Sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” ở các quốc gia..25PHẦN 1: MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMINGMÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING là sự mở rộng nền tảng củalý thuyết IS-LM khi có tí
MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING
Hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định
Hình 1: Quan hệ IS – LM – BP trong chế độ tỷ giá cố định
-Đường IS: là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất làm thị trường hàng hóa cân bằng.
Sự dịch chuyển của IS thể hiện tác động của các chính sách tài khóa
-Đường LM: là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất làm thị trường tiền tệ cân bằng sự dịch chuyển của LM thể hiện tác động của chính sách tiền tệ
-Đường BP: là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất làm cán cân thanh toán quốc tế cân bằng
Sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể làm thay đổi trạng thái của BP
Giả sử nền KT đạt cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm A Khi chính phủ thực hiện chính sách TK mở rộng, IS dịch chuyển đến IS’, cắt LM tại C, nền KT đạt cân bằng bên trong, lúc này sản lượng tăng và lãi suất tang, BP thặng dư, tỷ giá giảm
→ Để duy trì tỷ giá cố định, CP mua vào ngoại tệ, cung tiền tăng làm LM dịch chuyển đến LM’, cân bằng vĩ mô mới tại D (Đây là điểm cân bằng dài hạn và bền vững)
Nếu áp dụng CSTT mở rộng thì đường LM dịch chuyển sang phải thành LM’, nền KT cân bằng bên trong tại B, sản lượng
6 tăng và lãi suất giảm, vốn chảy ra nước ngoài làm BP thâm hụt, tỷ giá có khuynh hướng tăng
→ Để tỷ giá cố định, chính phủ sẽ bơm ngoại tệ làm cung tiền giảm, LM dịch chuyển sang trái, điểm cân bằng quay về điểm A
Dưới chế độ tỷ giá cố định và hoạt động chu chuyển vốn tự do, chính sách tài khóa có hiệu quả cao trong khi chính sách tiền tệ lại không hiệu quả.
Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới chế độ tỷ giá thả nổi
Giả sử nền KT đang cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm A, CSTT mở rộng sẽ làm LM dịch chuyển sang phải thành LM’, nên KT cân bằng bên trong tại điểm B, sản lượng tăng, lãi suất giảm, vốn chảy ra nước ngoài làm cho BP bị thâm hụt, tỷ giá có khuynh hướng tăng, nội tệ giảm giá, tăng sức cạnh tranh quốc tế làm XK tăng, NK giảm, kết quả ngoại tệ tăng làm IS và BP dịch chuyển sang phải là IS’ và BP’
7 Điểm cân bằng mới tại E với sản lượng cao hơn ban đầu.
Như vậy, trong chế độ tỷ giá linh hoạt, CSTT có tác dụng mạnh để gia tăng sản lượng
CSTK mở rộng làm IS dịch chuyển sang phải thành IS” Nền KT đạt cân bằng bên trong tại G với sản lượng tăng và lãi suất cũng tăng
→ Dòng vốn chảy vào nên BP thặng dư, tỷ giá giảm nên BP dịch chuyển sang trái là BP”, đường IS” dịch chuyển ngược lại thành IS’ hình thành nên điểm cân bằng mới tại F với sản lượng và lãi suất đều giảm so với mục tiêu
Trong chế độ tỷ giá linh hoạt và dòng vốn chu chuyển hoàn hảo, CSTT có tác dụng mạnh hơn trong khi CSTK có tác dụng yếu hơn
Mô hình Mundell – Fleming hàm ý rằng hiệu quả của CSTT hay CSTK phụ thuộc vào chế độ tỷ giá và mức độ kiểm soát vốn ở mỗi quốc gia
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
Lý thuyết nền tảng
Giáo sư Robert Mundell - một trong những người đầu tiên nghiên cứu về cách tiếp cận tiền tệ đối với cán cân thanh toán đã chỉ ra rằng một nền kinh tế sẽ điều chỉnh mức thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán gây ra bởi những thay đổi trong cung tiền dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Mundell (1963) đã chỉ ra ba yếu tố không thể tồn tại đồng thời, đó là: (i) dòng vốn di chuyển tự do, (ii) cơ chế tỷ giá cố định, (iii) độc lập tiền tệ
Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển lên thành lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi’’ được phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính hoàn toàn và độc lập tiền tệ
Chính sách Độc lập tiền tệ là khi quốc gia có thể chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát
Là chính sách của Ngân hàng Trung Ương thực hiện nhằm điều tiết kinh tế
Không quan tâm đế tỷ giá các biết số vĩ mô khác
Mục đích: ổn định và tăng trưởng kinh tế
Do đó, NHTW có thể tăng cung tiền, giảm lãi suất khi nền kinh tế suy thoái, hoặc giảm cung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế phát triển quá nóng
Hội nhập tài chính (Tự do luân chuyển nguồn vốn) nghĩa là dòng vốn được tự do di chuyển vào và ra khỏi một quốc gia dưới hình thức các dòng thương mại và đầu tư quốc tế
Tự do tham gia vào thị trường tài chính quốc tế; Vốn hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất
Lợi ích: Nền kinh tế của quốc gia linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn
Tỷ giá cố định là cơ chế mà trong đó tỷ giá được giữ không đổi hoặc dao động trong một biên độ rất hẹp
Ngân hàng Trung Ương quyết định tỷ giá cố định và điều hòa cung-cầu ngoại tệ để duy trì tỷ giá
Lợi ích: Khuyến khích đầu tư; Cải thiện cán cân thương mại
Tỷ giá được duy trì ổn định sẽ tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp ổn định giá cả, đồng thời giúp làm giảm rủi ro cho hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ
Hình minh họa cho tam giác lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
Chứng minh bộ ba bất khả thi
- Nền kinh tế nhỏ, mở, vốn tự do luân chuyển.
- r* là lãi suất quốc tế
- Nền kinh tế đang trong trạng thái khiếm dụng (Yo giá đồng tiền giảm o Ngược lại thì phải mua đồng tiền của chính mình => giá đồng tiền tăng
-Hệ thống Bretton Wood kéo dài đến năm 1971
-Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại Mỹ gia tăng => giảm giá trị đồng đô la => Mỹ cho phép đồng đô la thả nổi (cho dao động với các đồng tiền khác)
=> Đồng đô la hạ giá
-Các nhà lãnh đạo cố gắng khôi phục hệ thống Bretton Wood bằng hiệp định
Smithson năm 1971, nhưng thất bại
-Năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác chấp nhận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi
Sau cuộc khủng hoảng nợ Châu Mỹ Latinh thập niên 1980
-Hay còn gọi là “Thập kỷ mất mát” và đã manh nha từ những năm 1970
-Ở thời điểm đó, các nước Mỹ Latinh có các bước phát triển khá ấn tượng chủ yếu do vay nợ nước ngoài quy mô lớn
-Đầu 1980, gặp khó khăn trong việc trả nợ (các khoản nợ công với các tổ chức quốc tế tăng lên 20%, lãi suất tăng cao khiến chi phí trả lãi vay tăng cao)
-Các nước Mỹ Latinh phải huy động nguồn lực để trả nợ => sản lượng trong nước và tiêu dùng giảm
-Cơn bão khủng hoảng bắt đầu từ Mexico khi quốc gia tuyên bố vỡ nợ năm
1982, sau đó là Brazil, Venezuela, Argentina…
-Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh trong giai đoạn này
-Thứ nhất, việc đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến việc chính phủ bội chi nặng
-Ngoài ra để thực hiện mục tiêu này, phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu và công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm cho tỷ lệ nhập siêu tăng
Hai điều này dẫn đến một nhu cầu lớn về vốn của chính phủ.
Chính phủ các nước này đi vay từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế
-- Khi các quốc gia châu Mỹ Latinh đã không còn khả năng duy trì được tăng trưởng kinh tế cao và các khoản nợ nước ngoài vượt quá cao không có khả năng trả thì hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới đều từ chối hoặc giảm cho vay các nước Mỹ Latinh khác Trong khi đó, các khoản nợ vay của chính phủ các nước lại chủ yếu là ngắn hạn và các nước gặp khó khăn trong thanh toán nợ khi các tổ chức cho vay từ chối gia hạn các khoản này
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
-Chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng Baht Thái Lan do sự rút vốn ồ ạt khỏi quốc gia này
-Cuộc khủng hoảng lan nhanh sang các nước Đông Á, đồng tiền trong khu vực bị phá giá, nhiều công ty bị phá sản, thất nghiệp tăng
Thực tế, trước cuộc khủng hoảng, các nước Đông Á và Đông Nam Á đã có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhờ vào dòng vốn nước ngoài
-Sự bùng nổ tín dụng do được sử dụng thiếu kiểm soát, đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán khiến cho các nước dễ bị tổn thương với quá trình đổi ngược dòng tín dụng
-Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nề.
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008
-Khởi nguồn từ Mỹ đầu 2008 và biến thành cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới vào tháng 8/2008 (do FED thi hành biện pháp khẩn cấp để cứu vãn ngân hàng do các khoản vay thế chấp khó đòi)
-Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ Bong bóng bất động
- sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách
-Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản
Sự trỗi dậy của Trung Quốc
- Với tư cách là công xưởng của thế giới, việc Trung Quốc tích lũy một lượng lớn dữ trữ ngoại hối khổng lồ cùng với chính sách tỷ giá mà họ thường tuyên bố miễn sao có lợi cho dân tộc Trung Quốc càng thúc đẩy các nước, nhất là các nước đang phát triển có những điều chỉnh tương thích trong mẫu hình của bộ ba bất khả thi
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI CÁC QUỐC
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1 Vai trò của dự trữ ngoại hối
Việc dự trữ ngoại hối đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ các quốc gia đạt mức độ cao với mục tiêu chính sách của lý thuyết
“Bộ ba bất khả kháng”
-Theo nghiên cứu 2008, bởi Aizenman, Chinn và Ito đã đề cập việc dự trữ ngoại hối như là yếu tố hỗ trợ các quốc gia để đối phó với dòng vốn đảo chiều và duy trì được tỷ giá hối đoái trong một vùng để làm nổi bật và rõ hơn về lý thuyết này các
- tác giả đã diễn đạt thành đồ thị kim cương để thấy được mối liên kết giữa dự trữ ngoại hối và các chính sách theo lý thuyết này
-Trước đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã cho thấy bằng chứng rằng dự trữ ngoại hối có thể làm dịu nguy cơ sụt giảm sản lượng đột ngột, cũng như làm nhẹ bớt mức độ tổn thất sản lượng khi dòng vốn đảo chiều, hoặc xem dự trữ như một nhân tố ổn định sản lượng và tiêu dùng (như nghiên cứu của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) , Rodrik và Valesco (1999), Aizenman và Marion (2004))
-Ngoài ra, Cheung và Ito (2007) chứng minh rằng vai trò của dự trữ sẽ giảm bớt theo thời gian nếu chỉ sử dụng biến giải thích là độ mở thương mại, trong khi vai trò này sẽ gia tăng nếu biến giải thích là các biến tài chính Điều này phù hợp với xu hướng hội nhập tài chính ngày càng gia tăng và trở thành một nhân tố xác định quan trọng đối với sự gia tăng dự trữ ngoại hối, cũng như giúp giải thích mối quan hệ giữa những thay đổi trong bộ ba chính sách và mức độ dự trữ VD: những nước thuộc hoạt động xuất khẩu vốn sẽ phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ của một số ít mặt hàng có tính biến động giá và sản lượng cao như đại diện là nước Brazil
-Bên cạnh đó, cũng có vài minh chứng cho thấy nếu nền kinh tế theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính cao thì chịu sự gia tăng của lạm phát
-Để so sánh sự lựa chọn chính sách của hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ, các tác giả đặc tính được các chỉ số đo lường
- mức độ đạt được ba chính sách theo lý thuyết của “Bộ ba bất khả thi” Đó là sự lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô, và làm rõ được việc dự trữ ngoại hối vô cùng quan trọng Sự phân khúc thị trường tài chính, các chính sách kiểm soát vốn và lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, lãi suất chính sách của Trung Quốc sẽ không phản ánh đúng thực trạng chính sách tiền tệ nhưng ở Ấn thì lại phù hợp
-Nghiên cứu Aizenman và Ito (2012) càng làm rõ hơn việc dự trữ ngoại hối vô cùng quan trọng như là bước đệm để đối phó với dòng vốn đột ngột đảo chiều ở các
- nước đang phát triển nước có dự trữ ngoại hối lớn sẽ có nhiều khả năng lựa chọn ở mức độ phân kỳ chính sách và ít phải đối mặt với vấn đề đánh đổi giữa các mục tiêu, khi các nước có dự trữ thấp nên chọn chính sách hội tụ hạn chế biến động sản lượng Đặc biệt, thị trường mới nổi có dự trữ cao có thể hạn chế lây nhiễm từ khủng hoảng toàn cầu
-Chốt việc dự trữ ngoại hối vô cùng quan trọng nó quan trọng trong việc hỗ trợ mục tiêu ổn định nền kinh tế nhưng chi phí phát sinh khi dự trữ cao sẽ tác động đến chính sách không đạt như mong muốn
2 Sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” ở các quốc gia
Như các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mexico, Châu Á, Brazil và Nga với sự gia tăng chu chuyển vốn quốc tế đã nâng cao tầm quan trọng của lý thuyết này lên nhiều trong việc lựa chọn các chính sách
-Ficher (2001) dòng vốn di chuyển một cách tự do và ngày càng gia tăng về quy mô Theo Fischer, các quốc gia này nên lựa chọn kết hợp giữa tự do hóa tài chính với tỷ giá thả nổi hoàn toàn, hoặc neo cố định (hard peg) Kết quả là bộ ba bất khả thi giờ đây chỉ còn là sự đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và ổn định chính sách tiền tệ
-Obstfeld và cộng sự (2004, 2005) đối với mẫu trên 100 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1870 đến 2000 cho thấy một số quốc gia theo đuổi cả ba mục tiêu nhưng không thể đồng thời đạt được tất cả
-Frankel và cộng sự (2004) đối với 18 nước công nghiệp và 28 nước đang phát triển đã tập trung phân tích ảnh hưởng của sự lựa chọn cơ chế tỷ giá đến độ nhạy cảm của lãi suất trong nước trước lãi suất quốc tế Kết quả cho thấy, khi một quốc gia
NHÓM 8 lựa chọn cơ chế thả nổi tỷ giá vẫn không thể ngăn chặn được sự truyền dẫn của lãi suất quốc tế vào lãi suất trong nước trong dài hạn
-Aizenman và Ito (2012) tập trung vào sự lựa chọn chính sách ở các nước đang phát triển từ góc nhìn của lý thuyết “Bộ ba bất khả thi’’ Tác giả đã xây dựng chỉ số đo lường mức độ phân kỳ của ba chính sách để đánh giá sự kết hợp đặc trưng.