Những yếu tố đảm bảo việt nam sớm vượt khỏi ngưỡng các nước có thu nhập thấp

38 362 0
Những yếu tố đảm bảo việt nam sớm vượt khỏi ngưỡng các nước có thu nhập thấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 1 NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO ĐỂ VIỆT NAM SỚM VƯỢT KHỎI NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP A. MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM VỀ VƯỢT NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP 1. Thế nào là vượt khỏi ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp 1.1. Khái quát về cách thức phân loại các nước Hiện nay, một số tổ chức quốc tế tiến hành phân loại các nước theo cách thức khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, trong đó có tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. Dưới đây là các cách phân loại của một số tổ chức tiêu biểu. - Thứ nhất, cách phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB): Cách phân loại này bao gồm các n ước đang phát triển và các nước phát triển. Dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người, Ngân hàng Thế giới phân chia thành bốn nhóm nước, bao gồm: (1) Nước có thu nhập thấp, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 905 USD/năm trở xuống; (2) Nước có thu nhập trung bình thấp, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 906 USD đến 3.595 USD/năm; (3) Nước có thu nhập trung bình cao, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 3.596 USD đến 11.115 USD/năm; và (4) N ước có thu nhập cao, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 11.116 USD/năm trở lên. - Thứ hai, cách phân loại của Liên hợp quốc (UN): Theo cách phân loại của Liên hợp quốc, có bốn mức đánh giá nền kinh tế dựa theo thu nhập bình quân đầu người. Theo đó, thu nhập bình quân dưới 765 USD/người/năm là nước có thu nhập thấp; từ 765 USD đến dưới 3.000 USD/người/năm là nước có thu nhập trung bình thấp; từ 3.000 USD đến 9.100 USD/ng ười/năm là nước có thu nhập trung bình cao và trên 9.100 USD/người/năm là nước có thu nhập cao (mức này thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế toàn cầu, nếu tính đến thời giá hiện nay thì ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp là 875 USD/người/năm). Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có một cách phân loại nữa áp dụng cho các nước thuộc Thế giới thứ ba (đang phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loạ i chính, bao gồm: (1) Các nước kém phát CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 2 triển nhất; (2) Các nước đang phát triển (không xuất khẩu dầu mỏ); và (3) Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). - Cách phân loại của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP): Cách phân loại của UNDP dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người (HDI) chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp vớ i tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Có ba nhóm nước được phân loại dựa trên tiêu chí này, bao gồm: (1) Các nước phát triển con người cao, với HDI lớn hơn hoặc bằng 80; (2) Các nước phát triển con người trung bình, với HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79; và (3) Các nước phát triển con người thấp, với HDI nhỏ hơn hoặc bằ ng 50. - Cách phân loại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): OECD đưa ra một cách phân loại khác về các nước thế giới thứ ba và bao gồm cả các nước không nằm trong hệ thống Liên hợp quốc. Phân loại này gồm có: (1) Các nước thu nhập thấp; (2) Các nước có thu nhập trung bình; (3) Các nước công nghiệp mới; và (4) Các nước thuộc OECD. 1.2. Nội dung của “vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp” Trong số những cách phân loại các nước nêu trên, nếu căn cứ một cách có hệ thống vào mứ c thu nhập bình quân đầu người để phân loại các nước, thì cách phân loại thứ nhất của Liên hợp quốc và cách phân loại của Ngân hàng Thế giới sẽ được lựa chọn. Theo đó, một quốc gia muốn vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp thì nước ấy phải có thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) cao hơn giới hạn thu nhập bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp. C ụ thể là, nếu căn cứ vào cách phân loại của Liên hợp quốc, thì một nước sẽ vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp khi GDP bình quân đầu người của nước ấy cao hơn 875 USD/năm (theo thời giá hiện nay). Còn nếu căn cứ vào cách phân loại của Ngân hàng Thế giới, thì nước ấy phải có mức GDP bình quân đầu người tối thiểu 906 USD/năm thì mới được coi là vượt qua ngưỡng n ước đang phát triển có thu nhập thấp. Tóm lại, việc đánh giá phân loại các nước chỉ đơn thuần dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm là khá đơn giản. Người ta chỉ cần căn cứ vào các ngưỡng thu nhập để phân loại các nước do các tổ chức phân loại đưa ra theo thời giá, so sánh các ngưỡng ấy với mức thu nhập bình quân đầu người của các nước là có thể xếp loạ i nước ấy thuộc nhóm nào. Hiện nay, cách phân loại này đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 3 2. Nghịch lý của chỉ số GDP bình quân đầu người (viết tắt là GDP/người) Chỉ số GDP bình quân đầu người của một nước được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho số dân của nước ấy cho một năm nhất định. Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá mức độ thu nhập của người dân ở các nước. Nó phản ánh nh ững biến đổi về mặt tăng trưởng kinh tế, là bộ phận cấu thành của một số chỉ số tổng hợp khác. Tuy nhiên, mặc dù hiện nay nhiều nước vẫn dùng chỉ số GDP/người, nhưng nhìn chung nó có nhiều nhược điểm và chưa phản ánh sát đúng tình hình kinh tế của một nước. Cụ thể hơn, chỉ số GDP bình quân đầu người không thể phản ánh một cách chân thực m ức thu nhập của người dân ở mỗi nước. Có một số lý do chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, chỉ số GDP/người không phản ánh được sự khác biệt về sức mua tương đương của các đồng tiền do tác động của cơ chế tỷ giá hối đoái, thuế… do vậy không phản ánh chân thực thu nhập thực tế của người dân ở mỗi nước. Thí dụ, n ăm 2005 Việt Nam có mức GDP/người đạt 639 USD, còn Singapore có mức GDP/người đạt 25.000 USD- tức là Singapore cao gấp 39 lần so với Việt Nam xét trên danh nghĩa. Tuy nhiên, nếu xét tới sức mua tương đương của đồng tiền, thì mức GDP/người của Việt Nam năm 2005 đạt 3.025 USD, trong khi đó mức GDP/người của Singapore đạt 28.370 USD- chỉ cao gấp 9,4 lần so với Việt Nam. Rõ ràng ở đây có sự chênh lệch rất lớn (39 so với 9,4), và người ta thừa nhận r ộng rãi rằng chỉ số GDP/người có tính tới sức mua tương đương (PPP) phản ánh chân thực hơn mức thu nhập thực tế của người dân ở mỗi nước. Điều đó cho thấy những nhược điểm rõ ràng của chỉ số GDP/người danh nghĩa. - Thứ hai, chỉ số GDP/người, thậm chí đã tính tới sức mua tương đương, mới chỉ phản ánh mặt s ố lượng bình quân của thu nhập của người dân ở mỗi nước, trong khi chưa thể phản ánh được tính chất phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư trong xã hội. Hay nói cách khác, nó chưa phản ánh được mức độ phân hoá giàu– nghèo ở một nước. Khi xem xét sâu hơn chỉ số GDP/người của một nước, người ta thường đặt câu hỏi: Liệu có bao nhiêu phần trăm dân số nước đó có mức thu nhập bình quân ngang b ằng hoặc cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước? Nếu tỷ lệ là cao, thì chỉ số GDP/người mới phản ánh chân thực mức thu nhập và đời sống dân cư của nước đó. Còn nếu tỷ lệ là thấp, rõ ràng chỉ số GDP/người chỉ là một cách thống kê che đậy một trong những vấn đề hết sức bức xúc của bất kỳ xã hội nào, đ ó là tình trạng bất bình đẳng thu nhập và phân hoá giàu- nghèo trong xã hội. - Ngoài ra, chỉ số GDP/người không thể phản ánh được nhiều mặt thuộc về chất lượng của tăng trưởng và phát triển kinh tế như: cơ cấu kinh tế; năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; sự ổn định của các cân đối vĩ mô; sự bền CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 4 vững về tài nguyên, môi trường; sự gắn kết và lành mạnh xã hội… Trong khi đó, đây là những yếu tố không thể thiếu để đảm bảo một nền kinh tế đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững, thực sự vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Những lý do trên cho thấy rằng, để vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp m ột cách đích thực, một nước không chỉ phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP để mức GDP bình quân đầu người vượt qua các ngưỡng đã định, mà còn phải đạt được một loạt các yếu tố đi kèm khác (những yếu tố này sẽ được trình bày rõ hơn trong các phần sau). 3. Những kiểu vượt ngưỡng khác nhau Do những nhược điểm của chỉ số GDP bình quân đầu người, cho nên có nhi ều vấn đề được đặt ra xoay quanh sự vượt ngưỡng của các quốc gia, hình thành nên hai kiểu vượt ngưỡng cơ bản trái ngược nhau: (1) Vượt ngưỡng giả; và (2) Vượt ngưỡng đích thực và bền vững. Vượt ngưỡng giả diễn ra khi sự vượt ngưỡng ấy là không đích thực và không bền vững. Có thể sự vượt ngưỡng ấy là phiến diện, với mức GDP bình quân đầu người vượt qua ng ưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhưng đi kèm theo đó là sự bất ổn kinh tế vĩ mô, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, bất bình đẳng xã hội tăng cao,… Sự vượt ngưỡng giả cũng có thể là sự vượt ngưỡng rất mong manh, dễ trồi lên, thụt xuống do tính chất không ổn định của tăng trưởng kinh tế . Những năm kinh tế tăng trưởng cao sẽ đảm bảo cho mức GDP bình quân đầu người vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm sẽ không đảm bảo cho mức GDP/người vượt qua ngưỡng thu nhập này, khi đó nước ấy lại rơi vào nhóm nước có thu nhập thấp. Vượt ngưỡng giả cũng có thể xảy ra trong trườ ng hợp sự vượt ngưỡng gây nguy hại cả trước mắt và trong tương lai. Điều này xảy ra khi một nước chạy theo tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá để nâng cao thu nhập bình quân đầu người mà coi nhẹ những yếu tố khác dẫn đến bất ổn các cân đối vĩ mô, tham nhũng cao, phá vỡ gắn kết xã hội, cạn kiệt nguồn tài nguyên, tàn phá môi trường, gia tăng bất bình đẳng,… Trái với vượt ng ưỡng giả, sự vượt ngưỡng đích thực và bền vững không chỉ hàm ý một sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững để đảm bảo người dân có một mức thu nhập cao và ổn định. Đi kèm theo tăng trưởng cao và bền vững là hàng loạt những yếu tố quan trọng khác như: tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả, duy trì bình đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư để tạo ra g ắn kết xã hội, nhà nước và toàn dân đầu tư mạnh vào giáo dục để nâng cao dân trí, vận dụng khoa học - công nghệ, diệt trừ tham nhũng, xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, có hiệu lực, phát triển CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 5 khu vực doanh nghiệp năng động, có năng lực cạnh tranh để duy trì tăng trưởng và phát triển. Có những thí dụ thú vị và nhiều bài học xoay quanh sự vượt ngưỡng của các quốc gia. Một trong những hình ảnh gần đây thường được các nhà kinh tế nói tới là “cái bẫy thu nhập trung bình”, hàm ý tình trạng của một số nước sau khi đã thoạt được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người khoảng dưới 1.000 USD/năm) rất lâu không vươn lên được ngưỡng 10.000 USD của nước giàu. Trong số những nước nghèo, có một số nước đã thoát nghèo và trở thành những “con hổ” châu Á, có thu nhập trung bình. Song, một số nước như Philippin, Inđônêsia và cả Thái Lan, Malaysia đều chỉ loanh quanh ở mức thu nhập bình quân dưới 10.000 USD/người. Từ những nước thu nhập trung bình này, có rất ít nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững để trở thành những nền kinh tế có thu nhập cao trên 10.000 USD/người và trở thành “con rồng” như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Thực tế trên gợi ý rằng, một nước sau khi vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, thì cần phải nỗ lực vượt qua cái “bẫy thu nhập trung bình”. Muốn vậy nước ấy phải tìm mọi cách để đảm bảo sự vượt ngưỡng của mình là đích thực và bền vững. CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 6 B. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO VIỆT NAM SỚM VƯỢT NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP 1. Thực trạng thu nhập trong phát triển hiện nay của Việt Nam 1.1. Những thành tựu Một trong những thành tựu quan trọng nhất của quá trình đổi mới ở Việt Nam là luôn đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu trong khu vực và cả trên thế giới. Đây là một yếu tố cơ bản để đảm bảo Việt Nam có thể sớm vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhậ p thấp. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1990-2007, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam đạt 7,5%, trong đó năm cao nhất đạt 9,5% (1995) và năm thấp nhất đạt 4,8% (1999) (Hình 1). Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, giai đoạn 1990-2007 Đơn vị: % 5.1 5.8 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.17 8.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Trong giai đoạn 1990- 2007, sự sụt giảm tăng trưởng GDP trong các năm 1997, 1998 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP luôn được duy trì ở mức khá cao, ổn định và vững chắc. Xu thế này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong những năm tới. CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 7 Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số trong nhiều năm liên tục là nhân tố chủ yếu khiến mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng cao gấp nhiều lần trong giai đoạn 1990- 2007. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP bình quân đầu người năm 2007 của Việt Nam đạt 835 USD, cao gấp hơn 7 lần so với m ức GDP bình quân đầu người năm 1990 (Hình 2). Hình 2. Mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam, giai đoạn 1990-2007 Đơn vị: USD 118 118 145 190 231 288 338 361 357 374 402 413 440 492 553 639 722 835 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Với tốc độ tăng trưởng GDP khá vững chắc hiện nay, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8,5-9% như kế hoạch đã đề ra, khi đó GDP bình quân đầu người sẽ đạt 960 USD. Nếu kịch bản này xảy ra, thì kết thúc năm 2008 lần đầu tiên mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt ngưỡ ng thu nhập bình quân của nước đang phát triển có thu nhập thấp. Năm 2009, dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 1.060 USD, khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong mấy thập kỷ qua cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Trước khi tiến hành công cuộc đổi m ới, tỷ lệ các hộ nghèo ở Việt Nam rất cao, lên đến 70%. Bước vào CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 8 thời kỳ đổi mới, công tác xoá đói giảm nghèo đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, kết quả là tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm khá nhanh chóng. Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh trên thế giới và là một trong những nước đi đầu trong thực hiện mục tiêu giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Trong giai đoạn 1991- 2000, cả nước giảm được trên 2 triệu hộ nghèo đói. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh từ trên 30% vào năm 1992 xuống còn 10% vào năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 250.000 hộ. Riêng trong giai đoạn 1996- 2000, mỗi năm giảm 300.000 hộ nghèo đói. Trong giai đoạn 2001-2004, xét theo các chuẩn nghèo mới, cả nước giảm được hơn 970.000 hộ nghèo, làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,18% năm 2001 xuống còn 8,30% năm 2004. Đến n ăm 2005, Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới, nên số hộ xếp vào diện nghèo tăng lên so với năm 2004. Số hộ nghèo năm 2005 là gần 3,9 triệu hộ, chiếm 21,85% tổng số hộ trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005-2007, số hộ nghèo tiếp tục giảm mạnh, ước tính mỗi năm có khoảng 340.000 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18% năm 2006 và 14% năm 2007 (Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giai đoạn 1992-2007 Năm Số hộ nghèo (1000 hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1992 3810,7 30,01 1993 3446,0 26,00 1994 3208,8 23,14 1995 2943,9 20,37 1996 2857,1 19,23 1997 2633,2 17,70 1998 2387,1 15,66 1999 2056,7 13,00 2000 1615,0 10,00 2001 2800,1 17,18 2002 2500,0 14,30 2003 1700,0 11,00 2004 1440,0 8,30 2005 3898,6 21,85 2006 3568,5 18,00 2007 3229,0 14,70 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 9 Việc thay đổi chuẩn nghèo quốc gia qua các giai đoạn tạo ra những đột biến về tỷ lệ hộ nghèo ở thời điểm tính theo chuẩn nghèo mới, do vậy phần nào gây khó khăn cho việc đánh giá thành tựu xoá đói giảm nghèo trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, xét tổng thể, công tác xoá đói giảm nghèo trong gần 20 năm qua đã được thừa nhận rộng khắp là đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích l ệ. Tính theo chuẩn nghèo quốc tế thì thấy rằng quá trình giảm nghèo ở Việt Nam là khá vững chắc khi mức chi tiêu bình quân đầu người liên tục gia tăng và tỷ lệ dân số sống dưới mức 1 USD/ngày và 2 USD/ngày (tính theo ngang giá sức mua- PPP) liên tục giảm theo thời gian. Năm 2005, tỷ lệ dân số sống dưới mức 1 USD/ngày và dưới mức 2 USD/ngày của Việt Nam tương ứng là 8% và 51,2%, giảm tương ứng 79% và 42,8% so với năm 1990 (Hình 3). Hình 3. Tỷ lệ nghèo của Vi ệt Nam tính theo chuẩn quốc tế, giai đoạn 1990- 2007 50.8 39.9 23.6 16.4 16.9 15.2 14.6 13.6 12 10.6 8 87 80.5 69.4 63.5 61.8 58.2 55.8 53.4 51.2 65.4 65.9 48.9 63.7 68.5 68 71.3 73.8 78.7 82 85.5 89.9 41.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1990 1993 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ dân sống dưới mức 1 USD và 2 USD PPP ngày (% ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chi tiêu bình quân đầu người (USD PPP/tháng ) Tỷ lệ dân số sống dưới 1 USD PPP/ngày Tỷ lệ dân số sống dưới 2 USD PPP/ngày Chi tiêu bình quân đầu người Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ mức gần 22% năm 2005 xuống còn 10- 11% CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu 10 năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo). Với đà thành tựu đã đạt được, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu trước thời hạn. 1.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, quá trình gia tăng thu nhập trong phát triển của Việt Nam vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Đánh giá khái quát, những tồn tại, hạn chế thể hiện ở một số khía cạnh sau đây: - Thứ nhất, tính chất tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Tăng trưởng đạt được chủ yếu do gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, số lượng lao động, trong khi chất lượng, hiệu quả đầu tư còn thấp, trình độ công nghệ l ạc hậu và chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu do đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) có tăng, nhưng còn rất thấp nếu so với các nước đang phát triển ở châu Á. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay ch ỉ đạt 28,2% (Bảng 2), thấp hơn nhiều so với các con số 39,96% và 40,78% tương ứng của Hàn Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ 1980- 2000. Bảng 2. Mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng, giai đoạn 1993-1997 Đơn vị: % Giai đoạn 1993-1997 Giai đoạn 1998-2002 Giai đoạn từ 2003 đến nay Tổng GDP 100 100 100 Đóng góp nhân tố vốn 69,3 57,5 52,7 Đóng góp nhân tố lao động 15,9 20 19,1 Đóng góp TFP 14,8 22,5 28,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007). Hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, quản lý đầu tư còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua hệ số ICOR còn khá cao. Hệ số ICOR trung bình của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 là 5,16, giảm xuống còn 5 năm 2006 và 4,76 năm 2007. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nếu so sánh với các nước trong khu v ực ở giai đoạn tăng trưởng nhanh thì hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn đáng kể (Bảng 3). [...]... tâm biến những chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng thành những tăng trưởng cụ thể trong đời sống của người dân Nguồn: Hanoimoi.com.vn, ngày 10/2/2008 2 Những yếu tố bảo đảm sớm vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp 2.1 Nhận thức và tư duy mới về phát triển đất nước Để nước ta sớm vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp một cách đích thực và bền vững, cần nhanh chóng có giải pháp... quả của tăng trưởng đã không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư Thực tế này đặt ra câu hỏi: Có bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam có thu nhập ít nhất là ngang bằng với mức thu nhập bình quân đầu người? Nếu tỷ lệ này là cao thì việc vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp mới thực sự có ý nghĩa - Thứ ba, ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế thì cũng nảy... nước còn yếu Vì vậy, không tận dụng được một cách có hiệu quả những lợi ích mà khu vực này mang lại Hơn nữa, các công ty nước ngoài đang có khuynh hướng nhập các yếu tố đầu vào thay vì được sản xuất trong nội địa Lý do chính, đó là sự yếu kém về chất lượng và khả năng cung ứng hàng nội địa so với hàng nhập ngoại Sản phẩm nội địa trở thành yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... bách - Thứ hai, những doanh nghiệp quy mô lớn cần tập trung tạo dựng những thương hiệu Việt Nam, đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới Một điểm yếu có thể thấy rất rõ ở các công ty Việt Nam là đang thiếu vắng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu, có khả năng quản trị kinh doanh một cách khoa học, bài bản Nhu cầu tạo lập một đội ngũ các nhà lãnh đạo... và Đầu tư (2007) Trình độ lao động của Việt Nam rất thấp, đến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước mới đạt 25%, hệ quả là năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực (Bảng 4) Bảng 4 So sánh về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, 2005 Nước Năng suất lao động (USD/lao động) So sánh (lần) Việt Nam 1243,4 1,00 Trung Quốc 2152,3 1,73... khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo… 34 CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu Để đảm bảo Việt Nam vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp một cách đích thực và bền vững, việc xây dựng và phát triển khu vực doanh nghiệp với lộ trình cụ thể là việc làm cấp bách Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, xây dựng những chương... liên quan đến văn hoá, thu n phong, mỹ tục, chuẩn mực văn hoá và đạo đức của dân tộc bị xâm hại phổ biến, gây trở lực đáng kể đối với sự phát triển Tóm lại, những hạn chế nêu trên cho thấy rằng vẫn còn không ít rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến sự vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp của Việt Nam một cách đích thực và bền vững Cụ thể hơn, chúng ta có thể nhận thấy khá rõ những dấu hiệu ảnh... mâu thu n giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng mà chúng ta chưa thể giải quyết một cách có hiệu quả - Thứ hai, tuy mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên theo đà tăng trưởng kinh tế nhưng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng gia tăng Xét tới cả ba phương pháp đánh giá mức chênh lệch giàu nghèo ở nước. .. phát triển năng lượng, cả vốn trong nước và vốn nước ngoài Cần có các chính sách tăng cường các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển năng lượng, bên cạnh đó đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp năng lượng nhà nước theo hướng Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính đối với các giải pháp tiết kiệm năng lượng Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để... thực hiện các giao dịch chính thức trên thị trường khoa học và công nghệ Sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài như một xung lực thúc đẩy đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ 2.2.6 Đảm bảo công bằng xã hội và lành mạnh xã hội (chống tham nhũng) Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong ba cột trụ chính của sự phát triển bền vững Do vậy, để có thể vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp một . liệu 1 NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO ĐỂ VIỆT NAM SỚM VƯỢT KHỎI NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP A. MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM VỀ VƯỢT NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP . 6 B. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO VIỆT NAM SỚM VƯỢT NGƯỠNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP THẤP 1. Thực trạng thu nhập trong phát triển hiện nay của Việt Nam 1.1. Những thành tựu Một trong những. cả các nước không nằm trong hệ thống Liên hợp quốc. Phân loại này gồm có: (1) Các nước thu nhập thấp; (2) Các nước có thu nhập trung bình; (3) Các nước công nghiệp mới; và (4) Các nước thu c

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan