Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 47)

THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

2.3.2.4. Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành chính

chính

Cơ chế quản lý Nhà nước đối với FDI được thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Cơ chế một cửa trong hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, được tiến hành vào cuối năm 2004… Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối giải quyết mọi thủ tục như: hướng dẫn thủ tục hành chính cấp phép, triển khai dự án phối hợp các ngành trong quá trình quản lý.

Các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu muốn đầu tư vào thành phố Viêng Chăn phải tuân theo các yêu cầu và các bước sau:

+ Yêu cầu về thủ tục: Các thủ tục đăng ký nhà đầu tư phải nộp bao gồm: đơn xin phép, giấy tờ xuất nhập cảnh, lý lịch, bản báo cáo kinh tế – tài chính, bản kế hoạch chương trình dự án đầu tư.

Khi có đầy đủ các thủ tục trên, nhà đầu tư nộp trực tiếp cho sở kế hoạch và đầu tư. Tùy theo các trường hợp hay các lĩnh vực đầu tư, thủ tục sẽ được tiến hành theo các bước sau:

+ Các bước giải quyết thủ tục đăng ký:

 Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư thì thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi sở kế hoạch và đầu tư (SKH & ĐT) nhận được giấy phép đầu tư đầy đủ thì trong thời gian 2 ngày, SKH & ĐT phải gửi hồ sơ dự án đến cơ quan các địa phương có liên quan nghiên cứu xem xét và xin ý kiến cấp trên mình.

Bước 2: Trong thời gian 10 ngày, các cơ quan và các địa phương có liên quan phải báo cáo nhận xét của mình bằng văn bản lên sở KH & ĐT. Trong trường hợp cơ quan hay địa phương nào không có bản báo cáo lên thì đồng nghĩa với việc cơ quan hay địa phương đó đã đồng ý.

Bước 3: Sau đó sở KH & ĐT tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Trưởng ban quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài cấp thành phố (chủ tịch thành phố) và đưa ra quyết định cấp giấy phép hay từ chối trong thời kỳ thời gian 15 ngày hành chính từ ngày nhận hồ sơ.

- Trong trường hợp dự án có số vốn đầu tư trên 5 triệu USD thì trình lên Bộ Kế hoạch và đầu tư ở Trung ương nghiên cứu và cấp giấy phép hay từ chối.

 Đối với các dự án đầu tư thuộc danh sách được Nhà nước khuyến khích đầu tư nhưng phải có điều kiện thì theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời gian 2 ngày hành chính, Sở KH & ĐT gửi hồ sơ cho các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu xem xét.

Bước 2: Trong thời gian 15 ngày, các cơ quan, địa phương có liên quan phải báo cáo kết quả nghiên cứu xem xét của mình bằng văn bản lên sở KH & ĐT. Nếu trong trường hợp không có văn bản gửi lên sở KH & ĐT thì đồng nghĩa là cơ quan hay địa phương đó đã đồng ý.

Bước 3: Sau đó sở KH & ĐT tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của trưởng bản quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài và đưa ra quyết định cấp giấy phép hay không

cấp trong vòng thời gian 25 ngày. Trong trường hợp vốn dự án trên 5 triệu USD thì trình lên Bộ kế hoạch và đầu tư Trung ương nghiên cứu và xem xét cấp giấy phép.

 Đối với dự án có liên quan đến việc sử dụng đất đai và các sở hữu Nhà nước khác:

Bước 1: Sau khi nhận được hồ sơ, sở KH & ĐT gửi hồ sơ tới các cơ quan, địa phương có liên quan để đánh giá xem xét và trong thời gian 15 ngày, các cơ quan hay địa phương đó phải báo cáo kết quả bằng văn bản lên sở KH & ĐT.

Bước 2: Sau đó tổ chức hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng ban quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài thành phố Viêng Chăn (Chủ tịch thành phố) để phê duyệt và cấp giấy phép trong thời gian 45 ngày.

Trong trường hợp dự án được sự đồng ý của hai bên để làm hợp đồng thì trong thời gian 5 ngày sở KH & ĐT phải gửi giấy mời cho nhà đầu tư để trực tiếp đàm phán làm hợp đồng. Và trong thời gian 15 ngày nhà đầu tư phải báo cáo sở KH & ĐT về việc quy định ngày đàm phán. Trong trường hợp 15 ngày nhà đầu tư không thông báo cho sở KH & ĐT và trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được thư mời nếu nhà đầu tư không đến sở KH & ĐT để làm việc đàm phán thì hồ sơ dự án sẽ bị hủy bỏ.

Sau khi hai bên đàm phán xong và đạt được thỏa thuận thì kết quả thỏa thuận sẽ được trình lên Trưởng ban quản lý đầu tư nước ngoài thành phố phê duyệt và cấp giấy phép. Còn nếu dự án có vốn đầu tư trên 5 triệu đồng thì trình lên Bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép.

Sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư và được thông qua điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI trước khi được hoạt động sản xuất kinh doanh phải được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do sở Thương mại cấp trong vòng 2 ngày hành chính, sau đó đăng ký thuế (bản tạm thời) trong thời gian 2 ngày, giấy đăng ký nộp thuế tạm thời sẽ hết hiệu lực sau 60 ngày. Sau khi doanh nghiệp FDI đem vốn 20% của vốn đăng ký

vào và bắt đầu thực hiện dự án thì sở KH & ĐT kết hợp với sở Tài chính cấp giấy đăng ký nộp thuế chính thức trong thời gian 2 ngày. Về con dấu của doanh nghiệp là do sở Công an cấp trong thời gian 5 ngày mà không cần có giấy phép. Sau đó doanh nghiệp mới có thể hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên trách quản lý FDI xuyên suốt từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đàm phán đăng ký cấp phép, kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án. Trong quá trình quản lý sở Kế hoạch và Đầu tư có thể phối hợp với các cơ quan, các địa phương như: sở lao động và thương binh xã hội, sở tài chính, sở thương mại, các cơ quan có thầm quyền và các địa phương khác có liên quan để nhằm đảm bảo dự án được tiến hành đúng theo quy định.

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã góp phần tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa sở kế hoạch đầu tư với các cơ quan liên quan, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư từ việc đưa dự án vào triển khai đến việc giải quyết các công việc trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ cơ chế này, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều dự án vào được đầu tư vào thành phố Viêng Chăn, đặc biệt năm 2009 số lượng dự án tăng lên rất cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w