Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên

Một phần của tài liệu yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng (Trang 34 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên

Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu tư tưởng lí luận, là phương pháp sáng tác xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XIX ở Pháp và nhiều nước ở Châu Âu. Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học tiếp sau chủ nghĩa cổ điển, văn học khai sáng,

chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực. Có một ảnh hưởng lớn đốivới văn học thế giới – cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên là nhà văn Emile Zola. Sự xuất hiện của chủ nghĩa tự nhiên không phải là một biến cố lạ lùng, bất ngờ trong văn học. Thực ra, trước khi lí thuyết về chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola ra đời, trong những sáng tác của Balzac, Standal, Flaubert, Champfleury, L. E. Duranty, hai anh em Edmond đến Goncourt,… đã có mầm mống yếu tố tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng khi chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola chính thức ra đời với tư cách là một học thuyết được trình bày một cách chi tiết và cụ thể trong các tập sách như Tiểu thuyết thực nghiệm, Các tiểu

thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa…Có thể nói, với việc trình bày lí thuyết chủ nghĩa tự

nhiên một cách rõ ràng, rành mạch trong những tập sách trên, Emile Zola đã tập hợp được khá nhiều nhà văn xung quanh ông sáng tác theo khuynh hướng văn học này vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, chẳng hạn như Guy de Maupassant, J. K.

Huysmans, H. Ceard, L Eninique, Alexis, v.v… Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, trường phái chủ nghĩa tự nhiên tan rã. Tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hơn 10

năm, nhưng khuynh hướng này đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát

triển của văn học thế giới. Vào những năm 60 – 80 của thế kỉ XIX chủ nghĩa tự nhiên có vai trò tích cực: nó chiếm lĩnh những đề tài mới, đi vào những tầng vỉa mới của

thực tại, trình bày cuộc sống của những lớp người cơ cực, bị áp bức, hoạt động của những khí quan xã hội, tìm hiểu tác động qua lại của cá nhân và đám đông, vai trò của tiềm thức trong tâm lí con người. Chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp và phương pháp nghệ thuật mới để miêu tả đời sống. Chống lại thứ chủ nghĩa

lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng đạo lí và tư tưởng thị dân, biểu lộ

tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo, chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật.

Mặc dù tan rã nhưng dấu ấn của chủ nghĩa tự nhiên vẫn tiếp tục xuất hiện trong những sáng tác của những nhà văn thuộc thế hệ hậu sinh. Ở một số nước khác

thì thuật ngữ “chủ nghĩa tự nhiên” được dùng để gọi những hiện tượng văn học tương

tự, vốn nảy sinh từ những nhu cầu xã hội và thẩm mĩ của từng nước, nhưng được cắt

nghĩa bằng kinh nghiệm Pháp. Ở Đức, chủ nghĩa tự nhiên được báo hiệu bởi hoạt động phê bình văn học của anh em G và J. Hart và được thể hiện ở sáng tác của Arno

Holz và Gerhart Hauptmann. Ở Anh, chủ nghĩa tự nhiên ảnh hưởng đến G. Moore và G. Gissing. Ở Mĩ, chủ nghĩa tự nhiên mang màu sắc xã hội gay gắt trong sáng tác của

Steven Crane, Frank Norris, H. Garland,…. Những người sáng lập chủ nghĩa tự nhiên

đã ra sức đấu tranh và chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố

quan trọng đó là thành tựu của khoa học tự nhiên, trước hết là bộ môn sinh lí học – bộ môn đã đem thực nghiệm đối lập với các phương pháp nhận thức phi khoa học và

điều kiện lịch sử xã hội. Ở giai đoạn này, những thành tựu khoa học, kĩ thuật phát

triển mạnh, các ngành khoa học như: y học, sinh vật học, hóa học đạt được những

thành công rực rỡ. Và lúc này mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp giữa vô sản và

tư sản ngày càng trở nên hết sức gay gắt. Chế độ tư bản bộc lộ hết bản chất phản động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phong trào Cách mạng phát triển nhanh chóng nhưng còn non yếu, công xã Pari đã bị dìm trong biển máu. Tình hình ấy làm cho một số nhà văn tuy đã nhìn thấy những mặt xấu của xã hội, nhưng vì bị cầm tù trong ý thức hệ tư sản, sống xa rời nhân dân nên họ cảm thấy hoàn toàn bất lực trước những thế lực cường bạo. Hầu hết các nhà văn này không muốn đi sâu vào

nguồn gốc xã hội mà chỉ muốn trình bày tội ác và tệ nạn theo thiên kiến chủ quan của mình. Do mất lòng tin ở tiền đồ xã hội, hoài nghi mọi học thuyết xã hội cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên nên họ đã đặt hi vọng vào khoa học, cho rằng chỉ có khoa học mới giúp họ tìm ra chân lí và cứu vãn xã hội. Chủ nghĩa tự nhiên đã hình thành và phát triển trên mảnh đất của tâm trạng bi quan của một số nhà

văn, tiêu biểu là nhà văn Emile Zola – chủ soái của chủ nghĩa tự nhiên. Emile Zola có

thái độ tin tưởng gần như tuyệt đối vào khoa học mà nhất là khoa học tự nhiên. Do

đó, chủ nghĩa tự nhiên đã được ông áp dụng vào trong văn học một cách máy móc và cực đoan. Các phương pháp siêu hình của khoa học tự nhiên đã được ông đưa vào văn chương để nhận định và phân tích cuộc sống, tâm lí con người. Vì thế có người

đã nhận định: Chủ nghĩa tự nhiên là sự miêu tả cuộc sống dựa trên phương pháp của

khoa học tự nhiên và tiến hành theo những phương pháp ấy.

Có thể nói những thành tựu về khoa học tự nhiên và triết học nửa cuối thế kỉ XIX đã trở thành cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên chẳng hạn như học thuyết tiến hóa và di truyền sinh học của Charles Darwin đã đem đến những quan

niệm mới về chủ nghĩa duy vật trong sinh học. Con người không còn là vòng hào quang huyền bí mà chỉ là một khâu trong quá trình phát triển từ thấp đến cao của sinh

vật. Học thuyết đã chứng minh được sự phát triển và hình thành của các giống loài

đều do sự tiến hóa tuần hoàn và di truyền biến dị quyết định, không còn cho mọi vật là do thượng đế tạo ra. Những quan điểm trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà tư tưởng đang còn hoang mang lúc bấy giờ.

Những lí thuyết lí giải về Nguồn gốc của các loài của Charles Darwin, Y học

thực nghiệm của Claude Bernard, Khảo luận về di truyền tự nhiên của Luyca đã có những tác động nhất định đến sự ra đời, sự hình thành lí thuyết chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola. Do vậy, trong quyển Tiểu thuyết thực nghiệm của mình Zola đã viết:

“Cuốn sách của nhà bác học ấy, mà uy tín đã được xuất hiện, sẽ là cơ sở vững chắc

cho tôi về mọi điểm, tôi chỉ việc nấp sau Claude Bernard, nhiều khi tôi chỉ cần thay

tiếng “thầy thuốc” bằng tiếng nhà tiểu thuyết để cho tư tưởng của tôi được minh

bạch và chính xác trước một sự thật khoa học.” [17; tr.146]

Mục đích là tìm ra mối quan hệ liên kết một hiện tượng nào đó với nguyên nhân tiếp theo, tìm ra những điều kiện cần thiết của sự thể hiện các hiện tượng đó,

chủ nghĩa tự nhiên đã bổ sung vào quá trình nhận xét, khảo sát thực tế khách quan

của các nhà hiện thực trước đó. Nhìn chung, khoa học tự nhiên thời kì này đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ nghĩa tự nhiên, mặt khác hệ thống triết học đương thời cũng tác động đến tư tưởng của các nhà tự nhiên chủ nghĩa. Chủ nghĩa thực chứng của

Auguse Comte – một thứ triết học phủ nhận nguồn gốc và bản chất của sự vật, không quan tâm đến “cái tại sao” mà chỉ bằng lòng với “cái như thế nào” đã dẫn đến sự nhìn nhận con người hời hợt nông cạn, bỏ đi phần bản chất, phần xã hội, chỉ lo đi vào khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của con người. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ

có những sự kiện và hiện tượng vật chất nghe nhìn và cảm thấy được mới là có thực

còn bản chất thì không cần tìm hiểu vì nó thuộc vào thế giới thần bí bên trong. Nhìn nhận con người mà từ bỏ bản chất cũng có nghĩa là từ bỏ khía cạnh xã hội, chỉ lo tập

trung khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của nó, khinh miệt những sự suy lí và khái quát trừu tượng.

Ngoài chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte, triết học Hipolit Taine cũng đã chi phối sâu sắc đến chủ nghĩa tự nhiên, dẫn đến chủ nghĩa tự nhiên khinh miệt sự tư duy và tính khái quát trừu tượng. Bởi vì ông cho rằng: mọi biểu hiện tâm lí và

hành vi con người đều do hoạt động sinh lí quyết định, ông đã mượn các phương

pháp về y học thực nghiệm để nghiên cứu về tâm lí, tình cảm và tư tưởng con người.

Hipolit Taine nêu cao yếu tố sinh lí, cho rằng bản chất sâu xa của con người do nòi giống, huyết thống quy định. Còn về môi trường thì ông chú trọng môi trường vật lí hơn môi trường xã hội và giải thích thời điểm lịch sử dựa trên thực vật học, so sánh những thời điểm với những thời kì của thời tiết. Những khía cạnh trong lí thuyết của

Hipolit Taine nêu ra đã được Emile Zola kế thừa và đưa vào tác phẩm của mình; cụ thể là lí thuyết về tính di truyền và về môi trường của Hipolit Taine.

Nhìn chung, những lí thuyết triết học, khoa học của Charles Darwin, Auguste Comte, Hipolit Taine là những yếu tố tiền đề đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên. Song ngoài những yếu tố trên, chủ nghĩa tự nhiên được thai nghén từ

sự sụp đổ liên tiếp nhau của các chế độ xã hội vào nửa sau thế kỉ XIX. Điều này làm

cho các nhà văn Pháp và các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa ở nhiều nước khác không

tránh khỏi sự bi quan và thất vọng. Đặc biệt là sự thất bại của các phong trào công xã

Pari làm cho các nhà văn Pháp rơi vào khủng hoảng tư tưởng. Vì thế, sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên một mặt là biểu hiện cho lối đi mới trong văn học nhưng mặt khác lại thể hiện cái nhìn bi quan chán nản của các nhà vănvề các vấn đề xã hội. Để chứng minh cho học thuyết của mình, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã ra sức đưa vào văn học những nhân vật mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể là những nhân vật bị

thần kinh, bị huyết thống chi phối. Mỗi nhân vật như được giải thích cho những hiện tượng xuất hiện kì lạ của vấn đề thuần sinh vật.

Một phần của tài liệu yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)