Cơ sở cho sự hình thành và phát triển của thuyết phân tâm

Một phần của tài liệu yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng (Trang 81)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4.1.1Cơ sở cho sự hình thành và phát triển của thuyết phân tâm

phân tâm

Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud ra đời chịu sự ảnh hưởng của nhiều

yếu tố. Nhưng có thể tóm lại ở ba nhóm chính: Các học thuyết triết học về vô thức và khoa học tự nhiên, những nghiên cứu về tâm bệnh học, ảnh hưởng của đời sống xã hội Châu Âu thế kỉ XIX.

Thứ nhất: Các học thuyết triết học về vô thức và khoa học tự nhiên:

Tiền đề triết học: Trong cuộc đời hoạt động khoa học và thông qua các nghiên cứu thực tiễn chữa bệnh tâm thần, Sigmund Freud đã gặp gỡ tiếp xúc học hỏi ở khá

nhiều các tác giả bậc thầy đi trước về triết học, y học, sinh học, sinh lí thần kinh, trực

tiếp nhất là các phương pháp về chữa trị bệnh tâm thần. Có thể kể đến tư tưởng của

các học giả như: Tư tưởng của nhà sinh lí học người Đức E.W.Brucke (1819 – 1892),

người đã đưa lí thuyết hóa học, lí thuyết bảo toàn năng lượng vào giải thích các hiện tượng sinh lí người. Tư tưởng của nhà triết học, nhà bác học, nhà hoạt động xã hội người Đức Leibniz về trạng thái vô thức của các đơn tử. Toàn thể vũ trụ được hình thành từ những thực thể đơn thể. Đơn tử có nhiều trạng thái: trạng thái có ý thức và trạng thái vô thức. Trạng thái vô thức là trạng thái đơn giản. Ở trạng thái này con

người không hay biết, dù được Sigmund Freud rất quan tâm. Tư tưởng của nhà triết

học duy tâm người Đức Schopenhauer (1788 – 1860) về khái niệm phi lực, lực phi lí.

Ông quan niệm phi lực, lực phi lí trong mỗi con người ngược với lí trí nhưng có vai

trò rất lớn thúc đẩy con người hành động một cách mù quáng tựa như vô nghĩa. Điều này được ông trình bày trong tác phẩm Thế giới với tình cách là ý chí và biểu tượng

xuất bản năm 1919. Phương pháp thôi miên và chữa bệnh tâm thần của nhà sinh lí học và là bác sĩ tâm thần người Áo J. Breuer, phương pháp giải tỏa tâm lí bằng biện

pháp thôi miên vớingười bệnh cho phép đưa các kí ức thuộc tiềm thức trở lại tầng ý

thức làm thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng tâm thần. Sau này khi chữa trị trên các ca cụ thể, Sigmund Freud tự thấy muốn chữa trị được bệnh phải phân tích tâm lí, tìm ra nhân tố vô thức đẻ ra các triệu chứng khác nhau hiện đang bị tắc nghẽn , ẩn dấu sâu bên trong người bệnh. Khác với Breuer, ông còn dùng một kĩ thuật riêng mà ông gọi là kĩ thuật ép, nhằm phát hiện ra những quá trình tinh thần vô thức ở người bệnh.Tư tưởng về sức mạnh của đam mê tính dục trong các hiện tượng tâm thần của bác sĩ

này Sigmund Freud đã mất công tìm kiếm nhằm rõ hiện tượng đam mê tính dục ở con người trong công trình “Ba tiểu luận về thuyết tính dục” nổi tiếng của ông như

mọi người được biết.

Ảnh hưởng của khoa học tự nhiên: Sigmund Freud đã chịu ảnh hưởng khá

nhiều bởi tư tưởng của các nhà tâm vật lí như: Fexner. Hình ảnh tâm lí như tảng băng

trôi, phần lớn hoạt động tâm lí được giấu dưới cái vỏ ý thức và chịu sự tác động

mạnh mẽ của những sức mạnh không nhìn thấy được. Một số luận điểm quan trọng

trong học thuyết của Sigmund Freud được lấy từ những tác phẩm của Fexner.

Sigmund Freud đã sử dụng khái niệm “năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng

của trường phái Helmholtz. Học thuyết của Charles Darwin: Darwin chính là người

dẫn đường cho các ý tưởng của Sigmund Freud và góp phần vào cuộc cách mạng

phân tâm học. Darwin cho rằng loài người chịu ảnh hưởng tác động của các sức

mạnh sinh học. Đặc biệt là bản năng sinh tồn nòi giống và bản năng tìm thức ăn.

Theo ông thì bản năng này là nền tảng của mọi hành vi. Tư tưởng của Darwin về vai

trò quan trọng của tính dục trong động lực về hành vi, quan điểm về các quá trình và

xung đột vô thức trong tâm lí về vai trò giấc mơ, sự phát triển của trẻ em đã trở thành nền tảng của phân tâm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Những nghiên cứu về tâm bệnh học:

Trước khi là nhà phân tâm học Sigmund Freud là nhà nghiên cứu nguồn gốc

và trị liệu các rối nhiễu tâm lí. Chính trong lĩnh vực này ông đã học tập được ở nhiều

tiền bối. Sự phát triển, tiến bộ trong các cách nhìn nhận và chữa bệnh cho những người bị rối nhiễu tinh thần. Có nhiều nhà tâm thần học đã nghiên cứu và tìm ra

phương pháp chữa trị cho họ như Benjamin Ras (1745 – 1813). Ông cho rằng nghiên cứu của những hành vi phi lí do thừa hoặc thiếu máu. Suốt thế kỉ XIX trong lĩnh vực

tâm thần luôn có sự đấu tranh giữa hai phái: Phái thực thể và phái tâm lí, phân tâm học xuất hiện như là sự phản ứng chống lại khuynh hướng thực thể. Franz Anton

Mesme là người đầu tiên sử dụng thôi miên để chữa bệnh. Phương pháp này dần được thừa nhận, sử dụng phổ biến. Khái niệm thanh trừ đã xuất hiện trong các tác

phẩm của Sigmund Freud, ông đã có những nghiên cứu về nguyên nhân tâm lí của

các bệnh tâm thần và sử dụng phương pháp thôi miên trong việc phân tích, điều trị

Thứ ba: Ảnh hưởng của đời sống xã hội Châu Âu thế kỉ XIX: Quan điểm của

Sigmund Freud chịu ảnh hưởng của đời sống tinh thần mà ông đang sống, đó là thái

độ xã hội đối với vấn đề tính dục. Một xã hội mà tôn giáo và pháp luật đã mất đi sức

mạnh, lấy cái tôi làm trung tâm. Ở thời đại mà ông đang sống đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ chóng đè nén tính dục trong một xã hội khổ hạnh, có hàng loạt những

nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ em và ảnh hưởng của những dồn nén ham

muốn tính dục đến sức khỏe tinh thần, thể chất. Năm 1897 Abber Moll đã viết cuốn

sách về vấn đề tính dục ở trẻ em và ham muốn của trẻ đối với cha mẹ khác giới của

mình. Dấu ấn đời sống thơ ấu đã ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của Sigmund

Freud, góp phần vào việc hình thành phương pháp lí luận trong phân tâm học. Những

tổn thương từ tuổi thơ đã tạo ra các ám ảnh vô thức. Sigmund Freud còn chịu ảnh hưởng từ rất nhiềucác khuynh hướng. Nhưng cái công lớn nhất của ông là đã liên kết

các ý tưởng rời rạc thành một hệ thống lí luận hoàn chỉnh.

2.4.1.2 Một số luận điểm của thuyết phân tâm

Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud gồm có những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất là quan niệm về bản chất của tâm hồn, tâm lí con người: Thuyết

phân tâm của Sigmund Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức. Sigmund Freud

quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô

thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí con người. Mọi hoạtđộng trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý

thức. Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lí con người được Sigmund Freud làm rõ trong công trình nghiên cứu về bệnh Hysteri, về giấc mơ, về lí

thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề khác được đề cập liên quan trong các công trình nghiên cứu cụ thể của ông.

Những nghiên cứu về bệnh Hysteri: Đây là một công trình của ông được công

bố chung với J. Breuer (1842 – 1925) có thể nói nghiên cứu đầu tiên của thuyết phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm học là nghiên cứu về bệnh Hysteri. Chứng bệnh tâm thần này thường gặp nhất là

ở phụ nữ với những cảm giác trầm nhược như sợ hãi, xấu hổ, lo âu hay đau đớn về

thể chất ở một mức độ nào đó có thể là nguyên nhân đưa đến chứng bệnh Hysteri. Đây là một loại bệnh xuất hiện từng cơn, tự nhiên xuất hiện, rồi lại tự nhiên biến mất

với những biểu hiện rất đa dạng như tự cười phá lên, tự nhiên bị câm, tự nhiên bị liệt

một bên,… rồi lại trở thành bình thường. Các kết quả nghiên cứu của hai ông đã chỉ

rõ: chứng bệnh này có nhiều chấn thương bộ phận. Chứng bệnh này sẽ được đánh

thức bởi những xúc động có liên quan trực tiếp tới kí ức khi bịtác động.Người bệnh

rất khó nhớ lại những điều thực sự gây bệnh vì hoạt động tâm thần của con người có

quy luật riêng đã bị thay đổi, điều chỉnh. Trí nhớ của người bệnh không giữ lại hoặc

giữ lại một cách rất sơ sài những tình tiết, sự kiệnđã xảy ra. Còn kí ức về những điều

nhục nhã mà họ gặp phải trước đây lại được thay đổi bằng một sự cải chính các sự

kiện bằng ý thức cá nhân về phẩm giá. Khi người bệnh sực nhớ lại những điều thực

sự trải qua thì chính họ là người khổ sở trước hết.

Sigmund Freud cũng đã phát hiện ra vai trò của những xung lực tình dục rất

lớn trong căn bệnh Hysteri. Và đó chính là điều bất đồng cơ bản giữa Sigmund Freud và J. Breuer dẫn đến sự chia tay của hai người, đồng thời khẳng định tính độc lập của

các công trình nghiên cứu hình thành học thuyết phân tâm học của Freud. Nghiên cứu

trên các ca bệnh cụ thể và trực tiếp chữa bệnh, Sigmund Freud đã đi đến kết luận:

chìa khóa vấn đề là đi tìm cái vô thức ẩn dưới các triệu chứng ấy. Muốn vậy cần phải

tiến hành phân tích tâm lí người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây bệnh ẩn dấu

sâu trong vô thức người bệnh. Cách thức mà Sigmund Freud đã tiến hành: lúc đầu

ông dùng thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã trải qua. Sau đó ông dùng kĩ thuật ép cùng phương pháp liên tưởng tự do nhằm giúp người bệnh xóa đi

những tắc nghẽn trong những liên tưởng bằng lời.

Lí giải các giấc mơ: Năm 1900, Sigmund Freud công bố công trình “Lí giải

các giấc mơ”. Ông phân tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một

thành công của ông, con đường đi đến làm rõ cái vô thức.

Từ những ca chữa bệnh tâm thần cụ thể ông đã đi đến những kết luận về giấc mơ: Các giấc mơ không xa lạ với người nằm mơ đều luôn khó hiểu với người đó. Các

giấc mơ đều có một ý nghĩa nhất định nào đó, không những giấc mơ có một ý nghĩa

mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ. Trong các giấc mơ có các ý

tưởng tiềm ẩn cần được khám phá. Nội dung như sự thực hiện trá hình những ham

muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Từ những kết luận vừa nêu ông đi đến nhận định có cơ sở thuyết phục là vô thức trong giấc mơ đều dùng một tượng trưng nào đó để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lí thuyết tính dục: “Ba tiểu luận về lí thuyết tính dục” là một trong những tác

phẩm chủ yếu của Freud trên con đường xây dựng phân tâm học. Công trình này làm rõ cơ sở lí thuyết về chứng nhiễu tâm, giải thích nhu cầu dồn nén và những nguồn năng lực xúc cảm nằm dưới vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức của con người. Sigmund Freud gọi năng lực đó là: Libido. Công trình này khi được công bố

nằm trong dự kiến trước của Sigmund Freud đã bị công kích khá nhiều bởi những

phát hiện của Sigmund Freud đi ngược lại với nhiều quan điểm cũ về đời sống tình dục. Trong công trình này Sigmund Freud đã chỉ rõ: đời sống tính dục của conngười

không phải được bắt nguồn từ tuổi dậy thì mà trái lại được biểu hiện rất sớm từ khi con người mới sinh ra. Khái niệm tính dục khác với khái niệm sinh dục chứa đựng

một nghĩa rộng hơn và bao gồm nhiều hoạt động không có liên quan đến cơ quan

sinh dục,… Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được các khoái cảm

từ những vùng khác nhau của thân thể, các vùng cơ thể gây khoái cảm cho con người,

Sigmund Freud gọi là các vùng kích dâm. Từ những phân tích khá sâu về tính dục, Sigmund Freud đã đi đến xem xét những sự loạn dâm, thói phô bày, ác dâm, khổ dâm đều là những hiện tượng có thật trong đời sống tính dục của con người. Đặc biệt Sigmund Freud đã phân tích khá sâu những biến đổi tính dục ở tuổi dậy thì, chấm dứt

thời kì tiềm ẩn của đời sống tính dục. Theo Sigmund Freud đam mê tình dục giữ vai

trò quan trọng nhất trong đời sống tâm lí, là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần con người, đâu đâu cũng thấy đam mê tình dục hoàn thành.

Thứ hai là xác định cấu trúc của bộ máy tâm thần con người: Sigmund Freud cho rằng cấu trúc bộ máy tâm thần con người gồm ba phần: Cái nó (Id), cái tôi (ego), cái siêu tôi (superego).

“Cái ấy” (cái vô thức) bao gồm các bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự

vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trọng tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm

lí và hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi. Nó là trung tâm của những bản năng mù: hoặc là những bản năng tính dục; hoặc là bản

năng xâm kích, chúng muốn được thỏa mản ngay lập tức, không kể gì đến các quan

hệ của chủ thể với thực tại bên ngoài.

“Cái tôi” là con người thường ngày, con người ý thức tồn tại theo nguyên tắc

“Cái tôi” của mỗi cá thể luôn luôn bị phá vỡ bởi sự mâu thuẫn của bản năng dục vọng

và sự kiềm chế của ý thức xã hội.

“Cái siêu tôi” bao hàm những khuôn mẫu những ngăn cấm và những khích lệ

về đạo đức, được cá nhân lĩnh hội một cách vô thức trong quá trình giáo dục, trước

hết là từ cha mẹ. “Cái siêu tôi” thường được bộc lộ dưới dạng lương tâm và có thể

gây nên cảm giác sợ hãi và có tội.

Sự quan hệ của ba miền trên, theo Sigmund Freud đó là quan hệ của ba tầng:

tầng vô thức, tầng tiền ý thức và tầng ý thức. Ba khối này tạo nên ba con người. Khối vô thức tạo nên con người trung tính mà nguyên tắc sống của nó chỉ là mong muốn

chỉ được thỏa mãn bằng mọi cách, trong đó thỏa mãn về các đam mê tính dục giữ vị trí hàng đầu. Khối tiền ý thức tạo nên con người thực tại, hoạt động tuân theo nguyên tắc hiện thực. Còn khối ý thức tạo nên con người xã hội, hoạt động tuân theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép các con người trung tính và con người thực tại. Ba con người

này tồn tại trong một con người cụ thể luôn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau,… sự

mất cân bằng trong ba con người này làm nảy sinh các bệnh tâm thần khác nhau có ở

một con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba là phân tâm học luận giải xây dựng lí thuyết tổng quát về các chứng

nhiễu tâm và đề xuất phương pháp trị liệu bệnh tâm thần bằng “tự do liên tưởng”,

“giải tỏa tâm lí”: Sigmund Freud đã xác định có những bệnh do chứng nhiễu tâm gây ra, điều mà đương thời mọi người đều phủ nhận, từ chối trách nhiệm chữa trị.

Bằng nghiên cứu lâm sàng trên các ca chữa bệnh do chính mình thực hiện, Freud đã

đi đến các loại nhiễu tâm: Hội chứng Hysteri và nhân cách Hysteri. Những trạng thái

lo âu sợ hãi, những nhân cách lo lắng và dễ tổn thương. Những rối loạn ám ảnh –

thúc đẩy những nhân cách ám ảnh. Trầm nhược thần kinh, những nhân cách đặc biệt

dễ bị tổn thương vì những tình cảm thất bại và tuyệt vọng. Những thái độ nhạy cảm

Một phần của tài liệu yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng (Trang 81)