Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 57)

THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

2.4.2. Những hạn chế

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Viêng Chăn đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội, song cũng bộc lộ những mặt tồn tại và hạn chế:

- Một là: Chính sách ưu đãi thu hút FDI của Lào nói chung và nói riêng của thành phố Viêng Chăn chưa rõ ràng và chưa cụ thể từng lĩnh vực được ưu tiên. Luật Đầu tư xác định lĩnh vực ưu tiên nhưng lại chậm trong việc xác định và phân loại từng dự án gọi vốn và còn bị động khi triển khai chính sách tài chính, thuế và giá có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài.

- Hai là: Luật Đầu tư đã sửa và bổ sung nhiều lần để thông thoáng phù hợp từng giai đoạn nhưng thủ tục, dịch vụ lại phức tạp, chính trị xã hội thì thương xuyên ổn định nhưng chính sách về kinh tế lại chưa thực sự phù hợp từng thời kỳ. Các luật liên quan đến đầu tư hầu hết đầy đủ rồi nhưng việc thực hiện luật pháp không nghiêm làm cho môi trường đầu tư của Lào giảm sức hấp dẫn và lòng tin, một trong đó là Thành phố Viêng Chăn.

- Ba là: Môi trường pháp lý chưa ổn định, có sự thay đổi nhất là trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần và chính sách mở cửa. Văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định trong các văn bản pháp lý không phù hợp với nhau cũng như phù hợp với đòi hỏi kinh tế.

- Bốn là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhưng cách làm việc của một số cơ quan chức năng của Thành phố Viêng Chăn còn mang tính hành chính quan liêu, không quan tâm đến văn bản quy định chung của cả nước. Nhiều đầu mối nhiều cửa làm ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư. Hơn nữa, các cán bộ của cơ quan chức năng của Thành phố Viêng Chăn có nhiều kinh nghiệm nhưng ít thông thạo ngoại ngữ và chưa nắm bắt được cách quản lý mới của từng doanh nghiệp.

- Năm là: Đội ngũ lao động của Thành phố Viêng Chăn còn yếu về trình độ ngoại ngữ để giao lưu và làm việc. Trường đại học và cao đẳng để đào tạo người lao động chưa đủ. Chất lượng đào tạo chưa phù hợp với tiêu chuẩn và thực tế. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài phải mất thời gian đào tạo lại hoặc xuất khẩu một số lao động. Đây là điểm hạn chế của nguồn lao động ở Lào nói chung và ở thành phố Viêng Chăn nói riêng.

- Sáu là: Những thông tin đưa ra để nhà đầu tư tham khảo về tình hình của các dự án đầu tư còn thiếu đầy đủ. Số liệu lấy từ Bộ và Sở có sự khác biệt làm cho các nhà đầu tư gặp tình hình phức tạp. Nhà đầu tư cũng cần các thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực ngành nghề và các dự án được phân loại để đầu tư làm cho nhà đầu tư có thể tham khảo trước và đưa ra quyết định đúng đắn, tránh việc có quá nhiều dự án bị thu hồi giấy phép hoặc không có khả năng triển khai được sau khi cấp phép. Điều này cũng dẫn đến sự lo lắng và mất cơ hội của cả hai bên.

- Bảy là: Cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải, như chúng ta đã biết Lào không có đường biển, đường sắt nói chung và nói riêng Thành phố Viêng Chăn cũng

rơi vào tình hình đó. Cho nên không đảm bảo được hết các điều kiện tối đa để thu hút vốn FDI và kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w