THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
2.2.2.2.1 Tình hình thu hutd vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo dự án.
Trong suốt thời gian 9 năm trở lại đây thành phố Viêng Chăn đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã cấp giấy phép đầu tư cho 1050 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,217 triệu USD.
Bảng 4: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo dự án ở thành phố Viêng Chăn (2001 - 2009)
Năm Số dự án Vốn đầu tư Quy mô dư án (dự án) (USD) (USD) 2001 54 43,185,972 664,172 2002 78 61,609,553 689,314 2003 137 114,593,557 709,383 2004 108 112,176,167 914,988 2005 160 138,775,560 590,604 2006 171 165,549,309 911,913 2007 62 54,431,917 877,934 2008 108 60,482,247 2,179,269 2009 172 467,005,903 2,227,709 Tổng 1,050 1,217,810,185
Bảng 5: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Viêng Chăn so với cả nước qua các giai đoạn
Giai đoạn Số dự án Tỷ trọng (%) Cả Nước TP. Viêng Chăn
2001 - 2005 626 537 85,782006 - 2009 722 513 71,05 2006 - 2009 722 513 71,05
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư và Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.
Bảng 6: So sánh quy mô vốn bình quân một dự án của Thành phố Viêng Chăn với cả nước (2001 – 2009)
Năm
Quy mô dư án theo tổng số vốn đầu tư TP. Viêng Chăn
(USD) Cả Nước (USD)
TP. Viêng Chăn so với cả nước (lần) 2001 664,172 845,277 0,78 2002 689,314 1,662,964 0,41 2003 709,383 2,617,747 0,27 2004 914,988 3,311,483 0,28 2005 590,604 8,708,441 0,07 2006 911,913 15,787,666 0,06 2007 877,934 5,951,387 0,15 2008 2,179,269 7,996,996 0,27 2009 2,227,709 20,735,032 0,10
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư và Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.
Giai đoạn này có 537 dự án được cấp phép, chiếm 85,78% trong tổng số dự án của cả nước. Nhưng quy mô bình quân dự án của thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn này nhỏ hơn của cả nước, thấp nhất vào năm 2005 (chỉ bằng 0,07 lần) của cả nước ngoại trừ vào năm 2001 (bằng nhau với của cả nước 0,78 lần).
Giai đoạn 2006 - 2009.
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn ngắn chỉ có hai năm. Thành phố Viêng Chăn thu hút được 513 dự án, chiếm 71,05%. Quy mô dự án nhỏ hơn rất nhiều so với cả nước. Vào năm 2006 chỉ bằng 0,06 lần của cả nước. Năm sau so với năm trước dần tăng từ 0,06 lần lên 0,15 lần của cả nước.
Trong giai đoạn 2001 - 2009 so với các tỉnh khác, thành phố Viêng Chăn có số vốn cao hơn các tỉnh khác nhưng số dự án cũng nhiều hơn. Bởi vì quy mô bình quân dự án được nhỏ hơn của các tỉnh đứng hàng đầu về số vốn. Quy mô dự án cao nhất là của tỉnh Xayyabuly, đứng thứ hai là tỉnh Phông xály và thành phố Viêng Chăn đứng sắp cuối cùng của các tỉnh.
2.2.2.2.2. Tình hình FDI phân theo ngành kinh tế.
Theo số liệu báo cáo, tính đến năm 2009 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Viêng Chăn có 1050 dự án với 1,217 triệu USD tổng số vốn đầu tư được cấp giấy phép (xem bảng 7)
Bảng 7: FDI phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2009
STT Ngành Số dự án (Dự án) Tổng số vốn đầu tư (USD) Cơ cấu (%) 1 Công nghiệp 295 402,858,511 33.08 2 Nông nghiệp 83 108,527,193 8.91 3 Dịch vụ 672 706,424,481 58
Tổng 1050 1,217,810,185 100.00
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.
Qua bảng trên cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề của thành phố Viêng Chăn. Nó đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, các ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới làm cho nền kinh tế thành phố Viêng Chăn chuyển dịch phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Tính chung giai đoạn 2001 - 2009, số vốn đầu tư ở thành phố Viêng Chăn tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ chiếm 58%, tiếp đó là ngành công nghiệp chiếm 33.08% có sự khác biệt này là do thành phố Viêng Chăn có diện tích nhỏ, quỹ đất để kêu gọi đầu tư có hạn, nếu tập trung phát triển ngành nông nghiệp thì đất không đủ để phục vụ công trình lớn cũng như ngành công nghiệp thiếu đất để xây dựng nhà máy lớn. Hơn nữa sự gây ra ô nhiễm môi trường là vấn đề thành phố Viêng Chăn không tiếp nhận được.
Bảng 8: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực ở thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2001 – 2009
STT Ngành Số dự án (Dự án) Tổng số vốn đầu tư (USD) Cơ cấu (%) 1 Nông nghiệp 83 108,527,193 8,91 2 Công nghiệp 191 195,130,125 16,02
3 Công - lâm nghiệp 16 96,296,386 7,90
4 Dẹt may 69 39,390,256 3,23
5 Thủ công 4 1,020,000 0,08
6 Khai thác khoáng sản 15 70,994,168 5,82
8 Khách sạn địch vụ nhà ăn 85 126,260,357 10,36 9 Tư vấn 52 35,770,688 2,93 10 Ngân ngàng 5 60,800,000 4,99 11 Bảo hiểm 2 3,000,000 0,24 12 Thương mại 122 89,734,710 7,36 13 Xây dựng 49 78,908,257 6,47
14 Giao thông và viễn thông 12 218,537,000 17,94
Tổng 1050 1,217,810,185 100.00
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Viêng Chăn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong cơ cấu đầu tư FDI theo lĩnh vực, tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực giao thông và viễn thông chiếm 17.94%, công nghiệp chiếm 16,02%, khách sạn - dịch vụ nhà ăn 10,36%, dịch vụ toàn bộ 7,67% còn lại các lĩnh vực khác chiếm cơ cấu nhỏ từ 6% đến 2% trừ hai lĩnh vực như thủ công và bảo hiểm chỉ bằng 0,08% và 0,24%.
Tính bình quân từ giai đoạn đầu khi mới thu hút FDI đến nay ngành công nghiệp là ngành thu hút vốn được hầu hết hàng năm đặc biệt là đầu tư vào dệt may, thủ công, mỹ nghệ và sản xuất thực phẩm. Theo cơ cấu ngành công nghiệp đứng thứ hai sau lĩnh vực giao thông và viễn thông nhưng giá trị đóng góp của ngành này vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố Viêng Chăn là đáng kể.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 vốn đầu tư đổi vào các lĩnh vực khách sạn và nhà ăn mặc dù lĩnh vực này chiếm cơ cấu 10% nhưng có vốn đầu tư đổ vào thành phố Viêng Chăn hàng năm. Đây là xu hướng chung của cả nước vì đó là các lĩnh vực đem lại cho các nhà đầu tư nước ngoài lợi nhuận cao.
Từ đó đến nay lĩnh vực này cũng vẫn thu hút vốn được nhiều vì thị trường du lịch đang và sẽ mở rộng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù thu hút được ít so với các lĩnh vực nói trên nhưng cũng đã góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong thành phố Viêng Chăn cũng như xuất khẩu. Đó là các dự án chăn nuôi, sản xuất rau hoa quả... Các dự án đầu tư này không những mang lại sự cung cấp thực phẩm cho người dân thành phố Viêng Chăn mà là mang theo một số công nghệ mới góp phần làm thay đổi cách thức sản xuất trước đây.