1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế gắn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm với kế hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện xuân trường nam định

103 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gắn Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Với Kế Hoạch Đầu Tư Công Trung Hạn Tại Huyện Xuân Trường - Nam Định
Tác giả Phạm Thúy Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Vận, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế hoạch phát triển
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 604,24 KB

Nội dung

Để kịp thời tháo gỡ những hạn chế của công tác đầu tư công, ngày 18/6/2014, Quốchội đã ban hành luật Đầu tư công trong đó quy định về lập kế hoạch KH đầu tưcông trung hạn, quy định từ nă

Trang 1

PHẠM THÚY ANH

GẮN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

5 NĂM VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

Tác giả

Phạm Thúy Anh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 3

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới

PGS.TS Phạm Văn Vận và TS Nguyễn Quỳnh Hoa – Giảng viên khoa Kế hoạch

và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã định hướng, hướng dẫn, chỉbảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể các thầy cô trongkhoa Kế hoạch và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là PGS.TS

Vũ Cương, GS.TS Ngô Thắng Lợi đã chỉ bảo nhiệt tình, cùng bạn bè, đồng nghiệp

đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tác giả tận tình trong quá trình hoàn thiện luận văn

Tác giả cũng cảm ơn gia đình đã luôn là hậu phương vững chắc, luôn ủng hộ,động viên tác giả trong quá trình tác giả hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiêncứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè để luậnvăn hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2016

Tác giả

Phạm Thúy Anh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, HỘP

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GẮN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 9

1.1 Đầu tư công và mối quan hệ giữa kế hoạch đầu tư công và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9

1.1.1 Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công 9

1.1.2 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 12

1.1.3 Mối quan hệ giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công 12

1.2 Những nguyên tắc xây dựng KH đầu tư công đảm bảo sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công 14

1.2.1 Nguyên tắc quản lý theo kết quả 15

1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính công 18

1.3 Biểu hiện của sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công 20

1.4 Các yếu tố đảm bảo sự gắn kết giữa KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm và KH đầu tư công trung hạn cấp huyện 23

1.4.1 Phân cấp kế hoạch và ngân sách 23

1.4.2 Quan điểm đổi mới và tư duy của lãnh đạo 23

1.4.3 Sự phối hợp về thông tin trong việc lập KH 24

1.4.4 Năng lực lập KH 24

1.4.5 Mô hình, phương thức, quy trình lập KH huyện 25

2.1 Giới thiệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 26

2.2 Đánh giá các yếu tố đảm bảo sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn huyện Xuân Trường 28

2.2.1 Cơ sở hành lang pháp lý cho việc lập KH 28

2.2.2 Cơ chế phân cấp KH và ngân sách 31

2.2.3 Quan điểm và tư duy của lãnh đạo địa phương 34

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 5

2.3 Thực trạng gắn kết giữa KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với KH đầu tư

công 5 năm tại huyện Xuân Trường 40

2.3.1 Đánh giá nội dung và chất lượng bản KH đầu tư công trung hạn 40

2.3.2 Thực trạng gắn kết về nội dung giữa KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với KH đầu tư công 5 năm tại huyện Xuân Trường 44

2.3.3 Thực trạng gắn kết về quy trình lập KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn 54

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ GẮN KẾT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 56

3.1 Phương hướng hoàn thiện nội dung đảm bảo gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với KH đầu tư công trung hạn 56

3.1.1 Thay đổi kết cấu và hoàn thiện nội dung KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn 56

3.1.2 Thay đổi quy trình lập KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn 61

3.2 Giải pháp thực hiện gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với KH đầu tư công trung hạn 67

3.2.1 Thay đổi tư duy của người lãnh đạo 67

3.2.2 Đẩy mạnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin 67

3.2.3 Nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương 68

3.2.4 Tổ chức, thành lập bộ máy lập Kế hoạch hoạt động có hiệu quả 68

3.3 Kiến nghị một số nội dung để thực hiện hiệu quả việc gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội với KH đầu tư công trung hạn 71

3.3.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước Trung ương: 71

3.3.2 Về phía cơ quan quản lý nhà nước địa phương: 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 78

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 6

Dự ánChương trình mục tiêuGiá trị sản xuất

Kế hoạch và Đầu tưTài chính – Kế hoạch

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Ngân sách nhà nước

Ủy ban nhân dânHội đồng nhân dânXây dựng cơ bảnCông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệpNghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn

và hằng năm

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 7

Bảng 2.1: Tăng trưởng GTSX và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2011 - 2015 27

Bảng 2.2: Dự kiến nguồn vốn chi XDCB tỉnh Nam Định năm 2017 33

Bảng 2.3: Dự kiến danh mục DA đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 43

Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2011 – 2015 huyện Xuân Trường 49

Bảng 2.5: Đánh giá sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công 2016 – 2020 huyện Xuân Trường 52

Bảng 3.1: So sánh về Kết cấu của bản KH PTKTXH cũ và bản KH theo đề xuất của tác giả 58

Bảng 3.2: So sánh về Kết cấu của bản KH đầu tư công cũ và bản KH theo đề xuất của tác giả 60

Bảng 3.3: Đề xuất quy trình lập KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn 65

Bảng 3.4: Các bước lập kế hoạch cấp huyện theo PP sự tham gia 66

II HÌNH VẼ Hình 1.1: 15 kỹ năng quan trọng ở cấp địa phương trong công tác phát triển vùng và đầu tư công của OECD 10

Hình 1.2: Chuỗi quản lý theo kết quả 15

Hình 1.3: Các nội dung trong KH PTKTXH và KH đầu tư công với chuỗi kết quả 17

Hình 2.1: Hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn lập KHPTKTXH và KH đầu tư công 30

Hình 2.2: Tổng hợp Nguồn vốn chi ĐTXDCB qua NS huyện 32

Hình 2.3: Kết quả khảo sát về vai trò của bản KH 36

Hình 2.4: So sánh quy trình lập 2 bản KH tại huyện Xuân Trường 54

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy lập Kế hoạch 70

III HỘP Hộp 2.1: Tình hình huy động và sử dụng vốn NSNN huyện Xuân Trường giai đoạn 2011 – 2015 41

Hộp 2.2: Mục tiêu tổng quát KHPTKTXH huyện Xuân Trường giai đoạn 2016-2020 45

Hộp 3.1 Chức năng của cơ quan kế hoạch cấp huyện trong tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch 69

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 8

PHẠM THÚY ANH

GẮN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

5 NĂM VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI – 2016

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế mệnh lệnh, tập trung sang cơ chếthị trường từ lâu đã đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống kế hoạch hóa (KHH) ở ViệtNam, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới và cải cách hành chính, trong đó

có cải cách tài chính công chuyển từ mô hình hành chính quan liêu truyền thốngsang quản lý công mới, thay đổi trong quản lý và điều hành nguồn vốn đầu tư công

Để kịp thời tháo gỡ những hạn chế của công tác đầu tư công, ngày 18/6/2014, Quốchội đã ban hành luật Đầu tư công trong đó quy định về lập kế hoạch (KH) đầu tưcông trung hạn, quy định từ năm 2015 trở đi, cùng với KH phát triển kinh tế xã hội,các cấp địa phương còn có trách nhiệm xây dựng thêm một bản KH đầu tư côngtrung hạn cho giai đoạn 05 năm, đưa ra danh mục các chương trình dự án đầu tưphải dựa vào các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPTKTXH) Tuy vậy, tại tỉnh Nam Định nói chung và huyện Xuân Trường nói riêng,công tác lập KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn gặp nhiều khó khăn trongviệc gắn kết và tạo sự logic chặt chẽ giữa 02 bản KH này Quá trình lập 02 bản KHvẫn thực hiện tách rời nhau, không có sự so sánh đối chiếu trong quá trình xâydựng, dẫn đến KH PTKTXH thiếu tính thực tế còn KH đầu tư công khó có thể thựchiện theo các mục tiêu đã đề ra trong KH PTKTXH

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Gắn KH PTKTXH 5 năm

với KH đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường - Nam Định” nhằm đánh

giá sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn, các yêu cầu về nộidung để tạo sự gắn kết, từ đó đề xuất một số phương hướng đổi mới và hoàn thiệntạo sự gắn kết giữa hai bản KH này

2 Tổng quan nghiên cứu

Liên quan đến công tác lập KH PTKTXH, KH đầu tư công và sự gắn kếtgiữa KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn, có một số nghiên cứu tiêu biểu.Tổng kết lại các nghiên cứu đã đạt được các thành tựu khá to lớn và toàn diện, khẳngđịnh được ý nghĩa của việc đổi mới công tác lập KH, đánh giá được vai trò của đầu tư

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 10

công, cũng như hình thành được khung lý thuyết cơ bản và bao quát nhất về sự gắnkết giữa KH PTKTXH với nguồn lực tài chính, KH ngân sách.

- Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề mà các nghiên cứu trước chưa đề cậphoặc đề cập chưa sâu, tạo ra khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó như:

+ Các nghiên cứu đều thực hiện trên tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu nào đi sâutập trung về một khía cạnh trong sự gắn kết, đó là vấn đề gắn kết lập KH PTKTXHvới KH đầu tư công, trong bối cảnh luật đầu tư công mới được ban hành, còn khá mới

mẻ khiến nhiều địa phương lúng túng trong việc lập và thực hiện

+ Các nghiên cứu vẫn tập trung nghiên cứu vào đối tượng chính là công táclập KH PTKTXH, KH ngân sách được đưa vào phân tích để làm rõ hơn 1 nguyêntắc của việc đổi mới công tác lập KH PTKTXH gắn với nguồn lực, mà cụ thể lànguồn lực tài chính

+ Chưa nghiên cứu sâu vào KH đầu tư công và liên kết nguồn chi đầu tư pháttriển (trong KH đầu tư công) với KH PTKTXH

Với luận văn “Gắn KH PTKTXH 5 năm với KH đầu tư công trung hạn tạihuyện Xuân Trường - Nam Định”, tác giả mong muốn bổ sung các khoảng trốngnghiên cứu của các nghiên cứu trước, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát đối với cả 2bản KH quan trọng của cấp huyện, tập trung phân tích sự gắn kết của 2 bản KH nàynhằm tạo ra 02 bản KH có giá trị, chất lượng

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung: Dựa trên các nguyên tắc và nội dung gắn kết giữa KHPTKTXH 5 năm và KH đầu tư công trung hạn, luận văn nhằm đánh giá thực trạnggắn kết giữa 2 bản KH này tại huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định trong giai đoạnhiện nay và đề xuất các giải pháp tạo sự gắn kết giữa KH PTKTXH 5 năm với KHđầu tư công trung hạn trong giai đoạn tới

Trang 11

- Phân tích, đánh giá thực trạng về sự gắn kết giữa KH PTKTXH 5 năm và

KH đầu tư trung hạn tại huyện Xuân Trường giai đoạn 2016 - 2020, từ đó tìm ranguyên nhân của việc thiếu gắn kết giữa 2 bản KH này

- Đề xuất phương thức để gắn kết KH PTKTXH 5 năm với KH đầu tư côngtrung hạn và các điều kiện để thực hiện việc gắn kết đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn : việc gắn kết giữa KH PTKTXH 5 nămvới KH Đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường

- Phạm vi nghiên cứu: tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định giai đoạn2016-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp thông dụng trongnghiên cứu khoa học là cách tiếp cận định tính Từ việc phân tích sâu các khía cạnh nộidung, phương pháp và quy trình xây dựng bản KH PTKTXH và KH đầu tư công trunghạn, luận văn xem xét và đánh giá các yếu tố gắn kết, đưa ra các cơ sở khoa học vàkhung lý thuyết giúp gắn kết 2 bản KH này, giúp các nhà quản lý và các cơ quan chuyênmôn hiểu rõ và tìm ra hướng đi đúng đắn cho công tác lập KH PTKTXH 05 năm và KHđầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: rà soát lại lý thuyết liên quan đến KHPTKTXH và KH đầu tư công trung hạn, sự gắn kết giữa hai loại văn bản này và tácđộng đến sự phát triển của địa phương

- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tincủa các đối tượng liên quan trong việc lập và thực hiện KH PTKTXH và KH đầu tưcông trung hạn tại huyện Xuân Trường

+ Đối tượng điều tra: các công chức phụ trách công tác lập KH, công chứcphụ trách tài chính huyện, thường trực Huyện ủy, UBND - HĐND huyện, Banthường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện

+ Cỡ mẫu: 120

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 12

Hoạt động phỏng vấn này nhằm đánh giá hiểu biết của các cán bộ có liênquan đến công tác lập KH về lý do cần gắn kết hai bản KH, gắn kết như thế nào và

vì sao tại huyện Xuân trường chưa có sự gắn kết Từ đó giúp cho đề tài phát hiệncác vấn đề cần thiết, hiểu được một số đặc điểm và nguyên nhân cơ bản của vấn đề,làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện

- Nguồn dữ liệu:

+ Sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp: Tự tổng hợp dữ liệu từ phỏng vấn sâu cácđối tượng liên quan

+ Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo về tình hình lập và thực hiện

KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn huyện Xuân Trường

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 nămvới kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp huyện

Chương 2: Thực trạng sự gắn kết giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với

kế hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội với kế hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định

7 Những đóng góp chính của luận văn

- Luận văn đã đưa ra khung lý thuyết đảm bảo sự gắn kết giữa 2 bản KH Tácgiả rút ra nội dung biểu hiện sự gắn kết giữa 2 bản KH bao gồm: (i) Gắn kết giữamục tiêu phát triển và phương tiện thực hiện mục tiêu (trong đó mục tiêu làKHPTKTXH, phương tiện là DA ĐTC; (ii) Gắn kết giữa ưu tiên phát triển ngành(trong KHPTKTXH) và phân bổ vốn đầu tư công thành trần đầu tư các ngành (KHĐầu tư công), (iii) Gắn kết giữa chỉ tiêu phát triển và dự báo nguồn lực đầu tư công,(iiii) Gắn kết giữa theo dõi đánh giá của KH PTKTXH với theo dõi đánh giá của kếhoạch đầu tư công Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sựgắn kết 2 bản KH bao gồm: cơ sở hành lang pháp lý cho việc lập KH, sự phân cấp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 13

trong KH và ngân sách, quan điểm đổi mới và tư duy mở trong lập KH, Năng lựclập KH, sự phối hợp về thông tin trong lập KH, Mô hình, phương thức lập KHhuyện.

- Từ thực tế 2 bản KH PTKTXH và KH đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020của huyện Xuân Trường, luận văn cũng phát hiện và khẳng định sự gắn kết giữa 2bản KH của huyện còn khá lỏng lẻo và thiên về mặt hình thức hơn là về nội dungbản chất của sự gắn kết, tìm ra được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lập

KH thiếu sự gắn kết

- Luận văn đã tổng kết đề xuất một số phương hướng hoàn thiện đảm bảo sựgắn kết KH PTKTXH và KH đầu tư công sao cho phù hợp với tình hình thực tế tạiđịa phương, đồng thời gắn với lý luận được đúc kết từ khung lý thuyết đã phân tích

- Từ những nguyên nhân được nhận định gây ra những tồn tại trong việckhông gắn kết chặt chẽ hai bản KH, luận văn đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm thựchiện hiệu quả sự gắn kết hai bản KH và những đề xuất, kiến nghị đối với cơ quanquản lý nhà nước Trung ương và địa phương một số nội dung nhằm thực hiện hiệuquả việc gắn kết KH PTKTXH và KH đầu tư công

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GẮN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM VỚI KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM

- Mối quan hệ giữa KH đầu tư công và KH PTKTXH: Mối quan hệ giữa

KH PTKTXH và KH đầu tư công là quan hệ mục đích – phương tiện, KH đầu tưcông chiếm một nội dung trong KH PTKTXH, là phương tiện thực hiện các mụctiêu ưu tiên trong KH PTKTXH thông qua các dự án đầu tư công KH PTKTXHphải đi trước một bước so với KH đầu tư công trong việc xác định mục tiêu, từ mụctiêu trong KH PTKXH, KH đầu tư công sẽ xây dựng các DA một cách phù hợp

- Những nguyên tắc xây dựng KH đầu tư công đảm bảo sự gắn kết giữa

KH PTKTXH và KH đầu tư công: bao gồm nguyên tắc quản lý theo kết quả và

nguyên tắc quản lý tài chính công

Nguyên tắc quản lý theo kết quả: Quản lý theo kết quả được tác giả đưa vàonguyên tắc để tạo sự gắn kết bởi lẽ quản lý theo kết quả tạo sự gắn kết giữa KH vàngân sách, là cơ sở để gắn kết KH PTKTXH với KH đầu tư công Dựa vào phântích các cấp kết quả trong chuỗi kết quả, luận văn rút ra được về bản chất, KHPTKTXH và KH đầu tư công đều nằm trong một quy trình quản lý theo kết quả.Theo quy trình quản lý theo kết quả, KH PTKTXH được xây dựng trước và KH đầu

tư công KH PTKTXH đi trước một bước trong xác định mục tiêu phát triển và KHđầu tư công căn cứ vào đó, cùng với các nguyên tắc quản lý chi tiêu công cần tuânthủ, sẽ xây dựng danh mục DA, bố trí phân bổ vốn một cách hiệu quả nhằm đạtđược các mục tiêu đề ra

Nguyên tắc quản lý tài chính công: Đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản của chitiêu công là tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể chi tiêu trong một gói ngân sách chotrước để đảm bảo ngân sách không bị quá thâm hụt; đảm bảo hiệu quả phân bổthông qua việc xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực cho phù hợp vớichiến lược, mục tiêu quốc gia và cơ sở; đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực Đòihỏi trong việc xây dựng KH đầu tư công cần xác định được các mức trần ngân sách

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 15

phân bổ cho các ngành (theo thứ tự ưu tiên được đề cập trong KH PTKTXH) Trongquá trình lựa chọn các DA đầu tư công, cần tính toán xem xét về hiệu quả của các

DA mang lại, tính toán chi phí lợi ích của DA để phân chia vốn đầu tư công chohợp lý; nhằm đạt hiệu quả cao nhất

- Biểu hiện của sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công:

Từ việc phân tích các nguyên tắc đảm bảo hiệu quả của việc lập KH và quản

lý chi tiêu công, bài viết rút ra các biểu hiện của sự gắn kết giữa KH PTKTXH và

KH đầu tư công như sau: (i) Gắn kết giữa mục tiêu phát triển (trong KH PTKTXH)

và phương tiện thực hiện mục tiêu (DA trong KH đầu tư công); (ii) Gắn kết giữa ưutiên phát triển ngành và phân bổ vốn đầu tư công thành trần đầu tư các ngành; (iii)Gắn kết giữa chỉ tiêu phát triển và dự báo nguồn lực đầu tư công; (iv) Gắn kết giữa

hệ thống theo dõi đánh giá của KH PTKTXH và KH đầu tư công

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ GẮN KẾT GIỮA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN

TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Phân tích về sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn tạihuyện Xuân Trường, luận văn nhận định sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu

tư công trung hạn của huyện Xuân Trường còn khá lỏng lẻo, thể hiện ở 2 mặt cả vềnội dung và quy trình

- Về Nội dung:

Gắn kết giữa mục tiêu phát triển và phương tiện thực hiện mục tiêu: KH đầu

tư công đã đưa ra một số DA thuộc lĩnh vực nêu trong mục tiêu phát triển tuy nhiênmột số lĩnh vực nêu trong mục tiêu phát triển chưa có DA thực hiện

Gắn kết giữa ưu tiên phát triển ngành và phân bổ vốn đầu tư công thành trần

đầu tư các ngành: Không chỉ ra thứ tự ưu tiên ngành trong KHPTKTXH và phân bổvốn đầu tư công cho các ngành trong KH đầu tư công

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 16

Gắn kết giữa chỉ tiêu phát triển và dự báo nguồn lực đầu tư công: Tốc độphát triển giữa mục tiêu về kinh tế và về nguồn lực đầu tư công chưa phù hợp.

Gắn kết giữa hệ thống theo dõi đánh giá của KH PTKTXH với hệ thốngtheo dõi đánh giá của KH đầu tư công: Chưa có hệ thống theo dõi đánh giá trongKHPTKTXH và KH đầu tư công

- Về quy trình: Quá trình lập 2 bản KH PTKTXH 5 năm và KH đầu tư công

trung hạn của huyện diễn ra song song và không có nhiều điểm gắn kết về quy trình

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ GẮN KẾT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG VÀ KHUYẾN

NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Nhằm hoàn thiện nội dung đảm bảo gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với KH đầu tư công trung hạn, luận văn đề xuất:

(1) Thay đổi kết cấu và hoàn thiện nội dung KH PTKTXH và KH đầu tưcông trung hạn:

* Về KH PTKTXH: Cần chuyển từ bản KH theo hướng báo cáo thành tíchsang bản KH mô tả và phân tích một cách khoa học, đưa ra các lựa chọn ưu tiên có

cơ sở khoa học và căn cứ để tính toán Kết cấu của bản KH PTKTXH cần thay đổibằng cách đưa phần Dự báo thành một phần riêng, nhìn nhận vai trò quan trọng củaphần mục này trong KH Bổ sung thêm KH theo dõi và đánh giá một cách chi tiết

* Về KH đầu tư công:Kết cấu bản KH đầu tư công cũ khá đơn giản và sơ sài,tác giả đề xuất bổ sung thêm các phần: (Phần II) Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn (Phần VI) Theo dõi đánh giá KH Bản

KH đầu tư công nên đưa ra nhiều lập luận hơn về việc vì sao lại lựa chọn các DA đó(dựa vào tính ưu tiên về mục tiêu PTKTXH đã đề ra), lập luận về việc sử dụng,phân bổ các nguồn vốn đầu tư

(2) Thay đổi quy trình lập KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 17

Để tăng tính liên kết của KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn cũng như

dễ dàng trong việc gắn kết 2 bản KH, luận văn đề xuất một quy trình chung thốngnhất trong quá trình thực hiện lập 2 bản KH

Bước 1: Chuẩn bị: Chuẩn bị các văn bản cần thiết, soạn thảo các hướng dẫngửi các cơ quan liên quan; chuẩn bị đề cương xây dựng KH

Bước 2: Phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình: Đánh giá tình hình thựchiện các mục tiêu phát triển KTXH giai đoạn trước Đánh giá tình hình thực hiệnđầu tư công giai đoạn trước Rà soát nợ đọng XDCB các DA đang thực hiện Dựbáo thuận lợi khó khăn giai đoạn tới; Dự báo nguồn vốn đầu tư công

Bước 3: Xác định tầm nhìn, các mục tiêu và chỉ tiêu: Xác định các mục tiêu

và chỉ tiêu phù hợp với việc dự báo tăng về nguồn lực Xác định mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn

Bước 4: Xây dựng các kịch bản KH; Xác định các giải pháp thực hiện: Xâydựng các giải pháp thực hiện mục tiêu, Phân bổ nguồn lực và xây dựng danh mụccác DA thực hiện

Bước 5: Xây dựng KH PTKTXH 5 năm và KH đầu tư công: Hoàn chỉnh nộidung thuyết minh 2 bản KH

- Giải pháp thực hiện gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội 5 năm với

KH đầu tư công trung hạn: Tác giả đề xuất 5 giải pháp thực hiện gắn kết: Thay

đổi tư duy của người lãnh đạo; Đẩy mạnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin;Nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương; Tổ chức, thành lập bộ máy lập Kếhoạch hoạt động có hiệu quả

- Kiến nghị một số nội dung để thực hiện hiệu quả việc gắn kết KH phát triển kinh tế xã hội với KH đầu tư công trung hạn:

Về phía cơ quan quản lý nhà nước Trung ương: Cần ban hành Luật và cácNghị định về lập KH PTKTXH; Cải tiến chế độ cung cấp thông tin; Quy định cụ thể

về nguồn kinh phí cho công tác lập KH PTKTXH và KH đầu tư công; Hoàn thiện

cơ chế phân cấp, trao quyền trong quản lý ngân sách và Kế hoạch

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 18

Đối với UBND tỉnh Nam Định: Ban hành quy định rõ ràng trong phân cấpNS; Hướng dẫn và phối hợp thông tin với huyện một cách chặt chẽ hơn.

Đối với UBND huyện Xuân Trường: Chế độ đãi ngộ tốt cho cán bộ lập KH;Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý và điều hành; Tuyêntruyền để người dân nhận thức được vai trò của mình trong lập KH của địa phương

KẾT LUẬN

Với đề tài “Gắn KH PTKTXH 05 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn

trên địa bàn huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định”, luận văn đã hệ thống hóa được

các cơ sở lý thuyết về sự gắn kết KH PTKTXH 5 năm và kế hoạch đầu tư côngtrung hạn; đánh giá thực trạng việc gắn kết 2 bản KH của huyện Xuân Trường Từ

đó, luận văn đã đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm tăng mối liên kết giữa KHPTKTXH 5 năm và KH đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 19

PHẠM THÚY ANH

GẮN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

5 NĂM VỚI KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 20

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ cơ chế mệnh lệnh, tập trungsang cơ chế thị trường từ lâu đã đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống kế hoạch hóa(KHH) ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới và cải cách nềnhành chính công, trong đó có cải cách tài chính công, chuyển từ mô hình hành chínhquan liêu truyền thống sang quản lý công mới, thay đổi trong quản lý và điều hànhnguồn vốn đầu tư công

Tuy nhiên công tác KHH hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hếthiệu quả của công cụ này Một thực tế điển hình có thể nhận thấy kế hoạch của ViệtNam, đặc biệt ở cấp địa phương vẫn mang nặng tính hình thức, chưa bám sát vớithực tế, việc xây dựng kế hoạch không gắn với nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tàichính làm cho bản kế hoạch viển vông và không có giá trị thực tiễn, thiếu tính khảthi Nguồn ngân sách nhà nước đối với các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn

là nguồn tài chính quan trọng nhất trong thực hiện các mục tiêu phát triển Do đóquản lý nguồn lực tài chính, mà cụ thể là nguồn vốn đầu tư công là việc hết sứcquan trọng Việc quản lý nguồn vốn đầu tư công ở nước ta hiện nay đang vấp phảithực trạng là việc đầu tư dàn trải, không có KH dẫn đến việc thiếu vốn để thực hiện,làm chậm tiến độ cũng như chất lượng của các dự án Việc quyết định đầu tư các dự

án không gắn với các mục tiêu chiến lược trong KH làm giảm hiệu quả của việc sửdụng vốn, giảm hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội

Để kịp thời tháo gỡ những hạn chế của công tác đầu tư công, ngày18/6/2014, Quốc hội đã ban hành luật Đầu tư công trong đó quy định về lập KH đầu

tư công trung hạn, quy định từ năm 2015 trở đi, cùng với KH phát triển kinh tế xãhội, các cấp địa phương còn có trách nhiệm xây dựng thêm một bản KH đầu tưcông trung hạn cho giai đoạn 5 năm Lập KH đầu tư công trung hạn là sự chuyểnbiến tích cực; chuyển từ việc lập kế hoạch hàng năm sang kế hoạch 5 năm, áp dụngkhuôn khổ thời gian trung hạn, do đó khắc phục được tình trạng việc đầu tư dàn trải

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 21

và không xác định trước nguồn vốn để thực hiện dự án Luật cũng quy định rõ KHđầu tư công được xây dựng dựa trên các mục tiêu ưu tiên trong KH PTKTXH, bámsát KH PTKTXH 5 năm đã được xây dựng

Như vậy, KH PTKTXH và KH đầu tư công có mối liên kết chặt chẽ qua lạivới nhau, KH PTKTXH xây dựng các mục tiêu ưu tiên phải dựa vào nguồn lực, màtrụ cột là nguồn lực tài chính, trong đó có phần nguồn vốn ngân sách nhà nước thựchiện các dự án đầu tư công Ngược lại, KH đầu tư công đưa ra danh mục cácchương trình dự án đầu tư phải dựa vào các mục tiêu ưu tiên trong KH PTKTXH.Tuy nhiên, qua thời gian triển khai luật Đầu tư công hiện nay đã gặp không ít nhữngkhó khăn trong việc bố trí vốn cho các dự án, việc xác định thứ tự phân bổ vốn ưutiên cho các ngành, lĩnh vực, việc lựa chọn các dự án đưa vào kế hoạch Mộtnguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do quá trình lập KH đầu tư công chưa bámsát với KH PTKTXH trong việc xác định mục tiêu phát triển, dẫn đến tình trạngviệc phân bổ vốn và lựa chọn dự án không hiệu quả

Tại tỉnh Nam Định nói chung và huyện Xuân Trường nói riêng, công tác lập

KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn gặp nhiều khó khăn trong việc gắn kết

và tạo sự logic chặt chẽ giữa hai bản KH này Quá trình lập hai bản KH vẫn thựchiện tách rời nhau, không có sự so sánh đối chiếu trong quá trình xây dựng, dẫn đến

KH PTKTXH thiếu tính thực tế còn KH đầu tư công khó có thể thực hiện theo cácmục tiêu đã đề ra trong KH PTKTXH

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả nhận thấy sự gắn kết giữa KH PTKTXH và

KH đầu tư công trung hạn là yêu cầu cấp thiết để xây dựng được hai bản KH chấtlượng, có giá trị, phát huy đúng vai trò là công cụ quản lý và định hướng phát triển

của nhà nước Với đề tài: “Gắn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm với kế

hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường – Nam Định”, tác giả mong

muốn đưa ra được khung lý thuyết chặt chẽ về sự gắn kết giữa KH PTKTXH 5 nămvới KH đầu tư công trung hạn từ mối liên hệ đến nội dung và nguyên tắc, yêu cầugắn kết, để từ đó đưa ra được các phương hướng hoàn thiện phù hợp với huyệnXuân Trường, tỉnh Nam Định Tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu sẽ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 22

khắc phục được hạn chế hiện tại trong công tác lập kế hoạch của huyện, phát huy tốtvai trò của KH PTKTXH và KH đầu tư công.

2 Tổng quan nghiên cứu

Liên quan đến công tác lập KH PTKTXH, KH đầu tư công và sự gắn kết giữa

KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn, có một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

2.1 Các nghiên cứu về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Việc vận dụng KH hóa trong khu vực công được bàn đến trong những nghiêncứu cả trong và ngoài nước Một số bài viết nước ngoài như “Strategic Planning –What every manager must know” (George Albert Steiner, 1979) hay “StrategicPlanning for Public and Nonprofit Organizations: A guide to Strengthening andSustaining Organizational Achievement” (John M Bryson, 1995) đã chỉ ra việc lập KHchiến lược là sự đổi mới, là nguyên tắc cần thiết trong lập KH cho khu vực công

Các công trình nghiên cứu trong nước về đổi mới công tác KH chủ yếu tậptrung vào việc tổng kết kinh nghiệm và đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của

mô hình KH hóa tập trung Bài viết “Đổi mới Kế hoạch hóa ở Việt Nam 30 năm qua

và con đường phía trước” của các tác giả Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân đăng trênTạp chí Kinh tế và Dự báo - số 23, tháng 12/2015 đã đưa ra cái nhìn tổng quát vềKHH ở Việt Nam sau 30 năm, từ mô hình KHH mệnh lệnh, tập trung sang KHHtheo cơ chế thị trường Khái quát hóa những điểm nổi bật và thành tựu của ngành

KH sau 30 năm thực hiện và đưa ra những giải pháp cho ngành KH Việt Nam trongthời gian tới nhằm đổi mới và hoàn thiện hơn công tác lập KH

Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả mới dừng lại ở lý luận

và nêu ra các vấn đề đổi mới mang tính nguyên tắc, còn chưa đi sâu đánh giá cụ thể

về thực trạng lập KH tại các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và đề xuất một cách tiếpcận đổi mới nào cụ thể để giải quyết những bất cập hiện nay trong công tác lập KH

2.2 Các nghiên cứu về Kế hoạch đầu tư công

Trong cuốn “The Power of Public Investment Management: TransformingResources Into Assets for Growth” (Rajaram, Anand; Minh Le, Tuan; Kaiser,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 23

Kai; Kim, Jay-Hyung; Frank, Jonas, World Bank, 2014) đã tổng kết kinh nghiệmquản lý đầu tư và lập Kế hoạch đầu tư công ở các nước trên thế giới, trong đó chỉ rõ

từ những năm 80 thế kỷ trước, nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới đã xâydựng KH đầu tư công (PIP), ban đầu KH đầu tư công được thực hiện ở các quốc giaphụ thuộc vào viện trợ của WB mà ít có ở các quốc gia thu nhập trung bình KH đầu

tư công mà WB hướng tới là các chương trình đầu tư công trong thời kỳ trung hạn,đảm bảo yêu cầu đó là các chiến lược kinh tế vĩ mô được thực hiện bằng cácchương trình và dự án cụ thể

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) trong Báo cáo về hiệu quả đầu tư công “MakingPublic investment more efficient" (2015) đã phân tích xu hướng quản lý công tronggiai đoạn hiện nay ở một số nước trên thế giới, đồng thời đưa ra các giải pháp quản

lý có hiệu quả nguồn tài chính đầu tư công Phân tích ảnh hưởng của đầu tư côngđối với sự phát triển Đồng thời bài viết cũng đưa ra một yêu cầu trong quản lý cônghiện đại đó là lập KH đầu tư công và lựa chọn DA, với các kỹ năng cơ bản như lậpchiến lược hiệu quả, phối hợp liên ngành, phối hợp liên cấp, sự tham gia của cácbên liên quan, thẩm định dự án chi tiết

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu bàn về công tác quản lý vốn đầu tư, cáchthức sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển của NSNNsao cho hiệu quả Luận án tiến sỹ “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địaphương tỉnh Hà Nam” (2015) của tác giả Phan Thị Thu Hiền đã chỉ ra thực trạng sửdụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Hà Nam và đưa ra giải pháp sử dụngnguồn vốn đầu tư XDCB một cách hiệu quả và minh bạch Luận án tiến sỹ “Đầu tưphát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (2015) của tác giả HoàngThị Thu Hà đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển bền vững vềkinh tế, từ đó bài viết chỉ ra các giải pháp là cần triển khai thực hiện đồng bộ cácbiện pháp về rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, các chính sách đầu tư, tăng cườnghuy động vốn đầu tư, điều chỉnh các cơ cấu đầu tư, tăng cường công tác quản lý nhànước hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 24

2.3 Các nghiên cứu về gắn KH PTKTXH với KH đầu tư công

Về KH gắn với nguồn tài chính cũng đã có các công trình trong và ngoàinước đề cập đến vấn đề này Phương pháp lập KH chi tiêu theo khuôn khổ trunghạn đã được ngân hàng thế giới đưa ra từ đầu những năm 1990 R.Hughes trong

“MTEF: Why do they work in advanced countries and why do they sometimes fail”

đã khẳng định được sự cần thiết của MTEF, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào sự lựachọn mô hình và người lãnh đạo

Bài viết “Gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội” của tác giả Ngô Thanh Hoàng và Phạm Văn Trường đăng trên Tạpchí Tài chính số 10/2012 đã đưa ra lý thuyết về khuôn khổ thể chế và thực tiễn đặt

ra đối với việc gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH PTKTXH ở Việt Nam kể từkhi thực thi Luật NSNN năm 2002 Trong đó bao gồm một nội dung chi cho đầu tưphát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, là cơ sở cho lập KH đầu tư công

Tài liệu “ Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển địa phương 5 năm và hàng nămtheo phương pháp mới” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư biên soạn (2013)1 cũng đã đềcập đến phân tích ngân sách và phân tích KH, trong đó đưa ra cách kết hợp phântích ngân sách và phân tích KH trong quá trình lập KH địa phương Tài liệu đã chỉ

ra công cụ gắn kết phân tích ngân sách và phân tích KH là khung chi tiêu trung hạn

và luật ngân sách Tuy nhiên, tài liệu chủ yếu tập trung vào phân tích KH PTKTXH,việc phân tích ngân sách bao gồm cả hai nguồn chi NSNN bao gồm chi thườngxuyên và chi đầu tư phát triển (2) (Khung chi tiêu trung hạn chủ yếu xác định mứctrần ngân sách đối với các khoản chi thường xuyên áp dụng cho cấp tỉnh và cấptrung ương) Trong khi đó nguồn NSNN cho đầu tư công là nguồn chi đầu tưXDCB(3) chưa được đề cập riêng trong tài liệu này

Luận án tiến sĩ “Đổi mới lập KH phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn vớinguồn lực tài chính” (2009) của tác giả Vũ Cương đã xây dựng một khung lý thuyết

1 Tài liệu biên soạn thuộc Dự án “Nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá” do Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tài trợ

2 “Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của NSNN, gồm chi đầu tư XDCB và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2015)

3 “Chi đầu tư XDCB là nhiệm vụ chi NSNN để thực hiện các chương trình, DA đầu tư kết cấu hạ tâng kinh tế

- xã hội và các chương trình, DA phục vụ phát triển KTXH” (Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2015)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 25

đánh giá mức độ gắn kết và đề xuất mô hình lập KH phát triển kinh tế xã hội gắnvới nguồn lực tài chính Tuy nhiên, nguồn lực tài chính trong luận án của tác giảbao gồm cả nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn chi thường xuyên của các cơquan, tổ chức nhà nước Luận án tập trung phân tích nhiều về KH phân bổ vốn ngânsách của địa phương, giao chỉ tiêu phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước,còn hiện tại theo luật đầu tư công đã có hiệu lực quy định rõ việc lập KH đầu tưcông thực hiện trước và là quy trình khác với công tác giao dự toán ngân sách nhànước đã được đề cập trong luận án Tại thời điểm luận án nghiên cứu, KH ngân sáchđược nói đến chỉ là KH ngân sách trung hạn cho thời kỳ ổn định 3 năm cho cấp tỉnh

và không áp dụng đối với cấp huyện Hệ thống pháp luật VN tại thời điểm này cũngchưa quy định về lập KH đầu tư công trung hạn, xác định cho khoảng thời gian 5năm do vậy KH này không được đề cập trong luận án

Tổng kết lại các nghiên cứu đã đạt được các thành tựu khá to lớn và toàn diện,khẳng định được ý nghĩa của việc đổi mới công tác lập KH, đánh giá được vai trò củađầu tư công, cũng như hình thành được khung lý thuyết cơ bản và bao quát nhất về sựgắn kết giữa KH PTKTXH với nguồn lực tài chính, KH ngân sách

- Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề mà các nghiên cứu trước chưa đề cậphoặc đề cập chưa sâu, tạo ra khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó như:

+ Các nghiên cứu đều thực hiện trên tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu nào đi sâutập trung về một khía cạnh trong sự gắn kết, đó là vấn đề gắn kết lập KH PTKTXHvới KH đầu tư công, trong bối cảnh luật đầu tư công mới được ban hành, còn khá mới

mẻ khiến nhiều địa phương lúng túng trong việc lập và thực hiện

+ Các nghiên cứu vẫn tập trung nghiên cứu vào đối tượng chính là công táclập KH PTKTXH, KH ngân sách được đưa vào phân tích để làm rõ hơn 1 nguyêntắc của việc đổi mới công tác lập KH PTKTXH gắn với nguồn lực, mà cụ thể lànguồn lực tài chính

+ Chưa nghiên cứu sâu vào KH đầu tư công và liên kết nguồn chi đầu tư pháttriển (trong KH đầu tư công) với KH PTKTXH

Với luận văn “gắn KH PTKTXH 5 năm với KH đầu tư công trung hạn tạihuyện Xuân Trường, Nam Định”, tác giả mong muốn bổ sung các khoảng trốngnghiên cứu của các nghiên cứu trước, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát đối với cả 2

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 26

bản KH quan trọng của cấp huyện, tập trung phân tích sự gắn kết của 2 bản KH nàynhằm tạo ra 02 bản KH có giá trị, chất lượng.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung: Dựa trên các nguyên tắc và nội dung gắn kết giữa KH

PTKTXH 5 năm và KH đầu tư công trung hạn, luận văn nhằm đánh giá thực trạnggắn kết giữa 2 bản KH này tại huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định trong giai đoạnhiện nay và đề xuất các giải pháp tạo sự gắn kết giữa KH PTKTXH 5 năm với KHđầu tư công trung hạn trong giai đoạn tới

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc gắn kết KH PTKTXH với KH đầu tưcông trung hạn

- Phân tích, đánh giá thực trạng về sự gắn kết giữa KH PTKTXH 5 năm và

KH đầu tư trung hạn tại huyện Xuân Trường giai đoạn 2016 - 2020, từ đó tìm ranguyên nhân của việc thiếu gắn kết giữa 2 bản KH này

- Đề xuất phương thức để gắn kết KH PTKTXH 5 năm với KH đầu tư côngtrung hạn và các điều kiện để thực hiện việc gắn kết đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn : việc gắn kết giữa KH PTKTXH 5 nămvới KH Đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường

- Phạm vi nghiên cứu: tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định giai đoạn2016-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp thông dụng trongnghiên cứu khoa học là cách tiếp cận định tính Từ việc phân tích sâu các khía cạnh nộidung, phương pháp và quy trình xây dựng bản KH PTKTXH và KH đầu tư công trunghạn, luận văn xem xét và đánh giá các yếu tố gắn kết, đưa ra các cơ sở khoa học vàkhung lý thuyết giúp gắn kết 2 bản KH này, giúp các nhà quản lý và các cơ quan chuyênmôn hiểu rõ và tìm ra hướng đi đúng đắn cho công tác lập KH PTKTXH 05 năm và KHđầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 27

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: rà soát lại lý thuyết liên quan đến KHPTKTXH và KH đầu tư công trung hạn, sự gắn kết giữa 2 loại văn bản này và tácđộng đến sự phát triển của địa phương.

- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tincủa các đối tượng liên quan trong việc lập và thực hiện KH PTKTXH và KH đầu tưcông trung hạn tại huyện Xuân Trường

+ Đối tượng điều tra: các công chức phụ trách công tác lập KH, công chứcphụ trách tài chính, đầu tư huyện, thường trực Huyện ủy, UBND - HĐND huyện,Ban thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện

+ Cỡ mẫu: 120

Hoạt động phỏng vấn này nhằm đánh giá hiểu biết của các cán bộ có liênquan đến công tác lập KH về vai trò tầm quan trọng của hai bản KH Từ đó giúpcho đề tài phát hiện các vấn đề cần thiết, hiểu được một số đặc điểm và nguyênnhân cơ bản của vấn đề, vì sao mà việc gắn kết của huyện Xuân Trường lại gặp khókhăn, làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện

- Nguồn dữ liệu:

+ Sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp: Tự tổng hợp dữ liệu từ bảng hỏi

+ Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo về tình hình lập và thực hiện

KH PTKTXH và KH đầu tư công trung hạn huyện Xuân Trường

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 nămvới kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp huyện

Chương 2: Thực trạng sự gắn kết giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với

kế hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội với kế hoạch đầu tư công trung hạn tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 28

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GẮN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM VỚI KẾ

HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM

1.1 Đầu tư công và mối quan hệ giữa kế hoạch đầu tư công và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1 Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công

Hiện nay có nhiều cách hiểu về đầu tư công khác nhau tùy thuộc vào điềukiện và sự phát triển kinh tế của từng nước Tuy nhiên, một cách khái quát nhất cóthể hiểu, đầu tư công là việc sử dụng các nguồn vốn nhà nước để đầu tư nhằm thựchiện các mục tiêu của các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Theo định nghĩa trong Luật Đầu tư công (2014): “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” Luật Đầu tư công cũng quy định: “Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, DA đầu tư công; lâp, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện KH đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, DA đầu tư công”.

Theo nhận định chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đầu tư công là độnglực chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của quốc gia Đầu tư công làm nềntảng xây dựng cơ sở hạ tầng và xã hội, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của cácthành phần kinh tế Tuy nhiên, phụ thuộc vào sự phát triển và khung thể chế củamỗi quốc gia mà đầu tư công cũng như chính sách quản lý đầu tư công có những vaitrò khác nhau Từ những năm 80 thế kỷ trước nhiều quốc gia đang phát triển đã xâydựng các KH đầu tư công Ban đầu, KH đầu tư công được thực hiện ở các quốc giaphụ thuộc vào viện trợ của WB mà ít có ở các quốc gia thu nhập trung bình Tuy

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 29

nhiên gần đây, với sự giúp đỡ của WB và EU, KH đầu tư công đã xuất hiện ở nhiềuquốc gia đang trong quá trình chuyển đổi Tại một số quốc gia đang phát triển, kếhoạch đầu tư công đơn giản là một danh sách kêu gọi tài trợ và đầu tư mà ngân sáchquốc gia khó có thể đáp ứng WB hướng tới KH đầu tư công là các chương trìnhtrung hạn, bao gồm các chương trình dự án cụ thể để thực hiện các chiến lược pháttriển trong thời gian dài; đảm bảo yêu cầu về ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư và hiệuquả của sử dụng nguồn lực công; nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc thuhút các nhà đầu tư; làm tăng hiệu quả của công tác quản lý tài chính công bằng việccân đối (một cách tương đối) các cam kết và nguồn lực trong những giai đoạn pháttriển nhất định; giúp cho việc thực hiện các DA có hiệu quả và tăng tính khả thibằng việc đưa ra khuôn khổ cho các hoạt động chuẩn bị DA, thực hiện DA và giámsát đầu tư DA.

Hình 1.1: 15 kỹ năng quan trọng ở cấp địa phương trong công tác phát triển

vùng và đầu tư công của OECD

Nguồn: “Tài liệu tập huấn, triển khai Luật Đầu tư công, lập kế hoạch đầu tư công

trung hạn và hằng năm”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra 15 kỹ năng quantrọng ở cấp địa phương trong công tác phát triển vùng và đầu tư công trong đó chỉ

Đánh giá

- Đánh giá cuối kỳ dựa trên

các thông tin về thực hiện dự

- Liên kết với lập ngân sách dài hạn

- Cấp vốn theo phương pháp mới và truyền thống

- Khu vực tư nhân cấp vốn

Thực hiện

- Mua sắm theo phương pháp

đấu thầu cạnh tranh

- Hệ thống theo dõi hiệu quả

- Quản trị rủi ro

- Quy định đồng nhất giữa các cấp chính quyền

- Các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật

Trong toàn bộ quá

trình

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 30

rõ Lập kế hoạch và lựa chọn dự án với các kỹ năng: lập chiến lược hiệu quả, phốihợp liên ngành, phối hợp liên cấp, sự tham gia của các bên liên quan, thẩm định dự

án chi tiết là các yêu cầu cần thiết trong quản lý đầu tư công

Xuất phát từ thực trạng hoạt động đầu tư công có nhiều bất cập, Quốc hội vàChính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý quy định về đầu tư như Luậtđầu tư công ngày 18/6/2014, Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về Kếhoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, đưa ra những quy định về KH đầu tư

công một cách khá chặt chẽ Trong đó định nghĩa: “KH đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực

và triển khai thực hiện” Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05

năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm

Để phát huy tốt vai trò của mình, KH đầu tư công cần làm rõ một số nội dung:

(1) Đánh giá được tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư pháttriển so với kế hoạch đã đề ra trong việc đầu tư các dự án đầu tư công (xây dựng kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội) theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án

(2) Các kết quả đầu tư phát triển đã đạt được, trong đó làm rõ các kết quả đạtđược từ việc đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công như: năng lực tăng thêm trong cácngành, lĩnh vực như: giao thông, thủy lợi, điện lực, y tế, trường học, của cácchương trình, dự án; Chất lượng dịch vụ công; các kết quả đầu tư công tác động tớiviệc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

(3) Đánh giá tình hình xử lý nợ đọng XDCB, danh mục và số nợ đọng xâydựng cơ bản đến hết năm KH giai đoạn trước

(4) Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành,lĩnh vực, chương trình Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư

(5) Phân bổ, bố trí vốn thực hiện dự án theo thứ tự ưu tiên một cách hiệu quả

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 31

1.1.2 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

KHH PTKTXH là một hoạt động có ý thức của nhà nước trên cơ sở đánh giáthực lực của nền kinh tế và nhận thức được sự vận động của các quy luật kháchquan để vạch ra hướng phát triển cho nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn nhấtđịnh cũng như những giải pháp lớn nhằm thực hiện được định hướng đó một cách

có hiệu quả Trong giáo trình “Kế hoạch hóa phát triển” (NXB Đại học Kinh tếquốc dân, 2009) có nêu “KH PTKTXH là công cụ quản lý kinh tế của nhà nướctheo mục tiêu, thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạtđược trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địaphương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách

có hiệu quả cao nhất”

KH PTKTXH 5 năm thể hiện vai trò là công cụ quản lý và điều hành nềnkinh tế, định hướng PTKTXH trong khoảng thời gian 5 năm bằng việc đưa ra hệthống các mục tiêu được lựa chọn, các chỉ tiêu phát triển và các giải pháp vàphương hướng cụ thể trong thời kỳ KH Cụ thể, để phát huy vai trò của mình, KHPTKTXH 5 năm cần có các nội dung sau:

(1) Đánh giá tình hình phát triển hiện tại và tiềm năng phát triển

(2) Các quan điểm phát triển trong 5 năm tới

(3) Xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển phải đảm bảo tính khả thi, gắnkết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; Cần phântích, đánh giá, lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong KH 5 năm

1.1.3 Mối quan hệ giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công

Mối quan hệ giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công là quan hệ mục đích –phương tiện, KH đầu tư công chiếm một nội dung trong KH PTKTXH, là phươngtiện thực hiện các mục tiêu ưu tiên trong KH PTKTXH thông qua các dự án đầu tưcông KH PTKTXH phải đi trước một bước so với KH đầu tư công trong việc xácđịnh mục tiêu, từ mục tiêu trong KH PTKXH, KH đầu tư công sẽ xây dựng các DA

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 32

một cách phù hợp Gắn 2 bản KH lại với nhau là gắn giữa mục tiêu và nguồn lực,làm cho công tác quản lý tài chính của Nhà nước minh bạch và tăng tính giải trìnhcủa các đơn vị công sử dụng nguồn vốn đầu tư công, đồng thời tăng cường sự thamgia của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng trong việc sử dụng hiệu quả cácnguồn lực cho phát triển.

Gắn kết KH PTKTXH và KH đầu tư công là việc làm vô cùng cần thiết bởi:

(i) Gắn kết KH PTKTXH và KH đầu tư công là việc làm tất yếu đối với sựphát triển, xuất phát từ sự thay đổi trong quản lý, điều hành của Nhà nước:

Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế mệnh lệnh, tập trung sang cơ chếthị trường từ lâu đã đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống KHH ở Việt Nam, đồng thờicũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới và cải cách hành chính, trong đó có cải cách tàichính công chuyển từ mô hình hành chính quan liêu truyền thống sang quản lý côngmới Hiến pháp 2013 được ban hành đã đưa ra các yêu cầu đổi với nền hành chínhhiện đại, trong đó cần công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công và gắn chitiêu công với kết quả đầu ra Sự thay đổi trong quản lý, điều hành của Nhà nước khichuyển sang cơ chế phân cấp trao quyền cho các địa phương tự cân đối nguồn vốncũng đặt ra yêu cầu đồi với công tác đầu tư cần thiết minh bạch hơn nữa, gắn cácmục tiêu chỉ tiêu phát triển bám sát với nguồn lực để thực hiện

(ii) Khắc phục những yếu kém của việc lập KH truyền thống, giúp cho bản

KH có tính khoa học, khả thi, có thể thực hiện được:

KH PTKTXH từ trước đến nay vẫn còn hạn chế cơ bản là chưa bám sátnguồn lực, nhiều mục tiêu vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của đội ngũ lập KH màchưa có tính khả thi, gắn với thị trường và các nguồn lực của địa phương Việc lập

KH mà không có sự đảm bảo về nguồn lực tài chính thì các giải pháp KH không cóđiều kiện để triển khai, các mục tiêu KH thể hiện mong muốn chủ quan của ngườilập và chỉ là bản KH trên giấy Do vậy việc gắn kết KH PTKTXH với KH đầu tưcông sẽ khắc phục được phần nào những tồn tại của bản KH cũ, tăng tính khả thikhoa học, giúp cho bản KH có giá trị thực tiễn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 33

(iii) Gắn kết KH PTKTXH với KH đầu tư công làm giảm sự dàn trải trongtriển khai các dự án đầu tư công, việc phân bổ, bố trí vốn phải gắn chặt với mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội:

KH PTKTXH có vai trò là công cụ định hướng và điều tiết của nhà nướcnhằm đạt được các mục tiêu ưu tiên trong một thời kỳ nhất định Mặt khác, DA đầu

tư công thì lại luôn có một hạn chế là thực hiện ồ ạt, dàn trải, không dự tính trướcnguồn vốn để bố trí do đó thường dẫn đến tình trạng dở dang kéo dài, một số DA thìkhông phát huy hiệu quả hoặc không cần thiết làm thất thoát vốn của nhà nước Sửdụng nguồn lực mà không có sự định hướng hoặc giải trình rõ ràng về những mụctiêu chiến lược mà việc chi tiêu muốn đạt tới thì chi tiêu sẽ mang tính dàn trải, lànguyên nhân của cơ chế phân bổ “xin – cho”, tạo sự không minh bạch và thiếu hiệuquả Do đó việc gắn kết KHPTKTXH với KH đầu tư công, cụ thể là gắn các danhmục DA trong đầu tư công với mục tiêu trong KHPTKTXH sẽ làm cho các DA cótính khả thi hơn, đồng thời với một nguồn lực có hạn, việc gắn kết như vậy sẽkhống chế việc đầu tư dàn trải, chú trọng vào đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Gắn kết 2 bản KH một mặt khắc phục những hạn chế của lối tư duy xâydựng KH PTKTXH cũ, mặt khác nâng cao chất lượng của bản KH Đầu tư công,giúp cho việc xác định các DA đầu tư công có cơ sở khoa học và chọn lọc ưu tiên,thực hiện có hiệu quả

1.2 Những nguyên tắc xây dựng KH đầu tư công đảm bảo sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công

Từ những nội dung phân tích trên, có thể thấy rõ mối quan hệ gắn kết giữa

KH PTKTXH và KH đầu tư công Tuy nhiên, để 2 bản KH có thể gắn kết được vớinhau cần phải có những nguyên tắc nhất định Bài viết đề cập những nguyên tắc vềquản lý đầu tư công và lập kế hoạch hiện đại đồng thời tổng kết lại những yêu cầucần có trong KH PTKTXH và KH đầu tư công để tạo sự gắn kết

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 34

1.2.1 Nguyên tắc quản lý theo kết quả

Quản lý theo kết quả là cách tiếp cận toàn diện trong việc lập KH Công cụnày được sử dụng phổ biến trong lập kế hoạch phát triển mang tính chiến lược, phùhợp với yêu cầu quản lý KH, chính sách và ngân sách Từ những năm 1990, quản lýtheo kết quả (Results Based Management -RBM) đã được áp dụng rộng rãi trong cảkhu vực tư và khu vực công, ở các nước phát triển và đang phát triển Cho đến nay,

có nhiều định nghĩa khác nhau về RBM Tuy nhiên, các định nghĩa đều cho rằngRBM là một phương thức quản lý có tầm nhìn chiến lược, cụ thể và rõ ràng, tậptrung vào các kết quả (đầu ra, kết quả đầu ra, tác động), và định hướng các hoạtđộng đến việc đạt được các kết quả một cách hiệu lực và hiệu quả RBM là mộtphương thức quản lý mà thông qua đó nhà quản lý xác định các kết quả cần đạtđược một cách cụ thể, rõ ràng và dài hạn, định hướng tất cả các nỗ lực và hoạt độngvào việc đạt được các kết quả một cách hiệu lực và hiệu quả

Tác động (impacts) Những cải thiện lâu dài khi đạt được mục tiêu tổng

quát

Kết quả (outcomes) Là những ảnh hưởng hoặc thay đổi ngắn hạn hoặc

trung hạn đạt được từ các đầu ra của dự án

Đầu ra (outputs) Các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ mới được tạo ra

Hoạt động (activities) Quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các

sản phẩm cuối cùng ở đầu ra

Đầu vào (input) Nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, cơ chế, chính

sách, )

Hình 1.2: Chuỗi quản lý theo kết quả

Nguồn: Kusek & Rist, 10 bước xây dựng Hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa

trên Kết quả, washington DC, WB.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 35

Theo nghĩa rộng, có thể hiểu “Quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động được triển khai để thực hiện chính sách sang các cấp kết quả mà KH, chính sách nhằm đạt tới” Tuy nhiên, phương thức

quản lý này không cho phép từ bỏ hoàn toàn việc kiểm soát đầu vào mà là chuyểntrọng tâm kiểm soát sang đầu ra và hoạt động, chuyển đổi phương thức quản lýnhằm mục đích thực hiện công việc theo các cách thức linh hoạt để đạt được mụctiêu Theo phương thức quản lý này, các nhà quản lý cũng sẽ chú trọng đến việcxem là các mục tiêu có khả thi và có thực hiện được hay không Chuỗi quản lý theokết quả gồm 5 cấp quản lý bao gồm: Đầu vào (input), Hoạt động (activities), Đầu ra(outputs), Kết quả (outcomes), Tác động (impacts)

Quản lý theo kết quả được tác giả đưa vào nguyên tắc để tạo sự gắn kết bởi

lẽ quản lý theo kết quả tạo sự gắn kết giữa KH và ngân sách, là cơ sở để gắn kết KHPTKTXH với KH đầu tư công Cụ thể:

- Kết quả hay mục tiêu cuối cùng mà bản KH hướng đến chính là mục tiêuphát triển và định hướng của các nhà quản lý phải đạt được trong thời kỳ KH KHPTKTXH hay KH đầu tư công, xét cho cùng đều là công cụ quản lý của Nhà nước,

để thông qua đó Nhà nước điều hành và đạt được các kết quả mong muốn của mình.Như vậy, để đạt hiệu quả về mặt quản lý thì các công cụ sử dụng phải đều nhất quánvới nhau và nguyên tắc quản lý theo kết quả là sự trợ giúp đắc lực nhất Phươngthức quản lý theo kết quả làm tăng tính giải trình và minh bạch hơn trong quản lý tàichính công

- Cách thức quản lý tài chính dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào mang nặngtính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cấp được phân bổ nguồn lực Điều đóthường dẫn đến hậu quả là: hiệu lực quản lý thấp, không gắn kết được kinh phí cấp

ra với mục tiêu phải đạt được, tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động, phân bổ kinhphí mang tính cào bằng, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụngnguồn lực thấp

- Phương thức quản lý theo kết quả, bằng những cấp kết quả đưa ra một cáchchặt chẽ trong hệ thống chuỗi kết quả của mình góp phần quan trọng trong thựchiện ba nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài chính công là: tôn trọng kỷ luật tài chính

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 36

tổng thể; hiệu quả phân bổ và hiệu quả thực hiện Như vậy tạo mối liên kết chặt chẽtrong việc thực hiện KH với việc quản lý và sử dụng ngân sách, là cơ sở quan trọngcho việc gắn kết KH PTKTXH với KH đầu tư.

Từ lý thuyết về quản lý theo kết quả, có thể nhận thấy KH PTKTXH và KH đầu tưcông trung hạn tuân thủ theo nguyên tắc này, tương ứng với các cấp kết quả trong chuỗikết quả như sau:

Chuỗi

kết quả

Tác động(impacts)

Kết quả(outcomes) Đầu ra

(outputs)

Hoạt động(activities)

Đầu vào(input)

KH

đầu tư

công

Dự báonguồnlực

Phân bổ

ưu tiêntheongành,lĩnh vực

Danh mụccác DAthực hiện

NguồnNSNNchi ĐTXDCB;TPCP, hỗtrợ cómụctiêu,

Hình 1.3: Các nội dung trong KH PTKTXH và KH đầu tư công với

chuỗi kết quả

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Kusek & Rist, 10 bước xây dựng Hệ thống

Theo dõi và Đánh giá dựa trên Kết quả, washington DC, WB.

- KH PTKTXH: tương ứng với cấp tác động và kết quả trong chuỗi kết quả(chiếm nội dung của 2 cấp đầu tiên trong chuỗi kết quả) thông qua hệ thống mụctiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể Mục tiêu tổng quát là mục tiêu phát triển chung của

cả huyện hướng tới trong thời kỳ KH còn mục tiêu cụ thể hay mục tiêu trung gian làmục tiêu của từng ngành, lĩnh vực

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 37

- KH đầu tư công: chiếm nội dung của 3 cấp sau trong chuỗi kết quả baogồm đầu vào, hoạt động và đầu ra Tức là KH đầu tư công phải dự báo được nguồnlực NS chi cho đầu tư, xây dựng được danh mục các DA thực hiện và sắp xếp đượcthứ tự phân bổ theo những mục tiêu ưu tiên Cách thức phân bổ ưu tiên đầu tư theongành, lĩnh vực, việc xác định danh mục các DA đầu tư công thực hiện phải tuânthủ ba nguyên tắc cơ bản của quản lý chi tiêu công.

Như vậy, thực chất KH PTKTXH và KH đầu tư công về bản chất đều nằmtrong một quy trình quản lý theo kết quả Theo quy trình quản lý theo kết quả, KHPTKTXH được xây dựng trước và KH đầu tư công KH PTKTXH đi trước mộtbước trong xác định mục tiêu phát triển và KH đầu tư công căn cứ vào đó, cùng vớicác nguyên tắc quản lý chi tiêu công cần tuân thủ, sẽ xây dựng danh mục DA, bố tríphân bổ vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính công

Chi tiêu công là việc sử dụng các nguồn tài chính công, sử dụng cho các mụctiêu chung do đó phải tuân thủ những nguyên tắc thống nhất để đảm bảo nguồn lực

đủ đáp ứng yêu cầu phát triển, thực hiện được mục tiêu và sử dụng đồng tiền hiệuquả Ba nguyên tắc cơ bản của chi tiêu công là tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thểchi tiêu trong một gói ngân sách cho trước để đảm bảo ngân sách không bị quá thâmhụt; đảm bảo hiệu quả phân bổ thông qua việc xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổnguồn lực cho phù hợp với chiến lược, mục tiêu quốc gia và cơ sở; đảm bảo hiệuquả sử dụng nguồn lực

- Nguyên tắc tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể:

Bản chất của nguyên tắc này là việc chi tiêu trong giới hạn cho phép, trongkhả năng cân đối nguồn lực tài chính Để đảm bảo nguyên tắc này, các quốc gia đềuthiết lập các chỉ tiêu làm căn cứ tính toán khả năng chi tiêu Bên cạnh việc xây dựngcác chỉ tiêu, một yêu cầu quan trọng gắn liền với nó là kế hoạch chi tiêu ngân sáchphải được lập trước khi thực hiện Quá trình thực hiện ngân sách phải tuân thủ theo

kế hoạch đã được duyệt Trong quá trình lập KH, mức trần NS có thể được điều

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 38

chỉnh để phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội, nhưng sự điều chỉnh đượckiềm chế ở mức tối thiểu để đảm bảo không phá vỡ quá mức các chỉ tiêu đã thiết lập

và để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

- Nguyên tắc phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược:

Các quốc gia đều theo đuổi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, thậm chí là quân sự và ngoại giao nhất định Để thực hiện các chương trình đó,nguồn lực tài chính sẽ được phân bổ theo thứ tự ưu tiên Nguyên tắc phân bổ nguồnlực theo các thứ tự ưu tiên đảm bảo cho việc đạt tới các mục tiêu một cách tốt nhất.Ngược lại việc phân bổ nguồn lực dàn trải sẽ vừa khó đạt được các mục tiêu vừalàm giảm hiệu quả chi tiêu

Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược được xác định làmột trong các tiền đề quan trọng quyết định hiệu quả chi tiêu Sau khi đã xác địnhcác chỉ tiêu làm căn cứ thực hiện nguyên tắc kỷ luật tài chính tổng thể, vấn đề quantrọng trong quản lý chi tiêu công là làm thế nào để ưu tiên hóa những nhu cầu chitiêu hay những mục tiêu có tính cạnh tranh trong điều kiện nguồn lực tài chính khanhiếm Đây là quá trình rất khó thực hiện do các quốc gia đứng trước các thách thức

về giới hạn nguồn lực, mục tiêu và tác động của nhóm lợi ích Do nguồn lực tàichính có hạn, chính phủ cần phải đánh đổi giữa các mục tiêu chiến lược trong từnggiai đoạn phát triển kinh tế xã hội

Nguyên tắc hiệu quả phân bổ đòi hỏi trong việc xây dựng KH đầu tư côngcần xác định được các mức trần ngân sách phân bổ cho các ngành (theo thứ tự ưutiên được đề cập trong KH PTKTXH) Việc phân bổ đảm bảo hiệu quả khi xác địnhđược đúng nguyên tắc phân bổ, xác định được gói ngân sách phân chia cho cácngành có đáp ứng được mục tiêu phát triển, mục tiêu ưu tiên đã đề ra hay không

- Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả chi tiêu:

Hiệu quả là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính của cảkhu vực tư và khu vực công Chi tiêu công hiệu quả có tác động tích cực đến sựphát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Một cách tổng quát nhất, hiệu quả được

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 39

đánh giá qua so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Các tiêu chí đánh giá hiệuquả của chi tiêu công khá đa dạng Đối với chi tiêu đầu tư, ngoài các chỉ tiêu về lợinhuận của dự án được tính toán trên cơ sở đánh giá chi phí và lợi ích của các dự ántheo nguyên tắc của đầu tư công như lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất chiết khấu

ở khu vực hoặc lãi suất thị trường, định giá hàng hóa phi thị trường, hiệu quả chitiêu công còn được đánh giá thông qua các tác động về mặt xã hội, môi trường cũngnhư tác động tới các chủ thể khác trong nền kinh tế

Để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả chi tiêu, trong quá trình lựa chọn các DAđầu tư công, tức là khi xác định việc chi tiêu công, cần tính toán xem xét về hiệuquả của các DA mang lại, tính toán chi phí lợi ích của DA để phân chia vốn đầu tưcông cho hợp lý và nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng gói ngân sách chotrước đã được xác định

1.3 Biểu hiện của sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công

Từ việc phân tích các nguyên tắc đảm bảo hiệu quả của việc lập KH và quản

lý chi tiêu công, bài viết rút ra các biểu hiện của sự gắn kết giữa KH PTKTXH và

KH đầu tư công như sau:

Thứ nhất, sự gắn kết giữa KH PTKTXH và KH đầu tư công thể hiện ở việc gắn kết giữa mục tiêu phát triển (trong KH PTKTXH) và phương tiện thực hiện mục tiêu (DA trong KH đầu tư công)

KHPTKTXH thể hiện mục tiêu phát triển ở mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụthể và các chỉ tiêu phát triển Phần này sẽ phải có sự gắn kết với các danh mục đượcnêu trong KH đầu tư công Như đã phân tích ở trên, mối quan hệ giữa KHPTKTXH

và KH đầu tư công là mối quan hệ mục đích và phương tiện, trong đó mục đích làmục tiêu trong KHPTKTXH, phương tiện là danh mục DA đầu tư công Để xem xétđược nội dung gắn kết này, cần chỉ rõ KH đầu tư công có lựa chọn các DA ưu tiêncủa huyện dựa theo tổng vốn ưu tiên cho các ngành không, nếu không thì cơ sở nào

để xây dựng danh mục DA đầu tư công trung hạn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Trang 40

Thứ hai, gắn kết giữa ưu tiên phát triển ngành (thể hiện trong KHPTKTXH)

và phân bổ vốn đầu tư công thành trần đầu tư các ngành (thể hiện trong KH Đầu tư công).

Nội dung này rút ra từ việc phân tích nguyên tắc phân bổ trong quản lý chitiêu công, để việc phân bổ vốn có hiệu quả, cần có sự gắn kết trong ưu tiên ngànhvới phân bổ vốn thành mức trần đầu tư của các ngành

Phân tích nội dung này là đi trả lời các câu hỏi: KHPTKTXH có chỉ rõ từmục tiêu phát triển chung sẽ ưu tiên phân bổ cho những ngành nào, lĩnh vực nàokhông, các ngành lĩnh vực đó có mục tiêu phát triển làm cơ sở phân bổ tổng vốnđầu tư theo ngành để thế hiện trong KH đầu tư công không

Thứ ba, gắn kết giữa chỉ tiêu phát triển và dự báo nguồn lực đầu tư công.

Việc dự báo nguồn lực khớp với việc đưa ra các chỉ tiêu phát triển là yêu cầuquan trọng đảm bảo công tác dự báo có tính chính xác và chất lượng Đây cũng lànội dung thể hiện sự gắn kết của hai bản KH Các chỉ tiêu phát triển xác định trongKHPTKTXH vẽ ra bức tranh kinh tế của huyện trong năm năm tới như thế nào, pháttriển nhanh chóng hay ở mức trung bình thì tương ứng với đó, nguồn lực cũng phảiđược dự báo theo xu hướng như vậy Việc đưa ra các chỉ tiêu quá cao trong khinguồn lực được dự báo thấp làm cho bản KH viển vông, ngược lại việc đưa ra cácchỉ tiêu thấp, trong khi dự báo nguồn lực triển trong cao làm cho việc sử dụngnguồn lực thiếu hiệu quả, và cả hai trường hợp đó đều thể hiện việc dự báo nguồnlực không chính xác cũng như việc xác định chỉ tiêu không có căn cứ Và như vậy,không làm thể hiện được sự gắn kết giữa 2 bản KH

Để làm rõ phần này, cần đi trả lời câu hỏi KHPTKTXH có đưa ra mục tiêuphát triển chung của huyện, các chỉ tiêu KH để làm cơ sở dự báo các nguồn vốn đầu

tư công không Trên cơ sở đó, tổng vốn đầu tư của huyện có dự báo khớp với cácchỉ tiêu KH đó không

Thứ tư, gắn kết giữa hệ thống theo dõi đánh giá của KH PTKTXH với hệ thống theo dõi đánh giá của kế hoạch đầu tư công

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Ngày đăng: 21/11/2023, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w