PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
Câu 1: Phân biệt giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai.
Câu 2: So với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có những ưu điểm gì?
Câu 3: Một công ty ở Mỹ xuất khẩu hàng sang Anh và thu về Bảng Anh Nếu công ty kỳ vọng đồng Bảng Anh sẽ tăng giá so với Đô la Mỹ trong tương lai thì công ty có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng một hợp đồng kỳ hạn hay không? Giải thích.
Câu 4: Giả định rằng hợp đồng tương lai đồng peso của Mexico đáo hạn tháng trong tháng Ba được yết giá trong tháng Một là MXN/USD = 0,09 Cũng giả định rằng hợp đồng kỳ hạn cùng thời hạn đáo hạn có giá MXN/USD = 0,092 Các nhà đầu cơ có thể kiếm lời như thế nào, giả sử không có chi phí giao dịch? Các hoạt động đầu cơ như vậy sẽ điều chỉnh sự chênh lệch giữa giá hợp đồng kỳ hạn và giá hợp đồng tương lai như thế nào?
Câu 1: Larobi là một MNC có trụ sở tại Mỹ, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu thô từ
Trung Quốc Larobi thanh toán cho các đơn hàng nhập khẩu này bằng Nhân dân tệ (CNY) và lo ngại rằng đồng CNY sẽ tăng giá trong tương lai gần Điều nào sau đây không phải là một kỹ thuật phòng ngừa rủi ro thích hợp trong những trường hợp này?
B mua hợp đồng tương lai CNY.
C mua quyền chọn bán CNY.
D mua quyền chọn mua CNY.
Câu 2: Công ty A (trụ sở tại Mỹ) xuất khẩu sản phẩm cho một công ty Đức và sẽ nhận được khoản thanh toán € 200.000 trong ba tháng Vào ngày 1 tháng Sáu, tỷ giá giao ngay EUR/USD là 1,12 và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1,10 Vào ngày 1 tháng Sáu, Công ty A đã đàm phán hợp đồng kỳ hạn với một ngân hàng để bán € 200.000 kỳ hạn ba tháng Tỷ giá giao ngay EUR/USD vào ngày 1 tháng 9 là 1,15 Doanh thu trên EUR của công ty A là:
Câu 3: Hợp đồng tương lai tiền tệ được giao dịch trên sàn giao dịch:
A bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
C cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn hóa.
Câu 4: Hợp đồng tương lai tiền tệ được bán trên sàn giao dịch:
A bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
C cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn hóa.
Câu 5: Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ:
A bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
C cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn hóa.
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng?
A Thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng bởi các nhà đầu cơ trong khi thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
B Thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro trong khi thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để đầu cơ.
C Thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để đầu cơ.
D Thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng?
A Hầu hết các hợp đồng kỳ hạn giữa các công ty và ngân hàng là dành cho mục đích đầu cơ.
B Hầu hết các hợp đồng tương lai được các công ty sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
C Các hợp đồng kỳ hạn được cung cấp bởi các ngân hàng chỉ có 4 loại kỳ hạn có thể có trong tương lai.
Câu 8: So với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai có ưu điểm hơn là:
Câu 9: Một công ty muốn sử dụng quyền chọn để phòng ngừa 12,5 triệu NZ khoản phải thu từ các công ty New Zealand Phí quyền chọn là 0,03 USD Tỷ giá thực hiện là 0,5. Nếu quyền chọn được thực hiện, tổng số USD nhận được (sau khi hạch toán phí quyền chọn đã trả) là bao nhiêu?
Câu 10: Tỷ giá giao ngay USD/CAD hiện tại là 0,82 Phí quyền chọn mua CAD là 0,04.
Tỷ giá thực hiện là 0,81 Quyền chọn kiểu châu Âu Nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn là 0,87, thì lợi nhuận tính theo phần trăm trên khoản đầu tư ban đầu (tính đến phí quyền chọn đã trả) là:
Bài 1: Tính tỷ giá kỳ hạn a) S(USD/VND) = 22.200 - 22.280; rUSD = 1,0% - 2,4%; rVND = 5,5% - 7,5%
Tính tỷ giá kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng F(USD/VND) b) S(EUR/USD) = 1,1394 - 1,1415; rEUR = 0,2% - 1,5%; rUSD = 1,0% - 2,5%
Tính tỷ giá kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng F(EUR/USD)
Bài 2: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa tỷ giá a) Công ty xuất khẩu hàng sang Nhật và dự kiến sẽ thu về 5 triệu JPY trong vòng 6 tháng tới Công ty bảo hiểm khoản thanh toán bằng hợp đồng bán JPY kỳ hạn đổi lấy USD Tỷ giá USD/JPY hiện tại là 112,00 Tỷ giá USD/JPY trong hợp đồng kỳ hạn là 114,00 Công ty ký quỹ 2% giá trị hợp đồng kỳ hạn Tại ngày kết thúc hợp đồng tỷ giá kỳ hạn USD/JPY là 113,00 Phân tích chiến lược trên? b) Công ty mua 50.000 GBP kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá F(GBP/USD) = 1,6500 Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng tỷ giá giao ngay GBP/USD là: 1,6800 Công ty lãi hay lỗ bao nhiêu?
Bài 3: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để kinh doanh a) Các thông số thị trường hiện tại như sau:
Lãi suất VND interbank 6 tháng đột ngột giảm xuống còn 6,00% - 6,50% trong khi tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn không thay đổi Bạn sẽ kinh doanh như thế nào trong trường hợp này? b) Các thông số thị trường hiện tại như sau:
Lãi suất VND interbank 6 tháng đột ngột tăng lên 8,00% - 8,50% trong khi tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn không thay đổi Bạn sẽ kinh doanh như thế nào trong trường hợp này?
Bài 4: Hãy chọn phương án có lợi trong những trường hợp sau:
Mua Bán Mua Bán Long call
Công ty Mỹ có kế hoạch mua hàng hóa Nhật bằng đồng yen.
Công ty Mỹ bán hàng cho
Nhật, thu bằng tiền yên.
Chi nhánh công ty tại Úc sẽ hoàn trả vốn cho công ty mẹ ở Mỹ.
Công ty cần phải trả hết các khoản vay nợ nước ngoài bằng đô la Canada.
Công ty sắp mua một công ty con tại Nhật (nhưng thỏa thuận có thể không thành công).
Bài 5: Một năm trước, bạn đã bán quyền chọn bán với giá 100.000 EUR với ngày hết hạn là một năm Bạn đã nhận được phí quyền chọn là 0,04 trên mỗi EUR Giá thực hiện là 1,22 Giả sử rằng một năm trước, tỷ giá giao ngay EUR/USD là 1,20, tỷ giá kỳ hạn một năm thể hiện mức chiết khấu 2% và tỷ giá tương lai một năm tương đương với tỷ giá kỳ hạn một năm Từ một năm trước đến hôm nay, đồng EUR mất giá so với đồng USD 4%. Hôm nay, quyền chọn đặt sẽ được thực hiện (nếu nó khả thi). a Xác định tổng số tiền lãi hoặc lỗ của bạn từ vị trí của bạn trong quyền chọn. b Bây giờ giả sử rằng thay vì nhận một vị trí trong quyền chọn bán một năm trước, bạn đã bán một hợp đồng tương lai với giá 100.000 EUR với ngày thanh toán là một năm. Xác định tổng số tiền lãi hoặc lỗ của bạn.
Bài 6: Công ty Đại Thắng nhập khẩu một lô hàng từ Mỹ trị giá 500.000 USD và phải thanh toán cho đối tác trong 3 tháng nữa Công ty ký hợp đồng mua kỳ hạn số USD với ngân hàng Thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn là ngày 01/10/2019, tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng là S(USD/VND) = 23.140 – 23.260 Xử lý hợp đồng kỳ hạn trong 3 trường hợp hủy bỏ, gia hạn và kết thúc sớm hợp đồng Cho biết các thông số thị trường sau:
- Ngày 01/12/2020, S(USD/VND) = 23.340 – 23.460 a Hủy bỏ hợp đồng kỳ hạn b Gia hạn hợp đồng kỳ hạn c Kết thúc sớm hợp đồng kỳ hạn.
KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ VÀ NGANG GIÁ LÃI SUẤT IRP
Câu 1 Thế nào là arbitrage địa phương và arbitrage 3 bên? Điều kiện nào để arbitrage địa phương và arbitrage 3 bên khả thi? Trình bày những đặc điểm của từng loại arbitrage này? Câu 2 Thế nào là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA)? Khi nào CIA khả thi với nhà đầu tư?
Câu 3 Hãy so sánh các loại hình arbitrage: arbitrage địa phương, arbitrage 3 bên, và kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA)?
Câu 4 Hãy trình bày ngang giá lãi suất và lý thuyết ngang giá lãi suất? Khi nào ngang giá lãi suất tồn tại? Trong trường hợp IRP không tồn tại thì nhà đầu tư nên làm gì?
Câu 5 Vì sao IRP không duy trì liên tục?
Câu 1 Cho 3 cặp tỷ giá được niêm yết tại 3 ngân hàng khác nhau: GBP/USD = 1,2205 –
1,2212, EUR/USD = 1,1105 – 1,1109, GBP/EUR= 1,1017 – 1,1022 Có tồn tại arbitrage hay không? Nếu có, hãy tính lợi nhuận của hoạt động đầu tư bắt đầu với 200.000 USD.
A Có tồn tại arbitrage, lợi nhuận 366,5 USD
B Có tồn tại arbitrage, lợi nhuận 376,5 EUR
C Có tồn tại arbitrage, lỗ -642,6 USD
Câu 2 Hình thức arbitrage nào sau đây cần phải xem xét tỷ giá chéo?
A Arbitrage lãi suất có phòng ngừa.
D Arbitrage tỷ giá phòng ngừa.
Câu 3 Giả sử lãi suất hiện tại của USD là 2.5%/năm, lãi suất hiện tại của CHF là 5.3%/năm.
Phần bù hay chiết khấu của hợp đồng kỳ hạn với nhà đầu tư Mỹ sau 1 năm sẽ là (giả thiết IRP tồn tại):
Câu 4 Điểm ở dưới (bên phải) đường IRP mô tả:
A CIA khả thi cho nhà đầu tư nước ngoài
B CIA khả thi cho nhà đầu tư trong nước
C CIA không khả thi cho cả nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.
D Ngang giá lãi suất tồn tại
Câu 5 Nguyên nhân nào sau đây khiến cho ngang giá lãi suất không tồn tại nhưng CIA lại không khả thi
A Chi phí giao dịch, những hạn chế tiền tệ tiềm ẩn
B Không có chi phí giao dịch, luật thuế khác nhau giữa các quốc gia.
C Chi phí giao dịch, thuế xuất nhập khẩu
Câu 6 Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, yếu tố nào sau đây sẽ bằng nhau khi đầu tư kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa và đầu tư trong nước trên thị trường tiền tệ:
A Tỷ trọng vốn đầu tư
Câu 7 Theo IRP, câu nào trong các câu sau là đúng:
A Khi IRP tồn tại thì CIA không khả thi.
B Khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước, tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền trong nước sẽ (niêm yết trực tiếp) sẽ tăng.
C Khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước, tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền trong nước sẽ (niêm yết trực tiếp) sẽ giảm.
D Khi CIA không tồn tại thì IRP chắc chắc sẽ tồn tại.
Câu 8 Giả sử nhà đầu tư có USD 2.000.000 để đầu tư Tỷ giá giao ngay GBP/USD 1,2230 Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày GBP/USD = 1,2228 Lãi suất tiền gửi 3 tháng của USD là 1,5% và GBP là 3,4% Nếu nhà đầu tư thực hiện CIA với thời hạn 90 ngày, tỷ suất sinh lời từ hoạt động CIA là:
Câu 9 Giả sử IRP được duy trì, lãi suất USD là 5% và lãi suất GBP là 2%, tỷ giá kỳ hạn
Câu 10 Ngân hàng X yết giá GBP/USD = 1,6500/20; ngân hàng Y yết giá GBP/USD 1,6475/98 Giả sử phí giao dịch = 0, nhà đầu tư Mỹ sẽ:
A Mua GBP ở ngân hàng Y, bán USD ở ngân hàng X.
B Mua GBP ở ngân hàng X, bán GBP ở ngân hàng Y.
C Mua USD ở ngân hàng X, mua GBP ở ngân hàng Y.
D Không tồn tại cơ hội arbitrage.
Bài 1 Có thông tin sau:
Ngân hàng ABC Ngân hàng XYZ
Tỷ giá mua GBP/USD 1,65 1,68
Tỷ giá bán GBP/USD 1,67 1,70
Nhà đầu tư có thể kiếm lời từ việc thực hiện arbitrage địa phương không? Nếu được thì nhà đầu tư sẽ tiến hành đầu tư như thế nào? Xác định lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được khi sử dụng 1,000,000 USD để thực hiện arbitrage địa phương
Bài 2 Có thông tin sau:
Ngân hàng ABC Ngân hàng XYZ
Tỷ giá mua CHF/USD 0,810 0,780
Tỷ giá bán CHF/USD 0,820 0,800
Hãy xác định lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được khi sử dụng 600.000 USD để thực hiện arbitrage địa phương Trình bày cơ chế tự điều chỉnh do arbitrage địa phương.
Bài 3 Hãy xác định tỷ giá chéo của MYR/GBP, CHF/GBP, AUD/USD, EUR/USD, dựa vào các tỷ giá được niêm yết sau:
Bài 4 Giả sử có thông tin sau đây:
Arbitrage 3 bên có khả thi hay không? Nếu nhà đầu tư có 1000 USD, ông có thể kiếm lời bằng cách thực hiện arbitrage 3 bên như thế nào? Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage 3 bên nếu có.
Bài 5 Giả sử có thông tin sau đây:
AUD/USD 0,95 1,02 GBP/USD 1,65 1,67 AUD/GBP 0,62 0,68 Nếu nhà đầu tư có 3000 USD, ông có thể kiếm lời bằng cách thực hiện arbitrage ba bên hay không? Tính tỉ suất sinh lợi từ việc đầu tư này Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage
Bài 6 Giả sử có thông tin sau đây:
CHF/GBP 0,68 0,70 Nếu nhà đầu tư có 5.000 GBP, ông có thể kiếm lời bằng cách thực hiện arbitrage ba bên hay không? Tính tỷ suất sinh lời từ việc đầu tư này? Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage
Bài 7 Hãy xác định phần bù (hay chiết khấu) kỳ hạn trong các trường hợp sau: a) Tỷ giá kỳ hạn Fn (GBP/USD) = 1.65 và tỷ giá giao ngay St (GBP/USD) = 1,6 b) Tỷ giá kỳ hạn Fn (CHF/GBP) = 0,75 và tỷ giá giao ngay St (CHF/GBP) = 0,79
Bài 8 Giả sử có thông tin sau đây:
Tỷ giá giao ngay đồng euro = 1,45 USD
Tỷ giá kỳ hạn 180 ngày đồng euro = 1,5 USD
Lãi suất 180 ngày tại Pháp = 2%
Lãi suất 180 ngày tại Mỹ = 5% a Dựa vào những thông tin trên, kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa có khả thi không? Giải thích? b Nếu nhà đầu tư Mỹ có 1.000.000 USD thì với những thông tin trên nhà đầu tư này nên làm gì và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? Cho biết cách điều chỉnh do CIA nếu có
Bài 9 Có các thông tin sau:
Tỷ giá giao ngay: St (GBP/AUD) = 1,672 – 1,700, tỷ giá kỳ hạn 6 tháng Fn (GBP/AUD) 1,702 – 1,705
Giả sử 6 tháng sau tỷ giá GBP/AUD trên thị trường giao ngay là 1,701 – 1,703
Lãi suất tiền gửi ở Anh và ở Úc lần lượt là 1%/ 6 tháng và 2%/6 tháng
1 Ngang giá lãi suất có tồn tại không?
2 Nhà đầu tư Úc có thể thực hiện CIA không? Họ nên đầu tư thế nào khi họ có 2.000.000 AUD? Tính tỷ suất sinh lời nhà đầu tư này thu được?
3 Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh do CIA
Bài 10 Có các thông tin sau:
Tỷ giá giao ngay: St (JPY/USD) = 0,0082- 0,0085, tỷ giá kỳ hạn Fn = 9 tháng (JPY/USD)
= 0,0086 – 0,0089, lãi suất tiền gửi ở Mỹ và Nhật lần lượt là 1%/ 9 tháng và 3%/ 9 tháng. Hãy xác định:
1 Ngang giá lãi suất có tồn tại không?
2 CIA khả thi với nhà đầu tư nào?
3 Nhà đầu tư Mỹ và Nhật nên đầu tư thế nào: đầu tư trong nước hay đầu tư CIA? Trình bày các bước thực hiện chiến lược đầu tư của họ?
4 Tỷ giá kỳ hạn 9 tháng bằng bao nhiêu thì nhà đầu tư Mỹ đầu tư ra nước ngoài bằng kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa và đầu tư trong nước sẽ thu được tỷ suất sinh lời như nhau?
Có những quan điểm về ngang giá lãi suất như sau:
Quan điểm thứ nhất: ngang giá lãi suất xảy ra khi lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài ngang bằng nhau.
Quan điểm thứ hai: ngang giá lãi suất chỉ xảy ra khi không có sự chênh lệch lãi suất trong nước và nước ngoài và tỷ giá kỳ hạn không chênh lệch với tỷ giá giao ngay.
NGANG GIÁ SỨC MUA VÀ HIỆU ỨNG FISHER-QUỐC TẾ
Câu 1: Lý thuyết ngang giá sức mua phát biểu như thế nào? Dựa theo lý thuyết này, giá trị đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ được dự báo như thế nào?
Câu 2: Chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác chỉ ở mức nhỏ khoảng một vài điểm phần trăm trong nhiều năm Tuy nhiên, trong nhiều năm qua tỷ giá hối đoái hàng năm giữa USD các đồng tiền tương ứng đã thay đổi 10% hoặc hơn. Thông tin này khuyến nghị gì về PPP?
Câu 3: Giả sử lãi suất của Mỹ nhìn chung cao hơn lãi suất nước ngoài Điều này gợi ý gì về giá trị trong tương lai của đồng USD theo IFE? Nhà đầu tư Mỹ có nên đầu tư vào chứng khoán nước ngoài nếu họ tin rằng IFE được duy trì? Nhà đầu tư nước ngoài có nên đầu tư vào chứng khoán của Mỹ nếu họ tin rằng IFE được duy trì?
Câu 4: Đồng tiền của một số nước Châu Mỹ Latinh như Brazil và Venezuela thường xuyên mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác Lý thuyết nào giải thích cho điều này?
Câu 5: Điều gì khiến cho PPP có thể tồn tại trong khi IFE lại không được duy trì tại cùng một thời điểm?
Câu 1: Có những hình thức khác nhau của lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) Hình thức nào được xem như “Luật một giá”:
Câu 2 Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá kỳ hạn.
B Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
C Ngang giá lãi suất (IRP) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
D Ngang giá sức mua (PPP) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
Câu 3 Những đặc điểm nào sau đây là nhược điểm của thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối:
A So sánh giá cả rổ hàng hoá tính bằng nội tệ và giá cả số hàng hoá tính bằng ngoại tệ.
B Tôn trọng giả thiết của luật một giá.
C Tỷ trọng hàng hoá trong rổ.
D Chênh lệch trình độ dân trí.
Câu 4 Theo IFE, nếu lãi suất GBP cao hơn lãi suất USD thì:
A Giá trị đồng GBP không đổi.
B Giá trị đồng GBP sẽ giảm so với USD.
C Lạm phát tại Anh sẽ tăng.
D Tỷ giá kỳ hạn của GBP sẽ tăng.
Câu 5 Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ là 3%, ở Nhật là 10% Tỷ giá giao ngay JPY/USD=0,0075.
Sau khi điều chỉnh theo PPP, tỷ giá JPY/USD mới sẽ là:
Câu 6 Lãi suất ở Anh là 7%, lãi suất ở Mỹ là 5% Tỷ giá giao ngay GBP/USD=1,50
Theo IFE, tỷ giá sẽ điều chỉnh thành:
Câu 7 Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối phát biểu rằng:
A Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền đó có xu hướng giảm giá.
B Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn đồng tiền đó sẽ có lãi suất cao hơn.
C Chênh lệch tỷ giá phản ánh chênh lệch lạm phát.
D Lãi suất bao giờ cũng lớn hơn tỷ lệ lạm phát.
Câu 8 Lãi suất USD là 3%/năm và AUD là 6%/năm Lạm phát kỳ vọng hàng năm ở Mỹ là
5% và ở Úc là 7% Nhà đầu tư tin rằng PPP được duy trì và có USD 100.000 để đầu tư Tỷ giá giao ngay AUD/USD = 0,689 Tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư khi đầu tư vào AUD là:
Câu 9 Lãi suất ở Mỹ là 7%/năm, lãi suất ở Anh là 5%/năm Theo IFE, tỷ giá giao ngay
GBP/USD sau một năm sẽ:
Câu 10 Kiểm định thống kê đơn giản ngang giá sức mua có thể triển khai bởi áp dụng phân tích hồi qui những số liệu lịch sử về chênh lệch lạm phát và tỷ giá.
Bài 1: Mỹ và Rueland đều có lãi suất thực dương là 3% Lạm phát kỳ vọng năm tới là 6% ở Mỹ và 21% ở Rueland Giả sử IRP tồn tại Hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 năm đồng Rueland (gọi là ru) được bán với giá $0,40 mỗi ru Tỷ giá giao ngay của ru là bao nhiêu?
Bài 2: Cho các thông số sau
Tỷ suất sinh lợi mong muốn 2% 2%
Tỷ giá giao ngay MXN/USD 0,20
Tỷ giá kỳ hạn 1 năm MXN/USD 0,19 a Sử dụng tỷ giá kỳ hạn, dự báo tỷ lệ phần trăm thay đổi giá trị đồng peso Mexico trong năm tới. b Sử dụng sự khác biệt trong lạm phát dự kiến để dự báo tỷ lệ phần trăm thay đổi giá trị đồng peso Mexico trong năm tới. c Sử dụng tỷ giá giao ngay để dự báo tỷ lệ phần trăm thay đổi giá trị đồng peso Mexico trong năm tới.
Bài 3: Cho các thông số sau
Tỷ giá giao ngay EUR/USD 1,13
Tỷ giá kỳ hạn 1 năm EUR/USD 1,10 a IRP có tồn tại không? b Theo PPP, tỷ giá giao ngay EUR/USD 1 năm sau là bao nhiêu? c Theo IFE, tỷ giá giao ngay EUR/USD 1 năm sau là bao nhiêu? d So sánh kết quả của hai câu a và c.
Bài 4: Nhà đầu tư không tin rằng hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) được duy trì Lãi suất một năm hiện nay ở châu Âu là 5%, trong khi lãi suất một năm tại Mỹ là 3% Nhà đầu tư chuyển đổi 100.000 $ sang euro và đầu tư vào Đức Một năm sau, nhà đầu tư chuyển đổi euro trở lại đô la Tỷ giá giao ngay hiện tại của đồng euro là $ 1,10. a Theo IFE, tỷ giá giao ngay của đồng euro một năm sau là bao nhiêu? b Nếu tỷ giá giao ngay của đồng euro một năm sau là $ 1,00, nhà đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu? c Nếu tỷ giá giao ngay của đồng euro một năm sau là $ 1,08, nhà đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu? d Tỷ giá giao ngay của đồng euro một năm sau phải là bao nhiêu để nhà đầu tư có thể thu lợi?
Bài 5: Tỷ giá giao ngay ngày hôm nay của đồng peso của Mexico là $ 0,10 Giả sử rằng
PPP được duy trì Tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong năm nay dự kiến là 7%, trong khi lạm phát Mexico trong năm nay dự kiến là 3% Công ty Mỹ có kế hoạch nhập khẩu từ Mexico và sẽ cần 20 triệu peso của Mexico trong một năm Xác định giá trị USD dự kiến công ty dùng để thanh toán tiền hàng sau 1 năm.
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Câu 1: Mô tả sự tác động của các biến số kinh tế lên tỷ giá.
Câu 2: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, đồng nội tệ của một nước sẽ tăng giá khi nào và giảm giá khi nào?
Câu 3: Một sự thay đổi gần đây trong sự khác biệt lãi suất giữa Mỹ và quốc gia A đã ảnh hưởng lớn đến giá trị của ngoại tệ A Tuy nhiên, sự thay đổi tương tự trong chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và quốc gia B không có tác dụng trên giá trị của ngoại tệ B Giải thích sự khác biệt trên.
Câu 4: Trong những năm 1990, Nga đã nhập khẩu nhiều mặt hàng trong khi tiềm năng xuất khẩu rất thấp Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát của Nga những năm 1990 là rất cao Giải thích những yếu tố trên gây áp lực như thế nào lên đồng tiền Nga.
Câu 5: Kể từ ngày 04/01/2016, Ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm với biên độ dao động không quá 3% để ổn định tỷ giá và kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của Việt Nam đồng (VNĐ) Việc thực hiện cơ chế tỷ giá với biên độ dao dộng + 3% này đã tác động như thế nào đến thị trường ngoại hối nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung tại thời điểm đó?
Câu1: Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào:
A Tỷ lệ lạm phát tương đối B Lãi suất tương đối
C Thâm hụt mậu dịch tương đối D Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 2: Giao dịch nào dưới đây không làm phát sinh cầu ngoại tệ:
A Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
B Các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài.
C Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các công ty trong nước.
D Các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn và lợi nhuận về nước.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nếu lãi suất ở Mỹ tăng so với lãi suất ở Đức thì cầu EUR ở Mỹ sẽ và cung EUR ở Mỹ sẽ ”
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nếu đồng yên Nhật (JPY) dự kiến sẽ tăng giá so với đồng đô la Mỹ (USD) với lãi suất ở Mỹ và Nhật Bản là tương tự nhau, các nhà đầu tư sẽ tiến hành vay _ và đầu tư vào ”.
Câu 5: Quốc gia X thường xuyên tham gia các giao dịch thương mại với Mỹ (chẳng hạn như nhập khẩu và xuất khẩu) Quốc gia Y thường xuyên tham gia vào các giao dịch tài chính với Mỹ (chẳng hạn như đầu tư tài chính) Với các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất ở Mỹ tăng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và quốc gia X nhiều hơn giữa Mỹ và quốc gia Y.
Câu 6: Giả sử tỷ lệ lạm phát ở Úc tăng so với lạm phát ở Mỹ Những tác động lên cung, cầu và tỷ giá cân bằng của đô la Úc là gì?
A Cung đô la Úc sẽ tăng, cầu đô la Úc sẽ giảm và đồng đô la Úc sẽ giảm giá
B Cung đô la Úc sẽ tăng, cầu đô la Úc sẽ giảm và đồng đô la Úc sẽ tăng giá
C Cung đô la Úc sẽ giảm, cầu đô la Úc sẽ tăng và đồng đô la Úc sẽ giảm giá
D Cung đô la Úc sẽ tăng, cầu đô la Úc sẽ giảm và đồng đô la Úc sẽ tăng giá
Câu 7: Lãi suất thực điều chỉnh lãi suất danh nghĩa thông qua:
A Thay đổi tỷ giá C Lạm phát
B Tăng thu nhập D Kiểm soát của Chính Phủ
Câu 8: Giả sử các yếu tố khác không đổi, sự kết hợp nào sau đây ít ảnh hưởng đến giá trị
A Lạm phát tại Mỹ giảm đi kèm với lãi suất thực ở Mỹ tăng.
B Lạm phát tại Mỹ giảm đi kèm với lãi suất danh nghĩa ở Mỹ tăng.
C Lạm phát tại Mỹ tăng đi kèm với lãi suất danh nghĩa ở Mỹ tăng.
D Lạm phát tại Singapore tăng đi kèm với lãi suất thực ở Mỹ tăng.
Câu 9: Tỷ giá AUD/USD hôm nay là 0,73 Ngày hôm qua tỷ giá AUD/USD là 0,69 So với hôm qua giá trị AUD đã:
Câu 10: Nếu lạm phát và lãi suất tại Mỹ tăng trong khi lạm phát và lãi suất tại Nhật không đổi thì giá trị của đồng Yen so với USD sẽ:
B Giảm D Không xác định được
Bài 1: Một công ty đa quốc gia có chi nhánh tại Anh và Mỹ đang dự đoán phần trăm thay đổi của đồng bảng Anh so với đôla Mỹ trong quý IV/2019 Giả định dự đoán của công ty về đồng bảng Anh chỉ phụ thuộc 2 yếu tố tác động đến đồng bảng Anh:
- Lạm phát tại Mỹ so với lạm phát tại Anh;
- Sự tăng lên trong thu nhập tại Mỹ so với sự tăng lên trong thu nhập tại Anh Dựa vào dữ liệu quá khứ, hãy xác định xem các yếu tố này tác động như thế nào đến phần trăm thay đổi trong giá trị đồng bảng Anh.
Bài 2: Ngân hàng Credit Suisse kỳ vọng đồng franc Thụy sĩ sẽ tăng giá so với USD và tỷ giá USD/CHF sẽ giảm từ 1,02 xuống còn 1 trong 10 ngày tới Lãi suất thị trường được cho như sau: Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay
Giả sử Credit Suisse có thể vay tối đa USD 30.000.000 hoặc CHF 20.000.000 trên thị trường liên ngân hàng. a Theo bạn ngân hàng Credit Suisse sẽ hành động như thế nào để thu lãi mà không phải bỏ vốn đầu tư? Khoản lãi mà Credit Suisse thu được là bao nhiêu ? b Làm lại yêu cầu trên trong trường hợp Credit Suisse kỳ vọng tỷ giá USD/CHF tăng từ 1,02 lên 1,05 trong 10 ngày tới.
Bài 3: Một nhà đầu tư ở New Zealand kỳ vọng rằng tỷ giá NZD/USD sẽ tăng từ 0,50 lên
0,55 trong 30 ngày tới Lãi suất thị trường được cho như sau: Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay
Nhà đầu tư có thể vay được USD10.000.000 hoặc NZD7.000.000 trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư Tính toán lãi (lỗ) của nhà đầu tư sau 30 ngày khi thực hiện các giao dịch trên.
Bài 4: Giả sử lạm phát tại Mỹ là 5%, lạm phát tại Anh là 15% Tỷ giá giao ngay
GBP/USD là 1.345 Yêu cầu:
1 Tỷ giá giao ngay đồng Bảng Anh sau 1 năm dự báo sẽ là bao nhiêu nếu ngang giá sức mua tồn tại giữa hai thị trường Anh và Mỹ?
2 Giả sử tỷ giá giao ngay sau 1 năm của đồng Bảng Anh là 1 Vậy tỷ lệ % thay đổi của đồng Bảng Anh nhiều hơn hay ít hơn so với giá trị thực là bao nhiêu?
3 Nếu lãi suất thực cả hai thị trường Anh và Mỹ đều là 3%, tỷ giá đồng Bảng Anh sẽ thay đổi như thế nào nếu tồn tại hiệu ứng Fisher quốc tế giữa hai thị trường Anh và Mỹ.
Bài 5: Tỷ giá giao ngay USD/VND đang được niêm yết tại BIDV ngày 2/6/2019 là 22.150
– 22.275, lãi suất tiền gởi VND là 6.5%/năm- 7.5%/năm Giả sử lãi suất tiền gởi USD là 2.5%/năm - 3.5%/năm Yêu cầu:
1 Xác định điểm kỳ hạn 3 tháng của đồng đô la Mỹ.
2 Xác định tỷ giá kỳ hạn 1 năm của đồng dô la Mỹ để tồn tại IRP giữa hai thị trường
3 Giả sử sau 6 tháng, lãi suất của VND tăng lên 0.5%/năm Kết quả 2 câu trên thay đổi như thế nào?
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra gay gắt kể từ đầu năm 2019 khi Tổng thống Donal Trump liên tục tăng mức thuế suất lên các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc Dưới sức ép ngày càng gia tăng của thương chiến Mỹ -Trung thì tỷ giá đồng nhân dân tệ (CNY) so với đồng đô la Mỹ (USD) đã rơi xuống mức thấp nhất ở mức tỷ giá USD/CNY = 7 trong 10 năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 Tại thị trường nội địa Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo phạm vi dao động tỷ giá giao dịch hàng ngày của đồng nhân dân tệ ở mức tỷ giá bình quân USD/CNY = 6,9225 Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, tỷ giá cũng đang ở mức thấp kỷ lục USD/CNY = 7,0655.
CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Câu 1: Mô tả sự khác nhau giữa các chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, và chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Câu 2: Nêu đặc điểm của hệ thống tiền tệ theo Bretton Woods
Câu 3: NHTW can thiệp trực tiếp lên tỷ giá như thế nào?
Câu 4: NHTW can thiệp gián tiếp lên tỷ giá như thế nào?
Câu 5: Nêu sự khác biệt giữa can thiệp vô hiệu và can thiệp không vô hiệu?
Câu 1: Một vài quốc gia sử dụng sẽ duy trì giá trị đồng bản tệ theo một đồng ngoại tệ hoặc một nhóm các đồng ngoại tệ.
A Chế độ tỷ giá cố định
B Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
C Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
D Chế độ neo tỷ giá
Câu 2: Hiện tại chính phủ Việt Nam đang thực thi chính sách tỷ giá hối đoái nào sau đây?
C Thả nổi có quản lý
Câu 3: Đồng đô la Mỹ đang được điều hành theo chế độ tỷ giá hối đoái nào từ năm 1944 đến 1971?
C Thả nổi có quản lý
Câu 4: Chiến lược nào sau đây sẽ thành công trong việc can thiệp vô hiệu hoá của FED nếu họ muốn làm giảm giá đồng đô la?
A Bán đô la trên thị trường tiền tệ và mua trái phiếu chính phủ
B Bán đô la trên thị trường tiền tệ và bán trái phiếu chính phủ
C Mua đô la trên thị trường tiền tệ và mua trái phiếu chính phủ
D Mua đô la trên thị trường tiền tệ và bán trái phiếu chính phủ
Câu 5: Giả sử FED muốn làm tăng xuất khẩu của Mỹ, chiến lược nào sau đây sẽ giúp làm tăng xuất khẩu của Mỹ?
B Tăng cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ
D Giảm cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ
Câu 6: Giả sử FED muốn làm giảm lạm phát ở Mỹ Chiến lược nào sau đây sẽ giúp làm giảm lạm phát?
B Tăng cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ
D Giảm cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ
Câu 7: Hệ thống tiền tệ Châu Âu (European Monetary System) được mô tả là
B Vùng mục tiêu tỷ giá
C Thả nổi không hoàn toàn
D Thả nổi có quản lý
Câu 8: Dưới hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tương đối cao hơn so với nước có quan hệ mậu dịch với nó thì
A Cán cân thanh toán quốc tế sẽ thâm hụt vì giá cả hàng hoá của nó trở nên đắt đỏ hơn
B Cung đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối sẽ gia tăng
C Làm tăng áp lực giảm giá lên đồng nội tệ
D Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 9: Hệ thống Bretton Woods sụp đổ một phần là do
A Cuộc khủng hoảng dầu lửa
B Chính sách tiền tệ của Mỹ quá nới lỏng
C Thâm hụt mậu dịch của Mỹ quá lớn
D Mỹ không còn ủng hộ cho chế độ bản vị vàng
Câu 10: Dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương sẽ giữ giá trị đồng tiền bằng cách
A Giảm cung tiền đối với những đồng tiền được định giá cao, tăng cung tiền đối với những đồng tiền bị định giá thấp
B Mua vào những đồng tiền được định giá cao trên thị trường ngoại hối, bán ra những đồng tiền bị đánh giá thấp trên thị trường ngoại hối
C Tất cả các câu trên đều đúng
D Tất cả các câu trên đều sai
Tình huống 1: Giả định rằng Bỉ, một trong những nước Châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền của mình, muốn giảm giá đồng tiền của mình so với đồng đôla Mỹ Bỉ có thể thông qua NHTW của mình can thiệp để đạt được mục tiêu này không? Giải thích.
Tình huống 2: Giả sử có lo ngại rằng Mỹ có thể trải qua một cuộc suy thoái Fed nên can thiệp lên giá trị đồng USD như thế nào để ngăn chặn suy thoái? Các công ty xuất khẩu của Mỹ phản ứng với chính sách này như thế nào (ủng hộ hay không ửng hộ)? Các công ty nhập khẩu của Mỹ thì thế nào?
Tình huống 3: Giá trị của đồng đô la Hồng Kông được neovào đồng đô la Mỹ Giải thích các chiều hướng thương mại sau đây sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự tăng giá của đồng yên Nhật so với đồng USD: (a) Hồng Kông xuất khẩu sang Nhật Bản và (b) Hồng Kông xuất khẩu sang Mỹ.
Tình huống 4: Trong vòng vài ngày sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm
2001 vào Mỹ, Fed giảm lãi suất ngắn hạn để kích thích nền kinh tế Mỹ Chính sách này đã ảnh hưởng như thế nào đến dòng vốn ngoại vào Mãy và đến giá trị của đồng đô la Mỹ? Giả sử bạn có một công ty con tại Úc Công ty con bán nhà di động cho người tiêu dùng địa phương ở Úc, người mua nhà sử dụng nguồn vốn chủ yếu là vay mượn từ ngân hàng địa phương Công ty con của bạn mua tất cả các vật liệu từ Hồng Kông Đồng đô la Hồng Kông được neo vào đồng đô la Mỹ Công ty con của bạn mượn tiền từ công ty mẹ ở Mỹ, và phải trả tiền lãi $ 100,000 mỗi tháng Úc vừa tăng lãi suất để nâng giá trị của đồng tiền Kết quả là Đôla Úc tăng giá so với đô la Mỹ Giải thích hành động này sẽ tăng,giảm, hay không có tác dụng đến: a Khối lượng bán hàng của công ty con tại Úc (tính bằng AUD). b Chi phí mua nguyên vật liệu của công ty con tại Úc (tính bằng AUD).
BỘ BA BẤT KHẢ THI
Câu 1: Phát biểu lý thuyết Bộ ba bất khả thi.
Câu 2: Liệt kê và phân tích các lựa chọn mà một quốc gia có thể thực hiện theo lý thuyết
Bộ ba bất khả thi.
Câu 3: Giải thích tại sao chính phủ không thể kiểm soát được cả cung tiền và tỷ giá khi có sự di chuyển của dòng vốn quốc tế.
Câu 4: Nêu các thước đo mức độ đạt được các mục tiêu của Bộ ba bất khả thi và cách tính các thước đo này.
Câu 5: Vai trò của dự trữ ngoại hối trong nền kinh tế?
Câu 1: Các yếu tố trong bộ ba bất khả thi bao gồm:
Câu 2: Thông điệp chính của Lý thuyết Bộ ba bất khả thi là gì:
A Nên chọn Hội nhập tài chính.
B Không thể thỏa mãn đồng thời cả ba mục tiêu: Độc lập tiền tệ, Ổn định tỷ giá và Hội nhập tài chính.
C Sự thiếu hụt các công cụ trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Câu 3: Khi chính phủ lựa chọn Ổn định tỷ giá và Hội nhập tài chính đồng nghĩa với:
A Gia tăng mức độ độc lập tiền tệ.
B Mất đi công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.
C Tỷ giá vận hành theo nguyên tắc thị trường.
Câu 4: Khi chính phủ lựa chọn Độc lập tiền tệ và Hội nhập tài chính đồng nghĩa với:
A Từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá.
B Chính phủ có quyền ấn định lãi suất.
C Tỷ giá vận hành theo nguyên tắc thị trường.
Câu 5: Khi chính phủ lựa chọn Ổn định tỷ giá và Độc lập tài chính đồng nghĩa với:
A Chính phủ thiết lập kiểm soát vốn.
B Chính phủ có quyền ấn định lãi suất.
C Tỷ giá vận hành theo nguyên tắc thị trường.
Câu 6: Các nghiên cứu mở rộng của Bộ ba bất khả thi
A Thuyết tam giác mở rộng
C Bô ba bất khả thi và Dự trữ ngoại hối
D Các câu trên đều đúng
Câu 7: Trong nghiên cứu năm 2008, Chinn và Ito sử dụng KAOPEN, MI và ERS lần lượt đo lường cho:
A Mức độ độc lập tiền tệ, Mức độ ổn định tỷ giá, Mức độ hội nhập tài chính.
B Mức độ độc lập tiền tệ, Mức độ hội nhập tài chính, Mức độ ổn định tỷ giá.
C Mức độ ổn định tỷ giá, Mức độ hội nhập tài chính, Mức độ độc lập tiền tệ.
D Mức độ hội nhập tài chính, Mức độ độc lập tiền tệ, Mức độ ổn định tỷ giá.
Câu 8: Trong Bộ ba bất khả thi, chế độ tỷ giá trung gian được hiểu là:
A Tỷ giá cố định và Kiểm soát vốn.
B Tỷ giá thả nổi và Kiểm soát vốn.
Câu 9: Mặt trái của Hội nhập tài chính là:
B Nguy cơ lạm phát cao
C Chính phủ không thể chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ
Câu 10: Lý thuyết Bộ ba bất khả thi được phát triển dựa trên:
Bài 1: Tính chỉ số MI – đại diện cho Mức độ độc lập tiền tệ tại Việt Nam (với quốc gia cơ sở là Mỹ).
Năm Lãi suất Việt Nam Lãi suất Mỹ
Bài 2: Tính chỉ số MI cho các quốc gia Singapore, Thái Lan và Malaysia với số liệu được cho như sau:
Bài 3: Tính chỉ số ERS – đại diện cho Mức độ ổn định tỷ giá tại Việt Nam năm 2018 (với quốc gia cơ sở là Mỹ).
Bài 4: Tính chỉ số ERS cho các quốc gia Singapore, Thái Lan và Malaysia với số liệu được cho như Bài 2.
Tình huống 1: Nếu quan sát những diễn biến của thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn
2006 – 2007 sẽ thấy hai sự can thiệp trái chiều rất đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Một mặt, tung tiền đồng ra để mua vào Đôla; nhưng mặt khác, tăng gấp đôi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc để thu hồi lại lượng tiền đã tung ra Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại có những động thái như vậy và điều này tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Tình huống 2: Từ 2003 đến 2009, Ngân hàng trung ương Trung Quốc PBC đã can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, tích lũy hơn 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng đã tránh những hậu quả tiền tệ thông qua mua dự trữ bù trừ bằng cách đồng thời bán “trái phiếu vô hiệu hóa” và tăng dự trữ bắt buộc của ngân hàng Cơ sở nào cho chính sách can thiệp được vô hiệu hóa của Trung Quốc? Chi phí và lợi ích của chính sách này là gì?
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Câu 1: Phân biệt toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính
Câu 2: Nêu các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Câu 3: Phân biệt các loại mô hình khủng hoảng tài chính
Câu 4: Dự trữ ngoại hối đóng vai trò như thế nào đối với các quốc gia.
Câu 5: Tóm tắt nguyên nhân xảy ra Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Câu 1: Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tiền tệ là gì:
A Sự mất thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại.
B Sự mất cân đối trong cán cân thanh toán khi thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn dẫn đến mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối.
C Người dân rút tiền hàng loạt.
D Ngân hàng Trung Ương thắt chặt cung tiền quá mức.
Câu 2: Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ngân hang là gì:
A Sự mất thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại.
B Sự mất cân đối trong cán cân thanh toán khi thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn dẫn đến mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối.
C Người đi vay không sử dụng vốn vây đúng mục đích.
D Ngân hàng Trung Ương thắt chặt cung tiền quá mức.
Câu 3: Khủng hoảng tiền tệ còn có tên gọi khác là:
A Khủng hoảng tỷ giá hối đoái.
B Khủng hoảng cán cân thanh toán.
Câu 4: Theo mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất, xuất phát điểm dẫn đến khủng hoảng là do:
A Chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.
C Chính phủ theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Câu 5: Khủng hoảng tài chính bao gồm:
Câu 6: Lựa chọn đối nghịch là:
A Vấn đề bất cân xứng thông tin xuất hiện sau khi giao dịch được thực hiện.
B Xảy ra khi người cho vay có ít thông tin từ người đi vay.
C Vấn đề bất cân xứng thông tin xuất hiện trước khi giao dịch thực hiện.
Câu 7: Rủi ro đạo đức xảy ra khi:
A Người đi vay sử dụng vốn vay sai mục đích và đầu tư vào những dự án có rủi ro cao.
B Người đi vay đã tham gia vào những dự án có rủi ro cao và đang chủ động tìm kiếm những khoản vay.
C Người cho vay cố gắng theo dẫn dắt của người mà họ tin tưởng trên thị trường.
Câu 8: Nguyên nhân của khủng hoảng ngân hàng:
A Vấn đề bất cân xứng thông tin.
B Những cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
C Quá trình tự do hóa tài chính.
Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 là:
A Tấn công tiền tệ đồng Bath
Câu 10: Nguyên nhân chính phủ Mỹ đồng ý cứu trợ tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG trong cuộc khủng hoảng năm 2008 vì chính phủ Mỹ lo sợ hậu quả tồi tệ trên thị trường tài chính bởi vì:
A Tập đoàn AIG có một lượng khách hàng rất lớn trên 100 quốc gia