1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Hợp tác phát triển Y học cổ truyền giữa WHO với một số nước Tây Thái Bình Dương (2001 - 2020)

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Kim Chỉ

HỢP TÁC PHÁT TRIEN Y HỌC CO TRUYEN

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Kim Chỉ

HOP TÁC PHAT TRIEN Y HỌC CO TRUYÈN

GIỮA WHO VÀ MỘT SÓ NƯỚC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là dé tài nghiên cứu của cá nhân tôi Các sô liệu,cứ liệu, nội dung và kêt quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa

từng được công bồ dưới bat kì hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về dé tài nghiên cứu cua tÔI.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

Đoàn Kim Chỉ

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết on sâu sắc tới TS Nguyễn Thị MỹHạnh, giảng viên khoa Quốc tế học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã tận tâm chỉ dẫn, cho tôi những ý kiến quí giá và động viên

tdi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thé các nhà khoa học - thay cô giáo

khoa Quốc tế học đã luôn nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm, hỗtrợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới các thày cô giáo tham gia hội đồng

phản biện đã chỉ bảo cho tôi rất nhiều kiến thức quí giá, giúp luận văn của tôi đạt chất

lượng tốt hơn, có ý nghĩa hơn.

Tôi đặc biệt xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Khắc Nam

-nguyên trưởng khoa Quốc tế học về những ý kiến nhận xét quí báu của thày đối với

đề tài nghiên cứu của tôi.

Lời kết, tôi xin chân thành cảm ơn TS Ngô Tuấn Thắng - Phó trưởng khoaQuốc tế học và TS Vũ Vân Anh - giảng viên khoa Quốc tế học đã tận tình hỗ trợ,tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cho tôi những ý kiến hữu ích trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

Đoàn Kim Chỉ

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Ba trường hợp điên hìnhBa trường hợp điên hình của khu vực Tây Thái Bình Dương

Báo cáo toàn cầu 2019 WHO Global Report on Traditional and Complementarymedicine 2019

Báo cáo toàn cầu về Y hoc cô truyền và Y học bé sung năm

Bệnh viện Bệnh viện Y học cô truyền Trung ương

BPYTTD Bao phủ y tế toàn dân

Các nước Đông Nam A Các nước khu vực Đông Nam A

Các nước Tay TBD Các nước khu vực Tây Thai Bình Duong

Chiến lược khu vực 2001 - Regional Strategy for Traditional Medicine in the Western

WHO Traditional Medicine Strategy 2002 — 2005

Chiến lược Y học cô truyền của Tổ chức Y tế Thế giới 2002

- 2005

Chiên lược toàn cau 2014

WHO Traditional Medicine Strategy 2014 - 2023

Chiến lược Y học cổ truyền của Tổ chức Y tế Thế giới

2002- 2005

CSSK Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu

GMP Good Manufactory Practice

Thực hành Sản xuất tốt

HTYT Hệ thống y tế

LHQ United Nation

Lién Hop Quéc

Lông ghép YHCT Lông ghép YHCT vào hệ thông y tế

Trang 6

SDG United Nation Sustainable Development Goal

Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc

Tây TBD Tây Thái Bình DươngTrung tâm Trung tâm hợp tác

Tuyên bố Alma - Alta Tuyên bố Alma - Ata về Chăm sóc sức khỏe ban đầu năm

Alma - Ata Declaration on Primary Health Care in 1978

Tuyên bố Astana Tuyên bố Astana về Y học cô truyền năm 2018

Astana Declaration on Traditional Medicine in 2008

Tuyên bố Bắc Kinh Tuyên bố Bắc Kinh về Y học cô truyền năm 2008

Beijing Declaration on Traditional Medicine in 2008

Tuyén b6 Delhi Tuyên bố Delhi về YHCT cho các nước Đông Nam A năm

Delhi Declaration on Traditional Medicine for the East Asian Countries in 2013

South-Van phong khu vuc DNAWHO Regional Office for the South-East region (SEARO)

Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Binh

Đại hội đồng Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới

YDHCT Y Dược học cô truyện

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ DAU 5£ -Ss< EUH.E3.E771.3097244 0774477944 9224497214 077948 9944p, 11 Tinh cấp thiết của đề tài - 22-52222221 221211221127112112112211 211211 c1 ee 12.Lịch sử nghiên cứu vấn G6 c.ccccecccscssesscesessessessessesesessessessessessessesssssesessessessessessees 4

2.1 Nghiên cứu của các tac gid Hước TnBOÀI eee si, 4

2.2 ¡0c 5

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - c2 139111351113 1 1 1EEkrereeree 63.1 Mục tiêu nghién CỨU - (G1 E911 11191 HH tt 63.2 ¡hi VU NGHIEN CUU 0 6

4 Đối tượng và phạm vi và nghiên cứu oe eesessessesseessessessesseessessessesseesesseesees 76 Cấu trúc của luận văn -: +:22++t22221t222 2221122 trrree 9

CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG TỚI HỢP TÁC PHAT TRIENYHCT GIỮA WHO VA MOT SO NƯỚC TAY TBD (2001 - 2021) 11

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu VUC cc eccccccessessessessessessessessssssessessessusssessessessusssessecses 111.1.1 Bối cảnh quốc 6 ocecceccccccccscessessescssessessessessessesessessessessessessessessstssessesssssesees li1.1.2 Bối cảnh khu Vực :¿5++t222xvtt2EErtEEkrttttrrttrrirrrrirrrrirrried 12

1.2 Hợp tác của WHO - LH HH HH HH HH HH HH 16I9 161.2.2 Hợp tác của WHO ở Tây Thái Bình Dương - - -+<<<<++ 18

1.3 Thực trang hợp tác phát triển YHCT ở Tây Thai Bình Dương trước năm 2001 211.3.1 Khái quát thực trạng hợp tác phát trién YHCT giữa WHO và toàn khu

vực Tây Thai Binh Dương trước năm 2001 - 5-5 2555 * + *+seexseereeeers 21

1.3.2 Thực trạng hợp tác phát triển YHCT giữa WHO với ba trường hợp điển

Trang 8

2.2.2 Hợp tác giữa WHO với Hàn Quốc 2222c++2222E222errtrEEtrrerrer 41

2.2.3 Hợp tác giữa WHO với Việt Nam - -G nSH SH H g g rưy45

2.3 Giải quyết thách thức trong quá trình hợp tác -scsz+cs+cx+zxczes 54

2.3.1 Giải quyết thách thức giai đoạn 2001 - 2010 -¿-¿©-«z=5++ 562.3.2 Giải quyết thách thức giai đoạn 201 1 - 2020 2 ¿5 s+cs+cszce2 60

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC PHÁT TRIEN YHCT GIỮA WHO VÀMOT SO NƯỚC TAY 'TBiD - 2-2 s<©s©S££SssESseEss£Essesssessersserssesserse 64

3.1 Kết quả của quá trình hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điền hình về pháttriển YHCT ở Tây Thái Binh Dương -2¿- 2: 2+25++++2z++zx++zxe+rxersed 64

3.1.1 Thành tựu - c2 E11 1230111111122 111 119903011110 vn ng kg và 64

3.1.2 Hạn chế ::22++t2222112221112221 122.112 Tin 683.2 Những đặc điểm của quá trình hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điểnhình trong khu vực Tây Thái Bình Dương về phát triển Y học cổ truyên 69

3.3 Tác động của quá trình hợp tác phát triển YHCT giữa WHO với ba trườnghợp điền hình trong khu vực Tây Thái Bình Dương -. 2 5z s52 +2 71

3.4 So sánh chính sách hỗ trợ của WHO đối với khu vực Tây Thái Bình Dươngvà khu vực Đông Nam A trong phát triển Y học cô truyễn .: -s: 74

3.4.1 Khái quát quá trình hợp tác phát triển YHCT của WHO đối với khu vựcĐông Nam Á - ¿22225 SE 2E22E12E1571211211211711112112111111111 1111111 xe 743.4.2 Chính sách hỗ trợ của WHO đối với khu vực Tây Thái Bình Dương và

khu vực Đông Nam Á 2-2 ©sSE£2EE2 1E EEEE2112112717112112111111.11 1111 78

3.5 Triển vọng hợp tác phát triển YHCT của WHO và khu vực Tây Thái Bình

Dương tới năm 203 s1 v11 911111911 1n TT HH Hàn HH TH krh 80

3.6 Kiến nghị giải pháp thúc đây hợp tác phát triển YHCT giữa WHO và khu vực

Tây Thai Bình Dương - - 5 1E E19 1191 911 111g ky 85

3.6.1 Kiến nghị đối với đối tượng nghiên cứu 2 2 2 s+cx+zxezssce2 85

3.6.2 Kiến nghị đối với Việt Nam i.ecccccceccescessessesssessessesscsssssessessessssssesseesecseeaee 87

0n — Ô,Ô 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ DAU1 Tỉnh cấp thiết của đề tài

YHCT đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác ở nhiều quốc gia,vùng lãnh thé trên thế giới và trong khu vực Tay TBD từ cô xưa trước sự ra đời của

khoa học và YHHD Tại khu vực Tây TBD, YHCT đã được thực hành trong hang

ngàn năm và là phương pháp CSSK duy nhất trước khi YHHĐ xuất hiện Ngay cảkhi YHHĐ được du nhập, YHCT vẫn đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia.YHHĐ vốn là loại hình y học được sử dụng chính thức trong HT YT của tất cả các

quốc gia trên thé giới hiện nay, được coi là chính thống trong CSSK Phan lớn cácquốc gia trên thế giới, YHCT không được coi là chính thống và không được sửdụng chính thức như YHHD, chỉ đóng vai trò bồ trợ cho YHHD Tuy nhiên, ở một

số nước ở châu Phi, châu Á - Thái Bình Dương, Tây TBD là những khu vực có các

hệ thống (hình thức) YHCT lâu đời va phát triển thì YHCT được coi là chính thống,

được sử dụng song song hoặc kết hợp cùng với YHHĐ trong HTYT quốc gia.

YHCT có thế mạnh về thuốc và các phương pháp không dùng thuốc, với đặc điểmlà tính sẵn có, tiện sử dung, chi phí thấp, gần gũi với văn hóa, tín ngưỡng nên được

sử dụng phổ biến tại cộng đồng WHO chủ trương phát triển YHCT dựa trên haitrong tâm là thúc day sử dụng YHCT thích hợp và lồng ghép YHCT vào HTYT

quốc gia [WHO, Chiến lược toàn cầu 2014 - 2023, 2014, tr 11, 43, 57] Đặc biệt

lồng ghép YHCT sẽ giúp các chính phủ giảm gánh nặng chỉ phí y tế, giúp người dân

có thể tiếp cận dịch vụ y tế thiết yếu với khả năng chỉ trả khác nhau, là lộ trình tiếnBPYTTD cho các nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo, kém phát triển vàđang phát triển Trong bối cảnh y tế thế giới và khu vực chịu tác động từ quá trìnhtoàn cầu hóa, sự thay đôi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, nhu cầu CSSK, các vấn đềtrong CSSK và hệ thống y tế các quốc gia, lồng ghép YHCT và kết hợp YHCT vớiYHHĐ trong CSSK là xu thế toàn cầu hiện nay [WHO, Chiến lược toàn cầu 2014 -2023, 2014, tr 7, 16, 18, 42] Khu vực Tây TBD là trọng điểm của xu thế này Đó là

bởi khu vực này có nhiêu quôc gia có nên YHCT lâu đời, được sử dụng phô biên

Trang 10

trong CSSK và được chính phủ quan tâm phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc,Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philipines Trong số đó, Trung Quốc,Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Ban đã rat chú trọng phát trién YHCT và đã đạt được

lồng ghép hoàn toàn YHCT dé kết hop YHCT với YHHD nhằm phát huy thế mạnh,

tinh hoa của hai loại hình y hoc trong CSSK người dân Nhận thấy tam quan trọngvà lợi ích của việc phát triển sử dụng YHCT cùng với lồng ghép YHCT ở các quốcgia, WHO đã tăng cường hợp tác với các nước Tây TBD để xây dựng và thực hiệncác chiến lược YHCT của khu vực trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2020 Mụcđích là để biến xu thế này thành mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực y tế của các

quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ hiện nay, hợp tác là

nhu câu và xu thê tât yêu cho sự phát triên.

Hợp tác phát triển là một đặc thù của hợp tác quốc tế, được lồng ghép vào

trong quan hệ quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển, đặc biệt là hỗ trợ các điều kiệnphát triển Hình thức hợp tác này có tính hỗ trợ một chiều rất cao, diện bao phủ rấtđa dạng và cách thức rất phong phú, ví dụ như không chỉ hỗ trợ sản phẩm mà còn

tạo ra các công cụ dé dao tao nguồn nhân lực, hỗ trợ các lĩnh vực, ngành, nghé Ké

từ khi thành lập tới nay, WHO luôn nhìn nhận YHCT là một lĩnh vực y học cầnphải phát triển để phát huy vai trò, giá trị và tiềm năng đối với CSSK người dân cácquốc gia Tuyên bố Alma - Ata năm 1978 của WHA công nhận vai trò và khả năng

đóng góp của YHCT trong CSSKBD và sự cần thiết phải lồng ghép YHCT Các

nghị quyết WPR/RC36 R6 năm 1985, WPR/RC38 R16 năm 1987 và WPR/RC52.R4 năm 2001 của WHO công nhận việc thực hành YHCT, đặc biệt là về thuốc thảo

dược và châm cứu tạo thành các phương pháp y học phù hợp có thê lồng ghép được

vào các chiến lược y tế quốc gia Tuyên bố Bac Kinh năm 2008 nhấn mạnh tamquan trọng của YHCT đối với sức khỏe cộng đồng, khang định YHCT là một nguồn

lực chăm sóc, cải thiện sức khỏe và sự cần thiết phải phát trién hơn nữa YHCT Từcác tuyên bố và nghị quyết này, WHO đã tăng cường hỗ trợ các quốc gia thiết lập

và phát triển YHCT Phát trién YHCT không chỉ đơn thuần là phát triển về chuyên

môn học thuật mà còn phải thiệt lập được cơ sở, nên móng, khuôn khô vững chắc

Trang 11

cho sự phát triển Đó là hệ thống các qui định, qui chế, luật pháp, chính sách củachính phủ mỗi nước đối với YHCT Tại khu vực Tây TBD, WHO đã hỗ trợ cácquốc gia xuyên suốt, liên tục theo các chiến lược YHCT của khu vực cho sự thiếtlập này Trong quá trình đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam đã tích cực hợp tác

với WHO Các quốc gia này được WHO đánh giá là những quốc gia có YHCT phát

triển tiên tiến nhất trong khu vực bởi đã thực hiện lồng ghép hoàn toàn YHCT và cónăng lực cung ứng CSSK bằng YHCT rất tốt, phát triển YHCT có sự cam kết mạnhmẽ của chính phủ Đó là những quốc gia đi đầu trong phát trién YHCT, có nhữngđóng góp quan trọng cho sự phát triên YHCT, mạng lưới hợp tác WHO và quan hệ

quốc tế Các quốc gia này là ba trường hợp điển hình của khu vực (ba trường hợp

điển hình) trong hợp tác với WHO về phát trién YHCT Chính vì vậy, dé tài nghiêncứu “Hợp tác phát triển Y học cổ truyền giữa WHO với một số nước Tây Thái BìnhDuong (2001 - 2020)” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc nghiên cứu mối quanhệ hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điển hình giúp hình dung được quá trìnhphát triển YHCT tại mỗi nước và tác động từ đó đối sự phát triển YHCT chung

trong toàn khu vực Nghiên cứu này cũng giúp dự đoán được xu hướng phát triển

quan hệ hop tác giữa WHO với ba trường hợp điền hình và toàn khu vực về pháttrién YHCT trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là triển vọng hợp tác cũng như đóng

góp của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với WHO và với các nước thành viên khu

vực về phát triển YHCT Sự phát trién YHCT tại mỗi nước nói riêng và trong toàn

khu vực nói chung có ý nghĩa lớn lao đối với công tác chăm sóc và nâng cao sức

khỏe người dân của chính phủ mỗi nước và người dân Tây TBD Về mặt khoa học,

đề tài góp phần xây dựng cách tiếp cận mới trên bình diện quốc tế về vai trò củaYHCT trong CSSK và sự toàn diện của HTYT quốc gia, làm rõ thêm tính cần thiết

của hợp tác quốc tế đối với việc phát triển YHCT Về mặt thực tiễn, với xu hướng

gia tăng mạnh mẽ việc sử dụng YHCT trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay,

để tài góp phần phổ biến hóa việc sử dụng YHCT một cách chính thống trongCSSK Đồng thời góp phần nâng cao vai trò là tổ chức y tế lớn nhất thế giới và sứ

mệnh nâng cao sức khỏe và sự an toàn của con người của WHO.

Trang 12

2.Lịch sử nghiên cứu van dé

Tuy có lịch sử tồn tại lâu đời và tầm quan trọng trong CSSK nhưng cho tới

nay nhiều nơi trên thế giới vẫn coi YHCT là bổ trợ cho YHHĐ Do vậy YHCT ítđược đầu tư nghiên cứu và chú trọng phát triển để phô biến sử dụng Chiến tranhLạnh kết thúc là dau mốc phát triển quan hệ hợp tác trên thế giới và các quốc gia tậptrung phát triển kinh tế, xã hội Trong bối cảnh đó, WHO đã thúc đây sử dụng

YHCT và tăng cường hợp tác với các nước dé hỗ trợ các quốc gia thiết lập và phát

trién YHCT Mối quan hệ hợp tác này thé hiện qua các văn bản, tài liệu, các chiếnlược YHCT của WHO và Văn phòng khu vực Tuy vậy những văn bản này chỉ đềcập tới chiến lược và định hướng phát triển YHCT trong khu vực, không có các

nghiên cứu từ góc độ quan hệ quốc tế đối với mối quan hệ hợp tác này Tình hìnhcũng tương tự ở Việt Nam, chỉ có một số văn bản của chính phủ mang tính định

hướng chiến lược và xác định mục tiêu phát triển YHCT Cho tới hiện nay, trên thế

giới và khu vực Tây TBD chưa có bất cứ một nghiên cứu chuyên biệt nào về quan

hệ hợp tác giữa WHO với các nước thành viên khu vực hay giữa các nước thành

viên về phát triên YHCT Chỉ có một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và

trong nước về phát triển sử dụng và lồng ghép YHCT.

2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Các nghiên cứu nôi bật về phát triển YHCT tai các quốc gia trên thế giới gồm

có “Role of Traditional Medicine in Primary Health care: An Overview of

Perspectives and Challenges” (Vai trò của YHCT trong chăm sóc sức khỏe ban dau:

Tổng quan về triển vọng va thách thức) (Unnikrishnan Payyappallimana, 2010) va

“Intergration of Complementary and Traditional medicine in public healthcare

systems: Challenge and Methodology” (Lồng ghép YHCT vào HTYT quốc gia:

Thách thức và phương pháp luận) (Shahzad Hussain and Farnaz Malik, 2013).

Trong nghiên cứu “Vai trò của YHCT trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: Tổng quanvề triển vọng và thách thức”, tác gia đưa ra tong quan về YHCT trên toàn cầu, nhậnxét về các chính sách phát triển YHCT va vai trò của YHCT trong CSSKBD.

Trang 13

Trong nghiên cứu " Lồng ghép YHCT vào HTYT quốc gia: Thách thức và phươngpháp luận”, tác giả đánh giá triển vọng và thách thức chính cùng với đưa ra phươngpháp luận trong lồng ghép YHCT.

Nghiên cứu về phát triển YHCT ở khu vực Tây TBD có “Integrating

Traditional and Complementary Medicine with National Healthcare Systems for

Universal Health Coverage in Asia and the Western Pacific” (Léng ghép YHCTvào HTYT quốc gia tiến tới bao phủ y tế toàn dân ở chau A và khu vực Tay TBD)

(Yu Lee Park & Rachel Canaway, 2019) Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu cáccách thức lồng ghép YHCT phù hợp với HTYT để tiến tới đạt được BPYTTD ởcác quốc gia châu Á và Tây TBD, các hành động thúc đây việc lồng ghép YHCTvào HTYT quốc gia.

Tại Việt Nam, bài viết “The Model of the Integration of Traditional Medicine

with Modern medicine in the Hospitals of Traditional Medicine of Vietnam - the

Present Status and Prospective Plan” (Mô hình kết hợp YHCT với YHHD tai cácbénh vién YHCT 6 Viét Nam - hién trang va trién vong phat trién) (Chu QuécTrường, 2018) đã phân tích thé mạnh va hạn chế của YHCT và YHHD, đưa ra tổngquan về YDHCT Việt Nam hiện nay, hiện trạng long ghép YHCT và kết hợp YHCTvới YHHD tại các bệnh viện ở Việt Nam Bài viết đưa ra các van dé quan trọng choviệc kết hợp hai loại hình y học và khang định sự cần thiết phải lồng ghép YHCT.

2.2 Nhận xét:

Ở cả phạm vi thế giới và trong nước, chưa có nghiên cứu về quan hệ hợp tácdé phát triển sử dung va lồng ghép YHCT, mức độ dé cập tới van dé này rất hạn

chế Ở phạm vi thế giới, sự hạn chế này thể hiện rõ trong các chiến lược YHCT toàn

cầu và khu vực của WHO và Văn phòng khu vực Tây TBD Các chiến lược đều xácđịnh phải tăng cường hợp tác giữa WHO với các quốc gia và giữa các quốc gia déthúc đầy sự phát triển của YHCT, hợp tác là một trong những mục tiêu và phương

hướng hành động của các chiến lược Tuy vậy, vẫn chưa có các cách thức, giải pháp

cụ thể đề thúc đây hình thành, phát triển các quan hệ hợp tác và tăng cường hợp tác

Trang 14

hiệu quả Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều không đề cập đến vấn đề này.Việc nghiên cứu chuyên biệt quan hệ hợp tác trong mạng lưới WHO đề xây dựngnên các cách thức, cơ chế thúc đầy hợp tác cho phát triên YHCT, đặc biệt là ở khuvực Tây TBD tới nay vẫn còn là khoảng trống trong các nghiên cứu của WHO và

từ năm 2001 đến năm 2020 Từ đó đề xuất các cách thức, biện pháp, cơ chế thúc

đây hợp tác cho khu vực cũng như cho Việt Nam về phát triển YHCT trong giai

đoạn tiếp theo.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là phân tích, làm rõ thực trạng hợp tác phát triển

YHCT giữa WHO và ba trường hợp điển hình của khu vực Tây TBD trong thờigian từ năm 2001 đến năm 2020 Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp thúc day và

nâng cao hiệu quả của quan hệ hợp tác trong thời gian tới.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đê đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứunhư sau:

- Phân tích các nhân tô tác động tới quan hệ hợp tác giữa WHO với ba trườnghợp điển hình của khu vực Tây TBD về phát triển YHCT giai đoạn 2001 - 2020

- Chỉ ra các đặc điểm, tác động và xu hướng của quan hệ hợp tác; kết quả

đạt được, hạn chê còn tôn tại và làm rõ nguyên nhân

Trang 15

- Đánh giá về quá trình hợp tác; dự báo trién vọng hợp tác của WHO vớicác quốc gia trong khu vực Tây TBD, đặc biệt là triển vọng hợp tác của Việt Namtrong quan hệ hợp tác với WHO và khu vực về phát triển YHCT trong giai đoạntiếp theo

- Nêu kiến nghị, đề xuất giải pháp thúc day hợp tác phát triển YHCT giữa

WHO và các nước Tay TBD, giữa Việt Nam với WHO và với khu vực cho giai

đoạn tiếp theo.

4 Đối tượng và phạm vi và nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quan hệ hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điểnhình của khu vực Tây TBD về phát triển YHCT

- Phạm vi không gian nghiên cứu:

Luận văn chọn không gian nghiên cứu là khu vực Tây TBD, trọng tâm là ba

trường hợp điên hình về phát triển YHCT của khu vực Tây TBD là một trong sáu khuvực địa lý được WHO phân định để chỉ đạo và điều phối y tế, là khái niệm khu vựcriêng của WHO Ban đầu, trong tổ chức WHO, khu vực Tây TBD được gọi là ViễnĐông (Far East area) theo định hướng xưa cũ về khu vực này Sau đó, Tổng giám đốcđầu tiên của WHO - Tiến sĩ Broke Chrisholm (nhiệm ki 1948 - 1953) đã đề xuất đôitên gọi thành Tay TBD dé phù hợp thực tiễn khu vực lúc đó Ké từ đó tới nay, khu vực

Viễn Đông của WHO được gọi là Tây TBD [WPRO, Fifty Years of the World Health

Organization in the Western Pacific Region, 1998, tr 15].

Ba trường hop điển hình của khu vực Tay TBD về phát triển YHCT làTrung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam Đó là những quốc gia có nền YHCT lâu đời,

đều đã thực hiện lồng ghép YHCT ngay từ giai đoạn thành lập và thống nhất đất

nước dé CSSK người dân Trong quá trình hợp tác với WHO, các quốc gia này đãđạt được lồng ghép hoàn toàn YHCT vào HTYT và phát triển hiện đại hóa, khoahọc hóa YHCT để tăng cường vai trò và làm lớn mạnh tiềm năng CSSK của

YHCT Các quốc gia này đã đi đầu trong thực hiện mục tiêu chiến lược của WHOvề YHCT, góp phan tăng cường CSSKBD và BPYTTD tại mỗi nước và trong toànkhu vực cũng như có những đóp góp đối với hợp tác phát triển YHCT và hợp tác

quôc tê của khu vực.

Trang 16

- Phạm vi thời gian nghiên cứu:

Luận văn lấy mốc nghiên cứu từ năm 2001 khi WHO bat đầu triển khaithực hiện chiến lược YHCT khu vực lần thứ nhất (giai đoạn 2001 - 2010) đến năm2020 là thời điểm kết thúc chiến lược YHCT khu vực lần thứ hai (giai đoạn 2011 -

2020) Giai đoạn 2001 - 2010, quan hệ hợp tác đã đạt được Tuyên bố Bắc Kinh, là cột

mốc quan trọng đối với WHO và sự phát triển YHCT của khu vực Giai đoạn 2011 2020, YHCT với đại diện là YHCT của Trung Quốc được đưa vào Phân loại bệnh tậtquốc tế ICD -11, là văn bản quan trọng, yếu lược của y tế thé giới Đó là thành tựutrong phát triển YHCT của khu vực sau cột mốc Tuyên bố Bắc Kinh.

-Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2020, quan hệ hợp tác giữa WHOvới ba trường hợp điển hình về phát triển YHCT thông qua thực hiện các chiếnlược khu vực và toàn cầu đã góp phần tăng cường mạnh mẽ vai trò, giá trị, tiềmnăng của YHCT, thúc day sự phát triển YCHT va quan hệ hợp tác của khu vực.

Phương pháp nghiên cứu:

Dé hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yêucác phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành của khoa học xã hội cùng với

phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.

- Phương pháp tổng hợp: giúp hiểu được sâu sắc quá trình hợp tác giữa

WHO với ba trường hợp điển hình trong khu vực về phát triển YHCT, đánh giá

bao quát quá trình hợp tác giữa WHO và các nước thành viên khu vực về phát

Trang 17

- Phương pháp phân tích tác động: giúp nhận diện rõ các nhân tố tác động,mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tổ tới quan hệ hợp tác Qua đó đánhgiá được hiệu quả của quá trình hợp tác thông qua mức độ ảnh hưởng đến nhu cầuhợp tác về YHCT trong toàn khu vực Tây TBD.

- Phương pháp logic: giúp nhận diện các đặc điểm của quan hệ hợp tác, pháthiện ra đặc điểm quan trọng nhất, những nhân tố tác động chính và hạn chế cơ ban

nhất trong quan hệ hợp tác dé làm cơ sở kiến nghị giải pháp

- Phương pháp nghiên cứu khu vực: đánh giá mức độ gắn kết và tác động của

quá trình hợp tác đối với các quốc gia thành viên trong thực hiện các mục tiêu của

chiên lược khu vực và toàn câu vê YHCT.

- Phương pháp phân tích chính sách: xem xét chính sách của WHO và của một

số nước Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2001 - 2020 trong hợp tác phát triển YHCT

- Phương pháp so sánh: so sánh chính sách hỗ trợ của WHO đối với khu vực

Tây TBD và khu vực DNA dé chứng minh tính trọng điểm của khu vực Tay TBD

về mức độ phát triển YHCT và mức độ chiến lược trong hợp tác của WHO

- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: luận văn nghiên cứu về hợp tácphát triển đối với một lĩnh vực cụ thê Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu quan hệ

quốc tế được sử dụng dé đi sâu phân tích những đặc điểm của quá trình hợp tác, xuhướng vận động của tiến trình hợp tác và các tác động được hình thành Từ đó thấy

được tính cần thiết và đóng góp của hợp tác phát triển đối với hợp tác quốc tế nói

chung và trong lĩnh vực y tê nói riêng đôi với moi chu thê và toàn khu vực.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp dự báo, tong hợp dé xử lý,

phân tích các tư liệu một cách khoa học và có hệ thống dé giai quyét các nhiệm vunghiên cứu đề ra.

6 Câu trúc của luận văn

Ngoài phân Mở dau, Kêt luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được ket câuthành 3 chương như sau:

Trang 18

hợp tác này đến nhu cầu hợp tác về YHCT trong toàn khu vực.

- Chương 2: Thực trạng hợp tác phát triển YHCT giữa WHO và một số

nước Tây Thái Bình Dương (2001 - 2020)

Lam rõ thực trạng hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điền hình của khuvực Tây TBD về phát triển YHCT theo các chiến lược khu vực và toàn cầu từ năm2001 tới năm 2020, bao gồm việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, giải quyết cácthách thức đặt ra dé thúc đây phát triển YHCT dựa trên hai trọng tâm là phát triểnsử dụng YHCT thích hợp và lồng ghép YHCT vào HTYT tại mỗi quốc gia.

- Chương 3: Đánh giá về hop tác phát triển YHCT giữa WHO và một số

nước Tây Thái Bình Dương (2001 - 2020)

- Đánh giá về quá trình hợp tác giữa WHO với ba trường hợp điền hình củakhu vực Tây TBD về phát triển YHCT (2001 - 2020), làm rõ tính trọng điểm về hợptác của WHO đối với khu vực Tây TBD thông qua so sánh chính sách hỗ trợ củaWHO cho khu vực Tây TBD và khu vực DNA, đánh giá triển vọng hợp tác YHCT

của khu vực cho tới năm 2030 Chương 3 cũng dành nội dung đánh giá triển vọngcủa Việt Nam trong quan hệ hợp tác với WHO và khu vực; kiến nghị giải pháp thúc

đây hợp tác phát trién YHCT giữa WHO va các nước Tay TBD, giữa Việt Nam với

WHO và với khu vực cho giai đoạn tiếp theo.

Trang 19

nước phát triển xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên (thuốc thảo

dược) ngày càng gia tăng Tại nhiều nước đang phát triển, YHCT có vai trò quantrọng trong việc đáp ứng nhu cầu CSSKBD của người dân Tuy được sử dụng ởnhiều quốc gia, nhưng không phải lúc nào YHCT cũng được lồng ghép và được cácchính phủ công nhận Từ khi thế giới cham dứt Chiến tranh Lạnh và bước vào thờikỳ cùng hướng đến tao dựng môi trường quốc tế hòa bình, 6n định, hợp tác dé pháttriển kinh tế, an ninh con người trong đó có an ninh y tế nhằm đảm bảo sức khỏecho người dan được coi là yếu tố quan trong cho sự phát triển của các quốc gia Sứckhỏe tốt là điều cần thiết cho phúc lợi con người và để phát triển kinh tế - xã hộibền vững Một thực tế là hiện nay HTYT các nước trên thế giới đang phải đối phó

với tinh trạng bệnh man tính ngày càng gia tăng và chi phí CSSK không ngừng tang

cao [WHO, Chiến lược toàn cầu 2014 - 2023, 2014, tr 7, 25] Theo số liệu củaWHO năm 2019, ít nhất một nửa dân số thế giới vẫn chưa được bao phủ đầy đủ các

dịch vụ y tế thiết yếu, khoảng 100 triệu người vẫn đang bị day vào cảnh nghèo cùngcực (được định nghĩa là sống với 1,90 USD hoặc ít hơn một ngày) vì phải trả tiềnchăm sóc sức khỏe, hơn 930 triệu người (khoảng 12% dân số thế giới) dành ít nhất

10% ngân sách gia đình để chi trả cho CSSK work/resources/data, 2021] Trong bối cảnh đó, tất cả các quốc gia thành viên LHQ

Trang 20

đã nhất trí cố gắng dat được BPYTTD vào năm 2030, là một phần của các SDG củaLHQ Một trong ba mục tiêu chiến lược của WHO trong tông thé SDG là dam baothêm | tỷ người trên thé giới được bảo vệ bằng BPYTTD vào năm 2023, nghĩa làthêm 1 tỷ người có thể tiếp cận các dịch vụ y tế cần có dé giữ sức khỏe mà không bịrơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, nghèo đói do phải chi trả chi phí y tế[https://www.who.int/data/triple-billion-dashboard] Các quốc gia thành viên LHQđã đặt ra mục tiêu cải thiện hệ thống tài chính y tế và WHO đã hướng dẫn các cáchthức sửa đôi dé các quốc gia tiến nhanh hơn đến mục tiêu BPYTTD Bên cạnh hỗtrợ cải thiện hệ thống tài chính y tế, WHO cũng khuyến khích và hỗ trợ các quốc giaphát triển sử dụng YHCT thích hợp và lồng ghép YHCT dé góp phần dat được mụctiêu này bằng việc xây dựng Chiến lược toàn cầu 2002 - 2005 và Chiến lược toàncầu 2014 - 2023 Thông qua các chiến lược YHCT toàn cầu của WHO, YHCT đượcxác định là cần thiết đề tiến tới BPYTTD ở tat cả các quốc gia trên thé giới.

Nhu cầu CSSK của người dân trên thế giới, sự quan tâm sử dụng YHCT

trong CSSK ngày càng tang cao, gánh nặng gia tăng chi phí của HTYTT, mục tiêu

BPYTTD của WHO đã đưa đến việc phải tăng cường phát triển sử dụng YHCT và

từ đó phải thúc đây hợp tac dé phát trién YHCT.

1.1.2 Boi cảnh khu vực

1.1.2.1 Tình hình y tế của khu vực

Tây TBD là khu vực rộng lớn, chiếm một phần ba diện tích toàn cầu, là nơisinh sống của gan 1,9 tỉ người tức hơn một phan tư dân số thế giới Phạm vi tiếp cậncủa WHO tại Tây TBD gồm 27 quốc gia, 10 khu vực và vùng lãnh thô, trải dài từthảo nguyên Mông Cổ ở trung tâm châu A, phía đông đến quan dao Pitcairn ở TháiBình Dương và phía Nam đến New Zealan Quốc gia lớn nhất trong khu vực làTrung Quốc với dân số 1,4 tỉ người và nhỏ nhất là Niue với dân số chỉ 1000 người

[https://www.who.int/westernpacific/about, 2023] Từ 50 năm qua cùng với qua

trình toàn cầu hóa, khu vực Tây TBD đã thay đôi nhanh chóng về kinh tế, xã hội và

môi trường hơn bat kỳ khu vực nào khác trên thế giới Kết quả là tuổi thọ và chất

lượng sức khỏe người dân trong khu vực ngay càng cao hơn, sô người chêt vì những

Trang 21

căn bệnh có thể phòng tránh được giảm mạnh Tây TBD đã nôi lên là một khu vựcnăng động, sáng tạo và đạt nhiều thành quả trong nhiều lĩnh vực, ví dụ trong ứngdụng công nghệ mới, giảm sử dụng thuốc lá và kiểm soát bệnh truyền nhiễm mớinoi Sự cải thiện về sức khỏe và tuổi thọ tăng đã thúc day trở lại sự phát triển kinh tế- xã hội và tăng đầu tư cho lĩnh vực y tế ở nhiều quốc gia Từ năm 1990 đến năm2017, tong sản phẩm quốc nội của các nước trong khu vực tăng gấp ba lần [WHO,For the Futre, 2019, tr.11) Tăng trưởng kinh tế và lợi ích có được từ tăng trưởngkinh tế đã thúc đây ngành y tế của mỗi nước trong khu vực đóng góp vào tiềm lựcquốc gia thông qua cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và công bằng về sức khỏe cho

người dân.

Tuy vậy khu vực Tây TBD có dân số tăng và già hóa nhanh nhất thế giới,vẫn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống và hệ thống y té Vao nam2020, khu vực đã có hơn 240 triệu người trên 65 tuổi va dự kiến sẽ tăng gap đôi vào

năm 2050

[www.who.int/westernpacific/about/governance/regional-director/ncds-and-ageing] Các quốc gia phan lớn van là các nước nghèo, kém phát triển và dangphát triển ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc là các nướcphát triển và nền kinh tế lớn Toàn cầu hóa và hội nhập đã mang lại cơ hội phát triểncho nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế nhưng cũng tạo ra những tác động tiêu cực vànhững hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống con người như biến đổi khí hậu, ônhiễm, tận diệt, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bang sinh thai, dich bénh va phat sinhcác bệnh tật mới Người dân các nước nghèo, kém phat triển và cả các nước đangphát triển là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những tác động này Do vậyvẫn còn phần lớn dân số Tây TBD đang phải chịu thua thiệt về kinh tế - xã hội, ít

được chăm sóc y tế, ít có cơ may được tiếp cận và hưởng thụ những thành quả của

YHHĐ Những van dé trên gây ra những thách thức về xã hội, kinh tế và sức khỏe

đối với khu vực Vì vậy, người dân ở nhiều quốc gia Tây TBD đang hướng đến tìm

kiếm các phương pháp của YHCT thay thế cho YHHD dé duy trì sức khỏe Nhu cầu

sử dụng và tầm quan trọng về kinh tế ngày càng tăng của YHCT đã dẫn đến sự quan

tâm ngày càng tăng của chính phủ các nước và cộng đồng học thuật trong khu vực.

Trang 22

Trước tình hình này của khu vực, WHO dưới sự chỉ đạo của WHA - cơ quan

của LHQ phụ trách y tế toàn cầu đã nỗ lực thúc đây thực hiện BPYTTD dé mọingười dân Tây TBD đều được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, được CSSKBĐ Mộttrong các cách thức thực hiện là lồng ghép YHCT, hay cách nói phổ cập là đưa

YHCT vào HTYT quốc gia để CSSK người dân YHCT là loại hình thực hành y

học có nguồn gốc lịch sử và văn hóa lâu đời Từ xa xưa con người ở khu vực này vàcả ở các nơi trên thế giới đã sử dụng YHCT để CSSK, phòng và chữa trị bệnh tật.

Việc thực hành YHCT theo thời gian đã hình thành nên cơ sở lý luận và thực tiễn

vững chắc Trên cơ sở đó YHCT được kế thừa và phát huy, phát triển mạnh mẽ cho

tới ngày nay, có vị trí chính thống trong hệ thống y tế của nhiều quốc gia, đóng góphiệu quả cho CSSK người dân Tuy thế, vẫn còn những quốc gia chưa công nhận vàsử dụng YHCT một cách chính thống, chưa phát triển và đây mạnh sử dụng YHCT.Do vậy, Văn phòng khu vực Tây TBD đã đưa ra các chiến lược YHCT riêng chokhu vực trong thời gian từ năm 2001 đến 2020 đề thúc đây sử dụng YHCT và lồngghép YHCT vào HTYT tế các nước, là một cách thức quan trọng tiễn tới đạt được

BPY TTD cho người dân toàn khu vực Tay TBD.

1.1.2.2 Nhu cầu hợp tác phát triển YHCT trong khu vực

Sau Chiến tranh Lạnh, các quốc gia trên thế giới tập trung phát triển kinh tế.Ké từ năm 2001, nền kinh tế thế giới biến chuyển nhanh chóng, khu vực Tây TBD

tiếp tục phát triển năng động taichinh?dDocName=BTC329627, 2020] Cùng với sự phát triển kinh tế, các van đềbiến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, biến đổi hệ sinh thái gây nên các vấn đề sứckhỏe cho người dân các quốc gia, các xu hướng bệnh tật mới ở cấp độ khu vực vàtoàn cầu như gia tăng bệnh mạn tính không lây nhiễm, bệnh lý người cao tuổi do giahóa dân số, dịch bệnh mới nỗi, bệnh lý tâm thần Các quốc đảo nhỏ ở Tây TBDnhư Nieu cũng đã phải đối mặt với các thách thức về sức khỏe do biến đổi khí hậuvà ô nhiễm môi trường Các tuyên bố Alma - Ata, Tuyên bố Bắc Kinh, Tuyên bốAstana ra đời cho thấy tầm nhìn của WHO cho y tế toàn cầu và từng khu vực từtrước tới tới nay luôn chú trọng vào YHCT Thông qua các tuyên bố, các chiến lược

Trang 23

YHCT toàn cầu và khu vực, WHO khang định bồ sung YHCT vào dịch vụ CSSK làcách thức thích hợp và hiệu quả để nâng cao sức khỏe và chất lượng dịch vụ y tế,giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân và chính phủ Như vậy sẽ đảm bảoCSSK thiết yếu cho người dân, làm vững mạnh HTYT để ứng phó hiệu quả với

những thách thức về sức khỏe, đóng góp vào việc xây dựng dân số và cộng đồng

khỏe mạnh Các nước phát triển lồng ghép YHCT vào HTYT để giảm gánh nặngchỉ phí y tế và người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng tốt Còn phầnlớn các nước dang phát triển và kém phát triển thì làm vậy sẽ giúp người dân, nhấtlà những người nghèo ít hoặc không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế dé CSSK

sé duoc tiép can cac dich vu y té co ban, thiét yêu và đảm bảo chất lượng Tuy vậy,

trong khu vực, sự không đồng đều trong nhận thức về tầm quan trọng của YHCT,sự công nhận YHCT và mức độ phát triển YHCT khác nhau ở các nước là nhữngrào cản đối với việc phát triển sử dụng và lồng ghép YHCT vào HTYT Do đó, cầncó sự hỗ trợ của WHO và các nước có YHCT phát triển để xóa bỏ những rào cảnnay, từ đó thúc đây chính phủ các nước tích cực phát triển YHCT.

Hiện nay, do nhu cầu về phát triển khoa học - công nghệ, cạnh tranh nướclớn, tranh giành ảnh hưởng và các vấn đề CSSK người dân, các nước lớn và nướcđang phát triển ở khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đangcó sự gia tăng nhu cầu hợp tác với nhau và với các nước thành viên khác về lĩnhvực YHCT Các nước lớn trong khu vực đều nhằm đến mục đích phô biến và nângtầm ảnh hưởng anh hưởng YHCT của quốc gia không chỉ riêng trong khu vực mà

còn trên thế giới Mục đích hợp tác của Trung Quốc là quốc tế hóa YHCT Trung

Quốc dé YHCT Trung Quốc được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi

toàn cầu Mục đích của Hàn Quốc là phô biến YHCT Hàn Quốc trong khu vực, quađó YHCT Hàn Quốc được sử dụng trong cung ứng CSSK, trong HTYT của cácquốc gia và mở rộng thị trường các sản phim YHCT Hàn Quốc ra toàn cầu Việt

Nam chủ trương nâng cao uy tín của các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT ViệtNam với quốc tế và phát triển YDHCT Việt Nam ra nước ngoài Nhật Bản hướngđến hợp tác để tạo ra các phương pháp điều trị mới của YHCT và hướng các

Trang 24

phương pháp này ra thế giới Trong khu vực, phần lớn các nước đang phát triển,kém phát triển (nhiều nước là các quốc đảo nhỏ biệt lập) thì gần như chưa có sự hợptác với bên ngoài về YHCT Các quốc gia này với sự hỗ trợ của WHO đang trongquá trình xây dựng chính sách thiết lập YHCT Tuy nhiên họ vẫn rất cần có thêm sự

hỗ trợ của các nước có nền YHCT phát triển, từ cộng đồng học thuật, các nhà hoạch

định chính sách, các đôi tác phát triên của khu vực và cả thê giới.

Tầm nhìn của WHO đối với YHCT trong giải quyết các van đề y tế của khuvực là nhân t6 quan trọng hàng dau tác động tới việc phát triên YHCT Trong bốicảnh mới của khu vực, nhu cầu phát triển YHCT, việc xóa bỏ những rào cản đối vớisự phát triển của YHCT là nhân tố thúc day hợp tác phát triển YHCT giữa WHO va

các quốc gia thành viên, đặc biệt là với ba trường hợp điển hình của khu vực Sựtăng cường hợp tác như vậy đã hình thành nên cấu trúc hợp tác mới đa phương, đa

chiều, có tính hiệp đồng, hội tụ cao hơn cho khu vực Các chiến lược YHCT được

xây dựng tiếp nối, xuyên suốt từ năm 2001 tới năm 2020 chính là một thành tố quan

trọng trong kiến tạo cấu trúc hợp tác mới này Đó là bởi việc thực hiện các chiếnlược đã thúc day sự tăng cường trao đổi, phối hợp đa chiều, đa phương giữa các

quốc gia trong mạng lưới WHO, tạo nền tảng sâu rộng hơn cho các hoạt động hợp

tác phát triển YHCT của khu vực Cấu trúc mới cũng giúp WHO phát huy tốt hơnnữa vai trò kết nối các chủ thé, làm nảy sinh những nhu cau hợp tác và hình thànhnhững quan hệ hợp tác mới, đóng góp vào việc giải quyết van đề y tế của khu vựctrên cơ sở thực hiện hai trọng tâm chiến lược là phát triển sử dụng YHCT thích hợp

và lồng ghép YHCT.

1.2 Hợp tác của WHO1.2.1 WHO

WHO ra đời và bắt đầu hoạt động từ ngày 7/4/1948 với 53 thành viên sánglập và trở thành tổ chức chuyên môn của LHQ từ ngày 10/7/1948 Ngày 7 tháng 4hàng năm được chọn là Ngày Sức khỏe Thế giới hay Ngày Y tế thế giới Trụ sởcủa WHO đặt tai Geneva, Thụy Si WHO là tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc

Trang 25

chịu trách nhiệm về lĩnh vực y tê toàn câu, đưa ra các tiêu chuân, hướng dân y tê,

cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp các nước giải quyết các vẫn đề y tế công cộng, tăng

cường nghiên cứu y tế [www.who.int, 2022].

Hiện nay WHO có 194 nước thành viên, được phân định thành 6 khu vực dé

chi dao va diéu phối y tế: châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, Đông Địa Trung Hải, Đông

Nam Á và Tây Thái Bình Dương Hiện tại mạng lưới hợp tác toản cầu của WHO có

hơn 800 tổ chức hợp tác (trung tâm hợp tác của WHO) tại hơn 80 quốc gia thành

viên dé hỗ trợ các chương trình của WHO về các lĩnh vực y tế như điều dưỡng, sức

khỏe nghề nghiệp, bệnh truyền nhiễm, dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, bệnh mạn

tính và công nghệ sức khỏe Bên cạnh đó WHO hợp tác chặt chẽ với các cơ quan

khác của LHQ, các tô chức phi chính phủ, các tổ chức, khu vực tư nhân và các cộng

đồng bị ảnh hưởng dé cải thiện các dịch vụ phòng ngừa, điều trị và CSSK thiết yếu.

WHO làm việc với tat cả các quốc gia thành viên thông qua 149 văn phòng WHO

tại các quốc gia (văn phòng quốc gia) để hỗ trợ các nước đạt được tiêu chuẩn sức

khỏe cao nhất cho tất cả người dân Các văn phòng quốc gia tư vấn cho các bộ y tế

và các bộ ngành khác về các vấn đề sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ lập kế hoạch, thực

hiện và giám sát các chương trình y tế, hỗ trợ vận động và huy động nguồn lực cho

các hoạt động [who.int/about, 2023].

WHO có hệ thống đối tác là yếu tố rất quan trọng đối với WHO trong việc

thực hiện hiệu quả các chương trình y tế và công tác cải thiện sức khỏe Đối tác củaWHO tất đa dạng gồm khu vực công và tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tô chức từthiện, các t6 chức học thuật hoạt động dưới dạng nhà tài trợ, trung tâm hợp tác vàđối tác chính thức Quan hệ đối tác giúp WHO nâng cao tầm nhìn về những nhu cầuchưa được đáp ứng, giúp hỗ trợ điều phối, hỗ trợ tài chính cho các quốc gia và cungcấp các nền tảng chung dé làm việc cùng nhau, kết hợp kha năng của các đối tácliên quan khác nhau dé đạt được các mục tiêu chung Hệ thống đối tác là một phầnrat quan trong của mạng lưới hợp tác dé WHO thực hiện nhiều sáng kiến, chươngtrình y tế toàn cầu và khu vực Có thé nói WHO hoạt động như vai trò kết nối tri

thức và thúc đây các bên liên quan làm việc cùng nhau đê theo đuôi các giải pháp

Trang 26

cho những thách thức chung trên toàn cầu và các khu vực Từ khi thành lập, WHOluôn tuân theo nguyên tắc đặt con người và quốc gia là trung tâm của mọi hoạtđộng Ké từ khi WHA của LHQ ra Tuyên bố Alma - Ata năm 1978 về CSSKBĐ vanăm 1981 ra “Chiến lược toàn cẩu về sức khỏe cho tat cả mọi người tới năm 2000”

(Global Strategy for Health for All by the Year 2000), WHO cùng các nước thành

viên đã phối hợp chặt chẽ và đưa ra nhiều sáng kiến y tế toàn cầu trong thực hiệnmục tiêu của chiến lược Từ những năm 1990 (sau khi thế giới cham dứt Chiếntranh Lạnh), dịch vụ y tế ở nhiều quốc gia đã được cải tổ dé đáp ứng những tháchthức mà các quốc gia đều phải đối mặt do những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế và xãhội giai đoạn này Từ năm 1998 đến nay việc phát triển HTYT trở thành trung tâmtrong công tác của WHO WHO đã giúp các quốc gia thành viên định hình chính

sách y tế, cải thiện hiệu suất hệ thong y té va van dang no luc mang lại sự CSSK cơ

bản cho người dân ở tat cả các khu vực trên thé giới, tiến tới hoàn thành BPYTTD,

đảm bảo an ninh sức khỏe, an ninh y tế toàn cầu [who.int/about, 2020].

1.2.2 Hợp tác của WHO ở Tây Thái Bình Duong

Các quốc gia khu vực Tây TBD rất đa dạng về vị trí địa lý (lục địa và các

đảo phân tán), dân sé, tỉ lệ tăng dân số, già hóa dan sé, tỉ lệ sinh và hầu hết đều diễnra quá trình đô thị hóa Một số quốc gia trong khu vực có thu nhập bình quân đầungười cao nhất thế giới, một số quốc gia khác vẫn năm trong nhóm thu nhập thấp.Hệ thống chính trị trong khu vực cũng rất đa dạng Những sự đa dạng này dẫn đếnkết quả y tế rất khác nhau ở các quốc gia Tay TBD Đó là tuôi thọ tăng cao cùng với

dân số già hóa và thay đôi nhân khẩu học, tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em rất cao vàtuôi thọ tương đối thấp, bệnh không lây nhiễm là phần lớn nhất của gánh nặng bệnhtật, thách thức trong kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Y tế khu vực đã và đang phảiđối mặt với những thách thức mới như tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu, 6nhiễm môi trường đồng thời vẫn phải giải quyết thách thức cũ như bệnh lao vẫn

chưa được loại bỏ, bệnh nhiệt đới bị bỏ quên Cùng với đó, chi phí y tế không

ngừng tăng cao, phạm vi bao phủ và tính phố cập của bảo hiểm y tế còn hạn chế,HTYT ngày càng phụ thuộc vào phí CSSK của người bệnh gây ra sự lo ngại về mat

niêm tin vào hệ thông y tê.

Trang 27

Bồi cảnh y tế ở Tây TBD đang thay đổi nhanh chóng với sự phát triển kinhtế, xã hội và toàn cầu hóa Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ và cuộccách mang 4.0 tác động thúc đây y học phát triển tiên tiễn, mang lại những thành

tựu vô cùng to lớn trong việc cứu chữa và chăm sóc cải thiện sức khỏe Tuy vậy, sựtác động đó cũng tạo nên sự phụ thuộc lớn vào công nghệ và sự chuyên môn hóa,

lam gia tăng lạm phát chi phí, tính liên tục của việc chăm sóc y tế bị suy yếu, tăngsự rủi ro đối với sự an toàn của người bệnh và làm giảm tính lẫy người dân làmtrung tâm của hệ thống y tế Do vậy Văn phòng khu vực Tây TBD đã nỗ lực chuyêncác sáng kiến y tế toàn cầu thành các chiến lược và kế hoạch cho khu vực dé tăng

cường hệ thống y tế đáp ứng với sự thay đổi và phát triển của khu vực Mục đích là

tạo nên một hệ thống y tế vững mạnh tức là hệ thống y tế phù hợp, có chi phí phảichăng, dễ tiếp cận cho tất cả người dân trong khu vực và có khả năng ứng phó vớicác tình huống khan cấp WHO xác định “người dân Tây Thái Bình Dương xứngđáng được hưởng cuộc sống với tình trạng sức khỏe cao nhất có thể”

[https://www.who.int/westernpacific/about/brochure, 2022] Chính vì vậy, WHO va

các quốc gia thành viên khu vực đều nỗ lực hành động để tất cả mọi người có quyền

được CSSK trong HTYT vững mạnh, mang lại sức khỏe và công bằng tốt hơn chogần 1,9 tỉ người của khu vực Tây TBD.

Trên thé giới và khu vực hiện nay dang gia tăng bệnh mạn tính không lâynhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, đột qui, hô hap man tinh, các bệnh rốiloạn chuyền hóa, bệnh tật có xu hướng trẻ hóa (độ tuổi mac bệnh trẻ hơn so với

trước kia) Gia tăng các bệnh man tính không lây nhiễm làm gia tăng các khoản chi

phí đối với nhóm dan số gia tuổi thọ tăng cao nhưng phải điều trị nhiều căn bệnh, làgánh nặng đáng kế đối với nền kinh tế các quốc gia Hơn nữa rất nhiều người dân

trong khu vực vẫn chưa thể tiếp cận dịch vụ CSSK thích hợp, an toàn và chất lượng.

Trong thập kỷ qua, tại Tây TBD đã bùng phát dịch cúm gia cầm ở người, hội chứnghô hấp Trung Đông (MERS), dịch SARS, bệnh sốt xuất huyết và một loạt các bệnhtruyền nhiễm mới nỗi khác Vừa qua, năm 2020 đại dich Covid -19 khởi phát ở Vũ

Hán, Trung Quốc và lan rộng khắp toàn cầu gây ra những tồn hại không thé đo đếm

Trang 28

hết được đối với sức khỏe, tính mạng con người và nền kinh tế thế giới Tây TBDcũng là nơi chịu đựng các tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi

trường sống (đất, nước, không khí, biển) và thiên tai Trong số mười quốc gia dễ bị

thiên tai nhất trên thé giới, bảy quốc gia thuộc khu vực này Các quốc đảo và các

đảo san hô có người sinh sống đang có nguy cơ bị xói mòn toàn bộ do biến đổi khí

hậu làm mực nước biển dâng cao Các quốc gia lo ngại về tác động sức khỏe củabiến đồi khí hậu và các nguy cơ đe dọa an ninh y tế, an ninh lương thực do các dịchbệnh mới nổi và các trường hợp khẩn cấp Đồng thời, dân số của nhiều quốc giangày càng già đi, tất cả các quốc gia sẽ phải đối mặt với vấn đề dân số già kèm theogánh nặng chăm sóc y tế trong thời gian tới Theo số liệu thống kê của Văn phòng

khu vực Tây TBD năm 2020, hàng năm trong khu vực hơn 50.000 người chết vì

tiêu thụ thực phẩm không an toàn, 125 triệu người bị ốm bệnh, gần 90.000 trườnghợp mắc lao đa kháng thuốc (ước tính năm 2017) nhưng chỉ 30% trường hợp đượcchân đoán Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân lớn nhất gây ra 86% số ca tửvong Hơn 100 triệu người bị rỗi loạn sức khỏe tâm thần WHO ước tính từ năm

2030 đến năm 2050 biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250000 ca tử vong mỗi năm Ở

một số quốc gia, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh không cải thiện (hơn 1000 trẻem dưới 5 tuổi chết mỗi ngày) Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan, HIV, lao và một số bệnhtruyền nhiễm khác ở một số nơi vẫn ở mức cao Một số bệnh đang bùng phát trở lại

gần đây như sởi, bại liệt, bạch hầu và sốt xuất huyết Tình trạng kháng thuốc kháng

sinh với nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường đang tiến triển mạnh Hơn 750 triệu

người có nguy cơ nhiễm bệnh sốt rét, 115 triệu mắc bệnh viêm gan B mãn tính

[who.int/our-work, 2020] Do đó, WHO cam kết hỗ trợ các quốc gia đạt được mục

tiêu về sức khỏe bà mẹ trẻ em và các bệnh truyền nhiễm, cùng với các quốc gia tìm

ra những cách thức mới dé giải quyết những thách thức sức khỏe đang nổi lên đồngthời điều chỉnh cách thức giải quyết những thách thức hiện có Các chiến lược và kếhoạch hành động của WHO cho khu vực đều ưu tiên tăng cường khả năng chống

chịu của HTYT, làm cho HTYT trong khu vực vững mạnh, có khả năng phục hồi.

Đó là đê đảm bảo các quôc gia và cộng đông được chuân bị tôt đê đôi mặt với các

Trang 29

tác động, thách thức của biến đổi của khí hậu, môi trường tới sức khỏe và các mốiđe dọa về an ninh y tế Do vậy, WHO và nhiều quốc gia đã xác định phát triển sử

dụng YHCT thích hợp và lồng ghép YHCT là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề y

tế quốc gia và khu vực Trong bối cảnh tiến tới già hóa dân số và bệnh không lây

nhiễm mạn tinh đang gia tăng không ngừng, giá trị kinh té ngày càng tăng và hiệuquả không thé phủ nhận của YHCT sẽ góp phan đạt được mục tiêu đảm bảo tiếp cậnCSSK cho tất cả mọi người, làm vững mạnh HTYT của khu vực Nhiều quốc giatrong khu vực đã nỗ lực thúc đây phát triển YHCT WHO đã cam kết hỗ trợ nỗ lực

của các quốc gia, hỗ trợ các quốc gia thực hiện các mục tiêu chiến lược dé phát triển

YHCT quốc gia và chung cho khu vực.

1.3 Thực trạng hợp tác phát triển YHCT ở Tây Thái Bình Dương trước năm

1.3.1 Khái quát thực trạng hop tác phát triển YHCT giữa WHO và toàn khu vực

Tây Thái Bình Dương trước năm 2001

Từ trước khi WHA thông qua Tuyên bố Alma - Ata công nhận vai trò và khả

năng đóng góp của YHCT trong chăm CSSKBD và sự cần thiết phải lồng ghép

YHCT vào hệ thống y tẾ các quốc gia, WHO đã tích cực hỗ trợ việc sử dụng YHCTtrong khu vực, đặc biệt là cây thuốc và châm cứu Sau Tuyên bố Alma - Ata, WHOhỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện cung ứng CSSKBĐ WHO đã tăng cường

chương trình hỗ trợ các quốc gia về phát triển và phổ biến YHCT, nâng cao nhận

thức về hiệu quả và tiềm năng CSSK của YHCT WHO tư vấn các quốc gia xâydựng chính sách, qui chế, hệ thống quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học để thúcday long ghép YHCT cho cung ứng CSSKBD.

Tiếp theo đó, Văn phòng khu vực đã thông qua ba nghị quyết WPR/RC36.

R6 năm 1985, WPR/RC38 R16 năm 1987 và WPR/RC52 R4 năm 2001 công nhận

việc thực hành YHCT, đặc biệt là về thuốc thảo dược và châm cứu tạo thành các

phương pháp y học phù hợp có thể lồng ghép được vào các chiến lược y tế quốc gia.

Phần lớn các nơi trong khu vực, YHCT tồn tại dưới dạng y học bản địa, ít được

Trang 30

chính phủ công nhận và thường không được sử dụng trong HTYT WHO đã có các

hoạt động hỗ trợ dé người dân ở mỗi nước tích cực sử dụng YHCT của minh vàkhuyến khích các chính phủ quan tâm tới YHCT, công nhận vai trò của YHCTtrong CSSK WHO đã thành lập các trung tâm hợp tác về YHCT tại nhiều nước và

vùng lãnh thổ, qua đó thiết lập nên mạng lưới hợp tác về YHCT trong khu vực Tuy

nhiên, sự hợp tác về YHCT trong khu vực từ năm 2000 trở về trước cơ bản là quanhệ hợp tác song phương giữa WHO với các quốc gia thành viên trong đó WHO giữvai tro trung tâm chỉ đạo, điều phối hoạt động hợp tác Sự hợp tác giữa các nướcthành viên còn rất hạn chế Giai đoạn này, chính phủ nhiều nước chưa nhận thức rõ

về vai trò, tầm quan trọng và giá trị kinh tế của YHCT đối với CCSK, vì vậy không

quan tâm, chú trọng phát triển YHCT Mặt khác, hầu hết các quốc gia trong khu vựckhi đó đều ở trong bối cảnh kinh tế - xã hội kém phát triển, trong khi thế giới và khuvực chưa xuất hiện xu hướng tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội Đó lànhững nguyên nhân hạn chế hình thành sự hợp tác về YHCT giữa các nước trongkhu vực Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bắt đầu từ cuối những năm 1990, các

quốc gia trong khu vực đã tăng cường thiết lập quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực,

trong đó có hợp tác y tế bao gồm cả hợp tác về YHCT Sự hợp tác về YHCT trongkhu vực đã có thêm quan hệ hợp tác đa chiều, đa phương nhưng vẫn hạn chế Hiệuquả hợp tác vẫn còn riêng rẽ ở từng quốc gia, chưa có tác động hiệp đồng và hội tụ

dé thúc day YHCT phát triển mạnh, rộng khắp trong toàn khu vực.

Ở giai đoạn này, những van đề chính can trở sự phát triển của YHCT đến từchính sự phát triển kinh tế nhanh chóng của khu vực, trong đó xự xuất hiện của cácnước công nghiệp hóa và nước mới phát triển đã tạo nên sự sẵn có của các loại dượcpham YHHĐ (thuốc Tây y) Trong bối cảnh đó, sự thiểu hiếu biết, sự hoài nghi vốncó về YHCT, việc coi YHCT chỉ như một phương pháp chữa bệnh bé trợ choYHHĐ đã cản trở nhiều chính phủ hỗ trợ YHCT Do vậy, việc công nhận giá tri của

YHCT không phải lúc nào cũng đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Việc

thực hiện các chính sách của chính phủ thường chậm do cơ quan y tế thiếu kinh

nghiệm về YHCT Sự cam kết của chính phủ là yếu tố hết sức quan trọng để YHCT

Trang 31

được phát huy hỗ trợ hiệu quả cho CSSKBĐ Đôi lại, sự cam kết của chính phủ cầnđược chuyên thành chính sách quốc gia đưa ra tuyên bố rõ ràng về vai trò củaYHCT và quan điểm của chính phủ đối với việc lồng YHCT Việc áp dụng chính

sách như vậy sẽ đặc biệt hữu ích trong việc thiết lập các tiêu chuẩn phù hợp choYHCT ở mỗi nước và chung cho khu vực Đề giải quyết những vấn đề trên, WHO

đã hỗ trợ triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế cho YHCT.Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm 1990, học bổng là một trongnhững hình thức hợp tác quan trọng nhất giữa giữa WHO và mạng lưới khu vực.Ngân sách học bổng chiếm 20% tông ngân sách của khu vực Tây TBD [WPRO,

Fifty Years of the World Health Organization in the Western Pacific Region (1948

-1998), 1998, tr.115] Bên cạnh hỗ trợ học bồng, Van phòng khu vực đã hỗ trợ cácnước phát triển, mở rộng và điều chỉnh các công cụ kỹ thuật, quản lý và hành chínhcần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách YHCT quốc gia phù hợpvới yêu cầu của mỗi nước Văn phòng khu vực cũng hỗ trợ một loạt các vấn đề baogồm phát triển và thực hiện các chương trình YHCT quốc gia, đưa vào HTYT cơ

chế đảm bảo an toàn và kiểm soát thuốc thảo dược, nghiên cứu khoa học để cung

cấp bang chứng khoa học cho YHCT dé tăng cường sự cộng nhận đối với YHCT,chọn lọc cây thuốc được sử dụng phổ biến ở các nước Hỗ trợ của Văn phòng khu

vực đã khuyến khích cơ quan y tế các nước nghiên cứu, xem xét cần thận việc sử

dụng thích hợp YHCT Nâng cao năng lực nghiên cứu và đảm bảo chất lượng thuốc

thảo dược ở các nước, đặc biệt thuốc thảo được của Trung Quốc là ưu tiên hỗ trợhàng đầu của WHO giai đoạn này.

Cho tới năm 2000, khu vực đã có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung

Quốc, Hong Kông, Nhật Ban, Lao, Macao, Mông Cé, Philippines, Han Quốc,

Singapore, Việt Nam xây dựng chính sách về YHCT Trong số đó Trung Quốc,Hồng Kông (Trung Quốc), Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam đã thành

lập cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về YHCT Hồng Kông và Malaysia đã bénhiệm ủy ban cố vấn về YHCT Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, YHCT đãtrở thành một phần không thể thiếu trong cung ứng CCSK Trung Quốc và Hàn

Trang 32

Quốc đã cung cấp cho WHO những trung tâm xuất sắc về YHCT Trung Quốc đãcó 30 trường đại học và cao đăng về YHCT, Hàn Quốc có I1 trường cao đăng đàotạo chính quy về YHCT và có khoảng 9210 bác sĩ YHCT Việt Nam có 45 bệnhviện YHCT cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành, 265 bệnh viện đa khoa có khoa YHCT

[WPRO, Fifty Years of the World Health Organization in the Western Pacific

Region (1948 - 1998), 1998, tr.166] Kết quả này là những bước phát triển quantrọng, cho thấy sự phát triển nhận thức chung trong khu vực về lợi ích to lớn củaYHCT và WHO đóng vai trò xúc tác quan trọng trong việc tăng cường chấp nhậnYHCT Đó là cơ sở dé Văn phòng khu vực xây dựng và triển khai Chiến lược khu

vực 2001 - 2010 với mục tiêu tiếp tục phát triển YHCT cho khu vực Kết quả này

cũng cho thấy ngay từ giai đoạn này, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam đã lànhững quốc gia dẫn đầu về phát triển YHCT trong khu vực, đối tác chiến lược tiềmnăng của WHO cho những giai đoạn hợp tác tiếp theo và là những trường hợp điểnhình về phát triên YHCT trong khu vực.

1.3.2 Thực trạng hop tác phát triển YHCT giữa WHO với ba trường hợp điển

hình trước năm 2001

1.3.2.1 Thực trạng hợp tác giữa WHO với Trung Quốc trước năm 2001

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ tư thế giới, lớn nhất châu Á vàcó dân số đứng đầu thế giới (hơn 1.4 tỉ người vào năm 2020) [vnexpress.net/quoc-

gia-nao-rong-nhat-chau-a-4038734-p3.html, 2020] YHCT Trung Quốc được gìn

giữ qua lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, rất phát triển và có ảnh hưởng lớn nhất ởkhu vực Tây TBD, Châu Á - Thái Bình Dương và cũng được sử dụng phô biến ởnhiều nước trên thé giới.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) được thành lập vào năm1949, Trung Quốc đã phải giải quyết một vấn đề vô cùng khó thực hiện là nhanhchóng mở rộng các dịch vụ y tế dé cung cấp CSSK cho dân số rất lớn WHO đã tập

trung hỗ trợ Trung Quốc bằng việc thành lập số lượng lớn các trung tâm hợp tác.

Với sự hỗ trợ của của WHO, trong chương trình cung cấp CSSKBD cho toàn bộ

Trang 33

dân số, Trung Quốc đã áp dụng lồng ghép YHCT vào HTYT các cấp (quốc gia,tỉnh/thành, quận/huyện, xã/phường) Cho tới những năm 1950, Trung Quốc đãlồng ghép thành công YHCT vào HTYT quốc gia, là nước đầu tiên trong khu vựcvà trên thế giới đạt được thành công này Thành công của Trung Quốc đã tạo ra

động lực quan trọng cho sự hỗ trợ của WHO đối với YHCT ở những nơi khác

trong khu vực vực [WPRO, Fifty Years of the World Health Organization in theWestern Pacific Region (1948 - 1998), 1998, tr.160, 161].

Nam 1981, WHO thành lập van phòng đại diện tại Trung Quốc Trong những

năm 1980, WHO thành lập 10 trung tâm hợp tác dành riêng cho YHCT được chỉ

định tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và quản lý YHCT của quốc gia

[https://apps.who.int/whocc/List.aspx?PkA7mpqqgTQfdRvnIKTdfQ==, 2022] Khi

đó, Trung Quốc dựa trên năng lực quốc gia về YHCT đã là đối tác hoạt động tích

cực và quan trọng trong mạng lưới hợp tác về YHCT của WHO tại Tây TBD Trung

Quốc là một trong hai quốc gia duy nhất ký hiến pháp WHO không có bảo lưu,

cũng là một trong những thành viên đầy đủ đầu tiên của WHO Trung Quốc đã thamdự WHA lần thứ nhất, không tham dự lần thứ hai và thứ ba do nội chiến Từ kì họplần thứ hai vào năm 1951 đến kì họp lần thứ 22 vào năm 1971 của Văn phòng Khuvực, Trung Quốc do Đài Loan (nay là Trung Quốc Đài Bắc) đại diện tham dự Sautuyên bố của WHA lần thứ 25 vào ngày 10/5/1972 yêu cầu Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa đại diện cho Trung Quốc tại khu vực, từ kì họp thứ 24 của Văn phòng

khu vực năm 1973, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được đại diện cho Trung

Quốc tại khu vực Việc Trung Quốc gia nhập trở lai WHO năm 1973 đã tạo ra động

lực lớn cho việc nghiên cứu thực hành YHCT trong khu vực Thành công của Trung

Quốc trong lồng ghép YHCT vào HTYT quốc gia đã được WHO đặc biệt quan tâmnghiên cứu WHO đã tô chức nhiều chuyến tham quan học tập cho cán bộ WHO và

chuyên gia các nước để xem xét các khía cạnh khác nhau của CSSKBĐ ở TrungQuốc Những điều này đã tạo nên sự quan tâm rộng rãi trong toàn khu vực về hệ

thống YHCT của Trung Quốc và các hệ thống YHCT khác [WPRO, Fifty Years of

the World Health Organization in the Western Pacific Region (1948 - 1998), 1998,

Trang 34

tr.18] WHO đã tích cực hỗ trợ Trung Quốc xây dựng ha tang YHCT Trong nhữngnăm 1990, cùng với hỗ trợ của WHO, Trung Quốc dựa trên nội lực YHCT và nỗ lựcquốc gia tiếp tục phát triển hạ tầng cơ sở YHCT và tăng cường nghiên cứu khoa

học Năm 1980 quốc gia có 687 bệnh viện YHCT với 73458 nhân viên y tế và49977 giường bệnh, năm 1986 tăng lên 2050 bệnh viện với 198158 nhân viên y tế

và 128784 giường bệnh, đến năm 1995 có 2522 bệnh viện với 353375 nhân viên ytế và 236060 giường bệnh [WPRO, Fifty Years of the World Health Organization in

the Western Pacific Region (1948 - 1998), 1998, tr.161] Năm 1997, dự án nghiên

cứu về cây Hanh hao hoa vàng chữa sốt rét do WHO tài trợ đã được chọn là một

trong mười thành tựu hàng đầu về CSSK của Trung Quốc Dự án nghiên cứu cũng

do WHO hỗ trợ về các phương pháp thử nghiệm và giới hạn tiêu chuẩn đối với kimloại nặng trong 13 loại thuốc cô truyền đã được chính phủ Trung Quốc cấp băngsáng chế và trao giải thưởng nghiên cứu khoa học về YHCT Trung Quốc Năm1998, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng chính sách cho YHCT, đã thiết lập các cơquan chính phủ chịu trách nhiệm về YHCT, triển khai các biện pháp đăng ký vàkiểm nghiệm thuốc thảo dược và thực hiện GMP cho sản xuất dược [WPRO, Fifty

Years of the World Health Organization in the Western Pacific Region (1948 1998), 1998, tr.166].

-1.3.2.2 Thực trang hop tác giữa WHO với Han Quốc trước năm 2001

YHCT Hàn Quốc cũng có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ YHCT Trung Quốcvà được sử dụng theo lý luận của YHCT Trung Quốc trong gần 2000 năm, sau đóđược người Hàn Quốc phát triển theo lý luận riêng Ké từ năm 1986 nền YHCT của

người Hàn Quốc chính thức được gọi là YHCT Hàn Quốc, trước đó được gọi là

YHCT phương Đông [Introduction to Traditional Korean Traditional Medicine,2008, tr 16].

Han Quéc được thành lập năm 1948 sau khi Triều Tiên bị phân chia thành 2

miền Nam và Bắc do sự đối đầu giữa hai phe trong Chiến tranh lạnh Hàn Quốc trở

thành thành viên chính thức của WHO năm 1949 Quan hệ hợp tác giữa WHO và

Trang 35

Hàn Quốc thực tế đã hình thành từ ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, bắt đầu từnăm 1946 khi Hàn Quốc (lúc đó là Triều Tiên và mới được giải phóng khỏi NhậtBản) là một trong ba quốc gia quan sát viên tham dự một hội nghị y tế quốc tế củaLHQ, là hội nghị đã đưa đến việc thành lập WHO vào ngày 14 /7/1948 Năm 1962,WHO thành lập văn phòng đại diện tại Hàn Quốc [WPRO, Fifty Years of the World

Health Organization in the Western Pacific Region (1948 - 1998), 1998, tr.160, 161].

Vào cuối những những năm 1940, sau khi chấm dứt thời kì thuộc địa 36 năm

của Nhật Bản, tiếp đó hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên trong 3 năm (1950 1953) đã đặt Hàn Quốc trong tình trạng vệ sinh y tế hết sức yếu kém Đồng thời dânsố Hàn Quốc đột ngột tăng cao do số lượng lớn người dân trở về từ Trung Quốc và

-Nhật Bản làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm (đậu mùa, sởi thương han, dịch ta,

sốt rét, bệnh lao, viêm gan B và viêm não Nhật Bản, kiết ly, tiêu chảy, đặc biệt tram

trong là thương han) khiến tình trang sức khỏe người dân rất kém [WPRO, 70 Years

Working Together for Health - The World Health Organization and the Republic of

Korea, 2016, tr 7] Khi đó chính phủ sơ khai cua Han Quốc đã được WHO hỗ trợcải thiện sức khỏe người dân bang việc thiết lập và mở rộng các dich vụ y tế côngcộng, phát triển nguồn nhân lực y tế WHO đã thành lập 36 trung tâm hợp tác dé hỗ

trợ chính phủ Hàn Quốc Kê từ đó, tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của

người dân Hàn Quốc đã dần dần được cải thiện đáng kê Trong điều kiện kinh tế vày tế còn nhiều khó khăn thách thức, các nỗ lực tái cau trúc đất nước của Hàn Quốccùng với sự hỗ trợ của WHO tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng đã từng bước đặtnền tảng cho một hệ thống y tế quốc gia hiệu quả Giai đoạn này, YHCT có vai trò

hết sức quan trọng trọng trong CSSK, nhất là ở những vùng nông thôn Trong bối

cảnh đó, Đạo luật Dịch vụ Y tế năm 1951 của Hàn Quốc (Medical Service Act) đãcho phép lồng ghép YHCT vào HTYT theo cách thức tồn tại song song với YHHD(hệ thống y tế kép) để hỗ trợ CSSK (nguồn) Trước những năm 1980, Hàn Quốc tập

trung cho HTYT công cộng để đảm bảo cung ứng CSSK Từ những năm 1980 đến

những năm 1990 khi kinh tế Hàn Quốc bắt đầu tăng trưởng [WPRO, 70 Years

Working Together for Health - The World Health Organization and the Republic of

Trang 36

Korea, 2016, tr 109], chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đầu tư phát triển YHCT

theo hướng hiện đại hóa, khoa học hóa Khi đó YHCT được coi là giải pháp thay

thé và bồ sung cho những hạn chế của YHHĐ trong cải thiện sức khỏe và điều trịbệnh mạn tính Năm 1994 chính phủ thành lập Viện Y học phương Đông Hàn Quốc

(Koera Institution of Oriental Medicine - KIOM) là viện nghiên cứu vé YHCT Han

Quốc đầu tiên của quốc gia, năm 1995 ban hành qui định riêng cho thuốc thao được.WHO và chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác về YHCT, thành lập 2 trungtâm hợp tác về YHCT, một trong số đó là KIOM được chỉ định vào năm 1998 [who-

collaborating-centres-for-traditional-complementary-and-integrative-medicine, 2022].

Sự hỗ trợ của WHO đã giúp Hàn Quốc đạt được những bước tiền trong phát triển

YHCT Bat đầu từ năm 1987, khám chữa bệnh bằng YHCT đã được bảo hiểm y tếnha nước chi trả Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập trường đại học đào tạo YHCT vàcác bệnh viện YHCT trực thuộc các trường đại học Tới năm 1997, toan quốc có

9000 bác sĩ YHCT, 81 bệnh viện YHCT và 7172 phòng khám YHCT Năm 1999,

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc triển khai hệ thống đào tạo chuyên gia YHCT Han

Quốc [WPRO, Fifty Years of the World Health Organization in the Western Pacific

Region (1948 - 1998), 1998, tr.161] Sách “Cây thuốc ở Hàn Quốc” (Medicinalplants in Republic Korea) được WHO xuất ban năm 1998 sau khi phối hợp với các

trung tâm hợp tác thu thập mẫu và dữ liệu thảo được của Hàn Quốc Các trung tâm

hợp tác hỗ trợ WHO phát triển cơ sở dữ liệu máy tính về thông tin YHCT

(computer TM data base) [WPRO, Experts' Consultation Meeting on Regional

Strategy for Traditional Medicine in the Western Pacific Region, 2010, tr 35].

1.3.2.3 Thực trang hop tác gitta WHO với Việt Nam trước nam 2001

YHCT Việt Nam có lich sử lâu đời hàng ngàn năm, hình thành và phat triển

cùng với sự tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của 64 dân tộc thiểu số, trở thành mộtphần của văn hóa Việt Nam Ở Việt Nam, YHCT được công nhận là loại hình y học

chính thống trong hệ thống y tế Từ năm 1954, chính phủ Việt Nam đã chủ trươngkế thừa, bao ton, gin giữ bản sắc và phát triển YHCT của Việt Nam, kết hợp YHCTvới YHHĐ nhằm mục dich xây dụng nền y học Việt Nam hiện đại, tiên tiến, khoa

Trang 37

học, dân tộc và đại chúng Từ đó tới nay, YHCT Việt Nam đã trở thành một bộ

phận quan trọng trong HTYT quốc gia [Trần Quốc Bình, 2015].

Việt Nam gia nhập WHO ngày 17 tháng 5 năm 1950 WHO là một trong

những cơ quan đầu tiên của LHQ hỗ trợ trực tiếp y tế Việt Nam ngay từ khi ViệtNam kết thúc chiến tranh và thống nhất đất nước WHO thành lập văn phòng đại

diện tại Việt Nam năm 1977 Trước đó, kể từ năm 1968, WHO đã thiết lập một loạt

các chương trình y tế hợp tác với chính phủ Việt Nam với mục tiêu chủ chốt là cải

thiện sức khỏe của người dân Việt Nam Trong những năm 1970 và 1980 khi Việt

Nam chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của quốc tế, WHO đã có các chiến lược hỗ trợViệt Nam tăng cường năng lực y tế thông qua tiếp xúc với kinh nghiệm quốc tế và

hỗ trợ phát triển các cơ quan y tế chủ chốt như Viện Y tế công cộng [htttp//www.

who.int/vietnam/vi/about] Theo đánh giá của WHO, quá trình “Đổi mới” của ViệtNam thực hiện vào năm 1986 đã đạt được những tiến bộ đáng kế trong việc cải

thiện sức khỏe tổng thé của đại đa số người dân Việt Nam và hiệu quả hoạt động

của HTYT [WHO, WHO COUNTRY COOPERATION STRATEGY 2003 - 2006

VIET NAM, 2002, tr 2].

Tại Việt Nam, WHO thành lập trung tâm hợp tác về YHCT năm 1988 đượcchỉ định tại Viện Y học cổ truyền Việt Nam (Bệnh viện Y học cô truyền Trungương hiện nay) Năm 1991, WHO xuất bản sách “Cây thudc ở Việt Nam”(Medicinal Plants in Viet Nam) giới thiệu 200 cây thuốc thường dùng Tiếp đó,WHO xuất ban một số sách cam nang YHCT sử dụng trong cộng đồng Trongnhững năm 1990, WHO triển khai các chương trình YHCT hỗ trợ cho CSSK banđầu trong HTYT của Việt Nam, đưa chương trình YHCT vào cộng đồng, xây dựng

vườn thảo được tại tuyến y tế địa phương Qua đó Bộ Y tế Việt Nam đã công bố

hướng dẫn sử dụng YHCT tại cộng đồng và gia đình Dé lưu trữ thông tin và phốbiến YHCT Việt Nam, WHO đã thành lập hai trung tâm thông tin - tư liệu tại HàNội và thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn này, cùng với các chương trình YHCThỗ trợ CSSKBĐ, WHO cũng tập trung hỗ trợ Việt Nam lồng ghép hiệu quả YHCTvào hệ thống dịch vụ y tế thông qua tăng cường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu

Trang 38

qui chế, chính sách cho YHCT, nghiên cứu tính an toàn, chất lượng và hiệu quảthuốc YHCT của Việt Nam, đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu WHO đã tôchức hội thảo va đào tạo về phương pháp nghiên cứu, cấp học bổng cho Việt Nam

dé học hỏi các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật mới của nước ngoài, ban hànhtài liệu hướng dẫn nâng cao năng lực nghiên cứu lâm sàng YHCT bằng tiếng Việt.

Với sự hỗ trợ tích cực của WHO, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tăng cường lồngghép ban đầu YHCT vào hệ thống dịch vụ y tế cùng với xây dựng, ban hành, điềuchỉnh các qui định, qui chế, chính sách về YHCT Năm 1996, Việt Nam đã banhành thông tư "Quy định về an toàn và hiệu quả của thuốc cô truyền Việt Nam"

thông qua nhiều cuộc họp tham vấn do WHO tài trợ WHO đã phối hợp với chính

phủ Việt Nam xây dựng các chính sách hỗ trợ việc sử dụng thuốc YHCT hợp lý, hỗtrợ soạn thảo chính sách quốc gia về YHCT, củng cô cơ cấu quản lý và điều hànhquốc gia cho nghiên cứu sức khỏe, thiết lập các chính sách lưu trữ công cộng và tiếpcận dữ liệu nghiên cứu sức khỏe Để phát triển hệ thống YHCT và cải thiện hoạtđộng của mạng lưới YHCT quốc gia của Việt Nam, WHO hỗ trợ xác định lĩnh vực

và chương trình đào tạo về YHCT, phân tích khó khăn đối với khoa YHCT tại các

bệnh viện đa khoa Vào cuối những năm 1990, với sự hỗ trợ tích cực của WHO,chính phủ Việt Nam đã dần thiết lập được cơ sở hạ tầng cho việc sử dụng và pháttriển YHCT Toàn quốc đã thành lập 45 bệnh viện YHCT cấp quốc gia và cấp tỉnh,

265 bệnh viện đa khoa có khoa YHCT Việt Nam đã phát triển hệ thống khám chữa

bệnh sử dụng YHCT bao phủ toàn quốc cùng với triển khai hệ thống đào tạo vànghiên cứu khoa học về YHCT [WPRO, Fifty Years of the World Health

Organization in the Western Pacific Region (1948 - 1998), 1998, tr.163 - 165] Hỗ

trợ của WHO tai Việt Nam giai đoạn này là một vi dụ điển hình về việc áp dung các

phương pháp YHCT có thé mang lại cả sức khỏe và lợi ích tài chính.

Trang 39

hội nhập sẽ giúp các tổ chức quốc tế đa phương như WHO củng cố, tăng cường vàphát triển các quan hệ hợp tác để thực hiện sứ mệnh nâng cao sức khỏe và sự antoàn của con người, đóng góp vào đảm bảo công bằng, an sinh xã hội, an ninh con

người, an ninh y tế cho các quốc gia và cho cộng đồng thé giới, nhân loại Tam nhìny tế của WHO về YHCT, bối cảnh y tế thế giới đặc biệt là bối cảnh y tế khu vực

giai đoạn 2001 - 2020, nhu cầu phát triển YHCT của khu vực là những nhân tốchính yếu thúc đây WHO và các chính phủ tăng cường hợp tác đề phát triển YHCT.Bởi giá trị kinh tế và hiệu quả của YHCT trong CSSK, nhất là CSSKBĐ, phát triển

YHCT giúp chính phủ các nước giải quyết được nhiều vấn đề về y tế, an sinh xã hội

mà tat cả các nước kê cả những nước phát triển có mức sống cao hàng dau thé giới

đều đang phải tìm cách giải quyết Trong xu thế toàn cầu hóa và hòa bình hiện nay,hợp tác và phát triển trở thành dòng chảy chính của quan hệ quốc tế Hợp tác pháttriển YHCT giữa WHO và các nước không chỉ góp phần thúc đây lợi ích quốc giamà còn làm tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh của các quốc gia Việc WHO đang

tăng cường phô biến sử dụng YHCT trên toàn cầu đã làm cho YHCT trở nên quan

trọng hơn trong y học chung của nhân loại, đồng thời thúc đây hợp tác phát triển

YHCT đa phương trong khu vực Quan hệ hợp tác này đóng góp vào dòng chảy hợp

tác phát triển, vào sự ôn định, hòa bình, phát triển và thịnh vượng của khu vực và

thế giới.

Trang 40

triển sử dụng ở các vùng của khu vực, ví dụ như ở Malaysia YHCT của các nhómdân tộc nhỏ và biệt lập (y học bản địa) ở Tây TBD cũng được sử dụng nhiều nhưng

chủ yếu dựa trên kinh nghiệm điều trị thực tiễn Đối với y hoc bản địa, hầu hết kiến

thức không được viết thành tài liệu mà chỉ được truyền miệng qua các thế hệ, ngườihành nghề không được truyền đạt kiến thức thông qua quá trình đào tạo có tổ chức.

Người hành nghề ở các cộng đồng và quốc đảo khác nhau sử dụng các liệu pháp

YHCT không giống nhau Sự đa dạng của người dân trong khu vực tạo ra sự khácbiệt trong thực hành YHCT giữa các quốc gia và với khu vực khác của thé giới Sựđa dạng về địa lý, kinh tế, xã hội, bối cảnh y tế, tinh đa dạng về con người và về

YHCT của Tây TBD tạo ra thách thức đặc biệt trong việc thực hiện các biện pháp y

tế và hỗ trợ y tế của WHO cho khu vực Chính vì vậy, WHO và Văn phòng khu vực

Tây TBD đã phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên để xây dựng các chiến

lược y tế và các chiến lược YHCT thống nhất, xuyên suốt cho toàn bộ khu vực.

Việc thực hiện các chiến lược dựa trên hai cách thức áp dụng chung cho mọi quốcgia là phát triển sử dụng YHCT thích hợp và lồng ghép YHCT vào hệ thống y tế

quốc gia dé tiễn tới đạt được BPYTTD Cùng với xây dựng các chiến lược YHCT,WHO hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện các mục tiêu chiến

lược thông qua xây dựng chính sách cho YHCT, các qui chế về thuốc thảo dược,

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w