Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- LÊ KHÁNH VÂN NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRÒ RỐI NƯỚC CỔ TRUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ KHÁNH VÂN
NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRÒ RỐI NƯỚC CỔ TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian
Hà Nội-2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ KHÁNH VÂN
NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRÒ RỐI NƯỚC CỔ TRUYỀN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế
Hà Nội-2015
Trang 31
MỤC LỤC
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng văn học dân gian 8
1.1.2 Khái niệm và đặc trưng của múa rối nước 11
1.2.1 Hoạt động của các đơn vị biểu diễn múa rối nước 18
Trang 42
Chương 2: Mối quan hệ của múa rối nước và văn học dân gian
2.1 Trò cổ về đời sống sản xuất của người nông dân 27
Chương 3: Múa rối nước với những cách tân hiện đại 49
3.1 Mục đích cách tân múa rối nước cổ truyền 49
3.2 Hướng cách tân múa rối nước cổ truyền 50
Trang 53
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc của dân tộc Việt Nam Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, múa rối nước là một trong những loại hình độc đáo nhất Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối, cộng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa
đã tạo ra những màn biểu diễn hấp dẫn và vô cùng huyền ảo Đây là bộ môn nghệ thuật độc đáo và chỉ có ở Việt Nam
Thông qua việc nghiên cứu các trò rối nước cổ truyền, tôi nhận thấy
có một mối liên hệ sâu sắc và bền chặt giữa mối rối nước và văn học dân gian Có những tích trò đã sử dụng những hình mẫu nhân vật, kịch bản trong các câu chuyện cổ; lại có những tích trò mượn những lời ca dao chứa chan tình cảm trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam Chính vì vậy, trong luận văn này, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu một số trò rối nước cổ truyền để tìm
ra mối liên hệ giữa múa rối nước và văn học dân gian
Cá nhân tôi rất may mắn khi có mẹ là một nghệ sĩ múa rối nước Tuổi thơ tôi gắn liền với buổi biểu diễn của mẹ và các cô chú đồng nghiệp Tôi yêu sự thô mộc của những quân rối khi nằm yên trên bờ và càng say
mê hơn khi chúng thoắt ẩn thoắt hiện trên làn nước kì ảo Và chính tình yêu được hun đúc từ thưở bé thơ đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc Tôi muốn góp một phần công sức của mình
đề gìn giữ và phát huy những nét đẹp vốn có của múa rối nước
Đặt ra vấn đề nghiên cứu ngiên cứu những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng
Trang 64
hiện nay, sự phát triển nhanh của xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại, phát triển của múa rối nước thì việc nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé để giúp tìm ra những yếu tố cốt lõi trong giá trị một số trò cổ nói riêng và bộ môn nghệ thuật múa rối nước nói chung Để từ đó có những biện pháp hữu hiệu giúp bảo tồn, giữ gìn một bộ môn nghệ thuật độc đáo của nước nhà
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Một số công trình nghiên cứu về rối mước đã được công bố trong và ngoài nước
2.1 Nghệ thuật múa rối nước, tác giả Tô Sanh
- Nhà xuất bản: Văn hoá, 1976
- Nội dung: Nghệ thuật múa rối nói chung và nghệ thuật múa rối nước Nguồn gốc lịch sử và quá trình nghệ thuật múa rối nước Tiết mục và kỹ thuật thể hiện múa rối nước Tính chất đặc điểm quan hệ của nghệ thuật múa rối nước với các bộ môn nghệ thuật khác
2.2 Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng
- Nhà xuất bản: Sân khấu, 2005
- Nội dung: Giới thiệu về lịch sử nghệ thuật múa rối ở Việt Nam, nghệ thuật múa rối cổ truyền dân tộc, nghệ thuật múa rối 1945-1995 Giới thiệu
từ vựng về nghệ thuật múa rối, các thuật ngữ múa rối
2.3 Nghệ thuật múa rối Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng
- Nhà xuất bản: Văn hoá, 1974
Trang 75
- Nội dung: Đại cương về nghệ thuật múa rối Vài nét về lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam Nhìn qua nghệ thuật múa rối truyền thống dân tộc
Cơ sở rối truyền thống dân tộc
2.4 Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, tác giả: Hoàng Chương (chủ biên), Đoàn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan Thanh Liêm
- Nhà xuất bản: Văn hoá Thông tin, 2012
- Nội dung: Giới thiệu lịch sử, mỹ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình
và kỹ thuật máy móc điều khiển múa rối nước Đồng thời nêu lên định hướng phát triển múa rối nước Việt Nam và vấn đề bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam
2.5 Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, tác giả Nguyễn Huy Hồng
- Nhà xuất bản: Sở Văn hoá và thông tin Thái Bình, 1987
- Nội dung: Vài nét về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước: sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, trò và tích trò, nhân vật, biểu diễn, âm nhạc Giới thiệu một số hình ảnh múa rối nước cùng 3 phường hội tiêu biểu ở Thái Bình: phường múa rối nước Nguyễn, Tuộc, múa rối thùng ở Đống
2.6 Nghệ thuật múa rối Tày – Nùng, tác giả Nguyễn Huy Hồng
- Nhà xuất bản: Văn hoá Thông tin, 2003
- Nội dung: Giới thiệu nghệ thuật múa rối Tày - Nùng; cách tổ chức và tạo hình quân rối, mỹ thuật sân khấu, cách điều khiển con rối và một số trò rối Tày – Nùng
Trang 86
2.7 Rối nước = Water puppets, tác giả: Hữu Ngọc, Lady Borton
- Nơi xuất bản: Thế giới, 2009
- Nội dung: Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam Sự bắt nguồn của rối nước, âm nhạc, các nét trạm trổ của con rối truyền thống, tìm hiểu về văn hoá Việt Nam múa rối nước, vai trò của chú Tễu
2.8 Luận án: Sự phục hồi của rối nước đồng bằng Bắc Bộ, tác giả: Vũ Tú Quỳnh
Nội dung: Tổng quan về rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ trước đổi mới Trình bày những tác nhân căn bản dẫn đến sự phục hồi của rối nước sau đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với rối nước trong tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu:
- Đây là một loại hình sân khấu dân gian mang tính chất đặc thù dân tộc Hiện nay, trên thế giới, múa rối nước chỉ có ở Việt Nam Nhưng trên thực
tế, trong những năm gần đây, trong giới nghiên cứu không có nhiều công trình nghiên cứu về múa rối nước
- Trong luận văn này, tôi muốn làm rõ đặc trưng của múa rối nước, vị trí của múa rối nước so với các loại hình sân khấu khác Để từ đó khai thác những giá trị đặc sắc của bộ môn này Để từ đó có biện pháp thích hợp để bảo tồn loại hình sâu khấu độc đáo này
- Tìm hiểu và khai thác những giá trị văn học dân gian trong múa rối nước
cổ truyền
Trang 97
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số trò cổ của múa rối nước cổ truyền như: Đi cấy, Xay lúa giã gạo, Múa bát tiên, Múa tứ linh, Lam Sơn khởi nghĩa
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số trò rối nước
cổ truyền đã và đang được lưu truyền tại các phường rối tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, bên cạnh nhưng phương pháp nghiên cứu chủ đạo bao gồm phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứ liên ngành, phương pháp so sánh, đối chiếu, luận văn còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã: vì có rất nhiều phường rối cùng diễn các trò cổ nên cần có sự thu thập đầy đủ, chính xác các trò cổ đó Để từ đó có sự so sánh, đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu chọn mẫu: trong những tích rối của các phương rối, tôi sẽ chọn ra một số trò cổ mang nhiều tính đặc trưng của rối nước cổ truyền nhất để từ đó phân tích, so sánh
6 Đóng góp của luận văn:
Luận văn nghiên cứu một số những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa độc đáo này
Luận văn lý giải được một số vấn đề trong mối quan hệ giữa múa rối nước và văn học dân gian Luận văn cũng tìm ra được những điểm tương đồng, khác biệt trong những truyện cổ dân gian với những trò cổ của múa
Trang 108
rối nước Để từ đó khẳng định vai trò nền tảng của văn học dân gian đối với múa rối nước nói riêng và các loại hình sân khấu dân gian khác nói chung
7 Giới thiệu cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận
Chương 2: Mối quan hệ của múa rối nước và văn học dân gian qua một số trò rối nước cổ truyền
Chương 3: Múa rối nước với những cách tân hiện đại
Trang 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đổng Chi (1957), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
2 Hoàng Chương chủ biên (2012), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
3 Hoàng Kim Dung (1997), Múa rối Việt Nam – những điều nên
biết,Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
4 Lê Điệp (2001), Thực trạng và giải pháp khôi phục, phát triển nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, Thái
Bình
5 Nguyễn Văn Định (2007), Nghệ thuật rối nước làng Đống (xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), Luận văn thạc sĩ Văn hóa
học, Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội
6 Nguyễn Bích Hà (2012), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội
7 Nguyễn Thị Hiền (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, nhiều tác giả, Nxb Thế giới, Hà Nội
8 Văn học (2009), Nghệ thuật múa rối truyền thống trên đất Thăng Long, Nxb Sân khấu, Hà Nội
9 Nguyễn Huy Hồng (1974), Nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Văn
hóa, Hà Nội
10 Nguyễn Huy Hồng (1987), Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Sở Văn hóa và Thông tin Thái Bình, Thái Bình
Trang 1210
11 Nguyễn Huy Hồng (1996), Rối nước Việt Nam, Nxb Sân
khấu, Hà Nội
12 Nguyễn Huy Hồng (1998), Văn hóa làng Nguyễn, Sở Văn hóa
thông tin và thể thao Thái Bình, Thái Bình
13 Nguyễn Huy Hồng (2002), Người Hà Nội và nghệ thuật múa rối thế kỉ XX, Nxb Sân khấu, Hà Nội
14 Nguyễn Huy Hồng (2005), Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội
15 Nguyễn Huy Hồng (2007), Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội
16 Nguyễn Huy Hồng (2007), Nghệ thuật múa rối, Nxb Sân
khấu, Hà Nội
17 Đỗ Huy (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa,
Hà Nội
18 Nguyễn Văn Huy (2000), Liên hoan Quốc tế về múa rối tại
Hà Nội, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Hà Nội
19 Nguyễn Thị Việt Hương (2006), Lễ hội cầu nước – trấn thủy
ở Hà Nội và phụ cận, Công trình tiến sĩ Văn hóa học, Viện nghiên
cứu Văn hóa, Hà Nội
20 Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb
Văn hóa, Hà Nội,
21 Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
22 Đinh Gia Khánh (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
Trang 1311
23 Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội
24 Vũ Tự Lập chủ biên (1991), Văn hóa và cư dân châu thổ Bắc
Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
25 Đỗ Long (1993), Tâm lí cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội
26 Nguyễn Hữu Mão (1994), Hoa tay làng Chàng, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
27 Hữu Ngọc (2006), Rối nước, Nxb Thế giới, Hà Nội
28 Hữu Ngọc (2008), Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb
Thanh niên, Hà Nội
29 Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh
niên, Hà Nội
30 Hoàng Phê chủ biên (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng
31 Nguyễn Quân (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội
32 Lê Chí Quế (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
33 Nguyễn Hữu Quýnh (1987), Danh nhân lịch sử Việt Nam, tập
I, Nxb Giáo dục, Hà Nội
34 Tô Sanh (1976), Nghệ thuật múa rối nước, Nxb văn hóa, Hà
Nội
35 Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
Trang 1412
36 Phan Cẩm Thượng (2008), Nghệ thuật ngày thường, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội
37 Phạm Trọng Toàn (1997), Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước
và sự phối hợp của âm nhạc trong biểu diễn múa rối nước cổ truyền làng Nguyễn, Công trình thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn
hóa, Hà Nội
38 Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc
Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
39 Viện Văn hóa dân gian (1989), Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
40 Viện Văn hóa dân gian (1990), Văn hóa dân gian, những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
41 Trần Quốc Vượng chủ biên (1996), Văn hóa học đại cương và
cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
42 Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
43 Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội