1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Biểu tượng nước trong văn hóa Việt Nam thể hiện qua văn học dân gian

69 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biểu tượng nước trong văn hóa Việt Nam thể hiện qua văn học dân gian
Tác giả Lương Thị Ngân
Người hướng dẫn TS. Lờ Thị Thanh Tõm
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Việt Nam học và Tiếng Việt
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 16,19 MB

Nội dung

Trong tác phẩm “Ti điển biểu tượng văn hóa thế giới Jean Chevalier vàAlain Gheerbrant, xuất bản năm 2000, nhắc đến nước với những ý nghĩa của nótrong các nền văn minh lớn, “là nguồn nước

Trang 1

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ THÚNG VIET

“eta tế qg nA OY ASE EO RR AEE RLS

LUONG THI NGẦN

BLEU TƯỢNG NƯỚC TRONG VAN HÓA VIỆT NAM

THE SIGN QUA VĂN HỌC DAN GIAN

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIET NAM HỌC VA TIENG VIỆT

He dao tạo: Chính quy hóa học; OH-2010-X

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIET

LUONG THI NGAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH VIET NAM HOC

Hé dao tao: Chinh quy Khoa hoc: QH-2010-X

Người hướng dẫn: TS Lê Thi Thanh Tâm

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

Tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm Mọi tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫnđầy đủ tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản Mọi sao chép không hợp lệ, vi

phạm quy chế đào tạo, hay gian lận em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên Lương Thị Ngân

Trang 4

Em cũng xin tri ân cô Lê Thị Thanh Tâm, giáo viên hướng dẫn, đã luôn

quan tâm giúp đỡ, dìu dắt em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá

trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Biểu tượng nước trong vănhóa Việt Nam thể hiện qua văn học dân gian”

Trân trọng!

4 ok ⁄ a tệ oe Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014

7 oy vile Pleene ay Sinh vién

lea Lf Luong Thi Ngan

2 k he Thang Tư

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU essssssssssssssssssseeccccccecccssccssssnssssssssssssssssnssssssssssssssssscscseeeeeesessees 1

1 Lý do chọn đề tài «set E SE EE1112111711111111121111121121EEecExeea 1

2 Lịch sử van G6 eceesecsesecssessessecsuesecssessvssucssessscsucssecssssessesssessvsseseveseceses 1

2.1 Biểu tượng nước trong văn hóa nói chung - « 55s <c+s 1 2.2 Biểu tượng nước trong văn học dân gian 5-5-5 <52<©s 4

3 Phương pháp nghiên CỨU - tt Sv 3152531112 cv neo 6

3.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 2-2 55 55s sex 6 3.2 Phương pháp nghiên cứu loại hình ii 6° 3.3 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học ¿ 55s 5s5<cscsc<2 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiÊn CỨU -. cscsstsrteririetieriririerrerrrrrrrrree 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu s=©+te+ExxvSEEESEEEEEEEEEEEE211E12.cree 7

4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU 6 + + 2xS593E1E111111 1311211 xrkrrrrrrerveo 7

5 Đóng góp của đề tài o2 v22 E211 7

6 Bố cục khóa luận se t+Sxt+EEtEEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEExerreerrerrserserre 7

PHAN NỘI DUNG CHÍNH 2° s©s+t£€veeevveecvvsseoves 9

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG -ss<©vesssccrces 9

1.1 Nước trong đời sống con người mm 9

1.1.1 Nước trong sinh hoat - tt v2 211115311 11 crrrerrrxrree 9

1.1.2 Nước trong sản XuẤt ¿+22 2t xe EkEEkEEErErkrerrerkree 101.1.3 Nước trong âm thực -. -:-:s- tt eEkeEEEEkEEkvrkrrreerrersrrs 121.1.4 Nước trong đời sống tinh thần người Việt ce- se: 12

1.2 Nước trong địa hình, địa lý Việt Nam 5 S5 s2 sex 15

1.3 Một số khái niệm cơ bản ::¿-2222222vvvrrtttrErrrrrrrrrrrrrrrkke 17

1.3.1 Định nghĩa biểu tượng -2- 22-22 +EzSEEeEEEeEkeerreerkeerked 17

1.3.2 Biểu tượng nước -s xxscxxsrxeere " 18

1.3.3 Khái niệm văn hóa “13a 21 1.3.4 Văn học dân giant ceesessssssessesssesesseseecsesseseseseeecsesesececsesssecssees 22

Trang 6

CHƯƠNG 2: BIEU TƯỢNG NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ, TỤC

NGỮ, CA DAO, DAN CA 5-cs5csscsse M ,ÔỎ 23

2.1 Nước- biểu trưng của tính nữ 2-2 sex kecEkeerkeerkrrrkeerked 23

2.2 NUGC- MOt Bid 6 0 26

2.3 Nước- dau hiệu dự báo - 22c s23 AEEEEEEELrrkerkerred 29

2.4 Nước và những ý nghĩa khác của nước trong thành, ngữ tục ngữ, ca

dao, Ân Ca Sàn TH TH TH HH nghe 31

CHUONG 3: BIEU TƯỢNG NƯỚC TRONG THAN THOẠI, TRUYEN

THUYET, CO TiCH sccssssssesssssssesssesssessssssssssssssssessssssssssssssssscsssssssssssesseeess 35

3.1 Nước- sức mạnh siêu nhiên s- " 35 3.2 Nước- không gian thiÊng - c2 +12 x 99 1 151111111 30x gi 39

TÀI LIEU THAM KKHẢO 2-s° << se se vseevseevsevvse 46

MOT SO THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VE NƯỚC -«- 49

Trang 7

PHÀN MỞ ĐẢU

1 Lý do chọn đề tài

Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống, sự tồn tại của con

người, đặc biệt với cư dân Việt Nam, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Có lẽ,

chính bởi tầm quan trọng của nó, nước đã sớm đi sâu vào tiềm thức của người

dân Việt Nam, trở thành biểu tượng trong đời sống tinh thần của người dân Việt.

Từ ngàn đời xưa, dưới sự ảnh hưởng của thuyết vạn vật hữu linh, tất cả mọi

vật trên thế giới đều có linh hồn, cũng như buổi bình minh của nhiều dân tộckhác, người Việt đã tin rằng tất cả mọi vật trên thế gian đều có linh hồn, từ đó tínngưỡng đa thần, tín ngưỡng thờ thần Tự Nhiên ra đời Trong tâm niệm của mình,

cư dân Việt tôn thờ nước như một vị thần tối thượng, chứa đựng trong mình

nhiều sức mạnh vô biên

Văn học dân gian, hay còn gọi là văn thơ truyền miệng, là sản phẩm tỉnhthần lâu đời của cư dân Việt Có thé nói văn học dân gian là cầu nối để ông cha

ta thể hiện tâm tư tình cảm, đời sống văn hóa, tinh than Bởi thế, tìm hiểu nudcnhư một biểu tượng văn hóa qua văn học dân gian là một hướng đi hứa hẹnnhiều khám phá thú vị, đồng thời cũng đi đúng trọng tâm của chuyên ngành Việt

Nam học là phát hiện, giải thích và nghiên cứu trực diện các vấn đề văn hóa của

2.1 Biểu tượng nước trong văn hóa nói chung

Trên thế giới, biểu tượng đã sớm được nghiên cứu, và các tác phẩm nghiêncứu về biéu tượng nước cũng xuất hiện từ rất sớm Năm 1963, bài viết “Những lễ

|

Trang 8

hội nông nghiệp Nga” trích trong tuyển tập 1.A.propp tập 2, có đề cập đến nghỉ

lễ dìm cây bạch dương sau lễ đón xuân, nghỉ lễ nàng tiên cá, nghỉ lễ cứu giải,

trong đó tác giả cũng đưa ra nhận xét nước là khởi đầu cho mùa màng bội thu,

hiện thân cho sự hồi sinh sau khi tiễn mùa xuân lên đường.

Trong tác phẩm “Ti điển biểu tượng văn hóa thế giới Jean Chevalier vàAlain Gheerbrant, xuất bản năm 2000, nhắc đến nước với những ý nghĩa của nótrong các nền văn minh lớn, “là nguồn nước của sự sống, nguồn nước bat tử,

nguồn nước thanh xuân hay còn là nguồn nước được giáo hóa”.

Chuyên luận: “Nước và những giác mo” (2000) của nhà phân tâm học

Gaston Bachelard, ông đã nói đến nước với những khả năng cuốn theo các vật

khác vào chuyển động của nước, là trung gian hòa giải mềm dẻo giữa sự sống vàcái chết, là biểu hiện của tính mẹ sinh sôi, nảy nở,

Đến năm 2008, tác giả Trịnh Hiểu Vân cũng đưa ra tác pham “Văn hóanước ” (Dịch từ tiếng Trung: Nguyễn Minh Đức Nxb Thế Giới) trong đó thé hiện

nội hàm, ý nghĩa từ nước trong tiềm thức của các tộc người khác nhau, từ đó

nghiên cứu mỗi liên hệ giữa nước với sự sinh tồn và phát triển của văn minh các

toc người.

Tác giả Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ trong tác phẩm “Biển với người

Việt cổ” (1996) đã đi nghiên cứu tín ngưỡng thờ than biển, vi thần cai quản vùng

biển, là một vị thần nước, của người Việt cổ

Năm 2000, Trương Duy Bích trong tác phẩm “ Văn hóa dân gian làng ven

biển” đã đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng thờ thần biển và các cách ững xử với biểncủa cư dân sinh sống ở những vùng khác nhau

Năm 2001, Nguyễn Văn Chiến trong bài viết “Nước-biểu tượng văn hóa

đặc thù trong tâm thức người Việt và từ nước trong tiếng Việt nói rằng nước là

yếu tố cơ bản trong văn hóa và tâm thức người Việt Trong tác pham “7 cái

nhìn văn hóa”, tác giả Đỗ Lai Thúy cho rằng nước còn được coi là biểu tượng

của tinh dịch, một biểu tượng của tín ngưỡng phén thực, tin ngưỡng cô truyền

của cư dân Việt Nam.

Trang 9

Năm 2002, Phạm Đức Duong, trong công trình nghiên cứu “Tờ văn hóa

đến văn hóa học ”(NXB Văn Hóa Thông Tin) cho rằng: văn hóa dân tộc Việt

phát triển theo các con sông và đồng bang châu thổ Trong năm này, tác giả

Hoang Ngọc Hoa cũng cho ra đời tác phẩm “Yếu to nước trong tô chức không

gian kiến trúc Việt Nam” đã chỉ ra rằng, nước và sự tồn tại của yếu tố nước

mang những giá trị vật thể và phi vật thể, có tác động mạnh mẽ lên kiến trúc Việt

Nam.

Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Phượng trong bài viết “Biểu tượng nước trong đời

sống văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc” chỉ ra rằng biểu tượng nước đã di sâu vàotiềm thức con người Việt cà Hàn, với ba ý nghĩa tượng trưng cơ ban là trung tâmtái sinh, là nguồn sống và là phương tiện thanh tây

Năm 2007, tác giả Bùi Thị Thanh Mai “Biểu tượng rong trong mỹ thuật

truyền thống người Việt” đã khái quát quan niệm của người Việt: Rồng tượngtrưng cho nước, nguồn gốc dân tộc và mang ý nghĩa vương quyền

Trong ấn phẩm “Thông Báo văn hóa” năm 2009 và năm 2010 có rất nhiềubáo cáo, tham luận về nước và biểu tượng nước trong văn hóa Tác giả Trần

Kiêm Hoàng với tham luận “Biểu trong ngôn ngữ tộc người Raglai ở Khánh

Hoa” đã chỉ ra từ “biển” trong ngôn ngữ người Raglai mang hình tượng chuyển

động, rộng, xa và hội tụ Trong bài báo cáo “Giống làng-một môi trường văn

hóa” Ninh Viết Giao đề cập đến giếng làng như nguồn sống của cả làng, là nơi

cung cấp nước thờ cúng, mang những sức mạnh giống yếm, giếng ma Trong bài

viết “Một số dấu ấn văn hóa của sông Sài Gòn”, in trong Thông Báo văn hóa

-2010 tác giả Dương Hoàng Lộc nói đặc điểm cơ bản của đô thị Việt Nam là gắn

liền với sông ngòi, sông nước có nhiều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa,

xã hội ở các đô thị Việt Nam, chính vì thế các dòng sông tạo nên dấu ấn văn hóa

cho đô thị Việt Nam.

Cũng trong năm 2010, Nguyễn Thị Bích Hà với “Giải mã văn hóa tết người

Việt” nhận thay trong ban thờ ngày tết của cư dân Việt thường có một chén nước

la, và đưa ra nhận xét đây là biểu tượng độc đáo, thé hiện nguồn gốc tôn sùng

nước tir xa xưa của người Việt.

Trang 10

Năm 2012, tác giả Lê Văn Kỳ, Thu Loan cũng dành một chương để nói về

các lễ hội về nước của cư dân Việt Nam trong tác phẩm “Lé hội nông nghiệp

Việt Nam” Theo đó, tác giả nhận định nước là yếu tố cực “kỳ quan trọng, cần

thiết cho sự sống con người”, từ xa xưa người Việt Nam đã rất tôn thờ nước,

ngày nay vẫn còn rất nhiều tục lệ, lễ hội nước còn tồn tại

2.2 Biểu tượng nước trong văn học dân gian

Văn học dân gian là kho tàng tư liệu văn hóa, lịch sử vô cùng đáng quý

của dân tộc, chính vì vậy, việc nghiên cứu văn học dân gian và các biểu tượng

trong đó đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ rất sớm, dưới đây, chúng tôi xin

đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về biểu tượng nước trong văn

học dân gian của các tác giả đi trước.

e Biểu tượng nước trong tục ngữ, ca dao, dân ca

Các nghiên cứu về nước trong ca dao dân ca còn có nhiều hạn chế, chưa được khai thác nhiều.

Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu cũng đã có bài viết về “Biểu

tượng “nước ” trong thơ ca dân gian va thơ ca hiện đại các dân tộc ít người ”.Trong bài viết của mình tác giả đã đi tìm hiểu biểu tượng nước trong cách suy

nghĩ của cư dân các dân tộc ít người (Giáy, Mường, Dao, Tày) và những hàm ý

của nước trong các tác phẩm thơ ca dân gian, cũng như thơ ca hiện đại các dân

tộc it người này.

Năm 2010, tác giả Nguyễn Văn Nở trong ấn phẩm “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt” đã khảo sát các biểu tượng trong ca dao nước, sông, mưa và đưa ra nhận xét các biểu tượng nước, mưa, sông xuất hiện với tần xuất cao, và

được coi là “biểu tượng văn hóa đặc thù trong tâm thức người Việt” Ngoài ra,

tác giả cũng nói rõ thêm rằng nước là “biểu tượng của sự sống, sự tái sinh bất

tận, của nói giống, của sự trong trẻo và bao la tình người”

Năm 2012, Luận án tiến sĩ “Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân

gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Oanh, đã đi

nghiên cứu tìm hiểu vai trò của nước trên các phương diện đời sống vật chất,

tinh thân, của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam; nghiên cứu nguôn gốc, đặc

4

Trang 11

trưng, chức năng và thành phan của biểu tượng nước trong văn hóa, văn học

dân gian Thái Qua đó, tác giả giải mã biểu tượng nước trong văn học dân gian

người Thai.

e Biéu tượng nước trong truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại

Khác với nghiên cứu về nước trong ca dao dân ca, những nghiên cứu về

nước, yếu tố nước trong các tác phẩm truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích

được các nhà nghiên cứu khai thác từ rất sớm, số lượng công trình nghiên cứu

cũng lớn hơn.

Năm 1983, tác giả Phan Dang Nhật đã có công trình nghiên cứu “Quá trìnhchuyển hóa của biểu tượng “chim-ran” từ huyền thoại đến truyền thuyết Hùng

Vuong” Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã chi ra: Rắn-thuồng

luồng thuộc về nước, sống trong nước, xuất hiện từ nước và là vị thần cai quản

vùng nước, trở thành thần sông nước, thần mưa.

Năm 1991, Nguyễn Bích Hà với “Hình tượng rắn từ truyền thuyết đến

truyện cô tích” đã chỉ ra nước và rắn có mối liên hệ mật thiết, ran là biểu tượngcủa nước, của những dòng sông.

Năm 2004, tác giả Ngô Thị Diễm Hang đã đưa ra những biến thé của biểu

tượng nước và những ý nghĩa biểu trưng cơ bản của biểu tượng nước trong

truyện cổ tích người Việt qua tác phẩm “Bước đầu khái quát biểu tượng nước và

các biến thé của nước trong truyện cé tích người Việt”

Năm 2009, tác phẩm “7r„yên thuyết phía bắc về các thần tự nhiên”,

Nguyễn Huy Binh đã miêu tả tục thờ các vị thần tự nhiên ở Bắc Bộ và trong đóđặc biệt nhất là tục thờ Thần Nước, vị thần nổi bật nhất trong các vị thần tự

nhiên.

Năm 2010, tác giả Trần Kiêm Hoàng với báo cáo “Biển trong ngôn ngữ tộc

người Raglai ở Khánh Hòa” cũng đã đi phác họa tính chất của biển trong tâm

thức người Raglai bằng cách phân tích những tác phẩm sử thi, thần thoại của dân

tộc này.

Trong tác phẩm,“ Lịch sử văn học Việt Nam” của hai tác giả gạo cội trong

việc nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Việt Nam, Đính Gia Khánh, Chu

5

Trang 12

Xuân Diên đã nhắc đến sự hiện diện của Thần Nước, Thần Mưa trong thần thoại

của dân tộc ta.

Nguyễn Tan Đắc trong bài viết “Tir quả bdu lào đến huyền thoại lut” cũng

đã đi phân tích những dị bản khác nhau của truyền thuyết giải thích nguồn gốc

của con người, cho rang con người sinh ra từ quả bầu Trong tất ca các di bản

được Nguyễn Tan Đắc nêu ra, nước, (It lụt hay đại hồng thủy) luôn là chất xúc

tác, là yếu tố không thể thiếu để loài người có thể sinh ra.

Trong bài viết “Thdn thoại các dân tộc it người Việt Nam” tác gia đã viết:

“hình tượng con Rồng, nhân vật thần thoại cổ đại, tiêu biểu cho cư dân cư trú

vùng sông nước”.

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cũng đã có những nghiên cứu về yếu tố nước

trong các câu truyện thần thoại, truyền thuyết của nước ta, trong bài viết “Vétruyện “quả bau me” ở Việt Nam” tác giả nhắc đến nước như một yếu tố thườngxuyên xuất hiện, là chất xúc tác không thê thiếu trong mỗi câu truyện

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Biểu tượng vốn là vấn dé trừu tượng, hơn nữa biểu tượng nước trong văn

hóa, văn học dân gian lại mang trong mình những ý nghĩa, những cách biểu hiện

hết sức đa dạng và phong phú, nhiều tầng bậc, khó năm bắt được Chính vì vậy,

dé tìm hiểu về biểu tượng nước tôi đã chú trọng sử dụng và đặt phương pháp

nghiên cứu liên ngành giữa folklore học, văn học, lịch sử học và văn hóa học lên

hàng đầu

3.2 Phương pháp nghiên cứu loại hình

Biểu tượng nước trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam mang những

đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ Nó là hình thức thể hiện đời sống tâm tư, tình

cảm, những tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam về nước và các ý nghĩabiểu trưng của nó qua nghệ thuật ngôn từ, chính vì vậy, tôi sử dụng phương pháp

loại hình để nghiên cứu hiện tượng này.

Trang 13

3.3 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học để xác định biểu tượng nước được thê hiện thế nào qua hệ thống ngôn từ, qua các biện pháp tu từ

và từ đó có thé tìm hiểu biểu tượng nước trong quan niệm của các tác giả dângian.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu tượng nước trong văn hóa Việt Nam thể hiện qua văn học dân gian

của dân tộc Việt và một số dân tộc ít người

6 Bồ cục khóa luận

Khóa luận được chia làm ba phan: phan lý luận chung và phần nội dung

chính.

Trong phan lý luận chung, chúng tôi đưa ra đề tài, các phương pháp nghiên

cứu, lich sử những nghiên cứu về van dé nước và giới hạn đối tượng phạm vi

nghiên cứu.

Phần nội dung chính chia làm ba chương có nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Những van đề chung

Trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi đưa ra các khái niệm cơ bản

có liên quan đến nội dung của bài khóa luận, đưa ra các định nghĩa về biểu tượng

và biểu tượng nước, các khái niệm văn hóa, văn học dân gian Bên cạnh

đó,chúng tôi phân tích nước trong địa hình địa lý Việt Nam, từ đó chỉ ra tam

quan trọng của nước đôi với đời sông của cư dân Việt Nam; sự gan bó mật thiệt

7

Trang 14

của nước đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam, nước xuất hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày, các hoạt động tín ngưỡng tân

linh, cũng như các lễ hội, trò chơi dân gian.

Chương II: Biểu tượng nước trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca

Trong chương này, chúng tôi chỉ ra những ý nghĩa biểu trưng của nước

được thé hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Ở đây, nước mang

rất nhiều ý nghĩa biểu trưng, tuy nhiên có ba ý nghĩa cơ bản xuất hiện nhiều nhất

đó là: nước là biểu trưng của tính nữ, là người mẹ, là nguồn sông và nguồn lợi;

nước là điềm báo để báo hiệu sự may mắn hay rủi ro sắp xảy đến cho con người;

và nước là một giá tri được đem so sánh với tình yêu đôi lứa, tình cảm anh em,

công lao cha mẹ Ngoài ra, nước còn được dùng dé ân dụ cho thân phận và ý chí

của con người.

Chương III: Biểu tượng nước trong thần thoại, truyền thuyết, cỗ tích

Phần này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu biểu tượng nước trong một số câu truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích của các dân tộc Việt Nam Biểu tượng nước trong truyền thuyết, cé tích, thần thoại chủ yếu mang hai ý nghĩa đó

là nước là sức mạnh siêu nhiên, có khả năng hủy diệt cũng như tái sinh và nước

với ý nghĩa là chốn linh thiêng, nơi các vị thần linh trú ngụ, con đường đưa linh

hôn người chết về với tô tiên, và là nơi đê con người gặp gỡ thân linh.

Trang 15

PHAN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG

1.1 Nước trong đời sống con người

Nước là thành phần thiết yếu trong đời sống của con người, nước duy trì sự

sống, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động sản xuất và

thậm chí, thâm nhập vào các sinh hoạt trong đời sống tâm linh của con người.

1.1.1 Nước trong sinh hoạt

Như chúng ta đã biết, cơ thể con người được cấu thành với hơn 70% lànước, thiếu nước cơ thể con người sẽ dần trở nên suy kiệt và chết đi Nước là

yếu tố không thể thiếu, con người sử dụng nước hàng ngày để tắm giặt, nấu

nướng,

Việt Nam là một quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm khá đồi dào,với rất nhiều kênh, rach, ao, hỗ, sông, sudi , người dân Việt Nam thường phân

loại nước dé sử dụng cho các mục đích khác nhau trong đời sống hàng ngày.

Cha ông ta luôn cho rằng “nơi tụ thủy là nơi tụ phúc”, chính vì vậy mỗi

kiến trúc đền, chùa, đình miéu, hay đơn giản là nhà ở cũng thương có ao, hồ, hay

hòn non bộ để điều hòa khí hậu và mang lại may mắn, phúc lộc Theo Hoàng ©

Ngọc Hoa trong “Yếu t6 nước trong tô chức không gian kiến trúc Việt Nam” yếu

tố nước là thành phần hết sức quan trọng trong kiến trúc, người dân Việt Nam

xây dựng nhà cửa thường theo nhưng quan niệm về phong thủy, trong đó địa

điểm có phong thủy tốt phải là nơi có thể nhìn ra một vùng nước, lưng tựa vào

núi , những quan niệm phong thủy cũng ảnh hưởng rat lớn đến nét thẩm mỹ

trong kiến trúc người Việt Nước cũng được coi là biểu tượng đại điện cho cực

âm trong hệ thống 4m-duong của người Việt Nam, nước mềm mại cũng với núi

(biểu tượng cho tính dương) hòa quyện với nhau, tạo nên sự hài hòa về âm >dương, mang đến những điều may mắn, tốt lành cho gia chủ sinh sống trên vùng

đất đó

Hầu hết các đô thị lớn của nước ta đều nằm tại lưu vức các con sông lớn,

nơi nguôn nước doi dào, hai đô thị lớn nhất của nước ta là Hà Nội và Thành Phố

Trang 16

Hồ Chí Minh, nằm tại lưu vực của hai dòng sông lớn nhất nước là sông Hồng và

sông Cửu Long Người dân Việt Nam sống dựa vào nước, thậm chí họ ăn, ngủ

và sản xuất trực tiếp trên sông nước, các hoạt động buốn bán, trao déi hàng hóa

cũng được diễn ra trên sông ngòi Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất được

mệnh danh “ vàng đất chín rồng” với mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch

chỉ chít Vì thế, sông nước đã trở thành đặc thù của vùng đất miền Tây, vùng đất

của hàng nghìn cửa sông, kênh rạch đan xen nhau như mạng nhện Nhờ có sông

ngoi, kénh rach, phuong tién di lai la xuông ghe có thé len lỏi mọi ngóc ngách,

hình thức mua bán trao đổi hàng hóa trực tiếp trên sông nay được người dân nơiđây gọi bằng giọng day ân tình “ Chợ nỗi”

Cư dân ở Nam bộ thời khan hoang đã dùng ghe xuéng dé làm phương tiện

đi lại chủ yếu Giao thông đường thủy là phương tiện đi lại đã có từ lâu đời của

người Việt Nam tuy nhiên ở Nam bộ có nhiều sông, rạch nên loại hình này phát

triển rất đa dạng và phong phú

Cư dân miền núi nước ta còn biết ding con nước để lợi dung sức nước

trong việc giã gạo Họ dựng chiếc con nước tại những đoạn suối dốc, tốc độ chảy

của nước cao, sau đó đặt một chiếc cối giã gạo bên cạnh, chày giã được làm dài

và khoét để chứa được một lượng nước nhất định, đặt dưới chỗ nước đồ của con

nước, và sức nước sẽ thay sức người giã gạo '

1.1.2 Nước trong sản xuất

Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sản xuất của con người, trồng

trọt, chăn nuôi, và các hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.

Trong nông nghiệp nước đóng vai trò quyết định đến sự thành công của

mùa lúa buội thu, từ xa xưa ông cha ta đã có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống”; ta có thể hiểu nước đóng vai trò quyết định như thế nào, nếu thiếunước thì đù có giống tốt, phân bón nhiều, chăm chỉ vun xới cũng không thể có

được mùa màng bội thu Trong bốn yếu tố quyết định ấy, nước là yếu tố đầu tiên,

quan trọng nhất.

Đôi với một quôc gia có truyền thông làm nông nghiệp trông lúa nước như

Việt Nam ta, vai trò của nước càng trở nên quan trọng Từ ngàn đời xưa cha ông

10

Trang 17

ta đã biết đào kênh mương, tạo máng dan nước dé phục vụ việc tưới tiêu, hiện nay hệ thống kênh rạch ở nước ta ngày càng được đầu tư kiên cố, các hệ thông

mương, máng, kênh rạch dẫn nước được xây dựng dân nước từ sông, suối cung

cấp nước cho các vùng trồng cấy nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu tự động cũng được lắp đặt cho nhiều đồn điền, trang trại, đảm bảo nguồn nước phục vụ mùamàng.

Tầm quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp được thé hiện trong

tẤt cả các công đoạn sản xuất kế từ giai đoạn làm đất đến gieo trồng, chăm bón.

Người dân Việt Nam thường chọn canh tác, gieo trồng tại các vùng đất cạnh

nguồn nước, nơi có thể cung cấp đủ nước cho cây trồng Ruộng, soi, bãi để

trồng hoa màu và lúa, những loại cây trồng cần nhiều nước, thường nằm ven

suối, bãi bồi ven sông, nơi đất âm và thuận tiện tưới tiêu Tại vùng núi, nơi địahình dốc, khó giữ nước, cư dân Việt Nam đã sáng tạo ra loại hình ruộng bậcthang, làm theo sườn núi, luôn được be bờ cần thận dé giữ được nước

Nghề nuôi cá ở Việt Nam cũng rất phát triển, với lợi thế nhiều đầm phá, ao

hồ, người dân Việt Nam đã đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồnlợi to lớn cho nền kinh tế Từ xa xưa, cha ông ta đã nhận thấy nguồn lợi to lớn từviệc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, họ đã tận dụng tối đa các đầm phá, ao hồ có

trong tự nhiên để nuôi trồng thủy, hải sản Các loại hình nuôi trồng cũng hết sức

đa dạng, từ nuôi trồng nước ngọt, nước lợ đến nước mặn đều được cư dân khaithác triệt dé

Trong ngành công nghiệp điện, nước đóng vai trò hết sức to lớn Dựa vào

lợi thê địa hình nhiêu đối núi, nơi có những dòng sông ngăn và doc, với tôc độ

dòng chảy cao thuận tiện cho khai thác thủy điện Ngành công nghiệp điện đã

khai thác tối đa lợi thế này, cho xây dựng rất nhiều những nhà máy, đập thủy

điện trên các con sông: Đập thủy điện Thác Bà ( Yên Bái), đập thủy điện Hòa

Bình, đập thủy điện Na Hang ( Tuyên Quang) cung cấp điện cho toàn quốc,

mang lại nguồn lợi lớn không chỉ cho ngành điện mà còn cho việc điều tiết mực

nước dam bảo sản xuất.

11

Trang 18

Nước là phương tiện vận chuyển, đường thủy luôn là hệ thống giao thông

quan trọng đối với mỗi quốc gia Theo Nguyễn Tân Đắc trong “Văn hóa Đông

Nam Á” xuất bản năm 2006, vì lý do địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh nên

từ xưa đến nay, giao thông đường thủy luôn là con đường giao thông quan trọng nhất của các cư dân Đông Nam A Thuyền là phương tiện di chuyển chính chứ

không phải xe cộ.

1.1.3 Nước trong ẩm thực

Trong văn hóa 4m thực của người Việt Nam, ngoài món ăn chính là cơm

không thê thiếu trong các bữa ăn thì cá và các món ăn từ thủy, hải sản cũng

chiếm tỉ trọng rất lớn Người Việt Nam ít ăn thịt, không như người phương Tây,trong bữa cơm người Việt thường hay xuất hiện cá và rau Hầu hết mỗi nhà đều

có một ao thả cá để cung cấp thực phẩm cho gia đình Người dân Việt Nam ănhầu hết các loài thủy sản: cua, cá, ốc, ghe, lươn, với nhiều cách chế biến khác

nhau Thậm chí người Thái ở nước ta còn dùng rong, rêu để chế biến thành

những món ăn hết sức hấp dẫn

Ngoài ra nền âm thực Việt Nam được thế giới biết đến cũng từ các sản

phân từ nước như: Phở, Bún, Miến

Cuộc sống gắn liền với sông nước, nên những món ăn của người Việt cũngthường gắn liền với sông nước như vậy 7

1.1.4 Nước trong đời sống tinh than người Việt

Ở nước ta, những dòng sông, con suối, thậm chí là ao, hồ cũng trở thànhbiểu tượng văn hóa, cũng là cái nôi sinh ra những nền văn minh, những nét đặcsắc trong văn hóa Sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa Kinh Bắc, nền vănminh trồng lúa nước, văn minh Sông Hồng được bắt nguồn từ nơi đây

Nước, từ xa xưa đã đi sâu vào đời sống tâm linh người Việt Nam, nó được

thể hiện qua rất nhiều những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội của người

dân Việt Nam.

Trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam cũng có rất nhiều những

phong tục liên quan đến nước, ta có thể kể ở đây một số phong tục như: tục làm

12

Trang 19

nhà, tục thờ thần tự nhiên, tục tang ma, cưới xin, sinh đẻ và những niềm tin, những kinh nghiệm về mưa, nắng được cha ông ta đúc kết lại.

Trong quan niệm phong thủy của người Việt, nhà làm phải hướng mặt về

phía có vùng nước và tựa lưng vào núi, như vậy thế nhà mới vững chắc, ngôi nhà

mới mát mẻ, âm dương hài hòa, gia đình mới có thể khỏe mạnh, phát đạt và gặp

nhiều may mắn.

Ngoài ra, mỗi dịp đầu xuân năm mới, thường là vào khoảng tháng giêng

đến tháng ba âm lịch, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng rửa nhà, dé làm

mát nhà, cầu cho nhà luôn mát mẻ, để con người có sức khỏe tốt và làm ăn thuậnlợi Trong lễ cúng rửa nhà gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng, cùng tiền vàng,sau đó nhờ thầy về làm lễ cúng tế, thầy cúng sẽ lay nước sạch vay xung quanhnhà dé làm mát nhà, sạch nhà, rửa sạch bụi ban và tà khí

Bên cạnh đó, trong tang ma người Việt cũng dùng nước để tắm rửa cho

người chết trước khi khâm niệm Nước dé tắm thường được đun với lá cây bưởi,

bé kết và một số loại cây có hương thom, sau đó dùng nước đấy lau sạch thânthể người chết với mục đích để người chết được mát mẻ và sạch sẽ mà trở về vớithế giới bên kia Ngoài ra, trên mân cúng trong đám tang (thậm chí là mâm cúng

gia tiên ngày tết) thường có một chén nước lã, khi hạ huyệt, thầy cúng cũng dùng

nước dé tưới xung quanh mộ, dé cầu cho nhà mới của người chết được mát mẻ.

Người Việt Nam cũng có rất nhiều những lễ hội liên quan đến nước Hầu

hết các dân tộc ở Việt Nam đều có lễ hội cầu mưa tổ chức và đầu năm, hoặc

trước mỗi mùa vụ để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi Người dân Việt Nam, mỗi khi hạn hán còn lập đàn cầu mưa, họ tin rằng nếu thành tâm cầu

khan, nỗi niềm của họ sẽ thấu đến tai Ngọc Hoàng, và ngài sẽ cho thần Mưa chomưa xuống

Cư dân sinh sống ở vùng ven biển, làm nghề chai lưới thường tin vào thầnBiển và tôn thờ cá Ông (Cá voi, cá Heo), loài động vật được cho là thông minhnhất của biển khơi là một vị thần che trở cho các cư dân bình an sinh sống Và ra

khơi Chính vì vậy, ở các làng ven biển thường lập miếu thờ loài động vật này,

va hàng năm làm lề cúng tê, lễ rước cá Ong dé câu bình an, may man, và đánh

13

Trang 20

bắt được hiệu quả Ngoài ra, hầu hết các lễ hội ở nước ta đều có tục rước nước

khi bắt đầu lễ hội như lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn-Hà Nội), lễ hội đền Và (Sơn

Tay- Hà Tây), lễ hội ở Lệ Mật (Gia Lâm-Hà Nội), lễ hội đền Chèm (Từ Liêm-Hà Nội) Cư dan Việt Nam cũng thường tổ chức lễ hội đua thuyền, một lễ hội đặc

trưng của sông nước Lễ hội này không chỉ được tổ chức ở vùng biển, mà còn tổ chức ở các địa phương nơi có sông lớn, có thể cho vài thuyền đua với nhau.

Tìm hiểu trong tín ngưỡng của cư dân Việt Nam, ta cũng dễ dàng bắt gặp

hình ảnh của nước đưới các biến thể khác nhau.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng bản địa xa xưa nhất của cư dân

Việt, ta có thé tìm thấy hình ảnh nước trong hình ảnh của “Mẫu Thoải” (nữ thầncai quản vùng sông nước), là một trong ba vị thánh nữ có quyền năng tối cao(cùng với Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thượng Ngàn), được cư dân Việt Namthờ trong tam tòa thánh mẫu Mẫu Thoải được nhân dân hết sức kính trọng, MẫuThoải có trang phục màu trắng, tượng trưng cho sự tỉnh khiết của nước,

Bên cạnh việc thờ Mẫu Thoải, nhân dân Việt Nam, cùng với tín ngưỡng đathần, thờ các vị thần thiên nhiên, cũng hết sức tôn kính vị thần cai quản nước,gây mưa, Thủy Thần Rất nhiều địa phương còn có tục thờ Tứ Pháp thần cai

quản Mây-Mưa-Sắm-Chớp, bốn vi thần chịu trách nhiệm gây mưa, các vị thần

này được người dân rất sung bái, điều đó chứng tỏ, nước là yếu tố rất quan trọng

trong đời sống của nhân dân Việt Nam, cũng chính vì thế mà nó đã đi vào đời

sống tâm linh của người Việt Nam ta một cách hết sức tự nhiên và dần dần trở

nên sâu sắc

Nước, dọc theo tiến trình lịch sử, vẫn luôn ăn sâu trong tiềm thức ngườiViệt Nam, luôn luôn là biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tỉnh thần của các

dân tộc Việt Nam Cùng với sự du nhập của Nho Giáo vào nước ta, hình tượng

con “Rồng” vị thần sinh ra nước cũng trở thành vị thần tối cao, luôn được nhân

dân hêt sức coi trong, là con vật tôi thượng, có sức mạnh vô biên “Rồng” luôn là

con vật đại diện cho vua chúa, người có quyên lực tôi cao, là con vật thiêng cai

quản mưa Cùng với sự xuât hiện của Rong, việc thờ Mẫu Thoải va Tứ Pháp van

được duy trì trong đời sống của nhân dân.

14

Trang 21

“Nước” cũng là khởi nguồn cho nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống

văn hóa của cư dân Việt Nam ta Mô hình cây da-giéng nước-sân đình (nhất là ở

khu vực đồng bằng Bắc bộ) từ lâu đã trở nên quen thuộc Cùng với hai yếu tố

cây đa-sân đình, giếng nước là một thành phan rất quan trọng cấu thành nên hình

ảnh làng Việt trong con mắt bạn bè năm châu.

Không chi là cội nguồn của rất nhiều tín ngưỡng dân gian, nước, như chúng

ta được biết, cũng là nơi sản sinh ra loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian Rối

nước Rối nước là loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, được sinh ra từ ao hồ

của vùng Đồng Băng Bắc Bộ, là loại hình nghệ thuật duy nhất, lẫy mặt nước làm

sân khấu biểu diễn, cũng nhờ nước mà màn múa rối với những chú rối gỗ trở nên lấp lánh và sinh động hơn Đây là loại hình múa rỗi độc đáo mà chỉ có ở ViệtNam.

Như vậy, nước có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người, lànguồn sống, là nguyên liệu, là năng lượng, là phương tiện thanh tây và phươngtiện vận chuyển quan trọng, cuộc sống của con người không thể thiếu vai trò của

nước Với vai trò hết sức to lớn và không thé thay thé của mình, nước đã dần dần

đi vào đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của cư dân Việt.

1.2 Nước trong địa hình, địa lý Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam A, khu vực có tính biển lớn nhất

thé giới, với hầu hết các quốc gia trong khu vực giáp biến

Từ góc độ địa lý, ta có thể khải quát địa hình nước ta dài Bắc-Nam, hẹpTây-Đông, đi từ Tây sang Đông có các dạng địa hình Nui-Déi-Thung-Chau thé-Ven Bién-Bién và hải đảo, đi từ Bắc đến Nam gặp nhiều dãy núi đâm ngang rabiển, chia cắt địa hình

Nước ta là nước có khí hậu nóng âm, mà nóng 4m lắm thì sinh ra mưa

nhiều Nước ta có lượng mưa trung bình năm vào loại cao nhất thế giới, đạt đến

2000mm, chính những đặc điểm ké trên đã khiến nước ta được coi là một miềnsông nước.

Có thé nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thé của những đặc điểm về

địa ly, địa hình cũng như khí hậu Yếu tố nước mang tính chất phố quát và đặc

15

Trang 22

thù này đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác ( đê, ao, kênh, rạch ), cư trú ( làng ven sông, trên sông “ vạn chài, từ chợ búa, bến” tới

những đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư sông ) , ở ( nhà sàn, nhà mái

hình thuyền, nhà — ao, nhà thuyén ), ăn ( cá nước ngọt, nước mặn, các loài

nhuyễn thé ) tới tâm lí ứng xử ( linh hoạt, mềm mại như nước — chữ dùng của

GS Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng ( đua thuyền, buon chai ) , tín

ngưỡng, tôn giáo ( thờ cá, ran, thủy thần ) , phong tục tập quán, thành ngữ, tục

ngữ, ca dao, nghệ thuật ( chèo, tudng, rỗi nước, hò, lí ).

Đường bờ biển nước ta dài đến 3.260km chưa kế các đảo và quan đảo, bên cạnh đó là hệ thống sông ngòi chằng chịt, mật độ sông, ngòi trung bình trong

cả nước đạt 0,60 km/km2 Theo thống kê hiện tại nước ta có 392 con sông lớn, chảy liên tỉnh, ngoài ra còn rất nhiều những dòng sông nhỏ Hệ thống kênh rạch, ao hồ, đầm phá cũng phân bố rộng khắp cả nước và có mật độ

cao Hệ thống ao hồ, sông, suối dày đặc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu cho

các vùng canh tác nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

của nhân dân.

Nước ta, nơi dau cũng có sông, Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của

những dòng sông nơi có khoảng 54000 km chiều dài sông, rạch Trong sách “

Gia Định thành công chí”, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả: “ Ở Gia Định, sông suối

dd 66

doc ngang chang chit”, “ Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát ”

Làng xóm Nam Bộ thường lấy sông làm ranh giới địa phương bên này sông là

một địa phương và bên kia sông là một địa phương khác.

Đường bờ biển nước ta dài và khuc khuỷu, tạo thành rất nhiều đầm phá.

Với những đặc điểm trên của nước trong địa hình, địa lý Việt Nam,nước đã ảnh hướng trực tiếp đến đời sống nhân dân, quyết định đến sự sốngcủa con người Người dân Việt dựa vào nước để sống, và cũng vì nước màmất đi tài sản, tính mạng, có lẽ chính vì vậy mà nước trong tâm tư, tínngưỡng của cư dân Việt trở thành biểu tượng cho nguồn sống, sự trừng phạt

và khả năng tái sinh.

16

Trang 23

1.3 Một số khái niệm cơ bản

1.3.1 Định nghĩa biếu tượng

Biểu tượng là những hình ảnh mà con người tri giác, nhận thức từ môi

trường xung quanh, lưu giữ lại trong trí óc và mang một ý nghĩa nhất định nào

đó Biểu tượng không hoàn toàn là những hình ảnh thực tế con người đã tri giác

được, nó đã được tưởng tượng lên, gắn thêm những yếu tố khác ngoài thực tế, để mỗi khi nhắc đến nó con người sẽ nghĩ đến một hình ảnh, hiện tượng, một vấn

đề to lớn, khái quát hơn Tuy nhiên biểu tượng cũng không hoàn toàn là sự tưởng

tượng của con người.

Theo luận điểm của I.M Xetrenop: “Các biéu tượng là kết quả trung gian từ

tri giác phân chia thành từng thành phần riêng lẻ của sự trừu tượng hóa một tổng

số nhất định các vật thể cùng loài và thành phần của sự trừu tượng hóa này bao gồm ngoài các dấu hiệu bề ngoài còn có các dấu hiệu không phơi bày ra một cách trực tiếp mà phải nhờ một sự phân tích chi tết về mặt trí tuệ và thé chất các

vật thể, cũng như quan hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với con người”

Qua luận điểm này, chúng ta có thể thấy rằng cấu trúc của biểu tượng cóthé phân chia thành:

- Những biểu hiện bề ngoài vô cing da dạng của hiện thực: có nghĩa là

biểu tượng thể hiện những đặc tính của nó mà con người tri giác được từ môi

truong xung quanh.

- Những dấu hiệu của sự vật, hiện tượng của hiện thực mà tự chúng khôngphơi bày ra Biểu tượng mang một ý nghĩa khác mà con người tưởng tượng ra,gan ghép lên nó, mà bản chất tự nhiên biểu tượng không có

Biểu tượng có đặc điểm nối bật là chúng vừa được giữ lại trong chí nhớ của

chủ thé, đồng thời duéi anh hưởng của tri giác mới (tác động của thé giới kháchquan) và tưởng tượng thì nội dung của chúng lại được bé sung và phong phú

Trang 24

Vi vay, con đường giải mã biểu tượng dé tìm ra cái ân chim dang sau những hình

tượng có nguồn gốc từ biểu tượng Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình

những giá trị đã được vĩnh hăng hóa, là một thực thê sống động, luôn luôn có sự

luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục Nó được nuôi dưỡng bằng nghĩa rộng theo

thời gian Biểu tượng có rất nhiều dạng thức khác nhau, như: biểu trưng, biểu

hiệu, phù hiệu, dấu

Như vậy, biểu tượng là yếu tố động, luôn thay đổi, tùy thuộc vào ảnh

hưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng phong phú

của mỗi cá nhân

1.3.2 Biểu tượng nước

a Những cách hiểu, cắt nghĩa về biểu tượng nước

Theo luận điểm của I.M Xetrenop, biểu tượng nước được xếp vào dạng

biểu tượng đầu tiên, cha ông ta đã dựa vào những đặc tính của nước để tôn nólên là một biểu tượng to lớn

Dựa vào những đặc trưng của mình như: tưới tiêu, gột rửa, và công phá, ý

nghĩa tượng trưng của nước có thé quy về ba chủ dé chiếm ưu thế: nguồn sống,phương tiện thanh tây, trung tâm tái sinh Ba chủ đề này thường gặp trong nhữngtiêu thuyết cổ xưa nhất và hình thành những tổ hợp hình tượng đa dạng nhất và

đồng thời cũng chặt chẽ nhất.

Đối với châu Á, nước ở dạng thức thực thê của thế giới, là nguồn gốc sự

sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinhsôi nảy nở, của tính tính khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh

“Nước còn là nguồn gốc và phương tiện chuyển tải sự sống, là hình tượng củahơi thở sự sống” Nước được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả

năng sinh sản đồi dào Người Việt Nam xem nước là của trời làm ra thóc lúa Họ

rất coi trọng chức năng tái sinh của nước, đối với họ, nước là vị thuốc và là đồ

uống trường sinh bất tử Ngoài ra, nước còn là nguồn thụ tinh cho đất và sinh ra

những cư dân trên mặt đất, chúng ta có thể quay trở lại với những biểu tượng

phân tâm học của nước, được coi như là nguồn thụ tỉnh cho tâm hồn: sông nhỏ,sông lớn, biển là hình tượng của đời người và của những biến động của những

18

Trang 25

ước muốn và cảm xúc Nước là biểu tượng của những năng lượng vô thức, của những sức mạnh không định hình của tâm hồn, của những động cơ thầm kin và không cảm nhận thấy Trong các giấc mơ, khá nhiều khi ta thấy như đang ngồi câu cá bên bờ nước Nước là biểu tượng của tâm trí còn đang ở mức vô thức, chứa đựng những nội dung của tâm hồn mà con người cé sức thé hiện, tìm hiểu

và làm rõ ý nghĩa của những ý nghĩa biểu trưng của nước.

Nước còn trở thành biểu tượng của đời sống tỉnh thần và của Thánh Linh,

Chúa trời ban cho loài người Nước của sự sống được coi là một biểu tượng về

nguồn gốc vũ trụ Nước làm cho thanh khiết, chữa khỏi bệnh, làm trẻ lại vì vậy

đưa con người vào cõi vĩnh hằng Bản thân nước có tính năng làm sạch và cũng

vì lý do đó, được coi là thiêng liêng Vì thế, nước được dùng trong các nghỉ lễ

tắm gội, nước có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm và mọi vết nhơ Ngoài ra, nước tượng trưng cho sự sống: nước hồi sinh mà con người tìm được trong cối tối tăm,

có tính năng làm sống lại

Trong các tác phẩm văn học dân gian, nước được nhắc đến với muôn hình

vạn trạng, dưới các biên thê khác nhau: thác, ghênh, sông, suôi, sương, mưa, ao,

hé, sóng, bể, biển, hồng thủy, lũ lụt, bão lut

b Ý nghĩa của biểu tượng nước

Chúng ta có thể khái quát ý nghĩa của biểu tượng nước theo sơ đồ sau:

19

Trang 26

Bảng 1.1.Ý nghĩa của biểu tượng nước

Mẹ: sự sinh sôi, nảy nở

Nơi trú ngụ của thân nước, lực lượng siêu nhiên, linh hôn con người

Không gian gặp gỡ của linh hôn con người với

các lực lượng siêu nhiên

Con đường về với tô tiên của linh hôn người

Điêm dữ, sự lun bai

Sức khỏe, vận mệnh của con người

Z Sự trôi chảy, lưu giữ, khoảng cách

Thân phận, tính cách con người

Sự tinh khiết, chính trực

20

Trang 27

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy, những ý nghĩa của yếu tố nước được trong

tiềm thức, tín ngưỡng của cư dân Việt được thể hiện qua các tác phẩm văn học

dân gian được chia thành năm nhóm chính:

+ Nhóm thứ nhất, nước mang ý nghĩa là biểu tượng của tính nữ với hình

ảnh người mẹ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, là nữ thần và là nguồn sống

của con người.

+ Nhóm thứ hai, cư dân Việt Nam cho rằng, nước là một vùng không gian

riêng, rất thiêng liêng, là nơi hội tụ, nơi sinh sống của cá vị thần, các lực lượng

siêu nhiên, là nơi linh hồn con người được gặp các vị thần linh thiêng và là con đường dé người chết về với tổ tiên của mình.

+ Nhóm thứ ba, nước là hiện thân của một sức mạnh, nguồn năng lượng

siêu nhiên, có khả năng thanh tay, hủy diệt và tái sinh mọi thứ

+ Nhóm thứ tư, nước được cho là một dấu hiệu báo trước những điều sẽ

xảy đến với con người: điềm lành, điềm dt, sự chết, vận mệnh, sức khỏe

+ Nhóm thứ năm, bao gồm những ý nghĩa khác nhau của nước được thể

hiện trong thơ ca dân gian của người Việt Nam: sự trôi chảy, khoảng cách địa lý,

thân phận con người và sự tinh khiết, chính trực

1.3.3 Khải niệm văn hóa

Theo UNESCO, văn hóa được coi là “tổng thể những nét riêng biệt tỉnh

thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,

những lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, những tậptục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về

bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân

bản, có lý tính, có óc phê phán và dan thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa

mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương

án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi

không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt

trội lên bản thân”.

21

Trang 28

Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát, chúng ta có thé thấy văn hóa là một

trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, nó ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống

con người, chứa đựng toàn bộ những nét đẹp mà con người sáng tạo nên.

1.3.4 Văn học dan gian Theo Dinh Gia Khanh và các tác giả của “ăn học dân gian Việt Nam” văn

học dân gian là sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ

thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế

độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại cho đến hiện tại.

Văn học dân gian còn được gọi là văn chương bình dân, văn thơ truyền

miệng.

Văn học dân gian sinh ra và phát triển trong văn hóa không gian làng xã, là thành phần không thể thiếu trong các sinh hoạt đời sống, tỉnh thần của người dân

Việt Nam.

Văn học dân gian bao gồm rất nhiều các loại hình như: thành ngữ, tục ngữ,

ca dao dân ca, truyện cười, truyện ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, chuyện cổ

tích đều là những sáng tác của nhân dân lao động

Tiểu kết |

Nước có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người, đối với cư

dân làm lúa nước như cư dân Việt Nam, nước càng hết sức quan trọng Đất nước

ta là một đất nước nhiều sông ngòi, đầm phá, ao hồ, nên từ xa xưa, ông cha ta đã

có thói quen sống với nước, nước xuất hiện trong mọi hoạt động sinh hoạt, sản

xuất, trong các tín ngưỡng tâm linh, lễ hội và trong các trò chơi dân gian (đuathuyén, rối nước ) Sống chung với nước, chứng kiến sự hiền dịu của những

dòng sông, sức công phá mãnh liệt của nước, dần dần cha ông ta đã coi nước như

một biểu tượng của tính nữ, của sức mạnh siêu nhiên, nước được coi là không

gian thiêng của các vị thần, là dấu hiệu dự báo tương lai Nước đi sâu vào văn

hóa, tín ngưỡng người Việt, trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa của cư dân

Việt Nam.

22

Trang 29

CHƯƠNG 2: BIEU TƯỢNG NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ,

TỤC NGU, CA DAO, DAN CA

Có thể nói, trong kho tàng văn học dân gian, thành ngữ, tục ngữ và ca dao

dân ca chiếm một phần rất lớn, chúng sinh ra trong môi trường lao động, sinh

sống của tang lớp nông dân Việt Nam, chính vì thế nó mang đậm những kinh

nghiệm được đúc rút và tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tín ngưỡng của cư dân Việt

Nam Phan lớn những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca chúng tôi sưu tam

được và phân tích dưới đây là của dân tộc Việt (Kinh), bên cạnh đó chúng tôi

cũng đi sưu tầm và phân tích một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiêu biểu của

một vài dan tộc thiểu số ít người.

Như chúng ta đã biết, ca dao, dân ca là những tác phâm do quan chúngnhân dân lao động sáng tác là nơi để nhân dân gửi gắm những tâm tư, tình cảm,

mơ ước và những nỗi niềm của họ

Trong các tác phẩm thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca, nước được sử dụng

với những biểu trưng hết sức sinh động, đa dạng, khi thì mang hình ảnh thânphận con người, lúc lại biểu trưng cho tính nữ, khi mang sức mạnh siêu nhiên,

lúc lại thể hiện một giá trị, nước thiên biến vạn hóa, trở thành biểu tượng được

sử dụng rất nhiều trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao dân gian Việt Nam.

2.1 Nước- biểu trưng của tính nữ

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn cho rằng nước mang sự mềm mại, dịudàng của người phụ nữ, nên nước mang tính nữ, đặc trưng tính nữ của nước thé

hiện ở ba đặc điểm: nước là mẹ, mang đến sự sinh sôi nảy nở; là nguồn sống,

nguồn lợi; là nữ thần

Nước là mẹ của muôn loài, người Việt Nam ta tin rằng, đất, nước, trời là ba

yếu tố có trước, đầu tiên được sinh ra, sau đó mới xuất hiện con người, muônthú, cây cỏ Mẹ Dat và mẹ Nước là người sinh ra, nuôi sống vạn vat Ở Việt

Nam, những dòng sông, con suối, hay thậm chí là ao hồ đều được cho là mang tính nữ Hai dòng sông lớn nhất nước ta có gốc là sông Mẹ Sông Cái ( sông Hồng), con sông mang năng phù sa tạo nên cảnh đồng bằng trù phú hai bên bờ,

23

Trang 30

bồi đắp cho vựa lúa lớn thứ hai của nước ta, tạo ra hoa màu, lúa gạo nuôi sống cả

miền Bắc Những thác, hồ lớn nhất ở nước ta cũng được đặt những cái tên hết

sức “nữ”: Thác Bà, Hồ Mẫu; những dòng suối có dòng nước trong trẻo được đặt

là suối Tiên,

Tính nữ của nước cũng thé hiện rat rõ trong các tác tác phẩm thành ngữ, tục

ngữ, ca dao, dân ca của các dân tộc Việt Nam Nước là mẹ, mang sự sống, SỰ

sinh sôi đến cho muôn loài.

Người xưa thường có câu “Thí một chén nước, phước chất bằng non”.

Nước mang đến sự sống cho muôn loài, trong câu tục ngữ này, ta có thé thấy

được khả năng tái sinh của nước, “thí một chén nước” để giúp con người được

sống sót, được tái sinh, cũng như là ta đã “cứu một mạng người”, công đức ay

hon cả “xây bay tòa tháp”, phước đức tích được cao như núi Câu tục ngữ nay

mang chút tư tưởng của Phật giáo, nhưng mang tư tưởng gần gũi với người Việt

Theo một số sử sách ghi lại, ngày trước ở trước công mỗi nhà thường có những

chum nước dé cho khách bộ hành đi qua có thé có nước uống khi khát

Hay như câu “Chang nước chang phân, chuyên cần vô ích” Day là một

câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm chăm sóc lúa nước của cha ông ta, thoạt nhìn

câu nói chỉ giống như sự chia sẻ kinh nghiệm về trồng và chăm sóc lúa, tuy

nhiên qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sản

xuất của con người

Trong những nghi lễ cầu mưa của người Thái ở Mường La, sau khi đã làm

hết các cách thức cầu mưa: “giết con rắn đem về giăng nóc, giết con cóc đen về

quan, lay vỏ ốc đem về làm vai đựng nước tra rượu cần, lấy con cú đem về làm

châu côn, đeo một cái gông nhỏ vào cổ con ngóe và lấy roi đánh vào người

nó” mà trời vẫn không cho mưa xuống thì trai gái trong làng tô chức nghỉ thức

té nước lên người nhau và cùng nhau hát cầu mưa Bài hát cầu mưa của người

Thái được bắt đầu bằng câu:

Cô Phat hỡi cô Phơi

Xin nước mưa xuông cho ruộng mạ Xin nước trời xuông cho ruộng bậc thang ị

24

Trang 31

Mở đầu câu hát cầu mưa, người Thái gọi tên nhân vật cô Phát, cô Phơi, như

vậy ta có thể hiểu, đối với người Thái ở Mường La, người cai quản nước, chịu

trách nhiệm làm mưa mang tính nữ, vì chỉ có phụ nữ được gọi bang cô.

Nước còn là hình ảnh biểu trưng cho những nguồn sinh lợi, “có nước có cá,

có rạ có cua”, câu nói cửa miệng của người nông dân Việt Nam thể hiện niềm tin của họ vào nước, nơi sản sinh ra nguồn sống, nuôi sống con người Nước cũng là biểu tượng của hy vọng cha ông ta luôn dùng câu tục ngữ “còn nước còn tát” để

nhắc nhở chúng ta dù còn một chút hy vọng cũng phải cô gang, nỗ lực hết mình.

Trong việc so sánh công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, công lao

của cha cũng được so sánh với hình ảnh núi Thái Sơn, còn công lao của người

mẹ lại được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn”:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguôn chảy ra.

Nước cũng được dùng dé nói đến thân phận người con gái, nhỏ bé, bị động:

Thân em như hạt mua sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng càyNếu như ở câu trên, hình ảnh “ nước trong nguồn” dồi dào, không bao giờ

cạn được dùng để so sánh với mẹ, công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ với concái, thì ở câu này, “hạt mưa sa” lại thể hiện sự nhỏ bé, bị động của người phụ nữ

trong xã hội.

Đôi khi, sự tỉnh khiết của nước lại được dùng để nói đến sự thanh bạch,

trong trắng của người phụ nữ:

Tiếc cho cái giếng nước trong Lại để bèo tắm bèo ong lọt vào Trong câu ca dao này, “giếng nước trong” là người con gái ngoan ngoãn,

trinh tiết, hình ảnh “nước trong” thường được sử dụng dé nói đến những người

có tâm hồn trong sáng, thanh cao, đối lập với nước trong là nước đục, cũng

thường được dùng để nói về người có tâm địa độc ác, không trong sáng

Người Thái cũng coi nước như người mẹ, mang lại nguồn lợi cho con

người “Có nước ắt có cá” là một câu thành ngữ của người Thái, người Thái cho

25

Trang 32

rằng, nước là người mẹ lớn, mang đến nguồn thức ăn dồi dào nuôi sống con

người.

Cùng là nước, nhưng mỗi một biến thể của nước lại mang đến những cảm

nhận khác nhau, tượng trưng cho những hình ảnh khác nhau, thế mới nói, nước

là thiên biến vạn hóa.

Đây cũng là một bằng chứng cho thấy người dân Việt Nam thường sử dụng

hình ảnh nước, với những đặc điểm hiền hòa, mềm mại, uyễn chuyên dé đại diện

cho hình ảnh mẹ, đại diện cho người phụ nữ.

Có lẽ nhờ mang tính nữ mà nước trở nên gắn bó, gần gũi hơn đối với người

dân Việt Nam Trong tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu

(mẫu là mẹ), ta cũng bắt gặp hình ảnh Mẫu Thoải, người cai quản nước, là một

vị nữ thần, trong một số truyền thuyết của dân tộc, người tạo ra mưa cũng là một

người đàn bà Hình ảnh người mẹ luôn là người có những nét dịu dàng, hiền hậu

và hết lòng vì con cái, đối với cư dân Việt Nam, nước là một người mẹ lớn, cókhả năng sản sinh, mang lại những lợi ích, là nguồn sống nuôi sống con người

2.2 Nước- một giá trị

Người dân Việt Nam ta thường sử dụng nước để nói đến tình yêu đôi lứa,tình nghĩa vợ chồng, tình thân gia đình và công lao sinh thành dưỡng dục củacha mẹ, nước trở thành một giá trị vạn năng, có khả năng đong đếm được tìnhcảm của con người Nước, với tình chất đặc thù không đong đếm được và không

có hình đáng cụ thể, là một thực thể nhưng mang nét trừu tượng, khó nắm bắt đãđược dùng để ví von với tình cảm của con người

Trên thế giới, có cái gì nhỏ li tỉ được như những hạt nước, cũng không có gi

to lớn, rộng lớn như nước Nước cũng giống như tình cảm của con người, khiday, khi vơi, luôn luôn biến động:

Tình anh nhu nước dang caoTinh em như dải lụa đào tam hương

Tình yêu nồng cháy mà “anh” dành cho em mênh mông như nước, khôngcách nào đong đếm được, tình yêu của anh như nước dâng cao, càng ngày càng

sâu đậm chứ không khi nào nhạt nhòa, vơi đi.

26

Trang 33

Nước, với sự đong day, chan chưa của minh được các cặp tình nhân dùng

dé thé hiện tình cảm dạt dào của mình với người thương:

Đôi ta như con một nhà

Như áo một mắc như hoa một chùmĐôi ta như nước mot chum

Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau.

Sự trường tồn của nước cũng được sử dụng dé đôi trai gái thề nguyễn giữ

trọn tình yêu với nhau:

Con non còn nước còn trời

Còn về còn nhớ đến người hôm nay

Hay như câu :

Đã rằng là nghĩa vợ chẳngDau cho nghiêng nui, cạn sông chẳng rời

Nước là một nhân chứng, chứng minh cho tình yêu thủy chung của các cặp

trai gái dành cho nhau Sự vĩnh hằng của nước, sự tồn tại mãi mãi của nước theothời gian được dùng để làm bằng chứng cho tình yêu chung thủy của đôi lứa

Nước dù luôn tồn tại, là loại vật chất không thể mắt di, tuy nhiên, nướccũng mang tính chất luôn thay đổi, sự trôi chảy của nước, tượng trưng cho sự

thay đổi về thời gian, không gian và cũng được dùng dé thé hiện sự thay đổi tình cảm của con người: |

Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nở bay qua vườn hông

Ai di muôn dặm non sông

Đề ai chất chứa sâu đông một mình

Vì su thay đối, phản bội lời thé của người thương, « ta » cũng than thở :

Xưa kia mình noi với ta

Sông sâu nên cạn, đường xa nên gânGiờ mình ăn ở lân khân

Ngòi cạn nên thắm, đường gân nên xa

27

Trang 34

Nước còn được dùng để nói đến sự nhớ thương, xa cách với người mình

yêu Nước vô tình đã trở thành vật cản, là khoảng cách chia rẽ đôi lứa yêu nhau,

để cho đôi lứa cách sông nên phải luy do Tuy nhiên tình yêu đôi lứa có thé vượt

lên tất cả, không ngại khoảng cách, trở ngại :

Du cho nước ngập đây sông

Cầu trôi nhịp giữa tôi không bỏ chàng

Hay như câu:

Sông dai nước chảy sóng reo

Thương em chắng ngại mái chèo ngược xuôi.

Những câu ca dao dân gian của bộ phận người dân tộc thiểu số cũng sử

dụng biểu tượng nước một cách hết sức phong phú dé thé hiện tình yêu đôi lứa

của mình.

Những câu ca dao dân gian của người Tày, cũng thường mượn biểu

tượng nước mà định giá tình cảm:

Thương nhau đựng sọt nước vơi

Không thương nước đựng cong rồi cũng khô

Thương nhau nước đựng vào sàng

Không thương nước đựng trong cang con ro.

Nước được xem như là một giá trị bất biến, là cái hiển nhiên, mặc định Nó là

nhân chứng cho su khang định tinh cảm vững bên của đôi lứa yêu nhau:

Nước không chảy ngược lên trời

Bắc thang thượng giới may người được naoThang lên trời thấy đâu nào

Hai ta nghĩa nặng khắc vào nhất tâm.

Cũng như trong ca dao của dân tộc Việt, tính thiên biến vạn hoá mềm dẻocủa nước cũng được các tác giả người dân tộc thiểu số sử dụng dé liên tưởng đến sự

kiên din, bat biến và biển đổi trong tình yêu:

Thương nhau chế nước thành dau

Thương nhau dun cạn nước nâu thành cham

28

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w