉnh, tóc hoa râm, da rám nắng như một người thợ nhưng vẻ mặt thì đăm chiêu như một triết gia.”

Vẻ đẹp ngoại hình của ông cũng hiện lên qua cái nhìn của Marius: “Trạc tuổi 60, có vẻ buồn rầu và nghiêm nghị, với các vóc dáng khỏe mạnh và mệt mỏi của con nhà lính đã giải ngũ Trang phục của ông tươm tất và sạch sẽ Ông có mái tóc bạc phơ trông ông ra vẻ hiền lành nhưng khó gần, ông không để mắt nhìn vào một ai cả.”

Khác với các nhân vật khác, Jean Valjean được tác giả khắc họa chủ yếu qua hành động Ông ít nói, ít cười và ít giao tiếp với mọi người, tạo nên vẻ đẹp buồn bã, đơn độc, kiêu kì, đậm chất lãng mạn của một tâm hồn tài hoa bị số phận bạc đãi Nhưng ẩn đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, cô độc ấy là một tâm hồn sáng ngời vẻ đẹp của tình yêu thương và đức hy sinh cao cả

Như vậy, Jean Valjean được miêu tả như một hình mẫu lí tưởng, một anh hùng, một cứu tinh, một con người phi thường trong hoàn cảnh đặc biệt Với sức mạnh thể chất, tài năng, bản lĩnh, sự thông minh, trí tuệ, Jean được xây dựng như một ước mơ trong một thế giới lý tưởng.

Nhân vật trải qua kiếp sống cơ cực, đầy thăng trầm nhưng khát vọng sống lại vô cùng mãnh liệt

Trong suốt 64 năm cuộc đời, dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng khát vọng sống của Jean Valjean luôn cháy bỏng Xuất phát điểm của Jean là nền tảng thiện trong bản chất Từ khi còn là thanh niên, ông đã lao động, làm quần quật vất vả cả ngày chỉ để kiếm sống Chính vì khát vọng được sống, giành giật lấy sự sống cho gia đình, không cam chịu cảnh đói khát của đàn cháu mà Jean Valjean đã ăn trộm một chiếc bánh mì Vì lẽ đó, anh phải đánh đổi bằng năm năm tù khổ sai, mở đầu cho chuỗi bi kịch cuộc đời một con người bị xã hội cự tuyệt Xã hội bất công

8 đẩy con người vào tội ác, “luật pháp tuyên án đẩy người ta vào một cuộc trầm luân” Nhưng cuộc sống tù đày không khuất phục được Jean Valjean, khát vọng sống, khát vọng tự do của Jean chưa bao giờ nguôi, ông bỏ trốn ngay khi có cơ hội Sau bốn lần vượt ngục bất thành, án tù của Jean tăng lên mười chín năm, chôn vùi cả một thời trai trẻ của người nông dân lương thiện

Những tưởng khi ra tù, Jean Valjean có thể làm lại cuộc đời, được sống bình thường như mọi thành viên trong xã hội, nhưng vì tấm giấy thông hành màu vàng mang mác cựu tù khổ sai mà đi đến đâu Jean cũng bị mọi người xua đuổi, khinh rẻ

Cả những nhà trọ xác xơ, tồi tàn nhất cũng từ chối chứa chấp Jean Valjean Muốn xin trọ trong nhà lao, anh phải trở lại làm tội phạm, đến vào ngủ trong cái ổ chó cũng bị nó đuổi đi Bi kịch của một con người bị chối bỏ, cự tuyệt, bị đẩy ra ngoài rìa xã hội hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết Trong cảnh khốn cùng, Jean Valjean gặp được Đức giám mục Myriel nhân từ, độ lượng Tình yêu thương của cụ đã cảm hóa, thanh lọc tâm hồn thù hận, lầm lạc, thức tỉnh Jean Valjean, đưa anh “ra khỏi bóng tối của tội ác đến với ánh sáng chói lòa của lòng lương thiện.”

Không thể sống bình yên với tên thật của mình vì tên đó gắn với mác tù khổ sai, Jean Valjean tiếp tục hành trình trốn chạy – trốn chạy một cái tên bằng cách đội lốt giả, đeo mặt nạ, sử dụng nhiều cái tên, thân phận giả khác nhau Nhờ cứu hai đứa trẻ trong đám cháy ở tòa thị chính, Jean lấy tên Madeleine, trở nên giàu có và trở thành Thị trưởng Không thể làm ngơ trước tình cảnh Champmathieu vô tội bị bắt oan – ông ra tòa tự thú, lại lần nữa trở thành tù tội với số tù mới “9430” Không cam chịu số phận, Jean tiếp tục vượt ngục tìm đến nhà Thenardier, thực hiện lời hứa với Fantine – cứu Cosette và mai danh ẩn tích nuôi dạy cô nên người Nhờ cứu người thủy thủ, ông rơi xuống biển và bị tưởng là đã chết, nhưng bằng khả năng vượt biển, ông giành lại một cơ hội được sống Trước sự truy đuổi của viên thanh tra Javert, một lần nữa ông cần che giấu thân phận, đổi tên thành Uyntim Phosolovang, chui ra từ một chiếc xe tang, giả chết, tự phủ định để được sống yên – dùng cái chết để mở ra cho mình con đường sống

Như vậy, qua bao dâu bể cuộc đời, bao lần “đeo mặt nạ”, “thay tên đổi họ”, khao khát được sống của Jean Valjean chưa bao giờ vơi Khát vọng sống mãnh liệt ấy được đặt trong hoàn cảnh bất thường càng tô đậm thêm con người lý tưởng, xuất chúng, tính cách phi thường của nhân vật Sự lãng mạn ở đây chính là niềm tin vào cuộc sống và khát vọng sống cháy bỏng, vượt lên trên mọi hoàn cảnh của Jean Valjean Dù cho cuộc đời có trớ trêu, khắc nghiệt đến đâu thì Jean Valjean vẫn luôn cố gắng sống và luôn khát vọng được sống.

Nhân vật có lí tưởng sống vị tha, nhân ái

Bên cạnh vẻ đẹp của cái Tài, của tình yêu cuộc sống thiết tha, Jean Valjean còn mang vẻ đẹp của cái Tâm, cái Thiện Dẫu cho bao đắng cay trong cuộc đời, Jean luôn sáng ngời một tâm hồn trong sáng, cao cả, chan chứa yêu thương

Nhân vật Jean Valjean được Hugo gửi gắm lí tưởng tình thương, ông sống với triết lí đó từ khi còn trẻ đến giây phút lìa đời, dẫu cho có đôi lúc lầm lạc

Tình yêu thương ấy trước hết được thể hiện trong bổn phận, trách nhiệm giúp đỡ gia đình Hàng ngày, anh cần cù lao động kiếm tiền nuôi cháu Tuy bề ngoài hay cộc cằn, cau có, anh vẫn giấu chị gái tới trả tiền sữa mà các cháu còn thiếu nhà người ta để chúng đỡ phải bị đòn Cũng vì thương đàn cháu đói ăn, anh đã ăn trộm một chiếc bánh mì, để rồi phải chịu bản án khổ sai 19 năm tù Dù hoàn toàn ý thức được hành động của mình là sai lầm, nhưng tình thương cháu lớn hơn nỗi thương thân Ngay cả những ngày tháng khốn khổ trong tù, anh cũng chỉ nghĩ tới những đứa cháu nhỏ ở nhà: “Trong khi người ta quai mạnh búa để tán chiếc đinh trên cái gông cổ phía sau gáy, anh khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Phavơrôn” Rồi anh vừa nức nở và giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần mỗi hạ thấp hơn, trông như anh đang lần lượt sờ đầu bảy đứa trẻ lớn nhỏ khác nhau Trông cử chỉ ấy người ta đoán biết anh đã làm điều phi pháp gì đó cũng là vì miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con.”

Tình yêu thương của Jean Valjean không chỉ với những người thân yêu ruột thịt trong gia đình mà còn dành cho những người không hề quen biết

Sau khi được cảm hóa bởi tình yêu thương của Đức giám mục Myriel, Jean luôn kiên định với lí tưởng tình thương, sống lương thiện, hy sinh vì người khác, mang lại hạnh phúc cho mọi người Tự nguyện chịu ràng buộc bởi những đòi hỏi của bác ái, Jean Valjean dấn thân vào công cuộc cứu vớt những số phận bất hạnh:

Tại một thị trấn nọ, khi tòa thị chính bốc cháy, Jean Valjean đã dũng cảm xả thân mình lao vào đám cháy cứu hai đứa trẻ Chính việc tốt đó đã mang đến cho anh cơ hội sống một cuộc đời mới – cuộc sống không bị ràng buộc bởi tấm giấy thông hành Jean trở thành ngài thị trưởng Madeleine, một người giỏi giang, nhân hậu, được dân chúng hết mực yêu quý, ngưỡng mộ Giữa thực tại giả dối của xã hội tư sản đương thời, ông không những không đi theo quy luật tất yếu của thời đại – trở thành một tư sản tàn bạo, ác độc, mà trái lại, còn thực hiện lí tưởng dựng xây Victor Hugo dựng lên xưởng máy của ông Madeleine dường như để tô vẽ cho kiểu mẫu một xã hội lý tưởng – nơi không có bất công, áp bức Ở đây, không có chuyện tư sản bóc lột công nhân Ông tạo công ăn việc làm cho nhân dân, làm rất nhiều việc thiện giúp đỡ họ, “trong những phòng khách cầu kì của thành phố , người ta bảo đó là một con người quê mùa và không thích giao du.” Ông kinh doanh công nghiệp để thợ có chỗ làm ăn, tiền lợi nhuận được dùng để cải thiện đời sống người lao động, tổ chức y tế, cứu tế trong xưởng “Ông giải hòa những đám xích mích, ông ngăn ngừa những sự kiện tụng, ông giúp những kẻ thù làm lành với nhau Ai cũng muốn nhờ ông phân xử hộ, lòng chính trực của ông là một bộ luật tự nhiên.” Bằng tiền bạc, địa vị của mình, Madeleine thực hiện lý tưởng cao đẹp, cứu vớt những phận người khốn khổ trong xã hội

Khi biết được cảnh ngộ của Fantine – một người ông thậm chí chưa từng gặp mặt, Madeleine không ngần ngại cung cấp tiền, giúp đỡ, bào chữa để cô không bị bỏ tù, đưa Fantine vào làm công nhân trong xưởng máy của mình Sau này, khi Fantine lâm bệnh nặng, ông cũng hết lòng đưa chị đến bệnh viện chạy chữa Tình yêu thương, sự giúp đỡ của Madeleine tỏa ra thứ ánh sáng rực rỡ, cứu rỗi, sưởi ấm tâm hồn người phụ nữ khốn khổ, trao cho chị một niềm tin Ông hứa với Fantine sẽ cứu và chăm sóc Cosette để chị được ra đi thanh thản Jean Valjean hiện lên như một vị thánh giữa đời thường, hết lòng yêu thương, trân trọng, giúp đỡ những số phận nghèo khổ, bất hạnh như cách ông đã được nhận từ cụ Myriel đáng kính

Trước tình cảnh một người tên Champmathieu bị bắt ra tòa vì giống mình, Jean Valjean đã quyết định ra tự thú để cứu con người vô tội ấy Sự lương thiện của ông đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội Ông đã lựa chọn đánh đổi tất cả để cứu một người chẳng hề quen biết: “Dứt khoát rồi, phải theo con đường ấy! Phải làm tròn bổn phận của mình Phải cứu người ấy.” Ông thà “xuống địa ngục để thành thiên thần còn hơn sống ở thiên đàng để làm ác quỷ.” Như vậy, Jean Valjean đã chiến thắng trong phép thử lương tâm khi phải chọn giữa đạo đức và hạnh phúc cá nhân Ông trở về với thân phận một người tù khổ sai

Thay đổi thân phận nhưng tâm hồn ông vẫn tỏa sáng như viên ngọc toàn bích Tình yêu thương to lớn của Jean Valjean kết tinh hết thảy ở Cosette Jean đã giữ đúng lời hứa với Fantine, ông vượt ngục để cứu Cosette khỏi gia đình Thernardier độc ác và cưu mang, nuôi nấng cô bé “bằng những tình cảm say sưa của một người mẹ và của một người ông”, “ông yêu Cosette như con, như mẹ, như em gái” Tình cảm Jean Valjean dành cho Cosette không chỉ là tình thương, sự che chở với những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội mà trên hết, đó còn là thứ tình cảm gia đình vô giá Cô bé mang “một thứ tình cảm mới mẻ tràn vào tâm hồn ông”, trở thành nguồn sống, là động lực to lớn giúp Jean vượt qua mọi khó khăn Giờ đây với ông, Cosette đã trở thành một phần không thể thiếu Jean Valjean đã bao lần lo lắng rồi một mai, cô sẽ lấy chồng và rời xa ông Nhưng cũng vì tình thương ấy, Jean sẵn sàng lên chiến lũy, xông pha vào mưa bom bão đạn để cứu Marius – người yêu của Cosette, để rồi chấp nhận sự cô đơn hiu quạnh của lòng mình Sau này, khi về già, cũng vì nhớ thương Cosette mà ông đã đổ bệnh

Marius cũng là bước đệm khẳng định cái thiện trong Jean Valjean Với ông, Marius như một đối thủ cướp mất Cosette – tình yêu lớn nhất của đời ông Thế nhưng không thể yên lòng khi cô đau khổ, ông đã bỏ qua tất cả, xông pha lên chiến lũy bảo vệ và cứu Marius đang bị thương nặng Dù “ông căm ghét chàng trai tóc nâu ở vườn

Luxembourg đã tự cho phép mình nhìn con gái của ông bằng đôi mắt quá đỗi dịu dàng”, Jean Valjean đã thỏa hiệp với Thernardier để cứu Marius vượt qua tấm lưới sắt ở miệng ống cống, cầu xin Javert tạm tha để đưa Marius đi bệnh viện Đó là đức hy sinh cao cả, thầm lặng của người cha đích thực Cái thiện lại một lần nữa chiến thắng

Sự cao cả của Jean Valjean được thể hiện rõ nét qua hành động tha chết và trả tự do cho Javert Viên thanh tra Javert là nỗi ám ảnh, sợ hãi của đời Jean, là đại diện cho bóng tối Hắn là một kẻ vô tình, cuồng tín, sẵn sàng làm tất cả để phục vụ Nhà nước tư sản Javert luôn theo dõi, lùng bắt, truy đuổi Jean Valjean, vậy mà khi được giao nhiệm vụ xử tử hắn, ông đã quyết định thả Javert Tha thứ là triết lí sống, là phương châm hành động của Jean Valjean Câu nói “Ông được tự do” của Jean khiến Javert bất động, hắn không thể tin sự thật mình được thả bởi chính kẻ thù Hắn dằn vặt, thừa nhận rằng “tên cùng khốn ấy cao cả thật.” Trước tấm lòng cao cả, vị tha ấy, niềm tin của Javert về nhà nước, pháp luật bị lung lay Jean Valjean đã có được lòng tôn trọng, khâm phục của Javert: “Hình ảnh ông Madeleine lại hiện lên đằng sau Jean Valjean: hai khuôn mặt đáng tôn kính”

Với bản chất nhân từ, lương thiện của mình nên dù khi mang tên Phosolovang, ông vẫn thầm lặng giấu kín thân phận của mình Họ chỉ biết ông là một người tốt bụng và hay giúp đỡ những kẻ ăn xin ở ngoài đường

Như vậy, Jean Valjean hiện lên như một vị thánh, là biểu tượng của sự cứu rỗi, mang ánh sáng của tình yêu thương đi giữa cuộc đời để thực hiện sứ mệnh cao cả cảm hóa và mang lại hạnh phúc cho mọi người, dù thực hiện những ảo tưởng lãng mạn nhưng hết sức cao đẹp Nhân vật lí tưởng của Hugo hội tụ đủ mọi tố chất ưu việt, sáng ngời vẻ đẹp thiện lương, nhân từ, bác ái Đây là kiểu nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn.

Nhân vật vận động từ bóng tối ra ánh sáng

Trong tác phẩm “Những người khốn khổ”, nhân vật lý tưởng đại diện cho nhân cách và hành động trọn vẹn và hoàn thiện Sự hoàn thiện đó không phải ngay từ đầu đã có mà phải qua một quá trình vận động phát triển theo chiều hướng đi lên để đạt một mẫu mực cao độ Tức là tính cách và hành động của nhân vật lí tưởng luôn có sự phát triển từ bóng tối ra ánh sáng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

Trong cuộc sống, con người muốn làm người lương thiện không bao giờ dễ dàng, nhưng sa ngã lại rất đơn giản Trong “Những người khốn khổ”, V Hugo đã giành cả một chương mang tiêu đề “Sa ngã” để nói về quá trình sa ngã của Jean Valjean

Jean Valjean mãn hạn tù trở về và nỗi đau bị cả xã hội khước từ Lần đầu tiên sự khước từ diễn ra khi sau một ngày đi đường vất vả, hắn ta đã mệt mỏi và đói khát lắm rồi và hắn đến tòa thị chính để trình giấy tờ, với hành động “khúm núm cúi chào nhưng người lính không chào hắn, chăm chú nhìn hắn, trông theo hắn một lúc rồi bỏ đi” Ở lần khước từ thứ hai khi anh đến quán cơm Croa đờ Côn ba để ăn cơm và ngủ lại, nhưng chủ quán lại bảo không có phòng trống, đồ ăn cũng hết, anh xin xuống

12 chuồng ngựa nhưng chuồng ngựa cũng đầy Sự liên tiếp bị từ chối, bởi hắn đã biết thân phận thực sự của Jean Valjean bị hắt hủi, thậm chí thân con người không bằng thân con ngựa, con ngựa còn có chuồng có chốn dung thân Giá trị con người nằm ở đâu, một tiếng khóc than cho thân phận rẻ rúng Khốn khổ thay cho người đáng thương ấy

Tiếp tục bước đi trong đau khổ, màn đêm buông xuống anh đi về phía một quán rượu đồng thời là một quán cơm ở phố Sapho Cái dáng vẻ đau thương của con người từng quen đau khổ ấy lại bị khước từ lần thứ 3, khi chủ quán biết thân phận của anh “mày đi ra ngay khỏi nhà này”, lũ trẻ thấy anh bước ra nhặt đá ném theo Đây là lần khước từ thứ ba Chao ôi, đúng là sự xua đuổi, họ xua đuổi một con người hơn xua đuổi loài vật Tại sao lại khiến cho con người trở nên bi đát, đáng thương và tội nghiệp như thế! Lần khước từ thứ tư là ở chốn nhà lao, anh cũng bị người gác cổng từ chối Chốn lao tù còn chẳng buồn chứa một người như anh Sự khốn khổ đến cùng cực của một con người có thân phận là một người tù khổ sai lại bị xã hội ghê gớm đến mức vậy?

Lại tiếp tục bước đi trong ngày tàn để tìm chốn dung thân, anh ta rẽ sang một khu phố nhỏ, thấy một gia đình đầm ấm, vui vẻ bên nhau Con người khốn khổ ấy dường như đặt niềm tin rằng rằng ở một nơi tràn đầy hạnh phúc như thế sẽ tìm được một chút tình thương chăng, anh gõ cửa ba lần với dáng vẻ khúm núm, cung kính, van xin để có chỗ ăn, chỗ ngủ sau một chuỗi hành trình đi bộ dài ngày Ở lần này, người chủ nhà cũng sinh nghi nhìn anh ta, khi biết thân phận của anh, nhanh chóng với tay lấy khẩu súng tên tường: “quân cướp đạo”, “cút đi” Đây đã là sự từ chối, khước từ lần thứ năm Đến đây dường như ta phải tự đặt ra câu hỏi, loài người ơi, có cần phải đến mức đó không? Cũng là con người mà tại sao chỉ vì một thân phận người tù ấy lại chà đạp, đẩy con người đến bước đường cùng như vậy Đáng thương và khốn khổ thay thân phận con người ấy!

Chắc hẳn không sự khước từ nào bi thảm khổ đau như lần khước từ thứ sáu này, trời mỗi lúc mỗi tối, gió núi thổi về lạnh buốt, cơn đói và cơn rét đã hành hạ con người ấy Trong ánh sáng lờ mờ của ngày sắp tàn, anh nhìn thấy một cái lều đất đắp bằng đất cỏ, hóa ra là cái ổ chó Tưởng như đã tìm thấy chốn dung thân rồi nhưng anh bị con chó đuổi cắn khiến quần áo bị rách nát thêm Đến chỗ ở của loài chó mà cũng không giành cho anh Lần này sự khước từ lại đến từ động vật Thân phận con người sao mà rẻ rúng chẳng bằng một con chó? “Thân ta thật không bằng một con có”- anh ta than thở

Dường như anh đã nhận ra việc cả xã hội xua đuổi, bị cuộc đời từ chối nên anh mất dần niềm tin hy vọng ở con người nên lần cuối này anh lại nương tựa vào thiên nhiên hoang vắng Lúc này, chân trời đã tối mịt đêm đã đến, quang cảnh thật

13 đáng sợ, não nề, chật chội- nhiều lúc thiên nhiên có vẻ thù ghét con người, anh ta mơ màng quay gót quay trở lại con đường cũ Khi đi qua quảng trường nhà thờ lớn, anh “hằn học giơ quả đấm lên nhà thờ” biểu thị cho sự tuyệt vọng đến cùng cực, sự mất niềm tin hy vọng vào cuộc sống phía trước, kiệt quệ đến nỗi con người phải thù ghét đến cả Chúa.Tất thảy đều là những sự khước từ, là tiếng kêu đến xé lòng, xé gan người đọc, V Hugo muốn cất lên tiếng nói tìm lại quyền lợi của con người đúng nghĩa Nhưng suy cho đến cùng, với tấm lòng của nhà văn, ông không bỏ rơi những con người khốn khổ, cánh cửa này đóng lại ắt sẽ có cánh cửa khác mở ra mà cánh cửa này lại chẳng bao giờ đóng chốt, cài then khóa cửa mà khi nào cũng mở ra sẵn sàng chờ đón những con người như Jean Valjean- đây là lối thoát mà ông tìm cho để họ tìm kiếm, quay trở lại với con đường lương thiện

Khi bị cả xã hội rẻ rúng, xua đuổi, coi thường thì Chúa đã cử sứ giả là ông Myriel xuống để cứu rỗi cuộc đời của Jean Valjean Ở đây, anh không chỉ được đối xử như một con người bình thường mà còn như một thượng khách Ở đây chúng ta nhận thấy sự tương phản đối lập trong thị trấn và nhà thờ Bức tranh ở đây có khoảng sáng và tối Thị trấn tượng trưng cho bóng tối cũng như cuộc xua đuổi bắt đầu từ chiều tối còn nhà thờ lại là nơi ánh sáng mặt trời tưới mát cho tâm hồn đã héo úa Trong thị trấn thì anh luôn bị từ chối, bị khước từ, bị rẻ rúng nhưng đến nhà thờ thì anh không chỉ được ăn, được ngủ mà còn được đối xử như những người thân thiết, bình đẳng và tôn trọng

Hoàn cảnh trước khi đến với thân phận tù tội của Jean Valjean cũng thật sự đáng thương làm sao?! Cha mẹ mất sớm khi anh còn nhỏ, ở với một người chị đã góa chồng với bảy đứa con thơ Anh- một người nông dân nghèo làm nghề xén cây, phải làm rất nhiều việc để nuôi mình, nuôi chị và nuôi cả bảy đứa cháu Tình huống đưa Jean Valjean vào cảnh tù tội xuất phát từ anh việc đập một miếng kính và lấy một cái bánh mỳ Anh chính thức trở thành người tù khổ sai, cả quãng đời trước đây dường như bị xóa mờ, xóa mờ cả tên tuổi, trên đời dường như không còn có tên là Jean Valjean nữa mà con số 24 601 rồi còn nhiều con số khác Con người mất tên, mất tuổi, mất cả nguồn gốc đến mất cả giá trị người theo thứ được gọi là luật pháp tư sản, nhân phẩm và danh dự đã không còn Ở chế độ xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX, nguyên tắc tôn trọng con người đã bị vi phạm, họ trở thành nô lệ bị chà đạp thân phận người của mình đến tận cùng đáy của xã hội Từ đây, Hugo đưa ra một triết lý sâu sắc: “Trong xã hội văn minh của chúng ta có những giờ phút đáng sợ, là những lúc luật phát tuyên án đẩy người ta vào một cuộc trầm luân Còn gì thê thảm hơn bằng cái giây phút mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ” Cảnh tù mười chín năm trời đã thay đổi con người một cách ghê gớm: “Lúc vào tù Jean Valjean run sợ, khóc lóc: đến khi ra, anh thành người thản nghiên, trơ như đá Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay lòng anh đen tối Cái gì đã xảy ra trong

14 tâm hồn anh?” Trong cuộc đời đày ải ấy, khi bị roi vọt, xiềng xích, nằm trong lao ngục, lao dịch, khi ở ngoài trời nắng thiêu đốt, lúc nằm trên tấm phản nhà tù, anh thường tự vấn lương tâm của mình anh không phải là người ác Anh tự nhận mình là kẻ vô tội bị xử oan, tự mình thú nhận mình trót làm việc cùng quẫn ấy có sai lầm thật nhưng sống trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, lỗi lầm ấy không đáng để chịu một hình phạt khắc nghiệt và nặng nề như thế! Nếu như xã hội ấy nhân văn thấm đẫm tình người thì sẽ không có chuyện vì ăn cắp một cái bánh mì mà cướp mất đi mười chín năm thanh xuân rực rỡ của đời người

Cuộc đời anh bị đối xử với quá nhiều những nỗi đau, sự mất mát và dần dần biến thành sự thù hằn, hận và mất lòng tin Chỉ khi con người quá đau khổ, họ sẽ hận tất cả mọi thứ kể cả là trời bởi vì trời đã sinh ra cái xã hội kia Được ăn, được ngủ, được đối xử bình đẳng tại nhà ông giám mục nhưng những ý nghĩ xấu xa, đen tối lại xuất hiện trong đầu, anh muốn đánh cắp bộ đồ ăn bằng bạc Mặc dù có chút ít do dự và tranh đấu bản thân nhưng anh vẫn cương quyết hành động và lần này anh đã sa ngã thêm lần nữa Thế nhưng Chúa cũng không bỏ mặc con chiên của mình dù họ có lạc lối, lầm lỗi; Chúa sẽ tha thứ, mở rộng cánh cửa để chào đón anh làm lại cuộc đời

Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong bài viết “Các điểm dừng không thời gian trong hành trình hướng thiện của Jean Valjean khẳng định: “đôi chân đèn bằng bạc của Myriel sẽ thắp lại ánh sáng lương tâm của người tù khổ sai mãn hạn, đặt anh ta vào con đường hướng thiện để sống, hành động theo lẽ thiện” còn “Cuộc gặp gỡ Myriel- Jean Valjean lần thứ hai này có ý nghĩa quan trọng đối với người tù khổ sai vì nó tạo ra sự tuyệt đối với quá khứ nơi đó màu đen bao phủ Nó tạo ra bước ngoặt đổi đời của Jean Valjean Ông Myriel xuất hiện như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế cho cuộc đời của Jean Valjean Ông chính là người mở đường, chỉ lối cho con người đó đi vào đúng quỹ đạo của con đường lương thiện, đạo đức Rõ ràng, đức cha là sứ giả Chúa đã cử xuống để cứu vớt những mảnh đời bất hạnh Jean Valjean bị bắt nhưng hành động của đức giám mục lại khiến anh ngạc nhiên: “A, anh đấy à! Thấy anh tôi mừng làm sao! Nhưng mà này, tôi còn cho anh cả đôi chân đèn nữa kia mà, cũng bằng bạc đấy, có thể bán được hai trăm phơrăng Sao lại không mang cả đi một thể với bộ đồ ăn?” Ở đây, cái thiện đã đạt đến giá trị tuyệt đối, muốn cứu rỗi con người bằng giá trị đạo đức nhân văn, bằng sự vị tha cao cả Đức giám mục đáng kính ấy không thể giương mắt nhìn cuộc đời con người tù tội ấy vừa bước qua lỗi lầm này lại bước vào địa ngục tù tội khác, ông chỉ mong muốn anh trở thành con người thiện lương Jean Valjean cũng biết biết rõ điều này nên đã nói dối là được giám mục cho Một điều mà chúng ta có thể nhận thấy ngay lúc này đó là “cái thiện đã làm tâm hồn đã hóa đá, cằn cỗi của anh bị xáo trộn, những ý nghĩ trả thù xã hội, trả thù loài người

15 đã bị lung lay bởi chân lý và niềm tin của cái thiện, đạo đức mang đến cho con người trong lúc gian nguy nhất”

Với lời dặn dò, nhắn nhủ chứa đựng biết bao tình cảm, tình yêu thương và niềm mong mỏi hãy trở thành người tốt: “Đừng quên, đừng bao giờ quên rằng anh đã hứa với ta sẽ dùng số tiền này để trở thành con người lương thiện nhé” Ông coi Jean Valjean như một người anh em ruột thịt, với ông- Jean Valjean không còn là kẻ ác nữa, anh thuộc về phía người lương thiện rồi: “Linh hồn của anh ta mua đây, ta đem nó ra khỏi cõi hắc ám, ra khỏi tư tưởng sa ngã, ta đem dâng nó cho Chúa” Tâm hồn con người khốn khổ này nhờ ông mà tràn trề ánh sáng lộng lẫy, sau mười chín năm lao khổ khi tâm hồn đã hóa đá, Jean Valjean đã khóc Anh khóc như vậy bao nhiêu lần? Khóc rồi anh làm gì? Đi đâu? Ta chỉ biết rằng đây là sự mở đường vĩ đại, vì sau này chúng ta sẽ có một Jean Valjean hóa thân, lột xác ngoạn mục từ một thân phận của người tù khổ sai thành vị thiên sứ Myriel là người đã đưa Jean Valjean “ra khỏi bóng tối của tội ác đến với ánh sáng chói lòa của lòng lương thiện”

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG

Các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng

3.1.1 Lí tưởng hóa nhân vật (so sánh, cường điệu phóng đại) a Biện pháp cường điệu phóng đại

Hugo xây dựng hệ thống nhân vật rạch ròi như ngày với đêm, thậm chí còn rạch ròi hơn thế Đối với Javert đại diện cho pháp luật của xã hội thiếu tình thương, vì vậy, nhân vật này hội tụ tất cả những gì xấu xa nhất, đê tiện nhất của xã hội, tác giả đã gán cho nhân vật này những hành động, lời nói ghê tởm nhất không chút nương tay, Javert trở thành “nô lệ của pháp luật”, hắn thượng tôn pháp luật Nhưng, hắn là một kẻ có lý tưởng sống, hắn sống vì những điều hắn tin tưởng Vậy thì, thứ thực sự bị cường điệu hóa ở đây là gì ngoài pháp luật xã hội Pháp Điều được tác giả cường điệu phóng đại ở đây chính là xã hội Pháp, một xã hội thối nát và mất nhân tính, xem con người như cỏ rác, chỉ có những luật lệ cứng nhắc, địa vị của những tên cầm quyền là cao hơn tất thảy

17 Đối với Jean Valjean, cho dù bị pháp luật Pháp đàn áp một cách dã man nhưng Jean Valjean vẫn không sinh ra một con người thù hận Điều ông tâm niệm duy nhất đó là phải thay đổi nó Và con đường đó phải là con đường tình thương, tư tưởng này của Hugo xuyên suốt tác phẩm và việc ông cường điệu phóng đại nhân vật Jean Valjean chính là vì lẽ đó Ông đã không để người khác phải chết thay mình nên đã cứu người bị bắt nhầm hay cho dù Javert đã dành một đời để truy lùng và gây khó dễ cho mình nhưng Jean Valjean đã không hề thù hận hắn, thậm chí còn cứu giúp hắn khi ở chiến lũy Ông đã vượt bao nguy hiểm để đem Marius trở về cho Cossett

Thủ pháp cường điệu hóa nhân vật còn được thể hiện rõ nét trong đoạn mục sư Mirien thay Chúa cứu Jean Valjean khỏi con đường của bóng tối và thù hận Jean Valjean là một đại diện điển hình cho những nạn nhân của xã hội Pháp thời bấy giờ, sinh ra trong đói nghèo, vì một cái bánh mì mà bị kết án 19 năm tù, sau khi ra tù, Jean valjean như trở thành một con người khác, và chắc hẳn 19 năm tù khổ sai đã biến anh ta đáng lẽ phải trở thành con người của thù hận và tàn bạo Nhưng không, anh ta có tấm lòng nhân ái, trở thành biểu tượng của tình yêu, của tinh thần nhân đạo chỉ sau một lần được giám mục Mirien cứu rỗi và Jean Valjean tin sâu vào Chúa Làm sao để một con người đã quen tay trộm cướp, bị nhà tù làm cho thay đổi đã trở thành con người lương thiện chỉ bởi một hành động đơn giản như thế? Quá khó tin, chúng ta chỉ có thể giải thích đó là do ơn lành của Chúa

Victor Hugo đã cường điệu hóa chi tiết này bởi lẽ với ông “đức tin là lành”,

“Chúa là tất cả’’ và chỉ cần tình thương chân thật sẽ cứu rỗi được một con người đang dần hắc hóa trong mười chín năm ngục tù

Sau bao lần giáp mặt giữa tình thương và hiện thực, cuối cùng tình thương đã giành chiến thắng Một cái kết “rất có hậu”, được xây dựng bằng những chi tiết

“cường điệu hóa” mà có lẽ ra sẽ khó thấy ở ngoài đời thật Đó cũng chính là bức tranh xã hội mà Hugo muốn hướng đến, một xã hội tràn đầy tình thương, con người đối xử với nhau một cách nhân văn và cuối cùng chính nghĩa sẽ chiến thắng Cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” không chỉ là bức tranh về ước mơ của Hugo mà còn là câu chuyện xoa dịu những trái tim đau khổ của con người Ở Hugo ông thường dùng phương pháp cường điệu phóng đại để xây dựng nên những tượng đài to lớn, với những tâm hồn cao cả, siêu việt, những tình huống đầy thách thức gây biến động tâm hồn nhân vật để gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc Những nhân vật chính diện đều hiện lên với nhân cách sáng ngời, vĩ đại dù dòng đời đẩy xô, những nhân vật phản diện đều hiện lên như một tên đểu cáng, tàn bạo b Nghệ thuật so sánh

Hugo đã đặt Jean Valjean ngang hàng với một vị thánh, một người anh hùng thực thụ, trong một đoạn trích về nhân vật này, Hugo viết: “Đó là một anh hùng! Đó là một ông Thánh” Việc so sánh ngang hàng Jean Valjean với những vị thánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về con người thánh thiện, cao cả của Jean Valjean – con người sống như một vị thánh Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng, trân trọng của Hugo đối với một con người sống bằng tình thương mà còn thể hiện sự tôn thờ “tình thương” của Hugo

3.1.2 Nghệ thuật tương phản a Nghệ thuật tương phản đối lập trong hệ thống nhân vật a.1 Cặp nhân vật đối lập Jean Valjean và Javert Đây được xem như cặp nhân vật của lý tưởng và hiện thực xã hội Pháp Javert – một người tôn sùng luật pháp, được xem như tay sai của hệ thống chính trị Pháp thời bấy giờ Với tinh thần “thượng tôn pháp luật”, Javert sống vô cùng cứng nhắc, ông bỏ qua hết thảy những gì được coi là “ngoài pháp luật” bao gồm cả lòng trắc ẩn và tình yêu thương chân thật Về đặc điểm tính cách của Javert, Hugo đã có đoạn văn miêu tả: “Nông dân vùng Asturi quả quyết rằng lứa nào sói đẻ cũng có lẫn một con chó, đẻ ra là sói mẹ cắn chết ngay, nếu không lớn lên chó sẽ ăn thịt hết sói con Con chó do sói đẻ ấy, cho nó một cái mặt người, thì đó là Javert”, ngay từ cách miêu tả, Hugo đã tinh tế cài cắm vào nhân vật Javert những con vật tượng trưng cho tính cách hắn, hắn trung thành như loài chó và tàn bạo, máu lạnh như loài sói Về ngoại hình, Hugo miêu tả hắn cũng với những đặc điểm như loài chó sói “Hắn mũi tẹt, có hai lỗ mũi sâu hoắm, khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang rộng và bồi thêm chung quanh cái mũi là cả một vệt nhăn nhúm đáng sợ, nom như mõm ác thú Lại còn cái trán hẹp, cái hàm bạnh, tóc toả xuống tận chân lông mày, giữa hai con mắt lúc nào cũng có một nếp nhíu giữa hai lông mày trông như luôn luôn giận dữ, cả người toát ra một thứ quyền uy tàn ác.” Hugo đã thành công trong việc khắc họa nhân vật Javert một cách rõ nét, làm nổi bật tính cách hung tàn, độc ác của tên tay sai chính quyền này

Về chân lý sống của Javert, hắn là một tên “thượng tôn pháp luật”, cả đời tôn thờ, nguyện sống chết vì pháp luật của nước Pháp Đáng thương thay, sự tôn thờ của hắn đã che mờ mặt khiến hắn không thể nhận ra được cái đúng cái phải, sự tôn thờ đó biến Javert trở thành một con người máu lạnh, khô cằn và sắt đá, mất dần những cảm xúc chân thực của con người Khi nói về chân lý sống của nhân vật này, tác giả đã viết “ví thử cha hắn vượt ngục, hắn cũng cứ bắt, mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng

19 cứ tố cáo” Thêm nữa, hắn tuyệt đối phục tùng cấp trên của mình Chỉ cần là cấp trên ra lệnh, hắn cứ vậy mà làm, không suy nghĩ thêm Đối ngược với hắn là nhân vật Jean Valjean, hai nhân vật này sống trong cùng một thế giới nhưng lại mang hai màu sắc vô cùng rõ rệt, không có sự hòa lẫn dù chỉ chút ít Như đã phân tích và làm rõ ở phần trên, nhân vật Jean Valjean là đại diện cho tư tưởng của Hugo, cả đời ông sống thượng tôn tình thương Quan sát cả cuộc đời của nhân vật Jean Valjean, ta thấy, dù trải qua muôn vàn những chuyện bất như ý, thậm chí đã có lúc ông bị đẩy vào tình huống đầy thử thách đó là cứu Marius – người yêu của Cossette, với một người đầy lòng nhân ái như Valjean, điều đó tưởng chừng dễ dàng nhưng khi đặt trong tình huống nếu cứu Marius ông có khả năng phải rời xa con gái của mình thì đó lại là một chuyện khác Nhưng cuối cùng, với lý tưởng cao đẹp “chỉ có tình thương tồn tại”, Jean Valjean đã cứu Marius trong giây phút nguy hiểm nhất Hay khi giáp mặt với Javert, trái ngược với sự hung bạo, thô lỗ của hắn ta, Jean Valjean đã rất điềm tĩnh, lịch sự và cuối câu chuyện, chính Jean Valjean lại là người cứu Javert sau tất cả những chuyện hắn đã làm Điều đó càng làm nổi bật nhân cách cao đẹp của Jean Valjean trong những tình huống ngặt nghèo

Kết thúc của hai nhân vật, đại diện cho hai lý tưởng, sau khi được Jean Valjean cứu giúp, Javert đã bị giằng xé bởi một bên là tình thương, một bên là lý tưởng, là pháp luật cả một đời hắn tôn sùng và trung thành như một con “chó”

Tiểu kết: Việc đặt hai nhân vật mang tính đối lập thể hiện tư tưởng đề cao tình thương của Hugo Cái chết của Javert là lời khẳng định “tình thương” là thứ tồn tại duy nhất và cao nhất trong xã hội loài người Cuối cùng, “tình thương” mới là thứ cảm hóa được lòng người, thay đổi chế độ xã hội và là yếu tố quan trọng để cách mạng tư tưởng xã hội nước Pháp thành công a.2 Cặp nhân vật đối lập Jean Valjean và vợ chồng Thenardier

Nếu Jean Valjean là biểu tượng của sự thánh thiện, lòng nhân từ thì Thénardier là biểu tượng cho những gì đê hèn và xấu xa nhất của con người Jean Valjean đổi tên vì một cuộc đời mới tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn, vợ chồng Thenardier lại đổi tên vì bọn chúng dùng tên giả để lừa đảo kiếm sống Cùng một hành động nhưng mục đích của hai bên lại hoàn toàn khác nhau Vợ chồng Thenardier không chỉ là một cặp nhân vật hư cấu mà nó còn đại diện cho một lớp người hèn hạ, sống trên lòng tin và lợi ích của người khác Việc tồn tại cặp vợ chồng Thenardier chính là phông nền để tôn lên tấm lòng cao đẹp, nhân cách sáng ngời của Jean Valjean b Nghệ thuật tương phản đối lập trong chính bản thân nhân vật Jean Valjean: Tương phản giữa hoàn cảnh và tính cách

Nếu nói “hoàn cảnh sống hình thành nhân cách con người” thì có lẽ trường hợp của Jean Valjean trong “Những người khốn khổ” là một trường hợp ngoại lệ Trong suốt hơn 60 năm cuộc đời của Jean Valjean, trải qua biết bao thăng trầm Sinh ra trong gia đình nông dân, mẹ mất vì cơn sốt,cha chết vì trượt chân ngã trên núi, lớn lên làm nghề xén cây ở Phavoron Những người thân của Jean Valjean đó là người chị góa chồng và 7 đứa cháu nhỏ tội nghiệp, chỉ mới 25 tuổi nhưng Jean Valjean đã phải gánh một trọng trách hết sức nặng nề đó là trở thành trụ cột gia đình, lo cho cả thảy tám miệng ăn, điều này được miêu tả trong đoạn: “Jean Valjean năm ấy đúng hai mươi lăm tuổi, anh thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu Rất là giản dị: anh coi đó là một bổn phận phải làm”

Mười chín năm tiếp theo của cuộc đời, Jean Valjean sống trong ngục tù, mất đi cái tên Jean Valjean thay vào đó là con số 24601 “Anh bị thay chiếc áo nông dân kia bằng chiếc áo tù khổ sai, cả quãng đời của anh trước đây bị xóa mờ, anh không còn là Jean Valjean nữa mà được thay bằng con số 24601” Nguyên nhân của mười chín năm tù đó thực chẳng có gì to tát, lỗi là Jean Valjean đã đập vỡ cửa kính, ăn cắp chiếc bánh mì cho 7 đứa cháu đói khổ ở nhà, cũng lại bắt đầu từ tình thương mà Jean Valjean phải ở trong chốn ngục tù mười chín năm

Chưa hết, khi ra tù “Hắn ta khoảng trên 45 tuổi, người tầm thước, to cao, vạm vỡ trông đầy sung sức Chiếc mũ Cát-Két có lưỡi trai bằng da sụp xuống chán che khuất một phần khuôn mặt rạm nắng nhễ nhại mồ hôi Chiếc sơ mi vải thô màu vàng, cổ cái mỏ, đeo bạc, để lòi ra cái ngực đầy lông Chiếc cà vạt vặn lại như mẩu thừng Cái quần bằng vỏ thô màu xanh đã cũ nát, 1 bên gối bạc phếch và 1 bên bị thủng…”

Quan hệ đặc biệt giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh

3.2.1 Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh

Với chủ nghĩa lãng mạn, các tác giả văn học thường xây dựng nguyên tắc tính cách nhân vật dựa trên sự phi thường, độc đáo đầy tính riêng biệt để đối lập với cái tầm thường của hiện thực Tính cách nhân vật thường không xuất phát từ nguyên mẫu đời sống, không phải theo logic khách quan, là sản phẩm của hiện thực mà dựa trên trí tưởng tượng phong phú của nhà văn

Quay cuồng giữa xã hội đề cao đồng tiền, tình người thật nhỏ bé dường như nhân vật Jean Valjean không mảy may bị tác động Vượt lên trên tất thảy hiện thực tối tăm, anh vẫn sống bằng tâm hồn thiện lương của mình, bằng tình yêu thương giữa con người với con người, bằng bản chất thánh thiện vốn có Trong tác phẩm văn học, đôi khi sự vận động của tính cách nhân vật không nhất thiết phải tuân theo logic khách quan mà phụ thuộc vào ý niệm chủ quan, suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Thế giới tâm hồn của nhân vật lí tưởng thường không tuân thủ theo quy định của sự thăng trầm của hoàn cảnh, đối lập với thế giới bên ngoài thành một thế giới, lĩnh vực riêng và duy nhất

Sống trong một xã hội tư sản đầy rẫy sự bất công với những người lương thiện, bắt họ vào tù và cấp tờ giấy thông hành màu vàng để tước đoạt đi quyền làm người của họ Xã hội ấy thật tàn nhẫn khi không cho Jean Valjean“một ngụm nước, một bữa ăn, một chỗ nghỉ chân” Mặc dù như vậy nhưng anh vẫn có lòng tốt, lòng thương người với những người khốn khổ kể cả những người đặc biệt thù hằn với mình

Bằng trái tim lương thiện, anh khoan dung với chính kẻ thích bắt bớ những người lương thiện như mình, giúp đỡ Fantine , chăm sóc Cosette “Nếu xã hội tư sản chỉ thích gông cùm, bạo lực thì anh lại tôn thờ lẽ sống tình thương, lấy tình thương yêu con người làm động lực để chiến đấu và cứu vớt nhân loại,”

Con người lý tưởng tưởng chừng như bị vùi dập bởi hoàn cảnh nhưng tính cách của Jean Valjean vẫn phát triển độc lập với hoàn cảnh, không bị hoàn cảnh làm biến đổi tâm tính Mặc dù bị xã hội vùi xuống “bùn lầy” nhưng nhân vật lý tưởng vẫn vươn lên và tỏa sáng nhờ lòng tốt, bao dung, nhân từ, vị tha và đức hi sinh lớn lao của anh Hoàn cảnh càng khắc nghiệt, đen tối chừng nào thì nhân vật càng lý tưởng, càng cao cả bấy nhiêu Có được điều đó, bởi lẽ đại diện của dòng văn học lãng mạn V Hugo luôn có một lòng tin rằng, lòng yêu thương sẽ chiến thắng, nó có khả năng tiêu diệt tất thảy những điều xấu xa, cái ác của xã hội và mang lại niềm hạnh phúc cho số phận của những người khốn khổ Đó chính là những rung động đầy chất thơ được nâng lên thành giải pháp có tính chất triết lý mà Hugo có thể giải quyết loại bỏ những nỗi đau khổ của nhân loại hôm nay và mai sau

3.2.2 Dấu ấn chủ quan của nhà văn trên tính cách nhân vật

Trong tác phẩm văn học, nhân vật chính là “đứa con tinh thần” của mỗi tác giả, bởi thế bất kì một nhân vật văn học nào cũng mang dấu ấn chủ quan của người cầm bút Với cách xây dựng cốt truyện ly kỳ, tính cách xuất chúng, mạnh mẽ, hoàn cảnh đặc biệt trong đó nhân vật hội tụ cái đẹp, cái cao cả trong văn học, là nhân vật chính diện có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho một lối sống lý tưởng, tất thảy đều dựa vào “đầu óc tưởng tượng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một khát vọng huyền ảo của nhà văn” V Hugo cũng thế, ông đã xây đắp nên nhân vật lý tưởng của mình cho các “ảo ảnh vĩ đại trong tâm linh”, trí tuệ của ông biến các “biểu tượng khô cứng ấy thành nhân vật và tình tiết sinh động” Trong “Những người khốn khổ”, nhân vật lý tưởng Jean Valjean mang dấu ấn chủ quan của nhà văn rõ nét Thông qua nhân vật lý tưởng, Hugo gửi gắm tình cảm, quan niệm sáng tác nghệ thuật và quan niệm về con người của riêng mình, một quan niệm không chỉ được thể hiện trong những áng văn chương mà còn được vận dụng trong hành động và cuộc sống đời thường

Cả cuộc đời của Hugo luôn gắn liền với hành trình tìm kiếm và khẳng định lẽ sống tình thương và quyền bình đẳng cho con người Năm 1849 , tại Đại hội quốc tế lần thứ nhất, những người bạn của Hòa Bình họp tại Paris, Hugo đã từng nói: “Tư tưởng hòa bình là ở khắp thế giới, là tài sản của tất cả các dân tộc, mọi người đòi hỏi hòa bình, vì hòa bình là hạnh phúc tối cao của họ” Tác phẩm của ông đều đại diện

“cho chính nghĩa, cho tự do, cho hòa bình, dân chủ” Vì thế tất cả các nhân vật ấy

23 đều thể hiện tuyệt vời các ý tưởng của Hugo, đều truyền đạt thông điệp mà nhà văn gửi gắm cho công chúng về một xã hội lý tưởng theo mộng ước của ông

Ngay ở lời đề từ trong “Những người khốn khổ” cũng thể hiện cảm quan nhân đạo của Hugo: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn xây nên những địa ngục giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng chất lên thiên mệnh Khi những người đàn ông còn sa đọa vì bán sức lao động, khi những người đàn bà còn trụy lạc vì đói khát khi trẻ thơ còn cằn cỗi vì tăm tối thì cuốn sách này còn có ích” Nhân vật Jean Valjean là nhân vật tiêu biểu thuộc tuyến công lý tình thương, là sản phẩm của chủ nghĩa bác ái mà V Hugo muốn theo đuổi Những nhân vật lý tưởng đặc trưng này là “người khốn khổ, là con người tỳ vết, là con người bị xua đuổi dưới mọi hình thức, con người sống ngoài vòng pháp luật” mang vào văn học tiếng nói của anh, đầy sức tố cáo phản kháng chống lại cái thực tại tư sản đã vùi dập anh, đã xô đẩy anh Ở đây thế giới nghèo khổ, bất hạnh anh tự đòi quyền, tự lên tiếng phán xét cái xã hội đang đè nặng biến anh trở thành nạn nhân của xã hội, bị xã hội tư sản, xã hội đồng tiền đẩy vào con đường tội lỗi bần cùng

Jean Valjean vào tù năm 1796, ra từ năm 1815 và chết 1833 Như vậy anh ta là sản phẩm của xã hội tư sản, do thực tại tư sản đẻ ra Để phản ứng lại xã hội tư sản, Hugo chủ trương dùng giải pháp tình thương, dùng công lý tha thứ để cải tạo, để làm thay đổi xã hội Được tác giả giao phó nhiệm vụ thắp sáng ngọn nến tâm hồn là giám mục Myriel, ông đã tìm cách xác định thái độ xử sự ban đầu, tìm cách xác lập cách nhìn cuộc sống và phương châm sống, thắp lại tia lửa đầu tiên bằng sự tha thứ và cảm hóa Từ đó, Jean Valjean mang ánh sáng lương tâm đã được thắp lại, đi cứu nạn cho những người bị xua đuổi Ở đây, anh là hiện thân và tiếp nối công lý tha thứ, là người mang giải pháp tình thương đi cứu giúp thiên hạ như Myriel đã thực hiện nhưng mang ở mức cao hơn Myriel chỉ cảm hóa được một người tù, còn qua Jean Valjean, Hugo muốn cảm hóa cả xã hội Ta thấy rằng, tia lửa từ bi, bác ái được thắp lại trong Jean Valjean là hoài bão, ước mơ của tác giả

Hugo muốn cải tạo và xây dựng xã hội bằng con đường tình thương, ít bạo lực, đổ máu Do đó nhân vật lý tưởng Jean Valjean sử dụng cải tạo xã hội bằng con đường gắn với tình yêu thương, ông cho mở xưởng công nghiệp chỉ với mục đích là người thợ của mình có chỗ làm ăn và dùng tiền lời đó vào việc cải thiện đời sống còn nghèo khổ cho thợ, tổ chức y tế, cứu tế trong xưởng và đề cao phong mỹ tục Quá trình chuyển biến từ một con người thù hằn xã hội trở thành con người nhân từ, bác ái thể hiện một quan điểm của Hugo về cái thiện và cái ác- đây là sự tồn tại mâu thuẫn hai mặt đối lập trong thế giới con người Hugo nhận ra rằng con người luôn có bản tính thiện lương của mình và cái ác ấy chính là một khuynh hướng bất hạnh- một dạng gánh nặng mà người ta phải thoát ra được bằng sự đau khổ của chính bản thân mình

Luôn lấy tình thương làm lẽ sống, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình nhưng đa số nhân vật của Hugo đều có kết thúc bất hạnh bởi hạnh phúc của con người và xã hội không dễ dàng có được khi chỉ thuần túy bồi đắp và cải tạo bằng tình yêu thương Song chủ nghĩa lãng mạn là như vậy, nhân vật luôn mâu thuẫn gay gắt với thực tại- một mâu thuẫn không thể phá bỏ và điều hòa, các nhân vật luôn đứng cao hơn hoàn cảnh để thực hiện những giấc mơ của mình dù đó là những giấc mơ không có thực.

Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật

3.3.1 Mô tả nội tâm nhân vật đầy đặn, đa dạng

Hugo luôn chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật một cách đầy đặn và cụ thể, thông qua những miêu tả nội tâm sâu sắc đó, Hugo thể hiện những trăn trở, suy tư của mình trước đời và trước người Nội tâm nhân vật là những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khi đứng trước những tình huống, thể nghiệm trên hành trình cuộc đời của nhân vật

Nhân vật Jean Valjean trong “Những người khốn khổ” được tác giả khắc họa một cách đầy đủ không chỉ về ngoại hình mà còn sự thay đổi thế giới nội tâm trong từng chặng đường của nhân vật Từ đó, cuộc đời Jean Valjean hiện lên sinh động và sắc nét như một bộ phim từ khi Jean Valjean ra tù, mang tâm lí căm phẫn, muốn trả thù đời bởi không ai chấp nhận anh, sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi được giám mục Myriel cưu mang khi không tìm được nơi trú chân, tâm lý sợ hãi, dè chừng khi Jean

Valjean lén lấy cắp đồ nhà giám mục, sự xúc động mạnh mẽ khi anh ta được giám mục bảo vệ trước cảnh sát vì tội ăn trộm Tâm trạng xót xa cho tình mẫu tử cao cả của Fantine, tâm trạng hạnh phúc, sung sướng khi dạy Cossett học chữ, ngắm con bé khi ngủ và hoảng sợ khi nghĩ đến việc con bé sẽ rời xa mình…

Với dung lượng hạn chế, nhóm chúng em xin phép đưa ra những tình huống cụ thể thể hiện rõ ràng thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc của Jean Valjean

Dưới đây là một đoạn trích ghi lại những diễn biến tâm lý của Jean Valjean khi Champmathieu - người bị nhầm tưởng là Jean Valjean bị bắt và bị xử

“Nghe Javert nói trước tiên ông chỉ muốn chạy đi tự thú, kéo Champmathieu ra khỏi nhà tù, nộp mình thay cho ông ta nhưng ngay sau đó ông đã kịp ngăn chặn ý đồ cao cả đó ông đã lùi bước trước thái độ anh hùng.”.“Những tiếng khóc nức nở nghẽn tắt và não lòng làm tan nát lòng ông ông lại quay quắt trước sự chọn lựa đau lòng : ở lại thiên đường và trở thành quỷ dữ ở đó, hoặc trở về với địa ngục và trở thành thiên thần Cứ thế mà tâm hồn khốn khổ đó dãy dụa trong lo lắng, muộn phiền.”“Ông Madeleine buông một tiếng thở dài, chỉ trong mấy khoảnh

25 khắc ông cảm nhận gần như tất cả những xúc động có thể có Vụ việc chưa xong, ông không thể nói mình đang hài lòng hay buồn đau nữa.”

Hugo đã khắc họa tâm lý nhân vật một cách rõ nét, thông qua cách khắc họa tâm lý nhân vật Jean Valjean, Hugo đã thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình về cuộc đời và con người, con người để sống thiện không chỉ đấu tranh với thế giới bên ngoài mà còn phải đấu tranh với chính bản thân mình trong thế giới nội tâm, đó là những cảm xúc giằng xé, suy nghĩ triền miên để lựa chọn việc tự thú hay cứ coi như không liên quan đến mình Đồng thời, cách mô tả nội tâm nhân vật đó giúp hình tượng Jean Valjean trở thành con người của đấu tranh, con người luôn tự soi chính mình

Nội tâm nhân vật trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Hugo được miêu tả như một dòng chảy, không ngắt quãng Ngòi bút và trí tuệ của Hugo giống như luồng không khí đi vào mọi ngóc ngách cùng tối nhất của nhân vật, Hugo phác họa nên một con người hoàn chỉnh qua từng giai đoạn của nhân vật Trên trang giấy của ông, gần như suy nghĩ và hành động của nhân vật luôn đi song song, không tách rời

3.3.2 Cường độ cảm xúc mãnh liệt

Các nhân vật xuất hiện trong “Những người khốn khổ” của Victor Hugo đều được khắc họa trong tình yêu thương, vì vậy những nhân vật trong tác phẩm của ông đều có những cảm xúc mãnh liệt, sự rung cảm mạnh mẽ xuất phát từ trái tim và tình cảm chân thật Để bộc lộ được những cảm xúc mãnh liệt, cao trào đó, Victor Hugo đã đưa nhân vật của mình vào những tình huống căng thẳng, gây cấn, bắt buộc nhân vật phải đối mặt với tình huống đó bằng cảm xúc chân thật và mãnh liệt

Jean Valjean trong “Những người khốn khổ” khi được giám mục Myriel cứu giúp, cảm xúc mạnh mẽ đến độ ông không thể nói ra thành tiếng mà lắp bắp, ngơ ngác Hay lần đầu Jean Valjean gặp Cosette – đứa bé mà ông đã vượt ngục đi tìm bởi lời hứa với người mẹ xấu số của Cosette: “Jean Valjean giật nẩy người như chạm phải điện ông cúi xuống cô bé và nhìn cô bằng tất cả tâm hồn mình.”

Hay khi Jean Valjean ngắm Cosette đang ngủ, tình yêu thương, lòng nhân ái và cảm nhận của một người mẹ đã khiến ông “Nhìn Cosette sống, ông thấy lòng mình rung động Tất cả những gì thắm thiết, say mê nơi ông đều đổ dồn về cô bé đó Ông vẫn đứng bên giường nơi cô đang ngủ, và ông run lên vì sung sướng ông cảm nhận tất cả những tình cảm say sưa của người mẹ và của một người ông.”

Việc cường độ cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt trong mối quan hệ của Jean Valjean đối với Cossett giúp ta thấy rõ thứ tình cảm cha con thiêng liêng, lớn lao Và càng làm rõ hơn sự giận dữ, đau đớn tột cùng của Jean Valjean khi Cosstt kết hôn với Mariuyt Trong đám cưới của Cossett khi mọi người đang ăn uống vui vẻ, Jean Valjean lặng lẽ ra về, gặm nhấm nỗi đau một mình Không những thế, cảm xúc đau đớn tột độ của Jean Valjean còn được Hugo miêu tả khi Jean Valjean thú nhận với Mariuyt trong đoạn: “Ông ngồi phịch xuống ghế, hai tay ôm mặt không nghe thấy tiếng gì, nhưng nhìn hai vai nhô lên hạ xuống thì biết ông đang khóc Nước mắt âm thầm, nước mắt ghê gớm Tiếng thổn thức nghẹn ngào làm cho người ta nghẹt thở Ông như bị co giật, phải ngả người ra đằng sau, trên lưng ghế như để thở, buông thõng hai cánh tay Mariuytx nhìn rõ mặt ông chan hòa nước mắt Chàng nghe thấy ông nói rất sẽ như từ một nơi sâu thẳm: Ôi! Tôi muốn chết cho rồi”

Như vậy, những nhân vật lí tưởng trong tác phẩm của Hugo đều được ông miêu tả với một cường độ cảm xúc mãnh liệt, khi hạnh phúc họ hạnh phúc đến đỉnh điểm nhưng trong đau khổ họ cũng quặn thắt đến tận cùng Đó cũng chính là đặc trưng thường thấy trong thế giới nhân vật của văn học lãng mạn

Tài năng của Victor Hugo đã đưa nhân vật vào sâu trong tâm trí người đọc và cũng đưa người đọc thấu hiểu về nhân vật đó một cách cặn kẽ nhất Phương pháp mà ông dùng để khắc họa sâu sắc tâm lý nhân vật đó là độc thoại nội tâm Ở nhân vật Madeleine, Hugo đã đi sâu vào suy nghĩ của nhân vật để người đọc thấy rõ sự đấu tranh giữa thiện và ác Đoạn trích dưới đây là đoạn độc thoại nội tâm của thị trưởng Madeleine khi nghe tin Champmathieu bị bắt và phải nhận án tù chung thân bởi bị nhầm là Jean Valjean Qua đoạn độc thoại ta như được quan sát trực tiếp những điều mà nhân vật nghĩ, Jean Valjean liên tục đấu tranh giữa những suy nghĩ thiện ác trong đầu, ông đưa ra hàng loạt những lí do để bao biện cho việc mình đã thoát nạn và mọi việc đến đây là đã kết thúc Ông xứng đáng được ở ngoài bởi nhờ có ông bao nhiêu con người đã được cứu vớt Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ của mình, Victor Hugo đã đưa nhân vật liên kết trực tiếp với người đọc, khiến cho nhân vật trở nên chân thật và gần gũi hơn bao giờ hết Jean Valjean cũng như bao người bình thường khác, đứng trước những điều bắt buộc phải lựa chọn con người ta đều tìm mọi lí do để thoái thác Vậy điều gì đã làm nhân cách ấy khác với những phần còn lại? Đó chính là những suy nghĩ và trăn trở trong ông Nhớ về giám mục Myriel, nhớ về những lời hứa với Chúa, Jean Valjean đã có những cuộc giằng xé nội tâm sâu sắc Nhân vật Jean Valjean lúc này hiện lên rất đời thường, chân thực với người đọc

Ngôn từ và giọng điệu

3.4.1 Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để biểu đạt hình tượng nghệ thuật Nếu xi là nguyên vật liệu quan trọng để đúc tượng thì ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để khắc họa nhân vật Hơn nữa, đối với văn học lãng mạn thì ngôn ngữ đó phải là thứ ngôn ngữ được trau chuốt tỉ mỉ, phải vừa làm rõ nét bề ngoài nhân vật, vừa

28 chạm được vào những rung cảm vi tế nhất của nhân vật Các nhân vật trong tác phẩm của Victor Hugo cũng vậy, ông đưa nhân vật đến gần với người đọc bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và giàu tính biểu cảm nhất

Trong đoạn trích miêu tả cái nhìn của Javert dành cho thị trưởng Madeleine, bằng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, Victor Hugo đã làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc một cách rõ ràng nhất, độc giả như trực tiếp bị cái nhìn của Javert xuyên thủng: “Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp”

Ngôn ngữ đầy tính khinh mạt và rẻ rúng khi miêu tả Jean Valjean ăn trộm đồ của giám mục Madeleine “Hắn lén lút chui qua lỗ như một con chó Hay ngôn ngữ tràn đầy tha thiết khi miêu tả Jean Valjean với những phút giây hạnh phúc bên Cosette: “Cosette như một luồng ánh sáng êm dịu rọi vào tương lai ông”, hay trong những lúc nguy hiểm nhất, đưa Cosette trốn chạy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, Jean Valjean hiện lên với một tâm hồn thản nhiên: “Trong khi nghe tiếng hát, Jean Valjean quên hết mọi ưu phiền Ông không thấy đêm tối, ông chỉ thấy trời xanh Ông cảm thấy hình như đôi cánh thiên thần ở trong ông từ từ mở ra.” Đặc biệt là khi nói về Cosette, thông qua ngôn ngữ, một thứ trừu tượng như tình thương bỗng hiện hữu có hình, có sắc: “Lần ấy là lần đầu tiên cha đụng bàn tay bé bỏng tội nghiệp của con Sao mà nó lạnh thế? Ờ!Tiểu thư ạ, tay tiểu thư lúc nào cũng bầm cơ Bây giờ thì tay tiểu thư trắng lắm”

Tóm lại, khi miêu tả về nhân vật lý tưởng của mình, Victor Hugo luôn dùng ngôn từ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm cốt làm sao để nhân vật đó đến với người đọc sinh động nhất, đẹp đẽ và dịu dàng nhất

3.4.2 Giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện

Giọng điệu trong văn chương nghệ thuật nhằm thể hiện tư tưởng, thái độ của chủ thể đối với vấn đề đang được nhắc tới Với mục đích tố cáo xã hội đương thời Pháp, Victor Hugo đã sử dụng giọng điệu thống thiết, lời hùng biện thuyết phục:

“Xã hội có nhiệm vụ thấy rõ những điều mà chính xã hội gây ra… Một người lao động như anh mà phải thất nghiệp, một người siêng năng như anh mà phải đói khát, vậy đó có phải là một vấn đề nghiêm trọng không? Xử phạt nặng như thế có phải để kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến cái kết quả ngược biến cái sai lầm của kẻ phạm tội trở thành cái sai lầm của kẻ đàn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ và cuối cùng đem công lý đặt vào bên kẻ đã xâm phạm công lý?" Giọng văn hùng biện này thể hiện thái độ phẫn nộ, bức xúc gay gắt

29 trước những bất công của chế độ cầm quyền, con người bị rẻ rúng, chế độ cầm quyền ngang nhiên sử dụng quyền hành của mình một cách không chính đáng, biến những con người chỉ vì “mưu sinh” trở thành tù đày, thay vì cho họ một cơ hội để chuộc lại lỗi lầm thì chế độ ấy lại xử phạt cực kỳ nặng, liệu kẻ phạm tội ấy có cơ hội để chuộc tội không? Giọng điệu thống thiết khi Jean Valjean cầu xin Javert để Fantine không phải chịu đau khổ thêm: “Xin ông thư cho ba ngày, ba ngày để đi tìm đứa con của người đàn bà đáng thương này! Phải hết bao nhiêu tiền tôi cũng trả Nếu cần ông cứ đi kèm tôi cũng được.” Ngay trong lúc này, Jean Valjean đã ở trong thế yếu, ông thống thiết xin được thư cho ba ngày không phải vì mình mà vì người đàn bà đang hấp hối trên giường bệnh Giọng điệu thống thiết ấy đã lột tả một cách chân thực nhân phẩm của Jean Valjean, cho đến cuối cùng, ông vẫn chỉ là vì tình thương người Hay khi Jean Valjean thú tội với Marius, ông đã nói bằng giọng điệu vô cùng thống thiết: “Khi người ta mang một nỗi nhục nhã ghê gớm như vậy, người ta không có quyền bắt người khác vô tình cam chịu, người ta không có quyền truyền sang họ cái dịch tễ đó, không có quyền làm họ sa dần xuống cái vực thẳm của mình mà không biết, … Đến bên những người lạnh mạnh, mang cái ung nhọt của mình cọ xát lên người họ, thật ghê tởm.” Những lời hùng biện thống thiết ấy càng làm nổi bật lên nhân cách cao đẹp của Jean Valjean, ông sống cả đời làm những việc ý nghĩa, tận tụy cống hiến cho xã hội, ngay trong lúc ông phải sống cô đơn, khắc khổ một mình, ông vẫn không cho mình cái quyền được mang những nhục nhã ghê gớm ấy mà liên lụy đến người khác Một tấm lòng như thế, một cuộc đời chưa bao giờ dám ích kỉ cho riêng mình, thật xót thương làm sao!

Tóm lại, giọng điệu trong tác phẩm của Victor Hugo được thay đổi một cách linh hoạt, hướng tới thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là lột tả bộ mặt xã hội Pháp và đề cao một nhân cách lớn trong xã hội chỉ đầy rẫy những rối ren và bất công

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Hạnh, Chuyên luận tiểu thuyết Hugo, NXB ĐHQG, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên luận tiểu thuyết Hugo
Nhà XB: NXB ĐHQG
2. Hà Minh Đức (Chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Viện ngôn ngữ học, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Viện ngôn ngữ học
4. Phùng Văn Tửu, V. Hugo, NXB Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V. Hugo
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Trần Thị Anh, Cách xây dựng nhân vật của Victor Hugo qua bộ ba Fantine- Jean Valjean- Javert trong “Những người khốn khổ”, ĐHSP Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xây dựng nhân vật của Victor Hugo qua bộ ba Fantine- Jean Valjean- Javert trong “Những người khốn khổ”
6. Trần Thị Thu Hiền, Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo), ĐHQGHN, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo)
7. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi, Giáo trình văn học phương Tây, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học phương Tây
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
8. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Kiểu nhân vật lý tưởng trong “Ditte- Con của người đời” của Martin Andersen Nexo, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểu nhân vật lý tưởng trong “Ditte- Con của người đời” của Martin Andersen Nexo

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 6 - jean valjean trong tác phẩm những người khốn khổ của victor hugo thuộc kiểu nhân vật nào hãy phân tích và chứng minh luận điểm
6 (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w