Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới chế độ tỷ giá thả nổi Chính sách tiền tệ: Giả sử nền KT đang cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm A, CSTT mởrộng sẽ làm L
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: BỘ BA BẤT KHẢ THI
(Báo cáo môn học Tài chính quốc tế)
Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Lam
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2022
Trang 2DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ
HOÀN THÀNH
1 Lê Khang Anh 2021005236 Nội dung phần
1,2 Thuyết trình
100%
2 Nguyễn Thị Thanh Trúc 2021007293 Tổng hợp word,
powerpoint, nộidung phần 4,6
100%
3 Nguyễn Bảo Trân 2021004976 Nội dung phần
356, thuyết trình
100%
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING 4
1 Hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định 5
2 Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới chế độ tỷ giá thả nổi 7
PHẦN II: LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI 8
1 Lý thuyết nền tảng 8
2 Chứng minh bộ ba bất khả thi 9
3 Các nghiên cứu mở rộng lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” 11
PHẦN III: CÁC THƯỚC ĐO MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI 15
1 Thước đo mức độ độc lập tiền tệ 15
2 Thước đo mức độ ổn định tỷ giá hối đoái 16
3 Thước đo mức độ hội nhập tài chính 17
PHẦN IV: DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 19
1 Vai trò của dự trữ ngoại hối 20
2 Sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” ở các quốc gia 22
PHẦN V: BỘ BA BẤT KHẢ THI SAU MỖI CUỘC KHỦNG HOẢNG 24
1 Sau sự đổ vỡ của hệ thống Bretton Woods 1973 24
2 Sau cuộc khủng hoảng nợ Châu Mỹ Latinh thập niên 1980 25
3 Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 25
4 Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 26
5 Sự trỗi dậy của Trung Quốc 26
Trang 4PHẦN VI: NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ
THI 27
1 Tỷ giá cố định là hội nhập tài chính 27
2 Tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính 27
3 Chế độ trung gian 27
PHẦN 1: MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING
MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING là sự mở rộng nền tảng của lý thuyết
IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh toán quốc tế (BP) được đưa
ra vào năm 1962 Mô hình cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn
Mô hình Mundell - Fleming được đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở, trong khi mô hình IS - LM xem xét trong điều kiện nền kinh tế đóng
Mỗi nền KT đều cố gắng đạt được sự cân bằng vĩ mô dưới hình thức Cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài
Cân bằng bên trong đạt được khi tổng cầu bằng với tổng cung trong nước,
IE giá cả và sản lượng trong nước được duy trì ở mức mà tại đó thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động đều cân bằng
❖ Thành phần của tổng cầu:
Yd= C+I+G+NX
NX= X0 – mY
Chú ý: nhập khẩu là 1 hàm số của mức sản lượng quốc gia (thu nhập)
Y
- Thị trường hàng hóa cân bằng khi:
Tổng cầu (Yd) = Tổng cung (Y)
- Cán cân thanh toán quốc tế được biểu diễn qua phương trình sau:
BP = NX + KA
Giả sử chu chuyển vốn là hoàn hảo, KA là 1 hàm số của chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài, cụ thể:
Trang 5-Đường LM: là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa thu nhập
và lãi suất làm thị trường tiền tệ cân bằng sự dịch chuyển của LMthể hiện tác động của chính sách tiền tệ
-Đường BP: là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa thu nhập
và lãi suất làm cán cân thanh toán quốc tế cân bằng
Trang 6Sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cóthể làm thay đổi trạng thái của BP
Chính sách tài khóa:
Giả sử nền KT đạt cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm A Khi chínhphủ thực hiện chính sách TK mở rộng, IS dịch chuyển đến IS’, cắt LM tại
C, nền KT đạt cân bằng bên trong, lúc này sản lượng tăng và lãi suất tang,
BP thặng dư, tỷ giá giảm
→ Để duy trì tỷ giá cố định, CP mua vào ngoại tệ, cung tiền tăng làm LMdịch chuyển đến LM’, cân bằng vĩ mô mới tại D (Đây là điểm cân bằng dàihạn và bền vững)
Chính sách tiền tệ:
Nếu áp dụng CSTT mở rộng thì đường LM dịch chuyển sang phải thànhLM’, nền KT cân bằng bên trong tại B, sản lượng tăng và lãi suất giảm, vốnchảy ra nước ngoài làm BP thâm hụt, tỷ giá có khuynh hướng tăng
→ Để tỷ giá cố định, chính phủ sẽ bơm ngoại tệ làm cung tiền giảm, LMdịch chuyển sang trái, điểm cân bằng quay về điểm A
Dưới chế độ tỷ giá cố định và hoạt động chu chuyển vốn tự
do, chính sách tài khóa có hiệu quả cao trong khi chính sách tiền tệ lạikhông hiệu quả
Trang 72 Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới chế độ tỷ giá thả nổi
Chính sách tiền tệ:
Giả sử nền KT đang cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm A, CSTT mởrộng sẽ làm LM dịch chuyển sang phải thành LM’, nên KT cân bằng bêntrong tại điểm B, sản lượng tăng, lãi suất giảm, vốn chảy ra nước ngoài làmcho BP bị thâm hụt, tỷ giá có khuynh hướng tăng, nội tệ giảm giá, tăng sứccạnh tranh quốc tế làm XK tăng, NK giảm, kết quả ngoại tệ tăng làm IS và
BP dịch chuyển sang phải là IS’ và BP’
Điểm cân bằng mới tại E với sản lượng cao hơn ban đầu Như vậy, trongchế độ tỷ giá linh hoạt, CSTT có tác dụng mạnh để gia tăng sản lượng
Mô hình Mundell – Fleming hàm ý rằng hiệu quả của CSTT hay CSTKphụ thuộc vào chế độ tỷ giá và mức độ kiểm soát vốn ở mỗi quốc gia
Trang 8PHẦN II: LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
Chính sách Độc lập tiền tệ là khi quốc gia có thể chủ động trong việc điềuhành chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế, thực hiện mục tiêu tăngtrưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát
Là chính sách của Ngân hàng Trung Ương thực hiện nhằm điều tiết kinh
tế
Không quan tâm đế tỷ giá các biết số vĩ mô khác
Mục đích: ổn định và tăng trưởng kinh tế
Do đó, NHTW có thể tăng cung tiền, giảm lãi suất khi nền kinh tế suythoái, hoặc giảm cung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế phát triển quánóng
Trang 9Hội nhập tài chính (Tự do luân chuyển nguồn vốn) nghĩa là dòng vốn được
tự do di chuyển vào và ra khỏi một quốc gia dưới hình thức các dòngthương mại và đầu tư quốc tế
Tự do tham gia vào thị trường tài chính quốc tế; Vốn hoàn toàn nhạy cảmvới lãi suất
Lợi ích: Nền kinh tế của quốc gia linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn
Tỷ giá cố định là cơ chế mà trong đó tỷ giá được giữ không đổi hoặc daođộng trong một biên độ rất hẹp
Ngân hàng Trung Ương quyết định tỷ giá cố định và điều hòa cung-cầungoại tệ để duy trì tỷ giá
Lợi ích: Khuyến khích đầu tư; Cải thiện cán cân thương mại
Tỷ giá được duy trì ổn định sẽ tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiếnhành các biện pháp ổn định giá cả, đồng thời giúp làm giảm rủi ro cho hoạtđộng kinh doanh quốc tế, tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội
tệ
Hình minh họa cho tam giác lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
2 Chứng minh bộ ba bất khả thi
Giả thiết đưa ra:
- Nền kinh tế nhỏ, mở, vốn tự do luân chuyển
- r* là lãi suất quốc tế
- Nền kinh tế đang trong trạng thái khiếm dụng (Yo<Yp)(Trạng thái cân bằng khiếm dụng lao động mô tả một trạng thái
Trang 10trong nền kinh tế nơi tỷ lệ thất nghiệp liên tục cao hơn bìnhthường.)
- NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để điều tiếtnền kinh tế
Thực hiện kiểm soát vốn để hạn chế dòng vốn chảy ra
- Cán cân thanh toán không bị thâm hụt
Trang 11- Tỷ giá không bị ảnh hưởng.
Vậy khi thực hiện kiểm soát vốn thì mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá
bị phá vỡ, tỷ giá được ổn định
3 Các nghiên cứu mở rộng lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
Thuyết tam giác mở rộng
Theo Frankel (1999), xu hướng hội nhập tài chính đã đẩy sự lựa chọn củahầu hết các quốc gia xuống phần phía dưới của tam giác minh họa các mụctiêu chính sách theo lý thuyết “Bộ ba bất khả thi’’
Theo ông, ngay cả khi chu chuyển vốn là hoàn toàn, cũng không có gì ngăncản các quốc gia lựa chọn một giải pháp trung gian giữa chế độ tỷ giá thảnổi và liên minh tiền tệ Mỗi nước có thể lựa chọn theo đuổi hoặc cơ chế tỷgiá thả nổi có quản lý, dải băng tỷ giá, hoặc neo tỷ giá, hay bất cứ cơ chế tỷgiá trung gian nào
Vấn đề đặt ra tiếp theo là nếu sự lựa chọn chính sách của các quốc giakhông nằm tại một trong ba đỉnh của tam giác minh họa lý thuyết “Bộ babất khả thi’’ thì liệu cơ chế trung gian sẽ được xác định như thế nào và hiệuquả ra sao
Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thicủa Mundell-Fleming và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng Mối quan
hệ giữa ba mục tiêu chính sách đã được giải thích rất rõ ràng trong mô hìnhtam giác bất khả thi của Mundell-Fleming nhưng hiệu quả của cơ chế trunggian vẫn chưa được đề cập
Trang 12Hình minh họa: Tam giác bất khả thi mở rộng
Tương tự như tam giác của Mundell-Fleming, tam giác mở rộng củaYigang và Tangxian cũng là một tam giác đều với ba cạnh tương ứng với
ba mục tiêu chính sách: độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá.Bên cạnh các kết hợp tại đỉnh của tam giác, các quốc gia vẫn có thể lựachọn cho mình một kết hợp nào đó bên trong tam giác miễn là nó phù hợpvới những mục tiêu chính sách mà quốc gia đó đang theo đuổi Mỗi điểmbên trong tam giác thể hiện một sự kết hợp trung gian giữa ba mục tiêuchính sách, nghĩa là kiểm soát vốn ở mức độ vừa phải, chính sách tiền tệđộc lập có giới hạn và tỷ giá hối đoái biến động trong một biên độ chophép
Do đó, mỗi quốc gia sẽ có một lựa chọn cho riêng mình mà khôngnhất thiết phải đánh đổi hoàn toàn theo như tam giác bất khả thi củaMundell-Fleming
Thuyết tứ diện
Hausman (2001) đã chỉ ra rằng những quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thảnổi hoặc dải băng tỷ giá rộng có cách thức quản lý chính sách tỷ giá rấtkhác biệt
O
Trang 13Hausman (2000) phát hiện ra một mối quan hệ mạnh và vững chắc giữamẫu hình thả nổi tỷ giá của một quốc gia với khả năng vay mượn quốc tếbằng đồng nội tệ của nó
Quốc gia nào có khả năng vay mượn nước ngoài bằng nội tệ (the ability toborrow abroad) nhiều hơn có khuynh hướng nắm giữ mức dự trữ ngoại hốinhỏ hơn, và cho phép tỷ giá biến động cao hơn so với mức biến động trong
dự trữ ngoại hối hoặc lãi suất
Nghiên cứu cho rằng, mức độ biến động của tỷ giá chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ Khả năng vay mượnquốc tế bằng đồng nội tệ của quốc gia nào càng cao thì mức độ biến độngcho phép của tỷ giá hối đoái ở quốc gia đó càng lớn
Thông qua việc đưa thêm biến khả năng vay nước ngoài bằng đồng nội tệvào mô hình, Guobing Shen (2004) đã mở rộng tam giác bất khả thi củaMundell-Fleming thành thuyết tứ diện
Theo nghiên cứu của Hausman (2000), khả năng vay mượn nước ngoàibằng nội
tệ có quan hệ đồng biến với mức độ biến động tỷ giá hối đoái
Trong hình 8.5, chúng ta có một tứ diện đều Đặt mặt dưới C tượng trưngcho khả năng vay mượn nước ngoài bằng đồng nội tệ; mặt M bên trái tượngtrưng cho chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn; mặt đối diện K tượng trưngcho dòng vốn lưu động hoàn toàn; mặt phải E tượng trưng cho sự ổn định
tỷ giá Đỉnh A1 là thị trường vốn đóng, A2 là tỷ giá thả nổi, A3 là tỷ giá cốđịnh và A4 thể hiện khả năng cao nhất vay mượn nước ngoải bằng đồng nội
tệ
Theo đó, khi một quốc gia có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ là cao nhấtthì nó có thể theo đuổi đồng thời ba chính sách mục tiêu: hội nhập tàichính, độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá
Trang 14Khi cho khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ của một quốc gia bằng 0 thì mặt
C của tứ diện sẽ không tồn tại Lúc này, tứ diện sẽ trở thành tam giác đều.Như vậy, rõ ràng là tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming chỉ là mộttrường hợp đặt biệt của thuyết tứ diện khi một quốc gia không có khả năngvay nợ nước ngoài bằng đồng nội tệ
Tam giác bất khả thi – Trường hợp đặc biệt của thuyết tứ diện
Mẫu hình kim cương của bộ ba bất khả thi
Những bước phát triển tiếp theo cho tới nay trên nền tảng lý thuyết “Bộ babất khả thi’’ phải kể đến chuỗi các nghiên cứu của Aizenman và cộng sự(2008, 2010, 2011, 2012)
Nghiên cứu xuất phát từ thực tế vào những năm cuối 1990, đầu những năm
2000, các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia mới nổi đã có
xu hướng gia tăng mạnh mẽ dự trữ ngoại hối và hội tụ về mức trung bìnhcủa ba mục tiêu chính sách trong lý thuyết “Bộ ba bất khả thi’’
Nghiên cứu năm 2008 của các tác giả trên đã đưa ra những lập luận hợp lýcho việc lựa chọn mẫu hình trung gian của tam giác bất khả thi, và khẳngđịnh không nhóm quốc gia nào đạt được tất cả các mục tiêu một cách tuyệtđối
Trang 15Mẫu hình kim cương của lý thuyết “Bộ ba bất khả thi’’ Hình minh họa cho khuynh hướng chính sách của các quốc gia đang pháttriển Châu Á qua các giai đoạn Theo đó, có thể quan sát thấy một sự sụtgiảm rõ rệt mức độ ổn định tỷ giá hối đoái cũng như mức độ độc lập tiền tệ,trong khi tăng cường hội nhập tài chính ở các quốc gia này Bên cạnh đó,các nước đang phát triển cũng không ngừng gia tăng tích lũy dự trữ ngoạihối
PHẦN III: CÁC THƯỚC ĐO MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI
1 Thước đo mức độ độc lập tiền tệ
Theo Obstfed và cộng sự (2005), để đo lường mức độ độc lập tiền tệ dựavào mức độ thay đổi của lãi suất danh nghĩa ngắn hạn trong nước theo lãisuất quốc gia cơ sở Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệtrên như: cú sốc, tỷ trọng thương mại, mức độ kiểm soát vốn, mức độ côngnghiệp hóa, mức độ nợ, cơ chế tỷ giá, Mối quan hệ này được củng cố khixem xét thêm các biến thời gian, tỷ trọng thương mại, lãi suất thế giới, rủi
ro của nợ và mức độ công nghiệp hóa Cách đo lường này còn hạn chế dochỉ dựa chủ yếu vào trực giác khi cho rằng điều hành chính sách tiền tệ chủyếu dựa vào lãi suất danh nghĩa hơn là dựa trên số lượng tiền tệ
Các tâc giả Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã phát triển 3 thước đo để đánhgiá mức độ độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ERS) và hội nhập tài chính(KAOPEN) Trong đó, chỉ số độc lập tiền tệ cũng dựa trên mối tương quan vềlãi suất giữa một quốc gia với quốc gia cơ sở Công thức tính chỉ số độc lậptiền tệ MI như sau:
Theo đó:
- MI được đo lường bằng hàm nghịch đảo của mức tương quan hằng nămcủa lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở,
- ii: là lãi suất của quốc gia sở tại,
- ij: là lãi suất của quốc gia cơ sở,
Trang 16- corr (ii, ij): là hệ số tương quan giữa lãi suất của quốc gia sở tại và quốcgia cơ sở,
- Giá trị tối đa và tối thiểu tương ứng là 1 và 0 Giá trị càng tiến về 1 cónghĩa là chính sách tiền tệ càng độc lập
Quốc gia cơ sở là quốc gia mà chính sách tiền tệ của một nước có quan hệmật thiết nhất – như nghiên cứu của Sambaugh (2004) Các quốc gia cơ sởtheo đó là Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Anh và Mỹ Cácnghiên cứu thường sử dụng các dữ liệu về quốc gia cơ sở trong nghiên cứucủa Sambaugh (2004) nếu có, còn nếu không có, việc lựa chọn quốc gia cơ
sở dựa trên báo cáo AREAER (IMF’s Annual Report on ExchangeArrangements and Exchange Restrictions) hoặc CIA Factbook (Factbook ofthe United States Central Intelligence Agency) Cách đo lường này gặpphải một vấn đề là khi lãi suất của 1 quốc gia trong một vài năm là khôngđổi trong năm, khiến cho tương quan giữa lãi suất của quốc gia đó với quốcgia cơ sở trong công thức trên không xác định Kết quả MI sẽ bằng 0,5 tuynhiên chỉ số MI này không phản ánh được một cách đầy đủ những vấn đề Như vậy, có nhiều phương pháp đo lường chỉ số độc lập tiền tệ (MI).Các phương pháp này hoặc dựa vào mức độ độc lập của NHTW,hoặc dựa vào sự ràng buộc của lý thuyết hay dựa vào mối tươngquan lãi suất giữa các quốc gia Mỗi phương pháp đều có những hạnchế nhất định, song các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằngphương pháp đo lường mức độ độc lập thực tế sẽ phản ánh tốt hơnchỉ tiêu này ở các quốc gia
2 Thước đo mức độ ổn định tỷ giá hối đoái
Độ ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được tính theo năm dựatrên dữ liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở Độ ổnđịnh tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0, càng tiến về 1 tỷ giá càng ổn định (chỉ sốERS càng cao có nghĩa là đồng nội tệ càng ổn định so với đồng tiền của quốcgia cơ sở)
Cách đo lường này giúp ta xác định được mức độ ổn định của tỷ giá trênthực tế mà một quốc gia đang áp dụng chứ không phải dựa trên chính sách
tỷ giá mà quốc gia đó tuyên bố Tuy nhiên, việc áp dụng đơn thuần công