Phương hướng quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 61)

BÀN THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

3.1Phương hướng quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

vốn FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

Phương hướng quản lý nhà nước đối với FDI là những định hướng mang tính chiến lược cho hoạt động quản lý nhà nước về thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Xây dựng phương hướng hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả và ngược lại. Tác giả đưa ra những phương hướng dựa trên các căn cứ sau:

Một là: Dựa trên các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Trong các kỳ Đại hội, gần đây là Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của Lào, chúng ta muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH cần có sự trợ giúp về vốn, khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của các nước đi trước để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà mục tiêu trước mắt là cơ cấu kinh tế nông thôn; các dự

án phát triển các ngành công nghiệp chế biến, phát triển mạng lưới điện, các dịch vụ du lịch…

Để làm được điều đó Đảng ta khẳng định: Đảng và Nhà nước phải tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, và tiếp tục đàm phán việc gia nhập các tổ chức quốc tế. Nghị quyết của Đảng cũng nêu rõ: Tiếp tục cải thiện môi trường thu hút FDI. Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; cải tiến thủ tục hành chính để đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư và chú trọng thu hút đầu tư của các công ty có nguồn công nghệ cao, công nghệ nguồn và có thị phần trên thế giới. Đồng thời chủ trương phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh. Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc thu hút và quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút mạnh và hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.

Việc đưa ra những phương hướng quản lý nhà nước về thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên cơ sở những chủ trương của Đảng nhà nước thể hiện tính khoa học, hợp lý và có sự thống nhất cao góp phần đảm bảo hiệu quả trong QLNN đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại thành phố Viêng Chăn.

Hai là: Dựa trên thực trạng quản lý nhà nước về FDI tại thành phố Viêng Chăn.

Mặc dù trong thời gian qua, thành phố Viêng Chăn đã có những chủ trương và coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đạt được những kết quả nhất định. Song theo đánh giá của tác giả thì thành phố còn có các mặt hạn chế nhiều hơn, xuất phát từ công tác quản lý vẫn còn chưa thực sự tốt và chưa có những phương hướng đúng đắn, thể hiện là các dự án đầu tư chưa khai thác

đúng tiềm năng thế mạnh của thành phố. Dựa vào căn cứ trên tác giả đề xuất một số phương hướng về quản lý nhà nước đối với thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại thành phố Viêng Chăn:

Thứ nhất: Tiếp tục xây dung và nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để thu hút vốn ĐTNN

thành phố Viêng Chăn cần bố trí ngân sách và tích cực trong việc xây dung và nâng cao cơ sở hạ tầng, trứơc hết và việc tập trung dân cư, mở rộng quy hoạch các khu công nghiệp cho hợp lý, xây dung đường và những trạm y tế, hệ thống các dịch vụ như: các dịch vụ bảo hiểm, trung tâm giao dịch, dịch vụ internet, dịch phục vụ nghỉ ở giải trí …để đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhà đầu tư.

Thứ hai: Tiếp tục cải cách cơ chế quản lý và tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho FDI

Nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đó là yếu tố về cơ chế quản lý và môi trường đầu tư mà thành phố Viêng Chăn cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới như:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN.

- Hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý về ĐTNN hay FDI.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về ĐTNN.

- Vạch ra các chính sách, định hướng thông thoáng để thu hút vốn ĐTNN ngày càng nhiều.

Thứ ba: thành phố Viêng Chăn cần tăng cường hơn nữa khả năng thu hút FDI để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư

Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2006 - 2010, thành phố Viêng Chăn sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là trên 9%/năm, tức là trên 1,300 USD/người/năm (GDP là 11,130 tỷ kip) trong đó ngành nông nghiệp chiếm 17%, công nghiệp 55,2% và dịch vụ 27,8% của GDP.

Thứ tư: Không ngừng tăng cường thu hút nguồn vốn FDI nhưng vẫn phải đảm bảo sự ổn định về chính trị-kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng.

Đảm bảo sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng là tiền đề nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho việc thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp FDI. Và đồng thời đảm bảo sự ổn định về chính trị , đảm bảo công tác điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế phù hợp, không để nền kinh tế quá phục thuộc vào nguồn vốn FDI và đảm bảo các vấn đề phát sinh khác có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của tỉnh cung như quốc gia do hoạt động FDI gây ra.

Thứ năm: Thu hút FDI nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2006 - 2010 là thực hiện thành công cơ bản xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp… Để làm được điều đó thì tác giả đề xuất: trong thu hút vốn FDI, thành phố phải chú trọng thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người dân và giảm tình trạng tệ nạn xã hội.

Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng hoá có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Qua đó có thể kích thích

người sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường. Theo tác giả thì phải tập trung đầu tư khai thác các dự án sau:

- Dự án chế biến nông sản thực phẩm…

- Các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

- Các dự án về đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn cho người dân.

- Các dự án khai thác phát triển ngnàh nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra thành phố cần khuyến khích ưu đãi đối với các dự án có nguồn công nghệ cao, các dự án đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như:

- Các dự án phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…

- Các dự xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, trung tâm thương mại, các dịch vụ xã hội…

- Dự án về y tế, giáo dục, điện nước, đường xá.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ, thúc đẩy các dự án theo hình thức BOT, BT, BTO…

Và các dự án khác có nguồn công nghệ cao, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.

Để nắm bắt kịp và hội nhập được các địa phương và các nước trong khu vực chúng ta không thể xoay xở với những tích luỹ nội bộ mà phải đi tắt đón đầu, đem vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các nước đi trước để phát triển và để làm được điều đó đòi hỏi yếu tố quản lý nhà nước phải đúng đắn hợp lý và hiệu quả. QLNN mang tính chất quyết định đến hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đầu tư nước ngoài tại Lào (Trang 61)