1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thi kết thúc học phần chiến lược marketing cho thương hiệu bánh custas của orion

49 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Marketing Cho Thương Hiệu Bánh Custas Của Orion
Tác giả Lê Thị Kim Cúc, Nguyễn Hoàng Bảo Hân, Trần Nguyễn Cát Phượng, Nguyễn Đỗ Hoàng Trinh, Ngô Hoàng Yến
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Hành Vi Người Tiêu Dùng
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 7,46 MB

Nội dung

Cũng vì tác động của dịch bệnh mà xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đôi so với trước, nhất là sẽ ưu tiên hơn đối với những sản phẩm thiên về chăm sóc sức khỏe trong giỏ hàng mu

Trang 1

BO TAI CHINH VIET NAM TRƯỜNG DAI HOC TAI CHINH - MARKETING

BAI THI KET THUC HOC PHAN

MON HOC: HANH VI NGUOI TIEU DUNG

Nguyen Hoang Bao Han 2021010143

Nguyễn Đỗ Hoàng Trinh 2021008374

Thành phố Hỗ Chí Minh, năm 2021

Trang 2

BO TAI CHINH VIET NAM TRƯỜNG DAI HOC TAI CHINH - MARKETING

CHIEN LUQC MARKETING CHO THUONG HIEU

BANH CUSTAS CUA ORION

Ho tén sinh vién

Lê Thị Kim Cúc Nguyễn Hoàng Bảo Hân Trần Nguyễn Cát Phượng Nguyễn Đỗ Hoàng Trinh

Ngô Hoàng Yến

Trang 3

BANG PHAN CONG CONG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GOP

Lê Thị Kim Cúc 2021007378 Tổng quan thị trường Việt 100%

Nam, Tống quan thị trường bánh kẹo, Thiết kê bao bì san phâm, Tông hợp bai

Nguyễn Hoàng Bảo Hân | 2021010143 | Xu hướng tiêu dùng, Yếu tổ | 100%

môi trường, Phân tích đối thủ

cạnh tranh, Chiến lược STP, Tổng hợp bài

Trần Nguyễn Cát Phượng | 2021008328 | Xu hướng tiêu dùng, Yếu tổ | 100%

SWOT, Chiến lược STP,

Tổng hợp và định dạng bài

Nguyễn Đỗ Hoàng Trinh | 2021008374 | Yếu tổ môi trường, Cơ hội và | 100%

thách thức, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược truyền thông, Tống hợp bài và định dang bat

Ngô Hoàng Yên 2021008599 | Cơ hội và thách thức, Chiên | 100%

lược giá, Chiên lược phân

Trang 4

TOM TAT

Bài thi kết thúc học phần môn “Hành vi người tiêu dùng” được thực hiện qua 3 chương Chương I: Tống quan về thị trường Việt Nam giữa và cuối năm 2021 Những diễn biến trong quý III và quý IV của thị trường có nhiều biến đôi chủ yếu là do dịch bệnh, đưa ra các chỉ số so sánh tình hình chung Thể hiện các đặc trưng trong nền kinh

tế thị trường năm 2021 Phân tích, nghiên cứu sâu L số ngành kinh tế nôi bật, có nhiều thay đối trong năm Mô tả xu hướng, hành vi người tiêu dùng có những điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp với tình hình sống chung với dịch bệnh Tiếp theo, phân tích các yếu tổ môi trường tác động cụ thê đến hành vi người tiêu dùng như là: Kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật và môi trường tự nhiên

Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết 2022

Chương 3: Đề xuất chiến lược Marketing cho Custas nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong địp Tết 2022 Khái quát thị trường bánh kẹo tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào, các hoạt động tăng gia sản xuất của các doanh nghiệp trong nước trong những tháng cuối năm Tình hình sản xuất bánh kẹo và sức mua của người tiêu dùng Giới thiệu doanh nghiệp, nhãn hàng và sản phâm bánh Custas: Xuất xứ từ đâu? Có những dòng bánh nào là sản phẩm của công ty? Bánh Custas hiện tại có bao nhiêu hương vị? Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với bánh Custas như: Lotte, Bảo Hưng, Eurofood, tử

đó đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ; so sánh sự giống và khác nhau giữa bánh Custas và các đối thủ cạnh tranh Phân tích chiến lược SWOT và STP của Orion nói chung và dòng bánh Custas nói riêng Lựa chọn thị trường mục tiêu vả định vị sản phẩm bánh Custas trên thị trường Cuối cùng là đưa ra chiến lược Marketing-mix cho sản phẩm đề có thể tung sản phẩm ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong dịp Tết sắp đến

Trang 5

MUC LUC

CHUONG 1: XU HUONG TIEU DUNG CUA NGUOI TIEU DUNG VIET NAM 910.0 09)/9)079.02iiÝỎầaiiẳăắỶẢ 1 1.1 TONG QUAN THI TRUONG VIET NAM GIU'A VA CUOI NAM 2021 1 1.1.1 Thị trường Việt Nam giữa và cuối năm 2021 cecccccccceseeseseesseseseesesseeseeeee 1

1.1.2 Một số ngành có nhiều biễn động nửa cuối năm 2021 -22SS22222222555 5

1.2 MÔ TẢ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DUNG VIET NAM 1 1.3 YEU TO MOI TRUONG TAC DONG DEN CAC XU HUONG TIEU DUNG

LH 1 1 1 1 11 1 1 1 t1 1 111 1 1 1 11 1 1 1 1 1 1121 1 11a re 12 1.3.1 Môi trường kinh tẾ - - 52s s 1 1EE1211211111121121111111 1171112111 101211 ra 12

1.3.2 Môi trường công nghỆ - L2 222122111211 121 115115111211 121112 1118111011811 13

=0 09-0 8n Ä 14

1.3.4 Môi trường chính trị pháp luật - 2 2212221112121 1111111111122 2x2 15

1.3.5 M6i trong ty ni6n elec ccc ecsessesseeceessessessessesseessessecseeseeseeseeseseseesen 16 CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG PHỤC VỤ TẾT 2022 17 2.1 CƠ HỘI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI KINH DOANH CÁC MAT HANG PHỤC VỤ TẾT 202/2 2-51 21 9215111211211211211211 1111112 ca 17

22 THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI KINH DOANH CAC MAT HÀNG PHỤC VỤ TẾT 2022 2 5222222112212 cEe2 18 CHUONG 3: DE XUAT CHIEN LUQC MARKETING CHO CUSTAS NHAM TANG LOI THE CANH TRANH TRONG DIP TET 2022.000.00.00.cccccccceeeeeeeeee 20

3.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam - + 5-2 222 22112211 2211221221 z2 20 3.2 Giới thiệu doanh nghiệp Orion và sản phẩm bánh trứng Custas 21

"9 26 3.5 Chiến lược S7TP - 5 2221 EE12211111112112110211 121 1112121212111 rau 28

3.5.1 Phân khúc thị trường - 2: 2 220112011101 1131 111111111111 1111 111111111111 11 1 xk 28 3.5.2 Lựa chọn thị trường mục tIÊU - 2c 221222111211 13111111111111 11111 x22 29

3.5.3 Định vị sản phẩm 5 TT 2111111211 11211111 1111101212111 rau 30

3.6 Chiến lược MarketIng-IIX á L0 0 020102011101 111 111111111111 1111 1111111111111 111 1xx 31 3.6.1 Chiến lược sản phẩm vecenuceecessesettuescecessesttttsusessettttesecccssesttttseseccssesettttateeesens 31

Trang 6

3.6.2 Chiến lược giá

3.6.3 Chiến lược phân phối

3.6.4 Chiến lược truyền thông - - s21 22121111111112112111112112111111 111111 ca

Trang 7

DANH MUC HINH

Hinh 1.1: Nghién ctru online vé sản phẩm vượt xa nghiên cứu offline

Hình I.2: Mức tăng, giảm của các khu vực kinh tế so với cùng kỳ năm trước

Hình 3.1: Logo Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina

Trang 8

DANH MUC BANG

Bang 3.1: Bang phan tich SWOT cua Custas

Bảng 3.2: Bảng phân khúc thị trường

vi

Trang 9

CHUONG 1

XU HUONG TIEU DUNG CUA NGUOI TIEU DUNG VIET

NAM GIUA VA CUOI NAM 2021

1.1 TONG QUAN THI TRUONG VIET NAM GIỮA VÀ CUỎI NĂM 2021 1.1.1 Thị trường Việt Nam giữa và cuối năm 2021

Sáu tháng đầu năm 2021 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ số kinh tế vẫn được duy trì ở mức lạc quan và

én định Tuy nhiên sau 2 quý đầu năm thì bắt đầu từ quý III do tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của đại địch Covid-L9 đã khiến các cửa hàng, nhà máy liên tục đóng cửa khiến cho GDP trong nước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước Ở các ngành nông, lâm ngư nghiệp và thủy hải sản tăng khoảng 1,04%; trong khi đó khu vực xây dựng vả công nghiệp giảm 5,02% và giảm sâu nhất là khu vực dịch vụ 9,28% Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuỗi cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa va dich vụ tăng 2,51%; nhập khâu hàng hóa và dịch vụ

tăng 10,75%

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng tín dụng đạt 7,17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021 Kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; tông mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán cho nền kinh tế tăng 12% Trong tháng 07, doanh

số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất ké tir thang 04 nam

2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng năm 2021 chỉ tăng

0,4% so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách

xã hội làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Tổng số dự án đầu tư nước ngoài tính đến 20/9/2021 đăng ký cấp mới giảm 37,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng số vốn đăng ký tăng 20,6% Vốn đăng ký cấp mới bình quân | dy an trong 9 tháng năm 202L đạt 10,3 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm

2020 đạt 5,3 triệu USD/dự án) Nhiều địa phương đã nới lỏng các hoạt động so với thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chi thị 1ó/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ban hành các quy định nhằm điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch

và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”

Trang 10

Do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ khi chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm nhẹ (giảm 1,6%) so với cùng kỳ năm trước Song nhận định của Bộ Công Thương vẫn cho rằng, đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các tỉnh phía Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện phương án “3 tại chỗ” Do phải tô chức thay đổi người lao động do thời gian kéo dài giãn cách xã hội, người lao động không tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp dẫn đến lực lượng lao động giảm

Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu đầu vào và vận chuyền hàng hóa dẫn đến giảm sản lượng sản xuất Bên cạnh đó, gánh nặng chỉ phí do doanh nghiệp phải chỉ trả các khoản phí phát sinh phòng chống địch (như chỉ phí xét nghiệm Covid-I9 cho công nhân, chỉ phí mua sắm các trang thiết bị phòng dịch, thực hiện 3 tại chỗ ) Những khó khăn trên đã dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp chọn phương án tạm ngưng hoạt động Ảnh hưởng của dịch COVID-I9 khiến chân dung người tiêu dùng cũng khác đi, với sức mua được dự báo khó bùng nỗ như mọi năm buộc

nhà kinh doanh phải lĩnh hoạt hơn

e® Khuyên mãi đồng loạt kéo sức mua

Theo ghi nhận của chúng tôi, các hệ thống bán lẻ lớn trên địa bản TP.HCM vừa đồng loạt tung ra nhiều chương trình khuyến mãi sau một thời gian tập trung nguồn lực vào phục hồi hoạt động vận hành sau dịch

e Mùa kinh doanh day thách thức

Theo các chuyên gia, mùa mua sắm cuối năm nay sẽ có rất nhiều thách thức cho các nhà kinh doanh sau một thời gian dài giãn cách Nhiều hành vi tiêu dùng, các khoản chỉ tiêu của người mua đã thay đối nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó trong việc năm bắt, thấu hiểu để có những điều chỉnh phù hợp Những tháng cuối năm thường

là mùa cao điểm mua sắm và luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người Năm nay, mùa mua sắm cuối năm trở nên đặc biệt hơn khi cả nước vừa quay lại với nhịp sống "bình thường mới" sau thời g1an dải giãn cách

Sự kỳ vọng vào sự tăng trưởng nhu cầu từ người tiêu dùng là điều mà các doanh nghiệp, nhà bán lẻ hàng tiêu dùng đặc biệt quan tâm Nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa cho hay đợt khuyến mãi tập trung lần này là dịp thúc đây tiêu dùng mua sắm cũng như giới thiệu chương trình hấp dẫn đặc biệt, cùng người dân tiết kiệm chi tiêu qua những hoạt động khuyến mãi với hạn mức khuyến mãi tối đa Thậm chí, trong điều kiện của mình, DN có thể được phép thực hiện khuyến mãi đặc biệt lên đến 100% thay vì 20% - 30% như bình thường đề gia tăng cầu tiêu dùng sau những tác động của dịch Covid-19 Trong khi đó với người dân thi đó là cơ hội đề có thể mua được hàng chất lượng với giá

2

Trang 11

rẻ, khuyến mãi Lễ hội mua sắm, giảm giá kịch sàn, khuyến mãi khủng là những mỹ

từ mà người tiêu dùng thường xuyên bắt gặp trên đường phó, trong cửa hiệu hay trong siêu thị và các sản thương mại điện tử trong suốt những tháng nửa cuối năm như hiện nay

Cơ hội cho cả người bán đây mạnh doanh số và người tiêu dùng “thỏa sức” mua săm, bù lại những tháng chỉ tiêu tiết kiệm trong năm là có nhưng bên cạnh cơ hội thì thường đi kèm thách thức Đối với các nhà kinh doanh thì sau một thời gian dài giãn cách, diễn biến sức mua thị trường vẫn là ân số, một câu hỏi khó trả lời Mặc dù đây đó, người này người kia tăng chỉ tiêu nhưng xu hướng chung vẫn là cắt giảm, tập trung vào những mặt hàng thiết yêu gắn với nhu cầu sử dụng hằng ngày Tình hình dịch bệnh vẫn còn khả năng diễn biến phức tạp, người tiêu dùng dù sao cũng thận trọng hơn, vì họ vừa trải qua một năm rất bấp bênh về công việc cũng như thu nhập Cũng vì tác động của dịch bệnh mà xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đôi so với trước, nhất là sẽ

ưu tiên hơn đối với những sản phẩm thiên về chăm sóc sức khỏe trong giỏ hàng mua sam của mình Do vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt hành vi tiêu dùng mới cũng như dự đoán khả năng chỉ trả của người mua để có sự điều chỉnh cho phù hợp

Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh, thương mại điện tử được coi là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, gia tăng doanh số bán hàng tuy nhiên với người tiêu dùng, mua hàng qua mạng cũng không thê nảo tin tưởng tuyệt đối Có nhiều trường hợp không lường trước được đã xảy ra đối với mẫu mã, chất lượng hàng hóa đã được đặt mua Mùa mua sắm cuối năm, những hiện tượng trên chắc chắn sẽ gia tăng

Đề có một mùa mua sắm thành công cho cả người bán lẫn khách hàng thì việc tỉnh táo trong lựa chọn chương trình khuyến mãi, tiếp cận người tiêu dùng dựa trên nhu cầu thực

là rất quan trọng Bên cạnh đó, cơ quan quản lý địa phương cũng cần thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vào những tháng cuối năm với nhiều lễ hội sẽ làm gia tăng nhu cầu của mua của người dân nói chung, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn thì việc tiêu dùng, chi tiêu của người dân cũng được dự báo bắt đầu quay trở lại, để bù lại nhu cầu mua sắm tiêu dùng bị dồn nén trong suốt thời gian giãn cách vừa qua

Quý 4- 2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nô mạnh mẽ, từ

đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ có các dấu hiệu tích cực hơn Thống kê của VnDirect, tính đến ngày 22-10, 162 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, tương ứng với 9% tông

số cô phiêu và 8% tổng vốn hóa toàn thị trường Xét theo nhóm ngành, nhóm dich vu

hỗ trợ có tăng trưởng lợi nhuận quý 3-2021 cao nhất với 323%; đứng thứ hai là giấy và

lâm nghiệp với 243%; thứ ba là kim loại với L15% Tiếp theo là nhóm dịch vụ vả hàng

không 111%; Dich vụ tài chính 89%; hoá chất 85%; Bảo hiểm 41%, ngân hàng 14,6%

Nhóm bắt động sản tăng 3% Ngược lại, nhóm công nghiệp tăng trưởng lợi nhuận âm

Trang 12

101,9% trong quý 3 vừa qua; tiếp theo là bán lẻ âm 87%; ô tô âm 72%; đồ uống âm 45%; và thực phẩm âm 44%; Xây dựng và Vật liệu âm 2,%

Theo đánh giá của các chuyên gia 4 yếu tô bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả cũng như chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian tới, đó là: Khả năng kiểm soát dịch bệnh và tốc độ bao phủ vắc xin; Sự thay đổi hành vi và các phương pháp tiếp cận người tiêu dùng: Mức thu nhập và chỉ tiêu của người tiêu dùng; Sự phát triển của thương mại điện tử và xu hướng mua hàng trực tuyến

Mặc dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát tuy nhiên làn sóng Covid-L9 lần thứ tư vấn diễn biến phức tạp, thu nhập bị ảnh hưởng và người tiêu dùng thận trọng hơn trong chỉ tiêu Tuy nhiên, ngành bán lẻ trong những tháng cuối năm vẫn tăng trưởng mạnh, đến từ kênh bán hàng trực tuyến và nhu cầu của khách hàng cho những nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, lương thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và nhóm ngành hàng phục vụ nhu cầu học tập và làm việc trực tuyến

e Chủ động nguồn hàng, lên phương án trường hợp dịch bệnh bùng phát Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đề kịp thời đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu mùa mua sắm cuối năm Để bảo đảm hàng hóa thiết yêu cho người dân trong những tháng cuối năm và địp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp tới, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chủ động rà soát cung-cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng Đặc biệt, tất cả các đơn

vị đều chuẩn bị cho phương án cung ứng hàng hóa trong trường hợp địch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhằm mục tiêu cao nhất không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đến tay người dân

Theo Bộ Công Thương, từ kinh nghiệm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người đân khi dịch bệnh bùng phát kéo dải thời gian vừa qua, Bộ Công Thương sẽ cùng các

Sở Công Thương địa phương, các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều phương thức bán hàng thay thế trong thời gian các chợ tạm dừng hoạt động như mô hình "mang chợ ra phố": bố trí các điểm bán hàng, xe bán hàng lưu động, các điểm bán hàng bình ôn giá, điểm bán hàng cô định, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; mô hình "siêu thị 0 đồng" để cung ứng hàng hóa và góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân

Tại các chợ đầu mối, khi xảy ra bùng phát dịch bệnh, chính quyền địa phương tô chức phương án cho người dân đi chợ bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch như phát phiếu đi chợ theo ngày để giảm tần suất và kiểm soát số lượng người vào chợ, tổ chức lực lượng đi chợ hộ Các hệ thông phân phối bán lẻ lớn như: Salgon Co.op, Satramart, Big C, Vincommerce, Mega Market, Aeon Viét Nam, chuéi cửa hàng Bách Hóa Xanh

sẽ cùng chung tay với địa phương, bảo đảm duy trì hoạt động trong điều kiện thực hiện

4

Trang 13

các biện pháp phòng dịch, giữ bình ôn giá hàng hóa thiết yếu Các hình thức bán hàng theo combo, bán hàng trực tuyến, các "tô đi chợ hộ", ứng dụng công nghệ giao hàng

sẽ được các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân

Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành

đề triển khai các giải pháp nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yêu như: Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong chuỗi cung ứng phân phối hàng hóa; phối hợp với Bộ Quốc phòng hỗ trợ về nguồn nhân lực (bán hàng, giao hàng, kho vận, tài xế); phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn phương án xử lý trong trường hợp có ca F0 tại cửa hàng, kho hàng Bên cạnh đó, những chương trình hàng năm sẽ tiếp tục được Bộ Công Thương đây mạnh như: Chương trình bình ổn thị trường, chú trọng nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ôn định; kết nối cung-cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm Tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình giá cả, thị trường hàng hóa tại các địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động: đôn đốc các địa phương sớm có phương án mở lại chợ truyền thống khi đã kiểm soát được dịch bệnh với điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Công Thương tiếp tục làm việc với Bộ NN&PTNT về tình hình cung-cầu một

số sản phâm nông nghiệp thiết yếu, tình hình chăn nuôi gia súc và rau, củ quả nhằm bao đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phâm của người dân trong địp Tết Đồng thời cũng đưa ra dự báo sức mua trong các tháng cuỗi năm 2021 sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phâm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu câu tiêu dùng hằng ngày và trong địp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, các Sở Công Thương địa phương và doanh nghiệp nhận định, do ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian vừa qua nên cuối năm người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thông sớm hơn thường lệ, có thé bắt đầu từ cuối tháng I1, đầu tháng 12 Các nhóm hàng mua sắm tập trung vào quần

áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho trẻ em vì nỗi lo dịch bệnh trở lại, lo ngại thiếu hụt hàng hóa hay giao hàng gián đoạn Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phâm khô hay hoa trái sẽ được mua vào khoảng thời gian cận Tết hơn

1.1.2 Một số ngành có nhiều biến động nửa cuối năm 2021 Một trong những ngành kinh tế trọng điểm như F&B, FMCG cũng không tránh

khỏi những ảnh hưởng mạnh mẽ của Covid-L9 Theo như khảo sát thì do tỉnh hình dịch bệnh nghiêm trọng nên nước ta phải thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều nơi đặc biệt trong đó có các thành phố lớn như TP.HCM, Thủ đô Hà Nội kéo theo tình trạng cắt giảm

Trang 14

nguôn lao động, các nguyên vật liệu thâm hụt và kéo theo việc giảm sâu đên 91% các van dé lién quan dén van chuyén va logistics

e Thi truvong FMCG

Thị trường EMCG tính tới hiện tại đang quay trở lại đà tăng trưởng trước COVID-

19 cả về giá trị và khối lượng tiêu thụ Thế nhưng, so với cùng kỳ năm trước, cũng tại thời điểm chịu tác động của đại dịch thì người tiêu dùng đang có xu hướng giảm chỉ tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh Mặc dủ vậy, nhìn chung sức mua vẫn cao hơn 2 năm trước

đó, với mức tăng hơn 10% Thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự thay đối

so với cùng kỳ năm trước Tần suất mua hàng tại các kênh truyền thông đang có sự sụt giảm và tăng cường chuyên đôi mua sắm, sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến Ngành hàng thực phẩm đóng gói được tiêu thụ online nhiều nhất với 52%, trong

đó các sản phẩm ăn vặt đang tăng trưởng rất tốt vào mùa dịch, chủ yếu được thúc đây bởi khối lượng tiêu thụ nhiều hơn Điều này mang lại cơ hội lớn cho các nhả sản xuất tiếp nối đà tăng trưởng bằng cách tạo ra và nắm bắt các dịp tiêu dùng mới tại nhà Các hàng hóa dịch vụ khác được người tiêu dùng lựa chọn mua online nhiều còn có quan áo,

giày đép, mỹ phẩm (43%); thiết bị đồ dùng gia đình (33%)

Chỉ tiêu cho FMCG dự kiến sẽ tiếp tục tăng với các dịch vụ sản phẩm mới trong giai đoạn 2020 — 2025 Người tiêu dùng Việt có sự thay đôi rõ rệt trong việc ưu tiên chỉ tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, nâu ăn và vệ sinh tây rửa cũng như hạn chế đến mức tối

đa việc ra ngoài thay vào đó là các hoạt động diễn ra tại nhà Theo đó, Thực phẩm là ngành hàng tăng trưởng rất tốt trong nửa và cuối năm nay

Việc của Doanh nghiệp là phải nắm bắt được nhu cầu, kỳ vọng và những vấn đề cần giải quyết của khách hàng, trong đó, yếu tổ thuận tiện điều kiện cần phải có Thêm vào đó, mức độ tiếp cận người tiêu dùng là yếu tổ then chốt, là điều kiện đủ để phát triển

và đứng vững trên thị trường

®© Thị trường F&B

Trong nhiều năm qua, ngành F&B luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2023, doanh thu của ngành F&B có thê đạt 408 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng hơn nữa khi tang lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam ngảy cảng tăng

Là ngành dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ và bền bỉ trong một thập ký trở lại đây, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân Việt Nam, ngành F&B (Food & Beverages — Thực phâm và đồ uống) đã có những biến

động đáng kê khi phải đối mặt với làn sóng Covid-L9 trong suốt hai năm 2020 và 2021

6

Trang 15

Cũng như những ngành công nghiệp khác, bản thân ngành dịch vụ này buộc phải có những bước chuyên mình phù hợp để duy trì được sức sông và giữ vững niềm hy vọng trong lúc chờ đợi “bình thường mới”

Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) — một trong những ngành kinh tế trọng điểm và có sức tăng trưởng mạnh

mẽ của Việt Nam Sự phát triên của F&B có liên quan mật thiết tới chất lượng đời sống đang ngày một cải thiện của người dân Việt Nam trong những năm gan day

Trong bối cảnh “sống chung” với dịch Covid-19, doanh thu mảng dịch vụ ăn uống tháng 10/2021 được ghi nhận tăng 13,5% so với tháng trước Thế nhưng, mức này vẫn giảm 92,6% so với cùng kỳ năm 2020 Theo lãnh đạo Hiệp hội Lương thực thực phâm TP.HCM, trong suốt thời gian vừa qua, các doanh nghiệp tuy rất thận trọng, nhưng cũng chuẩn bị sẵn nguyên phụ liệu, bao bì để khi nhà phân phối tăng đặt hàng hoặc thị trường khởi sắc sẽ lập tức tăng tốc đáp ứng Mọi năm vào thời điểm này, doanh nghiệp

đã tăng sản xuất dự trữ 20% cho thị trường Tết nhưng năm nay chưa đám sản xuất nhiều Hon thé, tại một số doanh nghiệp, việc sản xuất, cung cấp hàng hóa phục vụ Tết đang gap khó khăn do vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-L9 Trong đó, hàng hóa nhập khâu vẫn còn vướng vì lưu thông hàng hóa chưa hồi phục hoàn toàn; các doanh nghiệp sản xuất thì vừa phải tính toán cân đối chỉ phí sản xuất, tìm giải pháp bán hàng hiệu quả hơn, vừa phải kiểm soát dịch trong nội bộ

® Thương mại diện tử

Ngay các nhà kinh doanh, ngoải các sản thương mại điện tử, dịch vụ đi kèm cũng

có những ngày kích cầu thành công khi lượng người đỗ về các trung tâm mua sắm, cửa hàng trong hai ngày cuỗi tuần tăng vọt Xuyên suốt mùa lễ hội, người dùng hào hứng săn đón nhiều ưu đãi hấp dẫn từ nhà bán hàng Cuối ngày 13-12, sản Lazada cho biết hệ thống đã ghi nhận số lượng đơn hàng và nhà bán hàng tăng gần gấp đôi cùng với số lượng khách hàng tăng 1,5 lần trong mùa sale 12-12 kéo đài 3 ngày Theo ghi nhận, chuỗi gian hàng chính hãng được người tiêu dùng lựa chọn với doanh thu tăng gần gấp đôi Con số này còn có thể tăng trưởng tiếp vì đến ngày 14-12 chương trình "săn sale to" của hãng mới kết thúc Sàn Shopee ghi nhận số lượng đơn hàng tại gian hàng chính hãng đã tăng gấp 14 lần so với mức trung bình của ngày thường, lượng truy cập trong ngày 12-12 tăng gấp 6 lần Các thương hiệu trên gian hàng cũng thu hút thêm nhiều người dùng mới trong ngày 12-12, theo đó cứ trong 8 người dùng lại có Ì người mua săm lần đầu tại đây

Theo các sàn thương mại điện tử, "Lễ hội mua sắm 12-12" năm nay cũng là hoạt động hưởng ứng Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 được khởi xướng bởi Bộ Công thương, vì vậy bên cạnh những thương hiệu quốc tế lớn, các sàn cũng phối hợp

7

Trang 16

cùng hàng loạt thương hiệu và nhà bán hàng trong nước mang đến hàng triệu sản phẩm giảm giá đến 90%, các loại voucher mã giảm giá cùng mã miễn phí giao hàng cho người tiêu dùng khắp cả nước Ngoài sản phẩm trang trí nhà cửa, sản phẩm chăm sóc da và phụ kiện điện thoại - các mặt hàng được người dùng Việt Nam tìm kiếm nhiều, mùa sale năm nay, các mặt hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm như dầu ăn, các loại thức uống, và sữa tắm cũng lọt vào giỏ hàng của người mua online Đây là dịch chuyển trong thói quen mua sắm, tiêu dùng noi bat cua nam 2021

Một xu hướng nỗi bật khác là người dùng cũng ngày càng ưa chuộng phương thức thanh toán không tiền mặt, với số lượng đơn hàng thanh toán qua hình thức này tăng 10 - 13 lần so với ngày thường, tùy theo sản Ông Trần Tuấn Anh - giám đốc điều hành Shopee Việt Nam - cho biết năm 2021 đánh dấu quá trình chuyên đối số được thúc đây mạnh mẽ với sự tăng trưởng nhanh chóng đến từ người dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử Trong năm 2022, các chủ sản sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm nhiều khách hàng, doanh nghiệp và toàn thê cộng đồng tiếp cận với các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại Thông tin này được đưa ra trong báo cáo hằng năm "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ) Báo cáo cho biết Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đây các thay đối và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyền đối kỹ thuật số trong thời kỳ hau dai dich COVID-19 Bao cao da khảo sát khoảng 16.700 người dùng kỹ thuật số và hơn 20 nhân viên cấp cao ở 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người tham gia khảo sát đến từ Việt Nam Nghiên cứu mô tả Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về chuyên đôi kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những quốc gia có màn thê hiện xuất sắc nhất Tại Việt Nam, cứ 10 người tiêu dùng sẽ có 7 người truy cập kỹ thuật số Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số vào cuối năm 2021 Số danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam mua trong năm nay đã tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đó tông doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp L,5 lần Khoảng 49% người tiêu dùng Việt Nam đã chuyên sang mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua dựa trên những xem xét đối với các ưu đãi về giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và sự sẵn có của hàng hóa (33%) Lần đầu tiên, việc thanh toán băng tiền mặt có nguy cơ bị "truất ngôi" với mức giảm dang ké tir 60% (năm 2020) xuống còn 42% (năm 2021) Tinh an toàn, quyền riêng tư và phí dịch vụ là ba mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi xem xét các loại hình thanh toán này Năm

2021, người Việt Nam dành phần lớn thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, xem video, mua sắm trực tuyến và gửi thư điện tử (email) Người Việt Nam đã sử dụng 72% thoi gian cua minh cho các hoạt động tại nhà thay vì ra ngoài

Trang 17

1.2 MO TA XU HUONG TIEU DUNG CUA NGUOI TIEU DUNG VIET NAM

1.2.1 Xu hướng giảm chỉ tiêu do điều kiện kinh tế trong và sau mùa dịch Nguồn thu nhập thay đối do mùa dịch cũng khiến cho khách hàng thay đôi thói quen tiêu dùng, khiến họ thắt chặt chỉ tiêu, xuất hiện xu hướng tích trữ những thực phẩm thật sự cần thiết và vừa đủ

Theo chuyên gia Deloitte, việc tập trung vào nhu câu thiết yêu, đồng nghĩa với việc người dân cắt giảm chỉ phí tiêu đùng cho danh mục sản phâm dịch vụ khác; trong

đó có nhiều sản phâm tiện ích cho cuộc sống, ngoại trừ hai nhóm dịch vu internet vả đồ

vệ sinh gia dụng Ví dụ, giảm từ 10% xuống 0,2% trong sức mua sản phẩm điện tử dân dụng: từ 4% xuống 0,4% trong dịch vụ giải trí và du lịch Các danh mục sản phẩm như: nghỉ ngơi giải trí, ăn tiệm, karaoke và quán bar bị cắt giảm hầu hết, chủ yếu là do tỉnh trạng đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh

Thói quen chỉ tiêu của người tiêu dùng ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh được khảo sát là khá tương đồng nhưng với người dân ở Đà Nẵng lại chỉ tiêu cho việc mua thực phâm (chế biến sẵn và tươi sông) nhiều hơn Còn người dân ở Cần Thơ tiêu tốn nhiều cho sản phâm nhà ở và tiện ích Do tác động của dịch COVID-L9, người Việt Nam có

xu hướng tích trữ hàng hóa nhiều hơn Điển hình như: thời điểm giãn cách xã hội toàn

Tp Hồ Chí Minh, doanh số bán bánh mì ăn liền và sữa hộp đã tăng tương ứng 112% và 12% so với cùng kỳ

1.2.2 Xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm qua mạng Nhu cầu kết nỗi đã tăng lên cùng thói quen tiêu dùng làm việc từ xa và giải trí trực tuyến mới khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà hơn Hoạt động giao dịch mua bán được thực hiện trực tuyến thay vì thông qua kênh thương mại truyền thống trước đây

Việt Nam là một trong những nước phát triển kinh tế thông qua Internet nhanh nhất khu vực Châu Á Có 68 triệu người dùng Internet tại Việt Nam vào năm 2020 và

dự báo sẽ tăng lên 75,7 triệu vào năm 2023 Hơn 90% người dùng kết nối Internet qua điện thoại đề giao tiếp, học tập, giải trí, mua sắm, theo dõi xu hướng

Người tiêu dùng đã có một năm khá ngần ngại với giao thương tiếp xúc bởi COVID-19, du giai đoạn “bình thường mới” đang diễn ra thì hành vi mua sắm của họ cũng chuyên biến rất nhiêu

Người tiêu dùng ngày cảng trở nên thông thái, nghiên cứu sản phẩm kỹ cảng hơn trước khi mua Nghiên cứu đã cho thấy 87% người Việt đã dùng Google cho việc tìm kiếm và YouTube dé xem va mua sắm trực tuyến, họ dựa vào nhiều nền tảng trong quá

9

Trang 18

trình nghiên cứu và mua hàng online Những điểm tiếp xúc thôi thúc người dùng mua săm thì tới 90% là online, 32% tại cửa hàng và 28% theo kênh truyền thông cũ YouTube

trở thành nền tảng để người tiêu dùng nghiên cứu và mua hàng Tìm kiếm video liên

quan đến mua sắm trên YouTub tăng 60% và video liên quan tới "nên mua gì" tăng tới 56% với các sản phẩm phố biến như son, điện thoại, thức ăn, game và chăm sóc da

ó2% khách hàng nghiên cưu online

Hình 1.1: Nghiên cứu online về sản phẩm vượt xa nghiên cứu offline

Nguồn: khảo sát của Ipsos Global Advisor, 05/2020

Có thê nhận định rằng những xu hướng này đã được hình thành từ thời gian trước nhưng đại dịch Covid diễn ra đã làm cho xu hướng trên trở nên nỗi bật hơn bao giờ hết 1.2.3 Xu hướng tiêu dùng “thân thiện” với môi trường

Xu hướng tiêu dùng xanh đang rất phô biến ở Việt Nam trong những năm gần đây trong mọi lĩnh vực Người tiêu dùng ngày càng có mối quan tâm sâu sắc đến vấn đề môi trường, coi trọng các hành vi có tác động đến môi trường Không những thế, tiêu dùng xanh còn nằm trong nội dụng “Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 20207

và tầm nhìn đến năm 2050 của nước ta và được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ hưởng ứng như: sử dụng ống hút nhựa, dùng lá chuối gói thực phẩm, sử dụng túi vải thay vì túi nilon, ly thuỷ tỉnh hoặc ly giấy thay vi ly nhva

Tuy hiện nay vẫn chưa có đữ liệu chính thức về hành vi tiêu dùng xanh, nhưng

có thê thấy trong nửa và cuối năm 2021 - một năm đây biến động của dịch bệnh, mua sam, tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn đối với cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp Cụ thể, sự kiện Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam năm

2021 với chủ đề “Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới” đã thúc đây các doanh nghiệp cam kết trong các chính sách bảo vệ môi trường

10

Trang 19

trong sản xuât kinh doanh cũng như viéc mua sam hang ngay cua người tiêu dùng cũng phải giảm thiêu tôi đa rác thải

Có thê thấy, tiêu dùng ngày nay không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mà còn phải đảm bảo được tính nhân vân và lợi ích xã hội trong từng sản phẩm Nửa cuối năm 2021, trước điễn biến dịch bệnh Covid-19, người tiêu dùng đã chuyền sang thói quen mua sắm những sản phẩm “thân thiện” với môi trường như một biện pháp đề “giải cứu trái đất” cũng như môi trường sống của mình

1.2.4 Xu hướng tiêu dùng “thân hiện” với sức khỏe Theo nghiên cứu cua Nielsen, vao nam 2017, người dùng Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe Họ sẵn sảng chỉ một khoản tiền mắc hơn cho một thương hiệu nào đó đảm bảo được những nhu cầu này Cụ thể theo nghiên cứu,

§0% người tiêu dùng quan tâm đến thành phân của sản phẩm đó có an toàn cho sức khoẻ

va 79% san sàng trả thêm tiền để mua sản phẩm không chứa những thành phần họ không

mong muốn Không những thế, các thương hiệu sản xuất sạch có mức độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với các doanh nghiệp thông thường 62% người dùng cho biết họ tiêu thụ đồ uống đóng chai sẵn có lợi cho sức khỏe, có thê nhận thấy qua mức tăng những từ khóa tìm kiếm như "nước alkaline" tăng 80%, "thực phẩm hữu cơ" tăng

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nửa cuối năm qua da cho thay mối quan tâm dành cho sức khỏe ngày cảng lớn thông qua xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt Họ có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sức khỏe và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm “thân thiện” với sức khỏe tăng lên Có lẽ, người tiêu dùng mới chính là người dẫn dắt thị trường tiêu dùng khiến rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến ngành thực phẩm phải có sự thay đôi về sản phẩm cũng như chiến lược nhằm đáp ứng những nhu cầu này của người tiêu dùng Việt

1.2.5 Xu hướng mua hàng tiện lợi Diễn biến dịch bệnh phức tạp trong nửa cuối năm 2021 đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt, mà trong đó phải kể đến xu hướng mua hàng dựa trên tiêu chí “tiện lợi” Hầu hết người tiêu dùng Việt đã chuyển sang mua hàng tại các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi gần nhà thay vì những siêu thị lớn và mua săm và thanh toán trực tuyến thông qua các ứng dụng trên điện thoại đi động bởi sự tiện ích và đảm bảo an toan trong mua dich Covid-19

Cy thé, vào tháng 5 và tháng 6, khi bắt đầu kỳ giãn cách xã hội do bùng phát dịch bệnh, doanh thu của mỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh dao động trong khoảng 1,4 - 1,47 tỷ đồng, tang gap 1,5 - 2 lần so với tháng 3 và tháng 4 Đến trong 7 năm 2021, chuỗi cửa hàng bách hoá này lại tiếp tục ghí nhận doanh thu hơn 17.600 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng

11

Trang 20

kỳ năm trước Kết quả cho thấy, chuỗi Bách Hóa Xanh hưởng rất nhiều lợi ích từ những

sự thay đôi về hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Theo báo cáo “SYNC Đông Nam Á” của Facebook và Bain & Company, năm 2021 ghi nhận chi tiêu mua sắm trực tuyến đầu người tăng 60% so với năm 2020 và Việt Nam được dự đoán là thị trường bùng nô nhất Đông Nam A, voi tong gia tri hàng hoá qua thương mại điện tử ước tính đạt khoảng 56 tỷ USD vào năm 2026

Có thể thay, su thay déi trong hanh vi mua săm dựa trên sự tiện lợi của người tiêu dùng nửa cuỗi năm 2021 đã có sự ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các sản phâm thuộc ngành hàng FMCG Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải nhanh chóng thích ứng và chuyên biến dé có thể “trụ lại” trong thời điểm khó khăn cũng như trong tương lai

1.3 YEU TO MOI TRUONG TAC DONG DEN CAC XU HUONG TIEU DUNG 1.3.1 Môi trường kinh tế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-L9 diễn biến phức tạp và kéo dài, đánh thắng vào các khu công nghiệp và các “đầu tàu” kinh tế như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ Một số ngành dịch vụ tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 đã chiếm tỷ trọng lớn, làm giảm mức tăng chung của khu vực dich vu va toan bộ nền kinh tế

Cụ thể như, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm

giảm 0,3 điểm phần trăm Ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần

trăm trong tốc độ tăng tông giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

Đáng chú ý, tiếp tục giảm mạnh trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ở tháng

9/2021 khiến mức giảm 9 tháng lên tới 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm trong

tốc độ tăng tông giá trị tăng thêm của toàn nên kinh tế

12

Trang 21

3/2021 âm là việc phải chấp nhận bởi đây là quý khó khăn nhất của nền kinh tế khi dịch

bệnh bùng phát phức tạp nhất kế từ năm 2020 tới nay, buộc 25 tỉnh thành trên cả nước phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội

Theo đánh giá của vị chuyên gia này, kinh tế đang phát triển theo mô hình chữ K nên có ngành phát triển rất tốt trong dịch bệnh như công nghệ thông tin, sắt thép nhưng cũng có ngành giảm mạnh như du lịch, lưu trú và giáo dục

Kinh tế 9 tháng được số liệu thông kê cho thấy, trái ngược với một số ngành dịch

vụ đang đối mặt với tình trạng giảm mạnh, nhiều ngành dịch vụ có mức tăng trưởng ấn tượng Đáng kế như ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông

tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm

1.3.2 Môi trường công nghệ Công nghệ số đang phát triển như vũ bão vào các giai đoạn trong dịch bệnh Điển hình với “Trí tuệ nhân tạo” đã được dự báo, thị trường AI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp 190 tỷ USD vào năm 2025 với chỉ tiêu toàn cầu cho các hệ thống AI đạt hơn 57 tỷ USD vào năm 202 1.Hay các công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa như (Babylon Health, Ada, WhatsApp và Facetime, ) Công nghệ số hóa phát triển, kéo theo đó là sự thay đôi trong lối sống hằng ngày của mọi người Việc đặt hàng hóa, thực phẩm, đồ dùng qua online đã xuất hiện và được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết tỏng dịch bệnh

13

Trang 22

Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, thực hiện các thao tác, trao đổi , làm việc, học tập và giao dịch online là những việc hằng ngày của mọi người Thế nhưng vì phát triển

về công nghệ, nên các vấn đề về an ninh mạng cũng khiến người tiêu dùng lo ngại khi thanh toán hoặc sử dụng các thông tin cá nhân của bản thân qua online

Chiều 7/12, tại họp báo về Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ

số, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, quy mô cộng đồng doanh nghiệp số từ số lượng doanh nghiệp đến nhân lực đều tăng trưởng trong bối cảnh Covid-L9 "Nhân lực công nghệ số tăng 5% trong thời gian vừa qua, tức

là thêm khoảng 60.000 lao động", ông Long cho biết Còn số lượng doanh nghiệp tăng thêm 5.600 so với năm 2020

Thứ trưởng khăng định môi trường kinh tế không tiếp xúc, môi trường làm việc không

tiếp xúc thúc đây quá trình chuyên đối số diễn ra mạnh mẽ hơn "Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam rất ấn tượng Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hầu như kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm, Việt Nam là một trong những điểm sáng với tăng trưởng GDP đạt 2,9% Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam

có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP", ông Tuyên nói Các doanh nghiệp công nghệ số như: VNPT, Viettel, CMC, FPT có tiềm lực, có đóng góp lớn trong phát triển chính quyền số, kinh tế số với việc xây đựng các nền tảng số quốc gia

Về xã hội số, có ứng dụng PC-COVID đã có 45 triệu lượt tải Việc nghẽn lệnh

cua san HOSE đã được FPT vảo cuộc và xử lý được trong 100 ngày hay game AxIe cũng là game Việt đi ra toàn cầu Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã thê hiện vai trò của hai sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam la Voso của Viettel, Postmart của Tông công ty Bưu điện Việt Nam hỗ trợ bán nông sản của các hộ sản xuất nông sản đều là các sản phẩm Made in Viet Nam

1.3.3 Văn hoá xã hội Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cùng với đó là quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam những năm gần đây đã khiến văn hoá tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã bị ảnh hưởng một cách rõ rệt Ngoài những văn hoá đặc thù vốn có nước ta là sự xuất hiện của những yếu tố văn hoá mới như văn hoá hội nhập bởi sự phát triển của khoa học - công nghệ Chắng hạn như, con người có thé làm việc tại nhà, không cần gặp trực tiếp đồng nghiệp, đối tác vẫn có thê hoàn thành công việc; hay con người còn dân trở nên lệ thuộc vào các thiết bị điện tử nhằm tìm kiếm sự tiện nghi, tối giản trong mọi việc

Ngoài ra, những sự thay đôi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tô xã hội như gia đình, bạn bè, đặc biệt là những người

14

Trang 23

có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội Trong thời đại hội nhập của văn hoá mạng xã hội, con người có thê đễ dàng tìm kiếm và bắt gặp những nội dung, hình ảnh, video từ người thân, bạn bè, các KOLs, chia sẻ về lối sống cá nhân của bản thân Điều này đã tác động

không ít tới xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt nửa cuối năm 2021 Cụ thẻ,

xu hướng sống lành mạnh như sử dụng những thực phẩm sạch, những đồ dùng “thân thiện” với môi trường của giới trẻ ngày nay phần lớn thông qua việc tiếp xúc nhiều với thông tin trên mạng xã hội hay các video chia sẻ về cuộc sống của những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội Theo khảo sát của Celebrity Intelligence vào năm 2020, 80% người khảo sát cho rằng KOLs là yếu tổ chủ quan quyết định việc họ có mua món

hàng đó hay không Chính vì vậy, nửa cuối năm 2021, KOL marketing được rất nhiều

doanh nghiệp sử dụng như chiếc chìa khóa then chốt dé tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu

1.3.4 Môi trường chính trị pháp luật Trong bối cảnh thích ứng an toàn với đại dịch COVID-I9, các chính sách của ngành công thương về thúc đây sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa đã và đang phát huy tác dụng, góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đây kinh tế phát triển Dưới đây

là một số chính sách thúc đây tiêu dùng và sản xuất trong thời gian qua:

® Ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành một số quy định nhằm tăng cường bảo

vệ quyên lợi người tiêu dùng khu mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thương mại điện tử Cụ thê, người tiêu dùng khi tiễn hành các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu trên website thương mại điện tử sẽ được cung cấp các thông tin chỉ tiết về hàng hóa, sản phẩm, giúp hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do người bán đăng tải Ngoài ra, tô chức, cá nhân cung cấp dich vụ thương mại điện tử sẽ phải chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Như vậy, quy định mới sẽ ràng buộc trách nhiệm lớn hơn của các sàn thương mại điện

tử có chức năng đặt hàng trực tuyến trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

® Ngày 26/10/2021 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới Cụ thể, Chỉ thị yêu cầu đây mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa:

tô chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường: tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

15

Trang 24

® Ngày 1/12/2021, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã tô

chức Lễ Phát động “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 - Vietnam Grand Sale 2021” do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Chương trình Tháng khuyến mại tập trung Quốc gia năm

2021 - Vietnam Grand Sale 2021 chính là một trong những hoạt động, cùng với nhiều hoạt động, chương trình Bộ đã và đang thực hiện để thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”; đây mạnh các hoạt động phục hồi sản xuất, kinh doanh

an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện “bình thường mới”: kết nỗi hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đây tiêu dùng nội địa

1.3.5 Môi trường tự nhiên Nửa cuối năm 2021 vừa qua là một năm đầy biến cố đối với rất nhiều doanh

nghiệp thuộc nhiều ngành hàng khi phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong xu hướng tiêu

dùng của người dân Việt Nam trong tình hình dịch COVID-I9 diễn biến phức tạp Có thê thấy, đại dịch đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Việt, ảnh hưởng tiêu cực tới các yếu tố như kinh tế, xã hội Sự bùng phát lại của dịch bệnh đã hình thành những xu hướng tiêu dùng mới của người dân Việt, như giảm chi tiêu cho những mặt hàng không cần thiết, ưu tiên các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, y tế

và mong muốn sản phẩm dịch vụ tốt hơn

Theo “Khảo sát Niềm tin người tiêu dùng” được thực hiện bởi Nielsen vả The Conference Board, dich Covid-19 đã làm gián đoạn cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới bao gồm cả Việt Nam và làm thay đôi về thái độ, hành vi và mong muốn của người tiêu dùng một cách chóng mặt Rất nhiều những hành vi mua sắm mới được hình thành như mua sắm và thanh toán online mọi lúc hay quan tâm đến hàng Việt nhiều hơn Hơn nữa, địch Covid-L9 đã tác động khá mạnh mẽ đến tư duy của người tiêu dùng Việt chuyền sang tăng ý thức đề phòng rủi ro trong tương lai Qua đó, các doanh nghiệp cần phải thích ứng đề có thể chủ động điều chỉnh, thay đối các chiến lược nhằm đáp ứng những mong muốn của người tiêu dùng trong tình hình hiện tại

16

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w