1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng

125 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

Chương 2: Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa tự nhiên 2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên 2.3 Ảnh hưởng của ch

Trang 1

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH THỊ THẾN

YẾU TỐ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA TRONG MỘT SỐ

TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn : ThS HỒ THỊ XUÂN QUỲNH

Cần Thơ, năm 2011

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục đích yêu cầu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

B PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI TÀI NĂNG VIẾT PHÓNG SỰ ĐỘC ĐÁO, NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU THUYẾT XUẤT SẮC 9

1.1 Chất liệu cuộc sống thực ngồn ngộn được nhà văn nhào nặn khéo léo bằng nghệ thuật viết phóng sự 9

1.2 Những khám phá sắc sảo, những sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết 17

CHƯƠNG 2: VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN 26

2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương 26

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên 26

2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên 29

2.1.2.1 Thái độ khách quan chủ nghĩa, phi chính trị đối với thế giới 31

2.1.2.2 Giải thích những hiện tượng xã hội và con người bằng những vấn đề thuần sinh vật (huyết thống, di truyền, môi trường địa lí và thời điểm lịch sử) 31

2.1.2.3 Rời bỏ hình ảnh điển hình của thực tại để đi đến một thứ chụp ảnh những hiện tượng cá biệt 32

2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên 33

2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 36

2.4 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gắn liền với thuyết phân tâm 72

2.4.1 Đôi nét về thuyết phân tâm 72

2.4.1.1 Cơ sở cho sự hình thành và phát triển của thuyết phân tâm 73

2.4.1.2 Một số luận điểm chủ yếu của thuyết phân tâm 75

Trang 5

nhiên chủ nghĩa gắn liền với thuyết phân tâm 78

CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN NHỮNG TÁC PHẨM CÓ YẾU TỐ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TRONG THỜI ĐẠI VĂN

CHƯƠNG HÔM NAY 84

3.1 Những bước thăng trầm của tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong quá khứ 84 3.2 Vài suy nghĩ về việc tiếp nhận tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay 102

C PHẦN KẾT LUẬN 116

Trang 6

Chương 2: Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa tự nhiên

2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên 2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng

2.4 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gắn liền với thuyết phân tâm

Chương 3: Tiếp nhận những tác phẩm có yếu tố tự nhiên chủ nghĩa của Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay

3.1 Những bước thăng trầm của tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong quá khứ

3.2 Vài suy nghĩ về việc tiếp nhận tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay

C PHẦN KẾT LUẬN

Trang 7

I Tài liệu nghiên cứu

1 Lại Nguyên Ân (biên soạn) – Toàn tập Vũ Trọng Phụng – Nxb Hội Nhà Văn,

6 Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu – Nxb Hà Nội – 1994

7 Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm – Văn học lãng mạn phương Tây – Nxb Đại

học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội – 1985

8 Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu,… – Từ điển văn học bộ

mới – Nxb Thế Giới, Hà Nội – 2004

9 Phương Lựu (chủ biên) – Lí luận văn học – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 2006

10 Tôn Thảo Miên (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng toàn tập tập 1 – Nxb Văn

Học, Hà Nội – 2004

11 Hoàng Nhân (chủ biên) – Văn học Pháp tập II thế kỉ XIX, XX – Nxb Trẻ,

Thành Phố Hồ Chí Minh – 1997

12 Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu – Lịch sử văn học phương

Tây tập 2 – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 1979

13 Trần Hữu Tá (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay – Nxb

Trang 8

Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 2007

17 Hoàng Trinh – Văn học phương Tây và con người – Nxb Hội Nhà Văn, Hà

Nội – 1999

18 Trang web: www.Bachkhoatoanthu.gov.vn

19 Trang web: www.honviet.com.vn/diendan/showthread.php?t=85

20 Trang web: www.liluanvanhoc.wordpress.com

21 Trang web: www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=1542

22 Trang web: www.svsupham.com

II Tác phẩm

23 Đỗ Hoàng Diệu – Bóng đè – Nxb Đà Nẵng – 2006

24 Vũ Trọng Phụng – Giông tố – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 2006

25 Vũ Trọng Phụng – Số đỏ – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 2006

26 Vũ Trọng Phụng – Làm đĩ – Nxb Văn Học, Hà Nội – 2009

27 Nguyễn Ngọc Tư – Cánh đồng bất tận – Nxb trẻ, TPHCM – 2010

Trang 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xưa nay, văn chương là nơi giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về những

gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống… Các văn sĩ – họ chính là những người đã dùng ngòi bút của mình vẽ nên bức tranh sinh động về thực tế cuộc sống thông qua lớp vỏ ngôn từ Nhưng làm thế nào để bức tranh ấy dễ dàng đi vào lòng người, gây ấn tượng và có sự tác động mạnh mẽ đến người đọc, người thưởng thức? Thật không phải đơn giản chút nào, điều quan trọng là các văn sĩ ấy phải tạo được phong cách, dấu ấn riêng cho mình Để khi nhắc đến người ta có thể nghĩ ngay đó là ai? Là một tác giả như thế nào? Ở mỗi người phải tạo một phong cách, cá tính riêng, một sở trường, một phương pháp, một lối viết riêng cho phù hợp với mình

Cuộc sống luôn đa dạng, phức tạp, tốt – xấu, vinh – nhục, cao cả – thấp hèn hòa lẫn, đan xen vào nhau Có nhà văn thì cảm thấy chán ghét thực tại của cuộc sống nên họ mong muốn thoát li, xa rời thực tế đến với một thế giới khác tốt đẹp hơn bằng bút pháp lãng mạn Và ngược lại có những nhà văn viết theo bút pháp hiện thực, họ

đã dám nhìn thẳng vào cuộc sống, chấp nhận hiện thực và đối mặt với nó Hiện thực

ấy sẽ như thế nào khi đi vào từng tác phẩm, từng trang viết của họ, thì đó là do sự trải nghiệm, cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, về con người của mỗi nhà văn Điều cốt yếu là để tác phẩm của họ đi vào lòng độc giả thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ cảm và gây ấn tượng sâu sắc Qua đó, người đọc có thể dễ dàng nhận ra chân giá trị cuộc sống mà các tác giả đã dày công xây dựng thông qua những đứa con tinh thần của mình Đó là điều mà những người cầm bút sáng tác luôn mong muốn đạt đến

Đa phần, hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm của họ bao giờ cũng có sự gọt dũa, trau chuốt, hư cấu, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến nhân vật,… Ít có tác giả nào thể hiện đúng hiện thực cuộc sống như nó vốn có Trong văn học giai đoạn 1930 – 1945

có một tác giả gây xôn xao dư luận, là vấn đề tranh cãi của cả một thời kì, từ con người đến tác phẩm đã làm rối trí những người muốn nghiên cứu về ông Trong tác phẩm của ông: con người, xã hội luôn phơi bày, diễn ra một cách rất tự nhiên như nó vốn có, dù đó là những điều mà có lẽ ít nhà văn nào có thể can đảm viết được Có một thời gian khá dài tác phẩm của ông bị cấm xuất bản và lưu hành vì bị cho là “tác phẩm suy đồi” cho đến tận cuối những năm 1980 Đó chính là nhà văn Vũ Trọng

Trang 10

Phụng – ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà văn lớn, nhà văn “có vấn đề” đồng thời còn là một “hiện tượng văn học phức tạp” và rơi vào tình thế chịu sự đánh giá thăng trầm kéo dài suốt nửa đầu thế kỉ XX Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự”, “một ngòi bút tả chân sắc sảo, lỗi lạc”, “một nhà văn hiện thực trác việt”,

để vị thế của Vũ Trọng Phụng xứng đáng với tầm vóc trong nền văn học Việt Nam đương đại “vấn đề Vũ Trọng Phụng” đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời Ông viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết,… mỗi thể loại đều có những thành công riêng, nhưng tài năng văn học của ông được kết tinh ở thể loại phóng sự và tiểu thuyết

Từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, ông là một “khuôn mặt lạ”, chính vì “cái lạ” ấy cho nên cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đã phải chịu nhiều “giông tố” Bước vào tuổi trưởng thành, Vũ Trọng Phụng đã phải đối đầu với những sự kiện

xã hội bi đát: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), cuộc khủng bố trắng

dã man chưa từng có (1930 – 1931), thoái trào Cách mạng (1931 – 1933), Một xã hội “Âu hóa” với đầy rẫy những tệ nạn ăn chơi đàng điếm, trụy lạc, bao cái xấu, cái

ác đang hoành hành trong xã hội, những cái thấp hèn đang ngày càng nảy sinh và phát triển mạnh mẽ Trước thực trạng ấy ông đã dùng ngòi bút của mình cất tiếng nói, phanh phui tất cả những mặt trái, những mặt xấu xa, nhố nhăng, lố bịch, những điều

vô nghĩa lí, trái với đạo đức, đạo lí của xã hội… Có thể nói sáng tác của Vũ Trọng Phụng đã bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn Điều này, được thể hiện rõ trong các phóng sự, các tiểu thuyết của ông Đặc biệt là tiểu thuyết, với ông thì “tiểu thuyết

là sự thật ở đời”, tiểu thuyết không phải là chất thơ của cuộc đời mà là vị đắng chát của cuộc sống Với ngòi bút tả chân, tả thực, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã mô tả được hiện thực cuộc sống (ở đời) như nó vốn có, hiện thực như thế nào viết như thế ấy, không phô trương, không che đậy điều gì dù đó là những điều mà văn chương xưa nay khó có thể chấp nhận những điều ấy đi vào văn học Như ông đã nhấn mạnh: một

trong những khía cạnh chủ yếu đối với nhà văn tả chân là: “Nhà văn tả chân dũng

cảm đối diện với sự thực, dù nó tàn nhẫn, khắc nghiệt, trái với sự mong đợi của mình Anh ta khi viết không đổi trắng thay đen, không che đậy hoặc huyễn hoặc lừa mình, dối người, cũng không cốt làm hại đến luận lý, phong hóa cần được tôn trọng Viết trung thực, có sao nói vậy, không thêm bớt, tô điểm, vẽ vời, tức là tôn trọng người đọc, nêu cao tinh thần khoa học, để có thể khám phá chân lí cuộc sống

Trang 11

Khuynh hướng tả chân như vậy là phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp ứng đòi hỏi của người đọc trong một thế giới văn minh hiện đại.” [16; tr.344] Với

Vũ Trọng Phụng, ông đã đưa vào trong tác phẩm những thực tế một cách hết sức tự nhiên bằng ngòi bút sắc sảo của mình

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola và thuyết phân tâm học của Sigmund Freud nên trong những tác phẩm của ông ta thấy yếu tố tự nhiên chủ nghĩa “con người bản năng” được thể hiện khá đậm đặc Vũ Trọng Phụng đưa vào văn học những vấn đề mà văn học Việt Nam ở thời đại ông chưa ai dám đề cập một cách mãnh liệt như ông Ông đưa vào văn học những loại nhân vật mới mẻ, loại “Con người sinh lý” bên cạnh các dạng “Con người

xã hội”, “Con người lý tưởng”, “Con người tâm lý”, “Con người tha hóa”,… vốn rất phong phú trong các tác phẩm của các nhà văn hiện thực Đi vào thế giới tiềm ẩn bên trong con người, Vũ Trọng Phụng là người khai thác mảnh đất mới trong đời sống

của họ Trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ…

ta thấy những vấn đề như: bản chất thật của con người, lối sống trụy lạc, những dục vọng bản năng thấp hèn của con người luôn hiện hữu,… ông mô tả những cái “nhơ bẩn” của xã hội, của con người nhưng không phải để khêu gợi lên những cái “nhơ bẩn” ấy mà là để cho mọi người thấy sợ, biết sợ mà tránh xa, viết ra để lột trần những điều xấu, điều điêu trá của xã hội, của con người nhằm cải tạo nó, để chống đỡ, để cho con người đừng sa ngã vào những trầm luân và tội ác Trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, ông luôn đặt ra nhiều vấn đề mà chúng ta phải quan tâm, muốn biết những bí mật ẩn sâu ở đằng sau những tác phẩm ấy là gì? Chính vì những phức tạp trong con người và trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, người viết muốn khai thác muốn khám phá những vấn đề phức tạp ấy nó như thế nào? Vì những điều trên và với lòng say mê, hứng thú mà người viết muốn biết được, muốn thấu hiểu rõ hơn về lối sống, về bản chất con người, về những dục vọng trong bản năng con người, trong thời đại của Vũ Trọng Phụng cũng như thời đại hiện nay Những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra có ý nghĩa và giá trị như thế nào trong cuộc sống của chúng ta Tiếng nói của chúng ta, đồng tình hay phản bác, phê phán hay ca ngợi, góp thêm tiếng nói cùng ông vào thời đại hay cho nó dừng lại ở mức độ như Vũ Trọng Phụng thể hiện Đó chính là những lí do thôi thúc người viết chọn đề tài này

Trang 12

2 Lịch sử vấn đề

Cuộc đời và hoạt động văn học của nhà văn họ Vũ tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng Ông là một nhà văn “có vấn đề”, “hiện tượng văn học phức tạp” từ con người đến tác phẩm Chính vì thế cho nên xung quanh đề tài về Vũ Trọng Phụng, về con người cũng như tác phẩm của ông trở thành sự chú ý, xôn xao dư luận, tranh luận đối với các nhà nghiên cứu, phê bình… Tài năng của Vũ Trọng Phụng được kết tinh ở hai lĩnh vực: phóng sự và tiểu thuyết Hai thể loại này được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác Đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết Chúng ta được biết Vũ Trọng Phụng nổi danh là nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán, nhưng ông còn là nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu Từ khi ngòi bút Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có tới 230 bài tiểu luận, phê bình viết

về Vũ Trọng Phụng Ngoài ra có ba cuốn sách viết riêng về ông Đó là Vũ Trọng

Phụng, mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam của Lan Khai (Nhà xuất bản Minh Phương,

Hà Nội, 1941), Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực, (Nhà xuất bản Kim Đức, Hà Nội, 1957) của Văn Tâm và Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,

(Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1997) của Bùi Văn Tiếng Trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, về khía cạnh hiện thực phê phán thì đã được nghiên cứu nhiều và khai thác một cách sâu sắc và gần như là triệt để Còn về khía cạnh “yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, tuy có những công trình cũng như bài viết nói đến nhưng chỉ nói một cách chung chung sơ lược, chưa có công trình, bài viết cụ thể nào tiêu biểu cho vấn đề này

Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng như tác phẩm của ông được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá và nhìn nhận khá là thăng trầm, có đồng tình, ủng hộ và cũng

bị phản bác, chê bai rất kịch liệt khi ngòi bút này sa vào chủ nghĩa tự nhiên Trong

cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (nhà xuất bản Khoa học, 1964),

Vũ Đức Phúc viết: “Vũ Trọng Phụng đã viết một số tác phẩm có hại, nhưng ông đã

cống hiến một số tác phẩm có giá trị hiện thực nhất định Chỗ tốt của ông ta thực tốt, nhưng chỗ dở lại nghiêm trọng Nhưng ông ta là một nhà văn có tài nên đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn khác” Ông khẳng định một số hình tượng nhân vật của Vũ

Trọng Phụng là những “điển hình bất hủ”, sự đánh giá tuy nặng nhưng vẫn còn mức

độ Đến cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam

Trang 13

hiện đại (1930 -1945) (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1971) thì ông lại đặt hẳn Vũ

Trọng Phụng vào khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa với một loạt tội danh nặng nề:

“cái nhìn tàn nhẫn đối với xã hội, khinh miệt nhân dân lao động, có khi đề cao đế

quốc, đề cao bọn Tờrốtkít, chống đảng cộng sản”, “tuy chống lối sống lãng mạn nhưng lại đẻ ra nhiều tác phẩm có tính chất khiêu dâm ghê gớm”, “có khi tác hại hơn văn học lãng mạn tiêu cực.” [2; tr.12]

Lê Thị Đức Hạnh trong Nhìn vào việc đánh giá Vũ Trọng Phụng suy nghĩ về

vấn đề đổi mới tư duy trong nghiên cứu văn học đã nêu: “Có người coi Vũ Trọng Phụng là nhà tiểu thuyết trác việt, “người thư ký của thời đại”, nhà văn “hiện thực phê phán có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của đêm trước Cách mạng tháng Tám”,

“có quá trình tư duy minh mẫn, có thừa sinh lực chiến đấu”… Mặt khác cũng có ý kiến coi Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”, “tự nhiên chủ nghĩa” có nhiều độc hại đầy rẫy tư tưởng bảo thủ, nô dịch, bi quan, định mệnh, thậm chí “phá hoại, phản động.” [16; tr.225-226]

Nhất Chi Mai (Một ý kiến người đọc: Dâm hay không dâm? Ngày nay số 137 ngày 21 tháng 3 năm 1937) ông đã kết tội Vũ Trọng Phụng cho rằng Vũ Trọng Phụng

viết những tác phẩm khiêu dâm và kết luận: “Đọc văn Vũ Trọng Phụng thực không

bao giờ tôi thấy một tia hi vọng, một tư tưởng lạc quan Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tình hình, tư tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa.” [14; tr.139]

Nguyễn Hoành Khung cho rằng: Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thường thể hiện ở những trường hợp ông viết về cái dâm và nạn mãi

dâm Như trong tiểu thuyết Giông tố, mở đầu tác phẩm là một chuyện hiếp dâm –

tình tiết thường gặp ở nhiều sáng tác của Vũ Trọng Phụng và dễ dẫn nhà văn sa vào

chủ nghĩa tự nhiên Lê Đình Kỵ - Về vấn đề đánh giá văn học Việt Nam 1932 – 1945

và đánh giá Vũ Trọng Phụng ông nhận định rằng : ít ai như Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra

bức tranh rộng lớn, sắc sảo về thói tham tàn, vô luân, điểu cáng của bọn người đại diện cho thế lực thống trị, phơi bày không thương xót các thói rởm, cái phi lí, cái nhếch nhác của các tầng lớp xã hội

Trang 14

Tác giả Đinh Trí Dũng với đề tài Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các

tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, ông chỉ ra rằng: các nhân vật của Vũ

Trọng Phụng đã có những lúc thấy được sức mạnh của con người bản năng sinh lí, nó mạnh hơn phần ý thức như cảm giác “đê mê” của Thị Mịch , như Huyền trong những phút không thể “kìm nén”… Những lúc ấy ngòi bút của Vũ Trọng Phụng xa rời nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực để sa vào chủ nghĩa tự nhiên

Tôn Thảo Miên với Vũ Trọng Phụng – người thư ký của thời đại, vấn đề tranh

luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và khuynh hướng “tả chân”, không dừng lại khi nhà văn họ Vũ nằm xuống mà nhiều thập kỉ sau người ta vẫn tiếp tục bàn về vấn đề chủ nghĩa tự nhiên và vấn đề tình dục trong văn học Cuộc tranh luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một trong những cuộc tranh luận đáng chú ý của thế kỉ XX

Nhìn chung, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng ngoài những vấn đề thống nhất,

có hai vấn đề gây tranh luận đó là vấn đề nhận thức chính trị và vấn đề “dâm” trong sáng tác của ông Ở các giai đoạn nghiên cứu cũng phức tạp, lúc được tôn vinh, lúc lại bị hạ thấp một cách đột ngột Trước năm 1945, Vũ Trọng Phụng trở thành một hiện tượng gây nhiều tranh luận nhưng kết thúc bằng việc đề cao vị trí của ông trên văn đàn Thế nhưng sau đó, vị trí của ông lại bị đảo ngược, sáng tác của ông bỗng nhiên không còn giá trị, kể cả bản thân ông cũng bị xem là “không có lí tưởng lành mạnh” Thời kì này có nhiều diễn biến phức tạp trong việc nhìn nhận và đánh giá Vũ Trọng Phụng Mãi về sau khoảng những năm 1983 về sau này, tuy cũng có nói đến những hạn chế, nhược điểm trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nhưng khuynh

hướng chung là khẳng định đánh giá cao Vũ Trọng Phụng “văn nghiệp bất hủ”, “giá

trị tả chân mạnh mẽ” (Phạm Thế Ngũ)

Qua những bài viết về Vũ Trọng Phụng của các nhà nghiên cứu, có hai quan điểm song song nhau về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của ông, có quan điểm cho rằng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa ấy không phải là đầu độc con người với cái nhìn bằng cặp kính đen mà là giúp cho họ có cái nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn về con người, bản chất tự nhiên trong con người, thấy được cái xấu, cái ác để tránh xa,

để con người không rơi vào trầm luân và tội lỗi Có quan điểm lại cho rằng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa gieo vào lòng người cái nhìn bi quan, thiếu lạc quan, thiếu tin tưởng vào cuộc sống vào con người Trong việc nghiên cứu đề tài của mình, người viết

Trang 15

không đi vào phân tích những nhận định trên là đúng hay sai, bởi ai cũng có lí do khi đưa ra ý kiến của mình Người viết chỉ thông qua việc nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm của nhà văn họ Vũ, qua đó đưa ra cách nhìn nhận một cách khách quan nhất về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Tất nhiên trong bài viết, người viết sẽ sử dụng đến những nhận định của những người nghiên cứu đi trước để làm rõ thêm về tác phẩm cũng như những bước thăng trầm của tác giả để mọi người có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan và toàn diện hơn

3 Mục đích yêu cầu

Đề tài “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” là một đề tài mới và hấp dẫn đối với người viết Khi mới nhận đề tài, dù chưa hiểu rõ được đề tài và chưa biết mình sẽ nghiên cứu, sẽ viết như thế nào? Nhưng trong thâm tâm của người viết luôn nghĩ rằng mình phải thật cố gắng, dồn hết công sức, trí tuệ, thời gian để hoàn thành công việc với một tinh thần thái độ nghiêm túc và lòng say mê nhiệt thành của mình để hoàn thành tốt đề tài luận văn này Sau khi tìm hiểu rõ về đề tài, với số lượng kiến thức còn hạn hẹp của mình, tài liệu nghiên cứu về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì không nhiều và vấn đề ấy cũng rất trừu tượng đã gây một số khó khăn cho người viết Mục đích của người viết là dựa trên những tài liệu có sẵn, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, những kiến thức lí thuyết, phân tích tổng hợp để đi sâu vào khai thác từng sự kiện, từng chi tiết cụ thể của vấn đề Từ đó sẽ làm tốt được đề tài giúp cho người viết có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn, có hệ thống hơn về nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Đồng thời, đánh giá đúng vị trí của tác phẩm Vũ Trọng Phụng có yếu tố tự nhiên chủ nghĩa đối với văn học Việt Nam, xã hội Việt Nam trong thời buổi đương đại và hiện đại Đối với đề tài “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một

số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, một mặt ta thấy được những thành công của khoa học tự nhiên đi vào trong văn học nó có những ưu điểm nhưng mặt khác nó có những hạn chế Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đã gieo vào lòng người sự bi quan ở chính họ, không thấy được tương lai tốt đẹp và cách sống thanh cao giữa con người với nhau Đó là hai chủ điểm đặc trưng trong sáng tác của một hiện tượng văn học, có đầy đủ hai mặt và tồn tại trong cuộc sống của chúng

ta

Trang 16

4 Phạm vi nghiên cứu

Vũ Trọng Phụng là nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán nhưng trong tác phẩm của ông tần số xuất hiện yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khá cao Phạm vi về vấn đề này rất rộng, ở đây người viết không nghiên cứu hết toàn bộ tác phẩm của Vũ Trọng

Phụng, mà chỉ tập trung nghiên cứu ở một số tiểu thuyết như: Giông tố, Số đỏ, Làm

đĩ để từ đó làm nổi bật vấn đề “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết

của Vũ Trọng Phụng”

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đưa đến thành công trong mọi công việc bao giờ chúng ta cũng phải có những phương pháp nhất định Tùy vào tình huống, tùy vào công việc mà có những phương pháp riêng, cách vận dụng cho phù hợp Để thực hiện tốt đề tài này, người viết đã vận dụng phối hợp nhiều phương pháp lại với nhau Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sưu tầm, tìm đọc một số tài liệu để làm tư liệu tham khảo Khi đã tìm hiểu đọc tài liệu sách báo xong, người viết chọn lọc, tìm tòi các ý kiến của các nhà nghiên cứu, đối chiếu lại với nhau để đưa ra những ý kiến thật xác đáng Sau

đó, sử dụng một số phương pháp như: chứng minh, phân tích, tổng hợp, và lí giải, trình bày vấn đề theo cách hiểu của mình để đề tài được hoàn thiện hơn Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác, tất cả không ngoài mong muốn là làm cho đề tài được hoàn chỉnh một cách tốt nhất

Trang 17

được mệnh danh là: “ông vua phóng sự đất Bắc” Cái làm nên ngôi vị “ông vua

phóng sự đất Bắc” ấy của nhà văn họ Vũ, không phải chỉ ở chỗ ông viết khỏe, viết

toàn những phóng sự dài về những vấn đề thuộc loại quốc nạn như tham nhũng, cờ bạc, mãi dâm… mà chủ yếu là ở cách làm phóng sự rất sắc sảo, khôn ngoan, độc đáo, vượt lên trên các nhà phóng sự đương thời và cho đến bây giờ chưa có ai kế vị nổi

ngôi vị ấy Ông có hàng loạt phóng sự đặc sắc như: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ

lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937,

v.v… Phóng sự là một thể văn tư liệu, nó sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ, v.v… nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về những hiện tượng trong xã hội, cung cấp những thông tin tư liệu chính xác và nóng hổi có tính thời sự chung quanh những vụ việc nào đó đang được công luận chú ý, tìm hiểu và mong muốn giải quyết một cách thỏa đáng Qua những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng cho ta thấy những sự việc ông

đề cập đến, những vấn đề ông nêu ra đều là những vết thương xã hội hết sức nhức nhói như cứa vào lòng độc giả Tài năng của người viết phóng sự thể hiện trước hết là cách tiếp cận sự thật Phóng sự của nhà văn họ Vũ có cách tiếp cận rất riêng, rất sáng tạo Phóng sự của ông xuyên thẳng vào từng ngóc ngách của sự thật, là những cuộc săn lùng tận hang ổ của những tội ác hoặc sự điều tra từ bên trong những tệ nạn, những thảm trạng xã hội để tìm ra mặt trái của con người, của cuộc đời Ông đã thu thập được nhiều chứng cứ, khai thác được nhiều tư liệu để minh chứng cho bức tranh

Trang 18

cuộc sống ngồn ngộn chất hiện thực của mình Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng đã đưa người đọc thâm nhập vào thế giới cờ bạc của những tay cao thủ

Hà Thành thời bấy giờ như Ấm B, Thượng Ký, Cả Ủn, Tham Vân, Tham Ngọc, Ký

Vũ, Ba Mỹ Ký,… với những thủ đoạn tinh vi mánh lới, táo tợn, bịp bợm trắng trợn của làng cờ bạc như: các ngón bịp, lối đánh nhị cập nhất, lối hút nọc,… Tác giả đã dẫn dắt chúng ta thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cái nghề nguy hiểm và bẩn thỉu này Làng bịp hiện ra với đội quân đông đảo gồm những tên trùm và dưới chúng là lớp đàn em, đồ đệ mỗi người một việc, người thì dắt “mòng”, người thì giữ két của làng bịp,… Bọn chúng còn có cả một xưởng chế tạo khí giới, chuyên sản xuất ra những khí giới dùng để lừa đảo, gian lận muôn hình vạn trạng, từ bài tây đến tổ tôm, xốc đĩa,… đều có thể lừa bịp được Cả một xã hội quay cuồng đảo điên trong những

“cạm bẫy” chết người Với tài quan sát của Vũ Trọng Phụng không một ngón nghề nào, một thủ đoạn nào có thể qua được mắt ông Những trang viết của Vũ Trọng Phụng đầy ắp các chi tiết, các sự kiện, các vụ việc… khiến cho có lúc ông đã bị coi là

kẻ ăn chơi, trác táng, bởi sự nhập vai quá tài tình của mình Cạm bẫy người đã giăng

bẫy người đọc ở sự chân thực của chi tiết, ở sức mạnh của chính sự thật đời sống Người đọc không thể không bị cuốn hút vào cái thế giới ma quái đó, và dường như càng đọc càng có nhu cầu muốn khám phá cái hiện thực đang hiện hữu trước mắt, có

lẽ trong những cây bút viết phóng sự chỉ có tài nghệ của Vũ Trọng Phụng mới đưa lại cảm giác đó cho người đọc mà thôi Chính khả năng “đột nhập” tinh tế vào các tổ chức trong làng bạc bịp, đã khiến tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trở nên sinh động cụ thể và có giá trị tố cáo sâu sắc Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, thế giới cờ bạc của Hà Thành thật đáng sợ, nó hoành hành ngay trước mặt của pháp luật Nó tàn phá đến tận gốc lương tâm, đạo đức: con thịt cha, cháu thịt chú, đẩy biết bao con người vốn lương thiện xuống hố sâu của tội lỗi, xuống vực thẳm của cuộc đời

Nếu như Cạm bẫy người tác giả đề cập đến những mánh lới tinh vi trong nạn

cờ bạc thì đến Kỹ nghệ lấy Tây tác giả lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của các

“me Tây” xung quanh trại lính lê dương vùng Thị Cầu, Bắc Giang để chứng kiến cuộc sống vợ chồng theo kiểu “tiền trao cháo múc”, lấy nhau vì tiền của họ Người đầu tiên đặt nền móng cho nghề này là bà đội Chóp (vị sư tổ) – người đã có can đảm đánh trống cho chị em hậu sinh, động viên khích lệ họ không phải “nơm nớp” lo sợ những ông khổng lồ tóc đỏ, mắt xanh Sau bà đội Chớp là bà Kiểm Lâm, bà cai

Trang 19

Budich, cô Duyên, cô Tích, cô Ái Thế giới của những “me Tây” rất phong phú và đa dạng đủ mọi lớp người trong xã hội từ những cô thục nữ thanh tân đến những người phụ nữ góa chồng đều hiện diện để góp phần làm cho bức tranh hiện thực càng thêm náo động và cũng thực chua chát cho những chị em đất Việt Lớp người già như bà Kiểm Lâm, bà cai Budich, đi trước chăm lo truyền nghề, đào tạo cho lớp người trẻ như cô Ái, cô Tích, cô Duyên… Nghề này không vất vả như nghề cờ gian bạc lận khác nhưng có lúc phải đến cười ra nước mắt, họ đấu đá nhau, tranh giành nhau, phá giá nhau, hớt tay trên của nhau… để mà sinh tồn giữa các “me Tây” đồng nghiệp của mình Tác giả có lối viết thật là hóm hỉnh và có duyên Nhưng tiếng cười vừa dứt, dư

vị để lại sao mà cay đắng, chua chát Vì sao mà những người đàn bà vốn lương thiện,

có người từng có một thời thanh xuân đầy mộng ước kia lại đến nông nổi phải làm

cái “nghề” mà chính họ cũng thấy là đáng khinh, là đồ bỏ đi Thực chất đây là một thứ mãi dâm mạt hạng: làm “điếm” kiêm luôn đầy tớ có hạn cho những tên lính viễn

chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh và thường là những con sâu rượu thô bỉ Nhưng mà

cái “nghề” này thì làm sao mà làm mãi được? Lại còn biết bao đứa con lai đẻ ra một

cách bất đắc dĩ? Đằng sau cái “kỹ nghệ” ấy là biết bao cuộc đời biết bao số phận đắng cay nghiệt ngã, tối tăm, tủi nhục của những người đàn bà bị đẩy đến bước đường cùng Với thiên phóng sự này, Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc tái hiện cuộc sống của đám “me Tây” với những thăng trầm của nó, không chỉ dừng lại ở việc phê phán nó mà ít nhiều còn bày tỏ nỗi xót xa, thông cảm có pha chút hài hước

cho cuộc đời éo le, ngang trái của những người phụ nữ lấy Tây vì tiền: “chúng tôi lấy

họ vì tiền chứ không bao giờ vì tình cả” [1; tr.20] Những thiên phóng sự của Vũ

Trọng Phụng có giá trị và ý nghĩa xã hội thật sâu sắc Tài viết phóng sự của ông ngày càng được khẳng định Sự thật được phơi bày ở mọi tình tiết, tình huống, lối dẫn dắt truyện sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ đời thường chen lẫn với tiếng Tây bồi của các

me tạo thêm tính chân thật và hài hước cho câu chuyện Nhà văn Phùng Tất Đắc đã

“đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có

thể vạch phương hướng cho văn nghệ… giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này” [14; tr.137]

Tất nhiên tiếp cận sự thật không phải là tất cả nghệ thuật viết phóng sự Nhưng cách tiếp cận có ý nghĩa quyết định đối với sự khai thác tư liệu sẽ đạt được hiệu quả điều tra như thế nào: sâu hay nông, mới mẻ hay nhàm chán… Nhưng có tư liệu rồi thì

Trang 20

phải làm sao cho nó không phải chỉ là những tư liệu chết Mỗi thông tin phải là một hình ảnh sống động, mỗi con số phải biết nói, phải có hồn, được như thế phóng sự sẽ trở thành văn chương Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực việc thực Tác giả phóng sự thường là những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan trọng không chỉ làm cho họ là những người đưa tin mà còn là người phân

tích độc lập, đáng tin cậy Với Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra là một

ngòi bút có khả năng phân tích và lí giải một cách sâu sắc nhiều hiện tượng xã hội Ông đã đi sâu vào từng ngõ ngách, tìm hiểu cả những lí lịch phức tạp của những chị sen, anh nhỏ Ông còn truy đến tận tường nguồn gốc của những cái chợ bán người Ông còn tường tận dõi theo cuộc ra đi của những đoàn người lam lũ, rách rưới lũ lượt kéo nhau về Hà Nội: những người nông dân bị xua đuổi khỏi quê hương do đủ thứ tai họa vào họ: nào là nạn lũ lụt, hạn hán, nạn sưu thuế nặng nề, nào là nạn quan lại cường hào, nạn đình đám xôi thịt,v.v… Họ luôn hướng về Hà Thành – cái nơi ánh sáng rực rỡ đêm đêm – họ dấn thân không quản ngại nắng mưa gian khổ, mong tìm ở đấy một thiên đường để họ có được công việc làm, chén cơm manh áo Nhưng có ngờ

đâu rằng cái nơi Hà Thành rực rỡ nguy nga tráng lệ ấy lại gọi họ đến “để chết đói một

lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà Nó đã làm cho giá con người phải ngang hàng với giá loài vật; nó đã làm cho bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm.” [10; tr.333] Cơm thầy cơm cô là một thiên phóng sự về Hà Nội thời cũ

Nó không phải là một nơi thơm tho hoa lệ như trước mắt chúng ta mà ẩn đằng sau ấy

là sự tối tăm, đầy rẫy những cạm bẫy, là một cái chợ bán người, là những nam, phụ, lão, chào đón khách với giá rẻ mạt, bãi chứa hàng tồn kho ế ẩm, là nơi mà người ta phải nằm ngồi trên những cống rãnh, những đống rác sặc mùi cá thối, mùi phân, mùi

bùn,… Theo bước chân của những người đi ăn đi ở trong Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng

Phụng còn nhập sâu vào gan ruột xã hội thị dân Hà Nội lúc bấy giờ Cuộc điều tra từ sâu xa bên trong, tác giả họ Vũ đã phát hiện ra biết bao nhiêu tấn bi hài kịch giữa bố

và con, giữa vợ và chồng, giữa chủ và tớ, khiến cho ta phải kinh ngạc về thế giới loài người Có lẽ trong cuộc sống văn học thời kì 1930 – 1945, không có tập phóng sự

nào có được giá trị hiện thực sâu sắc như vậy Ai đã từng đọc qua Cạm bẫy người

chắc cũng nhận thấy rằng ngòi bút phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã đạt tới một độ rất cao trong nghệ thuật Không những ngòi bút ấy đã ghi được sự thực, lại còn ghi

Trang 21

được cả cái thực trạng của sự thực nữa: ghi được cái trạng thái biểu hiện trong chớp mắt, cái trạng thái phức tạp hỗn độn và bình dị linh hoạt của sự thực hàng ngày xô đẩy quanh mình

Nếu phải giới thiệu thiên Kỹ nghệ lấy Tây về phương diện phóng sự, thì tài

nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế

hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời Thời buổi ấy gây cho chúng ta nhiều điều bi phẫn, nhưng đứng vào phương diện một nhà cầm bút, thì buổi đời lại mở ra nhiều vùng đất mới màu mỡ để tài năng và nghệ thuật trổ hoa Thời buổi ấy chứng kiến một biến đổi lạ lùng, có một không hai trong lịch sử Chỉ trong vòng ngoài năm mươi năm, bao nhiêu lề thói, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu hình dạng của bốn nghìn năm

đã bị lung lay tới tận gốc rễ Vậy hiện tượng của cuộc biến đổi ấy như thế nào, sức xung đột của Đông – Tây ảnh hưởng vào đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ra sao, đó chẳng phải là những điều nên mô tả cho đời sau biết ư? Được cái vinh dự sống trong một thời cuộc độc nhất của lịch sử, nhà cầm bút há chẳng nên tiến thẳng vào trung tâm thời cuộc mà tìm tòi, xem xét, suy nghĩ, ghi chép những thực trạng người trước chưa ai gặp thấy, những sự trạng người sau không thấy nữa, những thực trạng chỉ riêng mình được mục kích mà thôi sao?

Vũ Trọng Phụng với óc quan sát tinh tế sắc sảo, một khả năng có thể tóm bắt được nhiều mẫu người khác nhau chỉ bằng vài nét phác họa trên những trang viết của mình Nhiều chương viết thật tài năng, nó vừa có giá trị tư liệu vừa có giá trị nghệ thuật, đặc biệt là những đoạn đối thoại đầy kịch tính Ông còn có cả lối kể chuyện hết sức hoạt bát và tự nhiên, thoải mái và vui tươi Ông còn có cả tài mô tả đám đông, hỗn tạp phơi bày tất cả những thực trạng cuộc sống của những người thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội ngày trước Nhà văn dẫn dắt các tình tiết và các tình huống một cách rất linh hoạt, nhà văn đã sáng tạo ra những nhân vật khá độc đáo: nhân vật “tôi” một nhân vật không phải là tác giả nhưng đó lại chính là tác giả Cách ăn nói sắc sảo, thông minh và có duyên

Trong Cơm thầy cơm cô tác giả đã từng viết: “người phu xe biết hết mọi sự

độc ác của loài người hơn là một học giả Người bồi săm biết hết mọi sự dâm đãng của loài người hơn là một nhà giải phẫu học Và một kẻ đi ở thì cũng biết rõ những

Trang 22

tính tình của loài người hơn là một nhà văn sĩ tả chân.” [10; tr.371] Ngòi bút phóng

sự của Vũ Trọng Phụng chính là đã quan sát, đã tường thuật và kể lại bằng con mắt

và tấm lòng của những phu xe, những người đi ở ấy Đối với cây bút viết phóng sự điều quan trọng không phải là chuyến đi thực tế dài hay ngắn mà là ở tấm lòng có thật sự tâm huyết, thật sự nhập cuộc vào những điều mà mình tìm hiểu và thuật kể hay không Cái tài năng của Vũ Trọng Phụng chính là ở tấm lòng đau đớn và đầy căm phẫn của một trí thức nghèo, bị giày xéo và lăng nhục bởi cái xã hội xây dựng trên nguyên tắc của quyền lực bất công và đồng tiền phi nghĩa Có tấm lòng ấy như

có viên đá nam châm để nắm bắt nhanh những cảnh đời, những kiểu người, những chi tiết mà các cây bút khác có nhìn mấy, tham quan mấy cũng không nhìn ra được

Từ phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây đến Lục xì Vũ Trọng Phụng chẳng những không hề

né tránh, mà còn tỏ ra sắc sảo, mãnh liệt một cách thật đặc biệt mỗi khi mô tả cái dâm

Trước cái dâm, nhân vật của Vũ Trọng Phụng như mất hẳn cái “phong độ” thường ngày mà hiện nguyên hình là những kẻ bị bản năng sinh lý chi phối Cái Đũi,

cô gái quê trong trắng thật thà trở thành người đàn bà dâm bôn đủ mánh khóe nhà

nghề, ngang ngược sành sỏi lẽ đời Bà Cai kể: “Mỗi khi người đàn bà bỡ ngỡ nghĩ

đến sự trao xương gửi thịt cho những người xa lạ ấy mà nơm nớp lo sợ, mà trù trừ đắn đo, thì hầu như có linh hồn của tổ sư hiện lên an ủi rằng: Không sợ! người Tây văn minh ra phết, họ không ăn thịt mình, cứ lấy bừa đi” [10; tr.233] Không chỉ đặc

biệt sắc sảo trong việc miêu tả cái dâm, Vũ Trọng Phụng còn thật tinh quái trong việc miêu tả cái đểu Cái nhìn bi quan của nhà văn khiến ta chỉ thấy cái cõi đời chỉ là một thế giới của bao nhiêu cạm bẫy con người bày đặt sẵn để lường gạt nhau, hãm hại nhau làm cho nhau điêu đứng, cho nhau khốn khổ, khốn nạn Hệ quả là, sáng tác của Vũ Trọng Phụng tạo ra cả một thế giới vô vàn những kẻ đểu cáng Có những tổ chức tội ác với những tên “trùm”, được mệnh danh là “giáo sư quỷ thuật” chuyên sống bằng nghề cờ bạc bịp, nắm trong tay hàng trăm tên đầu trâu, mặt ngựa, du côn, lừa đảo đủ loại Kẻ sành sỏi, thạo đời cũng khó thoát được cạm bẫy Biết bao nhiêu

kẻ “lâm nạn” không thể hiểu vì sao và vì đâu

Các sòng bạc công khai hay bí mật là “đồng nghiệp” nhưng cũng là “kẻ thù”, sẵn sàng thanh toán nhau theo “luật” của giới giang hồ cùng trăm phương ngàn kế

để cứ mỗi mùa săn (kỳ lĩnh lương của công chức, kỳ thu thuế của chức dịch, hào lý)

Trang 23

là lập tức ra quân Con trai có thể coi bố là “mòng” để mời bạn bịp tài bàn về “thịt”,

và gọi kẻ “giết bố để cứu con” ấy là “ân nhân” Một ông cầm tiền đi cắt thuốc cho đứa con đang ốm thập tử nhất sinh, chẳng may rơi vào “vòng ngắm” của dân làng bịp, thế là sa hố Không chỉ có dân làng bịp mới giăng cạm bẫy Trong cái thế giới

đó, con người đối xử với nhau theo nguyên tắc “cho vào tròng” Một cô Duyên đang sống yên ổn cái đời cô gái quê, bỗng một hôm gặp “anh đi đường cái quan” Người

ấy nói với Duyên vào nhà kia “trò chuyện” một đêm Duyên gật đầu, sáng hôm sau người ấy không biết bảnh mắt đi đâu, làm cho Duyên phải tháo đôi khuyên bạc và rồi Duyên phải sung vào cái đội quân “kỹ nghệ lấy Tây” Một thằng “cơm thầy cơm

cô” chính hiệu bị ông già của chủ đánh chửi liền lập tức nghĩ ra một kế: “đem cứt chó

để lên đầu cái phản dưới bếp chỗ ông cụ ngủ Thế là lão già trúng kế, tìm xe điếu vụt

cả ba con chó” [10; tr.369] Tên đầy tớ liền mách chủ thì lão chủ chửi cả tiên sư ông

cụ, nghĩa là chửi bố Con sen Đũi cho cậu con nhà chủ vào tròng bằng cách “rình

những lúc đêm khuya, cậu mà cầm đèn đi vào nhà sau thì trên tấm chõng tre hai cái đùi nõn trắng hếu của con sen, lại cứ phô ra như đấu xảo! Từ đêm ấy trở đi có đêm cậu đi tiểu có đến tám mươi nhăm lần Đến lần tám mươi sáu, cậu vừa nhịn thở, rón rén để tay vào cái đùi non thì con sen nhỏm ngay dậy, tỉnh ngủ một cách bất ngờ Cậu phải bịt miệng nó một đồng bạc!” [10; tr.345] Sống trong một xã hội “chó đểu”

nên nhân vật của Vũ Trọng Phụng, dù không nói ra nhưng lại thường xuyên tâm niệm

“phải đểu để nó không đểu được với mình” và chẳng phải ngẫu nhiên, chúng chỉ

muốn trả thù (Trùm Ấm B trong Cạm bẫy người, bà Kiểm Lâm trong Kỹ nghệ lấy

Tây ) Điều này có thể còn liên quan một cách biện chứng với tâm trạng phẫn uất ở

chính Vũ Trọng Phụng, khiến ông sáng tạo ra loại nhân vật như thế để giải tỏa những bức xúc luôn sôi sục trong bản thân mình

Vũ Trọng Phụng không chỉ miêu tả thật sắc sảo cái dâm và cái đểu mà còn thật

sự có biệt tài trong việc mô tả cái thói ích kỷ của con người Trong phóng sự Cơm

thầy cơm cô, nhà phóng sự cho người đọc chứng kiến cái thói ích kỷ ghê gớm của

tầng lớp tư sản, cái tầng lớp vẫn tự mệnh danh là “thượng lưu” Ấy là chuyện giữa

hai vợ chồng nhà kia bỗng “xảy ra cả một cuộc khẩu chiến đại kịch liệt” [10; tr.344] Nguyên do chỉ là vì bà vợ đã quên “dặn con sen mua một hào thịt quay thì phải mua

làm hai lần, mỗi lần một gói năm xu để cho nhà hàng phải thêm, thì mua được rẻ”

[10; tr.344] Đó là một điều không thể tha thứ được cho bà! Con người trong cái nhìn

Trang 24

bi quan của Vũ Trọng Phụng không chỉ lôi thôi bởi cái tính dâm, đáng ghét bởi cái tính đểu, đốn mạt bởi tính ích kỷ mà còn đáng khinh, đáng cười bởi sự tha hóa về đạo đức và tính dối trá

Phóng sự Vũ Trọng Phụng có cả một “giới” người bị lụi tàn vì hành nghề cờ gian bạc bịp Đám “dân” làng bịp từ Trùm Ấm B đến đám thuộc hạ như Tham Ngọc,

Ký Vũ, đều là những kẻ lưu manh tàn độc Nạn cờ bạc cũng biến những người vốn sống lương thiện thành những kẻ tán tận lương tâm, mất hết nhân cách

Sống trong cái xã hội thị thành, giả dối thời thuộc địa, nhiều người trong giới

Cơm thầy cơm cô nhanh chóng biến chất: “mới ra tỉnh thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ mà ở được vài tháng thì ăn cắp như ranh, ăn bớt như quỷ” [10; tr.372] Có đầy tớ trai bỏ

thuốc độc định giết cả nhà chủ; đốt nhà, dẫn cướp vào nhà Có đầy tớ gái (như con sen Đũi) lập mưu khiêu dâm làm hư hỏng con chủ Vì tiền, nhiều me Tây trở thành những người đàn bà sa vào bùn, thành những con quỷ Qua những đầy tớ, nhà phóng sự khám phá ra một sự thật “hãi hùng” của tầng lớp gia chủ: sự vô đạo trong quan hệ cha con, vợ chồng, sự vô luân đồi bại giữa chủ và đầy tớ

Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, rốt cục, Vũ Trọng Phụng hiện ra như một nhà văn bi quan Đặt tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bên cạnh văn chương của nhiều người khác – những loại văn đôn hậu, đầm ấm giống như những thứ thuốc uống quá liều một chút cũng chẳng sao – văn ông giống như một thứ kháng sinh mạnh, dùng quá liều là gây nguy hiểm Tuy nhiên, nếu nghề y còn cần đến những thứ thuốc người ta xếp vào các loại thuốc độc bảng A, bảng B độc để cứu người thì cuộc đời vẫn cần đến văn Vũ Trọng Phụng Tuy cái nhìn bi quan, văn ông giống như một lời cảnh tỉnh: con người cần có những chuẩn mực Sự dẻo dai dễ thích ứng sẽ trở thành tai vạ, khi con người chỉ biết đến những mục đích trước mắt, chỉ biết đến dối trá và vụ lợi

Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng phụng là cả một

sự tìm tòi khám phá, đó là cá tính sáng tạo của riêng ông, đồng thời cũng chứa đựng

cả tấm lòng tâm huyết của một cây bút “dấn thân” Phóng sự của Vũ Trọng Phụng là

cả một kho tư liệu dồi dào, phong phú về những mặt trái của cuộc sống và con người trong cái xã hội thuộc địa Những vấn đề mà tác giả đề cập trong các phóng sự như: tham nhũng, mại dâm, nạn cờ bạc bịp, lấy Tây, những kẻ đi ở… có một giá trị nhân sinh sâu sắc, vì đó cũng còn đang là vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay Những

Trang 25

thiên phóng sự đầy sự sáng tạo đặc sắc ấy của Vũ Trọng Phụng đã đặt cơ sở, nền

móng cho những tiểu thuyết phóng sự: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ,…

1.2 Những khám phá sắc sảo, những sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết

Là một nhà văn đa tài, sáng tác nhiều thể loại khác nhau, bên cạnh truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết cũng là một thể loại mang nhiều dấu ấn của nhà văn

Vũ Trọng Phụng Ông để lại rất nhiều tiểu thuyết xuất sắc như: Dứt tình, Giông tố,

Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Quý phái, Trúng số độc đắc, Người tù được tha,… Hơn nữa thế kỉ đã trôi qua, với bao nhiêu là sự đổi thay của đất nước, sự chứng

kiến của các thế hệ, nhiều tác phẩm của nhiều tác giả đã trở nên ngày càng lạ và đi vào sự lãng quên Nhưng ở Vũ Trọng Phụng thì ngược lại, từ con người cho đến tác phẩm luôn trở thành vấn đề tranh luận, bàn cãi của các thời đại, trong thời đại của ông cho đến tận bây giờ Tác phẩm của ông theo thời gian luôn được nhiều độc giả quan tâm và được đánh giá cao Có rất nhiều công trình nghiên cứu, khai thác về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh ở những sáng tác của ông

Vũ Trọng Phụng, ông viết rất nhanh Đọc tác phẩm của ông ta thấy nhịp hối hả của thời gian, dường như không có thời gian để chỉnh sửa lại những gì chưa hoàn chỉnh Ta cứ hình dung xem chỉ một năm 1936 ông đã viết bốn tiểu thuyết, một thiên

phóng sự và hàng loạt các truyện ngắn khác, trong đó những tiểu thuyết như: Giông

tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ đã làm nên tên tuổi của ông cũng như làm nên vinh dự cho

tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Trong giới tiểu thuyết những năm ba mươi của thế kỉ

XX, Vũ Trọng Phụng có con đường đi rất riêng, rất khác biệt với các tác giả viết tiểu thuyết cùng thời như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, nhóm Tự lực văn đoàn,… Vũ Trọng Phụng là nhà văn rất xông xáo, nhạy cảm với những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của thời đại Ông thấy rõ sự đểu cáng, kệch cỡm của xã hội đang tư sản, đang Âu hóa một cách nhố nhăng lúc bấy giờ Ông thấu hiểu tường tận lối sống sinh hoạt và tâm địa của bọn trưởng giả, những bọn luôn gieo rắc tai họa cho những người dân lương thiện, nghèo khổ, đang sống trụy lạc, thoái hóa mà không ngớt nói về văn minh, về công bằng, về lòng từ thiện,… Thông qua những trải nghiệm của mình, ông

đã miêu tả hết sức sắc sảo sinh hoạt và tâm lý của lớp người dưới đáy xã hội, nạn nhân của quá trình tha hóa, lưu manh hóa, băng hoại của xã hội Ngòi bút của Vũ

Trang 26

Trọng Phụng trào lộng, cay độc khi phanh phui những ung nhọt của xã hội, khi đả kích, chế giễu bọn trọc phú, bọn dối trá, đạo đức giả, xu thời; lại chu đáo trân trọng khi viết về những con người sống có lí tưởng, có nhân cách cao thượng, sống vì lợi ích chung của cộng đồng Vũ Trọng Phụng có khả năng chiếm lĩnh cuộc sống ở một tầm khái quát tổng hợp ít có ở những nhà tiểu thuyết cùng thời

Hiện thực cuộc sống được thể hiện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cả ở chiều sâu và chiều rộng, vừa có chất liệu sự kiện ngồn ngộn, bất ngờ vừa thể hiện một cách nhìn nhất quán và đầy bản lĩnh Do theo sát những vấn đề của cuộc sống, của thời sự, cho nên tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mang nhiều tính chất phóng sự

Sự kết hợp giữa tiểu thuyết và phóng sự là một cách tân của Vũ Trọng Phụng về mặt thể loại Những vấn đề có tính bức xúc và cấp thiết đến ngột ngạt của xã hội đương thời đang từng giờ, từng bước thôi thúc trái tim người nghệ sĩ Dòng thác cảm xúc tự

nó phá vỡ mọi sự bức xúc, tìm cho mình một hướng đi tới đích tối ưu Đó là quy luật của sự sáng tạo, cái cuối cùng của vần điệu của thể loại sẽ xuất hiện như một sự tức thời ngẫu nhiên của nó – một nhu cầu tự thân của nội tại Cũng giống như vậy, cảm quan nghệ thuật của một nghệ sĩ lớn, lại được nhân lên, được bổ sung bởi sự nhanh nhạy, năng động và sự tinh tế bức xúc của nhà báo, Vũ Trọng Phụng dường như đã chớp lấy thời cơ, nhanh chóng chọn cho mình một hình mẫu biểu đạt phù hợp với sở trường của mình Sự xuất thần văn chương ấy đã gần như vô thức chọn lựa cho mình

một hình thức biểu đạt tương ứng đó là phóng sự và tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ

đầy ắp những sự kiện nóng hổi – một sự phản ánh tức thời những biến động đang xảy

ra từng phút từng giờ trên đất nước ta những năm ba mươi Những mánh khóe, những thủ đoạn bóc lột, cấu kết giữa các thế lực, sự hình thành của tầng lớp tư sản bản địa,

sự suy đồi của đạo đức, cùng với thế lực đáng sợ của đồng tiền, phong trào văn minh

Âu hóa đang tràn khắp thành thị Sự xuất hiện của tầng lớp tiểu thị dân và lớp người

vô sản lưu manh hóa,… tất cả những phản ánh tức thời với đầy đủ thông tin rõ ràng được viết ra dưới ánh sáng chi phối của nhà phóng sự Nội dung hiện thực đã quy định hình thức sáng tạo của văn chương Sự kết hợp giữa phóng sự và tiểu thuyết đã làm tăng chất hiện đại cho tác phẩm của nhà văn họ Vũ và làm cho người đọc bây giờ ngạc nhiên và bất ngờ, thích thú

Với khả năng phát hiện nhanh nhạy những vấn đề đáng quan tâm nhất của thời đại mình, tài năng nhìn thấu suốt tâm lí và tính cách của đủ các hạng người, bản chất

Trang 27

của sự vật, có thể gọi nhà văn Vũ Trọng Phụng là “nhà tiên tri” dự cảm, dự báo được nhiều điều sẽ xuất hiện hoặc bộc lộ đầy đủ hơn về sau, nhà văn từ một lúc, một cái nhất thời đủ sức soi tỏ cái lâu dài, phổ biến của con người trong xã hội

Nét độc đáo và sức lôi cuốn của những tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng được thể hiện ở những phương diện: ngoài chất liệu cuộc sống còn có cốt truyện; chủ đề tư tưởng; nhân vật Ở ông, cốt truyện không rườm rà mà chỉ xoay quanh số phận của một vài nhân vật hoặc một gia đình Đây là những câu chuyện được rút ra từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày xung quanh Vũ Trọng Phụng rất ít viết về người nông dân

mà chủ yếu viết về nếp sống sinh hoạt của các tầng lớp viên chức, trí thức, tư sản, nhất là bọn dốt nát gặp thời, bọn lưu manh trụy lạc, sản phẩm của xã hội đương thời Ngòi bút của họ Vũ ít thơ mộng mà tỉnh táo hơn hẳn, sự thật dưới ngòi bút của ông trần trụi, “tàn nhẫn” để không ai có ảo tưởng được Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không phải là tiểu thuyết luận đề phổ biến như lúc bấy giờ, nhưng những bức tranh

mà ông trình bày trong tiểu thuyết đã thể hiện rõ tư tưởng của tác giả Ông luôn quan tâm đến những vấn đề xã hội chính trị lớn đương thời, ông tỏ ra rất ngây thơ mặc dù rất tự tin Nhưng nhìn chung ta thấy ông luôn dành thiện cảm cho những người dân lương thiện, những người sống trung thực, có lí tưởng,… Và ông có thái độ căm phẫn, khinh bỉ, phê phán bọn người giả dối, những thế lực phản động, bọn người lợi dụng sự khờ dại, bất hạnh, tai nạn của người khác, của những người thấp cổ bé họng

để làm giàu để thỏa mãn những nhu cầu lợi ích cá nhân Đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng độc giả thấy được hiện thực xã hội cuộc sống của những lớp người dân thường, làm cho ta không thể nào chịu được những thực trạng như thế Nhất định phải thay đổi, phải cải cách nhưng để cải cách như thế nào thì tác giả không nói ra và cũng không đề cập đến mà ông chỉ thể hiện cách nhìn và cách nghĩ của mình Ông luôn quan tâm đến những vấn đề chính trị nhưng ông không tham gia hoạt động chính trị, vì thế mà ông không bị ràng buộc và giải quyết vấn đề theo chính trị Ngòi bút tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng còn độc đáo, sắc sảo ở cách xây dựng hình tượng nhân vật Ông sáng tạo ra những hình tượng điển hình trong văn học

mà ít có nhà văn nào cùng thời có thể đạt được Nhắc đến nhân vật của Vũ Trọng Phụng người ta không thể nào quên được những cái tên như: Nghị Hách, Xuân Tóc

Đỏ, bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, thật là một đỉnh cao, độc đáo tài hoa của sáng tạo nghệ thuật Đó là những tính cách làm sống lại cả một thời đại, đồng thời nó còn thức

Trang 28

tỉnh người ta về sự tinh quái và sự trỗi dậy cái phần thuộc về bản năng, phần “con” trong mỗi con người Tính cách con người và cuộc sống xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp Có nhà văn thì khai thác những mặt sáng, nét tốt đẹp trong con người nhưng có nhà văn thì đi sâu vào khai thác mặt tối, những góc khuất ẩn đằng sau những mặt sáng của tính cách Tất cả đều làm cho con người hiểu đúng về mình, sống xứng đáng hơn Biệt tài của Vũ Trọng Phụng là chỉ qua một cái tên, một vài câu nói, một vài chi tiết tiêu biểu đặc trưng đã đủ sức khắc họa nên những nhân vật, những tính cách có một không hai, không trùng lắp, không trộn lẫn với một ai

Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ đều có khuôn mặt riêng và rất sống động Một điều lạ làm người ta rất ngạc nhiên ở nhà văn họ Vũ này là ở tuổi đời rất trẻ, cuộc sống sinh hoạt trong hoàn cảnh sống như thế mà lại có sự hiểu biết và sự trải nghiệm

để dựng nên những bức tranh sinh động về cuộc sống một cách đa dạng và chân thực đến như vậy Nhân vật của Vũ Trọng Phụng không phải những người trí thức như Tú Anh, Phú, Nghị Hách, Long hay Hải Vân mới có đời sống nội tâm phong phú mà cả những người như Mịch, Xuân Tóc Đỏ,… họ cũng có những suy nghĩ về thân phận mình, về cuộc đời mình, về cuộc sống không đơn giản một chút nào Ông luôn miêu

tả những con người có cá tính, có ý thức về hoàn cảnh mình đang sống và họ luôn cố gắng để thích nghi, hòa hợp để có thể thoát khỏi những bế tắc Hoặc “vươn lên” hoặc lợi dụng thời thế để nổi danh, để hưởng thụ,… như Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh, Vạn Tóc Mai hay cả cô gái nhà quê như thị Mịch cũng vậy Hoặc những người như ông Hải Vân, Tú Anh, Phú, giáo Minh lại thoát ra khỏi hoàn cảnh bằng cách cố giữ gìn nhân cách của mình, sống có lí tưởng, chịu thiệt thòi, hi sinh để làm những việc có ích, để làm Cách mạng Nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng còn là con người công dân, con người xã hội Những con người ấy luôn luôn sống, luôn luôn vận động không ngừng không nghỉ trong một không gian rộng lớn và hàng loạt mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều Đó là hình mẫu của loại nhân vật hướng ngoại, luôn có xu hướng bung ra hết cỡ, muốn vượt rào, thoát ra khỏi cái tôi chật chội của mình, con người của những hành động, những mưu mô, những thủ đoạn Cái xấu, cái ác luôn tràn ngập trong xã hội lúc bấy giờ nhưng đâu đó vẫn còn

có những con người có phẩm chất cao cả, sống vì lẽ phải, cuộc sống không chỉ là bóng tối mà còn có ánh sáng, có thiên đường tươi đẹp và có hi vọng Nhưng cái hi vọng ấy quá mong manh nên sự bi quan vẫn còn tràn ngập trong tư tưởng của người

Trang 29

cầm bút Qua các nhân vật của Vũ Trọng Phụng, mỗi con người ai cũng có số phận, không ai có thể thoát khỏi số phận, trong cuộc sống vẫn có những thế lực chi phối nhất là đồng tiền và quyền lực Đó có thể được coi là định mệnh hay là quy luật của tạo hóa dành cho con người Vũ Trọng Phụng tin vào định mệnh nhưng ông vẫn chưa dám tin là con người có thể vượt lên trên định mệnh và hoàn cảnh xã hội để tự cứu lấy bản thân mình Tuy vậy, ông vẫn tin rằng cái xấu, cái ác có thể loại trừ có lẽ vì vậy mà ông đã dành hết tâm huyết của mình để sáng tác nên những tác phẩm phơi bày những cái xấu của con người để họ nhìn vào đó mà tự soi lại mình Ở những cây bút khác, nhân vật nhiều lắm là dăm bảy hạng người, trong đó có vài ba nhân vật

chính Còn ở nhà văn Vũ Trọng Phụng thì trong một tác phẩm chẳng hạn như Giông

tố, có thể quản lí vài ba chục nhân vật có tên, bên cạnh những đám đông không tên,

bao gồm hầu như đủ mọi tầng lớp xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ những tầng lớp dưới đáy đến bọn thống trị chóp bu: nông dân, thợ thuyền, dân nghèo thành thị, lưu manh, gái điếm, cung văn, thầy bói, bồi bếp, thống ký, lính tráng, mật thám, gái quê, gái tân thời, cường hào, địa chủ, tư sản, quan lại cấp huyện tỉnh, Tây buôn, Tây cai trị, trí thức, nhà báo, đồ nho, đồ Tây và cả những nhà hoạt động chính trị đủ các

xu hướng… Trong Số đỏ, Vỡ đê hệ thống nhân vật cũng không thua kém trong Giông

tố bao nhiêu Nếu có bớt đi hạng người này thì lại thêm vào loại người khác Chẳng

hạn, Số đỏ thiếu hẳn những nhân vật nông thôn, nhưng lại thêm biết bao nhân vật thuộc những tầng lớp xã hội, những nghề nghiệp không có trong Giông tố: me Tây,

cảnh sát, đấu thủ quần vợt, hội trưởng hội phật giáo, hội viên hội Khai Trí Tiến Đức, triết gia, đốc tờ Tây, lang băm ta, nhà cải cách xã hội, họa sĩ Âu hóa, thi sĩ lãng mạn, chủ hiệu thuốc lậu kiêm chủ khách sạn,… và đặc biệt bọn thống trị cao cấp: Toàn quyền, Thống sứ, vua Nam, Vua Xiêm, cố vấn Nhật,…

Trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là một không gian nghệ thuật rộng lớn mang tầm vĩ mô hơn so với các tác phẩm cùng thời Hiện thực trong tác phẩm luôn

có xu hướng vươn tới hiện thực cuộc đời, tác phẩm luôn có kích cỡ gần với cuộc đời, như cuộc đời So với các tác phẩm cùng thời như của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao thì không gian trong tác phẩm của các nhà văn ấy hẹp hơn, kết

cấu đơn giản hơn Tắt đèn là cuốn tiểu thuyết hay nhưng không gian của Tắt đèn là

một không gian hẹp tấn bi kịch của nông thôn trong mùa sưu thuế với một không gian chật chội, ngột ngạt, căng thẳng được xác định trong một phạm vi cục bộ từ làng

Trang 30

Đoài Thôn sang Đông Xá, có thêm đôi nét về một chút phủ đường là hết Còn thời

gian thì chỉ trong dăm bữa nữa tháng trong một mùa sưu Trong Bỉ vỏ của Nguyên

Hồng tuy có dài rộng hơn đôi chút về không gian, thời gian Song cũng chỉ tập trung vào việc miêu tả cuộc sống của một mảng đời sống thành thị – kiếp đời của lớp người lưu manh, sống ngoài vòng pháp luật bị săn đuổi, bị dồn vào ngỏ cục, tuyệt vọng dưới lớp đáy của xã hội Còn trong tác phẩm của Nam Cao lối kết cấu còn hẹp hơn, nhân vật thì vô cùng ít ỏi Nhân vật của ông thường co lại sống nội tâm, tự giày vò,

mổ xẻ chính mình Không gian và phạm vi hoạt động của Chí Phèo chủ yếu được khoanh lại chỉ ở làng Vũ Đại, chỉ vẻn vẹn mấy trăm bước chân, từ cái lều của Chí đến nhà Bá Kiến, đến vườn chuối gần túp lều của Chí là hết Trong tác phẩm mặc dù Chí

có đi ở tù, nhưng nhà tù chỉ là cái bóng mờ nhạt được nhắc tới như cái cớ văn chương Trong khi đó trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng với một không gian, thời

gian rộng lớn hướng tới tầm vóc vĩ mô Tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ ta thấy một

không gian vô cùng rộng lớn Từ làng Quỳnh Thôn hẻo lánh xơ xác của ông đồ Uẩn đến một tỉnh lỵ kia có những dinh thự sang trọng uy nghi của bọn công sứ, tổng đốc,… từ cái ấp Tiểu vạn trường thành của Nghị Hách ở vùng đồi núi trung du, giống như lâu đài thành quách của một tên chúa phong kiến một thời nào, đến những phố xá đông đúc của Hà Nội, Hải Phòng với những tiệm ăn, tiệm hút, khách sạn, sang có, hèn có, nơi ra vào của những thằng Vạn Tóc Mai nhếch nhát hôi hám, hoặc của những cô Loan cô Tuyết diện ngất, tiêu tiền như rác, từ những dòng sông êm ả trôi dưới ánh trăng, từ những con đường quê vắng vẻ chạy qua những cánh đồng xuyên qua những bãi ngô, bãi mía để dẫn tới một chân trời heo hút nào, đến vùng bờ biển Quảng Yên, Móng Cái mênh mông sóng gió, nơi ông già Hải Vân từ biệt Tú Anh

trong một đêm đầy giông tố Giông tố là bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam

những năm 1930, ở đó có nông thôn ngột ngạt với những tập tục lỗi thời và lạc hậu

Có thị thành kiêu sa và nghèo khổ, có trung du, miền núi, vùng biển – trải ra trên một

không gian dài như đất nước Thời gian xuyên suốt mấy chục năm, mấy thế hệ Số đỏ

là toàn bộ thành thị với tất cả ngõ ngách, xó xỉnh, từ nhà ra đường đến sân banh, sở Cẩm vào tận nhà săm, chùa chiền, khách sạn Cả một thành thị nhộn nhịp, sống động

Vì thế Số đỏ có thể coi là toàn thư tổng hợp về đời sống thành thị vào giai đoạn lịch

sử những năm “văn minh”, “Âu hóa” ấy Giông tố và Số đỏ có kích cỡ rộng hơn, sâu

hơn, vượt lên trên tác phẩm đương thời

Trang 31

Những tiểu thuyết thành công nhất của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945 đều là những tác phẩm có cấu trúc kịch – tiểu thuyết Ở mỗi tiểu thuyết có sự diễn biến và thể hiện các xung đột diễn ra ở những cung bậc khác nhau sẽ dẫn đến thành công khác nhau Tuy nhiên ở tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đặc sắc hơn và thành công hơn ở cấu trúc kịch – tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, có yếu tố kịch song chưa thường xuyên, cách xây dựng và giải quyết xung đột chưa

khéo nên chỉ thành công ở mức bình thường Giông tố và Số đỏ là hai cuốn kịch – tiểu thuyết lớn, một bi kịch và một hài kịch Giông tố là tấn đại bi kịch dày đặc xung

đột và mâu thuẫn của toàn xã hội, bi kịch từ trong nhà, trong từng con người, tới phạm vi của một đất nước, nó miêu tả nổi đau của cả một thế hệ người Cái ngột ngạt, cái tuyệt vọng ở tầm vĩ mô điển hình hơn cao hơn tầm những tiểu thuyết khác Tuy

có chung một dạng thức – tiểu thuyết xã hội nhưng Giông tố và Số đỏ vẫn đạt được

thành công lớn hơn Số đỏ là một tấn đại hài kịch về xã hội thành thị nhố nhăng, giả trá Ở vào cái thời điểm gọi là “văn minh”, “Âu hoá”, từ vua quan đến ông Tây, bà đầm, ông sư, thị dân trí thức, các bậc tiểu thư,… tất cả đều xuất hiện trên sân khấu thời đại, tất cả được phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật để mua cười để chế nhạo

Các xung đột trong Giông tố và Số đỏ đa phương chồng chéo và hết sức phức tạp Về

điểm này, các tiểu thuyết khác thường đơn giản hơn Ở góc độ kịch – tiểu thuyết trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng còn có sự xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên, tạo nên một phong cách nghệ thuật già dặn và ổn định trong khi các tiểu thuyết khác ít

được chú ý một cách đúng mức Có thể lấy Giông tố làm ví dụ Các tình tiết ngẫu

nhiên xuất hiện đầy ắp xuyên suốt tiểu thuyết từ đầu đến cuối Mở đầu là cảnh Nghị Hách xuất hiện với một chiếc xe hòm chạy hết tốc lực trong đêm rồi bất chợt bị tắt máy Rồi tiếp cảnh Thị Mịch bước ra trong tư thế gánh rạ Rồi cảnh Thị Mịch bị dụ

dỗ, bị cưỡng hiếp Những ngẫu nhiên ngay từ lúc mở đầu đã tạo dựng không khí, khắc hoạ tính cách nhân vật Không khí kịch tính đã bắt đầu xuất hiện Tiếp theo là các yếu tố ngẫu nhiên chồng chéo đan xen vào nhau tạo thành một mạng lưới, kịch tính và xung đột thực sự phát triển ngày càng cao Thị Mịch mang thai, gia đình đồ Uẩn đang trong thế chối từ bỗng nhiên có ý kiến cho cưới chạy Từ anh chàng Long nghèo khổ lại trở thành con đẻ của Nghị Hách Cảnh cô Tuyết – vợ chưa cưới của Long lại chính là em gái ruột của anh… Cho đến cuối tiểu thuyết là cảnh Long tự sát cũng lại là một ngẫu nhiên vượt ra ngoài luồng Mọi dòng chảy đều chung quy về

Trang 32

một điểm tập kết Đó là đỉnh điểm của kịch tính Trong kịch, cái ngẫu nhiên bao giờ cũng bao hàm sự mới mẻ, đa dạng, giàu thông tin, sức hấp dẫn Trong tiểu thuyết của

Vũ Trọng Phụng mỗi con người, mỗi cảnh dường như đều tiềm ẩn trong lòng nó một quả bom năng lượng có sức công phá khôn cùng

Một nét khám phá sắc xảo, sáng tạo độc đáo nữa trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là về vấn đề tình dục trong tiểu thuyết của ông Ông rất chú ý đến đời sống của con người ở khía cạnh tình dục – đó là phần bản năng tồn tại

ở con người Trong nền văn học nước ta những năm 1930 chưa có nhà văn nào lại có những quan niệm táo bạo mới mẻ về tình dục như ở nhà văn họ Vũ Có thể nói ông

đã đi trước thời đại Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại khi đưa vấn đề về tình dục vào trong tác phẩm của mình, ông phơi bày nó một cách trực diện và công khai vì thế

mà nó có sắc thái riêng so với các tác phẩm đương thời và tác động mạnh mẽ đến người đọc hiện nay Ở đây, tác giả không phải đưa vấn đề ấy vào tác phẩm để khơi gợi sự khiêu dâm mà điều quan trọng là một mặt tác giả xem đó là một hiện tượng bình thường, mặt khác lại lên án sự khiêu dâm, lên án những hành động dâm dục của bọn nhà giàu, đồng thời tác giả cũng xem sự mua dâm, bán dâm ấy là một tệ nạn xã hội Ông đưa đến cho người đọc không chỉ là bức tranh chân thực sinh động mà là buộc độc giả phải suy nghĩ, phải có một thái độ nào đó đối với những vấn đề mà ông đưa ra

Vũ Trọng Phụng còn được xem là cây bút trào phúng bậc thầy, là nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái hài Ngay khi mới xuất hiện trên văn đàn, người ta đặc biệt chú ý đến ông bởi lối viết táo bạo, sắc sảo và gây cấn Đặc biệt là tiếng cười lạ lùng sắc nhọn của ông khiến cho người ta ngỡ ngàng thán phục hoặc sẽ sợ hãi, tức tối Ông dùng tiếng cười mang tính chất chê bai, phê phán, răn bảo để chế giễu, đả kích những thói hư tật xấu, những con người và sự việc tiêu cực Với nghệ thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt chân dung biếm hoạ có ý nghĩa xã hội sâu sắc Tiêu biểu là trong

tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc, thông qua bức tranh xã hội đầy rẫy những ngẫu

nhiên vô nghĩa lí của cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm sâu cay, đả kích, vỗ vào mặt của những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo đức lúc bấy

giờ Có thể nói tiếng cười trong tiểu thuyết Số đỏ và Trúng số độc đắc chưa phải là

tất cả, nhưng nó là phần hồn, phần sắc nhọn nhất của một tài năng lớn Nghệ thuật

Trang 33

trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù Điều đó

đã góp phần đặt Vũ Trọng Phụng vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Khác với những cây bút trào phúng như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là tác giả của những phóng sự, tiểu thuyết dài nên tác phẩm của ông thường là sự kết chuỗi hàng loạt tình huống gắn với hàng loạt mâu thuẫn trào phúng rất phức tạp Vũ Trọng Phụng tỏ ra là một nhà văn giàu kinh nghiệm nghệ thuật Các tình huống trào phúng tạo nên sức cuống hút đầy kịch tính của văn chương ông, đồng thời bộc lộ sâu sắc tính chất nghịch lí, phi lí của đời sống

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có tài, có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống và con người Ông là nhà văn đổi mới mạnh bạo trong thời đại của mình và có những đóng góp quan trọng bậc nhất vào việc hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết ở nước ta trong thời kì hiện đại của lịch sử văn học Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 2:

VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN

2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên

Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu tư tưởng lí luận, là phương pháp sáng tác xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XIX ở Pháp và nhiều nước ở Châu Âu Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học tiếp sau chủ nghĩa cổ điển, văn học khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực Có một ảnh hưởng lớn đối với văn học thế giới – cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên là nhà văn Emile Zola Sự xuất hiện của chủ nghĩa tự nhiên không phải là một biến cố lạ lùng, bất ngờ trong văn học Thực ra, trước khi lí thuyết về chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola ra đời, trong những sáng tác của Balzac, Standal, Flaubert, Champfleury, L E Duranty, hai anh em Edmond đến Goncourt,… đã có mầm mống yếu tố tự nhiên chủ nghĩa Nhưng khi chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola chính thức ra đời với tư cách là một học thuyết được trình bày

một cách chi tiết và cụ thể trong các tập sách như Tiểu thuyết thực nghiệm, Các tiểu

thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa… Có thể nói, với việc trình bày lí thuyết chủ nghĩa tự

nhiên một cách rõ ràng, rành mạch trong những tập sách trên, Emile Zola đã tập hợp được khá nhiều nhà văn xung quanh ông sáng tác theo khuynh hướng văn học này vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, chẳng hạn như Guy de Maupassant, J K Huysmans, H Ceard, L Eninique, Alexis, v.v… Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, trường phái chủ nghĩa tự nhiên tan rã Tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hơn 10 năm, nhưng khuynh hướng này đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển của văn học thế giới Vào những năm 60 – 80 của thế kỉ XIX chủ nghĩa tự nhiên

có vai trò tích cực: nó chiếm lĩnh những đề tài mới, đi vào những tầng vỉa mới của thực tại, trình bày cuộc sống của những lớp người cơ cực, bị áp bức, hoạt động của những khí quan xã hội, tìm hiểu tác động qua lại của cá nhân và đám đông, vai trò của tiềm thức trong tâm lí con người Chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp và phương pháp nghệ thuật mới để miêu tả đời sống Chống lại thứ chủ nghĩa lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng đạo lí và tư tưởng thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo, chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật

Trang 35

Mặc dù tan rã nhưng dấu ấn của chủ nghĩa tự nhiên vẫn tiếp tục xuất hiện trong những sáng tác của những nhà văn thuộc thế hệ hậu sinh Ở một số nước khác thì thuật ngữ “chủ nghĩa tự nhiên” được dùng để gọi những hiện tượng văn học tương

tự, vốn nảy sinh từ những nhu cầu xã hội và thẩm mĩ của từng nước, nhưng được cắt nghĩa bằng kinh nghiệm Pháp Ở Đức, chủ nghĩa tự nhiên được báo hiệu bởi hoạt động phê bình văn học của anh em G và J Hart và được thể hiện ở sáng tác của Arno Holz và Gerhart Hauptmann Ở Anh, chủ nghĩa tự nhiên ảnh hưởng đến G Moore và

G Gissing Ở Mĩ, chủ nghĩa tự nhiên mang màu sắc xã hội gay gắt trong sáng tác của Steven Crane, Frank Norris, H Garland,… Những người sáng lập chủ nghĩa tự nhiên

đã ra sức đấu tranh và chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố Một trong những yếu tố quan trọng đó là thành tựu của khoa học tự nhiên, trước hết là bộ môn sinh lí học –

bộ môn đã đem thực nghiệm đối lập với các phương pháp nhận thức phi khoa học và điều kiện lịch sử xã hội Ở giai đoạn này, những thành tựu khoa học, kĩ thuật phát triển mạnh, các ngành khoa học như: y học, sinh vật học, hóa học đạt được những thành công rực rỡ Và lúc này mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp giữa vô sản và

tư sản ngày càng trở nên hết sức gay gắt Chế độ tư bản bộc lộ hết bản chất phản động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Phong trào Cách mạng phát triển nhanh chóng nhưng còn non yếu, công xã Pari đã bị dìm trong biển máu Tình hình

ấy làm cho một số nhà văn tuy đã nhìn thấy những mặt xấu của xã hội, nhưng vì bị cầm tù trong ý thức hệ tư sản, sống xa rời nhân dân nên họ cảm thấy hoàn toàn bất lực trước những thế lực cường bạo Hầu hết các nhà văn này không muốn đi sâu vào nguồn gốc xã hội mà chỉ muốn trình bày tội ác và tệ nạn theo thiên kiến chủ quan của mình Do mất lòng tin ở tiền đồ xã hội, hoài nghi mọi học thuyết xã hội cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên nên họ đã đặt hi vọng vào khoa học, cho rằng chỉ có khoa học mới giúp họ tìm ra chân lí và cứu vãn xã hội Chủ nghĩa tự nhiên đã hình thành và phát triển trên mảnh đất của tâm trạng bi quan của một số nhà văn, tiêu biểu là nhà văn Emile Zola – chủ soái của chủ nghĩa tự nhiên Emile Zola có thái độ tin tưởng gần như tuyệt đối vào khoa học mà nhất là khoa học tự nhiên Do

đó, chủ nghĩa tự nhiên đã được ông áp dụng vào trong văn học một cách máy móc và cực đoan Các phương pháp siêu hình của khoa học tự nhiên đã được ông đưa vào văn chương để nhận định và phân tích cuộc sống, tâm lí con người Vì thế có người

Trang 36

đã nhận định: Chủ nghĩa tự nhiên là sự miêu tả cuộc sống dựa trên phương pháp của khoa học tự nhiên và tiến hành theo những phương pháp ấy

Có thể nói những thành tựu về khoa học tự nhiên và triết học nửa cuối thế kỉ XIX đã trở thành cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên chẳng hạn như học thuyết tiến hóa và di truyền sinh học của Charles Darwin đã đem đến những quan niệm mới về chủ nghĩa duy vật trong sinh học Con người không còn là vòng hào quang huyền bí mà chỉ là một khâu trong quá trình phát triển từ thấp đến cao của sinh vật Học thuyết đã chứng minh được sự phát triển và hình thành của các giống loài đều do sự tiến hóa tuần hoàn và di truyền biến dị quyết định, không còn cho mọi vật

là do thượng đế tạo ra Những quan điểm trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà tư tưởng đang còn hoang mang lúc bấy giờ

Những lí thuyết lí giải về Nguồn gốc của các loài của Charles Darwin, Y học

thực nghiệm của Claude Bernard, Khảo luận về di truyền tự nhiên của Luyca đã có

những tác động nhất định đến sự ra đời, sự hình thành lí thuyết chủ nghĩa tự nhiên

của Emile Zola Do vậy, trong quyển Tiểu thuyết thực nghiệm của mình Zola đã viết:

“Cuốn sách của nhà bác học ấy, mà uy tín đã được xuất hiện, sẽ là cơ sở vững chắc

cho tôi về mọi điểm, tôi chỉ việc nấp sau Claude Bernard, nhiều khi tôi chỉ cần thay tiếng “thầy thuốc” bằng tiếng nhà tiểu thuyết để cho tư tưởng của tôi được minh bạch và chính xác trước một sự thật khoa học.” [17; tr.146]

Mục đích là tìm ra mối quan hệ liên kết một hiện tượng nào đó với nguyên nhân tiếp theo, tìm ra những điều kiện cần thiết của sự thể hiện các hiện tượng đó, chủ nghĩa tự nhiên đã bổ sung vào quá trình nhận xét, khảo sát thực tế khách quan của các nhà hiện thực trước đó Nhìn chung, khoa học tự nhiên thời kì này đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ nghĩa tự nhiên, mặt khác hệ thống triết học đương thời cũng tác động đến tư tưởng của các nhà tự nhiên chủ nghĩa Chủ nghĩa thực chứng của Auguse Comte – một thứ triết học phủ nhận nguồn gốc và bản chất của sự vật, không quan tâm đến “cái tại sao” mà chỉ bằng lòng với “cái như thế nào” đã dẫn đến sự nhìn nhận con người hời hợt nông cạn, bỏ đi phần bản chất, phần xã hội, chỉ lo đi vào khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của con người Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ

có những sự kiện và hiện tượng vật chất nghe nhìn và cảm thấy được mới là có thực còn bản chất thì không cần tìm hiểu vì nó thuộc vào thế giới thần bí bên trong Nhìn nhận con người mà từ bỏ bản chất cũng có nghĩa là từ bỏ khía cạnh xã hội, chỉ lo tập

Trang 37

trung khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của nó, khinh miệt những sự suy lí và khái quát trừu tượng

Ngoài chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte, triết học Hipolit Taine cũng

đã chi phối sâu sắc đến chủ nghĩa tự nhiên, dẫn đến chủ nghĩa tự nhiên khinh miệt sự

tư duy và tính khái quát trừu tượng Bởi vì ông cho rằng: mọi biểu hiện tâm lí và hành vi con người đều do hoạt động sinh lí quyết định, ông đã mượn các phương pháp về y học thực nghiệm để nghiên cứu về tâm lí, tình cảm và tư tưởng con người Hipolit Taine nêu cao yếu tố sinh lí, cho rằng bản chất sâu xa của con người do nòi giống, huyết thống quy định Còn về môi trường thì ông chú trọng môi trường vật lí hơn môi trường xã hội và giải thích thời điểm lịch sử dựa trên thực vật học, so sánh những thời điểm với những thời kì của thời tiết Những khía cạnh trong lí thuyết của Hipolit Taine nêu ra đã được Emile Zola kế thừa và đưa vào tác phẩm của mình; cụ thể là lí thuyết về tính di truyền và về môi trường của Hipolit Taine

Nhìn chung, những lí thuyết triết học, khoa học của Charles Darwin, Auguste Comte, Hipolit Taine là những yếu tố tiền đề đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên Song ngoài những yếu tố trên, chủ nghĩa tự nhiên được thai nghén từ

sự sụp đổ liên tiếp nhau của các chế độ xã hội vào nửa sau thế kỉ XIX Điều này làm cho các nhà văn Pháp và các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa ở nhiều nước khác không tránh khỏi sự bi quan và thất vọng Đặc biệt là sự thất bại của các phong trào công xã Pari làm cho các nhà văn Pháp rơi vào khủng hoảng tư tưởng Vì thế, sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên một mặt là biểu hiện cho lối đi mới trong văn học nhưng mặt khác lại thể hiện cái nhìn bi quan chán nản của các nhà văn về các vấn đề xã hội Để chứng minh cho học thuyết của mình, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã ra sức đưa vào văn học những nhân vật mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể là những nhân vật bị thần kinh, bị huyết thống chi phối Mỗi nhân vật như được giải thích cho những hiện tượng xuất hiện kì lạ của vấn đề thuần sinh vật

2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên

Chủ nghĩa tự nhiên miêu tả một cách chân thực cuộc sống dựa trên sự quan sát, căn cứ khoa học Chủ nghĩa tự nhiên hướng vào sự miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường, được quan niệm như là môi trường vật chất và

Trang 38

sinh hoạt trực tiếp chứ không tính đến các nhân tố xã hội – lịch sử Chủ nghĩa tự nhiên lấy việc miêu tả hiện thực tồn tại khách quan bên ngoài và nhân tính, cơ thể con người làm đặc trưng nổi bật, cho nên chủ nghĩa tự nhiên có một số đặc trưng cơ bản như:

Thứ nhất: Chân thực là xuất phát điểm và là tiền đề của chủ nghĩa tự nhiên Tính chân thực là phẩm chất tối cao của chủ nghĩa tự nhiên Ở điểm này thì chủ nghĩa

tự nhiên có sự kế thừa của chủ nghĩa hiện thực Điểm khác nhau là chủ nghĩa tự nhiên yêu cầu phạm vi rộng hơn và triệt để hơn, nó theo đuổi sự chân thực và bao trùm tất cả, chân thực tuyệt đối, chân thực nghiêm ngặt, chân thực không có bất kì một sự tu sức nào Nói một cách cụ thể, sự vật trong bất kì một phạm trù nào của cuộc sống đều được miêu tả chân thực, thậm chí là những thứ bỉ ổi bẩn thỉu, có khi khiến người đọc cảm thấy khó xử, những điều khó chấp nhận của đạo đức, chủ nghĩa

tự nhiên đều được miêu tả một cách chân thực Chủ nghĩa tự nhiên phá vở triệt để vùng cấm biểu hiện của văn học, khiến cho tất cả đều có thể đi vào tác phẩm, đến cả những bối cảnh, khiến những thứ có đạo đức đều tránh, không chạm đến như người

phụ nữ trong “Nana”, nhìn thấy anh chồng cũ của mình giống như xương khô bị bại

liệt trong trí nhớ của Nana, cũng được đưa vào văn học Do có chủ nghĩa tự nhiên, văn học mới vượt qua những thứ như: vũ hội, con đường có hai hàng cây, biệt thự làng quê để có không gian mỏ khoáng sản, đường hầm, quán rượu nhỏ, nhà ổ chuột của người nghèo, phường giặt, công trường, họp chợ ở nông thôn, chợ sau ở thành phố lớn, cho đến lao động của công nhân ở địa đầu, thao tác kĩ thuật của công nhân, trình tự nấu rượu ở làng quê,… những điều này không phải được phác họa sơ lược,

mà là trở thành nội dung được miêu tả vô cùng tường tận

Thứ hai: Chủ nghĩa tự nhiên lấy con người làm đối tượng, yêu cầu đầu tiên khi nhận thức con người là phải xuất phát từ “chân nguyên” của cuộc sống “Chân nguyên” là những quy luật được biểu hiện của di truyền học, sinh lí học Nhận thức con người từ chân nguyên cuộc sống chính là nghiên cứu con người từ quan điểm di truyền học, sinh lí học, nghiên cứu ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người, từ đó làm sáng tỏ tác dụng của quy luật di truyền học, sinh lí học đối với con người

Thứ ba: Chủ nghĩa tự nhiên sáng tác dựa trên phương pháp thực nghiệm khoa học Nhà tiểu thuyết là nhà quan sát, đồng thời cũng là một nhà thực nghiệm Với tư cách là nhà quan sát, họ đem nguyên dạng sự thật đã quan sát được bày ra, nêu lên

Trang 39

xuất phát điểm, biểu hiện một hoàn cảnh cụ thể, khiến cho nhân vật trong hoàn cảnh

đó hoạt động, sự kiện trong hoàn cảnh đó phát triển Tiếp nữa, nhà thực nghiệm xuất hiện, giới thiệu một bộ thực nghiệm, có nghĩa là cần phải sắp xếp hoạt động của một

số nhân vật trong sự kiện nào đó, hiển thị một số điểm liên tục của hiện thực, phù hợp với một số điều kiện đáp ứng yêu cầu quyết định khi kiểm nghiệm hiện tượng

Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên, sau đây tôi sẽ trình bày chi tiết thêm những đặc điểm của chủ nghĩa này

2.1.2.1 Thái độ khách quan chủ nghĩa, phi chính trị đối với thế giới

Emile Zola – chủ soái của chủ nghĩa tự nhiên đã gạt ra ngoài vấn đề chính trị vượt lên trên chính trị để vận dụng phương pháp khoa học vào sáng tác nghệ thuật

Từ đó dẫn đến có những biểu hiện vô cảm, lạnh lùng với cuộc sống Cho nên trong

phác thảo tác phẩm: Rugong Marca , Emile Zola cũng đã thừa nhận: “Tôi không đặt

ra ở đây vấn đề đánh giá chính trị… tôi không muốn khẳng định hoặc bảo vệ bất kì đường lối hoặc chính thể nào Bức tranh mà tôi miêu tả - đơn giản chỉ là phân tích một mẫu hiện thực như nó đã tồn tại Tôi chỉ việc xác nhận… đối với tôi quan trọng hơn cả là trở thành một nhà tự nhiên học thuần túy, một nhà sinh lí học thuần túy.”

[9; tr.575] Một thái độ phi chính trị như vậy, dù muốn dù không về khách quan cũng rất có lợi cho chế độ tư bản hiện hành, được giai cấp tư sản trực tiếp hoặc gián tiếp tán thưởng Zola chỉ mượn cớ tôn trọng chân lí khoa học để mổ xẻ các tính cách, phân tích các đam mê, hành vi của con người Điều này cũng giống như những nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm trên các thực thể vô cơ, như một nhà sinh vật học phân tích các sinh vật sống

2.1.2.2 Giải thích những hiện tượng xã hội và con người bằng những vấn đề thuần sinh vật (huyết thống, di truyền, môi trường địa

lí và thời điểm lịch sử)

Chủ nghĩa tự nhiên được dùng để chỉ lối trực quan thụ động của nhà văn, lối quan niệm hành động sáng tạo như sự bắt trước giản đơn, sao chép cuộc sống một cách vô cảm, quá chú ý các tiểu tiết sinh hoạt vụn vặt, nhất là các biểu hiện sinh lí thấp kém, bản năng của con người Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành

Trang 40

động theo bản năng của mình, hay nói một cách khác hơn nữa là con vật mang hình hài của một con người, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã chọn những nhân vật bị thần kinh hoặc bị bản năng xác thịt chi phối để làm đối tượng nghiên cứu trong tác phẩm của mình Họ đã khai thác và khuếch đại yếu tố “con” trong con người trong cuộc sống Do vậy, chủ nghĩa tự nhiên coi xã hội loài người là một cơ thể sinh vật và coi con người là một bộ phận của cơ thể sinh vật ấy Cho nên ở các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã hình thành một thứ chủ nghĩa định mệnh và sinh lí

2.1.2.3 Rời bỏ hình ảnh điển hình của thực tại để đi đến một thứ chụp ảnh những hiện tượng cá biệt

Có thể thấy rằng chủ nghĩa tự nhiên đã khước từ việc xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình mà chỉ tập trung khắc họa những tính khí theo nghĩa sinh lí học cá biệt, ngẫu nhiên Các nhà văn tự nhiên đã mất đi lí tưởng xã hội, không còn nhìn thấy viễn cảnh của xã hội thời kì này Cho nên họ mất đi khả năng khái quát hóa, họ chỉ đi vào những chi tiết, sự kiện vụn vặt Chủ nghĩa tự nhiên lạm dụng chi tiết một cách tràn lan, cự tuyệt điển hình hóa Chi tiết được mô tả gần như chụp ảnh,

đã trở thành một cứu cánh không còn là một phương tiện nữa Chẳng hạn như ta đọc:

Những bức tranh về Pari của nhà văn Huytxman – một nhà văn tự nhiên chủ nghĩa,

ta thấy vô số những chi tiết vụn vặt trong đời sống được thể hiện rõ trong tác phẩm này: đây là anh thợ cạo ngày ngày vừa bắt chuyện vu vơ, vừa húi lên húi xuống, vừa vặn trái vặn phải, phì cả hơi cả râu vào mặt khách Kia là chị thợ giặt suốt năm tháng

cứ vò xát, giũ đập, đứng lên ngồi xuống, bọt nước tung tóe mặt mày Chủ nghĩa tự nhiên áp dụng đơn thuần những quy luật tiến hóa của thế giới động vật vào xã hội con người Họ xem cuộc đấu tranh để sinh tồn như những quy luật vĩnh cửu của cuộc sống Trên thực tế đó chính là sự chứng nhận lối sống của xã hội tư bản được nêu lên thành nguyên lí tuyệt đối Chủ nghĩa tự nhiên lấy nhân vật trung tâm của mình là những con vật người Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa còn coi những hành động xấu

xa, tàn bạo của con người trong xã hội là do bản năng dòng máu thôi thúc chứ không

do điều kiện xã hội đó quyết định Chính điều này đã phá vỡ đi tính điển hình văn học, cuối cùng làm cho các nhà văn không phát huy được khả năng sáng tạo của mình mà chỉ đi vào tái hiện lại đời sống bằng những hiện tượng cá biệt riêng lẻ

Ngày đăng: 24/11/2015, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w