1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào

85 544 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 528,5 KB

Nội dung

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu, là một lợi thế mà các nước đi sau có thể tận dụng để phát triển thay vì phải mất hàng trăm năm tích luỹ ban đầu. Các quốc gia đi sau có thể mượn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của các quốc gia đi trước nhằm tạo ra một gia tốc đủ lớn để chiến thắng sức ỳ của nền kinh tế vốn đã còm cõi, lạc hậu.Đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nói chung và Thành phố Viêng Chăn nói riêng. Để có thể phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Lào cần phải khai thác tốt nguồn vốn ở trong nước, đồng thời phải thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, do sự tích lũy trong nước còn thấp nên đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế của các nước nói chung và của Lào nói riêng Đặc biệt, đối với các nướcđang phát triển, sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quantrọng và cần thiết

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu, là một lợi thế mà cácnước đi sau có thể tận dụng để phát triển thay vì phải mất hàng trăm năm tích luỹ banđầu Các quốc gia đi sau có thể "mượn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…" củacác quốc gia đi trước nhằm tạo ra một gia tốc đủ lớn để chiến thắng sức ỳ của nền kinh

tế vốn đã còm cõi, lạc hậu

Đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nói chung và Thành phố Viêng Chănnói riêng Để có thể phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo tiền đềcho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Lào cần phải khai thác tốt nguồnvốn ở trong nước, đồng thời phải thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, do sự tích lũy trongnước còn thấp nên đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, trong đó đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng

Thành phố Viêng Chăn là thủ đô của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.Thành phố Viêng Chăn có vị thế đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.Cùng với cả nước, Thành phố Viêng Chăn đã và đang thi hành những chính sách, biệnpháp nhằm tăng cường năng lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiến tới tạo nên mộtmôi trường đầu tư hấp dẫn, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tưnước ngoài đến với thị trường Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào nói chung và Thànhphố Viêng Chăn nói riêng Thành phố Viêng Chăn có nhiều tiềm năng và thế mạnh đểphát triển kinh tế - xã hội nhưng nhiều năm qua vẫn chưa có đủ điều kiện để khai thác

do thiếu nguồn vốn Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân

Trang 2

Lào ra đời, Thành phố Viêng Chăn đã thu hút được nhiều công trình và dự án đầu tưnước ngoài và là một trong những thành phố lớn đứng đầu trong cả nước Các côngtrình và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần không nhỏ đến hoạt động kinh

tế - xã hội của Thành phố Viêng Chăn, trực tiếp làm sống động và phát triển các ngànhkinh tế của Thành phố Viêng Chăn như là ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịchvụ Như vậy có thể khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giữ một vai tròquan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế của Thành phố Viêng Chăn

Tuy nhiên hoạt động về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thànhphố Viêng Chăn còn bộc lộ một số hạn chế, công tác huy động vốn còn chưa đạt đượchiệu quả cao, việc giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đảm bảo theo tiến độ thờigian mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Thành phố chưa tốt Vì lý do đã nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên

cứu: "Quản lý Nhà nước về đầu từ trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố

Viêng Chăn nước CHDCND Lào" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế,

nhằm góp phần giải quyết những vấn đề quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nướcngoài

− Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đầu

tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn qua đó góp phần tăngquy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như quá trình giải ngân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

− Đối tượng nghiên cứu: là các hoạt động về quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếpnước ngoài ở Thành phố Viêng Chăn.

− Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước về đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Thành phố Viêng Chăn

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu từ trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thànhphố Viêng Chăn đang vướng mắc ở đâu?

- Phương hướng và giải pháp cho công tác quản lý Nhà nước về đầu từ trực tiếpnước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn?

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

− Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước vềđầu tư trực tiếp nước ngoài

− Xem xét và đánh giá thực trạng việc quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nướcngoài ở Thành phố Viêng Chăn trong thời gian qua,

− Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý Nhà nước về đầu tưtrực tiếp nước ngoài ở Thành phố Viêng Chăn trong thời gian tới

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được triển khai trên cơ sở một tổ hợp phương pháp nghiên cứu:điều tra khảo sát để thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, phân tích so sánh và tổng hợp Đồng thời luận án thừa kế có cân nhắc và phê phán, phân tích khách quan những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của luân văn ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính được làmthành 3 chương:

Trang 4

Chương I: Tổng quan lý luận về quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước

ngoàiChương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên

địa bàn thành phố Viêng Chăn Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động trí tuệ

- Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lựchiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơncác nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó

- Đầu tư là của cải mà có thể buôn bán được với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thunhập hay tăng thêm giá trị trong tương lai Sự nhận thức về mặt kinh tế, đầu tư là việcbuôn bán sản phẩm mà không sử dụng hôm nay nhưng nó sẽ được sử dụng trong tươnglai để tạo ra sự giầu có Về mặt tài chính, đầu tư là của cải tiền tệ buôn bán với ý màcủa cải của nó sẽ thu nhận hoặc tăng thêm giá trị trong tương lai và có thể bán với giácao hơn

- Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra nănglực vốn lớn hơn Vốn đầu tư là phần tích luỹ xã hội của các ngành, các cơ sở sản xuất

Trang 6

kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vàotái sản xuất xã hội Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào mộthoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố góp phần tạo ra năng lực thực hiện hoá cácnguồn tiềm năng trong và ngoài nước, thông qua hình thức sản xuất kinh doanh đặcthù: chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý sang một nước khác ngoài đấtnước của chủ đầu tư

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), đầu tư trực tiếpnước ngoài là nguồn vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài chodoanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác ngoài nền kinh tế thuộc đất nước củanhà đầu tư

Cũng với mục đích đưa ra khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chứcthương mại quốc tế WTO (Word Trade Organization) coi: đầu tư trực tiếp nước ngoàixuất hiện khi một nhà đầu tư nước này thiết lập tài sản ở một nước khác với ý địnhquản lý tài sản đó và vai trò quản lý đó là tiêu chí để phân biệt với đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là những phươngthức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vớimục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc những mục tiêu phát triển khác

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế vớinhững đặc thù riêng về sự can thiệp của chủ đầu tư nước ngoài vào quá trình kinhdoanh sản xuất: về tính chất lâu dài của dự án, về sự gắn liền với quá trình chuyển giaocông nghệ đòi hỏi được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh rõ ràng

và hợp lý

Nói tóm lại, theo WTO:

Trang 7

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước

ngoài bỏ vốn để thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ

đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó".

Theo luật đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ban hành

1988 và được bổ sung hoàn thiện sau 2 lần sửa đổi (1994 và 2004):"Đầu tư trực tiếpnước ngoài có nghĩa là sự đưa vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào vốn gồm có tàisản, công nghệ và kinh nghiệm của nước ngoài với mục đích để kinh doanh"

Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm vềFDI, ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ

sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư Trong đó nhà đầu tư có thể thiết lập quyền

sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đốitượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên

cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của nước đó

1.1.1.2 Bản chất, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể khái quát một số đặc điểm

cơ bản về FDI như sau:

Một là, về nguồn vốn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với

nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ chonước tiếp nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân

do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất, và tự chịu trách nhiệm

về lỗ lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có nhữngràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ cho nền kinh tế củ nước tiếp nhậnđầu tư

Trang 8

Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận đượccông nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, bí quyết sản xuất kinhdoanh, năng lực thị trường.

Hai là, về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số lượng vốn

tối thiểu theo quy định của từng nước, để họ có quyền được trực tiếp tham gia điềuhành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dânchủ nhân dân Lào, nếu doanh nghiệp liên doanh chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp

số vốn tối thiểu 30% của tổng số vốn pháp định

Ba là, quyền quản lý: quyền quản lý kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài phụ

thuộc vào mức độ góp vốn Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản

lý ra quyết định càng lớn Nếu nhà đầu tư góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàntoàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý

Bốn là, chia lợi nhuận: Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài thì lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp của cácbên trong tổng vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại

1.1.1.3 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiện nay, hoạt động đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ và tất cả các nước đang pháttriển tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI Các nhà đầu tư có nhiều điều kiện

để lựa chọn các hình thức đầu tư khác nhau Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đượcthực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại toàn bộ,từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định theo luật pháp củatừng nước Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào năm

2004 các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: có hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trang 9

(Business cooperation by contract), doanh nghiệp liên doanh (Joint ventures company)

và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign - owned enterprises)

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên đểcùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tưtrên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanh cho mỗi bên

mà không thành lập pháp nhân mới

- Doanh nghiệp liên doanh:

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do một hoặc nhiều bên nước ngoàivới một hoặc nhiều bên nước nhận đầu tư cùng nhau được thành lập tại nước sở tại đểđầu tư kinh doanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa các bên

Bên nước ngoài phải đưa vào một số vốn theo luật pháp của nước sở tại quyđịnh Theo Luật Đầu tư của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào về vốn tối thiểu của nướcngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư 100% vốn, doanh nghiệp có toàn bộ vốn mà tài sản thuộc sở hữu nhà đầu tưnước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại, họ tự quản lý và chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh thuận theo quy định của nước nhận đầu tư

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tại Cộnghoà Dân chủ nhân dân Lào Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập pháp nhân mớihoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài

Trang 10

Vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% tổng

số vốn Trong toàn bộ thời gian hoạt động kinh doanh, giá trị tài sản của doanh nghiệpkhông được nhỏ hơn vốn đăng ký

Ngoài các hình thức FDI ở trên còn có các hình thức khác như:

- Hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

Hợp đồng xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời giannhất định Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình

đó cho Nhà nước sở tại

- Hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là văn bản ký kết giữa Chính phủ nước sở tại

và đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong,nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước sở tại do Chính phủnước sở tại phải thanh toán các hạng mục công trình như trong văn bản ký kết

- Hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO):

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là văn bản ký kết giữa Chínhphủ nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, saukhi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho Chính phủ nước

sở tại và sau đây Chính phủ cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong mộtthời gian xác định

Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản,một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổsung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu

tư nước ngoài hiện nay

Trang 11

1.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển chung của thế giớinói chung Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nội dung của vấn đề trên Do vậyđầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một xu hướng phát triển khách quan của các quốcgia

1.1.2.1 Vai trò của FDI đối với nước đầu tư (nhà đầu tư)

FDI đem lại lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước hoặc xuất khẩu hàng hoá Đây

là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư Tuy việc đầu tư ra nước ngoàilàm giảm nhu cầu tương đối về lao động ở trong nước hay giảm năng suất nhưngngược lại lợi nhuận thu được từ đầu tư nước ngoài cao hơn

FDI thúc đẩy việc xuất khẩu trực tiếp các nguồn lực như vốn, khoa học côngnghệ, lao động giúp các nước đầu tư mở rộng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín vềkinh tế ổn định cũng như chính trị Nhà đầu tư sẽ khai thác được lợi thế của nước chủnhà, khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không tìm được ở nước mình, chiếm lĩnhđược thêm thị trường của nước nhận đầu tư

Mặt khác việc đầu tư ra nước ngoài làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc

tế của nước đầu tư Nó có ảnh hưởng tích cực do việc chuyển một phần lợi nhuận vềnước, nhưng nó cũng gây ra những tiêu cực tạm thời như làm thâm hụt cán cân thanhtoán và ngân sách khiến một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ

1.1.2.2 Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư

Thu hút FDI là một nhu cầu tất yếu nhằm bổ sung vốn, khắc phục, tình trạngthiếu vốn do tỷ lệ tích luỹ nội bộ thấp đồng thời khai thác tốt hơn các thế mạnh như tàinguyên, lao động, thị trường… của quốc gia mình Đồng thời nó là cơ hội để tiếp nhậncác tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ ở các quốc gia phát triển thúc đẩy nhu

Trang 12

cầu máy móc thiết bị hiện đại nhất trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của mình.

Như vậy tính chất khác biệt của các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia dẫn đến

sự xuất hiện nhu cầu đi đầu tư và nhu cầu được đầu tư trong đó các bên đều phải tìmthấy ở FDI những lợi ích của mình dù ở mức độ lợi nhuận có thể khác nhau Khi cung

và cầu đầu tư gặp nhau, dòng vốn được di chuyển khỏi biên giới quốc gia này và trựctiếp tham gia hoạt động kinh tế ở quốc gia khác Do đó FDI trở thành một tất yếukhách quan và có xu hướng ngày càng phát triển và phong phú đa dạng với các loạihình khác nhau

1.1.2.3 Vai trò của FDI đối với nước các nước chậm phát triển và đang phát triển

Hiện nay, FDI không phải chỉ có ở các nước chậm phát triển và đang phát triển

mà ở cả những nước tư bản phát triển Trong phần này tác giả chỉ nó về vai trò của FDIđối với các nước chậm phát triển và đang phát triển

Trong suốt mấy chục năm qua, FDI ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của

nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội rất nhiều quốc gia Ngày nay, vai trò của FDI đãkhẳng định nó có đem những lợi thế quan trọng cho các nước tiếp nhận đầu tư trongphát triển kinh tế xã hội

Thứ nhất, FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế.

FDI là nguồn vốn quan trọng giúp các nước tiếp nhận đầu tư cơ cấu lại nền kinh

tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển FDI khôngchỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luông vốn ổn định hơn so vớicác loại vốn đầu tư quốc tế như vốn ODA…, FDI dựa trên triển vọng tăng trưởng,không tạo ra nợ cho chính phủ nước nhận đầu tư và không bị rằng buộc về điều kiệncủa nhà đầu tư , vì thế ít thay đổi khi tình huống bất lợi

Trang 13

Thứ hai, FDI cung cấp công nghệ mới.

Đối với các nước chậm phát triển như Lào, đi tắt đón đầu để có công nghệ mớitrong quá trình phát triển kinh tế là một đòi hỏi bức thiết hiện nay Con đường thuận lợinhất để làm được điều đó là thông qua FDI, đây được coi là nguồn quan trọng để pháttriển khả năng công nghệ của nước nhận đầu tư Vai trò này được thể hiện thông quaviệc chuyển giao công nghệ sẵn có từ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triểnkhả năng công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà (cũng đượcmong đợi từ các nhà ĐTNN)

Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của các công ty xuyênquốc gia sang nước chủ nhà; được thông qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vàdoanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm tỷ lệ lớn cổ phần dưới dạng côngnghệ

Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, các doanhnghiệp FDI còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ của nướcchủ nhà Đồng thời, trong quá trình tham gia liên doanh, các doanh nghiệp trong nước

có thể học tập được từ công nghệ nguồn và cải tiến phù hợp với điều kiện trong nước

Để khai thác tốt nguồn vốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, chuyển giao công nghệ làmột phương pháp tất yếu Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào đội ngũ nhữngngười lao động ở các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bịhiện đại, có năng lực tổ chức quản lý giỏi, nguồn FDI mới có điều kiện để phát huy tácdụng

Thứ ba, FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

FDI góp phần tăng qui mô hoạt động hoặc thành lập các doanh nghiệp, ngànhnghề kinh doanh mới, thu hút thêm lao động Đặc biệt, đi theo các dự án FDI là cácngành dịch vụ và gia công cho các dự án này, tạo thêm nhiều cơ hội, việc làm cho

Trang 14

người lao động Đây là môi trường tốt để giải quyết tình trạng lao động dư thừa ở cácnước chậm và đang phát triển Đồng thời FDI cũng tạo ra thu nhập cho người lao động

và có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà; thông quaviệc tạo điều kiện cho những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốnFDI có cơ hội học hỏi, tiếp nhận khoa học công nghệ, rèn luyện kỹ năng lao động,năng lực tổ chức quản lý ở trình độ cao

Nguồn lực quan trọng này chính là nhân tố đảm bảo cho các nước nhận đầu tư

có điều kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh

tế Thực tiễn cho thấy, không ở đâu có điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận công nghệhiện đại và phương thức quản lý có hiệu quả bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Trong các lợi ích mà FDI đem lại thì lợi ích về việc làm và nâng cao trình

độ cho thế hệ những người lao động mới và vấn đề có giá trị và ý nghĩa quan trọng hơncả

Thứ tư, FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội địa nền kinh tế, mà cò là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tếđang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay FDI là một bộ phận quan trọng của hoạtđộng kinh tế đối ngoại, thông qua đó, các quốc gia sẽ tham gia ngày càng sâu sắc vàoquá trình phân công lao động quốc tế, vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trênthế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung củathế giới, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho FDI Ngược lại, FDI cũng góp phần thúc đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà, thông qua việc tạo ra nhiềulĩnh vực ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao nhanh chóng kỹ thuật, côngnghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động ở các ngành này

Trang 15

Ngoài ra, với tác động của FDI, một số ngành nghề truyền thống được kíchthích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề phát triển chậm lại và dần bị xoábỏ.

Thứ năm, FDI tạo điều kiện mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và cân bằng cán cân thương mạicủa mỗi nước Nhờ xuất khẩu, những lợi thế so sánh của các nhân tố sản xuất của nướcchủ nhà được khai thác có hiệu quả hơn

Các nước chậm và đang phát triển, tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí cóthể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường quốc

tế Vì thế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãitrong chính sách thu hút FDI của các nước này Thông qua FDI, các nước nhận đầu tư

có thể tiếp nhận với thị trường thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều có công tyxuyên quốc gia và đa quốc gia thực hiện Ở tất cả các nước đang phát triển, các công tyxuyên quốc gia, đều đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu do vị thế

và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quóc tế; Đây cũng là điềukiện đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước đang phát triển

Ngoài ra, FDI còn đem lại một số lợi thế khác cho nước chủ nhà như tăng nguồnthu ngân sách nhà đầu tư các khoản thuế, tiền thuê đất, và thu lợi nhuận; đa dạng hoásản phẩm, chất lượng cao, giá cả hợp lý, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao củacác tầng lớp dân cư…

1.2 Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về quản lý nhà nước về FDI

1.2.1.1 Khái niệm

Trang 16

Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

Quản lý nhà nước (QLNN) là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước đối với các quá trình phát triển xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người QLNN ở bất cứ lĩnhvực nào, suy cho cùng cũng là hoạt động của nhà nước và chủ thể QLNN là một tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và viên chức nhà nước trong các cơ quan đó

Quản lý nhà nước về đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội

và tổ chức - kỹ thuật cùng các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy Luật kinh tế khách quan nói chung và quy Luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng

Nói tóm lại: “Quản lý nhà nước về FDI là tập hợp những tác động của cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo khung pháp lý cho việc thu hút ngày càng nhiều và

sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho các mục tiêu của Nhà nước đã đề ra”.

1.2.1.2 Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhà nước cần thiết phải quản lý đối với FDI là vì những lý do sau:

Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Nguồn vốn FDI chứa trong nó tiền, công nghệ, kỹ năng quản lý… tác động tích cựclàm thay đổi cơ cấu kinh tế, nguồn lực con người và các lĩnh vực khác Do vậy để pháthuy mặt tích cực của FDI thì cần có sự quản lý của Nhà nước và chỉ có nhà nước mới

có thể quản lý toàn bộ nguồn toàn nền kinh tế Nhà nước tiến hành quản lý việc thu

Trang 17

hút, sử dụng nguồn vốn FDI vạch ra các chính sách, kế hoạch phát huy mặt tích cực vàhạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế Hoạt động quản lý FDI là chức năngquản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế mà Đảng đã đề ra.

Thứ hai: FDI được thực hiện bởi các cá nhân, pháp nhân và đại diện của các

quốc gia khác gắn liền với lợi ích của quốc gia đó, nên nó liên quan đến vấn đề quan hệquốc tế Quan hệ quốc tế là thuộc thẩm quyền quản lý của nhà nước Sở dĩ nhà nướcphải quản lý là vì: Trong trường hợp có sự tranh chấp, có mâu thuẫn trong FDI thì sẽkéo theo mâu thuẫn về chính trị của hai quốc gia đó hậu quả là phá hoại mối quan hệtương trợ lẫn nhau của hai quốc gia và làm giảm vị thế uy tín của quốc gia mình Nhànước cần phải tăng cường quản lý FDI, giữ gìn và tăng cường mối quan hệ hợp tác vớicác quốc gia khác để tranh thủ sự trợ giúp một cách tối đa của các nước

Thứ ba: Ngoài các đóng góp tích cực FDI còn tác động tiêu cực về kinh tế,

chính trị, văn hoá xã hội của nước nhận đầu tư Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,

sự cạnh ranh của các doanh nghiệp, các quan hệ kinh tế đối ngoại có thể kéo theo sự lệthuộc kinh tế, sự phá hoại môi trường, những tranh chấp, sự xác động văn hoá thậm chí

cả sự bất ổn về chính trị Vì vậy FDI cần đạt dưới sự quản lý của Nhà nước tại nướcnhận đầu tư

+ Ngoài những lợi ích và những rủi ro đối với nước nhận đầu tư, FDI còn manglại những lợi ích và ẩn chứa nhiều rủi ro cho các nhà ĐTNN Các nhà ĐTNN tiến hành

bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư, họ phải đối mặt với những yếu

tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý mới mẻ Đây là nhân tố ảnh hưởng tới các nhàĐTNN

Nếu môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư thuận lợi thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư, nếu môi trường đầu tư không thuận lợi thì sẽ gây ảnh hưởng tới các nhà đầu tư từ đó làm suy giảm số lượng các dự án đầu tư dẫn đến gây ảnh hưởng đến nền

Trang 18

kinh tế xã hội Vì vậy đây cũng là một vấn đề đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Nhà nước cần phải tạo ra một khung pháp lý luận lợi để đảm bảo lợi ích của các nhà ĐTNN đồng thời hạn chế rủi ro cho họ như vậy mới có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy QLNN đối với FDI trở thành một tất yếu.

1.2.1.3 Chức năng và vai trò của QLNN đối với FDI

Từ sự cần thiết khách quan phải có sự quản lý của nhà nước đối với FDI, Nhànước thực hiện chức năng quản lý như sau:

+ Chức năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ các lợi ích quốc gia mà phạm vikinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan

+ Thực hiện chức năng định hướng, cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàidiễn ra theo chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước, qua đóthu về những kết quả nhất định trong hoạt động này

+ Chức năng và vai trò trong việc thu hút, quản lý sử dụng nguồn vốn FDI vàđảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động FDI trong việc phát triển kinh tế xãhội Đồng thời hạn chế tối đa những tác hại do FDI gây ra

Với vị trí chức năng vai trò như trên, có thể nói hoạt động quản lý nhà nước có ýnghĩa rất quan trọng quyết định đến hiệu quả thu hút sử dụng vốn FDI tại nước nhậnđầu tư

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nội dung QLNN đối với FDI tuỳ thuộc vào điều kiện, tình hình, hoàn cảnh củamỗi quốc gia và thay đổi theo các thời kỳ khác nhau Song về căn bản QLNN về FDI

có những nội dung chủ yếu sau:

1.2.2.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 19

Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hộichung cho cả nền kinh tế và quy hoạch, kế hoạch đầu tư trong đó xác định rõ địa bàn,lĩnh vực ngành nghề mà nước sở tại khuyến khích hay hạn chế đầu tư để chủ đầu tưxây dựng các phương án đầu tư của mình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

1.2.2.2 Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực FDI

Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI là nội dung quan trọngnhất của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI

Pháp luật cần có cho hoạt động QLNN về đầu tư nước ngoài, có phạm vi rộng

và đa dạng như: Luật khuyến khích đầu tư và các văn bản, các qui định pháp luật lĩnhvực khác có liên quan đến FDI như: Luật dân sự, Luật lao động, Luật về thuế, Luậtkhoa học và công nghệ, Luật thương mại…

Để quản lý tốt các hoạt động FDI, nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, nhiềuhình thức quản lý khác nhau, một công cụ đặc biệt hữu hiệu, có tính chất bắt buộc thựchiện, có hiệu lực cao là quy định pháp luật cho Nhà nước ban hành, trên cơ sở quanđiểm đường lối, chính sách của Đảng về FDI, phù hợp với thông lệ, hệ thống pháp luậttrên thế giới và tập quán quốc tế

Không những là công cụ quan trọng của nhà nước, hệ thống pháp luật nói chung

và luật FDI nói riêng còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho hoạt động FDI được thựchiện thuận lợi, đồng thời giới hạn những phạm vi các chủ đầu tư nước ngoài có thểthực hiện Để thu hút đầu tư có hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của cácdoanh nghiệp việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này có ý nghĩa vôcùng quan trọng Pháp luật được ban hành không chỉ trên cơ sở những điều kiện tựnhiên kinh tế xã hội của nước chủ nhà mà còn tính đến bối cảnh và thông lệ quốc tế,tính đến môi trường pháp lý chung của các nước trong khu vực và thế giới Và vềnguyên tắc pháp luật phải đồng bộ, nhất quán, ít thay đổi, Nhà nước phải đảm bảo pháp

Trang 20

luật được thực thi một cách nghiêm túc, đội ngũ cán bộ công chức thi hành pháp luậtphải tôn trọng và căn cứ vào pháp luật, không gây trở ngại cho các nhà đầu tư nướcngoài.

1.2.2.3 Tạo dựng môi trường đầu tư

Ngoài việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng cho việc đầu

tư trực tiếp nước ngoài thì để đảm bảo thu hút vốn FDI ngày càng nhiều thì Nhà nướccần phải thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư trong nước như:

- Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; xây dựng các chính sách ưuđãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng Hệ thống các công trình hạ tầng

có khả năng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.Đồng thời xây dựng và nâng cao hệ thống bảo hiểm, xây dựng các trung tâm chứngkhoán hiện đại để phục vụ cho các nhà đầu tư

- Nâng cao năng lực hệ thống các doanh nghiệp và nguồn nhân lực (lao động)nội địa Dù đầu tư dưới hình thức nào các nhà đầu tư nước ngoài đều cần tìm kiếmnguồn lao động giá rẻ, trình độ tay nghề cao và tìm kiếm các tối tác kinh tế nội địa cónăng lực để hợp tác kinh doanh

1.2.2.4 Xúc tiến đầu tư, hình thành hồ sơ dự án

Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư, trên thị trườngđầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt được cơ hội đầu tư này

Nhà nước là người nắm bắt các thông tin một cách toàn diện về thị trường vềđối tác và cơ hội đầu tư sẽ là người hướng dẫn, giới thiệu các lợi thế của quốc gia mìnhcho các nhà đầu tư nước ngoài

Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể được thực hiện qua các công việc sau:

Trang 21

- Hướng dẫn các cơ quan QLNN theo ngành và lãnh thổ thực hiện các hoạtđộng liên quan đến FDI.

- Cung cấp các thông tin về thị trường đầu tư nước mình (qua các hoạt độngngoại giao, qua các diễn đàn đầu tư, trung tâm thông tin, tư vấn đầu tư…)

- Giới thiệu chính sách, pháp luật, các thông tin về các đối tác kinh doanh trongnước với các nhà đầu tư nước ngoài Đồng thời cung cấp thông tin về các đối tác là nhàđầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước để tìm hiểu và hợp tác đầu tư kinhdoanh

1.2.2.5 Thẩm định, cấp giấy phép đầu tư

Công tác QLNN về FDI phải coi trọng công việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong công việc xin cấp giấy phép đầu tư, đồng thời cung cấp và hương dẫn các thủ tục hành chính có liên quan

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

2.1 Tổng quan về tình hình nên kinh tế của thành phố Viêng Chăn

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của thành phố Viêng Chăn

Viêng chăn là thủ đô của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, là trung tâmchính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế vàgiao dịch quốc tế của cả nước

Viêng Chăn có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm ở vùng đồng bằng Viêng Chăn,vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có tổng diện tích tự nhiên là 3920 km2 (chiếm1,7% diện tích cả nước), dân số trung bình năm 2006 là 711,919 người, mất độ dân số

là 182 người/ km2 Thành phố Viêng Chăn hiện có 9 huyện là Chănthabuly,Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong, Xaythany, Hatxayphong,Sangthong, Parknguem Toàn Viêng Chăn có 496 thôn bản, trong đó khu vực thành thịchiếm 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37% Dân sốViêng Chăn có trình độ văn hoá cao nhất nước, có tình thần cần cù lao động và thuyềnthống yêu nước và ý chí cách mạng kiên cường

Thành phố Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái Lan là sông Mêkôngdài khoảng 165 km ở phía Nam, phía Tây và phía Bắc có đường địa giới chung với cáchuyện Salakham, Phôn hông, Tuolakhôm của tỉnh Viêng Chăn, phía Đông tiếp giáp vớihuyện Thaphabat của tỉnh Bolikhăm xay Viêng Chăn nằm trên trục đường xuyên Á,nằm ở trung điểm giữa Miền Bắc và Miền Nam, có dân bay, đường sông và mạng lướiđường bộ khá phát triển Từ Viêng Chăn có thể dễ dàng đến tất cả các nơi trong nước

Trang 23

và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ và đường thuỷ Vị trí địa lý như trên làrất thuận lợi để thành phố Viêng Chăn trở thành địa phương đi đầu trong cả nước trongtrao đổi hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.1.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Viêng Chăn

Thành phố Viêng Chăn còn là một trung tâm kình tế lớn, có các ngành côngnghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, có hệ thống hạ tầng thuỷ lợi kiên cố, các trường đạihọc, các viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước Thành phố Viêng Chăn còn là nơi tậptrung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các đại

sự quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế Đây là một lợi thế riêng cócủa Viêng Chăn mà không một địa phương nào trong cả nước có được

Tốc độ tăng trường kinh tế và cơ cấu kinh tế từng giai đoàn:

Giai đoạn 1996-2000 là giai đoàn của cả nước Lào thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IV Trung bình giai đoàn 1996-2000, GDP thành phố tăng9,67%/năm, cao hơn gần 2 lần so với mức tăng trung bình của cả nước cùng kỳ, trong

đó tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ngành nông, lâm nghiệp là 8,53%, côngnghiệp là 10,72%, và dịch vụ là 7,62% Thu nhập bình quân đầu người tăng rất nhanh,năm 2000 đạt 596 USD/người/năm, tăng thêm 303 USD/người so với năm 1995 Giaiđoàn 2001-2003: nền kinh tế thành phố Viêng Chăn tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiênmực tăng trưởng trung bình thấp hơn giai đoàn trước Năm 2003 GDP của thành phốViêng Chăn đạt 4700 tỷ kíp, tăng trưởng trung bình 8,92%/năm, trong đó công nghiệptăng trung bình 9,51%/năm, nông nghiệp 8,12%/năm, dịch vụ 7,74%/năm

2.2 Thực trạng thu hút và sử dung vốn FDI của thành phố Viêng Chăn

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn

 Những thuận lợi.

Trang 24

CHDCND Lào có nền chính trị ổn định Từ sau giải phóng đất nước năm 1975,Lào duy trì tốt mối quan hệ sẵn có với tất cả các trên thế giới và các nước trong khuvực, Ngoài ra còn có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB),quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), tập đoàn tài chính thế giới (IFC), ngân hàng phát triển châu

Á (ADB), chương trình của liên hợp quốc (UNDP) và các thành viên của khốiASEAN Vào năm 1986 Đảng và Nhà nước Lào đã có những bước đột phá mới rấtquan trọng về thay đổi hệ thống nền kinh tế Lào Đó là đã vạch ra phương hướng vàchủ trương mở cửa nền kinh tế trong nước theo hướng phát triển kinh tế nhiều thànhphần trong nền kinh tế thị trường (thay cho chính sách bao cấp của Nhà nước) Điều đólàm cho sự xuất hiện của các thành phần kinh tế khác nhau ra đời trong đó gồm cóthành phần kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài Nhờ đó nền kinh tế cả nước đượcphục hồi, tăng trưởng thực tế năm 1991 - 1995 trung bình tăng 5 - 6%/năm, lạm phátgiảm mạnh từ mức 60%/năm 1989 đến 18%/năm vào năm 1990 Từ đó làm cho cácdoanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Lào dẫn đến sự ra đời của Pháp Luật đầu

tư nước ngoài được ban hành và thông qua ngày 25/7/1988 nhằm khuyến khích việcthu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động ngân hàng, hoạt động tài chính, bảohiểm về mối quan hệ hợp tác lao động Và điều luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi và

bổ sung 2 lần vào ngày 14/3/1994 và ngày 22/10/2004 và gần đây nhất là vào ngày08/07/2009 Quốc hội đã thông qua và phê duyệt cho việc gộm 2 luật vào nhau giữa luậtxúc tiễn đâu tư trong nước và luật xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào làm thànhmột luật và đổi tên thành luật Xúc tiến đầu tư Chứng tỏ sự phát triển của ĐTNN đượcphát triển trong từng giai đoạn

Hiến pháp mới của CHDCND Lào ra đời vào ngày 15/8/1991, Hiến pháp năm

1991 khẳng định Nhà nước Lào CHDCND Lào khẳng định tại điều 14 “Nhà nước quản

lý và phát triển các loại hình sở hữu nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân của các nhà tưbản trong và ngoài nước và sở hữu của cộng đồng nước ngoài dã đầu tư vào CHDCND

Trang 25

Lào Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế thi đua, hợp tác phát triển sản xuấtkinh doanh, các thành phần kinh tế đều đảm bảo công bằng trước pháp luật”.

Sự ra đời của Hiến pháp mở đường cho quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế đượcnâng cao một bước Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Lào ngàycàng nhiều

Cùng với sự tạo điều kiện thuận lợi và khung pháp lí, kinh tế của cả nước, thủ

đô Viêng Chăn cũng không ngừng khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thu hút FDI

Ngoài ra thủ đô Viêng Chăn còn có một trí địa lý thuận lợi, là một thành phốtrung tâm giao thông của các tỉnh giữa Bắc và Nam, có biên giới giáp với Thái Lan vànhiều nguồn tài nguyên chưa được khai thác

 Những khó khăn.

- Chính sách ưu đãi thu hút FDI của Lào nói chung và nói riêng của thành phố ViêngChăn chưa rõ ràng và chưa cụ thể từng lĩnh vực được ưu tiên Luật Đầu tư xác địnhlĩnh vực ưu tiên nhưng lại chậm trong việc xác định và phân loại từng dự án gọivốn và còn bị động khi triển khai chính sách tài chính, thuế và giá có ảnh hưởngtrực tiếp tới chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài

- Luật Đầu tư đã sửa và bổ sung nhiều lần để thông thoáng phù hợp từng giai đoạnnhưng thủ tục, dịch vụ lại phức tạp, chính trị xã hội thì thương xuyên ổn địnhnhưng chính sách về kinh tế lại chưa thực sự phù hợp từng thời kỳ Các luật liênquan đến đầu tư hầu hết đầy đủ rồi nhưng việc thực hiện luật pháp không nghiêmlàm cho môi trường đầu tư của Lào giảm sức hấp dẫn và lòng tin, một trong đó làThành phố Viêng Chăn

Trang 26

- Môi trường pháp lý chưa ổn định, có sự thay đổi nhất là trên cơ sở nền kinh tếnhiều thành phần và chính sách mở cửa Văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ, nhiềuquy định trong các văn bản pháp lý không phù hợp với nhau cũng như phù hợp vớiđòi hỏi kinh tế.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động theo cơ chế thị trường Nhưng cách làm việccủa một số cơ quan chức năng của Thành phố Viêng Chăn còn mang tính hànhchính quan liêu, không quan tâm đến văn bản quy định chung của cả nước Nhiềuđầu mối nhiều cửa làm ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư Hơn nữa, các cán bộcủa cơ quan chức năng của Thành phố Viêng Chăn có nhiều kinh nghiệm nhưng ítthông thạo ngoại ngữ và chưa nắm bắt được cách quản lý mới của từng doanhnghiệp

- Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của thủ đô Viêng Chăn còn yếu về trình độ ngoạingữ để giao lưu và làm việc Trường đại học và cao đẳng để đào tạo người lao độngchưa đủ Chất lượng đào tạo chưa phù hợp với tiêu chuẩn và thực tế Vì vậy, nhàđầu tư nước ngoài phải mất thời gian đào tạo lại hoặc xuất khẩu một số lao động.Đây là điểm hạn chế của nguồn lao động ở Lào nói chung và ở thành phố ViêngChăn nói riêng

- Những thông tin đưa ra để nhà đầu tư tham khảo về tình hình của các dự án đầu tưcòn thiếu đầy đủ Số liệu lấy từ Bộ và Sở có sự khác biệt làm cho các nhà đầu tưgặp tình hình phức tạp Nhà đầu tư cũng cần các thông tin chi tiết hơn về các lĩnhvực ngành nghề và các dự án được phân loại để đầu tư làm cho nhà đầu tư có thểtham khảo trước và đưa ra quyết định đúng đắn, tránh việc có quá nhiều dự án bịthu hồi giấy phép hoặc không có khả năng triển khai được sau khi cấp phép Điềunày cũng dẫn đến sự lo lắng và mất cơ hội của cả hai bên

Trang 27

- Cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải, như chúng ta đã biết Lào không có đườngbiển, đường sắt nói chung và nói riêng thủ đô Viêng Chăn cũng rơi vào tình hình

đó Cho nên không đảm bảo được hết các điều kiện tối đa để thu hút vốn FDI vàkinh doanh có hiệu quả

Những vấn đề khó khăn đã nêu trên cũng có tác động rất lớn đến vấn đề thu hútcũng như triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài

2.2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Viêng Chăn

2.2.2.1 Tổng quan thu hút đầu tư của cả nước.

Sau khi Đảng và Nhà nước Lào thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tácvới nước ngoài, công tác QLNN về FDI đã có nhiều dự án đầu tư của các nhà đầu tưnước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và đưa vào hoạt động Từ năm 2001 đến năm

2009, CHDCND Lào đã thu hút được 1,387 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng

số vốn đầu tư đạt khoảng 12,226 triệu USD

Bảng 1: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước trong giai

đoạn 2001 – 2009

Năm

Số dự án (dự án)

Vốn đầu tư (USD)

Tốc độ tăng vốn đầu tư (%)

Quy mô b/q dự

án cua cả nước (USD)

2002 80 133,037,093 145.92 1,662,964

2003 178 465,959,014 250.25 2,617,747

2004 161 533,148,782 14.42 3,311,483

Trang 28

2005 143 1,245,307,116 133.58 8,708,4412001-2005 626 2,431,549,717

2006 171 2,699,690,943 116.79 15,787,666

2007 191 1,136,905,973 -57.89 5,951,387

2008 152 1,215,543,365 6.92 7,996,996

2009 208 4,312,886,689 254.81 20,735,0322006-2009 722 9,365,026,970

Tổng 1,387 12,226,000,190

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư

Biểu đồ 1: Sự lên xuống từng năm của vốn FDI của cả nước (2001-2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số dự án và số vốn năm sau đều cao hơn nămtrước Trong vòng 3 năm (2001-2003), số dự án liên tục tăng từ 64 dự án vào năm

2001 lên tới 178 dự án vào năm 2003 Số vốn tăng từ 54 triệu USD lên 465 triệu USD

Giai đoạn 2001 - 2005: thu hút được 626 dự án với số vốn 2,431 triệu USD Từ

số liệu trên ta thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn biến tích cực theo xu hướng phụchồi và tăng rất nhanh qua từng năm từ 54 triệu USD vào năm 2001 lên tới 1,245 triệu

Trang 29

USD vào năm 2005 Năm 2005 là năm đạt kỷ lục về số vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài.

Giai đoạn 2006 - 2009: thu hút được 722 dự án với số vốn 9,365 triệu USD Tốc

độ thu hút vốn giai đoạn này tăng rất nhanh Chỉ ba năm nhưng thu hút được nhiềunhất hơn từng giai đoạn trước Năm 2006 là năm đạt kỷ lục trong hoạt động đầu tưnước ngoài, thu hút được 2,699 triệu USD

2.2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn.

Từ khi mới bắt đầu mở cửa hợp tác kinh tế thủ đô Viêng Chăn là thành phốđứng đầu của cả nước về thu hút vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài, tính từ giai đoạn năm

2001 đến 2009 tổng số vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài đạt 1,217 triệu USD với 1050

Vốn nước ngoài (USD)

Tốc độ tăng so với năm

Trang 30

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Biểu đồ 2: Sự lên xuống từng năm của vốn FDI của thành phố

Viêng Chăn giai đoạn 2001 – 2009

Căn cứ vào tiêu chí chính sách FDI qua các thời kỳ, mức độ phát triển của dòngvốn, tính phân kỳ của hoạt động đầu tư, quá trình thu hút FDI có thể chia thành 2 giaiđoạn như sau:

Trang 31

Giai đoạn 2001-2005:

Đây là giai đoạn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi và tăng trưởngtrở lại sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thành phố Viêng Chăn thu hútđược 470 triệu USD Lượng vốn tăng mạnh trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005 Năm

2001 vốn đầu tư là 43 triệu USD, năm 2002 vốn đầu tư là 61 triệu USD nhưng lên đến

114 triệu USD và 138 triệu USD vào năm 2003 và năm 2005 Điều này thể hiện sự cốgắng rất lớn của thành phố Viêng Chăn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI trên thếgiới và các địa phương trong cả nước và khu vực đang tăng mạnh trong khi môi trườngđầu tư của thành phố Viêng Chăn còn có hạn chế nhất định như các dịch vụ (đất đai,văn phòng) còn ở mức cao

Năm 2004 và năm 2005 với các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Chínhphủ và thành phố Viêng Chăn cũng như tình hình kinh tế thế giới phục hồi, kết quả thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tăng mạnh mẽ Năm 2005 là năm kỷ lục của giaiđoạn nay, thành phố Viêng Chăn thu hút dược 138 triệu USD

Giai đoạn 2006 – 2009:

Từ số liệu trên ta thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn biến tích cực theo xuhướng phục hồi và tăng dần qua từng năm, từ năm 2005 giai đoạn trước là 138 triệuUSD lên 165 triệu USD vào năm 2006, giai đoạn ngắn 2 năm chỉ có năm 2007 và 2008

có dấu hiệu giảm sút về lượng vốn Tuy nhiên, trong năm 2009 số lượng vốn đầu tư đãtăng mạnh lên đến mức 467 triệu USD, đồng thời năm 2009 cũng là năm thành phốViêng Chăn có tổng vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay

Kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến nay, thủ đô Viêng Chăn là đứngthứ nhất trong cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau thủ đô ViêngChăn là tỉnh Khăm Muôn đứng thứ hai và tỉnh Boli-Khăm xay đứng thứ ba

Trang 32

Bảng 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số

tỉnh dẫn đầu trong cả nước (2001 - 2009)

(dự án)

Vốn đầu tư (USD)

Quy mo b/q dự án

14 Luống năm tha 19 11,761,559 619,029

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư và Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Tổng vốn đầu tư của thủ đô Viêng Chăn tính chung cả giai đoạn là 1,217 triệuUSD với số dự án là 1050 dự án Quy mô dự án bình quân là 1,1 triệu USD còn tỉnhKhăm Muôn và tỉnh Boli Khăm xay có quy mô bình quân dự án cao hơn là 19 triệuUSD và 29 triệu USD trên dự án nhưng tổng số vốn thấp hơn chỉ có 956 triệu USD và

805 triệu USD

Trang 33

Tuy nhiên thành phố Viêng Chăn được cải thiện môi trường đầu tư thuận lợihơn nhưng các nhà đầu tư còn gặp một số trở ngại, vướng mắc như công tác giải phóngmặt bằng còn chậm, kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng triển khai của dự án Ngoài ramột số trường hợp các nhà đầu tư có khó khăn và hạn chế về năng lực tài chính.

2.2.2.2.1 Tình hình thu hutd vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo dự án.

Trong suốt thời gian 9 năm trở lại đây thành phố Viêng Chăn đã thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài và đã cấp giấy phép đầu tư cho 1050 dự án với tổng số vốn đầu

tư là 1,217 triệu USD

Bảng 4: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân

theo dự án ở thành phố Viêng Chăn (2001 - 2009)

Trang 34

Bảng 5: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Viêng Chăn so với cả nước

qua các giai đoạn

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư và Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Bảng 6: So sánh quy mô vốn bình quân một dự án của Thành phố Viêng Chăn với cả nước

(2001 – 2009)

Năm

Quy mô dư án theo tổng số vốn đầu tư

TP Viêng Chăn

TP Viêng Chăn so với

Trang 35

Giai đoạn này có 537 dự án được cấp phép, chiếm 85,78% trong tổng số dự áncủa cả nước Nhưng quy mô bình quân dự án của thành phố Viêng Chăn trong giaiđoạn này nhỏ hơn của cả nước, thấp nhất vào năm 2005 (chỉ bằng 0,07 lần) của cảnước ngoại trừ vào năm 2001 (bằng nhau với của cả nước 0,78 lần).

Giai đoạn 2006 - 2009.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn ngắn chỉ có hai năm Thành phố Viêng Chănthu hút được 513 dự án, chiếm 71,05% Quy mô dự án nhỏ hơn rất nhiều so với cảnước Vào năm 2006 chỉ bằng 0,06 lần của cả nước Năm sau so với năm trước dầntăng từ 0,06 lần lên 0,15 lần của cả nước

Trong giai đoạn 2001 - 2009 so với các tỉnh khác, thành phố Viêng Chăn có sốvốn cao hơn các tỉnh khác nhưng số dự án cũng nhiều hơn Bởi vì quy mô bình quân

dự án được nhỏ hơn của các tỉnh đứng hàng đầu về số vốn Quy mô dự án cao nhất làcủa tỉnh Xayyabuly, đứng thứ hai là tỉnh Phông xály và thành phố Viêng Chăn đứngsắp cuối cùng của các tỉnh

2.2.2.2.2 Tình hình FDI phân theo ngành kinh tế

Theo số liệu báo cáo, tính đến năm 2009 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thànhphố Viêng Chăn có 1050 dự án với 1,217 triệu USD tổng số vốn đầu tư được cấp giấyphép (xem bảng 7)

Bảng 7: FDI phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2009

Số dự án (Dự án)

Tổng số vốn đầu tư (USD)

Cơ cấu (%)

Trang 36

Tổng 1050 1,217,810,185 100.00

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Qua bảng trên cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở hầu hết các lĩnhvực ngành nghề của thành phố Viêng Chăn Nó đã góp phần tạo ra những năng lực sảnxuất mới, các ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuấtkinh doanh mới làm cho nền kinh tế thành phố Viêng Chăn chuyển dịch phù hợp vớiyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Tính chung giai đoạn 2001 - 2009, số vốn đầu tư ở thành phố Viêng Chăn tậptrung nhiều nhất vào ngành dịch vụ chiếm 58%, tiếp đó là ngành công nghiệp chiếm33.08% có sự khác biệt này là do thành phố Viêng Chăn có diện tích nhỏ, quỹ đất đểkêu gọi đầu tư có hạn, nếu tập trung phát triển ngành nông nghiệp thì đất không đủ đểphục vụ công trình lớn cũng như ngành công nghiệp thiếu đất để xây dựng nhà máylớn Hơn nữa sự gây ra ô nhiễm môi trường là vấn đề thành phố Viêng Chăn khôngtiếp nhận được

Bảng 8: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực

ở thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2001 – 2009

Số dự án (Dự án)

Tổng số vốn đầu tư (USD)

Cơ cấu (%)

Trang 37

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong cơ cấu đầu tư FDI theo lĩnh vực, tỷ trọng lớnnhất là lĩnh vực giao thông và viễn thông chiếm 17.94%, công nghiệp chiếm 16,02%,khách sạn - dịch vụ nhà ăn 10,36%, dịch vụ toàn bộ 7,67% còn lại các lĩnh vực khácchiếm cơ cấu nhỏ từ 6% đến 2% trừ hai lĩnh vực như thủ công và bảo hiểm chỉ bằng0,08% và 0,24%

Tính bình quân từ giai đoạn đầu khi mới thu hút FDI đến nay ngành côngnghiệp là ngành thu hút vốn được hầu hết hàng năm đặc biệt là đầu tư vào dệt may, thủcông, mỹ nghệ và sản xuất thực phẩm Theo cơ cấu ngành công nghiệp đứng thứ haisau lĩnh vực giao thông và viễn thông nhưng giá trị đóng góp của ngành này vào giá trịkim ngạch xuất khẩu của thành phố Viêng Chăn là đáng kể

Trong giai đoạn 2001 - 2005 vốn đầu tư đổi vào các lĩnh vực khách sạn và nhà

ăn mặc dù lĩnh vực này chiếm cơ cấu 10% nhưng có vốn đầu tư đổ vào thành phốViêng Chăn hàng năm Đây là xu hướng chung của cả nước vì đó là các lĩnh vực đemlại cho các nhà đầu tư nước ngoài lợi nhuận cao

Trang 38

Từ đó đến nay lĩnh vực này cũng vẫn thu hút vốn được nhiều vì thị trường dulịch đang và sẽ mở rộng Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù thu hút được ít so vớicác lĩnh vực nói trên nhưng cũng đã góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hoá tiêu thụtrong thành phố Viêng Chăn cũng như xuất khẩu Đó là các dự án chăn nuôi, sản xuấtrau hoa quả Các dự án đầu tư này không những mang lại sự cung cấp thực phẩm chongười dân thành phố Viêng Chăn mà là mang theo một số công nghệ mới góp phần làmthay đổi cách thức sản xuất trước đây.

2.2.2.2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác.

Tính đến năm 2009 đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ chọn thành phố ViêngChăn là điểm đến đầu tư Sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty, tập đoàn lớn đến từcác quốc gia khác nhau trên thế giới có tiềm lực về tài chính và công nghệ làm chohoạt động đầu tư ở thành phố Viêng Chăn thêm sổi nổi và phong phú Trong số đó, cácnước Châu Á là những nhà đầu tư chủ yếu không chỉ đối với thành phố Viêng Chăn màcủa cả nước bởi vì họ ở trong khu vực với nước Lào nên cũng có những nét tươngđồng về văn hoá xã hội, tâm lý tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong quản lý điều hành doanhnghiệp cũng như xâm nhập thị trường

Bảng 10: Các quốc gia có vốn FDI lớn hơn một triệu trở lên vào thành phố Viêng Chăn

giai đoạn 2001 – 2009

STT Tên nước

Số dự án (dự án)

Tổng số vốn (USD)

Trang 39

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.

Từ bảng số liệu trên, ta thấy trong số 21 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vàothành phố Viêng Chăn thì co tới 10 nước ở Châu Á Thái Lan là quốc gia dẫn đầu vềvốn đầu tư tương ứng là 1,032 triệu USD tiếp đó là Trung Quốc có vốn 178 triệu USD,Hàn Quốc đứng thứ ba về vốn đầu tư và Việt Nam là quốc gia thứ tư của các quốc gia

có vốn đầu tư từ 100 triệu USD đến 1 tỷ USD

Tính theo quy mô bình quân dự án thì Nga là quốc gia đứng đầu có 6,8 triệuUSD/một dự án sau đó là Hà Lan có quy mô bình quân dự án là 6,3 triệu USD Sau đố

Trang 40

là Thuỵ Sỹ, Thái Lan và Thụy Diển (tương ứng là 6,03 triệu USD, 5,01 triệu USD và1,42 triệu USD.

Tuy nhiên, những quốc gia Châu Á này phần lớn là các nước mới phát triển nêntính ổn định của nền kinh tế không cao Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ xảy ra vào những năm gần đây, các nước này đều rơi vào tình trạng khó khăn vềmặt tài chính, đã làm suy giảm nghiêm trọng luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàothành phố Viêng Chăn cũng như việc triển khai thực hiện các dự án

2.3 Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng

2.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

Theo Luật Khuyến khích ĐTNN và Chỉ thị 301/2005 của TTg thì hệ thống bộmáy quản lý Nhà nước đối với FDI trên địa bàn tỉnh đã được xác lập với cơ cấu chứcnăng như sau:

- UBND thành phố Viêng Chăn (Văn phòng thành phố) là cơ quan quản lý nhànước của địa phương có thẩm quyền cao nhất trong quản lý hoạt động FDI trên địa bànthành phố Tổng thể các cơ quan quản lý Nhà nước đối với FDI trên địa bàn thành phốcòn gọi là Ban quản lý ĐTNN tại thành phố Viêng Chăn, trong đó chủ tịch thành phố

là trưởng ban , phó chủ tịch và giám đốc sở kế hoạch và đầu tư là hai phó trưởng ban

và các cơ quan khác là các ủy viên Trong đó sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan thammưu cho UBND thành phố hay là cơ quan trực tiếp quản lý Nhà nước đối với FDI choUBND (Ban quản ly ĐTNN thành phố Viêng Chăn)

Ban quản lý ĐTNN thành phố Viêng Chăn có quyền hạn như sau: (theo chỉ thịsố: 301/2005 của Thủ tướng)

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS .Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nhànước về kinh tế
Tác giả: GS.TS .Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Đầu tư
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn (2005), Báo cáo Thành phố Viêng Chăn và cơ hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn (2005)
Tác giả: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn
Năm: 2005
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn (2007), Quy hoạch và các dự án chủ chốt của Thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn (2007)
Tác giả: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn
Năm: 2007
6. Trung tâm Thống kê Quốc gia (2006), Uỷ ban kế hoạch và Đầu tư lào, Thống kê niên giám 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Thống kê Quốc gia (2006), Uỷ ban kế hoạch và Đầu tư lào
Tác giả: Trung tâm Thống kê Quốc gia
Năm: 2006
8. Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Số liệu vồn FDI . 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, "Số liệu vồn FDI .9." Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Viêng Chăn
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khăm Muôn, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khăm Muôn
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bolikhamxay, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bolikhamxay
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phồngxaly, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phồngxaly
13. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Viêng Chăn, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Viêng Chăn
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xay Ya Bu Ly, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xay Ya Bu Ly
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xiêng Khoảng, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xiêng Khoảng
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bo Kẹo, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bo Kẹo
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc
18. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luống Pra Bang, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luống Pra Bang
19. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa Vắn Nạ khệt, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa Vắn Nạ khệt
20. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh U Đốm Xay, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh U Đốm Xay
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoá Phăn, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoá Phăn
22. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luống Năm Tha, Số liệu vốn FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luống Năm Tha
3. Luật Đầu tư Việt Nam (2005) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w