Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra GDP, là yếu tố quyết định đến sự chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế như: cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế địa phương và lãnh thổ. Khu vực doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế- xã hội, góp phần quyết định vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo…
Để đảm bảo Việt Nam vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp một cách đích thực và bền vững, việc xây dựng và phát triển khu vực doanh nghiệp với lộ trình cụ thể là việc làm cấp bách. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, xây dựng những chương trình quốc gia phát triển doanh nghiệp cần mang tính đột phá cùng với những giải pháp đồng bộ trong một số lĩnh vực trọng điểm. Chiến lược xây dựng cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân có khả năng cạnh tranh cao cần được coi là giải pháp đột phá, xuyên suốt. Với tầm quan trọng to lớn như
vậy, chiến lược này phải được đặt ra và thực hiện trong khuôn khổ một chương trình quốc gia với sự tham gia của các bộ, ngành và được cụ thể hoá bằng chương trình hành động của từng địa phương. Chương trình này cần đặt trọng tâm vào năm điểm chính sau đây:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, có giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tối đa những thách thức sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, thì việc giảm thiểu các phí tổn tiêu cực và thất thoát do bộ máy điều hành yếu kém, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tiếp cận và mở rộng thị trường,… là việc làm quan trọng và cấp bách.
- Thứ hai, những doanh nghiệp quy mô lớn cần tập trung tạo dựng những thương hiệu Việt Nam, đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Một điểm yếu có thể thấy rất rõ ở các công ty Việt Nam là đang thiếu vắng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu, có khả năng quản trị kinh doanh một cách khoa học, bài bản. Nhu cầu tạo lập một đội ngũ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tầm cỡ, có thể đảm đương những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp lớn đang rất cấp bách. Chính phủ cần có kế hoạch để từng bước hình thành đội ngũ doanh nhân này thông qua việc xác lập các chương trình hỗ trợ đào tạo phổ cập và nâng cao.
Bên cạnh việc xây dựng các tập đoàn, công ty lớn có khả năng tạo thương hiệu quốc gia, phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là vấn đề quan trọng. Để hình thành ngày càng đông đảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng hữu hiệu với xu thế phát triển mạnh của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, nhiệm vụ đặt ra là Nhà nước cần tiếp tục cải thiện các thủ tục hành chính, hệ thống thuế và các biện pháp trợ giúp khuyến khích chuyển các hộ kinh doanh cá thể sang hình thức tổ chức kinh doanh hiện đại và hiệu quả
hơn.
- Thứ ba, tập trung sức phát triển một số ngành chọn lọc, mũi nhọn, đồng thời xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với doanh
nghiệp nước ngoài để khẳng định vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trong hệ
thống phân công lao động quốc tế, lựa chọn xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Chừng nào hàng hoá Việt Nam còn chủ yếu sử dụng lao động rẻ và tài nguyên không được tái tạo với giá trị gia tăng thấp, thì khó có thể hy vọng tăng trưởng nhanh, mạnh, có chất lượng cao hay khả năng phát triển bền vững. Liên quan
đến vấn đề liên kết kinh tế, việc hình thành các cụm, khu công nghiệp là việc làm cần được đẩy mạnh. Thông qua liên kết kinh tế, hệ thống công ty vệ tinh sẽ phát triển rộng khắp, qua đó việc phát huy lợi thế so sánh của từng vùng cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập ngày càng nhiều. Nhưng về vấn đề này, phần lớn chúng ta mới chỉ quan niệm là giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất, chứ chưa phải là hình thức kinh doanh hiện đại để tạo giá trị gia tăng nhờ sự liên kết giữa các doanh nghiệp, tiếp cận một số dịch vụ có liên quan để khai thác lợi thế cạnh tranh. Các địa phương cần quan tâm định hướng quy hoạch và tổ chức khu, cụm công nghiệp theo mô hình liên kết này.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp rất tích cực vào việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, nhưng hiện nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp trong nước còn yếu. Vì vậy, không tận dụng
được một cách có hiệu quả những lợi ích mà khu vực này mang lại. Hơn nữa, các công ty nước ngoài đang có khuynh hướng nhập các yếu tố đầu vào thay vì được sản xuất trong nội địa. Lý do chính, đó là sự yếu kém về chất lượng và khả năng cung
ứng hàng nội địa so với hàng nhập ngoại. Sản phẩm nội địa trở thành yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được coi là một chiến lược quan trọng. Và, chiến lược đó nên thực hiện bằng chính sách quy định "tỷ lệ nội địa hoá" và thuế nhập khẩu linh kiện cao hơn nhập khẩu nguyên chiếc.
- Thứ tư, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là một việc làm rất quan trọng trong tiến trình phát triển doanh nghiệp. Nhiệm vụ này cần được gắn với việc phát triển khu vực dân doanh và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc thực hiện đòi hỏi phải có những biện pháp vĩ mô kiên quyết và dứt điểm. Mục tiêu chính là khơi thông dòng chảy của những nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng trên cơ sở từng bước hạn chế độc quyền của một số ít doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ các cổ đông thiểu số và nâng cao vị thế của các nhà
đầu tư tư nhân. Cần xây dựng một số chế tài để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề thuộc về quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá, gắn quá trình cổ phần hoá với phát triển thị trường chứng khoán, hướng các doanh nghiệp vào việc xây dựng chiến lược phát triển công ty sau cổ phần hoá một cách rõ ràng, minh bạch.
- Thứ năm, cùng với quá trình hội nhập cần tích cực xây dựng văn hoá kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đó là xây dựng một truyền thống kinh doanh mang tính cộng đồng dân tộc cao, tạo cơ chế và sức mạnh tập thể để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hỗ trợ lẫn nhau trong cạnh tranh quốc tế. Để làm
được việc này, cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp. Chúng ta đã có những bài học đắt giá để thấy rõ tầm quan trọng của các Hiệp hội khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những vụ tranh chấp thương mại và rào cản khi thâm nhập các thị trường quốc tế. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp hội doanh nghiệp phải đảm nhận nhiệm vụ phối hợp hành động để bảo vệ thị trường nội