1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học quản trị học đề tài phân tích môi trường vi mô của doanh nghiệp coca cola

38 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích môi trường vi mô của doanh nghiệp Coca-Cola
Tác giả Hoàng Tùng, Trần Xuân Tùng, Nguyễn Nhật Uyên, Nguyễn Hồng Vân, Trần Lê Thanh Vân, Trần Thị Thảo Vân, Phạm Thị Mỹ Vy, Dương Thị Hồng Xuyến
Người hướng dẫn Th.s Bùi Phương Anh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Bài tập môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,76 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ (6)
    • 1.1. Khái niệm (6)
    • 1.2. Các yếu tố trong môi trường vi mô (6)
    • 1.3. Ảnh hưởng của môi trường vi mô đối với doanh nghiệp (6)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP COCA COLA (8)
    • 2.1. Sơ lược hình thành (8)
    • 2.2. Thành tựu nổi bật của Coca-Cola tại Việt Nam (8)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA COCA COLA (10)
    • 3.1. Đối thủ cạnh tranh (10)
    • 3.2. Khách hàng (13)
    • 3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (21)
    • 3.5. Sản phẩm thay thế (27)
  • CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ ĐẾN DOANH NGHIỆP COCA-COLA (0)
    • 4.1. Đối thủ cạnh tranh (29)
    • 4.2. Khách hàng (29)
    • 4.3. Nhà cung cấp (30)
    • 4.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (30)
    • 4.5. Sản phẩm thay thế (31)

Nội dung

Những sản phẩm được sản xuất và bày bán đa dạng về mẫu mã, hương vị, màu sắc… không chỉ vậy theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe vì thế mà nhà sản xuất

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Khái niệm

Môi trường vi mô: Là các yếu tố tồn tại bên trong hoặc liên quan đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp, tạo nên điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên thị trường mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát.

Các yếu tố trong môi trường vi mô

• Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm cùng loại hoặc có thể thay thể sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường

• Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những tổ chức có ý định và chuẩn bị kế hoạch tham gia vào lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh

• Khách hàng: Là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp để sử dụng hoặc là đại lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (còn gọi là khách mua lẻ và khách mua buôn), là người trả lương cho doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

• Nhà cung ứng: Là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, vật tư thiết bị, nguồn lao động, tài chính

• Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm khác loại với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng có cùng tính chất sử dụng với sản phẩm của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của môi trường vi mô đối với doanh nghiệp

• Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Số lượng, quy mô, chiến lược cạnh tranh của các đối thủ ảnh hưởng đến thị phần, lợi nhuận và khả năng tồn tại của doanh nghiêp

• Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng ảnh hưởng đối với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp đang hoạt động,làm giảm thị phần, tăng chi phí Marketing, mất đi khách hàng tiềm năng

• Khách hàng: Nhu cầu, sở thích, hành vi mua sớm của khách hàng ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ, giá cả, kênh phân phối và chiến lược marketing của doanh nghiệp

• Nhà cung ứng: Giá cả, chất lượng nguyên vật liệu, nguồn lao động, dịch vụ cung cấp bởi nhà cung ứng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp

• Sản phẩm thay thế: Khi có nhiều sản phẩm thay thế xuất hiện, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, dẫn đến việc doanh nghiệp có thể mất đi một phần thị phần; sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng, dẫn đến việc phải liên tục cải tiến sản phẩm và chiến lược marketing để duy trì vị thế cạnh tranh; ngoài ra còn làm giảm lợi nhuận.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP COCA COLA

Sơ lược hình thành

- Coca Cola ra mắt thị trường lần đầu tiên vào năm 1886 Sau hơn 138 năm hình thành và phát triển, hiện tại đây là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong nền công nghiệp nước giải khát có gas Tầm ảnh hưởng thương hiệu thậm chí còn được xem là biểu tượng của nước Mỹ và có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới

- Năm 1960, Coca Cola chính thức gia nhập đường đua tại thị trường Việt Nam

- Tháng 8 năm 1995, công ty TNHH Coca-Cola Indochia Pte (CCIL) đã liên doanh với Vinafimex, một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-col Ngọc Hồi ở Hà Nội

- Tháng 1 năm 2001, Chính Phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành một công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng.

Thành tựu nổi bật của Coca-Cola tại Việt Nam

- Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam

- Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình

- Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi Các nhãn hiệu nước giải khát của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca- Cola, Coca- Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius Từ năm 2017, nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam,

- Coca-Cola Việt Nam đã chủ động đa dạng hóa danh mục sản phẩm với sự xuất hiện của các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia

- Từ năm 2010 đến nay, Coca-Cola đã đầu tư hàng triệu Đô la Mỹ cho hàng loạt các dự án cộng đồng tại Việt Nam, bao gồm dự án trung tâm hỗ trợ cộng đồng EKOCENTER, chương trình tiếp cận nước sạch, bảo tồn tài nguyên nước, nâng cao năng phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, hỗ trợ các gia đình khó khăn, ứng phó và cứu trợ thiên tai

- Năm 2010, thương hiệu đã có hơn 50 nhà phân phối cùng mạng lưới 300.000 đại lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Năm 2014, doanh thu của thương hiệu tại Việt Nam đạt trên 6000 tỷ đồng (tăng gấp 8 lần so với 2004)

- Đến 2021, doanh nghiệp đạt hơn 8.400 tỷ đồng

- Tính đến hết năm 2021, tài sản ròng của thương hiệu tại Việt Nam đạt 381,5 triệu USD, tương đương khoảng 8.829 tỷ đồng

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA COCA COLA

Đối thủ cạnh tranh

Coca-Cola là một tập đoàn nước giải khát đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở chính tại Atlanta, Georgia Cùng với các thương hiệu nổi tiếng như Fanta và Sprite, Coca-Cola đã xây dựng một vị thế mạnh mẽ trên thị trường giải khát

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Coca Cola:

• PepsiCo Năm thành lập: 1893 Trụ sở chính: Purchase, New YorkB

Pepsico - đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

PepsiCo là công ty đồ uống không cồn lớn thứ hai trên toàn cầu sau Coca-

Cola và cũng là đối thủ cảnh tranh lớn nhất đối với Coca-Cola Công ty sở hữu một số thương hiệu tạo ra hơn 1 tỷ đô la hàng năm, bao gồm Pepsi, Mountain Dew, Fritos và Tropicana Năm 2021, PepsiCo có

267.000 nhân viên và đạt doanh thu 79,47 tỷ USD Lợi nhuận hoạt động của họ tăng 11% lên 11,1 tỷ USD

PepsiCo và Coca-Cola cạnh tranh trong lĩnh vực nước giải khát tại hơn 200 quốc gia Pepsi của PepsiCo và Coke, Sprite và Fanta của Coca-Cola là những loại nước giải khát phổ biến nhất trên toàn cầu Hai gã khổng lồ cạnh tranh trên thị trường nước uống tinh khiết đóng chai, với Lifewtr và Aquafina Và Gatorade đấu với nước tăng lực Energy của Coca-Cola

Trong quý 1 năm 2022, mảng kinh doanh đồ uống của PepsiCo đã công bố lợi nhuận hoạt động tăng 21% Pepsi và Coca-Cola đã nâng triển vọng bán hàng năm 2022 của họ Vào năm 2022, PepsiCo dự doanh số bán hàng của mình sẽ tăng 8% PepsiCo là đối thủ cạnh tranh của Coca- Cola từ hàng thập kỷ và là đối thủ nặng ký xứng tầm nhất

• Nestle Năm thành lập: 1866 Trụ sở chính: Vevey, Thụy Sĩ

Nestle - đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

Nestlé là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các loại trà, cà phê, nước đóng chai, thức ăn trẻ em, gia vị đồ uống, kem, ngũ cốc và các sản phẩm dành cho vật nuôi Tập đoàn thực phẩm Thụy Sĩ sở hữu các thương hiệu bán chạy nhất, bao gồm Milo, Nescafe, Kit Kat, Lavie, Sữa Nestlé, Maggi, Peptamen, Perrier, S Pellegrino và Aqua Panna Năm 2021, Nestlé có khoảng 276.000 nhân viên và báo cáo doanh thu tăng 3,3% lên 87,47 tỷ USD

Nestlé không cung cấp nước ngọt Nhưng nó cạnh tranh với Coca-Cola trong các danh mục nước đóng chai, sữa và cà phê Các thương hiệu nước đóng chai của Nestlé bao gồm La vie, Pure Life, Poland Spring, Perrier, Aqua Panna và S Pellegrino

Vào năm 2021, sữa tăng cường, cà phê, kem và nước đóng chai của công ty đã có mức tăng trưởng một con số Phân khúc cà phê của Nestlé bao gồm Nescafé, Nespresso và Starbucks Ba thương hiệu tỷ đô này cạnh tranh với Costa của Coca-Cola Nestlé là một trong những đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola có thực lực nhất về mảng đồ uống cà phê.

Năm thành lập:2012 Trụ sở chính: Chicago, Illinois

Mondelez - đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

Mondelēz là một công ty thực phẩm và đồ uống đa quốc gia của Mỹ Với mức định giá 94 tỷ đô la, Mondelēz là một tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo và đồ ăn nhẹ Vào năm 2021, công ty có khoảng 79.000 nhân viên và báo cáo doanh thu tăng 8% lên 28,72 tỷ USD

Mondelēz bán sản phẩm của mình tại hơn 160 quốc gia Công ty sở hữu một số thương hiệu nổi tiếng thế giới, bao gồm Oreo, Cadbury, Five Star,

Bournvita, Dairy Milk và Tang, đối với thị trường Việt Nam đó là sự thâu tóm thương hiệu bánh quốc dân Kinh Đô Các sản phẩm này cạnh tranh với các nhãn hiệu của Coca-Cola không ở lĩnh vực nước có gas mà là ở mảng thực phẩm tiêu dùng Mondelez International Inc là một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Coca-Cola

• Và một số đối thủ khác như:

◼ Red Bull: Công ty nước giải khát nổi tiếng với thức uống năng lượng Red Bull

◼ Tân Quang Minh: Một đối thủ cạnh tranh khác

◼ Interfood: Thương hiệu khác trong lĩnh vực giải khát

◼ Monster Energy: Chuyên sản xuất thức uống năng lượng

◼ La Vie: Thương hiệu nước uống đóng chai nổi tiếng tại Việt Nam

Khách hàng

a) Theo vị trí địa lý: khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế

– Phân loại khách hàng trong nước:

Miền Bắc: Khí hậu ôn đới, thiên về tiêu dùng các sản phẩm có gas, ít đường như Coca-Cola Zero,Sprite,

Miền Trung: Nắng nóng quanh năm, ưa chuộng các sản phẩm giải khát có gas, vị ngọt thanh như Coca-Cola, Pepsi,

Miền Nam: Nóng ẩm, thích hợp cho các sản phẩm đá bào, thức uống có gas vị trái cây như Fanta, Trà Xanh Không Độ,

Thành thị: Mức sống cao, ưa chuộng sản phẩm cao cấp, ít calo, đóng lon, chai nhựa,

Nông thôn: Mức sống thấp hơn, ưa chuộng sản phẩm giá rẻ, dung tích lớn

• Khu vực: Phân loại theo tỉnh thành phố, khu vực kinh tế trọng điểm, khu du lịch, để có chiến lược phù hợp

– Phân loại khách hàng quốc tế:

Châu Á: Ưa chuộng vị ngọt thanh, ít gas, sản phẩm đóng chai, lon nhỏ gọn

Châu Âu: Ưa chuộng sản phẩm ít ngọt, nhiều lựa chọn hương vị, sản phẩm hữu cơ,

Châu Mỹ: Ưa chuộng sản phẩm có gas, vị mạnh, dung tích lớn,

• Quốc gia: Phân loại theo văn hóa, phong tục tập quán, sở thích, thói quen tiêu dùng, để có chiến lược tiếp thị phù hợp

• Khu vực: Phân loại theo khu vực phát triển, khu vực đô thị, khu vực nông thôn, để điều chỉnh giá cả, sản phẩm phù hợp b) Theo mối quan hệ với doanh nghiệp: Khách hàng mới, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng

- Chưa từng mua sản phẩm của Coca-Cola trước đây

- Có thể biết đến thương hiệu Coca-Cola nhưng chưa có trải nghiệm mua hàng trực tiếp

- Có tiềm năng trở thành khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống trong tương lai

- Người tiêu dùng lần đầu tiên thử Coca-Cola

- Khách hàng mua sản phẩm Coca-Cola do khuyến mãi hoặc chương trình thử nghiệm hàng mới

- Đã mua sản phẩm của Coca-Cola trong quá khứ

- Có mối quan hệ lâu dài với thương hiệu Coca-Cola

- Là nguồn thu nhập chính cho Coca-Cola

- Khách hàng mua sản phẩm Coca-Cola thường xuyên

- Thành viên chương trình khách hàng thân thiết của Coca-Cola

- Người tiêu dùng trung thành với thương hiệu Coca-Cola truyền thống

- Độ tuổi từ 10 đến 35 tuổi Nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi này là phân khúc mà Coca- Cola đã tập trung hướng đến từ khi thành lập và đã duy trì, phát triển cho đến ngày nay Các sản phẩm nước giải khát chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ

- Với sự phân phối sản phẩm đa dạng phục vụ cho sở thích vị giác của người tiêu dùng trẻ, Coca-Cola dường như trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và trở thành một loại nước uống không thể thiếu trong mọi buổi tiệc

- Nhóm khách hàng triển vọng của Coca-Cola chính là giới trẻ, đây cũng là nhóm triển vọng mà Coca-Cola luôn đầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo xu hướng hiện đại để khẳng định vị thế của mình trên thị trường

- Độ tuổi từ trên 40 tuổi Nhóm khách hàng này sẽ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe so với mẫu mã, bao bì hay hương vị sản phẩm Chính vì vậy, thương hiệu đình đám này đã cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm Coca Cola không đường, đáp ứng nhu cầu hạn chế nạp năng lượng đường từ nước ngọt của những người cao tuổi

Mức thu nhập rất đa dạng và bao trùm khách hàng có mức thu nhập trung bình, thấp hoặc cao Coca-Cola cung cấp các loại sản phẩm của mình với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau để có thể phù hợp với nhiều khách hàng tiềm năng có mức thu nhập đa dạng

Với những kích cỡ sản phẩm khác nhau của sản phẩm cũng giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của mình Hơn thế nữa việc sản xuất sản phẩm theo lon hay chai nhựa theo giá tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách hàng

• Vị trí địa lý, văn hóa:

Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình tại hơn 200 quốc gia, và mỗi quốc gia khác nhau thì họ sẽ theo đuổi những chiến lược khác nhau Vì thế đối tượng khách hàng tiềm năng của họ tại mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau do bị các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, kinh tế, khí hậu tác động

Ví dụ: thị trường Mỹ thì các sản phẩm của Coca-Cola gần như phủ sóng ở khắp nơi trong khi đó ở thị trường Trung Quốc hay Nhật Bản thì Coca-Cola có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng vẫn đang trong quá trình thu hút khách hàng tiềm năng Lý do là vì ở Nhật và Trung quốc người tiêu dùng thường có xu hướng uống trà thay vì nước ngọt do đó để có thể thích ứng với thị trường tại đây thì Coca- Cola vẫn cần nghiên cứu và thực hiện nhiều chiến lược hơn nữa

• Hành vi, phong cách sống:

Coca-Cola cũng chia khách hàng tiềm năng thành 2 nhóm dựa trên tiêu chí phong cách sống, bao gồm người trẻ và người trung niên Việc tung ra các dòng sản phẩm lành mạnh, hạn chế calo mới trên thị trường đã giúp thương hiệu này thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng

Khách hàng là các trung gian thương mại

• Siêu thị, đại lý: Phân phối qua các hệ thống này giúp số lượng hàng xuất ra trong một lần tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn

• Nhà hàng, khách sạn: Các kênh này sẽ tích hợp Coca Cola vào phần ăn của họ giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm như McDonald’s, rạp phim CGV

• Kênh bán lẻ: Đây được xem là kênh phân phối mang lại giá trị kinh tế vượt trội cho Coca Cola cùng nguồn tiêu thụ ổn định Doanh nghiệp mở rộng khả năng phủ sóng của mình bằng việc phân phối sản phẩm đến nhiều cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, Gs25, Circle K, Mini stop…

Nhà cung cấp (Supplier) hay còn được gọi là nhà cung ứng là khái niệm chỉ một tổ chức/cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một tổ chức, doanh nghiệp khác Đầu tiên trong chuỗi cung ứng của Coca Cola phải kể đến nhà cung ứng Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm Coca-Cola có hai nhóm nhà cung cấp chính bao gồm: nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà cung cấp bao bì

• Cung cấp nguyên vật liệu

- CO2: Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị chua cho sản phẩm, cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật CO2 được cung cấp từ hai nguồn khác nhau, bao gồm quá trình lên men tại các nhà máy sản xuất bia và cồn, cũng như từ quá trình đốt cháy dầu với chất trung gian là Monoethanolamine (MEA)

- Màu thực phẩm (Caramel E150d): Màu nâu nhạt này được sản xuất từ đường tan chảy hoặc chất hóa học amoniac

- Chất tạo vị chua (Axit photphoric) - E330: Axit phosphoric đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ chua cho sản phẩm và được sử dụng như một chất tạo hương vị và bảo quản

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Coca-Cola là một trong những thương hiệu đồ uống nổi tiếng và lâu đời nhất trên thế giới Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đồ uống ngày càng đa dạng và cạnh tranh gay gắt, Coca- Cola cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ canh tranh tiềm ẩn có thể đe dọa vị thế trong tương lai

Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đáng chú ý: a) Các công ty khởi nghiệp:

- Khả năng đổi mới nhanh chóng: Dự đoán xu hướng thị trường, phân tích dữ liệu thị trường để dự đoán các xu hướng sắp tới và đưa ra chiến lược phù hợp để đón đầu thị trường

- Đưa ra thị trường sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng:

✓ Nhu cầu về sức khỏe: Phát triển các sản phẩm ít đường, ít calo, bổ sung vitamin và khoáng chất, phù hợp với xu hướng tiêu dùng lành mạnh

✓ Nhu cầu về tính bền vững: Phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng bao bì tái chế và giảm thiểu rác thải

- Tận dụng công nghệ mới:Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa các quy trình sản xuất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm mới và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Blue Bottle Coffee: Chuỗi cà phê thủ công nổi tiếng này đang mở rộng sang thị trường đồ uống đóng chai và cà phê lon, có thể thu hút khách hàng ưa thích các sản phẩm cao cấp và độc đáo

Harmless Harvest: Chuyên sản xuất nước dừa tươi nguyên chất, Harmless Harvest đang tạo ra xu hướng tiêu dùng đồ uống lành mạnh, ít đường, tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh cho các sản phẩm nước ngọt truyền thống của Coca-Cola b) Các công ty sản xuất nước uống đóng chai:

− Sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp:

✓ Tiếp cận thị trường rộng lớn: Nhờ mạng lưới phân phối rộng khắp bao gồm đại lý, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, và kênh bán lẻ trực tuyến, các công ty sản xuất nước uống đóng chai có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mọi nơi trên thế giới

✓ Tăng cường khả năng kiểm soát thị trường: Mạng lưới phân phối mạnh mẽ giúp các công ty này kiểm soát giá cả, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng tốt hơn

✓ Được tin tưởng bởi người tiêu dùng: Các công ty sản xuất nước uống đóng chai uy tín đã xây dựng thương hiệu trong suốt nhiều năm qua, tạo dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng

✓ Giá trị thương hiệu cao: Thương hiệu của các công ty này có thể được định giá hàng triệu USD, là một trong những thương hiệu giá trị nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh

✓ Lợi thế cạnh tranh trong marketing: Nhờ thương hiệu uy tín, các công ty này dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng và triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả

− Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng:

✓ Phát triển các sản phẩm mới: Các công ty sản xuất nước uống đóng chai liên tục tung ra các sản phẩm mới với hương vị, thành phần và chức năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể

✓ Mở rộng sang các phân khúc thị trường mới: Các công ty này không chỉ tập trung vào thị trường nước uống đóng chai truyền thống mà còn lấn sân sang các phân khúc thị trường mới như nước giải khát có nguồn gốc thực vật, nước giải khát chức năng, và nước giải khát thay thế sữa

Nestlé: Tập đoàn đa quốc gia này sở hữu nhiều thương hiệu nước đóng chai nổi tiếng như pure Life, Nestlé Refresh, Acqua Panna, Hildon, NesteaVittel, Buxton, Nestlé Pure Life Splash và Nestea for Kids Nestlé đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường nước đóng chai, với chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm và tính bền vững

Danone: Một tập đoàn lớn khác trong ngành thực phẩm và đồ uống, Danone sở hữu thương hiệu nước đóng chai Evian và Volvic Danone chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm nước uống có lợi cho sức khỏe, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại

Suntory Beverage & Food : Doanh nghiệp Nhật Bản này sở hữu thương hiệu nước đóng chai Suntory Tennensui và Boss Coffee Suntory đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á, tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh cho Coca-Cola c) Các công ty sản xuất đồ uống chức năng:

− Nhu cầu về đồ uống chức năng ngày càng tăng, đặc biệt là đối với giới trẻ:

Sản phẩm thay thế

Là những sản phẩm khác loại với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại có cùng tính chất sử dụng, tương đồng về giá trị, lợi ích thiết thực với sản phẩm của doanh nghiệp b) Các sản phẩm thế của CoCa-CoLa:

Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola chính là những đồ uống của Pepsi, nước trái cây, đồ uống đa dạng khác, Có rất nhiều sản phẩm đồ uống thay thể cho đồ uống Coca Cola để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không muốn sử dụng nhiều nước ngọt có gas

Ví dụ: Sự ảnh hưởng sản phẩm thay thế của Twister đến Coca-Cola về giá cả, bao bì sản phẩm

Giá thành sản phẩm + Coca Cola chai lớn (2,25l):

25,000 vnđ/chai +Coca Cola chai nhỏ (390ml):

8,000 vnđ/chai +Coca Cola lon (330ml):

+Nước Coca Cola Cherry (355ml): 25,000 vnđ

+ Twister chai lớn (1l): 19,000 vnđ/chai

+ Twister lon (320ml): 10,000 vnđ/lon

+ Sữa trái cây Twister Juicy Milk vị cam (320ml): 10.500 vnđ/chai

Bao bì đóng gói sản phẩm + Có màu đỏ truyền thống tượng trưng cho Coca-Cola tạo sự mạnh mẽ, dễ nhận biết

+ Đơn giản, ít họa tiết với dòng chữ tên thương hiệu màu trắng

+ Có chai, lon kích cỡ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu tiêu dung

+ Lon nhôm là biểu tượng cổ điển của thương hiệu, sẽ không thấy được màu nước bên trong

+ Có màu sắc tươi mới, hấp dẫn đặc biệt là màu cam, vàng, xanh

+ Phức tạp hơn, với hình ảnh và họa tiết liên quan đến trái cây và hương vị sản phẩm

+ Có chai, lon kích cỡ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu tiêu dung

+ Chai nhựa trong suốt cho phép người dung thấy được màu sắc tự nhiên bên trong của nước ép.

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ ĐẾN DOANH NGHIỆP COCA-COLA

Đối thủ cạnh tranh

Khi nói đến đối thủ cạnh tranh của Coca Cola chúng ta có thể nhắc ngay đến Pepsi, đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola, hai công ty này đã cạnh tranh với nhau từ thế kỷ 19 Coca Cola và Pepsi có quy mô gần như nhau và họ có các sản phẩm và chiến lược tương tự Mức độ khác biệt giữa hai thương hiệu cũng thấp và do đó sự cạnh tranh về giá diễn ra gay gắt Mọi người đã nghe nói về “cuộc chiến Cola”

Vì vậy, mức độ cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này là rất lớn.Ngoài ra Coca Cola cũng trạnh tranh trực tiếp với rất nhiều đối thủ khác như Keurig Green Mountain Group, Schweppes, RC Cola, Hires Root Beer và Nehi…Cạnh tranh buộc Coca-Cola phải không ngừng đổi mới sản phẩm, bao bì, chiến lược marketing để thu hút khách hàng Nhờ vậy, công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới thành công như Coca-Cola Zero Sugar, Vitaminwater, Fuze Tea, Như vậy thông qua phân tích áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh của Coca Cola chúng ta có thể thấy: Khi thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi Coca Cola có thể gặp áp lực lớn từ những đối thủ cạnh tranh trong ngành Tuy nhiên, thương hiệu này đã có tuổi đời rất lâu và họ có thể thích nghi, nắm bắt tốt xu hướng thay đổi của người dùng trên thế giới Hơn nữa họ cũng có một tiềm lực tài chính rất hùng mạnh Ngoài ra, thương hiệu có lượng người hâm mộ trung thành và công ty đã có những chiến lược mới bằng cách di chuyển theo xu hướng đồ uống Áp lực đến từ các đối thủ là vừa phải.

Khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chú trọng hơn vào việc giảm lượng calo và đường trong chế độ ăn uống của họ Sự gia tăng của các bệnh liên quan đến lối sống như béo phì và tiểu đường đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm các lựa chọn đồ uống lành mạnh hơn.Ngoài ra ở nhiều quốc gia như Anh , Pháp, Mexico đã bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ đường, bao gồm cả việc đánh thuế đồ uống có đường Điều này tạo động lực cho Coca-Cola phát triển các sản phẩm ít đường hoặc không đường để thích nghi với các quy định mới và tránh các khoản thuế cao Để duy trì và tăng thị phần, Coca-Cola cần phải cung cấp các lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng Việc phát triển các sản phẩm không calo giúp công ty cạnh tranh tốt hơn với các thương hiệu khác cũng đang tung ra các sản phẩm tương tự.Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Coca-Cola Việc tạo ra các sản phẩm không calo không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn mở ra cơ hội mới trên thị trường, từ đó giúp công ty tiếp cận và giữ chân khách hàng mới

Bởi vì nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng nên doanh thu trong báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, Swire Pacific cho biết hoạt động kinh doanh của công ty con chuyên về đồ uống – Swire Coca-Cola, tại Việt Nam ghi nhận doanh thu hơn 1.850 triệu đôla Hong Kong (HKD), tương đương hơn 5.673 tỷ đồng.

Nhà cung cấp

Thị trường Việt Nam có lợi thế lớn trong việc cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, nhân công có trình độ Hầu hết các nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam đều có rất nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng.Các nguyên liệu mà doanh nghiệp cần để sản xuất sản xuất bao gồm đường, caffeine, chất tạo độ chua, CO2, hiện đang được cung cấp khá tốt Doanh nghiệp đang hợp tác cùng nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu như Công ty TNHH Dynaplast cung cấp vỏ chai, công ty Cổ phần Biên Hòa cung cấp thùng carton, Tuy nhiên nhiều yếu tố xảy ra trong môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho Coca Cola Việc thiếu hụt một số nguyên liệu chế biến nước ngọt và nhiên liệu có thể dẫn đến việc không đủ nguồn cung hoặc nghiêm trọng hơn là sản phẩm lõi Thiếu sản phẩm đựng như chai, lon sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Thùng chứa bị hỏng cũng tác động đến khả năng vận tải và chuỗi cung ứng cũng như hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp

Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp đã có từ lâu nên các vấn đề không quá ảnh hưởng đến hiệu suất của thương hiệu Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành còn mua nguyên vật liệu của nhau để hạn chế rủi ro.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Mức độ đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Coca-Cola Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể thu hút khách hàng bằng sản phẩm sáng tạo, giá cả cạnh tranh hoặc chiến lược marketing hiệu quả, dẫn đến việc Coca-Cola mất đi thị phần

Ví dụ: sự ra đời của các loại nước uống đóng chai và nước uống chức năng đã khiến Coca-Cola đánh mất thị phần đáng kể trong những năm gần đây Để theo kịp các xu hướng mới và cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn, Coca-Cola cần phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Ví dụ: Coca-Cola đã đầu tư mạnh vào việc phát triển các sản phẩm ít đường và ít calo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sức khỏe.

Sản phẩm thay thế

Hầu như, những sản phẩm thay thế thường đa dạng tính năng, chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng Đồng thời được áp dụng từ cải tiến về công nghệ.Song, con người đang có xu hướng theo đuổi lối sống lành mạnh Cụ thể, theo khảo sát năm 2023 thì đã chỉ ra 95% số người được hỏi tại Việt Nam đang thực hiện mục tiêu về sức khỏe và vóc dáng Thế nhưng, nước ngọt có gas lại có những tác hại đến sức khỏe con người như: thiếu canxi, hỏng men răng, tiểu đường, suy thận,…

Do vậy, mọi người sẽ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an lành hơn Cho nên, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế sẽ làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ, tiềm năng lợi nhuận, thậm chí có thể xóa bỏ sản phẩm đó ra khỏi thị trường của mỗi doanh nghiệp, trong đó Coca Cola cũng không ngoại lệ

Từ những tác động của các yếu tố môi trường vi mô ta thấy được Coca-Cola có thể đạt được những cơ hội cũng như gặp phải các thách thức sau:

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ hàng đầu, Coca-Cola vẫn có những cơ hội để duy trì và phát triển vị thế của mình:

1 Đa dạng hóa sản phẩm: Coca-Cola có thể tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường toàn cầu: đồ ăn nhẹ…

2 Tập trung vào đồ uống tốt cho sức khoẻ: Thay vì chỉ tập trung vào nước ngọt,

Coca-Cola có thể phát triển thêm các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khoẻ, như nước ép trái cây tự nhiên, nước uống không đường, sản phẩm hữu cơ, không có cafein,… các loại trà có thành phần tự nhiên, vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sức khỏe và phong cách sống lành mạnh Theo báo cáo thường niên của Coca Cola, hãng đã giảm đường trong đồ uống và đầu tư 28% sản lượng bán ra cho đồ uống ít calo hoặc không chứa calo Thị trường tiềm năng này sẽ còn mang lại nhiều lợi thế cho Coca Cola hơn nếu đầu tư đường dài, khi mà người tiêu dùng đang dần hướng đến lối sống lành mạnh hơn

3 Khai thác thị trường ở các nước đang phát triển: Các thị trường mới như châu Á, châu Phi và Trung Đông có tiềm năng lớn cho sự phát triển của Coca- Cola Tập đoàn có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các công ty địa phương để mở rộng mạng lưới phân phối và tăng trưởng kinh doanh

4 Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến: Đầu tư vào hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả giúp Coca-Cola cải thiện quá trình sản xuất và phân phối Hơn nữa, chi phí cho vận tải và nguyên liệu luôn có xu hướng tăng Khó khăn này mở ra cơ hội cho Coca Cola khi muốn ứng dụng một hệ thống tiên tiến hơn

5 Công nghệ mới: Coca-Cola có thể áp dụng các công nghệ mới để tăng cường quản lý sản xuất và vận hành, cũng như cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Công nghệ cũng có thể được sử dụng để phát triển các sản phẩm mới hoặc tăng cường quảng bá thương hiệu

6 Marketing sáng tạo: Cơ hội của Coca-Cola là có thể sử dụng marketing sáng tạo để tạo ra các chiến dịch quảng bá thương hiệu ấn tượng và tăng tương tác với khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội và kỹ thuật số

Ví dụ: có thể kể đến vào cuối năm 2021, Coca Cola tại Mỹ đã kết hợp cùng

TikTok để cho ra mắt thử thách đầu tiên của nhãn hàng Đây được xem là động thái đổi mới tuyệt vời giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty

7 Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng: điều này tạo cơ hội cho

Coca-Cola tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.Theo một nghiên cứu của Statista, doanh số thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt 6.484 tỷ USD vào năm 2026 Coca-Cola đã đầu tư mạnh mẽ vào thương mại điện tử, bao gồm việc hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến lớn và xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến của riêng mình

8 Phát triển sản phẩm bền vững: Nhà cung cấp có cơ hội phát triển các sản phẩm và nguyên liệu bền vững và thân thiện với môi trường, như nguyên liệu hữu cơ, tái chế, hoặc giảm thiểu tác động đến môi trường Với việc ra mắt chai Coca- Cola làm từ nhựa tái chế, doanh nghiệp hướng tới giảm thiểu sử dụng 2.000 tấn nhựa mỗi năm tại Việt Nam

Trong thế giới đầy cạnh tranh của ngành công nghiệp đồ uống, Coca-Cola không chỉ là một biểu tượng của thương hiệu toàn cầu mà còn đối mặt với những đối thủ khác đầy thách thức Hãy cùng tìm hiểu về một số thách thức mà Coca-Cola đang phải đối mặt:

1 Phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát: Coca-Cola vẫn chưa thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường đồ uống ngọt và giải khát Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường là một thách thức quan trọng

2 Các vấn đề liên quan tới nguồn nước: Coca-Cola cần duy trì nguồn nước sạch và bền vững để sản xuất đồ uống Sự thiếu hụt nguồn nước và các vấn đề về môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w